Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ở các trường thcs quận hải châu thành phố đà nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.21 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MỸ TRINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HẢI CHÂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2020

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 16990151072131000000


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN THỊ MỸ TRINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HẢI CHÂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS TRẦN XUÂN BÁCH

Đà Nẵng - Năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Mỹ Trinh


ii
Tên đề tài: “QUÀN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO
VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG THCS QUẬN HẢI CHÂU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG”
Ngành: Quản lý giáo dục
Họ tên học viên: Trần Thị Mỹ Trinh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Xuân Bách
Cơ sở đào tạo: Đại học Sư Phạm Đà Nẵng
Tóm tắt:
1. Những kết quả chính của luận văn:
Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tại
các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng; khảo sát đầy đủ thực trạng quản lý hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tại các trường THCS tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong

giai đoạn 2015-2019. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất các biện
pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tại các trường THCS quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2020 - 2025 như sau: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ
QL và GV về công tác BDTX GV; xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng thường xuyên; đổi mới hình
thức bồi dưỡng thường xuyên gắn với đổi mới chương trình THCS; tăng cường cơng tác tự học, tự bồi
dưỡng thường xuyên của giáo viên; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của
giáo viên; động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ của đội ngũ giáo
viên; xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán cho công tác bồi dưỡng thường xuyên ở các nhà trường. Mỡi
biện pháp có một vị trí, tầm quan trọng riêng nhưng tất cả đều có sự chi phối, ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau. Kết quả thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất khá cao, có thể
vận dụng vào thực tiễn quản lý.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận, hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngồi
nước, xác định được các khái niệm cơng cụ làm cơ sở cho nghiên cứu lý luận, chỉ ra được nội dung lý
luận về hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và quản lý hoạt này tại các trường THCS quận
Hải Châu. Trên cơ sở đó, đề tài đã chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và thiết lập các công cụ
khảo sát về thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng với 339 khách thể khảo sát là cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường THCS quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng. Luận văn đã khảo sát, mô tả và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng; từ đó, rút ra
những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động này, đồng thời đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao
hiệu quả của hoạt động này tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn
2020 - 2025.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng trong quản
lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng; đồng thời theo dõi kết quả phản hồi để đánh giá thêm tính ứng dụng của đề tài làm cơ sở cho
việc nghiên cứu, áp dụng rộng hơn của đề tài vào thực tiễn.
4. Từ khóa: quản lý, bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, quản lý hoạt động bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên, trường THCS.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn


Người thực hiện đề tài

PGS.TS Trần Xuân Bách

Trần Thị Mỹ Trinh


iii

Name of topic: "MANAGEMENT OF REGULAR EDUCATION ACTIVITIES IN HAI
CHAU DISTRICT, DA NANG CITY MEETS TO MEET THE REQUIREMENTS OF
GENERAL EDUCATION INNOVATION"
Sector: Educational Administration.
Full name of student: Tran Thi My Trinh
The scientific instructors: Assoc.Prof.Dr. Tran Xuan Bach
Training institution: Danang Pedagogical University
Summary:
1. The main results of the thesis:
The topic systematized the basic issues of regular training of teachers at secondary schools in Hai Chau
district, Da Nang city; fully survey the current situation of teacher training at secondary schools in Hai
Chau district, Da Nang city in the period 2015-2019.
On the basis of theoretical research and practical surveys, the topic has proposed measures to manage
regular training of teachers at secondary schools in Hai Chau district, Da Nang city in the period 2020
- 2025 as following: Organizing activities to raise awareness of managers and teachers on regular
training; determine the right content to be fostered regularly for teachers; reform the form of regular
training associated with the renovation of the secondary school program; increasing the self-study and
regular self-training of teachers; inspect the teacher's implementation of regular training plans;
encourage and encourage regular fostering learning to improve the qualifications of the contingent of
teachers; building a contingent of core teachers for regular training in schools. Each measure has its

own position and importance, but all of them have mutual influences and influences. The exploration
results of the urgency and feasibility of the proposed measures are quite high, which can be applied in
management practice.
2. The scientific and practical significance of the thesis
The thesis has contributed to clarifying the theoretical basis, systematizing domestic and foreign
studies, identified instrumental concepts as a basis for theoretical research, and pointed out the
theoretical content of Regular training of teachers and management of this activity at secondary
schools in Hai Chau district. On that basis, the topic chose appropriate research methods and
established survey tools on the status of teacher training activities at secondary schools in Hai Chau
district, Da Nang city with 339 survey subjects. are managers and teachers at secondary schools in Hai
Chau district, Da Nang city. The thesis has surveyed, described and correctly assessed the current
situation of teacher training at secondary schools in Hai Chau district, Da Nang city; From there, draw
the strengths and weaknesses of this activity, and at the same time propose specific solutions to
improve the effectiveness of this activity at secondary schools in Hai Chau district, Da Nang city in
the period of 2020. - 2025.
3. The next research direction of the topic: The research results of the topic can be applied in the
management of regular training of teachers at secondary schools in Hai Chau district, Da Nang city; at
the same time monitoring feedback results to further evaluate the applicability of the topic as a basis
for research and wider application of the topic into practice.
4. Keywords: management, regular training and fostering of teachers, management of teacher regular
training activities, secondary school.

Confirmation by instructor of subject

Assoc.Prof. Dr. Tran Xuan Bach

Student

Tran Thi My Trinh



iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
8. Ý nghĩa đóng góp của luận văn ............................................................... 4
9. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................ 7
1.2. Các khái niệm chính của đề tài ................................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục ............................................................... 9
1.2.2. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ................................. 11
1.2.3. Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ...................... 12
1.3. Những yêu cầu đối với giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục ................................................................................................................................. 13
1.3.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống ........................... 14
1.3.2. Yêu cầu về năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục ..... 15
1.3.3. Yêu cầu về năng lực dạy học ........................................................... 15
1.3.4. Yêu cầu thuộc về năng lực giáo dục ................................................ 15
1.3.5. Yêu cầu về năng lực hoạt động chính trị, xã hội .............................. 16
1.3.6. Yêu cầu về năng lực phát triển nghề nghiệp .................................... 16

1.3.7. Yêu cầu về thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 ... 16
1.4. Lý luận về hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ...................................... 17
1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS ......................... 17
1.4.2. Nội dung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS ........................ 17
1.4.3. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng thường xuyên ........................ 21
1.4.4. Điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên .................... 22
1.4.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ..................... 23
1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS ............................... 23
1.5.1. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ....................... 23
1.5.2. Quản lý nội dung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ...................... 24


v
1.5.3. Quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡng thường xuyên ........... 25
1.5.4. Quản lý điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ........ 26
1.5.5. Quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ........ 27
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 28
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CƠNG TÁC BỒI DƯỠNG
THƯỜNG XUN GIÁO VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG THCS TẠI QUẬN HẢI
CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................. 29
2.1 Khái quát quá trình khảo sát .................................................................................... 29
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................ 29
2.1.2. Nội dung khảo sát ........................................................................... 29
2.1.3. Đối tượng điều tra, khảo sát ............................................................ 29
2.1.4. Phương pháp khảo sát ..................................................................... 29
2.1.5. Tổ chức khảo sát ............................................................................. 30
2.1.6. Xử lý kết quả điều tra khảo sát ........................................................ 30
2.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng............................................................................................................................... 30
2.2.1. Tình hình kinh tế-xã hội .................................................................. 30

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng .... 31
2.2.3. Tổng quan về giáo dục trung học cơ sở ........................................... 32
2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng............................................................................................................................... 32
2.3.1. Số lượng, trình độ đội ngũ giáo viên THCS quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng ........................................................................................................... 32
2.3.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng ................................................................................................................. 34
2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các trường THCS quận
Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ....................................................................................... 35
2.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS ......................... 35
2.4.2. Nội dung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS ........................ 38
2.4.3. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng thường xuyên ........................ 42
2.4.4. Điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng thường xuyên .................... 46
2.4.5. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ..................... 47
2.5. Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên các trường THCS
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng .............................................................................. 48
2.5.1.Thực trạng quản lý mục tiêu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ....... 49
2.5.2. Thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ..... 50
2.5.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức bồi dưỡng thường
xuyên ................................................................................................................ 51
2.5.4. Thực trạng quản lý điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng ............. 53


vi
2.5.5. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng thường
xuyên ................................................................................................................ 56
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ............................................... 57
2.6.1. Điểm mạnh, điểm yếu ..................................................................... 57

2.6.2. Thuận lợi và khó khăn ..................................................................... 58
2.6.3. Nguyên Nhân .................................................................................. 59
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 60
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG
XUYÊN CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG CƠ SỞ QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................................................... 61
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................................ 61
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa ...................................................................... 61
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi ....................................................................... 61
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả .................................................................... 61
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................... 61
3.2. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của các trường
THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng ................................................................... 62
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức của cán bộ QL và
GV về công tác BDGV ..................................................................................... 62
3.2.2. Biện pháp 2: Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng thường xuyên 63
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới hình thức bồi dưỡng thường xuyên gắn với đổi
mới chương trình THCS ................................................................................... 67
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên
của giáo viên .................................................................................................... 70
3.2.5. Biện pháp 5: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường
xuyên của giáo viên .......................................................................................... 72
3.2.6. Biện pháp 6: Động viên khích lệ việc học tập bồi dưỡng thường xuyên
nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên ............................................................ 75
3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán cho công tác bồi
dưỡng thường xuyên ở các nhà trường .............................................................. 76
3.3. Khảo nghiệm tính khả thi và sự cấp thiết của các biện pháp quản lý đã được đề
xuất ................................................................................................................................ 77
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 89
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 1PL
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDTX

: Bồi dưỡng thường xuyên

CBQL

: Cán bộ quản lý

CNH-HDH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNTT

: Công nghệ thông tin

CSVC

: Cơ sở vật chất

ĐNGV

: Đội ngũ giáo viên

GD&ĐT


: Giáo dục và Đào tạo

GV

: Giáo viên

HT

: Hiệu trưởng

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

MN

: Mầm non

PCGD

: Phổ cập giáo dục

PPDH

: Phương pháp dạy học

QLGD

: Quản lý giáo dục


SL

: Số lượng

THPT

: Trung học phổ thông

THCS

: Trung học cơ sở

TH

: Tiểu học

TL%

: Tỉ lệ

TTCM

: Tổ trưởng chuyên môn

UBND

: Ủy ban nhân dân


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.
2.14.
2.15.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.

Tên bàng
Bảng Thống kê số lượng trường lớp, ĐNGV, CBQL THCS Hải
Châu
Nhận thức về mục tiêu hoạt động BDTX giáo viên

Đánh giá về công tác triển khai những nội dung BDTX
Kết quả khảo sát mức độ tổ chức BDTX
Kết quả khảo sát mức độ tham gia BDTX
Kết quả khảo sát chất lượng của BDTX
Kết quả khảo sát hình thức tổ chức BDTX chun mơn cho GV
THCS
Phương pháp BDTX giáo viên tại trường THCS
Kết quả khảo sát điều kiện phục vụ hoạt động BDTX của GV
các trường THCS
Kết quả khảo sát mức độ kiểm tra, đánh giá hoạt động BDTX
Thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động BDTX
Thực trạng quản lý nội dung hoạt động BDTX
Đánh giá phương pháp hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Thực trạng quản lý điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng
Đánh giá thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động
bồi dưỡng giáo viên
Đánh giá về các biện pháp quản lý nâng cao nhận thức của
CBQL, Giáo viên
Đánh giá xác định nội dung BDGV ở các trường THCS
Đánh giá các biện pháp đổi mới hình thức BDGV ở các trường
THCS
Đánh giá các biện pháp khuyến khích, hỡ trợ cho GV tự bồi
dưỡng
Đánh giá các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá HĐbồi dưỡng
Đánh giá các biện pháp xác định điều kiện vật chất, tài chính
cho HĐ BDGV
Đánh giá các biện pháp về Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán
cho hoạt động BDGV ở các nhà trường

Trang

33
36
39
42
42
43
44
45
46
48
49
51
52
54
56
78
79
79
80
81
82
82


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỡi
quốc gia cũng như của tồn nhân loại. Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học cơng nghệ, cùng với q trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng,

đặc biệt là xu thế tất yếu của nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao đặt ra yêu cầu cho mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới, cải cách hệ
thống giáo dục quốc dân để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giáo dục
Trong lí luận và thực tiễn, ĐNGV ln được xem là lực lượng cốt cán của sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố chủ đạo quyết định việc nâng cao chất lượng
giáo dục. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
cũng đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” . Do đó,
muốn phát triển giáo dục và đào tạo phải chăm lo xây dựng và bồi dưỡng ĐNGV. Điều
đó cũng thể hiện rõ trong Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ QLGD. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đề ra mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 5 năm 2011 - 2015: “Phát triển, nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công
nghệ và kinh tế tri thức” . Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 xác
định:“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao là một đột phá chiến lược” và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là giải
pháp then chốt để thực hiện Chiến lược. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX,
Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, nhiệm kì 2010 - 2015 có nêu 5 hướng đột phá chiến lược
về phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng, trong đó có nhiệm vụ “phát triển
nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao”. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định vai trò của đội ngũ nhà giáo và
đề ra giải pháp :“Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, đáp ứng yêu cầu đổi
mới GD&ĐT”.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục THCS có vị trí quan trọng, làm nền
tảng cho giáo dục THPT góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài cho đất nước. Mục tiêu của giáo dục THCS giúp học sinh phát triển các phẩm chất,
năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo

chuẩn mực chung của xã hội; biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn
chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có
ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống
lao động. Ở các trường THCS, việc phát triển ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ


2
cấu, chất lượng phải được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng
giáo dục
Ngày 26 tháng 12 năm 2018 Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT về chương trình giáo dục phổ thơng mới áp dụng từ năm học 2020-2021;
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển
phẩm chất và năng lực, định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho học sinh. Trong
thông tư nêu rõ, chương trình giáo dục phổ thơng cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ
thông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học
tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Đồng thời, có
những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách
nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá
nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa
và cách mạng công nghiệp mới.
Ngày 01 tháng 11 năm 2019 Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 17/2019/TTBGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông, nhằm bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
chuyên ngành bắt buộc hằng năm đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; là căn cứ
để quản lý chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi
dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở
giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của
giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đối với yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông và
yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thơng.
Chương trình giáo dục trung học phổ thơng giúp học sinh tiếp tục phát triển những
phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học
và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở

thích, điều kiện và hồn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia
vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu
hóa và cách mạng cơng nghiệp mới. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thơng sẽ
hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu đất nước, nhân
ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời phát triển cho học sinh những năng lực
cốt lõi như những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp
phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Để đạt được những yêu cầu của chương trình giáo dục tổng thể, bồi dưỡng giáo
viên là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất, cần phải bồi dưỡng được đội ngũ giáo
viên về phương pháp dạy học theo phát triển phẩm chất và năng lực. Chất lượng giáo
dục phổ thơng trước hết phụ thuộc và trình độ đội ngũ của giáo viên, càng ngày càng
đòi hỏi trình độ giáo viên về đạo đức và năng lực càng cao, vấn đề này hiện nay chúng
ta phải quan tâm. Ngày 29/4/2016 Chính phủ ban hành Quyết định số 732/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp


3
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định
hướng đến năm 2025”
Đến thời điểm hiện nay, tuy đã có nhiều cơng trình, luận văn nghiên cứu về bồi
dưỡng thường xuyên ĐNGV THCS ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện nhưng chưa
có luận văn nào nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng thường xuyên cho ĐNGV THCS ở
quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.
Những phân tích trên là lí do để tơi chọn đề tài luận văn có nội dung vận dụng lí
luận quản lí giáo dục vào giải quyết một vấn đề thực tiễn của quản lí cơng tác bồi
dưỡng ĐNGV THCS. Đề tài luận văn được biểu đạt với tiêu đề: “Quản lý hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ở các trường THCS quận Hải Châu thành phố Đà
Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng thường xuyên đội
ngũ giáo viên tại các trường THCS ở quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng, đề tài đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ở các
trường THCS.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, ĐNGV THCS ở quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng đã có
bước phát triển, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng. Mặt
khác, quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tại các trường THCS cịn
bất cập. Trên cơ sở áp dụng lí luận quản lí giáo dục và đánh giá khách quan thực trạng
quản lí có thể đề xuất được các biện pháp hợp lí, khả thi để quản lí hoạt động bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường THCS quận Hải Châu thành phố Đà
Nẵng, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài đánh giá công tác quản lý bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các
trường THCS quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2015 – 2019 và đề
xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên giai đoạn 2020 - 2025.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên THCS.
- Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng quản lý bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên các trường THCS tại quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng.



4
- Đề xuất các biện pháp quản lý trường THCS đối với công tác bồi dưỡng thường
xuyên giáo viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Dùng các phương pháp phân tích,
tổng hợp lý thuyết trong nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở
lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi để khảo
sát thực trạng trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, hoạt động bồi
dưỡng thường xuyên giáo viên các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đối tượng điều tra là giáo viên, Hiệu trưởng. Kết quả điều tra được xử lý, phân tích, so
sánh để tìm thơng tin cần thiết theo hướng nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Tiến hành nghiên cứu các Đề án, Quyết định,
Báo cáo, … Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trường THCS có liên quan đến
công tác bồi dưỡng giáo viên trường trung học cơ sở.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp các kinh nghiệm về quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các
trường THCS qua đó tìm ra các nhân tố phù hợp để đề xuất các biện pháp Quản lí cơng
tác bồi dưỡng thường xun giáo viên của các trường THCS tại quận Hải Châu, thành
phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề
đánh giá thực trạng, tính hợp lý, khả thi của các biện pháp được đề xuất.
7.3 . Nhóm phương pháp bổ trợ
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các số liệu, các kết quả
nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định, đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả
nghiên cứu. Các số liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm SPSS.
8. Ý nghĩa đóng góp của luận văn
8.1 Về mặt lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng giáo viên
trường THCS trong giai đoạn hiện nay.

8.2 Về mặt thực tiễn: Khảo sát, nhận xét thực trạng và đề xuất được các biện
pháp bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trường THCS tại quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục THCS quận Hải Châu,
thành phố Đà Nẵng.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần
* Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích, khách thể, đối tượng nghiên cứu,
giả thuyết khoa học, phạm vi đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
* Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo
viên ở trường THCS.


5
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tại
các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
tại các trường THCS quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
* Kết luận và khuyến nghị
* Tài liệu tham khảo
* Phụ lục


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG
XUYÊN GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Trên phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, các nhà xã hội học,

đặc biệt là giáo dục học đã có nhiều công lao to lớn trong việc nghiên cứu, hoàn chỉnh
hệ thống lý luận về công tác quản lý xã hội nói chung trong đó có hệ thống lý luận về
xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng. Hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều coi việc bồi dưỡng giáo viên là vấn đề cơ bản phát triển giáo dục. Việc tạo mọi
điều kiện thuận lợi để mọi người có cơ hội học tập suốt đời, học tập thường xuyên để
kịp thời bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp hoạt động phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục.
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê nin thì con người vừa là điểm
khởi đầu vừa là sự kết thúc, là trung tâm của sự biến đổi lịch sử, là chủ thể chân chính
của q trình xã hội. Đối với giáo viên trước hết phải xác định rõ nhiệm vụ và trách
nhiệm của bản thân, nắm chắc các nội dung mà mình giảng dạy để có thể sử dụng
đúng, vận dụng linh hoạt, hiệu quả trong thực tiễn. Người giáo viên với tư cách là chủ
thể trong đổi mới GD&ĐT yêu cầu cần phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết
với nghề, tận tụy với công việc, có sức khỏe và đạo đức tốt.
V.A Xu-khôm-lin-xki (1984) đã khẳng định “Một trong những giải pháp hiệu
quả nhất để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là phải bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên, phát huy được tính sáng tạo trong lao động của họ và tạo ra khả năng
ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm, phải biết lựa chọn giáo viên bằng nhiều nguồn
khác nhau và bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên tốt theo tiêu chuẩn nhất định,
bằng những biện pháp khác nhau. [43]
Các kết quả phân tích một số nội dung về bồi dưỡng giáo viên của Malaysia và
Singapore cho thấy, điểm nổi bật trong hoạt động dưỡng của hai quốc gia này là sự
phân định trách nhiệm quản lí nhà nước của nhà nước và vai trò, trách nhiệm bồi
dưỡng chuyên môn của các cơ sở đào tạo giáo viên.
Định hướng chung của bồi dưỡng và phát triển giáo viên hướng đến nâng cao
chất lượng giáo viên theo chuẩn, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề của giáo viên và gắn
với cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang trực tiếp hành nghề. Đây cũng chính là những
kinh nghiệm quý cho Việt Nam hiện nay.
Tại Mỹ, nhiều chính sách, dự án đã được phát triển để đáp ứng các yêu cầu về
bồi dưỡng, phát triển chuyên môn ở giáo viên, qua đó có thể giúp giáo viên nâng cao

kiến thức cũng như năng lực thực hành sư phạm. Ví dụ như dự án “Khơng để đứa trẻ
nào bị bỏ lại” thực hiện vào năm 2001, đòi hỏi các bang phải đảm bảo việc phát triển
chuyên mơn trình độ cao cho tất cả các giáo viên. Tương tự, “Dạy học và nguy cơ: Lời


7
kêu gọi hành động” (năm 2004) đã lưu ý các nhà giáo dục rằng, dạy học là một công
việc giá trị nhất của quốc gia và khẩn thiết kêu gọi việc giúp đỡ các giáo viên thực
hiện hiệu quả công việc của mình và giúp những đứa trẻ học tập chính là sự đầu tư vào
tiềm năng con người, là một trong những yếu tố thiết yếu đảm bảo sự tự do và thịnh
vượng của Mỹ trong tương lai.
Dựa trên việc phân tích thực trạng còn có những bất cập của hoạt động học tập và
phát triển chuyên môn của giáo viên, các nhà nghiên cứu giáo dục ở Mỹ đã thiết kế
một lộ trình nhằm có thể phát triển chuyên môn cho giáo viên một cách hiệu quả.
Trong lộ trình ấy, các yếu tố sau được coi là những yếu tố then chốt đối với hoạt động
phát triển chuyên mơn cho giáo viên: Chương trình phát triển chun mơn; giáo viên
với tư cách là người học; Người bồi dưỡng, người trợ giúp giáo viên - là những người
giúp giáo viên kiến tạo nên những tri thức mới và hình thành những năng lực thực
hành sư phạm mới; Bối cảnh mà các hoạt động phát triển chuyên môn diễn ra.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Vấn đề quản lý bồi dưỡng giáo viên sao cho có hiệu quả ngày càng được quan
tâm và nghiên cứu. Có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến việc quản lý hoạt
động bồi dưỡng giáo viên
Đề tài khoa học công nghệ do trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên
(Viện Khoa Học GD Việt Nam) thực hiện trong ba năm đã tiến hành khảo sát thực
trạng đội ngũ giáo viên, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, từ đó nêu những vấn đề
xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giai đoạn đổi mới hiện nay theo hướng:
cần đa dạng hóa việc bồi dưỡng giáo viên, coi trọng nhu cầu và hứng thú của người
học, kết hợp chặt chẽ với yêu cầu đổi mới giáo dục, coi việc bồi dưỡng giáo viên là
trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo

dục. Để thực hiện được điều này, cần có những chế độ và chính sách hợp lí đối với
giáo viên, có đầy đủ kinh phí. Tổ chức tốt cơng tác thanh tra chuyên môn và công tác
QLGD, trước hết là ban hành chính sách đối với giáo viên, xem xét lại thang lương
ngành giáo dục, chính sách thu hút giáo viên cơng tác ở vùng khó khăn, tăng kinh phí
bồi dưỡng giáo viên
Bùi Thị Loan trong bài viết “Về công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiện
nay” đề cập đến thực trạng chất lượng và điều kiện của công tác đào tạo bồi dưỡng
giáo viên hiện nay, có đề xuất các giải pháp là cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ CBQL
trường phổ thông về năng lực đánh giá, phân loại giáo viên, trong đó chú ý nhiều đến
kỹ năng phân loại năng lực giáo viên, kỹ năng tác động đến giáo viên, kỹ năng huy
động các nguồn lực từ phía giáo viên. Cần bồi dưỡng cho Hiệu trưởng năng lực thiết
kế nội dung, xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, huấn luyện cho giáo viên
năng lực nhận biết, hiểu đối tượng giáo dục và kỹ năng cơ bản trong sử dụng công
nghê thông tin trong quản lý chuyên môn [29]
Dự án phát triển giáo viên phổ thông đã tiến hành đề tài “Một số kết quả về khảo
sát thực trạng hoạt động nghề nghiệp và đánh giá giáo viên phổ thông” có nhận định:


8
nhìn chung phần lớn giáo viên chưa nhận thức đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của người
giáo viên. Chỉ có 5,6% nhận thức được 4 nhiệm vụ là dạy học, giáo dục học sinh, giữ
gìn phẩm chất nhà giáo và phát triển chuyên môn nhưng không nêu được nhiệm vụ
phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường và các chức năng xã hội khác.
Còn đến 1/4 giáo viên chỉ nắm được chương trình khối mình giảng dạy. Hiểu biết về
đặc điểm tâm sinh lí học sinh phổ thông còn hạn chế, có đến 1/5 không biết và đa phần
giáo viên chỉ có một ý kiến về từng đặc điểm riêng lẻ. Điều này sẽ là rào cản khi giáo
viên xử lí các tình huống dạy học và giáo dục học sinh [12]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền và Trần Văn Hiếu đã phân tích thực trạng
và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non trên
địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất

lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, công tác bồi dưỡng thường xuyên còn nhiều
hạn chế, bất cập. Đồng thời nghiên cứu cũng đã đề xuất 8 biện pháp quản lý nhằm
nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non thị xã Quảng trị đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay [18]
Trên cơ sở đánh giá, phân tích những hạn chế về cơng tác bồi dưỡng chuyên môn
hiện nay cho giáo viên tiểu học, Ngũn Thị Phương Nhung đã đề xuất mơ hình, nội
dung, phương thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động này [35]
Nghiên cứu của Phạm Kim Chung và Tôn Quang Cường đề cập đến việc xây
dựng mơ hình đào tạo giáo viên trên nền tảng cơng nghệ điện tốn đám mây sẽ “đơn
giản hóa” và “cơng nghệ hóa” tồn bộ mọi hoạt động diễn ra của các chủ thể tham gia
trong quá trình giáo dục, dạy học. Việc tổ chức các hoạt động này được diễn ra thơng
qua hệ quản lí học tập (LMS) với một số lượng lớn người cùng tham gia, không hạn
chế về không gian, thời gian, tăng khả năng liên thông, tích hợp các tài ngun, hỡ trợ
cơng tác đào tạo giáo viên thường xuyên, liên tục. Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng,
việc thiết kế các khóa học BDTX cho giáo viên theo mơ hình dạy học kết hợp cần
được chuẩn hóa từ khâu lựa chọn cấu trúc khóa học, nội dung chương trình, tổ chức
hoạt động học tập, kiểm tra - đánh giá theo tiếp cận cả về nguyên tắc sư phạm và cấu
trúc khơng gian vật lí [9]
Trong nghiên cứu “Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở tại thành phố
Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, các tác giả đã chỉ rõ, phần lớn CBQL và GV đã
nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV THCS; công tác nàyđã
được chú trọng với nhiều nội dung với các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn
khơng ít CBQL, GVchưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động bồi dưỡng GV
THCS. Một số nội dung và hình thức quan trọng chưa được chú trọng nhiều trong
chương trình bồi dưỡng. Dựa trên kết quả điều tra,các tác giả đã đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV THCS [46]
Lực lượng sư phạm của quận Hải châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay mặc dù có
nhiều khởi sắc nhưng vẫn chưa đồng bộ, cơ cấu nhân sự trong nhà trường chưa rõ,



9
công tác đào tạo bồi dưỡng chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (gần
50% năng lực sử dụng hiện nay là do giáo viên tự học tập trao đổi nghề nghiệp). Mặc
dù vậy, chưa có cơng trình nghiên cứu nào của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
khảo sát đến thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xun giáo viên THCS.
Chính vì vậy, cần có một cơng trình nghiên cứu về thực trạng hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên ở quận Hải châu, thành phố Đà Nẵng nhằm đề xuất những giải
pháp thiết thực nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông của quận.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục
1.2.1.1. Khái niệm "quản lý"
Thuật ngữ “ Quản lý” là sự tích hợp hai q trình “ quản” và “lý”. Quản có nghĩa
là bao trùm, coi sóc, trơng coi tất cả, giữ gìn và duy trì trạng thái ổn định, lý nghĩa là
chỉnh đốn sửa sang, sắp xếp, đổi mới, dựa vào hệ thống phát triển. Vì vậy, “Quản lý”
tức là bảo quản, duy trì, đổi mới, phát triển sự vật ở trạng thái ổn định trong bối cảnh
biến động [26]
Theo Henry Fayol: “Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và
kiểm tra”
Warren Bennis, một chuyên gia nổi tiếng về nghệ thuật lãnh đạo đã từng nói
rằng: “Quản lý là một cuộc thử nghiệm gắt gao trong cuộc đời mỗi cá nhân, và điều
đó sẽ mài giũa họ trở thành các nhà lãnh đạo”.
Theo Haror Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là
nhằm hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục tiêu
của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”
Theo Mariparker Follit (1868 – 1933), nhà khoa học chính trị, nhà triết học Mỹ
thì: “Quản lý là một nghệ thuật khiến cơng việc được thực hiện thông qua người
khác”

Vũ Hòa Quang cho rằng: “ Quản lý chính là sự tác động liên tục, có định hướng,
có tổ chức, có ý thức hướng mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm đạt được hiệu
quả tối ưu so với yêu cầu đặt ra”; “ Quản lý là phải biết đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ
trách nhiệm, quyền hạn và phải biết ủy quyền” [41, tr 32].
Một cách khái quát: Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có
mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều
khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều
hoà hoạt động của các khâu ... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các
nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm đạt đến mục tiêu xác định
trong điều kiện biến động của môi trường làm cho tổ chức hoạt động có hiệu quả
1.2.1.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên


10
nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý, khái
niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến
nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo
đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường phổ
thơng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng
thái chất lượng mới về chất”[41, tr 55].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho
hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được những
tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học –
giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về
chất”[16, tr 26]
* Quản lý cấp vĩ mô
Quản lý vĩ mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nền giáo dục (hệ thống

giáo dục) và quản lý vi mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nhà trường.
Ở cấp độ vĩ mô, QLGD được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm huy động và tổ chức thực
hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Như vậy, QLGD theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực
lượng xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối nguyên
lý giáo dục của Đảng, thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục
và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra.
Chủ thể quản lý điều khiển các thành tố trong hệ thống quản lý thông qua hoạt
động của các tổ chức thành viên trong hệ thống đó.
Tính chất chỉ huy – chấp hành là đặc trưng nổi trội trong quan hệ quản lý. Tuy
nhiên, chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều có mục đích chung.
Quản lý giáo dục có nhiệm vụ tạo ra và duy trì một mơi trường thuận lợi để mỡi
cá nhân có thể hoạt động đạt được hiệu quả cao trong q trình đạt đến mục đích
chung.
* Ở cấp độ vi mô
”Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể quản lý vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển các thành
tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo
cho q trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao
nhất” [27, tr 10].
Tiếp cận theo góc độ điều khiển học, có thể hiểu quá trình QLGD là hoạt động tổ
chức và điều khiển q trình giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích, mục tiêu
giáo dục của nhà trường.


11
Theo khái niệm trên, quá trình QLGD được hiểu như một q trình vận động của
các thành tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong hệ thống tổ chức của nhà trường.

Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, nội
dung, phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý. Các thành tố đó luôn vận động trong
mối liên hệ tương tác lẫn nhau, đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại
với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội chung quanh.
+ Như vậy, thuật ngữ “quản lý nhà trường” có thể xem là đồng nghĩa với quản lý
giáo dục ở tầm vi mô. Song cần nhận rõ tác động của chủ thể quản lý đến nhà trường
có hai loại tác động từ bên ngồi và tác động bên trong nhà trường.
+ Tác động từ bên ngoài nhà trường là tác động của các cơ quan quản lý giáo dục
cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hoạt động dạy học, giáo dục của
nhà trường.
+ Tác động từ bên trong là hoạt động của các chủ thể quản lý của chính nhà
trường nhằm huy động, điều phối, giám sát các lực lượng giáo dục của nhà trường thực
hiện có chiến lược, có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học và giáo dục đặt ra.
Đó là sự tác động của thủ trưởng, người chỉ huy cấp trên đối với các tổ chức cấp
dưới thuộc qùn. Sự tác động đó phải có mục đích, có kế hoạch và phải tuân theo các
nguyên tắc quản lý.
Tóm lại, “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của
chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự
vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát
triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [28, tr 25-26]
1.2.2. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
1.2.2.1. Khái niệm bồi dưỡng
Theo từ điển tiếng việt, “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm
chất” [36, tr 201]. Bồi dưỡng là làm nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ. Quá trình
này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng
chuyên môn của bản thân để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp. Bồi dưỡng có thể coi là
quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng, vận dụng kiến thức để bù đắp kiến thức còn
thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu phát triển của xã hội, thường được xác định bằng
chứng chỉ. Xét một cách khác, bồi dưỡng được coi như là một quá trình làm biến đổi
hành vi, thái độ của người được bồi dưỡng một cách có hệ thống thông qua việc học

tập. Do đó bồi dưỡng có những yếu tố cơ bản là:
- Bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó năng cao trình độ trong lĩnh
vực chun mơn qua hình thức học tập đào tạo nào đó.
- Bồi dưỡng có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình và phương thức thực
hiện cụ thể.
- Đối tượng được bồi dưỡng phải có một trình độ chun mơn nhất định, cần
được bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ ... để
đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.


12
- Mục tiêu bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất chuyên môn để người lao
động có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để đạt được hiệu
quả công việc đang làm.
Tóm lại khái niệm bồi dưỡng thường được sử dụng để chỉ hoạt động dạy học,
nhằm bổ sung, bồi đắp thêm kiến thức, kỹ năng cho người được bồi dưỡng. Xét về mặt
thời gian bồi dưỡng có thời gian ngắn hơn đào tạo và được xác nhận thông qua việc
cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng
1.2.2.2. Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Theo Từ điển Tiếng Việt “Hoạt động là tiến hành những việc làm có quan hệ
chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [36, tr 48 ]
Theo quan điểm tâm lý học, hoạt động là sự tác động qua lại giữa con người (chủ
thể) với thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân (khách thể, đối tượng) tạo ra sản phẩm cả
về phía chủ thể và đối tượng. Hoạt động gồm các hành động thực hiện các mục đích
tương ứng với hành động đó. Mỗi hành động lại gồm có các thao tác sử dụng phương
tiện, điều kiện. “Các thành phần trong cấu trúc vĩ mơ của hoạt động có các quan hệ
qua lại và diễn ra theo quy trình hoạt động nhất định, tạo ra sản phẩm cả về phía chủ
thể lẫn về phía khách thể hoạt động”[17, tr 87]
Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là việc nâng cao, hồn thiện trình
độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho các giáo viên, bên cạnh đó bồi

dưỡng giáo viên là sự tiếp tục phát huy năng lực tự học, tự đào tạo.
Theo bài quản lý nhân sự trong giáo dục – đào tạo, tác giả Mạc Văn Trang có
nêu: “Bồi dưỡng giáo viên là nâng cao trình độ về kiến thức và kỹ năng của giáo viên
lên một bước mới”[42, tr3]
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ
giáo viên cả về phẩm chất, năng lực, sức khỏe với nhiều hình thức, mức độ khác nhau.
Bồi dưỡng khơng đòi hỏi chặt chẽ, chính quy như đào tạo và được thực hiện trong thời
gian ngắn hơn. Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ
năng để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định, giúp
giáo viên có cơ hội bùng nổ, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang
thực hiện.
1.2.3. Quản lí hoạt động bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên là tác động có định hướng của chủ thể
quản lý (các tổ chức quản lý giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục các cấp từ trung
ương đến cơ sở) đến giáo viên nhằm tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học tập
hồn thiện, nâng cao trình độ nghề nghiệp của mình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đổi
mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Thông qua các mục tiêu, quy định, phương thức bồi dưỡng CBQL các trường
THCS thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo từng giai đoạn và thời kỳ khác


13
nhau, nhằm đạt được các mục tiêu nhất định.
Cụ thể quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên là việc thực hiện các chức năng
quản lý trong quá trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên từ chức năng hoạch định – tổ chức
- chỉ đạo- kiểm tra, đánh giá để công tác bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả.
1.3. Những yêu cầu đối với giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục

Ngày 22 tháng 8 năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư
20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Đây là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên phổ thông về phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học; năng lực
xây dựng môi trường giáo dục dân chủ và năng lực phát triển quan hệ xã hội.[4]
Theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông bao gồm 5 tiêu chuẩn, với
15 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẽ kinh nghiệm, hỗ
trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo phong cách nhà giáo
+ Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
+ Tiêu chí 2.Phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng
cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
+ Tiêu chí 3. Phát triển chun mơn bản thân
+ Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển
phẩm chất năng lực học sinh
+ Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh.
+ Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
+ Tiêu chí 7. Tư vấn hỗ trợ học sinh
Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng
chống bạo lực học đường
+ Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
+ Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
+ Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực
học đường
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
+ Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của
học sinh và các bên liên quan


14
+ Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động
dạy học cho học sinh
+ Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục
đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông
tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai
thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
+ Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
+ Tiêu chí 15. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin, khai thác và sử dụng thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông được Bộ GD&ĐT xây dựng nhằm giúp
giáo viên tự đánh giá, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp và
nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là cơ sở để nhà trường đánh giá,
xếp loại năng lực nghề nghiệp giáo viên, từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên thường xuyên, liên tục.
Mỗi giáo viên được đánh giá theo từng tiêu chí và đánh giá chung. Mỡi tiêu chí
được đánh giá theo các mức “Đạt”, “Khá”, “Tốt” và “Chưa đạt”. Căn cứ vào kết quả
đánh giá từng tiêu chí, giáo viên sẽ được xếp loại đánh giá chung các mức độ “Đạt”,
“Khá”, “Tốt” hoặc “Chưa đạt”.
Đối với mức “Đạt”, toàn bộ các tiêu chí phải được đánh giá từ mức “Đạt” trở lên.
Mức “Khá”, có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức “Đạt” trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu
chí đạt từ mức từ “Khá” trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 đạt mức khá trở lên.

Mức “Tốt”, có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức “Khá” trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu
chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 đạt mức tốt. Mức “Chưa đạt”, có
tiêu chí được đánh giá chưa đạt.
Theo định kỳ hàng năm, giáo viên tự rà soát, đánh giá vào cuối năm học để tự
xác định mức độ đạt được theo chuẩn, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất
nghề nghiệp và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Theo chu kỳ hai năm một
lần vào cuối năm học, nhà trường tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn.
1.3.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Về phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động
chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
Về đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật
Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần
trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành
mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
Về ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh,
giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.


15
Về ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý
thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Về lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc
dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học
1.3.2. Yêu cầu về năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục
Về năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí
thơng tin thường xun về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin
thu được vào dạy học, giáo dục.
Về năng lực tìm hiểu mơi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lí
thơng tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn

hố, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy, giáo dục.
1.3.3. Yêu cầu về năng lực dạy học
Về xây dựng kế hoạch dạy học: Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo
hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp
dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục;
phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận
thức của học sinh.
Về đảm bảo kiến thức môn học: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung
dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu
cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
Đảm bảo chương trình mơn học: Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến
thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình học.
Vận dụng các phương pháp dạy học: Vận dụng các phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự
học và tư duy của học sinh.
Sử dụng các phương tiện dạy học: Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng
hiệu quả dạy học.
Xây dựng môi trường học tập: Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện,
hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
Quản lý hồ sơ dạy học: Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy
định.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh bảo đảm u cầu chính xác, tồn diện, công bằng, khách quan, công
khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá
để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
1.3.4. Yêu cầu thuộc về năng lực giáo dục
Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục: Kế hoạch các hoạt động giáo dục
được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả
thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể
hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.



×