Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho ngành công nghiệp văn hóa tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 217 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
________________________

Phan Thị Phương Thảo

QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
CHO NGÀNH CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 9580105

Hà Nội – Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
________________________

Phan Thị Phương Thảo

QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
CHO NGÀNH CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 9580105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. PHẠM ĐÌNH TUYỂN
2. TS. PHAN VIỆT TOÀN

Hà Nội – Năm 2023



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố ở bất kỳ nơi nào.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả luận án

Phan Thị Phương Thảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường Đại học
Xây Dựng Hà Nội, tới Khoa Sau đại học, tới Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Bộ môn
Kiến trúc Công nghệ, Bộ môn Quy hoạch và các thầy cô giáo trường Đại học Xây
dựng Hà Nội đã tạo điều kiện, hỗ trợ tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Đại học Bách Khoa Hà
Nội, viện Kỹ thuật Hóa học, trường Cơ khí, nơi tơi cơng tác trong suốt q trình
thực hiện luận án, đã tạo mọi điều kiện, động viên và hỗ trợ tơi hồn thành luận án
này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo- TS. Phạm Đình
Tuyển, TS Phan Việt Tồn đã tận tâm hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt quá trình thực hiện luận án tiến sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan chun mơn trong và ngồi nước,
các nhà khoa học, các Chuyên gia, các Đồng nghiệp và Bạn bè, những Người thân
trong gia đình đã nhiệt tình cho lời khuyên, giúp đỡ, động viên và chia sẻ để tơi có

thể hoàn thành luận án.
Luận án tiến sỹ là một phần trong chặng đường nghiên cứu, tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp q báu từ các Thầy, Cơ, Chuyên gia, Nhà khoa học
và Đồng nghiệp cho những nghiên cứu tiếp sau.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023
Tác giả luận án


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn và tính cấp thiết của đề tài .......................................................... 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 3
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3
5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 5
8. Đóng góp mới của đề tài ...................................................................................... 5
9. Cấu trúc và tóm tắt đề tài ..................................................................................... 6
CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG
KẾT CẤU HẠ TẦNG CHO NGÀNH CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA TRÊN THÊ
GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 8

1.1. Các khái niệm có liên quan tới đề tài ............................................................ 8
1.2. Tổng quan về QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới ........... 15
1.2.1. Ngành CNVH thế giới ............................................................................... 15
1.2.2. Hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới ............................................. 17
1.2.3. QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới ................................. 20
1.3. Thực trạng QHXD hệ thống KCHT cho ngành CNVH tại Việt Nam ....... 28
1.3.1. Thực trạng ngành CNVH tại Việt Nam ..................................................... 28
1.3.2. Thực trạng hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam .......................... 29
1.3.3. Thực trạng QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam ............. 31


iv

1.4. Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc có liên quan đề tài .......... 44
1.4.1. Những nghiên cứu nước ngồi có liên quan .................................................. 44
1.4.2. Những nghiên cứu trong nước có liên quan ................................................... 44
1.5. Đánh giá tổng quan tình hình QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH trên
thế giới và tại Việt Nam ......................................................................................... 45
1.6. Những vấn đề luận án cần quan tâm giải quyết ........................................... 45
Chƣơng 2- CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ
THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG NGÀNH CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA TẠI
VIỆT NAM ............................................................................................................. 47
2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 47
2.1.1. Các lý thuyết về mơ hình KCHT ngành CNVH ........................................ 47
2.1.2. Các lý thuyết QHXD có liên quan ............................................................. 47
2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................... 50
2.2.1. Cơ sở pháp lý chung liên quan đến ngành CNVH tại Việt Nam ............... 50
2.2.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH ........ 51
2.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 54
2.3.1. Quy trình và khơng gian chức năng sản xuất của các lĩnh vực ngành

CNVH .................................................................................................................. 54
2.3.2.Năm tiền đề ngành CNVH trong điều kiện Việt Nam hiện nay ................. 67
2.3.3. KCHT không gian – Cơ sở sản xuát công nghiệp trong điều kiện Việt
Nam hiện nay ....................................................................................................... 72
2.3.4. KCHT ngành CNVH và tương tác đô thị .................................................. 75
2.4. Các yếu tố động tới QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam . 82
2.4.1. Các yếu tố đặc thù văn hóa xã hội tác động tới QHXD hệ thống KCHT
ngành CNVH tại Việt Nam.................................................................................. 82
2.4.2. Các cơ sở chuyên ngành liên quan QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH
tại Việt Nam ......................................................................................................... 86


v

Chƣơng 3- ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT
CẤU HẠ TẦNG CHO NGÀNH CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA TẠI VIỆT
NAM ........................................................................................................................ 94
3.1. Quan điểm và nguyên tắc QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt
Nam.......................................................................................................................... 94
3.1.1. Quan điểm chung về QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH.................... 94
3.1.2. Nguyên tắc QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam ............. 98
3.2. Hệ thống mạng lƣới KCHT ngành CNVH tại Việt Nam........................... 101
3.2.1. Hệ thống mạng lưới TT Tài nguyên số ngành CNVH tại Việt Nam ....... 101
3.2.2. Hệ thống mạng lưới TT CNVH tại Việt Nam ......................................... 104
3.3. Định hƣớng QHXD TT Tài nguyên số ngành CNVH tại Việt Nam ......... 113
3.3.1. Khái quát chung về TT Tài nguyên số ngành CNVH ............................. 113
3.3.2. Định hướng QHXD TT Tài nguyên số ngành CNVH ............................. 118
3.4. Định hƣớng QHXD TT CNVH tại Việt Nam ............................................. 124
3.4.1. Khái quát chung về TT CNVH ................................................................ 124
3.4.2. Định hướng QHXD TT CNVH .............................................................. 131

3.5. Đầu tƣ xây dựng và quản lý vận hành hệ thống KCHT ngành CNVH tại
Việt Nam................................................................................................................ 138
3.5.1. Đầu tư xây dựng hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam ............... 138
3.5.2. Quản lý vận hành hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt Nam ............. 139
3.6. Đề xuất bộ công cụ đánh giá Khu vực tăng trƣởng thôn minh theo 5 hệ
khung của hệ thống KCHT ngành CNVH ......................................................... 142
Chƣơng 4- KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.............................................................. 145
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................ PL1


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn và tính cấp thiết của đề tài
 Phát triển ngành CNVH là một xu thế phát triển mới trên thế giới. Ngành
CNVH đồng hành cùng những xu hướng phát triển KTXH hiện nay: Sự gia tăng của
khu vực kinh tế dịch vụ, sự chuyển biến của nền kinh tế theo hướng kinh tế liên kết,
kinh tế số, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, định hướng phát triển bền vững chung và sự
lan tỏa của cuộc Cách mạng 4.0.
Mức độ phát triển của các lĩnh vực ngành CNVH là một phần tiêu chí đánh giá vị
thế quốc gia hiện nay. Văn hóa sáng tạo được coi là động lực chính cho tăng trưởng và
đổi mới. Đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, tạo ra việc làm có năng suất lao động cao và
ảnh hưởng tích cực tới các mặt Kinh tế- Xã hội – Văn hóa – Chính trị, ngành CNVH
được coi là ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều quốc gia.
 Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng cho phát triển ngành CNVH:
- Với vị trí địa chính trị - kinh tế đặc biệt, hội tụ sự đa dạng về văn hóa, lịch sử,
truyền thống tốt đẹp của cả 54 dân tộc với bề dày lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.
- Việt Nam sở hữu một thế mạnh mà nhiều quốc gia khác khơng có, đó là con

người. Với 90 triệu dân nằm trong giai đoạn dân số vàng (với 60% dân số dưới 40 tuổi)
đây là lực lượng lao động trẻ, sáng tạo, được đánh giá là thơng minh ham học, cần cù
chịu khó và nhạy bén, là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển ngành CNVH.
- Việt Nam là một quốc gia ổn định về chính trị, tạo mơi trường thuận lợi cho phát
triển các hoạt động KTXH trong đó bao gồm 12 lĩnh vực ngành CNVH. Phát triển văn
hóa cũng là mục tiêu hàng đầu của chính phủ với quan điểm văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, là động lực phát triển KTXH và hội nhập quốc tế.
-

Ngoài ra Việt Nam cịn có các ưu thế khác như: Ngành hạ tầng quan trọng là

Cơng nghệ thơng tin có tốc độ phát triển nhanh tại Việt Nam, đây là ngành có sự gắn bó
mật thiết với ngành CNVH; Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam tương đối nhanh,
tạo ra một tầng lớp trung lưu là cư dân đô thị, đây là đối tượng khách hàng tiềm năng
tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ văn hóa.
Do đó, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng, thế mạnh và môi trường thuận lợi để phát
triển ngành CNVH. Với những ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ, ngành CNVH là chìa
khóa giúp Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia văn hóa, phát triển toàn diện.


2
 Tuy nhiên cho tới nay, ngành CNVH Việt Nam vẫn dừng ở mức sơ khai, chưa có
thành tựu hay tầm ảnh hưởng đáng kể; chưa có doanh nghiệp CNVH Việt Nam đủ lớn
mạnh và xây dựng được thương hiệu riêng để cạnh tranh với các doanh nghiệp CNVH
nước ngoài; sản phẩm chưa đáp ứng được các thị trường tiêu dùng trong nước, càng
chưa có khả năng mở rộng ra thị trường nước ngồi. Có thể khẳng định ngành CNVH
tại Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác được thế
mạnh vốn có.
 Ngày 08 tháng 9 năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các
ngành CNVH Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tại Quyết định số

1755/QĐ-TTg. Chỉnh phủ khẳng định: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút
tối đa các nguồn lực từ doanh nghiệp và xã hội để phát triển ngành CNVH; Phát triển
CNVH dựa trên sự sáng tạo, KHCN và bản quyền trí tuệ, khai thác tối đa yếu tố kinh tế
của các giá trị văn hóa; Phát triển các ngành CNVH có trọng tâm, có lộ trình, đảm bảo
tính thống nhất đồng bộ giữa các ngành và trong chuỗi sản xuất; Phát triển ngành
CNVH gắn liền với quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng ngành CNVH: đóng góp 3% GDP vào năm
2020, đạt 7% GDP vào năm 2030; liên tục tạo ra nhiều việc làm.
 Ngành CNVH cũng như các ngành công nghiệp khác, chỉ phát triển mạnh mẽ,
ổn định khi được xây dựng trên nền tảng hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) hoàn
chỉnh, đồng bộ và hiện đại. KCHT có rất nhiều loại hình dưới các góc nhìn và quan
điểm khác nhau. Trong nội dung nghiên cứu của đề tài, KCHT ngành CNVH là hệ
thống không gian, công trình tương ứng với các mơ hình KTXH đặc thù có vai trị thúc
đẩy ngành CNVH phát triển (thơng qua nghiên cứu và phát triển). Đây là những mơ
hình KCHT mới, chưa phát triển ở Việt Nam.
Vì vậy nội dung QHXD HTKCHT cho ngành CNVH tại Việt Nam đòi hỏi được
thực hiện trên nền tảng hệ thống lý luận mới, cách thức xây dựng và quản lý mới
nhằm theo kịp nhịp phát triển chung trên thế giới và được triển khai phù hợp với
thực tiễn Việt Nam.
 Cho tới thời điểm này, chưa có nghiên cứu lý luận hay giải pháp thực tiễn về các
mơ hình KCHT ngành CNVH cũng như QHXD HTKCHT ngành CNVH tại Việt Nam.


3
Trong khi đó nhu cầu QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH nhằm phát triển
ngành CNVH đang rất cần thiết và cấp bách: Chính phủ cần để thúc đẩy ngành CNVH
phát triển đem lại lợi ích đóng góp cho KTXH; Doanh nghiệp cần để nâng cao khả năng
sản xuất, khả năng cạnh tranh, mau chóng chiếm lĩnh lại thị phần trong nước và mở
rộng thị phần quốc tế; Tầng lớp tri thức và tầng lớp sáng tạo cần để thiết lập hệ sinh

thái cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo; Cộng đồng cần để gìn giữ các giá trị truyền
thống, bản sắc văn hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng văn hóa chất lượng cao.
Vì vậy đề tài QHXD HT KCHT cho ngành CNVH tại Việt Nam vừa có ý nghĩa
thực tiễn, vừa có tính lý luận cao và cần được gấp rút thực hiện.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu: Định hướng QHXD HTKCHT ngành CNVH nhằm xây
dựng và phát triển ngành CNVH tại Việt Nam, góp phần phát triển đơ thị theo hướng
bền vững, thơng minh, hình thành nguồn tài ngun mới và góp phần thúc đẩy chương
trình chuyển đổi số quốc gia.
 Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định các vấn đề đặt ra cho việc QHXD hệ thống KCHT nhằm thúc đẩy phát
triển ngành CNVH tại Việt Nam.
- Xác định các tiền đề, cơ sở khoa học và định hướng để QHXD hệ thống KCHT
nhằm thúc đẩy phát triển ngành CNVH tại Việt Nam
- Xây dựng mạng lưới, mơ hình QHXD hệ thống KCHT thúc đẩy phát triển cho
ngành CNVH tại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Tập trung tại 3 thành phố lớn TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP.
Hồ Chí Minh và các địa điểm gắn với các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.
 Phạm vi thời gian: đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
4. Đối tƣợng nghiên cứu: Hệ thống KCHT cho ngành CNVH tại Việt Nam
5. Nội dung nghiên cứu:
- Làm rõ các khái niệm, nội dung liên quan tới hệ thống KCHT ngành CNVH và
QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH;
- Tổng hợp mơ hình KCHT thúc đẩy phát triển ngành CNVH trên thế giới và đánh
giá thực trạng hệ thống KCHT ngành CNVH tương ứng tại Việt Nam; Rà soát và đánh


4
giá các nghiên cứu, chương trình có liên quan. Từ đây làm rõ các nội dung nghiên cứu;

- Nghiên cứu hệ thống cơ sở về pháp lý, lý thuyết và thực tiễn, là luận cứ để hình
thành nội dung QHXD hệ thống KCHT phát triển ngành CNVH tại Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp QHXD hệ thống KCHT phát triển ngành CNVH theo các mơ
hình: TT Tài ngun số ngành CNVH; TT ngành CNVH;
- Đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống KCHT phát triển ngành CNVH.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phương pháp tiếp cận đa chiều: QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH là một
vấn đề mới, việc tiếp cận để giải quyết nội dung đặt ra không chỉ từ lĩnh vực chuyên
môn QHXD mà phải là cách tiếp cận mang tính tích hợp, đa chiều, đa lĩnh vực: Tiếp
cận từ đánh giá tiềm năng văn hóa, vốn con người, kinh tế và khát vọng đổi mới, hội
nhập; Tiếp cận từ liên ngành; Tiếp cận từ nguyên tắc thị trường trên cơ sở tạo thuận lợi
cho chuỗi sản xuất; Tiếp cận từ CMCN 4.0 về ứng dụng các mơ hình cơng nghệ tiên
tiến để kết nối các đối tượng liên quan trong một thể thống nhất của nền kinh tế số; Tiếp
cận từ đặc điểm của chủ thể sử dụng là nhà khoa học, nhà khoa học và doanh nhân. Từ
đó đưa ra định hướng kết nối tới nhiệm vụ xây dựng mơ hình và mạng lưới QHXD hệ
thống KCHT ngành CNVH phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
 Phương pháp điều tra, thu thập xử lý thông tin và tiếp cận nhận thức từ thực
địa: Thông qua tài liệu, sách báo, internet, các hội thảo về vấn đề liên quan tới đề tài,
thông tin, dữ liệu tại các nước phát triển và tại Việt Nam được thu thập, phân loại, sơ đồ
hóa nhằm làm rõ những đặc điểm, ưu điểm và hiệu quả thực tiễn. (Để kiểm chứng các
mơ hình, quy trình có liên quan tới nội dung mới hiện nay là Công nghệ số, Dữ liệu số,
tác giả đã đi khảo sát một số TT cơ sở dữ liệu (CSDL) tại Việt Nam, tìm hiểu thực tế
cơng tác số hóa di sản tại Viện Nghiên cứu Văn hóa Sau đại học về Cơng nghệ thuộc
Viện Công nghệ KAIST- Hàn Quốc).
 Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa: Trên cơ sở điều tra, thu thập xử lý
thông tin, dữ liệu liên quan trên thế giới và tại Việt Nam, tổng hợp tài liệu pháp lý, lý
thuyết và thực tiễn có liên quan. Sau khi tổng hợp, các vấn đề nghiên cứu được đưa ra
phân tích về kinh nghiệm thực tế cũng như nội dung lý luận. Từ đó hình thành các nhận
thức, luận điểm riêng của luận án trong nội dung cụ thể xây dựng mơ hình và mạng lưới
QHXD hệ thống KCHT thúc đẩy phát triển ngành CNVH



5
 Phương pháp so sánh – đối chiếu: So sánh các quan điểm, khái niệm liên quan
đến CNVH và hệ thống KCHT ngành CNVH; so sánh thực tiễn tình hình Việt Nam và
các nước phát triển, từ đó đưa ra những nhận định về sự khác biệt, thiếu hụt cần bổ
sung. Đối chiếu về các nội dung, các mơ hình thuộc hệ thống KCHT tại Việt Nam và
thế giới để đề xuất các mơ hình phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tiễn Việt Nam.
 Phương pháp dự báo: Dựa trên số liệu về phát triển kinh tế, cơ cấu thành phần
kinh tế, xu hướng phát triển ngành CNVH tại Việt Nam cũng như trên thế giới đưa ra
dự báo nhu cầu phát triển hệ thống KCHT ngành CNVH tương thích với tốc độ tăng
trưởng đóng góp GDP của ngành, dự báo về nhu cầu chuyển đổi số, xu hướng số hóa để
đề xuất các mơ hình KCHT phù hợp;
 Phương pháp mơ hình hóa: Các lý thuyết, đặc biệt là QHXD chỉ có thể làm rõ
thơng qua các mơ hình (mơ hình khơng gian) gắn với các kịch bản phát triển liên quan
đến thời gian nghiên cứu, quy mơ, khả năng kết nối với các mơ hình khác. Luận án đã
đưa ra 2 mơ hình KCHT với chức năng nhiệm vụ thúc đẩy phát triển ngành CNVH
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học: Kết quả của luận án là một nghiên cứu chuyên sâu và đồng
bộ về hệ thống KCHT ngành CNVH trong điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt
Nam; Làm cơ sở cho việc hồn thiện hệ thống lý thuyết QHXD chuyên ngành có liên
quan; Tài liệu giảng dạy, tham khảo cho các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học của
các trường đại học có chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc.
b) Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả luận án có giá trị thực tiễn làm tài liệu tham khảo
cho các nhà quản lý hoạch định chiến lược phát triển hệ thống KCHT ngành CNVH,
cho các nhà quy hoạch và các nhà đầu tư trong lĩnh vực ngành CNVH.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Hình thành hệ thống lý luận về QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH tại Việt
Nam, trong đó đề xuất các quan điểm mới về QHXD hệ thống KCHT ngành CNVH;
- Đề xuất mơ hình KCHT thúc đẩy phát triển cho ngành CNVH tại Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp QHXD hệ thống KCHT thúc đẩy phát triển ngành CNVH
tại Việt Nam.


6


7


8
Chƣơng 1- TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾT CẤU
HẠ TẦNG CHO NGÀNH CƠNG NGHIỆP VĂN HĨA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI
VIỆT NAM
1.1 . Các khái niệm có liên quan tới đề tài
1) Ngành cơng nghiệp văn hóa
- Khái niệm ngành CNVH trên thế giới:
+ “CNVH- Cultural Industry” là thuật ngữ do hai nhà lý luận và phê bình Theodore
Adorno (1903-1969) và Max Horkheimer (1895-1973) đặt ra và sử dụng như một từ
khóa quan trọng trong cuốn sách “Biện chứng của sự giác ngộ” (Dialectic of
Enlightenment) vào năm 1944. Trên thế giới có rất nhiều cách định nghĩa CNVH, phổ
biến nhất là của các tổ chức quốc tế:
+ Tổ chức Khoa học và Văn hóa Giáo dục Liên hợp Quốc- UNESCO: Ngành CNVH
là ngành kết hợp sáng tạo, sản xuất và phân phối các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng có
yếu tố văn hóa, nghệ thuật hoặc liên quan tới di sản, dưới sự bảo hộ của các quyền sở
hữu trí tuệ. Trong định nghĩa này ngành CNVH được gộp chung với ngành Công
nghiệp sáng tạo (Creative Industry) - Cơng nghiệp văn hóa sáng tạo – CCIs;
+ Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD): Các ngành
CNVH, sáng tạo là cốt lõi của nền kinh tế sáng tạo và được định nghĩa là chuỗi sản xuất
hàng hóa, dịch vụ có sử dụng yếu tố sáng tạo, trí tuệ là tài nguyên đầu vào chính;

+ Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO): CNVH là các ngành dựa trên bản quyền,
phụ thuộc lẫn nhau và liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc sáng tạo, sản xuất,
quảng bá, phân phối sản phẩm văn hóa.
- Khái niệm ngành CNVH tại Việt Nam:
Hiện chưa có khái niệm chính thức và định nghĩa cụ thể về ngành CNVH tại Việt
Nam. Tuy nhiên, khái niệm của UNESCO được các nghiên cứu xã hội và các bài báo sử
dụng rộng rãi: Ngành CNVH là ngành công nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch
vụ gắn với yếu tố văn hóa, sáng tạo, nghệ thuật; là một bộ phận của nền kinh tế tri thức,
kinh tế sáng tạo, kinh tế dịch vụ, kinh tế liên kết - kinh tế số [20].
- Cơ cấu ngành CNVH trên thế giới và tại Việt Nam:
Cơ cấu ngành CNVH có sự khác biệt tại mỗi quốc gia, mỗi ngành có doanh thu và


9
lực lượng lao động khác nhau. Theo UNESCO, ngành CNVH được chia thành 11 lĩnh
vực. Tại Việt Nam, ngành CNVH được chia thành 12 lĩnh vực.
Bảng 1.1: Cơ cấu ngành CNVH trên thế giới theo UNESCO và tại Việt Nam
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


Theo UNESCO
Điện ảnh
Quảng cáo
Kiến trúc
Trò chơi
Nghệ thuật biểu diễn
Âm nhạc
Sách
Báo và tạp chí
Truyền hình
Phát thanh
Nghệ thuật thị giác

12

1
2
3
4
5

Tại Việt Nam
Điện ảnh
Quảng cáo
Kiến trúc
Phần mềm và trị chơi giải trí
Nghệ thuật biểu diễn

6


Xuất bản

7

Truyền hình và phát thanh

8
9
10
11
12

Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm
Thời trang
Thủ cơng mỹ nghệ
Thiết kế
Du lịch văn hóa (1 trong 10 sản phẩm du lịch)

2) Kết cấu hạ tầng (KCHT)
- Khái niệm KCHT trên thế giới: Thuật ngữ KCHT có nguồn gốc từ tiếng Latin là
“Infrastructura” ghép của hai từ “Infra” (có nghĩa là cơ sở, nền móng, nền tảng, phần
dưới hay còn gọi là “hạ tầng”) và “Structura” (kết cấu, cơ cấu, cấu trúc hay kiến trúc).
Có nhiều cách định nghĩa về KCHT, trong đó, phổ biến nhất là định nghĩa của Reimut
Jochimsen: “KCHT là tổng hợp các tài liệu, cơ sở vật chất của cá nhân hoặc tổ chức, cơ
sở dữ liệu góp phần vào các hoạt động kinh tế” [38]
- Khái niệm KCHT tại Việt Nam: Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam thì
KCHT là tổng thể các ngành vật chất – kỹ thuật, loại hình hoạt động phục vụ sản xuất
và đời sống xã hội. Theo tài liệu của viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
CIEM, KCHT là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc
dân, có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung, cần thiết cho

quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục [21].
Nhìn chung KCHT là tổng thế các cơ sở vật chất, CSDL, không gian và tổ hợp


10
khơng gian (cơng trình, tổ hợp cơng trình) đồng bộ và hiện đại có chức năng nhiệm vụ
thực hiện, hỗ trợ các hoạt động phát triển toàn diện từ KTXH (phục vụ sản xuất: chuỗi
sản xuất và thúc đẩy chuỗi sản xuất phát triển) và đảm bảo an ninh quốc phòng [2], [5].
- Phân loại KCHT:
+ Phân loại KCHT trên thế giới: KCHT được phân loại với nhiều cách dưới quan
điểm của các lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động khác nhau: Hệ thống KCHT kinh tế và
xã hội; Hệ thống KCHT cốt lõi và không cốt lõi; Hệ thống KCHT cơ bản và bổ trợ; Hệ
thống KCHT dạng mạng lưới và dạng điểm. Ngồi ra cịn có các quan điểm thời
CMCN 4.0 chia KCHT thành: KCHT cứng (Hard Infrastructure) và KCHT mềm (Soft
Infrastructure), KCHT kỹ thuật số, KCHT công nghệ thông tin, KCHT kinh doanh,
KCHT dữ liệu, KCHT internet,... [33] (Xem thêm phụ lục 1).
+ Phân loại KCHT tại Việt Nam: Tại Việt Nam, KCHT cũng được phân loại theo
nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào: Cơ quan quản lý; Lĩnh vực KTXH; Quan điểm
nghiên cứu của các tổ chức cũng như cá nhân. Theo quan điểm của nhà nước, KCHT
chủ yếu được chia thành KCHT kinh tế (kỹ thuật) và KCHT xã hội.

Hình 1.1: Phân loại KCHT theo nghị quyết của Đảng và theo quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia của Bộ Xây dựng.


11
Bảng 1.2: Phân loại KCHT tại Việt Nam (Theo TT Thông tin – Tư liệu viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM) [21]
Căn cứ theo lĩnh vực
KTXH

Căn cứ theo sự phân
ngành nền kinh tế
quốc dân
Căn cứ theo khu vực
dân cư, vùng lãnh thổ

Phân loại KCHT tại Việt Nam
KCHT phục vụ kinh tế; KCHT phục vụ xã hội; KCHT phục
vụ an ninh quốc phịng
KCHT trong cơng nghiệp, nơng nghiệp, giao thơng vận tải,
bưu chính viễn thơng, xây dựng, hoạt động tài chính, ngân
hàng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội…
KCHT đô thị; KCHT nông thôn; KCHT kinh tế biển; KCHT
đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm phát triển,
thành phố lớn…

3) KCHT ngành CNVH
- Khái niệm: KCHT ngành CNVH là một khái niệm mới, là hệ thống khơng gian có
chức năng thúc đẩy phát triển ngành CNVH thông qua các tiền đề phát triển ngành.
KCHT ngành CNVH nằm trong hệ thống KCHT kỹ thuật và xã hội nói chung [14].

Hình 1.2: Hệ thống KCHT ngành CNVH
- Phân loại các KCHT ngành CNVH tại Việt Nam: Tổng hợp quan điểm xây dựng
và phát triển hệ thống KCHT ngành CNVH, có thể phân loại:
+ KCHT gắn với tài nguyên số ngành CNVH: Xây dựng, tổng hợp hệ thống CSDL
(CSDL TNVH, CSDL ngành, CSDL chung) đáp ứng cho chuỗi sản xuất ngành CNVH;
+ KCHT gắn với công nghệ ngành CNVH: Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao công nghệ nguồn cho doanh nghiệp ngành CNVH; Trình diễn cơng nghệ;
hình thành hệ sinh thái ĐMST;
+ KCHT gắn với thị trường ngành CNVH: Xây dựng thương hiệu, tổ chức hoạt

động trình diễn, giới thiệu sản phẩm bán định hình ngành CNVH tại Việt Nam;
+ KCHT gắn với doanh nghiệp ngành CNVH: Khởi sự doanh nghiệp và nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.


12
+ KCHT gắn với nhân lực ngành CNVH: Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành và
đa ngành CNVH, thu hút nhân tài trong và ngồi nước.

Hình 1.3: Hệ thống KCHT thúc đẩy phát triển ngành CNVH – KCHT ngành CNVH


13
4) Tài nguyên văn hóa (TNVH)
- Khái niệm: TNVH là các giá trị về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên được khai thác
thành tài nguyên đầu vào của chuỗi sản xuất ngành CNVH. Trong các kết tinh văn hóa
thì di sản có hàm lượng giá trị văn hóa cao, có thương hiệu và phong phú về loại hình
(vật thể, phi vật thể) – đặc biệt TNVH Di sản thế giới, đây là nguồn tài nguyên giá trị
cho phát triển ngành CNVH.
- Phân loại TNVH: Nhìn chung TNVH đều cấu thành từ bản thể TNVH và các nội
dung hàm chứa giá trị văn hóa (hay cịn gọi là cơ sở dữ liệu- CSDL) của TNVH, vì vậy
cịn được phân thành: TNVH thực và Cơ sở dữ liệu (CSDL) TNVH số ngành CNVH.
5) Công nghệ (Technology) ngành CNVH:
- Khái niệm: Thuật ngữ công nghệ - Technology xuất phát từ tiếng Hy lạp gồm
“Teknve – Tenkhne” là công nghệ hay kỹ năng và “logos” có nghĩa là khoa học, nghiên
cứu. Tại phương Tây, công nghệ được hiểu là các hoạt động ở nhiều lĩnh vực, là kết quả
của nghiên cứu khoa học ứng dụng nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong mọi hoạt
động của con người. Theo Luật KHCN Việt Nam: Công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực
thành sản phẩm.

Công nghệ ngành CNVH là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí
quyết, cơng cụ, phương tiện và các hệ thống dùng để sản xuất và cung cấp sản phẩm,
dịch vụ ngành CNVH. Hoạt động sản xuất và dịch vụ ngành CNVH cũng tương tự như
các ngành công nghiệp khác dựa trên yếu tố công nghệ.
- Phân loại: Hiện nay công nghệ rất đa dạng và liên tục biển đổi, cho ra đời công
nghệ mới. Cơng nghệ có phân loại theo tính chất, lĩnh vực, đặc tính cơng nghệ, theo sản
phẩm, ví dụ như: cơng nghệ chiến lược, công nghệ quản trị, công nghệ kỹ thuật…
6) Doanh nghiệp ngành CNVH:
- Khái niệm: Doanh nghiệp ngành CNVH là các doanh nghiệp tham gia trực tiếp
hoặc có liên quan tới chuỗi sản xuất ngành CNVH; Là bộ phận quan trọng cấu thành và
phản ánh sự phát triển của ngành CNVH.
- Phân loại: Có nhiều cách để phân loại doanh nghiệp ngành CNVH: Theo ngành
nghề hoạt động (phù hợp với mã ngành kinh tế quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-


14
TTg); Theo cơ cấu tổ chức; Theo hình thức hoạt động kinh doanh; Theo hình thức pháp
lý; Theo cơ chế quản lý; Theo hoạt động của chuỗi sản xuất gắn với chuỗi giá trị.
Trong phân loại theo chuỗi sản xuất, doanh nghiệp ngành CNVH chia thành:
doanh nghiệp sản xuất, còn được gọi là doanh nghiệp B2C và doanh nghiệp hỗ trợ sản
xuất, cung cấp dịch vụ, phương tiện sản xuất, doanh nghiệp B2B. Dưới tác động của
các nền kinh tế liên kết, mạng lưới kết nối toàn cầu và cuộc CM 4.0, tạo thành các liên
kết lợi ích kinh tế giữa cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ, từ đó hình thành các mối
quan hệ: G2G, G2B, G2C, B2G; C2G; C2C (G: Govement – Chính phủ; B: BusinessDoanh nghiệp; C: Customer- Người tiêu thụ).
7) Lao động/ nhân lực ngành CNVH:
- Khái niệm: Lao động ngành CNVH không phải lao động phổ thơng mà là lao
động bậc cao có kỹ năng, kiến thức và năng lực sáng tạo – Còn được gọi là Tầng lớp
sáng tạo. Trong báo cáo năm 2016 về ngành CNVH, UNESCO đã sử dụng thuật ngữ
“Tầng lớp sáng tạo” (Creative Class) để mô tả về động lực đổi mới của các thành phố
lớn. Lao động ngành CNVH là đại diện nhân lực cấp cao trong hệ thống phân cấp lao

động, có khả năng chịu trách nhiệm cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội ổn định
và ảnh hưởng tích cực tới các khía cạnh chính trị. Lao động ngành CNVH là động lực
phát triển của ngành CNVH.
- Phân loại: Lao động ngành CNVH có thể chia thành nhóm sáng tạo và nhóm
chuyên gia cấp cao. Nhóm sáng tạo có chức năng đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực
khoa học, kỹ thuật, giáo dục, lập trình máy tính, nghiên cứu, nghệ thuật, thiết kế, truyền
thơng; Nhóm chuyên gia cấp cao có chức năng giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực
kinh doanh, tài chính, lĩnh vực pháp lý, giáo dục…
Lao động ngành CNVH bao gồm: Nhà khoa học, kỹ sư, giáo sư đại học, nhà nghệ
thuật, nhà thiết kế, nghệ sỹ biểu diễn, diễn viên, ca sỹ,…
8) Thị trƣờng ngành CNVH:
- Khái niệm: Thị trường ngành CNVH hay các hoạt động liên quan thị trường
ngành CNVH là những hoạt động tìm hiểu xu hướng thị trường, tìm giải pháp đáp ứng
thị trường, quảng bá và tiêu dùng sản phẩm thuộc ngành CNVH. Thị trường ngành
CNVH được hình thành và chịu tác động từ các xu hướng tiêu dùng của xã hội.


15
- Phân loại: Có nhiều cách phân chia hoạt động thị trường: Ranh giới địa lý: Thị
trường trong nước và quốc tế; Nhu cầu tiêu dùng: Hàn lâm – Đại chúng, Cao cấp và
Bình dân; Mức độ chiếm lĩnh: Thị trường cũ, Thị trường ngách và Thị trường mới...
Mối quan hệ giữa các tiền đề được thể hiện trong hình 1.3
1.2. Tổng quan về QHXD hệ thống KCHT cho ngành CNVH trên thế giới
1.2.1. Ngành CNVH trên thế giới
1.2.1.1. Các vấn đề liên quan tới ngành CNVH
1) Quá trình hình thành:
Trước đây, văn hóa được coi là các sản phẩm phục vụ riêng cho tầng lớp thượng
lưu (có điều kiện kinh tế và trình độ văn hóa). Để tạo ra được một sản phẩm văn hóa
cần rất nhiều cơng sức, trí tuệ, vật tư. Sản phẩm văn hóa khơng được phổ biến rộng rãi
trong xã hội vì tính độc bản, duy nhất và giá trị kinh tế quá cao so với mức thu nhập

chung. Cách mạng KHCN hiện đại bắt đầu từ những năm 40 thế kỷ 20 gắn với sự ra đời
của máy tính điện tử thế hệ mới, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học,
công nghệ thông tin. Những thành quả này không chỉ bao trùm các ngành khoa học kỹ
thuật mà còn cả các ngành khoa học xã hội và văn hóa nghệ thuật. Sản phẩm văn hóa
được sản xuất, tiêu thụ rộng rãi thơng qua phương tiện thơng tin đại chúng như truyền
hình, truyền thanh, internet và đối tượng tiêu dùng văn hóa được mở rộng hơn. Nền văn
hóa đại chúng (Mass Culture) ra đời. Sự xuất hiện của CNVH là tất yếu với đặc trưng
về sự gia tăng số lượng người lao động trong các lĩnh vực văn hóa và sản phẩm được
tiêu thụ theo cơ chế thị trường [43].
2) Bối cảnh phát triển ngành CNVH hiện nay
Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa trên thế giới với các xu
hướng mới như nền kinh tế tri thức, kinh tế liên kết (kinh tế số), cuộc CMCN 4.0 đã
trực tiếp tạo ra các mơ hình kinh tế mới hoặc thay đổi cách thức vận hành mơ hình kinh
tế cũ với những đặc thù mới, cơ cấu nền kinh tế dần chuyển sang kinh tế dịch vụ và
thông tin [19]. Đi cùng với tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất ngày càng nâng cao là
nhu cầu thụ hưởng và tiêu dùng văn hóa của con người gia tăng nhanh chóng về cả số
lượng lẫn chất lượng. Ngành CNVH ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan
nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội.


16
3) Đặc điểm sản phẩm ngành CNVH: (phụ lục)
1.2.1.2. Ảnh hƣởng của ngành CNVH đối với mỗi quốc gia:
Là một ngành kinh tế mới, nhưng ngành CNVH đang khẳng định vị thế thông qua
tác động sâu rộng tới tất cả thành phần xã hội, mọi lĩnh vực KTXH, chính trị, văn hóa:
- Vị thế quốc gia: CNVH góp phần tạo dựng hình ảnh, thương hiệu, uy tín quốc gia.
Có thể coi CNVH là một dạng quyền lực mềm trong các chính sách ngoại giao, hợp tác
quốc tế trong nhiều lĩnh vực.
- Kinh tế xã hội: CNVH đem lại lợi ích lớn về kinh tế và việc làm. Theo thống kê
của UNESCO, năm 2013, ngành CNVH tạo ra doanh thu 2.250 tỉ $US, góp 3% GDP

tồn cầu và tạo ra hơn 31 triệu việc làm. Năng suất lao động của CNVH cũng cao hơn
so với các ngành khác 2,44 lần. CNVH cịn là ngành CN mang tính mở đường, giới
thiệu và quảng bá thậm chí tạo ra xu hướng cho các sản phẩm cơng nghiệp khác.
- Văn hóa xã hội: Ngành CNVH ra đời nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng văn hóa của
xã hội, nhưng mặt khác CNVH lại là cơ sở nuôi dưỡng giá trị tinh thần, nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người bằng khả năng phổ biến, quảng bá văn hóa sâu rộng.
Thơng qua hoạt động CNVH, con người đạt được thành tựu cao hơn về văn hóa. Văn
hóa ngày nay khơng cịn là sản phẩm đặc biệt chỉ dành cho một số người có mức thu
nhập cao mà phục vụ đa dạng nhu cầu của mọi người trong xã hội.
- Bản sắc - Truyền thống: Trong bối cảnh tồn cầu hóa, khi các hàng rào được gỡ bỏ
tạo một thế giới phẳng dẫn đến bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống dễ trở nên mai một.
Ngành CNVH có khả năng khai thác giá trị truyền thống, văn hóa bản địa làm tài
nguyên đầu vào, bảo tồn và duy trì phát triển những giá trị đó một cách hiệu quả nhất
thơng qua cách lưu trữ và lan truyền thông tin.
- Thiên nhiên - Môi trường: Ngành CNVH là một ngành công nghiệp không sử
dụng tài ngun thiên nhiên, chu trình sản xuất khơng tạo ra nhiều rác thải độc hại như
các ngành công nghiệp truyền thống. Vì vậy, đây được coi là ngành kinh tế thân thiện
với mơi trường. Hơn thế, việc nâng cao trình độ văn hóa, tạo xu thế xã hội cũng là một
thế mạnh của ngành trong việc tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên mơi trường.
CNVH là ngành đem lại lợi ích tồn diện, vì vậy được nhiều quốc gia lựa chọn là
ngành kinh tế mũi nhọn trong các chiến lược phát triển KTXH.


17
1.2.1.3. Tình hình phát triển ngành CNVH thế giới hiện nay
Theo xu hướng tăng trưởng của ngành kinh tế dịch vụ, ngành CNVH vẫn đang
trên đà phát triển với nhiều tiềm năng rộng mở. Các khu vực có nền kinh tế lớn của thế
giới thì ngành CNVH phát triển hơn các khu vực khác (dựa trên thơng số đóng góp
GDP và việc làm) (Phụ lục 2).
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, khu vực có ngành CNVH

tương đối phát triển, xem hình 1.4.

Hình 1.4: Phân bố doanh thu và việc làm ngành CNVH trên thế giới [27]
1.2.2. Hệ thống KCHT ngành CNVH trên thế giới
1.2.2.1. KCHT chung liên quan tới khai thác tài nguyên văn hóa Di sản thế giới
Theo thống kê của Ủy ban Di sản Thế giới WHC, tính đến tháng 7/2019, có 1.121
Di sản Thế giới được liệt kê (869 Di sản văn hóa, 213 Di sản tự nhiên và 39 Di sản hỗn
hợp), tồn tại trên 167 quốc gia . Ý và Trung Quốc với 55 địa điểm, Tây Ban Nha
(48), Đức (46), Pháp (45), Ấn Độ (38) và Mexico (35). Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á ASEAN có 41 di sản, trong đó Việt Nam có 8 di sản.
Di sản thế giới được khai thác trong các hoạt động trực tiếp như du lịch văn hóa,
địa điểm tổ chức sự kiện; hoạt động gián tiếp như sử dụng di sản số trong sản xuất đồ
thủ công mỹ nghệ, thiết kế, kiến trúc…(Phụ lục 3).


18
Số hóa di sản đang là một hướng đi được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện, đặc
biệt tại các quốc gia có KTXH phát triển và sở hữu lượng lớn di sản.
Năm 2011, Ủy ban Châu Âu (European Commssion) đã xây dựng các điều kiện
khung cho số hóa di sản và thành lập nhóm chuyên gia về Di sản văn hóa kinh tế số
(Expert Group on Digital Cultural Heritage and Europeana-DCHE).
Tại Mỹ, nhiều bảo tàng, thư viện, công ty cơng nghệ thực hiện các dự án số hóa di
sản. Viện Văn hóa Google được thành lập vào năm 2011 có nhiệm vụ số hóa Di sản văn
hóa thế giới trên toàn cầu và phát hành rộng rãi trên nền tảng ứng dụng di động, màn
hình laptop, bảo tàng số Google, thiết bị thực tại ảo Google. Dự án đã số hóa rất nhiều
cổ vật, Di sản văn hóa thế giới và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Tại Trung Quốc, các dự án số hóa Di sản thế giới và Di sản quốc gia được thực
hiện bởi các viện nghiên cứu trong nước. Hàng năm các hội thảo về chủ đề di sản kỹ
thuật số được tổ chức, thu hút các viện nghiên cứu, nhà khoa học thuộc lĩnh vực bảo tồn
di sản bằng công nghệ số, các ngành công nghiệp sáng tạo liên quan tới di sản.

1.2.2.2. KCHT chung liên quan tới KHCN ngành CNVH:
Ngành CNVH là một ngành công nghiệp mới nổi gắn với ĐMST. Hệ thống
KCHT ngành CNVH trước tiên là hệ thống về KHCN cho từng lĩnh vực và toàn ngành
CNVH. Cuộc CMCN4.0 làm cơng nghệ trở nên phức tạp hơn, mang tính kết nối hơn và
có thể giải quyết những thách thức mà trước đây khơng thể:
- Cơng nghệ có thể mở khóa tiềm năng của con người bằng cách thúc đẩy ĐMST và
hình thành thế hệ cơng dân mới;
- Cơng nghệ thúc đẩy phát triển các kỹ thuật sản xuất mới và tạo ra các mơ hình
kinh doanh mới về cả tốc độ và phạm vi, góp phần chuyển đổi hệ thống sản xuất;
- Cơng nghệ có thể tạo lập các quy trình sản xuất giảm thiểu tiêu cực tới mơi
trường, bảo tồn năng lượng và tài nguyên.
Để thích ứng, mỗi quốc gia đều chuẩn bị sẵn các kế hoạch, điều kiện và nguồn lực
cần thiết để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, hình thành và thu hút các cơng nghệ mới.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) còn đề xuất hệ khung chuẩn làm công cụ đánh giá
thực trạng và năng lực ĐMST về công nghệ của mỗi quốc gia[59] (Phụ lục 4).


×