Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Pháp luật để bảo tồn sinh học và thực trạng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.75 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

-----ooo-----

TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT MÔI TRƯỜNG
Đề tài:
Pháp luật để bảo tồn sinh học và thực trạng tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn

: Tony Phong

Họ tên sinh viên

: Đỗ Lê Lâm Anh

MSV

: 17104519

Lớp

: LK22.09

Hà Nội - 2023

1



MỤC LỤC
A.Lời mở đầu........................................................................................................3
B. Nội dung...........................................................................................................5
I. Khái quát về đa dạng sinh học...........................................................................5
1.1. Khái niệm.......................................................................................................5
1.2. Vai trò của đa dạng sinh học..........................................................................5
1.3. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học.......................................................6
II. Hiện trạng đa dạng sinh học.............................................................................7
2.1.Các hệ sinh thái quan trọng.............................................................................7
2.2.Đánh giá thực trạng hệ sinh thái ở Việt Nam................................................11
2.3. Pháp luật về đa dạng sinh học......................................................................11
2.4. Bảo tồn đa dạng sinh học.............................................................................14
C. Kết luận...........................................................................................................17

2


A.Lời mở đầu
Mơi trường và những yếu tố trong nó ln là một vấn đề nóng bỏng, thu hút
được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong
thời kỳ phát triển hiện nay, khi xu hướng tồn cầu hóa, cơng nghiệp hóa đang
trên đà phát triển. Việt Nam ta cũng không nằm ngồi xu thế đó. Là một nước
đang phát triển, từng bước chuyển mình sang nền kinh tế cơng nghiệp lớn, kèm
theo đó là đời sống dân cư ngày càng phát triển, đơ thị hóa cao. và điều này đã
đặt Việt Nam ta đứng trước nguy cơ môi trường bị tàn phá nặng nề. Mơi trường
bị suy thối kéo theo các yếu tố trong nó cũng đang dần giảm sút nghiêm trọng
về số lượng và chất lượng. Trong đó có một thành phần không nhỏ của môi
trường là đa dạng sinh học cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Con người đã sống hàng
nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc và sự đa dạng sinh học. Tuy
nhiên không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm

quan trọng sống còn của đa dạng sinh học. Có lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng
sinh học còn hết sức mới mẻ so với lịch sử tri thức nhân loại. Đa dạng sinh học
với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất
hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm 1992 và được 150 quốc gia ký
tham gia. Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp lý quốc gia, quốc tế và được
hầu hết các nước trên thế giới quan tâm. Việt Nam ta cũng vậy, tuy vấn đề mơi
trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng vẫn cịn mới mẻ đối với nước ta
song Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những sự quan tâm nhất định. Đảng và
Nhà nước đã đặt ra những phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học mang lại hiệu
quả cao như tuyên truyền thuyết phục, phương pháp kinh tế. đặc biệt việc áp
dụng điều chỉnh bằng pháp luật là một phương pháp được cho là đem lại hiệu
quả khá cao, điều chỉnh bằng pháp luật để bảo tồn đa dạng sinh học thể hiện ở
việc ra các điều luật, nghị quyết, nghị định. quy định về vấn đề này. Tuy nhiên
so với các quốc gia khác trên thế giới cũng như so với yêu cầu thực trạng của đa
dạng sinh học thì sự quan tâm, chú ý cải tạo, bảo tồn đa dạng sinh học của Đảng,
Nhà nước cũng như toàn xã hội vẫn cịn nhiều thiếu sót. Vấn đề đa dạng sinh
học ở nước ta vẫn cịn đang rất nóng bỏng thể hiện ở sự suy thoái trên mọi lĩnh
3


vực, mọi vùng dân cư. Để có cái nhìn và cách hiểi chính xác, từ đó rút ra những
đánh giá về thực trạng cũng như sự hợp lý, những tồn tại của các quy định pháp
luật về đa dạng sinh học, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này.
Đây cũng chính là lý do để chúng em lựa chọn đề tài tìm hiểu này: “Đánh giá
thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta”.

4


B. Nội dung

I. Khái quát về đa dạng sinh học
1.1. Khái niệm
Đa dạng sinh học là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các thể sống, lồi và
quần thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của
chúng thành các quần xã và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học được thể hiện ở ba
cấp độ: đa dạng di truyền, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái.
Trong khi đa dạng di truyền được cho là sự khác biệt của các đặc tính di
truyền giữa các xuất xứ, quần thể và giữa các cá thể trong một loài hay một quần
thể thì đa dạng lồi chỉ mức độ phong phú về số lượng loài hoặc loài phụ trên
quả đất, ở một vùng địa lý, trong một quốc gia hay trong một sinh cảnh nào đó.
Về đa dạng hệ sinh thái, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa và phân loại thống
nhất nào ở mức toàn cầu. Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá thơng qua
tính đa dạng của các lồi thành viên; nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong
phú tương đối của các loài khác nhau cũng như các kiểu dạng của loài.Giá trị
của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị
trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là
những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác
và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; cịn giá trị gián tiếp bao gồm
những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và
chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hịa khí
hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội lồi người.
1.2. Vai trị của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho
con người thơng qua vai trị trong việc sản xuất thực phẩm toàn cầu. Đa dạng
sinh học đảm bảo năng suất bền vững của đất và cung cấp nguồn gen cho cây
trồng, lồi trên cạn khơng phải cây trồng, vật ni và các loài sinh vật biển làm
thực phẩm. Đảm bảo được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng là yếu
tố quyết định cơ bản của sức khỏe con người. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học
5



đem lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống của chính chúng ta. Theo nhà lãnh
đạo cấp cao của Liên hợp quốc, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái và tiếp cận
các dịch vụ hệ sinh thái là cần thiết để xóa đói giảm nghèo. Việc giảm thiểu tình
trạng phá rừng và suy thối đất, tăng trữ lượng các-bon trong rừng, đất khô,
đồng cỏ và đất canh tác cũng rất cần thiết để giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu. Và bảo vệ đa dạng sinh học rừng và lưu vực sông giúp thúc đẩy nguồn
cung cấp nước sạch và phong phú. Các sản phẩm của thiên nhiên là cơ sở cho
các hoạt động đa dạng như nông nghiệp, mỹ phẩm, dược phẩm, giấy và bột giấy,
làm vườn, xây dựng và xử lý chất thải… Nhu cầu của chúng ta đối với các yếu
tố của thiên nhiên là rất lớn và khơng thể dự đốn trước. Thêm vào đó, hàng loạt
tương tác giữa các thành phần khác nhau của đa dạng sinh học làm cho hành
tinh của chúng ta trở thành nơi sinh sống được đối với tất cả các loài, kể cả con
người. Sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe kinh tế và xã hội của chúng ta phụ
thuộc vào nguồn cung cấp liên tục của các dịch vụ sinh thái khác nhau. Các dịch
vụ mà thiên nhiên mang lại cho chúng ta rất đa dạng và gần như vô hạn.
1.3. Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học
Các nguồn tài nguyên sinh vật bị thoái hoá và suy giảm do các hoạt động
như chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật
và thực vật, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước ở các vùng đất ngập
nước, các hoạt động đánh cá huỷ diệt, ơ nhiễm khơng khí và chuyển các vùng
đất hoang thành các vùng đất đô thị và nông nghiệp.
Khi vấn đề suy giảm đa dạng sinh học được xác định các nguyên nhân trực
tiếp, để đối phó lại thường có các hành động phịng vệ và ngăn cản, chẳng hạn
như việc ban hành luật, chấm dứt việc khai thác các nguồn tài nguyên, công bố
các khu bảo tồn bổ sung. Những phản ứng này là cần thiết trong những trường
hợp quá tràn lan việc khai thác quá mức. Nhưng hiếm khi những hành động này
đủ để thay đổi những nguyên nhân kinh tế, xã hội đang đe doạ đa dạng sinh học.
Sự hình thành sự khai thác quá mức bao gồm các nhu cầu về hàng hoá như
gỗ, động vật hoang dã, sợi, nơng sản. Dân số lồi người tăng, thậm chí khơng đi

6


cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu
về tài nguyên thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái . Các chính sách định
cư khuyến khích việc di chuyển những lao động hiện đang thất nghiệp lên vùng
biên giới . Các khoản nợ đã buộc chính phủ khuyến khích việc sản xuất các hành
hố có thể trao đổi ở nước ngồi . Tại nhiều quốc gia, chính sách năng lượng đã
đưa đến nhiều việc làm không hiệu quả, thêm vào đó là ảnh hưởng của ơ nhiễm
khơng khí và những nguy cơ biến đổi khí hậu tồn cầu . Sự phân chia sở hữu đất
không hợp lý đã khơng khuyến khích người nơng dân đầu tư vào việc sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị.
Tuy nhiên, do các nguyên nhân khác nhau, đa dạng sinh học nguồn tài
ngun q giá nhất, đóng vai trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người
đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm/mất các
chức năng của hệ sinh thái như điều hồ nước, chống xói mịn, đồng hóa chất
thải, làm sạch mơi trường, đảm bảo vịng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong
tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu. Cuối cùng, hệ
thống kinh tế sẽ bị suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, mơi
trường.
Có 2 nhóm ngun nhân chính gây ra sự suy thối đa dạng sinh học, đó là do
các tác động bất lợi của tự nhiên và của con người, trong đó các ảnh hưởng do
con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ 19 đến nay và chủ yếu
là làm thay đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy các lồi
và các quần xã sinh vật vào nạn diệt chủng. Con người phá hủy, chia cắt làm suy
thoái sinh cảnh, khai thác q mức các lồi cho nhu cầu của mình, du nhập các
loài ngoại lai và gia tăng dịch bệnh cũng là các ngun nhân quan trọng làm suy
thối tính đa dạng sinh học.
II. Hiện trạng đa dạng sinh học
2.1.Các hệ sinh thái quan trọng

Hệ sinh thái ở Việt Nam rất đa dạng, trong đó có 3 nhóm chính: Hệ sinh thái
trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển.
7


 Hệ sinh thái trên cạn: Trên phần lãnh thổ vùng lục địa ở Việt Nam, có thể
phân biệt các kiểu hệ sinh thái trên cạn đặc trưng như: rừng, đồng cỏ, savan,
đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, núi đá vơi. Trong các kiểu hệ sinh thái ở
cạn, thì hệ sinh thái rừng có tính đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng
thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật hoang dã có giá
trị kinh tế và khoa học. Tổng diện tích hệ sinh rừng khoảng 32 triệu ha và
tập trung nhiều ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên. Mục tiêu trong thời gian tới là sẽ tăng độ che phủ rừng
lên 42 – 43% vào năm 2015 và 44 – 45% vào năm 2020, góp phần đáp ứng
các u cầu về mơi trường cho quá trình phát triển bền vững của đất nước.
Theo báo cáo tổng kết Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ (báo cáo số 1328/CP –
ngày 09 tháng 8 năm 2011), năm 2005, tổng trữ lượng gỗ cả nước là 811,6 triệu
m3 (chiếm 6,5% tổng trữ lượng gỗ). Đến năm 2010, tổng trữ lượng gỗ của cả
nước là 935,3 triệu m3, trong đó, gỗ rừng tự nhiên chiếm 92,8% và 8,5 tỷ cây tre
nứa, trữ lượng gỗ rừng trồng là 74,8 triệu m3 (chiếm 7,9% tổng trữ lượng gỗ).
So với năm 2006, trữ lượng gỗ của cả nước tăng được 123,7 triệu m3 (chiếm
15,24%). Tuy nhiên, chất lượng rừng của một số trạng thái rừng giàu, trung
bình, rừng ngập mặn thuộc rừng tự nhiên tiếp tục giảm. Theo thống kê của Cục
Kiểm lâm và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng thì độ che phủ của rừng năm 2010
đã đạt 39,5%.
 Hệ sinh thái đất ngập nước (ĐNN): Đất ngập nước Việt Nam rất đa dạng về
kiểu loại với hơn 10 triệu ha, phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái của nước
ta, gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư và có vai trị to lớn đối với đời sống
nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội.

ĐNN được chia thành 2 nhóm chính là ĐNN ven biển và ĐNN nội địa. ĐNN
ven biển Việt Nam đa dạng về kiểu, gồm 20 kiểu (Hệ thống phân loại ĐNN Việt
Nam, Cục Bảo vệ Mơi trường, 2007) với tổng diện tích khoảng 1,9 triệu ha
(Theo bản đồ ĐNN ven biển Việt Nam tỷ lệ 1:100.000, Trung tâm Viễn thám –
8


Bộ TN&MT, 2007) phân bố trên phạm vi 126 huyện ven biển (29 tỉnh, thành
phố có biển) có đường ranh giới tiếp giáp với biển và phần đất ven biển chịu tác
động của nước biển.
Hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt rất đa dạng bao gồm các thuỷ vực nước đứng
như hồ, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước; các thuỷ vực nước chảy như suối,
sơng, kênh rạch. Trong đó, một số kiểu có tính đa dạng sinh học cao như suối
vùng núi đồi, đầm lầy than bùn với nhiều loài động vật mới cho khoa học đã
được phát hiện. Các hệ sinh thái sông, hồ ngầm trong hang động cát tơ cịn ít
được nghiên cứu.
Việt Nam có 2 vùng ĐNN nội địa quan trọng là vùng cửa sông Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long: (i) ĐNN ở vùng cửa sơng Đồng bằng sơng
Hồng có diện tích 229.762 ha (Hội khoa học đất Việt Nam, 2009). Đây là nơi
tập trung các HST nước lợ và mặn với thành phần loài thực vật, động vật phong
phú của các vùng rừng ngập mặn, đặc biệt đây là nơi cư trú của nhiều lồi chim
nước; (ii) ĐNN Đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích đất ngập nước
4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía
thượng nguồn sơng Mê Kơng. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ
cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 HST tự nhiên chính ở Đồng
bằng sơng Cửu Long là HST ngập mặn ven biển, HST rừng tràm ở vùng ngập
nước nội địa và HST cửa sông.
 Hệ sinh thái biển: Theo thống kê, Việt Nam có 20 kiểu HST biển điển hình.
Dựa trên kết quả những kết quả nghiên cứu và phân tích các kiểu HST biển
với các đặc trung về điều kiện tự nhiên và môi trường biển, đặc biệt tính

ĐDSH của rạn san hơ, có thể phân chia vùng biển Việt Nam thành 6 vùng
ĐDSH. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các kiểu HST rạn san hô, thảm cỏ
biển quanh các đảo ven bờ là nơi có mức ĐDSH biển cao nhất đồng thời
cũng rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường. Trong các vùng biển
của Việt Nam, quần đảo Trường Sa là vùng có tính đa dạng của rạn san hơ
cao nhất thế giới.
9


Theo dẫn liệu điều tra, nghiên cứu trong giai đoạn 2008 – 2010 của Viện Tài
nguyên và Môi trường biển, tổng diện tích thật có của rạn san hơ Việt Nam chỉ
còn khoảng 14.130 ha. Hiện nay, các rạn san hơ chủ yếu đang ở trong tình trạng
xấu. Các điều tra từ năm 2004 đến 2007 tại 7 vùng rạn san hơ trọng điểm của
Việt Nam cho thấy chỉ có 2,9% diện tích rạn san hơ được đánh giá là trong điều
kiện phát triển rất tốt, 11,6% ở trong tình trạng tốt, 44,9% ở trong tình trạng xấu
và rất xấu. Các rạn san hô phân bố ở vùng ven bờ có nguy cơ suy giảm nhanh
theo thời gian. Điều này thể hiện qua độ phủ giảm đi một cách đáng kể. Theo kết
quả nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, từ năm 1994 – 2007, độ
phủ rạn san hơ giảm trong khoảng 2,8 – 29,7% (trung bình là 10,6%), đặc biệt ở
vùng biển Côn Đảo, vùng ven bờ Ninh Hải – Ninh Thuận và vịnh Nha Trang.
Rạn san hô Cô Tô – Quảng Ninh vốn được xem là phát triển rất tốt, tỷ lệ phủ đạt
60 – 80%, có nơi đạt độ phủ gần 100%. Năm 2007, các quan trắc và theo dõi
hiện trạng rạn san hô được Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện, kết
quả cho thấy rạn san hô ở đây đã bị chết khá nhiều, có nơi độ phủ của san hơ
chết của toàn đảo lên đến 90%. Nguyên nhân gây chết phần lớn các lồi san hơ ở
xung quanh quần đảo Cơ Tơ một phần có thể là do một số ngư dân đánh bắt cá
trong các rạn san hô này.
Cũng như rạn san hô, HST thảm cỏ biển của nước ta cũng đang bị giảm dần diện
tích một phần do tai biến thiên nhiên, phần khác là do lấn biển để làm các ao
ni thủy sản và xây dựng cơng trình ven biển. Theo thống kê chung trên cả

nước thì hiện nay diện tích các thảm cỏ biển của Việt Nam bị giảm từ 40 – 70%.
Diện tích thảm cỏ biển Cửa Đại (Quảng Nam) giảm gần 70% (2009); các thảm
cỏ biển ở nam mũi Đá Chồng (Đồng Nai) giảm từ 45 – 60% xuống dưới 19%
(2009) và ở Hàm Ninh (Quảng Bình) giảm từ 30% (2004) xuống cịn 15%
(2009). Như vậy, độ phủ của thảm cỏ biển ở những khu vực này chỉ còn bằng
một nửa so với 5 năm trước. Chất lượng môi trường biển suy giảm làm môi
trường sống của hầu hết các loài sinh vật biển bị phá hủy, gây nhiều tổn thất về
ĐDSH: nhiều loài sinh vật biển giảm số lượng, thậm chí có lồi có thể đã tuyệt
chủng cục bộ.
10


Theo thống kê, tính đến năm 2012, 56% tổng diện tích rừng ngập mặn trên tồn
quốc là rừng mới trồng, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều
cao cây và đa dạng thành phần loài. Những cánh rừng ngập mặn ngun sinh
hầu như khơng cịn. Sự suy thoái này thể hiện rõ nét nhất qua sự suy giảm nhanh
chóng về diện tích và chất lượng các khu rừng ngập mặn. Năm 1943, nước ta có
hơn 408.500 ha rừng ngập mặn, tuy nhiên đến năm 1990, diện tích rừng ngập
mặn chỉ còn khoảng 255.000 ha, năm 2006 là 209.741 ha, đến 2010 là 140.000
ha và tính đến cuối năm 2012 chỉ còn lại 131.520 ha.
2.2.Đánh giá thực trạng hệ sinh thái ở Việt Nam
Báo cáo quốc gia về ĐDSH năm 2011 (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chỉ ra
xu hướng suy thoái của hầu hết các hệ sinh thái tự nhiên, quan trọng do các hoạt
động chặt phá rừng, xây dựng các cơng trình thủy điện, khai thác quá mức tài
nguyên và nuôi trồng không đúng cách. Hệ quả của q trình suy thối các hệ
sinh thái tự nhiên này cũng kéo theo sự mất sinh cảnh của loài, đặc biệt là các
loài thú lớn như voi, hổ…, dẫn đến suy giảm cả các loài.
Hiện nay, phần lớn các hệ sinh thái nằm trong các khu bảo tồn được bảo vệ theo
quy định của pháp luật. Phần cịn lại nằm ngồi khu bảo tồn, đã được chỉ ra
trong quy hoạch tổng thể, chiếm diện tích khơng nhỏ và cũng đóng vai trị quan

trọng trong bảo tồn ĐDSH trên cả nước. Thực tế cho thấy, việc suy thoái hệ sinh
thái xảy ra cả trong khu bảo tồn và ngoài khu bảo tồn. Ngoài ra, các hệ sinh thái
ngoài khu bảo tồn cịn có tính nhậy cảm cao trước những tác động của môi
trường nếu không được khoanh vùng bảo vệ.
2.3. Pháp luật về đa dạng sinh học
Phạm vi nội dung quản lý nhà nước về ĐDSH hiện đang được điều chỉnh,
quy định bởi ít nhất 04 luật: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, 2004 và Luật Thủy
sản, 2003 (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì triển khai) và Luật
Bảo vệ Mơi trường, 2005 và 2013 và Luật ĐDSH 2008 (do Bộ Tài nguyên và
Mơi trường chủ trì triển khai). Xét từ cách tiếp cận quản lý các HST, hệ thống
luật này cơ bản là các HST hiện có ở Việt Nam như rừng (trên cạn và ngập
11


mặn), biển và đất ngập nước (nội địa). Việc phân chia các HST có tính tương
đối như trên, và được chế tài bởi luật tương ứng, chủ yếu phục vụ mục đích quản
lý sử dụng hơn là bảo tồn. Vì thế, Luật ĐDSH ra đời đã hướng công tác quản lý
tài nguyên này theo hướng tổng hợp và toàn diện hơn, khơng quản lý theo hình
thức chia cắt các thành phần ĐDSH. Trong khi đó, Luật Bảo vệ Mơi trường
2005 và 2013 tiếp tục cung cấp các nguyên tắc và chế tài cần thiết cho việc
phòng ngừa và giảm thiểu tác động của phát triển lên ĐDSH.
Luật Thủy sản được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 (số
17/2003/QH11) và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004. Luật này quy định
02 hệ thống các khu bảo tồn vùng nước thủy nội địa và khu bảo tồn biển với các
mức phân hạng: vườn quốc gia; khu bảo tồn loài và sinh cảnh; và khu dự trữ tài
nguyên thiên nhiên thủy sinh.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 12
năm 2004 (số 29/2004/QH11) và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005. Đây
là văn bản rất quan trọng đối với công tác bảo vệ HST rừng, một trong các HST
có diện tích lớn nhất, giầu ĐDSH và có nhiều giá trị quan trọng đối với đời sống

đất nước và con người Việt Nam. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã quy định Hệ
thống rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để BTTN, mẫu chuẩn HST rừng của
quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử,
văn hố, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phịng hộ,
góp phần bảo vệ mơi trường, bao gồm: (i) Vườn quốc gia; (ii) Khu BTTN gồm
khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài – sinh cảnh; (iii) Khu bảo vệ cảnh quan
gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; (iv) Khu rừng
nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Luật ĐDSH được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 (số
20/2008/QH12) và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2009. Theo luật này, bảo
tồn ĐDSH được hiểu là (i) là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên
quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; (ii) bảo vệ sinh cảnh tự nhiên thường xuyên
hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của
12


thiên nhiên; và, (iii) ni, trồng, chăm sóc lồi thuộc Danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Luật ĐDSH phân chia khu BTTN theo 5 loại
HST: (i) rừng, (ii) biển, (iii) đất ngập nước, (iv) núi đá vôi, và (v) đất chưa sử
dụng (Điều 34). Theo luật này, các khu bảo tồn được phân thành 4 loại: (i) Vườn
Quốc gia; (ii) khu BTTN; (iii) khu bảo tồn loài và sinh cảnh; và, (iv) Khu bảo vệ
cảnh quan. Luật đồng thời quy định “vùng đệm” là vùng bao quanh, tiếp giáp
khu bảo tồn, có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối
với khu bảo tồn.
Bị chi phối bởi nhiều luật khác nhau, vì thế hiểu và thực hành đúng yêu cầu
quản lý nhà nước thống nhất về ĐDSH là một thách thức vì có q nhiều quy
định và chính sách hiện cùng được áp dụng, thậm chí trong số đó có các quy
định trùng lặp, chồng chéo thậm chí mâu thuẫn. Tình trạng này gây khó khăn
cho các bên liên quan có nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ thực thi pháp luật, nhất là
các cơ sở bảo tồn, khi họ đang phải đối mặt với những hạn chế, thiếu hụt về

năng lực, con người và cố vấn/chỉ dẫn. Đây là nút thắt đòi hỏi các cơ quan soạn
thảo và ban hành chính sách phải hợp tác, điều phối, lồng ghép chặt chẽ hơn để
nhất thể hóa, đồng bộ hóa các quy chế về quản lý ĐDSH. Dẫn chứng trong giai
đoạn 2010-2013, kể từ khi Luật ĐDSH có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành 10
Nghị định của Chính phủ, 12 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 23 Thơng
tư của Bộ trưởng đã được ban hành, thể chế hóa các chiến lược, quy hoạch, cơ
chế về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH Việt Nam.
Quy định trên của Luật ĐDSH 2008 cũng đáp ứng tiêu chí phù hợp với tính
đặc thù ĐDSH, đó là bao qt tất cả các HST tự nhiên, các loài và nguồn gen
sinh vật mà khơng phân chia và phụ thuộc vào tính chất, loại hình của từng
HST. Ngồi ra, cơ chế phối hợp đa ngành, liên ngành cũng thể hiện rất rõ trong
các quy định của Luật ĐDSH 2008. Đây cũng là cách tiếp cận của Công ước
ĐDSH đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Tuy nhiên, sự phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ĐDSH theo
Luật ĐDSH 2008 lại chưa đáp ứng được các tiêu chí rõ ràng, cụ thể và khả thi.
13


Do quy định “Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện quản lý nhà nước về ĐDSH theo phân cơng của Chính phủ ”
(Điều 6 khoản 3), nên trách nhiệm của các bộ, ngành khác vẫn đang trong “chế
độ chờ” sự phân công của Chính phủ.
Ngược lại, các quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý nhà
nước đối với ĐDSH tại các Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Luật Thủy sản
2003 đã đáp ứng tốt các tiêu chí hợp pháp, đúng thẩm quyền, rõ ràng, cụ thể
nhưng lại chưa đáp ứng được tiêu chí phù hợp với đặc thù của ĐDSH. Lí do là
vì kể từ trước khi Luật ĐDSH 2008 được ban hành, cách tiếp cận phân công
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành chủ yếu dựa trên cơ sở chia
các HST tự nhiên, các bộ phận của ĐDSH thành: rừng, biển, đất ngập nước… để
quản lý, trong khi như trên đã phân tích bản thân các yếu tố trên là một chỉnh thể

thống nhất, có độ tương tác rất cao và khơng dễ dàng phân biệt rạch ròi giữa
chúng.
2.4. Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất
cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý
nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động
tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương
pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và
đảm bảo sự phát triển của lồi và hệ sinh thái đó trong tương lai.
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và
bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo
tồn các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khơi phục quần thể
các lồi trong mơi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị
bao gồm các hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngồi nơi phân bố
hay mơi trường tự nhiên của chúng.
14


Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể
từ các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có
phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn
In-situ và việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp
cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của lồi và từ đó hỗ trợ
cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được
bảo tồn In-situ.
Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều
kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên tồn cầu, mục tiêu của một chiến lược
bảo tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có

mà cịn tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa
tương lai của lồi. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo
tồn nguồn gen động cho thực vật. Điều cốt lỏi của khái niệm này là khuyến
khích tính thích nghi của loài bằng cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình
chọn lọc tự nhiên và rồi trong quá trình tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa
dạng hóa nguồn gien của lồi, chuẩn bị cho việc thích nghi rộng hơn của lồi đối
với các điều kiện mơi trường khác nhau. Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen
của các loài thực vật sẽ được bảo tồn trong một quá trình động thay vì chỉ được
duy trì như đúng tình trạng di truyền mà chúng vốn có.
VI. Trách nhiệm bảo vệ đa dạng sinh học
Sự tham gia của cộng đồng trước hết thể hiện ở việc một cộng đồng được
tham gia tư vấn ý kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát
triển, hay một quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên. Đó là cơ hội để người
dân có thể bày tỏ ý kiến của mình và bằng cách đó, họ có thể ảnh hưởng đến
việc ra quyết định.
Bảo tồn đa dạng sinh học trước hết xuất phát từ nhận thức của cộng đồng,
sau đó biến thành hành động và trở thành nhu cầu, mong muốn của mỗi người
trong cộng đồng. Nhận thức đúng về bảo tồn đa dạng sinh học, cộng đồng sẽ
nhận thức trong mọi hành động của mình, từ các hoạt động sản xuất đến sinh
hoạt hàng ngày. Sự tham gia thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học có thể chỉ là
15


những việc rất nhỏ như không mang lửa vào rừng, khơng dùng các phương pháp
đánh bắt thuỷ sản mang tính huỷ diêt,...Sự thay đổi trong các hoạt động hàng
ngày của cộng đồng chính là sự tham gia một cách đắc lực vào việc bảo tồn đa
dạng sinh học.
Một kế hoạch được đánh giá là khả thi, một dự án được xem là phù hợp với
thực tế địa phương cũng chưa thể đảm bảo một cách chắc chắn là sẽ thực hiện
thành cơng nếu trong q trình triển khai khơng có các bước kiểm tra, theo dõi

và đánh giá. Cộng đồng địa phương là những trợ lý đắc lực trong các hoạt động
này.
Trong mọi hoạt động quản lý tài nguyên nói chung và quản lý đa dạng sinh
học nói riêng, sự tham gia của cộng đồng là giải pháp đảm bảo hiệu quả cao.
Người dân địa phương đã thực hiện quản lý rừng qua nhiều thế kỷ và các tập
quán truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số là rất quý đối với việc quản lý
đất rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) đã
có quy định cụ thể về sự tham gia cộng đồng vào quản lý rừng phòng hộ và rừng
sản xuất. Sự thay đổi quan trọng là công nhận cộng đồng thơn bản có thể được
giao quản lý các khu vực rừng bên ngoài các khu bảo tồn. Rừng tự nhiên cũng
được giao cho cộng đồng quản lý, tạo nên tiềm năng rất lớn cho sự tham gia của
cộng đồng vào bảo tồn và sử dụng bền vững các khu rừng đó. Với những quy
định mới của pháp luật hỗ trợ quyền pháp lý của các cộng đồng đại phương, vai
trò của họ chắc chắn sẽ được tăng cường.

16


C. Kết luận
Bảo vệ đa dạng sinh học cũng chính là bảo vệ con người, nhưng đa dạng
sinh học đang bị đe dọa bởi những lựa chọn liên quan tới phát triển kinh tế. Đảo
ngược xu thế này chẳng những là việc mà thế giới có thể làm và phải làm để bảo
đảm sự tồn tại của loài người. Những phản ứng mang tính tồn cầu đối với tổn
thất sinh thái và các chiến lược bảo tồn thiên nhiên cần được tăng cường nhằm
đảo ngược xu hướng tổn thất đa dạng sinh học hiện nay. Giới lãnh đạo các nước
và sự hỗ trợ từ các hoạt động hợp tác phát triển đóng vai trị quan trọng đối với
việc thực thi Hiệp ước Đa dạng sinh học. Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng
sinh học phải nhận được quan tâm sâu rộng hơn nữa từ phía các ban, ngành, cơ
quan và tổ chức nếu như chúng ta có ý định ngăn ngừa các tổn thất thiên tai của
đa dạng sinh học. Và mỗi người chúng ta cũng nêu cao ý thức bảo tồn sự đa

dạng sinh học, chung tay xây dựng một nền sinh học phong phú toàn cầu.

17



×