Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vận dụng nguyên tắc phát triển vạch ra kế hoạch cho bản thân mình trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.69 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI



TIỂU LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Chủ đề 3: Vận dụng nguyên tắc phát triển, vạch ra kế hoạch
cho bản thân mình trong tương lai.
Họ và tên:
Lớp:
Mã sinh viên:
Chun ngành:

HỒNG ÍCH HỒNG
TH 23.23
18106283
CNTT

Hà Nội - 2023

2


MỤC LỤC

Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................1
Phần 2: NỘI DUNG............................................................................................3
Chương 1..............................................................................................................3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN.............................................................................3


1. Khái niệm:....................................................................................................3
2. Tính chất sự phát triển:................................................................................3
3. Ý nghĩa phương pháp luận:..........................................................................5
4. Quan điểm của sự phát triển........................................................................6
Chương 2..............................................................................................................8
VẠCH RA KẾ HOẠCH CHO BẢN THÂN MÌNH TRONG TƯƠNG LAI. 8
1. Tóm tắt kế hoạch phát triển.........................................................................8
2. Kế hoạch chi tiết..........................................................................................8
PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................12

1


Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU
Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng của phép
biện chứng duy vật, là cơ sở khoa học cho sự hình thành quan điểm tồn diện.
Ngun lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc
trưng phổ quát nhất thế giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan
đều có sự vận động và phát triển; sự vận động phát triển ấy là không ngừng, có
khi nhanh, khi chậm, khi tuần tự, có khi nhảy vọt, có lúc có những bước thụt
lùi, nhưng nếu nhìn ở cả một chặng đường thì tất cả đều là phát triển. Phát triển
là những cái mới ra đời thay thế cái cũ, nhưng vẫn trên cơ sở kế thừa những hạt
nhân hợp lý của cái cũ, cải tạo và phát triển những hạt nhân hợp lý ấy để nó trở
thành điều kiện, tiền đề vững chắc cho cái mới phát triển nhanh, mạnh, vững
hơn. Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan.
Nhận thấy vai trò, ý nghĩa quan trọng của nguyên lí về sự phát triển trong
triết học Mác – Lênin, em đã chọn chủ đề: “ Vận dụng nguyên tắc phát triển,
vạch ra kế hoạch cho bản thân mình trong tương lai”
Kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần:
Phần 1: Lời mở đầu

Phần 2: Nội dung
Chương 1: Lý luận chung về nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác –
Lênin.
Chương 2: Vạch ra kế hoạch cho bản thân mình trong tương lai.
Phần 3: Kết luận
Do kiến thức lý luận còn hạn hẹp, sự hiểu biết thực tế chưa nhiều, thời
gian nghiên cứu còn hạn chế nên tiểu luận của em khơng tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của cô để tiểu luận của em được hoàn
thiện hơn.
1


Em xin chân thành cảm ơn cô!

2


Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1.

Khái niệm:

- Sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để khát quát xu hướng vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn mà dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện chất mới.
- Theo quan điểm này, phát triển khơng bao qt tồn bộ sự vận động nói
chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận động - xu hướng vận động

đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ. Sự phát triển chỉ là
một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển của mình
trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm
thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có
theo chiều hướng ngày càng hồn thiện hơn.
2.

Tính chất sự phát triển:

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển cũng có ba
tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
- Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng là quá trình tự thân và khách
quan. Đó là sự phát triển của các dạng vật chất. Nguồn gốc của sự phát triển
nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là q trình giải quyết liên tục những mâu
thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật ln ln
phát triển. Vì thế sự phát triển là tiến trình khách quan, không phụ thuộc vào ý
thức của con người.

3


Ví dụ:

 Sinh vật phát triển từ đơn bào đến đa bào là hiện tượng phát triển khách
quan.

 Sự trưởng thành của con người cả về tâm lý và sinh lý diễn ra một cách
khách quan ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Sự phát triển mang tính phổ biến, diễn ra ở mọi lĩnh vực: tự nhiên (sinh
vật), xã hội (kinh tế, chính trị) và trong tư duy (tiến bộ về nhận thức) ở bất cứ sự

vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái niệm, các phạm
trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận động và phát triển; chỉ trên
cơ sở của sự phát triển, mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và các
phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắng hiện thực luôn vận động và phát triển.
Ví dụ:
 Trong giới tự nhiên: đó là sự phát triển từ thế giới vật chất vô cơ đến hữu
cơ; từ vật chất chưa có năng lực sự sống đến sự phát sinh các cơ thể sống và tiến
hố dần lên các cơ thể có cơ cấu sự sống phức tạp hơn.
 Sự tiến hoá của các giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và
động vật mới đến mức có thể làm phát sinh lồi người với các hình thức tổ chức
xã hội từ đơn giản đến trình độ tổ chức cao hơn, cùng với q trình đó cũng là
q trình khơng ngừng phát triển nhận thức của con người từ thấp đến cao...
 Trong xã hội, sự phát triển thể hiện qua những thay đổi về kết cấu giai
cấp, cơ cấu ngành, lực lượng sản xuẩ, quan hệ sản xuất…
 Trong tư duy, ý thức của con người, ta thấy sự phát triển của con người là
không ngừng. Đứa trẻ sinh ra từ lúc biết khóc, biết cười dần dần qua thời gian,
khơng gian sống, với những dưỡng chất nuôi bé lớn khôn, bé đã biết nói, nhận
biết đồ vật đơn giản, kế đến là những sự vật hiện tượng trong tự nhiên xã hội
như: mưa, nắng, buồn, vui…sự phát triển đó là khơng ngừng hoàn thiện, từ đơn
giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.

4


 Quá trình phát triển của cây lúa khác với cây ngơ (hình thức phát triển,
điều kiện phát triển, thời gian phát triển…)
- Sự phát triển cịn có tính đa dạng, phong phú. Phát triển là khuynh hướng
chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng lại có
q trình phát triển khơng giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời
gian khác nhau, sự vật phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong q trình phát

triển của mình, sự vật cịn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của
rất nhiều yếu tố, điều kiện. Chẳng hạn, không thể đồng nhất tính chất, phương
thức phát triển của giới tự nhiên với sự phát triển của xã hội loài người. Sự phát
triển của giới tự nhiên thuần tuý tuân theo tính tự phát, cịn sự phát triển của xã
hội lồi người lại có thể diễn ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý
thức.
Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đơi
khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự
vật thụt lùi. Mỗi sự vật hiện tượng, q trình riêng biệt đều có những giai đoạn
hình thành, trưởng thành và tiêu vong.
Ví dụ:
 Một bơng hoa tàn đi để cho quả ra đời.
 Hiện tượng “tre già măng mọc”.
3.

Ý nghĩa phương pháp luận:

- Mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong quá trình vận động và phát triển,
nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phái có quan
điểm phát triển. Quan điểm phát triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một
vấn đề nào đó con người phải đặt chúng ở trạng thái động, nằm trong khuynh
hướng chung là phát triển. Quan điểm phát triển có nghĩa là khi xem xét bất kỳ
sự vật hiện tượng nào cũng phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển,
vạch ra xu hướng biến đổi chuyển hóa của chúng. Quan điểm phát triển địi hỏi
khơng chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ
5


khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến
đổi có tính chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để

vạch ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.ng biến đổi đi lên cũng như
những biến đổi có tính chất thụt lùi.
- Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển cịn phải biết phân chia q
trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ sở ấy để tìm ra
phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến
triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát triển đó có
lợi hay có hại đối với đời sống của con người.
- Nguyên lý này là cơ sở lý luận cho quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét
sự vật. Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi phải xem xét sự vật trong cả quá trình
phát triển, ở mỗi thời điểm cụ thể với hồn cảnh cụ thể.
- Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định
kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
- Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản
thân con người.
4.

Quan điểm của sự phát triển
Quan điểm phát triển là phương pháp luận được rút ra từ nguyên lý

trên.
Quan điểm phát triển đòi hỏi để nhìn thấy được bản chất của sự vật hiện
tượng, chủ thể phải xem xét các sự vật hiện tượng trong trạng thái, xu hướng
vận động, phát triển và dự đốn được các xu hướng biến đổi chuyển hóa của
chúng, nhìn thấy được cái mới, cái tiến bộ trong hiện tại cái cũ mặc dù cái mới
nào lúc ra đời cũng còn “non yếu”, bị cái cũ lấn áp để từ đó tạo điều kiện cho nó
chiến thắng cái cũ lạc hậu .

6



Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc
trưng phổ quát nhất của thế giới, mọi sự vật , hiện tượng trong thế giới khách
quan đều có sự vận động và phát triển, sự vận động phát triển ấy là khơng
ngừng, có khi nhanh, khi chậm, khi tuần tự, có khi nhanh, có khi chậm, khi tuần
tự, có khi nhảy vọt, có lúc có những bước thụt lùi , nhưng nếu nhìn ở cả một
chặng đường thì tất cả đều là phát triển. Phát triển là những cái mới ra đời thay
thế cái cũ , nhưng vẫn trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của cái cũ, cải
tạo và phát triển những hạt nhân hợp lý ấy để nó trở thành điều kiện, tiền đề
vững chắc cho cái mới phát triển nhanh, mạnh mẽ, vững hơn. Phát triển là đặc
trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan.

7


Chương 2
VẠCH RA KẾ HOẠCH CHO BẢN THÂN MÌNH TRONG
TƯƠNG LAI
1. Tóm tắt kế hoạch phát triển
- Mục tiêu đề ra: trở thành một cơng dân, một sinh viên có nhân cách tốt,
một bác sĩ chuẩn mực về đạo đức, giỏi về chuyên môn.
- Mục tiêu cụ thể:
 Rèn luyện đạo đức, phẩm chất:
+ Có thái độ tơn trọng, ứng xử lịch sự với những người xung quanh mình.
+ Thật thà, bao dung độ lượng, không bao che cho cái xấu đang tồn tại.
+ Năng động, sáng tạo, trao dồi kiến thức kỹ năng.
+ Chăm chỉ tìm tịi, định hướng môn học, trọng tâm chủ yếu vào những môn học
phục vụ cho cơng việc sau này.
 Có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng:

+ Đối với xã hội: tham gia các hoat động từ thiện xã hội, hiến máu nhân đạo.
Giúp đỡ những cụ già và trẻ nhỏ, những người vơ gia cư…
+ Đối với mơi trường: ln có ý thức giữ cho môi trường sống được sạch sẽ,
không xả rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ mơi trường, hạn chế sử dụng túi nilon…
2. Kế hoạch chi tiết
Lập kế hoạch trước để vạch rõ được phương hướng, mục tiêu cụ thể, khi đó ta
sẽ tự tin chứ khơng phải sợ sệt bước đi. Kế hoạch chính là tấm bản đồ vẽ ra
những đoạn đường đi cụ thể để đạt tới đích. Cũng như trong một chuyến đi chơi,
ta có kế hoạch thì sẽ đạt hiệu quả cao trong chuyến đi chơi đó, cịn đi chơi
khơng có kế hoạch vịng vo, khơng đi được đâu vào với đâu. Bạn đi sai đường
thì có thể vịng lại, nhưng cuộc đời mà đi sai đường thì khơng bao giờ ngoảnh lại
được. Đó là lí do vì sao kế hoạch phát triển bản thân lại quan trọng và cần thiết
như vậy.
8


Trước hết là hướng tới từng mục tiêu cụ thể trong từng năm học. Là sinh viên
theo học ngành y khoa, muốn trở thành một bác sĩ giỏi. Nhưng em mới học năm
nhất. Giai đoạn ngắn trước mắt là em phải học tập thật tốt, mọi thứ đều phải
suôn sẻ, tốt nghiệp đại học. Sau 6 năm, rồi thêm ba năm bác sĩ nội trú. Y học là
ngành để cứu sống mạng người, nên không thể thong dong như các ngành nghề
khác được. Mỗi ngày vào buổi chiều tối, nếu nhàn rỗi em sẽ cố gắng học thêm
tiếng Anh, giao tiếp với người nước ngoài ở phố đi bộ hay những khu vui chơi
giải trí. Năm đầu tiên ln là những kiến thức cơ bản dành cho sinh viên, nên
việc đạt được học bổng là có thể suy nghĩ tới. Những mơn căn bản, mình học tốt
thì sau vào các mơn chun ngành mình mới có thể đảm bảo mình nắm chắc
kiến thức được. Ngoài ra em sẽ cố gắng xây dựng các mối quan hệ với mọi
người, tham gia các câu lạc bộ ý nghĩa của Đoàn trường.
Đến năm thứ hai, bước sang một giai đoạn vất vả hơn, học các môn liên
quan chuyên ngành, phải chú tâm vào học hơn nữa. Đây cũng là cái lúc bắt đầu

công cuộc tìm chuyên khoa để mình cống hiến cả đời cho nó như Nội, Ngoại,
Sản, Nhi, Tai-Mũi-Họng, Răng hàm mặt, Da liễu.... các mơn chun khoa khó
hiểu, cần phải thực sự đào sâu cuốc bẫm. Đặc biệt môn giải phẫu, phải làm bài
từ ở nhà rồi lên lớp nghe thầy cơ giảng, có riêng 1 atlat giải phẫu, khơng có nó
khơng bao giờ học được. Và năm hai có thể nghĩ đến chuyện học bổng, chuyện
đó vừa sức đối với mọi sinh viên.
Năm thứ ba, có lẽ vất vả thực sự rồi, phải đi trực ở bệnh viện. Mới tiếp cận
đến lâm sàng nên việc lóng ngóng, mệt mỏi áp lực là điều tất yếu. Phải dần
quen với mọi thứ. Đúng như các bác sĩ đi trước có nói một câu thấm nhuần cho
các sinh viên y: “Sinh viên Y: những người sống bằng một lượng lớn caffein,
đường, mì gói và bỏ qua giấc ngủ để trở thành một chuyên gia về sức khỏe”.
Định hướng được chuyên khoa mình theo đuổi, học chú trọng vào nó thật
nhiều, đi theo bác sĩ chuyên khoa đó để chau dồi kinh nghiệm từ bây giờ. Ở
bệnh viện, mình được va chạm với các bác sĩ, bệnh nhân thì cũng là lúc mình
9


nhìn nhận vấn đề một cách đúng nhất về y đức của một bác sĩ, cũng như tâm lí
của bệnh nhân. Không thể thiếu đề tài nghiên cứu bắt đầu từ năm thứ ba cho
đến hết năm thứ sáu. Đề tài nghiên cứu chính chính là nghiên cứu về một vấn
đề nào đó của chun khoa mình theo đuổi, để mình khám phá, chiêm nghiệm
được ra mọi vấn đề khúc mắc, cũng như là việc giỏi chuyên môn.
Năm thứ tư, khối kiến thức quá nặng. Nội, Ngoại, Sản, Nhi sẽ ép bản thân
phải học thuộc được hết mấy tập sách về các mơn đó, chưa kể vừa phải đi trực
nữa. Tâm lí của một bác sĩ tương lai phải hun đúc, tơ luyện rất nhiều. Đó khơng
phải ép buộc bản thân như vậy mà đó là trách nhiệm, lương tâm mình phải như
vậy, cố gắng bao nhiêu cũng khơng đủ. Trong năm 4 này, việc thực hành là rất
cần thiết, nên phải tận dụng các buổi thực hành để mình có thể giỏi hơn, đi theo
phụ cho các bác sĩ chuyên khoa, biết người biết việc.
Năm thứ năm, nhàn hơn năm thứ tư, đi cộng đồng, thực tế. Mình như một

bác sĩ thực sự. Được đi đến các thôn bản để thăm khám chữa bệnh cho mọi
người xung quanh đó, cố gắng hoạt động bộ não hết sức có thể để hoàn thành
nhiệm vụ được giao, khen thưởng kèm theo sự để ý của các bệnh viện nhà
nước cũng như tư nhân, đây cũng là lúc bản thân muốn tự thân tự mở tư nhân,
nên có kế hoạch xây dựng, tạo nguồn vốn chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Năm thứ sáu, đi làm ở các bệnh viện, xin tạm biệt với tất cả các câu lạc bộ,
làm đúng trách nhiệm của một người bác sĩ. Lúc này, đủ tư cách là một bác sĩ
nhưng chưa được cấp bằng mà thôi, chú tâm vào chuyên khoa của mình. Để
sau khi học xong thi bác sĩ nội trú, thì mình mới đảm bảo rằng mình sẽ là một
bác sĩ cứu người được. Đảm bảo ra trường bằng khá trở lên.
Hết sáu năm sinh viên y, có thể thi bác sĩ nội trú, vừa học vừa làm kiếm tiền
gây dựng tiền đồ. Đến khi học xong thì làm ở bệnh viện vài năm để hiểu được
cơ chế, máy móc làm việc của một bệnh viện cũng như kinh nghiệm sau này,
thu hút bệnh nhân, gây ấn tượng với mọi người. Để đến khi qua 30 tuổi, mình
có thể tự tay mở phịng khám riêng, bệnh nhân sẽ tin tưởng giao tính mạng của
10


họ cho mình. Từ đó phát triển, ở từng giai đoạn em sẽ phải điều chỉnh kế hoạch
cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế.
Kế hoạch của bản thân phải khả thi, phải quyết tâm thực hiện cho bằng
được. Bản thân phải nhận ra mặt mạnh, yếu của mình, nên bàn bạc với bố mẹ,
thầy cơ, bạn bè để có những hướng đi đúng đắn. Tập cho bản thân lối sống kỷ
luật, làm ra làm, chơi ra chơi, không khiến bản thân bị stress, không bị lương
tâm cắn rứt vì đã phí phạm thời gian...

11


PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN

Lấy nguyên tắc phát triển làm cơ sở cho mọi hoạt động, bằng cách áp dụng
nó vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể tự lập kế hoạch để phát triển bản
thân, tổ chức hay một đất nước. Bản kế hoạch phát triển nhân cách bản thân trên
chính là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo nguyên tắc phát triển vào cuộc sống một
cách cụ thể hơn để khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ , định kiến trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn con người cần phải tôn trọng quan điểm phát triển. Quan điểm phát
triển đòi hỏi khi nhận thức, khi giải quyết một vấn đề nào đó con người cần đặt
chúng trong trạng thái động, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Quan
điểm phát triển khơng chỉ địi hỏi nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật,
mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải
thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính chất thụt lùi.
Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra khuynh hướng
biến đổi chính của sự vật. Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải
biết phân chia quá trình phát triển của sự vật ấy thành những giai đoạn. Trên cơ
sở ấy để tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy
sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó, tùy theo sự phát
triển đó là có lợi hay có hại đối với đời sống con người.
Từ đó vạch ra kế hoạch phát triển bản thân một cách cụ thể nhất. Việc nên kế
hoạch là rất quan trọng, chuẩn bị mọi thứ ở phía trước, chu tồn cho tương lai.
Có kế hoạch hợp lí thì nhất định sẽ thành cơng.

12



×