Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận cơ sở lý luận báo chí thực trạng vấn đề thiếu trách nhiệm xã hội của

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.67 KB, 23 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THIẾU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
CÁC NHÀ BÁO HIỆN NAY

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA NHÀ BÁO HIỆN NAY.................................................................................4
1.1. Một số khái niệm...........................................................................................4
1.1.1. Khái niệm nhà báo....................................................................................4
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của nhà báo...............................................4
1.2. Vấn đề thiếu trách nhiệm xã hội của các nhà báo hiện nay......................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THIẾU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA MỘT SỐ NHÀ BÁO HIỆN NAY.................................................................7
2.1. Một số nhà báo đưa thông tin chưa được kiểm chứng hoặc thơng tin thiếu
sót, sai sự thật, gây phản ứng khơng tốt trong dư luận...........................................7
2.2. Hiện tượng “giật tít” mang tính thổi phồng sự việc và chạy theo những thơng
tin tiêu cực nhằm câu kéo người đọc, người xem................................................11
2.3. Nhiều nhà báo có hành vi vi phạm đời tư cá nhân, vi phạm tính nhân văn.. 14
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO
CÁC NHÀ BÁO.....................................................................................................18
3.1. Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho nhà báo..........................................18
3.2. Hồn thiện chính sách pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản
lý đối với các nhà báo...........................................................................................18


3.3. Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề nghiệp của nhà báo phát triển. 19
KẾT LUẬN............................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................22

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các nhà báo trong những năm qua đã có sự trưởng thành và phát triển khơng
chỉ ở số lượng mà cịn về chất lượng. Nhiều nhà báo đã cơ bản thực hiện tốt vai trị
và trách nhiệm của mình đối với xã hội.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của cơ chế kinh tế thị trường, công nghệ thông
tin, cuộc cạnh tranh về tin bài giữa các cơ quan báo chí, rất nhiều nhà báo đã xuất
hiện tư tưởng lệch lạc. Vì lợi ích kinh tế, một số nhà báo sẵn sàng rời xa tôn chỉ
của tờ báo, bỏ qua các quy tắc và đạo đức nghề nghiệp cho ra những bài báo kém
chất lượng, gây ra tình trạng mất lịng tin của cơng chúng đối với báo chí. Vì vậy,
cần phải có những biện pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của các nhà báo với
cơng chúng báo chí.

2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng vấn đề thiếu trách nhiệm xã hội của các
nhà báo ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Để làm rõ vấn đề trên:
Chúng ta cần tìm hiểu một vài khái niệm về “nhà báo”, “trách nhiệm xã hội của
nhà báo”. Phân tích thực trạng và các biểu hiện của vấn đề nhà báo thiếu trách
nhiệm xã hội ở Việt Nam hiện nay. Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao ý thức
trách nhiệm xã hội đối với các nhà báo.

3



CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA NHÀ BÁO HIỆN NAY.
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm nhà báo
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, nhà báo
có thể được hiểu là người tham gia thực hiện một trong các loại hình lao động báo
chí của q trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội; đó
là lao động tổ chức - quản lý (ở nước ta là bao gồm tổ chức quản lý vĩ mô và vi
mô), lao động biên tập, lao động tác giả, lao động kỹ thuật - dịch vụ trong báo chí.
Nhà bảo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và
DLXH về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình
diện pháp lý và đạo đức.

1.1.2. Khái niệm trách nhiệm xã hội của nhà báo
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Dững viết trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”:
“Đối với hoạt động báo chí, với nhà báo, trách nhiệm xã hội là tiêu chí cơ bản thể
hiện tính chuyên nghiệp và đạo đức hành nghề, bao gồm trách nhiệm chính trị ,
trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức…”
Trong quyển “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” của PGS.TS.
Nguyễn Thị Trường Giang, có nêu: “ Trách nhiệm xã hội của nhà báo cũng là một
nguyên tắc được rất nhiều bản quy tắc đạo đức trên thế giới đề cập. Không thể có
được sự chân thật, khách quan nếu nhà báo khơng có trách nhiệm xã hội.
Hiệp hội các nhà báo chuyên nghiệp Hoa Kỳ cho rằng: “Các nhà báo có
trách nhiệm đối với cơng chúng của mình và những người khác”; Hiến chương đạo
đức của truyền thông Ba Lan quy định: Quyền tự do ngơn luận của báo chí địi hỏi
các nhà báo, biên tập viên, các nhà sản xuất và phát thanh viên phải có trách nhiệm
với hình thức và nội dung cũng như những hậu quả, kết quả của thông tin”.
4



1.2. Vấn đề thiếu trách nhiệm xã hội của các nhà báo hiện nay
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là
truyền thông số. Với một khối lượng thông tin khổng lồ được tung ra hàng ngày,
hàng giờ trên nhiều nền tảng như internet, báo chí, mạng xã hội… đã khiến cho các
luồng thông tin trở nên hỗn tạp, khó kiểm sốt. Hầu như mỗi chúng ta ai cũng sử
dụng mạng xã hội, ai cũng sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thơng minh và
muốn chia sẻ những hiểu biết của mình dẫn tới việc kiểm sốt thơng tin trên mạng
gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết. Một ngun nhân khác đó chính là một số
mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường chưa được giải quyết.
Báo chí, các nhà báo cũng chính là một nguồn cung cấp thông tin quan trọng
hàng đầu trong bối cảnh đó. Cơng chúng ln dành một sự tin tưởng nhất định đối
với những thơng tin mà báo chí đưa ra, coi đó là một nguồn thơng tin chính thống
và có cơ sở.
Vì vậy, các nhà báo phải có trách nhiệm trong việc đưa tin, tính chính xác,
trung thực của nguồn tin mà mình đưa ra, cũng như có trách nhiệm với các nhân tố
khác trong xã hội. Từ những quan điểm trên, tác giả nhận định rằng: Trách nhiệm
xã hội chính là phẩm chất nghề nghiệp cần thiết nhất của nhà báo hiện nay.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững cũng cho rằng: “Đối với nhà báo, trách nhiệm xã
hội là yêu cầu khách quan, đòi hỏi từ các mối quan hệ thuộc về bổn phận nghĩa vụ
xã hội của báo chí. Trách nhiệm xã hội là phạm vi bắt buộc hình thành nghề nghiệp
báo chí. Bởi vì , báo chí ra đời bắt nguồn từ nhu cầu xã hội và để giải quyết những
vấn đề xã hội liên quan đến cộng đồng. Nói cách khác, trách nhiệm xã hội của nhà
báo vừa là đòi hỏi khách quan của xã hội, của cộng đồng; vừa là nhu cầu tự thân
của nhà báo”.
Trên thực tế, bên cạnh những người làm báo thực hiện tốt trách nhiệm đối với
xã hội thì vẫn cịn một bộ phận nhà báo đã bỏ qua trách nhiệm xã hội, có hiện
tượng “lệch ngịi bút” để chạy theo những lợi ích vật chất nhằm vụ lợi cho bản

thân. Tác giả đưa ra 3 quan điểm về thực trạng trách nhiệm xã hội của nhà báo hiện
nay:
5


- Một số nhà báo đưa thông tin chưa được kiểm chứng hoặc thơng tin thiếu
sót, sai sự thật, gây phản ứng không tốt trong dư luận.
- Hiện tượng “giật tít” mang tính thổi phồng sự việc và chạy theo những thông
tin tiêu cực nhằm câu kéo người đọc, người xem.
- Nhiều nhà báo có hành vi vi phạm đời tư cá nhân, vi phạm tính nhân văn.

6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THIẾU TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA MỘT SỐ NHÀ BÁO HIỆN NAY.

2.1. Một số nhà báo đưa thông tin chưa được kiểm chứng hoặc thông tin thiếu
sót, sai sự thật, gây phản ứng khơng tốt trong dư luận.
Báo chí là một kênh thơng tin hữu hiệu để cập nhật các thông tin trong đời
sống, xã hội. Vì vậy, địi hỏi mỗi nhà báo cần phải nhanh nhạy trong việc tìm
kiếm, đăng tải thơng tin. Tuy nhiên, khơng chỉ vì chữ “nhanh” mà bỏ qn đi chữ
“thật”, bởi chỉ cần một thông tin sai lệch đăng lên dù là nhỏ nhất cũng gây ra nhiều
hệ lụy nghiêm trọng.
Tại chương IV, điều 15 của Luật báo chí quy định quyền và nghĩa vụ của
nhà báo, xác định nhà bảo phải “thơng tin trung thực về tình hình trong nước và thế
giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân” .Trong Quy định đạo đức
nghề nghiệp của Hội nhà báo Việt Nam cũng nêu rõ nhà báo phải: “Hành nghề
trung thực, khách quan , tôn trọng sự thật”. Như vậy, khách quan, chân thật là
nguyên tắc, là yêu cầu tồn tại của bản thân báo chí và là đạo đức nghề nghiệp của

nhà báo. Có rất nhiều vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng như “Vụ việc nước mắm
nhiễm Asen” năm 2016 đã khiến nhiều dư luận hoang mang khi sử dụng nước
mắm. Cụ thể, vào ngày 17/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng
Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150
mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai và đưa ra kết quả 67% mẫu nước mắm

nhiễm Asen vượt mức cho phép. Từ ngày 12 đến 23-10, truyền thơng xã hội có
trên 44.000 bài viết, 95.000 lượt chia sẻ, 108.000 thảo luận, trên 63.000 bình luận.
“Đỉnh điểm là ngày 18-10, sau khi VINASTAS công bố kết quả chương trình khảo
sát chất lượng 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88 nhãn hiệu, trên mạng xã hội
có trên 42.275 thảo luận” - Bộ TT-TT nêu rõ. Tuy nhiên, sau thời gian điều tra làm
rõ đã cho thấy số liệu trên là một sai sót khi cơng bố.
Đến ngày 14-11, Bộ TT-TT đã xử phạt vi phạm hành chính các cơ quan báo chí vi
phạm.
7


Trong thời gian qua, nhiều nhà báo của ta chưa kịp tìm ra số liệu chính xác,

đánh giá đúng sự thật, chưa nghiêm túc cẩn trọng trong suy xét sự thật, thiếu thái
độ cơng tâm khi nhìn nhận vấn đề đã vội vàng cơng bố vội vàng “nói rõ” ra cơng
luận.
Hiện tượng trên có thể là do sự nóng vội của các nhà báo trong việc kiểm
chứng nguồn tin, có một số nhà báo lại khơng trực tiếp thăm dị nguồn tin, hoặc
muốn chớp thời cơ “vàng” khi đăng tin. Thậm chí, một số nhà báo cịn cố ý “bơi
xấu” hình ảnh của một cá nhân hay tập thể nào đó. Những nguyên nhân kể trên dù
chủ quan hay khách quan cũng là biểu hiện việc thiếu trách nhiệm với xã hội, công
chúng.
Đảng ta luôn thể hiện sự quan tâm đối với các thơng tin mà báo chí đưa ra.
Văn kiện Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới yêu cầu cơ quan truyền thông đại

chúng phải đảm bảo tính chân thật trong thơng tin. Văn kiện Đại hội lần thứ XI yêu
cầu cơ quan truyền thông đại chúng phải thông tin “chân thật , đa dạng, kịp thời”.
Nghị quyết Đại hội XI nêu chức năng của báo chí là thơng tin, giáo dục , tổ chức
và phản biện xã hội” vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Kịp thời là tính tới bối
cảnh cơng bố có lợi nhất, có hiệu quả xã hội cao nhất, do đó kịp thời có thể phải
nhanh, khơng để lỡ cơ hội hoặc bị động, nhưng không nhất thiết phải nhanh khi ở
bối cảnh cụ thể nào đó khi mà việc cơng bố sẽ khơng có lợi cho Nhân dân và đất
nước.
Thực tế cho thấy, thời gian qua, có khơng ít nhà báo đã không xác định đúng
vị trí và chức năng của mình, chạy theo sự kiện, chạy theo thời gian hoặc chạy theo
thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng dẫn đến việc đưa tin thiếu trung
thực, khách quan, khơng dựa trên lợi ích của Tổ quốc, nhân dân, không tạo dựng
và củng cố niềm tin trong quần chúng... làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của
nhân dân, doanh nghiệp, định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng bất lợi cho
đất nước. Bên cạnh việc q sa đà vào những thơng tin đó là cách thể hiện, không
8


chú ý đến liều lượng, mức độ, thời điểm, hình thức trình bày, tiêu đề bài viết, thiếu
cân nhắc mặt lợi, hại của thơng tin.
Có thể kể đến một số những sai phạm của sau của các nhà báo, các cơ quan
báo chí sau:
Từ một bài báo ngày 28-10-2014 trên trang Escape Here ( lấy thông tin từ
báo Huffington Post), báo điện tử Infornet có bài “Hà Nội đứng thứ 9 thế giới về
nạn móc túi”, sau đó nhiều tờ báo mạng khác như Thanh Niên, Tiền Phong, Một
Thế giới, Doanh nghiệp Việt Nam,... cũng đăng lại thông tin tương tự. Qua xác
minh của cơ quan chức năng thì thơng tin này có từ 5 năm trước, được các báo
khai thác lại, gây ảnh hưởng tiêu cực nhiều mặt cho thủ đô Hà Nội và đất nước
trong giai đoạn đang kêu gọi đầu tư, phát triển du lịch... nên 5 tờ báo điện tử gồm:
Thanh niên , Infonet, Tiền phong, Tri thức trực tuyến và Một thế giới đã bị Thanh

tra Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tháng 6 năm 2020, báo Dân Việt có đăng tin “Khởi tố, bắt tạm giam ơng Tất
Thành Cang, cựu Phó Bí thư TP.HCM”. Tuy nhiên, sau các cơ quan chức năng
kiểm tra, xác minh thì thơng tin này là thơng tin sai sự thật. Vì vậy, báo Dân Việt
bị xử phạt hành chính và thực hiện cải chính, xin lỗi cơng khai tới cá nhân liên
quan đến vụ việc.
Gần đây nhất, báo điện tử Dân Trí cũng bị đề nghị xử phạt về hành vi đăng
tin sai sự thật. Cụ thể, ngày 1/6/2021, báo này đăng bài viết “Nam sinh 22 tuổi tử
vong sau khi mắc COVID-19”. Nhưng thực tế thì nam sinh này vẫn đang được các
y bác sĩ tích cực điều trị. Thơng tin này đã khiến cho dư luận hoang mang bởi tình
hình dịch bệnh thời điểm bấy giờ đang diễn ra vô cùng phức tạp, việc một bệnh
nhân trẻ tử vong là một điều chưa từng ghi nhận ở Việt Nam. Dân Trí là một đầu
nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc, vì vậy sự việc diễn ra cũng như là một lời
cảnh tỉnh tới các nhà báo vì hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Khơng chỉ xảy ra trên các trang báo mạng điện tử, các kênh truyền hình cũng
xuất hiện nhiều thơng tin thiếu sót, sai sự thật. Khơng ít trong số đó khiến dư luận
phải bức xúc, trong đó phải kể đến sự việc Đài truyền hình Việt Nam, cụ thể là
kênh VTV1 đưa một số thơng tin sai sót về cầu thủ Nguyễn Cơng Phượng. Ngày
9


15/11/2014, chương trình Chuyển động 24h phát sóng trên kênh VTV1 đăng tải
phóng sự “Sự thật về tuổi của Cơng Phượng”. Phóng sự đưa ra thơng tin rằng năm
sinh của Cơng Phượng có sự mâu thuẫn giữa giấy khai sinh và học bạ. Nhà đài đưa
ra quan điểm này và muốn bản thân cầu thủ, cũng như cơ quan chức năng cần làm
rõ. Vụ việc thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi vì Cơng Phượng ở thời điểm
đó đang là một cầu thủ trẻ đạt nhiều thành tích xuất sắc, nổi bật. Một bộ phận cơng
chúng lên tiếng “bảo vệ” cầu thủ trước những gì mà VTV1 đưa ra, cho rằng nhà
đài đang “làm quá” sự việc, gây ảnh hưởng đến tâm lý của một cầu thủ trẻ. Qua
một thời gian làm rõ và xác minh vụ việc, các cơ quan chức năng đã xác định tuổi

thật của cầu thủ Nguyễn Công Phượng đúng với giấy khai sinh của cầu thủ này.
Sau đó, Thanh tra Bộ Thơng tin và Truyền thông đã ban hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính đối với Đài Truyền hình Việt Nam về hành vi “thông tin về độ
tuổi cầu thủ Nguyễn Cơng Phượng trong chương trình Chuyển động 24h phát sóng
trên VTV1 có một số nội dung sai”.
Có thể thấy rằng, việc đăng tải những thông tin sai lệch, thiếu sót khơng chỉ
gây ảnh hưởng đến chủ thể của thơng tin mà cịn làm mất hình ảnh của các nhà
báo, cơ quan báo chí.

10


2.2. Hiện tượng “giật tít” mang tính thổi phồng sự việc và chạy theo những
thông tin tiêu cực nhằm câu kéo người đọc, người xem.
Trách nhiệm đặt ra với người làm báo không chỉ dừng lại ở việc đưa tin
đúng sự thật mà còn phải đảm bảo thuần phong mỹ tục của dân tộc, đến hình ảnh
của quốc gia. Đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trường nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ: Một khuyết điểm rất đáng lưu ý, bị dư luận
nghiêm khắc phê phán là trong một số báo, nhất là đặc san, đã có một số bài khai
thác quá mức những đề tài mà nhân dân gọi mỉa mai là “ba tình”: tình báo, tình
yêu, tình dục. Đây là khuynh hướng không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục của
dân tộc và gây hại không nhỏ cho thanh thiếu nhi.
Một số người đứng đầu các cơ quan báo chí cịn thiếu định hướng thậm chí
mất kiểm soát đối với các nhà báo cấp dưới. Do áp lực số lượng tin, bài được cập
nhật hàng giờ, giữa các báo xuất hiện sự cạnh tranh trong lượt xem. Cạnh tranh là
điều cần thiết những cạnh tranh một cách tiêu cực, biến chất là một cuộc cạnh
tranh không lành mạnh. Nhiều nhà báo rơi vào tình trạng xuất bài ẩu; đua nhau đưa
tin mang yếu tố kích động bạo lực, giật gân.
Việc nhiều báo đưa tin về tiêu cực, mặt trái của xã hội cũng thiếu cân nhắc

tạo nên sự bị quan, khơng lan tỏa được tính tích cực cho xã hội, gây mất niềm tin
trong nhân dân. Số lượng thông tin phản ánh mặt trái xã hội ngày càng nhiều, có
thể nói là quá nhiều trong cùng một số báo. Những bài viết trên khơng góp phần
vạch mặt tội phạm nguy hiểm trước dư luận, nâng cao ý thức kiên quyết triệt để
chống tội phạm của nhân dân, trái lại gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong xã hội.
Thực tế, trong xã hội tình trạng gia tăng tội phạm, tiêu cực là có thật, song
nhìn vào bức tranh tồn cảnh của xã hội thì khơng đúng như vậy. Cách đưa tin của
nhiều tờ báo đã làm người đọc lầm tưởng hiện tượng thành bản chất, cái đơn lẻ
thành cái phổ biến. Việc báo chí đưa tin về các vụ án, mặt trái của xã hội một cách

11


có liều lượng khơng phải là bưng bít, dấu diếm sự thật mà là phản ánh đúng theo tỷ
lệ tốt - xấu ngoài cuộc sống, về đúng bức tranh về diện mạo của đất nước.
Trong một xã hội luôn chuyển động, các vấn đề diễn ra vô cùng phức tạp.
Nhiệm vụ của báo chí chính là tham gia đưa tin một cách khách quan, chân thực
của các tranh chấp để giúp người đọc, người nghe có thể nhận biết đầy đủ về sự
việc. Tuy nhiên, không phải nhà báo nào cũng làm được điều đó, bởi những câu
chuyện đó là chính là một “miếng mồi ngon” để giật tít, câu kéo lượt xem của mọi
người.
Có những sự việc mặc dù nhỏ nhưng sau khi qua các bài viết của nhà báo đã
trở thành một vấn đề rất lớn. Thời gian qua, ta có thể bắt gặp khơng ít bài báo đã
góp phần làm tăng thêm sự phức tạp của các vấn đề vốn đã nhiều phức tạp.
Báo Công giáo & Dân tộc (15 – 21/9/2006) đã đăng bài: “Đừng "lấn dân,
giành đất”, nói về các cuộc khiếu kiện của nơng dân một số tỉnh phía Nam lên
TP.HCM nêu yêu cầu, kiến nghị về đất đai, nhà cửa. Trong bài báo có một số nhận
định như trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, ta “lấn đất, giành dân” thì đến
nay lại làm ngược lại “lấn dân, giành đất”. TN ngày 8/8/2006 khi đề cập đến vấn
đề thiếu đồng bộ giữa các dự án giải tỏa - tái định cư ở TP.HCM đã giật tít “Gần

1000 hộ dân bị đẩy ra đường”. Những vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, hay
việc thực hiện dự án, bố trí dẫn đến ở nhà chung cư là những vấn đề phức tạp yêu
cầu phải tiến hành trong thời gian dài, nhưng không phải là không thực hiện được.
Tuy nhiên, các nhà báo trên đã đưa ra tiêu đề, lời nhận định trong các bài báo trên
mang tính suy diễn chủ quan, kích động gây chia rẽ chính quyền và nhân dân, dễ
làm người đọc hiểu nhầm về chính sách đất đai, giải tỏa - tái định cư của Đảng,
Nhà nước và làm phức tạp thêm tình hình của địa phương.
Ngay cả những vấn đề hệ trọng, liên quan đến chính trị của đất nước cũng bị
các báo đưa tin, rút tít theo kiểu giật gân, câu khách, phản ánh không trung thực
nội dung thơng tin, thiếu thái độ xây dựng, thậm chí mang nặng tính định kiến gây
bức xúc trong bạn đọc và dư luận. Đặc biệt là về hoạt động của Quốc hội, điều
hành của Chính phủ, cơng việc của một số bộ, ngành quan trọng.
12


Tháng 6-2015, khi Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc
Phịng điều trị bệnh tại nước ngồi, một số tờ báo mạng điện tử đã tập trung khai
thác theo thơng tin từ báo chí nước ngồi, nào là đại tướng bị ám sát, bị giết chết
tại Pháp ... thậm chí Báo Đời sống và Pháp luật (ngày 2-7 2015) tùy tiện đăng cả
tiểu sử Đại tướng Phùng Quang Thanh, gây dư luận phức tạp. Ngày 6-7-2015,
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thơng đã có quyết định xử phạt Báo Đời sống
và Pháp luật 30 triệu đồng về những sai phạm liên quan trong việc tùy tiện đăng
tiêu sử Đại tướng Phùng Quang Thanh trong lúc tin đồn và thơng tin xun tạc
phản động từ báo chí nước ngồi là đại tướng đã từ trần, gây nhiều thông tin, ảnh
hưởng đến việc định hướng dư luận xã hội trước những vấn đề nhạy cảm.
Qua các bài báo , dư luận có ấn trong báo chí gây “sức ép” tới Quốc hội. Có
thể lấy một số ví dụ tiêu biểu trong cách rút tít kiểu này khi đưa tin về các phiên
chất vấn các Bộ trưởng trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI như: “Chất vấn là
phải truy kích”, “Bộ trưởng cịn thiếu tầm, Tơi chưa thoả mãn”...
Một số nhà báo, cơ quan báo chí cịn có xu hướng gia tăng những thông tin

liên quan đến tâm linh, thánh thần, lối sống xa hoa, ăn chơi xa xỉ, thói chơi ngơng;
kèm theo đó là những hình ảnh phản cảm, dung tục khơng phù hợp với văn hóa
dân tộc; khơng phù hợp với tơn chỉ mục đích tờ báo, vừa tác động tiêu cực đến bạn
đọc, nhất là giới trẻ... Trên báo mạng điện tử Đời Sống pháp luật, chỉ trong ngày 49-2014 đã có đến 30 bản tin giật gân, câu view như: “Thực hư ngôi mộ ăn mày
giúp một gia đình giàu như cơng tử Bạc Liêu ”; “Lạnh người hủ tục "sinh đôi giết
một" ghê rợn ở Việt Nam”; “Bi kịch cha ruột biến con gái thành nơ lệ tình dục suốt
15 năm”; “Ám ảnh những ngơi nhà có "bóng ma" người tự tử”; “5 tiếng, bé gái yêu
2 lần rồi khoe với mẹ”...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng có lần chia sẻ trong buổi làm việc với
Hội Nhà báo Việt Nam vào ngày 19/6/2019 như sau: “Mất niềm tin là mất tất cả;
chúng ta muốn khẳng định niềm tin vào đường lối của Đảng ta trong sự nghiệp
cách mạng của dân tộc , nhất là trong sự nghiệp Đổi mới. Chính vì lẽ đó, báo chí
và truyền thơng nói chung phải tạo đồng thuận và tạo niềm tin mãnh liệt hơn của
13


xã hội vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Cho nên dù viết gì, dù khen hay chê, dù
đưa tin tốt hay xấu thì đều phải vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của đất nước, lợi ích
của đại cục, khơng được đề xói mịn niềm tin và hội. Những gương người tốt, việc
tốt, doanh nghiệp tốt, phong trào cách mạng tốt, tập thể tốt phải được phản ánh
nhiều hơn trên tất cả các loại hình báo chí, từ báo nói, báo hình , báo viết, báo điện
tử”.
Ngun nhân của những thực trạng trên phần lớn là do chủ quan mỗi cá
nhân nhà báo chạy theo những lợi ích đầy vị kỷ mà quên đi mất rằng báo chí là
diễn đàn của nhân dân, xã hội. Nhiều nhà báo xuất hiện tư tưởng lệch lạc, đi ngược
với các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2.3. Nhiều nhà báo có hành vi vi phạm đời tư cá nhân, vi phạm tính nhân văn.
Dù ở thời kỳ nào vẫn vậy, ngoài những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần
có của một nhà báo thì phẩm chất đạo đức của nhà báo cách mạng luôn là yêu cầu

tiên quyết, bắt buộc phải có. Người làm báo cách mạng phải là người giữ vững
phẩm chất, tơn chỉ, mục đích, bảo đảm thơng tin nhanh nhạy, chân thực, khách
quan, chính xác, kịp thời, sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ
quốc và mọi mặt của đời sống xã hội, khởi phát nhiều phong trào mang ý nghĩa
nhân văn, khơi dậy truyền thống, niềm tự hào dân tộc. Các cơ quan báo chí, các
nhà báo trong phải thể hiện được lòng trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân,
luôn tu dưỡng, rèn luyện theo tinh thần quyết liệt; phát hiện, biểu dương những
nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh chống lại thói hư, tật xấu, tiêu
cực trong đời sống xã hội; đề cao tính nhân văn, phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
Trách nhiệm xã hội của nhà báo chân chính đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm
phải thực hiện tốt nhất, là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới
mức tối thiểu hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Là sự tự nhận thức thực hiện một
cách hiệu quả những lợi ích chung của đất nước, lợi ích của tồn xã hội; đấu tranh
chống tiêu cực, bài trừ các tệ nạn xã hội; phản ánh về những vấn đề trọng đại của

14


đất nước, thông tin về cuộc đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực trung thực nhất,
khách quan nhất.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà báo chỉ vì “câu view” đã xâm phạm nghiêm trọng
đến đời tư cá nhân của khơng ít người. Có thể lấy ví dụ về: vụ việc PMU18, khi
chưa có kết luận phạm tội của từng cá nhân nhưng nhiều tờ báo đã cùng nhau thêu
dệt, đưa thông tin sai sự thật, xâm hại đến đời tư, cá nhân và gia đình ơng Nguyễn
Việt Tiến. Nhiều chi tiết đã được nhà báo thêm thắt để thêm phần hấp dẫn. Có
những bài báo được sáng tạo ra nhờ nhà báo ngồi ở các quán nước vỉa hè nghe
“buôn chuyện”. Như sự việc ở nhà hàng phố Núi, nhà ông Tiến, “Công viên nghĩa
trang họ Nguyễn”, “Đường ông Tiến” ,“Chùa ông Tiến”.
Các nhà báo thường dựa vào độ nổi tiếng của các nghệ sĩ trong giới showbiz,
mà liên tục khai thác quá đà chuyện đời tư của họ chỉ để mục đích “câu view”. Từ

chuyện tình cảm của các cặp đơi giới nghệ sĩ, chuyện tình các “chân dài” với đại
gia, những câu chuyện về sự xa hoa giàu có của giới nghệ sĩ, hoặc “o bế” cả những
nghệ sĩ không có tài năng, thực lực mà nổi tiếng nhờ thị phi, chính báo chí lại là
những kẻ tiếp tay cho sự nổi tiếng vơ lý ấy.
Để đạt mục đích đưa tin nhanh, đáp ứng thị hiếu tị mị của cơng chúng,
nhiều người làm báo mạng điện từ thời gian qua đã phớt lờ tính nhân văn của báo
chí. Nhiều nhà báo chủ tâm quá mức vào những góc khuất, góc tối của đời sống xã
hội, lựa chọn những chi tiết khoét sâu nỗi đau bất hạnh của con người bằng những
ngôn từ, giọng điệu dùng dưng, vô cảm, kể cả thi nhau đưa những thơng tin giật
gân, câu khách, kích thích bạo lực, dâm ơ, làm lệch lạc giá trị thực của cuộc sống.
Nhiều nhà báo, thản nhiên khai thác, xâm phạm đời tư cá nhân một cách quá
mức làm ảnh hưởng cuộc sống, danh dự, nhân phẩm, tổn thương nhiều người ... mà
quên đi trách nhiệm của báo chí trong việc bảo vệ bí mật đời tư của cơng dân. Cậu
bé 8 tuổi quán quân của Chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam 2015 Đức Vĩnh
và gia đình em trở thành đối tượng cho một số nhà báo mổ xẻ, ngoài việc ca ngợi
tài năng “thần đồng” Đức Vĩnh. Các nhà báo không “nương tay” đối với một đứa
trẻ chỉ 8 tuổi. Các bài báo khai thác trần trụi mọi chuyện sinh hoạt, đời tư của em:
từ cậu bé gầy nhất lớp, thích ăn chay vì khơng có gì ngon để ăn, đến mẹ Đức Vĩnh
15


phải đi vay nặng lãi cho con đi thi, bố Đức Vinh rất nóng tính, đồ đạc trong nhà
được mua bằng tiền cát - xê đi diễn của Đức Vĩnh ... Chưa dừng lại ở đó, có nhà
báo cịn viết cả một bài dài so sánh: “Thị Mầu Đức Vĩnh, bé Bích Ngọc: Nhà trăm
tỷ, nhà đơn sơ” rồi đăng các bức ảnh chỉ sự giàu sang tráng lệ của gia đình Bích
Ngọc và cảnh nhà đơn sơ, nghèo khó của gia đình Đức Vĩnh; có báo đưa tin mẹ
Đức Vĩnh bắt con đi diễn với cát - xê cao để kiếm tiền làm tổn thương lòng tự
trọng, niềm đam mê ca hát của em và gia đình, làm cho bạn đọc mất thiện cảm với
gia đình Đức Vĩnh…
Tính nhân văn còn thể hiện ở chỗ người làm báo nên biết thông tin nào nên

đưa, thông tin nào không nên đưa, liều lượng đưa tin ra sao để tránh làm tổn
thương, xúc phạm cá nhân, tập thể. Một số người làm báo mạng điện tử khi thông
tin về cơn bão Haiyan dù khai thác thơng tin từ báo chí nước ngồi nhưng cũng đã
thiếu cân nhắc khi rút tít, đưa hình ảnh gây phản cảm trước nỗi đau của người
khác: “Người sống sót vật vờ như ma trên đường phố Philippines” của Trọng Giáp
- VnExpress 11-11-2013; “Philippines cướp bóc kinh hoàng hậu siêu bão” của
Thanh Tùng - theo AFP đăng trên Dân Trí 10-11-2013.
Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do tác động của cơ chế thị trường,
một số cá nhân, cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, hoặc do trình độ nhận thức
chính trị yếu kém. Một số cấp ủy , chính quyền và cơ quan chủ quản chưa nhận
thức đầy đủ, đúng mức về vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí trong đời sống xã
hội, nên chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý và chỉ đạo báo chí của cấp mình. Sự
phân cơng cán bộ phụ trách báo chí trong nhiều cơ quan chủ quản chỉ mang tính
hình thức và chưa đúng tầm.
Tại điều 59, Luật báo chí năm 2016 đã nêu rõ các hình thức xử lý vi phạm
trong lĩnh vực báo chí:
- Cơ quan báo chí, tổ chức tham gia hoạt động báo chí vi phạm quy định của
Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo, phạt tiền và
bị áp dụng biện pháp thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi hình;
đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép trong hoạt động báo chí theo quy
định tại Khoản 2 Điều này.
16


- Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản
thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh
truyền hình, mở chuyên trang của báo điện tử và cơ quan, tổ chức bị thu hồi
giấy phép xuất bản đặc san, bản tin khi đăng, phát thơng tin có nội dung quy
định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này gây ảnh
hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

- Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí, tổng giám đốc, phó tổng giám
đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo
chí, nhà báo, tác giả tác phẩm báo chí và cá nhân khác có hành vi vi phạm
quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật, thu hồi thẻ nhà báo, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực
báo chí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
báo chí vi phạm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3
và 4 Điều này, cịn phải cơng khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật.

17


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO
CÁC NHÀ BÁO
3.1. Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho nhà báo
Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo các tỉnh, thành, lãnh đạo cơ quan
quan báo mạng điện tử cần thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội cho
những nhà báo. Làm thế nào để đội ngũ người làm báo ý thức đầy đủ trách nhiệm
xã hội trong q trình hành nghề. Đó là trách nhiệm động viên và hướng dẫn dư
luận xã hội tập trung vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Những người làm báo phải coi đó là sứ mệnh thiêng liêng, trách nhiệm
cao cả và sử dụng ngòi bút theo lương tâm nghề nghiệp của mình. Nhà báo phải
nhận thức rõ: đưa thơng tin gì, đưa như thế nào, đưa lúc nào đều tác động tích cực
hoặc tiêu cực đến xã hội, đến cộng đồng và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Ở nước ta, báo chí là diễn đàn của Nhân dân, khơng có chế độ kiểm duyệt

trước khi phát hành. Trách nhiệm xã hội của mỗi bài viết, trước hết thuộc về những
người làm báo. Một tác phẩm báo chí đạt hiệu quả cao khi thơng tin chuẩn xác,
đáng tin cậy, nếu đúng bản chất sự việc, hiện tượng. Và muốn có được nhiều tác
phẩm báo chí đạt chất lượng, hiệu quả cao thì các nhà báo phải thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội của mình.

3.2. Hồn thiện chính sách pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo,
quản lý đối với các nhà báo.
Thời gian qua , các văn bản pháp luật về báo chí cịn chưa đồng bộ, vì vậy
yêu cầu đặt ra là cần nhanh chóng bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
hồn chỉnh về báo chí. Đồng thời cần quan tâm kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý
báo và tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thực thi pháp luật đối với hoạt động
của các nhà báo, tránh sự chồng chéo với các văn bản Luật khác.

18


Trong Luật báo chí đã quy định rất rõ về trách nhiệm, quyền hạn của cơ
quan chủ quản báo chí. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đối tượng bạn đọc, phạm
vụ phát hành, phát sóng, ... nhiều cơ quan báo chí chủ quản cũng đã quan tâm đến
cơng tác quy hoạch báo chí, xác định tơn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí
thuộc quyền. Tuy vậy trên thực tế cho thấy phần lớn những sai phạm diễn ra ở các
cơ quan báo chí đều có ngun nhân do sự bng lỏng quản lý. Tăng cường vai trị
quản lý lãnh đạo của cơ quan nhà nước thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Cơ quan chủ quản cần tuân thủ chặt chẽ quy trình và tiêu chuẩn bổ
nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, khơng bổ nhiệm những cán
bộ không được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, khơng đủ phẩm chất
chính trị.
- Thường xun theo dõi, chỉ đạo hoạt động của cơ quan báo chí, kiên
quyết xử lý người đứng đầu cơ quan báo chí khi để xảy ra sai phạm,

không bao che khuyết điểm, nể nang, nương nhẹ trong xử lý vi
phạm,...
- Cơ quan chủ quản cần phối hợp chặt chẽ với ban Tuyên giáo Trung
ương, Bộ Thông tin Truyền thông trong việc khen thưởng, kỷ luật cán
bộ lãnh đạo cơ quan báo chí nhằm cùng tạo lập đội ngũ lãnh đạo các
cơ quan báo chí.

3.3. Tạo mơi trường thuận lợi cho đạo đức nghề nghiệp của nhà báo phát triển
Nâng cao đời sống vật chất cho đội ngũ những người làm báo là một trong
những nhiệm vụ tưởng chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế lại gặp vơ vàn
khó khăn. Chúng ta ý thức được rằng cái nghèo không phải là nguyên nhân dẫn
đến tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề báo. Song không thể phủ nhận khi đồng lương
và thu nhập chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng vật chất thì nhà báo nào khơng
đủ tỉnh táo, cảnh giác sẽ bị gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền. Ngược lại,
nếu đội ngũ nhà báo có được một mức sống ổn định, phải chăng có thể sống bằng
nghề của mình thì đó sẽ là điều kiện tốt và cần thiết để họ phát triển tài năng, đồng
19


thời ngăn chặn sự vi phạm đạo đức, hạn chế những tiêu cực ngồi ý muốn. Vì vậy,
để tạo điều kiện cho nhà báo hoạt động nghề tốt thì vấn đề đãi ngộ, lương, phụ cấp,
vấn đề nhuận bút cũng cần được coi trọng, quan tâm đúng mực.
Bên cạnh đó, vấn đề khen thưởng, tôn vinh nhà báo cũng cần được chú ý
hơn. Có một thực tế là “nhiều vi phạm của nhà báo chưa bị xử lý kịp thời, các cá
nhân, tổ chức có thành tích chưa được biểu dương, khen thưởng một cách chính
đáng” .Nhận thấy được tình hình đó, từ năm 2006, Hội Nhà báo Việt Nam đã đứng
ra tổ chức Giải Báo chí hàng năm để tơn vinh cũng như ghi nhận những đóng góp
tiêu biểu của các nhà báo, phóng viên.
Nâng cao tính chun nghiệp của nền báo chí cũng là một trong những
giải pháp trọng điểm cần thực hiện. Nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí thực

chất là nâng cao tính chuyên nghiệp của nhà báo. Bởi suy cho cùng, để xảy ra
những sai phạm trong nội dung thơng tin trên báo chí trước hết là do sự yếu kém
của nhà báo.

20



×