Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Kỹ thuật xếp dỡ hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.6 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN KỸ THUẬT XẾP DỠ VÀ ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA
ĐỀ TÀI CUỐI KÌ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL
CTĐT:

Logistics – Quản lý chuỗi cung ứng

GVHD:

Th.S THÁI THÀNH LỢI

SVTH:

Nguyễn Thị Kim Ngân

2025106050369

Phạm Trọng Hiếu

2025106050237

Mai Thị Hồng Minh

2025106050275


Mã học phần:

LOQL015

Lớp:

KITE.CQ.03

Bình Dương, tháng 2 năm 2023

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN KỸ THUẬT XẾP DỠ VÀ ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA
ĐỀ TÀI CUỐI KÌ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL
CTĐT:

Logistics – Quản lý chuỗi cung ứng

GVHD:

Th.S THÁI THÀNH LỢI


SVTH:

Nguyễn Thị Kim Ngân

2025106050369

Phạm Trọng Hiếu

2025106050237

Mai Thị Hồng Minh

2025106050275

Mã học phần:

LOQL015

Lớp:

KITE.CQ.03

Bình Dương, tháng 2 năm 2023

ii


KHOA KINH TẾ
CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
Tên học phần: Kỹ thuật xếp dỡ và Học kỳ: II
Năm học: 2022 – 2023
đóng gói hàng hóa (2+0)
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Kim Ngân
Mã học phần: LOQL015
Phạm Trọng Hiếu
Lớp/Nhóm mơn học: KITE.CQ.03
Mai Thị Hồng Minh
MSSV: 2025106050369
2025106050237
2025106050275
Đề tài: “Phân tích thực trạng dịch vụ logistics tại Cơng ty Cổ phần bưu chính Viettel”.

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ơ trống, thang điểm 10/10)
TT

1

Tiêu chí đánh giá

Lý do chọn đề tài

Điểm tối
đa


1.0 đ

- Đặt vấn đề ngắn gọn, nêu rõ
được vấn đề nghiên cứu, viết
mục tiêu đúng cụ thể rõ ràng
2

Chương 1 Cơ sở lý thuyết

1.0 đ

- Trình bày được cơ sở lý
thuyết của vấn đề cần nghiên
cứu.
- Nêu các khái niệm, đặc điểm
liên quan đến vần đề cần
nghiên cứu.
3

Chương 2 -Mục 2.1 Phân tích
thực trạng

1.5 đ

iii

Điểm đánh giá
Cán bộ
chấm 1


Cán bộ
chấm 2

Điểm
thống
nhất


- Phân tích chi tiết các nội
dung liên quan đến thực trạng
của vấn đề nghiên cứu.
- Cung cấp được các số liệu có
liên quan.
4

Chương 2 -Mục 2.2 Đánh giá
thực trạng

1.5 đ

- Điểm mạnh
- Điểm yếu
5

Chương 3- Đề xuất/ giải pháp

1.5 đ

6


Kết luận + TLTK

0.75 đ

7

Hình thức trình bày

0.75 đ

- Trình bày đúng mẫu quy
định
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc,
hợp lý
8

Vấn đáp, thuyết minh bài tiểu
luận
Điểm tổng cộng

2
10
Bình Dương, ngày……tháng 2

Cán bộ chấm 1

Cán bộ chấm 2

iv


năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm em xin cam đoan đây là bài tiểu luận của nhóm và được sự hướng dẫn của
Th.S Thái Thành Lợi. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Phân tích thực trạng dịch
vụ logistics tại Cơng ty Cổ phần bưu chính Viettel” của nhóm là trung thực và chưa cơng
bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được nhóm thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào nhóm xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về nội dung bài tiểu luận của mình.
Nhóm sinh viên thực hiện

v


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đưa
mơn Kỹ thuật xếp dỡ và đóng gói hàng hóa vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Th.S Thái Thành Lợi đã truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia
lớp học của thầy, nhóm em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập
hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng
em có thể vững bước sau này. Mơn Kỹ thuật xếp dỡ và đóng gói hàng hóa là mơn học thú
vị, vơ cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu
cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng
tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn
bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính
mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hồn thiện hơn.

Nhóm sinh viên thực hiện

vi


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................... 2
3.1

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2

3.2

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Kết cấu của đề tài............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 4
1.1

Khái niệm về dịch vụ Logistics ....................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ .................................................................................. 4
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ Logistics ................................................................... 4
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ Logistics .................................................................. 4
1.1.4 Vai trò của dịch vụ Logistics ...................................................................... 6
1.1.5 Các loại dịch vụ Logistics ........................................................................... 8


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN
BƯU CHÍNH VIETTEL ........................................................................................... 9
2.1 Gioi thiệu chung ................................................................................................ 9
2.1.1 Thông tin về VTP ....................................................................................... 9
2.1.2 Mơ hình tổ chức của VTP ......................................................................... 11
2.1.3 Sản phẩm, dịch vụ chính của VTP ............................................................ 11
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của VTP giai đoạn 2018 - 2022................ 12
2.1.5 Sự phát triển mạng lưới của VTP giai đoạn 2018 - 2022 ........................... 12
2.1.6 Phân tích thực trạng của VTP ................................................................... 12
2.2 Thực trạng chất lượng dịch vụ logistics của VTP ............................................ 13
2.2.1 Chất lượng dịch vụ logistics ...................................................................... 13
2.2.1.1 Khả năng hoàn thiện đơn hàng ............................................................ 16
2.2.1.2 Chất lượng chăm sóc khách hàng ........................................................ 18
2.2.1.3 Chất lượng thơng tin ........................................................................... 19

vii


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DỊCH VỤ LOGISTICS CHO VTP GIAI ĐOẠN
2021 – 2023 ............................................................................................................... 21
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 26

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với việc Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hóa dịch vụ Logistics trong WTO
và Hội nhập ASEAN về logistics theo lộ trình 4 bước đến năm 2014 là :

(1) Tự do hóa thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế
(2) Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics
(3) Nâng cao năng lực quản lý logistics
(4) Phát triển nguồn nhân lực
Bối cảnh đó đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nghành logistics ở Việt nam. Trước
hết là cơ hội để phát triển logistics của Việt Nam là tiếp cận được thị trường logistics rộng
lớn hơn với những ưu đãi thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; phát huy lợi
thế địa lý – chính trị trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics như phát triển cảng nước sâu
sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên Á, các trung tâm logistics; Hội nhập logistics
tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển quan hệ đối tác, thị trường xuất khẩu được mở rộng,
góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng…Chính đặc thù của loại
hình kinh doanh dịch vụ logistics đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ logistics phải đưa ra
được những dịch vụ có chất lượng cao, nhanh và chính xác trong mơi trường tồn cầu hố.
Tổng cơng ty cổ phần Bưu chính Viettel (VTP) là một trong những doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát. Với
thế mạnh về mạng lưới bưu cục, bưu tá đến tận thôn, xã trên cả nước, nguồn nhân lực có
chun mơn và kinh nghiệm trong việc phân phối hàng hóa. Hơn thế nữa, từ nhiều năm
nay VTP đã sát nhập và quản lý các cửa hàng, kho của Công ty Xuất Nhập Khẩu Viettel,
có nhiều kinh nghiệm trong việc lưu trữ hàng hóa, vận tải, khai báo hải quan trong ngành
xuất, nhập khẩu. Việc tham giá vào kinh doanh dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn doanh
thu lớn cho Tổng công ty khi tận dụng được các thế mạnh trên. Tuy nhiên, Tổng cơng ty
Cổ phần Bưu chính Viettel là một cơng ty cịn nhiều non trẻ trong lĩnh vực logistics, trên
1


thị trường Việt Nam đang xuất hiện rất nhiều công ty nước ngồi đã có lịch sử phát triển
lâu đời về kinh doanh dịch vụ logistics, vì vậy để Tổng cơng ty Cổ phần Bưu chính Viettel
có thể phát triển và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường thì Tổng
cơng ty cần lấy chất lượng dịch vụ đẻ làm thế mạnh cạnh tranh của mình. Chính vì vậy
chúng em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích thực trạng dịch vụ logistics tại Cơng

ty Cổ phần bưu chính Viettel ” với mong muốn nâng cao chất lượng dịch vụ để phát triển
hơn về kinh doanh dịch vụ logistics.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu hạn chế, nhóm tập trung giải quyết các vấn đề
giúp VTP phát triển kinh doanh dịch vụ logistics, cụ thể hơn là việc nâng cao chất lượng
dịch vụ.
(1) Cơ sở lý thuyết về dịch vụ logistics tại Việt Nam.
(2) Tìm hiểu về mơ hình tổ chức, tài sản, mạng lưới kinh doanh, doanh thu, chi
phí, việc triển khai các loại hình dịch vụ hiện tại và định hướng phát triển của VTP. Từ đó
đánh giá hiện trạng và đưa ra các ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong chất lượng dịch vụ
logistics của VTP
(3) Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cho VTP trong giai
đoạn 2021 – 2023
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu : Các nhóm dịch vụ thuộc dịch vụ logistics mà VTP đanh
triển khai kinh donh bao gồm : nhóm dịch vụ vận tải, nhóm dịch vụ chuyển phát,
nhóm dịch vụ kho bãi, nhóm dịch vụ xuất nhập/ khẩu hàng hóa.
 Phạm vi nghiên cứu : Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ logistics của
VTP
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu định tính
2


 Phương pháp nghiên cứu định lượng
 Thu thập dữ liệu thứ cấp
 Thu thập dữ liệu sơ cấp
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung tiểu luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về dịch vụ logistics

Chương 2 : Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ logistics của VTP
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cho VTP trong
giai đoạn 2021-2023

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về dịch vụ Logistics
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ
Có thể nói, dịch vụ không chỉ được là một đặc trưng của xã hội hiện đại mà cịn
được ví như một sản phẩm hết sức đặc biệt với những đặc tính khác hẳn những loại sản
phẩm hàng hóa khác như tính vơ hình, tính khơng đồng nhất, tính khơng thể tách rời và cất
trữ. Chính vì những đặc điểm hết sức khác biệt đó mà cho tới nay, chưa có một định nghĩa
hồn chỉnh nào về khái niệm “dịch vụ”. Theo V.A Zeithaml và M.J Bitner (2000) thì “Dịch
vụ là những hành vi, q trình và cách thức thực hiện một cơng việc nào đó nhằm tạo giá
trị sử dụng cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.”
1.1.2 Khái niệm về dịch vụ logistics
Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác
có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”
1.1.3 Đặc điểm của dịch vụ logistics
Các chuyên gia nghiên cứu về dịch vụ logistics đã rút ra một số đặc điểm cơ bản
của ngành dịch vụ này như sau:
Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó là
logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống:
+ Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
+ Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn của con

người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào

4


cần và cần ở đâu. Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistics
nói chung;
+ Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistics sinh tồn và gắn với tồn bộ
q trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động
liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi
qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến
tay người tiêu dùng cuối cùng;
+ Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của
logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, cơng nghệ, cơ sở
hạ tầng nhà xưởng, … Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt
chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hồn chỉnh.
+ Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ tồn bộ q trình
hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất
của doanh nghiệp và đến tay ngƣời tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất
cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tùy theo yêu cầu
của doanh nghiệp mình. Logistics cịn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thơng qua
quản lý di chuyển và lƣu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm
di chuyển trong doanh nghiệp.
+ Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao
nhận gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình,
logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ
thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị
hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ
trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đóng vai trị đại lý, người được ủy
thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách

hàng, chịu trách nhiệm trƣớc các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực
hiện nghiệp vụ của mình, ngƣời giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ
giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo
quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thơng tin
5


điện tử để theo dõi, kiểm tra, … Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người
cung cấp dịch vụ logistics.
+ Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: Trước đây,
hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải
qua nhiều phƣơng tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với
hàng hóa là rất cao, và ngƣời gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận
tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ
mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong
ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền
đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương
thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận
tải đa phƣơng thức (MTO-Multimodal Transport Operator). MTO sẽ chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới
khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người
chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics.
1.1.4 Vai trò của dịch vụ logistics
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng tồn cầu hóa,
khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trị hết sức quan trọng thể hiện ở những
điểm sau:
Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value
Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động
kinh tế. Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở
cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản lý coi như

là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp.
Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Thế giới ngày nay đƣợc nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp
mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ đứng hàng thứ 2 so
với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam giác bao gồm 3 khu vực địa
6


lý: Nhật, Mỹ, Canada và EU. Trong thị trường tam giác này, các công ty trở nên quan trọng
hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họ đã vượt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của
công ty đã trở nên mờ nhạt. Ví dụ như hoạt động của Toyota hiện nay, mặc dù phần lớn cổ
đông của Toyota là người Nhật và thị trường quan trọng nhất của Toyota là Mỹ nhưng phần
lớn xe Toyota bán tại Mỹ đƣợc sản xuất tại nhà máy của Mỹ thuộc sở hữu của Toyota.
Như vậy, quốc tịch của Toyota đã bị mờ đi nhưng đối với thị trường Mỹ thì rõ ràng Toyota
là nhà sản xuất một số loại xe ô tơ và xe tải có chất lượng cao.
Logistics có vai trị quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản
xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến
tay khách hàng sử dụng. Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng
năng lượng buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển.
Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận thức
sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho. Chính trong
giai đoạn này, cách thức tối ƣu hóa q trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển hàng hóa được
đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của cơng nghệ thơng tin, logistics chính là một cơng
cụ đắc lực để thực hiện điều này.
Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài tốn hóc
búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lƣợng và thời điểm hiệu quả đểbổ sung nguồn
nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa thành phẩm, bán
thành phẩm, … Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả khơng thể thiếu vai
trị của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm sốt và ra quyết định chính xác về

các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Logistics đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian, địa điểm
(just in time). Quá trình tồn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của
chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với
dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để
7


lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thơng nói riêng và hoạt động
logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, Chính xác thời gian, mặt khác
phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh
mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa,
tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng
hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
1.1.5 Các loại dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics chủ yếu (core logistics service): Dịch vụ thiết yếu trong hoạt động
logistics và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ bao gồm: dịch
vụ làm hàng, dịch vụ lƣu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác
Dịch vụ có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có hiệu quả
dịch vụ logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động của
logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đường biển, đường thủy nội địa,
hàng khơng, đường sắt, đường bộ và cho thuê phương tiện không có người vận hành) và
các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụ logistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ
thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và bán lẻ.
Dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ (non core logistics service): Gồm dịch vụ
máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý.

8



CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CƠNG TY
CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Thơng tin về VTP
 Tên cơng ty : TỔNG CƠNG TY CP BƯU CHÍNH VIETTEL
 Tên giao dịch : VTP JOINT STOCK CORPORATION
 Tên viết tắt : VTP
 Trụ sở giao dịch :Số 1 Giang Văn Minh - Ba Đình - Hà Nội.
 Điện thoại : +84 462 660 306
 Fax : +84 462 873 800
 Email :
 Website :
VTP là một đơn vị thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), chuyên kinh
doanh các dịch vụ: Chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế; Vận tải hành khách, hàng
hóa, chuyên tuyến quốc tế; Phát hàng thu tiền (COD); Cho thuê kho bãi; Phát hành báo chí;
Viễn thơng; Văn phịng phẩm; Bảo hiểm; Vé máy bay, dịch vụ Logistics. Ngày 1/7/1997,
VTP được thành lập là một Trung tâm Bưu chính với 5 người, 1 dịch vụ và 10 khách hàng
đầu tiên là các đơn vị quân đội. Năm 2009, với một công ty thành viên đang kinh doanh tại
Campuchia, VTP trở thành doanh nghiệp bưu chính Việt Nam đầu tiên mạnh dạn đầu tư
kinh doanh ra thị trường nước ngoài. Những năm qua, bên cạnh doanh thu không ngừng
tăng trưởng theo cấp số nhân mạng lưới của VTP tích cực đƣợc mở rộng. Đến nay mạng
lưới trong nước của VTP trải rộng tới 100% quận huyện, 95% xã, phường với hệ thống gần
250 bưu cục, 1.000 cửa hàng Viettel và hơn 15.000 nhân viên và cộng tác viên sẽ là cánh
tay 52 nối dài mạng lưới của VTP xuống tận thơn bản. Bên cạnh đó VTP có hệ thống kho
bãi diện tích lớn tại các thành phố chính: Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng
Nai, Cần Thơ và hơn 250 phương tiện vận tải đủ trọng tải sẽ giúp VTP chủ động trong quá
trình lưu kho và vận chuyển. Minh chứng cho những kết quả đạt được và khẳng định hướng
đi đúng đắn của VTP trong điều hành, cũng như phát triển kinh doanh, là những giải thưởng
9



VTP đã nhận được như: Thương hiệu quốc gia (2014); Sao Vàng đất Việt (2013); Huân
chương Lao động hạng Ba, Thương hiệu mạnh và phát triển bền vững (2012); Doanh
nghiệp vì Cộng đồng (2009,2011 – giải thưởng 2 năm xét 1 lần); Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ứng dụng CNTT hiệu quả nhất, Thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng Bưu chính tại Việt
Nam (2010); Tin&Dùng (2009)… Những giải thưởng này càng khẳng định vị thế của VTP
trên thị trường cũng như uy tín đối với khách hàng trong những năm qua. Với VTP, một
doanh nghiệp phát triển không chỉ kinh doanh tốt, mà cịn phải hồn thành các nghĩa vụ
đối với Nhà nước. Trong những năm qua, VTP luôn thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp đầy đủ, ln tự hào vì mức thuế năm ln tăng hơn nhiều so với năm
liền trước. Điều đó khẳng định, VTP tiếp tục kinh doanh có lãi và sẵn sàng hồn thành tốt
nghĩa vụ đối với cộng đồng thơng qua việc đóng góp cho ngân sách quốc gia. Khơng chỉ
thành cơng trong kinh doanh, VTP cịn được biết đến là một doanh nghiệp ln có trách
nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Hàng loạt các hoạt động xã hội, từ thiện mà VTP đã tham
gia như: Tuổi trẻ Viettel chung tay xây dựng nông thôn mới; Ủng hộ chiến dịch “Kết nối

biển Đơng”; Ủng hộ Tết vì ngƣời nghèo, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ nạn nhân chất
độc da cam; Tặng q thương bệnh, bệnh nặng, các gia đình chính sách trên địa bàn
đóng quân… với số tiền lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

10


2.1.2. Mơ hình tổ chức của VTP

Hình 2.1: Mơ hình tổ chức của VTP
Trong mơ hình tổ chức trên:
 Ban tổng giám đốc: Bao gồm 01 tổng giám đốc và 04 phó tổng giám đốc. Ban tổng
giám đốc phụ trách điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hỗ trợ

trong tồn Tổng cơng ty. - Khối cơ quan: Bao gồm 07 phòng ban chức năng. Khối
cơ quan là các đơn vị hỗ trợ việc sản xuất kinh doanh và điều hành cả 61 chi nhánh
tỉnh trên cả nước.
 Cơng ty bưu chính liên tỉnh: Quản lý hoạt động của 61 chi nhánh tỉnh thành trên cả
nước từ Bắc vào Nam.
 Cơng ty Bưu chính Hà Nội: Phụ trách mảng sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà
Nội.
Công ty Bưu chính Hồ Chí Minh: Phụ trách mảng sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hồ Chí
Minh.
2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ chính của VTP
1. Phát hàng thu tiền trên toàn quốc
11


2. Giao nhận, vận chuyển hàng hóa TMĐT
3. Phát trả hộ chiếu tại địa chỉ
4. Dịch vụ chuyên tuyến quốc tế
5. Dịch vụ chuyển phát nhanh
6. Dịch vụ vé máy bay
7. Dịch vụ chuyển phát bưu kiện
8. Dịch vụ phát hàng thu tiền
9. Dịch vụ logistics
2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của VTP giai đoạn 2018-2022
Tổng doanh thu giai đoạn 2018 đến hết năm 2022 đạt 3.385 tỷ đồng, bình qn đạt
752 tỷ đồng/năm, hồn thành 105% kế hoạch đề ra. Trong đó doanh thu hợp nhất đạt 2.716
tỷ đồng hoàn thành 102% kế hoạch, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 33%/năm. Tổng lợi
nhuận sau thuế giai đoạn 2009-2013 đạt 87,08 tỷ đồng. Hệ số ROE bình quân 05 năm đạt
32,25%. Tỷ lệ chia cổ tức bình quân 15%/năm
2.1.5 Sự phát triển mạng lưới của VTP giai đoạn 2018-2022
Tại Việt Nam: Mạng lưới chiều phát đã mở rộng đến 98% quận huyện tăng 48% so

với năm 2017 (năm 2017, mật độ phủ chỉ đạt 50%). Mạng lưới chiều thu đã đạt 75% quận
huyện, tăng 35% so với năm 2018. Dự kiến, năm 2023, mạng lưới của Bưu chính Viettel
sẽ độc lập hoàn toàn so với Bưu điện Việt Nam. Tuyến đường thư quốc tế:
Tại Campuchia: đã mở rộng đến 23/23 tỉnh thành tại Campuchia, hoàn thành mở
tuyến liên vận Việt nam – Campuchia. Tuyến quốc tế khác từ Việt Nam: Hoàn thành việc
hợp tác, mở tuyến đường thư trực tiếp từ Việt Nam - Trung quốc tháng 8/2013 và tuyến
Việt Nam - Singapo tháng 10/2013.
2.1.6 Phân tích thực trạng của VTP
 Điểm mạnh:

12


 Mạng lưới bưu cục của VTP phủ tới 100% các xã trong Việt Nam, bao gồm cả các
xã ở vùng xâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo.
 VTP có lợi thế là doanh nghiệp cổ phần thc Tập đồn Viễn thơng Qn đội Viettel
vì vậy VTP nhận đƣợc nhiều sự tin tưởng và ưu ái của các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn
Viettel cũng như các doanh nghiệp khác trong Bộ quốc phòng, cơ quan nhà nước.
 VTP nhận được nhiều sự hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật, kiến thức trong lĩnh vực chăm
sóc khách hàng mà Viettel đã triển khai và áp dụng trong việc kinh doanh dịch vụ viễn
thông hơn 10 năm qua.
 Với việc thay đổi mơ hình tổ chức và vận hành xây dựng mạng lưới trong nội bộ
Tập đoàn Viettel trong năm 2015, VTP sẽ thực hiện tiếp nhận các tổng kho và các kho nhỏ
trên cả nƣớc của Tập đoàn. Vì vậy VTP có mạng lưới kho bãi rất lớn về quy mô mạng lưới
cũng như tận dụng được nhân sự đã có kinh doanh vận hành kho trong Tập đoàn Viettel.
 Điểm yếu:
 VTP tham gia vào thị trƣờng kinh doanh dịch vụ logistics từ năm 2014 và chƣa có
nhiều kinh nghiệm cũng như nhân lực trong lĩnh vực này.
 Mạng lưới các kho mà VTP tiếp nhận và sở hữu là các kho lưu trữ hàng hóa thơng
thường, không phải là kho chuẩn để kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trong kho.

 Cơ sở vật chất của VTP nhất là các phương tiện vận tải còn thiếu.
2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ logistics của VTP
2.2.1. Chất lượng dịch vụ logistics
Theo kết quả khảo sát khách hàng, tổng thời gian hoàn thành đơn hàng của VTP đang
ở mức bình thường so với nhu cầu của khách hàng. Điều này chứng tỏ tổng thời gian hoàn
thành đơn hàng của VTP vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Trong định hướng kinh
doanh hoạt động logistics của VTP, một đơn hàng trọn gói là một chuỗi dịch vụ, có thể bao
gồm rất nhiều dịch vụ khác nhau, ví dụ như đơn hàng nhập hàng từ nước ngồi về và phân
phối khi có u cầu, VTP sẽ phải thực hiện những dịch vụ chính sau đây:
 Dịch vụ forwarding:
13


Liên hệ với đối tác ở đầu nước ngoài để thực hiện gom hàng ở đầu nước ngoài và thực
hiện mang hàng ra cảng. Thuê đối tác ở nước ngoài làm tờ khai hải quan bên nước ngoài
và chuyển hàng về Việt Nam
 Thực hiện mua bảo hiểm cho lô hàng
 Thực hiện mở tờ khai khi lô hàng về tới Việt Nam
 Thực hiện kiểm dịch, kiểm hóa, khử trùng cho lô hàng trong một số trường hợp đặc
biệt
 Dịch vụ vận tải
 Vận tải hàng hóa từ cảng về lưu trữ tại kho
 Dịch vụ kho bãi
 Thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng khi nhập kho như: dán tem, dãn nhãn, gia cố
 Thực hiện kiểm đếm, nhập kho
 Thực hiện lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong kho
 Thực hiện xuất kho khi khách hàng có yêu cầu
 Thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng khi xuất kho như: chia chọn, đóng gói
 Dịch vụ phân phối và giao hàng
 Đưa hàng tới các địa điểm giao hàng

 Thực hiện lắp đặt, hướng dẫn sử dụng hàng hóa
 Thu tiền hộ khách hàng
Tổng thời gian thực hiện cho cả đơn hàng sẽ bị kéo dài khi một dịch vụ trong chuỗi
dịch vụ bị thực hiện chậm. Theo khảo sát các nhân viên của VTP trực tiếp thực hiện dịch
vụ, có một số dịch vụ bị chậm trong chuỗi dịch vụ logistics gồm:
 Dịch vụ forwarding:
 Thực hiện mở tờ khai khi lô hàng về tới Việt Nam
 Thực hiện kiểm dịch, kiểm hóa, khử trùng cho lơ hàng trong một số trường hợp đặc
biệt
 Dịch vụ kho bãi :
14


 Thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng khi nhập kho như: dán tem, dãn nhãn, gia cố
 Thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng khi xuất kho như: chia chọn, đóng gói
 Dịch vụ phân phối và giao hàng
 Đưa hàng tới các địa điểm giao hàng
 Thực hiện lắp đặt, hƣớng dẫn sử dụng hàng hóa
Nguyên nhân của thực hiện chậm ở các khâu trên có thể bao gồm một số nguyên nhân như:
+ Khách hàng
Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có sự thống nhất về yêu cầu vận chuyển (loại hàng,
khối lượng, yếu cầu bảo quản, thời gian thu nhận hoặc giao trả…), tuy nhiên do những lý
do khác nhau, khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng, điều này dẫn
đến một số hoạt động bị chậm so với kế hoạch đề ra.
+ Tính chất lơ hàng
Liên quan đến lô hàng bao gồm chủng loại, khối lƣợng, tính chất, yêu cầu bảo quản
trong vận chuyển và xếp dỡ. Nhiều lô hàng nguyên vật liệu tươi sống, hàng nông thủy sản,
lương thực thực phẩm khi nhập khẩu vào trong nước phải đi qua rất nhiều khâu kiểm tra ở
cả đầu xuất lẫn đầu nhập. Việc kiểm tra hàng hóa, kiểm hóa, khử trùng thường mất rất
nhiều thời gian và công sức khi phải thực hiện theo nhiều quy trình, thủ tục phức tạp.

+ Sự hợp tác phối hợp của các tổ chức liên quan
Trong dịch vụ logistics mà điển hình là dịch vụ forwarding, việc thực hiện phải phối
hợp nhiều với các đơn vị, tổ chức nhà nước như cơ quan hải quan, công an thị trường…
những đơn vị này thực hiện theo quy trình của nhà nước, hiện tại vẫn còn khá phức tạp và
nhiều thủ tục dẫn đến quá trình thực hiện dịch vụ mất nhiều thời gian.
+ Nguồn lực cơ sở vật chất
Kho hàng: Hiện tại các bãi khai thác tại của kho của VTP đang chỉ là những bãi khai
thác nhỏ và chƣa có mái che vì vậy khơng thể thực hiện khai thác hàng hóa một cách số
15


lƣợng lớn và khi thời tiết không thuận lợi được. Chính vì vậy thời gian thực hiện các dịch
vụ giá trị gia tăng của VTP tại cửa kho cho khách hàng còn chậm so với mức mong muốn
của khách hàng.
+ Mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
Hiện tại, một số bước của VTP đang thực hiện thủ công mà chưa áp dụng các kỹ thuật
và công nghệ hiện đại. Ví dụ như nhiều kho của VTP vẫn chưa trang bị phần mềm
xuất/nhập kho sử dụng PDA để kiểm đếm và xuất/nhập kho mà phải thực hiện bằng tay và
import lên phần mềm bằng file excel. Việc áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật và
công nghệ còn kém dẫn đến thời gian thực hiện dịch vụ của VTP trong một số khâu còn
mất thời gian và đơi khi khơng chính xác.
Theo kết quả khảo sát khách hàng, thời gian vận chuyển hàng hóa chính xác so với yêu
cầu của khách hàng cũng như sớm hơn so với yêu cầu đang chỉ ở trên mức trung bình.
Trong một chu kỳ thực hiện đặt hàng, thời gian vận tải chiếm nhiều nhất, do đó tốc độ vận
chuyển có liên quan tới việc đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng hóa, đến dự trữ cũng như phối
hợp nhịp nhàng với kế hoạch của khách hàng.
+ Hạ tầng giao thông
Hạ tầng giao thông cùng với điều kiện cơ sở vật chất là 2 yếu tố có liên hệ chặt chẽ với
nhau. Với hạ tầng giao thơng cịn kém, các doanh nghiệp khơng thể sử dụng những xe tải
có tải trọng lớn để thực hiện vận tải đƣợc. Ngoài ra mật độ tham gia giao thơng đơng,

khơng có nhiều tuyến đường cao tốc dành riêng cho vận tải cũng là một nguyên nhân chính
dẫn tới thời gian vận tải của VTP chỉ mới dừng ở mức trung bình.
2.2.1.1. Khả năng hồn thiện đơn hàng
Hiện nay VTP đang áp dụng mơ hình quản lý kho phân mặt hàng theo từng thủ kho
quản lý và chịu trách nhiệm. Việc này sẽ làm cho hàng hóa trong kho được an tồn hơn và
khơng bị tráo đổi mặt hàng kém chất lượng. Hơn thế nữa với nhiều năm kinh nghiệm trước
đây hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, các dịch vụ giá trị gia tăng tại cửa kho để
16


giúp khách hàng hoàn thiện đơn hàng như chia chọn, dán tem, dán nhãn, gia cố, đóng gói
VTP đang thực hiện rất tốt, rất sát với yêu cầu của khách hàng. Chính những yếu tố trên
giúp VTP có được sự hài lịng cao của khách hàng về độ chính xác trong việc hồn thiện
đơn hàng.
+ Tính chất lơ hàng
Liên quan đến lơ hàng bao gồm chủng loại, khối lượng, tính chất, yêu cầu bảo quản
trong vận chuyển và xếp dỡ. Nhiều lô hàng nguyên vật liệu tươi sống, hàng nông thủy sản,
lương thực thực phẩm khi nhập khẩu vào trong nước phải đi qua rất nhiều khâu kiểm tra ở
cả đầu xuất lẫn đầu nhập. Việc kiểm tra hàng hóa, kiểm hóa, khử trùng thƣờng mất rất
nhiều thời gian và cơng sức khi phải thực hiện theo nhiều quy trình, thủ tục phức tạp.
+ Nguồn nhân lực
Nguồn lực thực hiện các dịch vụ của VTP đa phần là lực lượng cộng tác viên bán thời
gian được thuê theo khoán theo sản phẩm. Chính nguồn lực ln biến động và khơng ổn
định này dẫn đến hiệu xuất xử lý dịch vụ trên cả nước của VTP không đồng nhất, nhiều chi
nhánh tỉnh còn chậm hơn so với chi nhánh tỉnh khác.
+ Nguồn lực cơ sở vật chất
Phương tiện vận tải là yếu tố vật chất quyết định chính tới độ an tồn của hàng hóa
trong q trình vận chuyển. Những loại hàng hóa dễ vỡ, có quy định bảo quản, xếp dỡ đặc
thù cần những phương tiện vận tải hiện đại để đáp ứng đƣợc. Việc VTP có ít các phương
tiện vận tải đời mới và chất lượng khiến tỷ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong q trình vận

chuyển vẫn là một tỷ lệ khá cao.
+ Hạ tầng giao thông
Hạ tầng giao thông cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới độ an tồn của hàng hóa
trong vận chuyển. Các tuyến đường trên cả nước vẫn còn nhiều tuyến đường chất lượng
xấu, có nhiều ổ gà, cua gấp, mặt đường không được bằng phẳng dẫn tới việc vận tải gặp

17


×