Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Vì sao không nên đẩy mạnh các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.88 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Môn: Kinh tế quốc tế 2
Đề tài: Không nên đẩy mạnh các rào cản phi thuế quan trong
thương mại quốc tế

Giáo viên hướng dẫn: Phan Thu Giang
Lớp học phần:
Nhóm thảo luận: 01


Mục lục
Phần I: Tổng quan lý thuyết............................................................................................3
1. Khái niệm về rào cản phi thuế quan...........................................................................3
2. Mục đích của các rào cản phi thuế quan....................................................................3
3. Các hình thức điển hình của hàng rào phi thuế quan...............................................4
Phần II: Tác động của rào cản phi thuế quan đến thương mại....................................6
1. Những ảnh hưởng của rào cản phi thuế đến thương mại quốc tế............................6
1.1. Lý thuyết về hạn ngạch nhập khẩu và ảnh hưởng..................................................6
1.2. Lý thuyết về trợ cấp xuất khẩu và ảnh hưởng........................................................9
1.3. Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại và ảnh hưởng......................................10
1.4. Một số hình thức rào cản phi thuế quan khác và ảnh hưởng..............................16
2. Tại sao không nên đẩy mạnh hàng rào phi thuế quan trong thương mại
quốc tế và biện pháp khắc phục....................................................................................18
2.1. Lý do không nên đẩy mạnh rào cản phi thuế trong thương mại quốc tế:...........18
2.2. Đề xuất một số giải pháp lâu dài, bền vững thay cho các rào cản phi thuế:
......................................................................................................................................... 24


PHẦN I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về rào cản phi thuế quan


- Hiện nay có nhiều quan niệm về hàng rào phi thuế quan, Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OCED) năm 1997 đã định nghĩa: “Hàng rào phi thuế quan là
những biện pháp biên giới nằm ngồi phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia
sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu”.
- Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): “Hàng rào phi thuế quan là những
biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên
cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng”.
→ Như vậy có thể thấy, thuật ngữ rào cản hay hàng rào phi thuế quan tuy được sử
dụng khá phổ biến nhưng hiện nay chưa có một định nghĩa rõ ràng, chính thống
nào được chấp nhận trên toàn thế giới.
Trong đề tài nghiên cứu này, để thống nhất trong việc nghiên cứu, khái niệm rào
cản phi thuế quan theo cách hiểu chung nhất, đó là:
- Hàng rào phi thuế quan (Non-tariff measures - NTM) được hiểu là các cách thức
gây trở ngại với hàng hóa nhập khẩu nhưng khơng dựa trên hình thức đánh thuế
nhập khẩu. Hàng rào phi thuế quan được chia làm hai nhóm chính đó là: Hàng rào
hành chính (i) và rào cản kỹ thuật (ii).
- Hàng rào phi thuế quan còn được hiểu là những biện pháp phi thuế quan do
chính phủ của một số quốc gia đặt ra lượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu khơng
vượt q số lượng đã ấn định. Sự giới hạn này nhằm để bảo vệ doanh nghiệp trong
nước của các quốc gia đó.
2. Mục đích của các rào cản phi thuế quan
- Cải tiến kỹ thuật trong nước (do có các rào cản kỹ thuật đã nêu trên). Các tiêu
chuẩn kỹ thuật đòi hỏi nước xuất khẩu phải có trình độ khoa học kỹ thuật, máy
móc tiên tiến và hiện đại.
- Tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu sẵn có trong nước (do hàng rào phi thuế
quan tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc đã quy định sản phẩm của một quốc gia khi nhập
khẩu phải có bao nhiêu % là nguyên liệu của quốc gia đó).
- Bảo hộ sản xuất trong nước, bảo tồn và khuyến khích phát triển những nghề
truyền thống; bảo vệ những ngành cơng nghiệp non trẻ.
- Ngăn chặn hàng hóa khơng rõ xuất xứ tràn lan, bảo vệ an tồn sức khỏe con

người, động thực vật và môi trường.


- Hạn chế tiêu dùng nội địa, ngăn chặn hàng xa xỉ
- Đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán. Đối với các nước đang phát triển, có một
cán cân thanh toán bị thâm hụt và một nguồn ngân sách hạn hẹp vốn được tài trợ
chủ yếu thông qua thuế và vay nợ nước ngồi, để tránh tình trạng này, các quốc
gia có thể áp dụng nhiều hình thức bảo hộ khác nhau nhằm phát triển những ngành
hàng thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu
- Bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
3. Các hình thức điển hình của hàng rào phi thuế quan
Thứ nhất, (i) hàng rào hành chính là các quy định có tính chất mệnh lệnh hành
chính nhà nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Hàng rào
hành chính bao gồm các quy định pháp luật về hạn chế định lượng, cấm nhập, cấm
xuất, giấy phép, hạn ngạch (quota), hạn chế xuất khẩu tự nguyện, tỷ lệ nội địa hóa
bắt buộc, trợ cấp xuất khẩu, biện pháp ngoại hối (điều chỉnh tý giá hối đoái). Cụ
thể:
 Cấm nhập hoặc xuất khẩu: là những quy định pháp lý mà một quốc gia
không cho phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu những hàng hóa nhất định. Đối với
những hàng hóa có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe con người, an
ninh, quốc phịng và mơi trường thì cấm nhập, cấm xuất là cần thiết. Tuy
nhiên, đối với những hàng hóa thơng thường nếu quy định cấm nhập hoặc cấm
xuất thì đây chính là biện pháp hành chính tạo ra hàng rào ngăn cản tự do
thương mại quốc tế.
 Hạn chế định lượng: Biện pháp hạn chế định lượng là một trong những hàng
rào phi thuế quan mà hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi thâm
nhập vào thị trường quốc tế. Ðây là biện pháp có tính chất bảo hộ rất cao nhằm
trực tiếp giới hạn khối lượng và giá trị hàng hóa nhập khẩu vào một nước.
 Giấy phép nhập khẩu: Là một trong những cách thức tạo ra rào cản đối với
tự do hóa thương mại bằng cách yêu cầu nhà nhập khẩu phải đệ đơn để được

cấp giấy phép nhập khẩu cho những loại hàng hóa nhất định. Trong thực tiễn,
các thủ tục hành chính này đã tạo ra những rào cản khơng nhỏ đối với hàng
hóa nhập khẩu.
 Hạn ngạch (quota): Là quy định lượng tối đa theo giá trị hoặc theo khối
lượng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định.
Hạn ngạch có thể quy định cho từng nhà nhập khẩu/xuất khẩu hoặc quy định
cho từng quốc gia có hàng hóa xuất khẩu sau đó quốc gia này lại phân bổ hạn
ngạch cho các nhà xuất khẩu của quốc gia đó. Hạn ngạch nhập khẩu: Là
cách nước đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại hàng hố trong một thời kỳ
nhất định. Khi chính phủ bảo hộ một ngành hàng nào đó chính phủ sẽ đưa ra
mức nhập khẩu tối đa và phân cho các nhà nhập khẩu theo hình thức cấp phép.


Hạn ngạch nhập khẩu khác với thuế nhập khẩu ở chỗ là can thiệp vào giá hàng
nhập khẩu trên thị trường nội địa là gián tiếp chứ không phải trực tiếp.
 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Là thỏa thuận giữa nước xuất khẩu và nước
nhập khẩu về giới hạn tối đa theo giá trị hoặc theo khối lượng của một mặt
hàng nào đó xuất khẩu từ một nước vào nước kia. Cách thức này gần giống
như hạn ngạch nhưng khác ở chỗ, trong khi hạn ngạch là quy định đơn phương
của một quốc gia thì hạn chế xuất khẩu tự nguyện là sản phẩm của một hiệp
định song phương.
 Tỷ lệ nội địa hóa bắt buộc: Là một cách thức ngăn cản hàng hóa nhập khẩu,
theo đó một quốc gia quy định một mặt hàng nào đó phải đạt một tỷ lệ nội địa
hóa mới được tiêu thụ tại quốc gia đó. Là các quy định liên quan tới việc
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước sở tại.
 Trợ cấp xuất khẩu: Là hình thức khuyến khích xuất khẩu do các chính phủ
tiến hành bằng cách trợ cấp tiền trực tiếp hoặc gián tiếp (như hoãn, giảm thuế,
ưu đãi vốn, bảo lãnh các khoản vay…) đối với các nhà xuất khẩu trong nước
khi họ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Thường được sử dụng ở các nước đang phát triển với mục đích giúp các doanh

nghiệp trong nước cạnh tranh được ở thị trường nước ngoài. Các nước phát
triển sử dụng với mục đích khác, thường là trong lĩnh vực nông nghiệp. Ở các
nước lớn, trợ cấp xuất khẩu hạ thấp mức giá phải trả ở nước nhập khẩu. Và ở
nước lớn, trợ cấp xuất khẩu khiến tỷ lệ thương mại xấu đi khi làm giảm giá
xuất khẩu trên thế giới.
Thứ hai, (ii) rào cản kỹ thuật bản thân nó chỉ là những quy chuẩn kỹ thuật do
một quốc gia quy định đối với hàng hóa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp nó lại
được sử dụng như là một cách thức để cản trở hàng hóa nhập khẩu vào thị trường
nội địa. Bởi vậy, những quy chuẩn kỹ thuật này được gọi là rào cản kỹ thuật, cụ
thể:
 Tiêu chuẩn kỹ thuật: Các tiêu chuẩn, quy định về kỹ thuật là một trong
những hàng rào phi thuế quan được nhiều quốc gia áp dụng. Một mặt các tiêu
chuẩn này tạo nên điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực thương mại quốc tế bằng
cách giúp người mua nước ngoài đánh giá được quy cách, chất lượng của sản
phẩm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi
khi là rào cản thương mại trong việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa nếu tiêu
chí xác định tiêu chuẩn kỹ thuật quá khác biệt giữa các nước. Về hình thức là
để bảo vệ người tiêu dùng trong nước nhưng thực tế là để bảo hộ hàng hóa sản
xuất trong nước tương ứng.
Ngồi hai nhóm hàng rào phi thuế quan có tính chất chính thống nêu trên, cịn có
những rào cản phi thuế quan khơng chính thống khác như sự nhũng nhiễu của
công chức hải quan, sự không rõ ràng của các quy định về xuất xứ hàng hóa, sự
chậm trễ trong thực hiện các thủ tục thông quan…


PHẦN II: TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN ĐẾN THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ
1. Những ảnh hưởng của rào cản phi thuế đến thương mại quốc tế
1.1. Lý thuyết về hạn ngạch nhập khẩu và ảnh hưởng
 Khái niệm:

- Hạn ngạch là quy định lượng tối đa theo giá trị hoặc theo khối lượng đối với
hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một thời kỳ nhất định. Hạn ngạch có thể
quy định cho từng nhà nhập khẩu/xuất khẩu hoặc quy định cho từng quốc gia có
hàng hóa xuất khẩu sau đó quốc gia này lại phân bổ hạn ngạch cho các nhà xuất
khẩu của quốc gia đó.
- Hạn ngạch nhập khẩu là các nước đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại hàng
hoá trong một thời kỳ nhất định. Khi chính phủ bảo hộ một ngành hàng nào đó
chính phủ sẽ đưa ra mức nhập khẩu tối đa và phân cho các nhà nhập khẩu theo
hình thức cấp phép. Hạn ngạch nhập khẩu khác với thuế nhập khẩu ở chỗ là can
thiệp vào giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa là gián tiếp chứ không phải
trực tiếp.

 Mục đích của hạn ngạch nhập khẩu:
- Bảo vệ nhà sản xuất trong nước trong trường hợp các biện pháp khác nhất là thuế
quan tỏ ra không hữu hiệu.
- Loại đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường nội địa, tăng mức độc quyền về sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa.
- Gây áp lực kinh tế đối với các nước khác, buộc họ phải nhượng bộ trong cạnh
tranh và đàm phán thương mại.
- Làm cơng cụ phân biệt đối xử trong chính sách thương mại.
- Làm cân bằng cán cân thương mại khi cần
phải giảm nhanh mức độ nhập khẩu (trường
hợp xuất khẩu ít, nhập khẩu quá nhiều).

 Ảnh hưởng của hạn ngạch nhập khẩu
Với hạn ngạch nhập khẩu = D2 - S2, làm tăng
giá trong nước lên PQ


Sản xuất: Thặng dư người sản xuất tăng lên: Diện tích hình a

Tiêu dùng: Thặng dư của người tiêu dùng giảm: Diện tích hình (a+b+c+d)
Thu nhập của chính phủ: Diện tích hình c
Thiệt hại đối với xã hội: Diện tích (b+d)
 Kết luận:
Một hạn ngạch nhập khẩu ràng buộc sẽ đẩy giá hàng nhập khẩu tăng lên (vì lượng
cầu sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất trong nước và từ hàng nhập khẩu. Tác
động phúc lợi ròng của hạn ngạch nhập khẩu tương tự khoản thuế quan nhập khẩu,
ngoại trừ việc thu thuế nhập khẩu của chính phủ (nếu là thuế) thì nay trở thành lợi
tức hạn ngạch cho những ai nắm giữ giấy phép nhập khẩu trong trường hợp hạn
ngạch.
 Ví dụ về hạn ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc
Năm 2014, Mỹ Australia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam đã tham gia đàm
phán với Hàn Quốc khi đối xử đặc biệt đối với tiếp cận thị trường gạo thuộc Tổ
chức Thương mại Thế giới WTO đã hết hạn. Do kết quả của các cuộc đàm phán
này, Hàn Quốc đã đồng ý đưa vào lộ trình WTO mức hạn ngạch 408.700 tấn đối
với nhập khẩu gạo với mức thuế 5% trong hạn ngạch và mức thuế vượt hạn ngạch
là 513%/. Trong số 408,700 tấn đó Hàn Quốc sẽ phân bổ 388,700 tấn gạn vào hạn
ngạch dành riêng cho từng quốc gia theo môt hiệp định nhiều bên với Mỹ,
Australia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. 20,000 tấn cịn lại sẽ được quản lý
trên cơ sở tồn câu mà các nhà cung cấp của Mỹ có thể đặt giá thầu.
Thỏa thuận có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Hàn Quốc sẽ mở cửa thị
trường cho 132,304 tấn gạo Mỹ hàng năm. Bên cạnh đó, Australia, Trung Quốc,
Thái Lan và Việt Nam đều có chung một hạn ngạch 256,396 tấn của hạn ngạch
nhập khẩu gạo của Hàn Quốc.

 Ảnh hưởng về hạn ngạch nhập khẩu gạo của Hàn Quốc đến Việt Nam
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, bên cạnh việc phân bổ 20,000 tấn gạo cho tất
cả các thành viên trong WTO, Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch riêng là
55,112 tấn gạo. Lượng hạn ngạch phân bố cho Việt Nam bao gồm các loại gạo mà
Việt Nam có thể trồng và xuất khẩu. Tuy điều này tạo cơ hội cho ngành lúa gạo

của Việt Nam được phát triển xong vẫn tồn tại những thách thức:
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các thị trường truyền
thống, khơng địi hỏi q cao về tiêu chuẩn, chất lượng. Nhiều doanh nghiệp vẫn
lo ngại không sử dụng hết số hạn ngạch được cấp do lượng gạo đáp ứng tiêu chuẩn
không nhiều. Chưa kể, ở nước ta, việc sản xuất lúa vẫn phần nhiều theo thói quen
canh tác truyền thống như sử dụng lưu lượng thuốc bảo vệ thực vật không ổn định,
hoặc dựa vào những trải nghiệm canh tác cũ để xử lý sâu bệnh bằng những cách


thức và loại thuốc độc hại, gây ảnh hưởng tới chất lượng gạo, kết quả là không thể
vượt qua được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu. Ðể thay đổi điều
này là cả một quá trình cần nhiều thời gian, công sức và ý thức của tất cả các bên
liên quan trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu lúa gạo.
Những tác động của hạn ngạch nhập khẩu đã để lại nhiều hậu quả đối với nhiều
doanh nghiệp kinh doanh, buôn bán tại nước ta như:
 Lãng phí nguồn lực, gây ra nhiều vấn đề tiêu cực khác nhau trong việc xin
hạn ngạch giữa các doanh nghiệp;
 Xảy ra sự phân loại khách hàng khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
 Giá gạo trong nước tăng, điều này sẽ gây ra nhiều sự bất lợi cho người tiêu
dùng.
 Việc kiểm soát hạn chế nhập khẩu chắc chắn hơn so với việc áp dụng các
loại thuế quan nên bảo hộ sản xuất trong nước nhập khẩu sẽ được bảo vệ
kĩ càng hơn;
 Việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu chẳng đem lại lợi ích gì cho ngân sách
chính phủ nhưng lại đem về lợi nhuận rất lớn cho những doanh nghiệp xin
được giấy phép.
1.2. Lý thuyết về trợ cấp xuất khẩu và ảnh hưởng
 Khái niệm:
- Trợ cấp xuất khẩu trong tiếng Anh gọi là Export Subsidies. Đây là những khoản
hỗ trợ của Chính phủ (hoặc cơ quan công cộng) cho các doanh nghiệp sản xuất và

kinh doanh hàng xuất khẩu (căn cứ vào kết quả xuất khẩu).
Ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm
thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo
hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…
- Trợ cấp xuất khẩu cũng có thể là theo đơn vị hoặc tỉ lệ (specific or ad valorem):
Trợ cấp đơn vị là khoản chi trên mỗi đơn vị hàng được xuất khẩu.
Trợ cấp tỉ lệ là khoản chi theo phần trăm giá trị hàng xuất khẩu.
 Mục đích của trợ cấp xuất khẩu:


- Ở nước nhỏ, trợ cấp xuất khẩu được sử dụng với mục đích giúp doanh nghiệp
trong nước cạnh tranh ở thị trường nước ngoài
- Ở nước lớn, trợ cấp xuất khẩu được sử
dụng với mục đích khác, thường là để bảo
hộ lĩnh vực nông nghiệp
 Tác động của trợ cấp xuất khẩu:
nước nhỏ
Trợ cấp xuất khẩu ở nước nhỏ làm tăng giá
nội địa, nhưng không tác động lên giá thế
giới.
Tiêu dùng: Thặng dư tiêu dùng giảm một
phần bằng diện tích hình: (a+b)
Sản xuất: Thặng dư sản xuất tăng một phần
bằng diện tích hình: (a+b+c)
Thu nhập của chính phủ: Số thu ngân sách của chính phủ giảm bằng đúng chi phí
trợ cấp, bằng diện tích hình: (b+c+d)
Thiệt hại đối với xã hội: Phúc lợi xã hội giảm một phần bằng:
(a+b+c) – (a+b) –(b+c+d) = (b+d)
 Kết luận:
Trợ cấp xuất khẩu ở nước nhỏ về ngắn hạn có thể giúp nhà xuất khẩu vượt qua

khó khăn để thâm nhập và đứng vững trên thị trường quốc tế. Nhưng lâu dài, vấn
đề này sẽ khiến các nước này phải gánh chịu thiệt hại phúc lợi rịng. Các nước
nhập khẩu thì được lợi vì có thể nhập khẩu một lượng hàng hóa nhiều hơn với
mức giá khơng đổi nhưng có thể khiến mức cung ở thị trường nội địa giảm do mở
rộng quy mô xuất khẩu, giá cả thị trường nội địa tăng lên.

 Ví dụ: Tác động của trợ cấp nơng sản xuất khẩu ở Hoa Kỳ
Nói đến vấn đề trợ cấp của Hoa Kỳ, các chuyên gia nông nghiệp thường nhắc đến
câu chuyện về ngô của Mexico. Mexico là quê hương của ngô đã mở cửa biên giới
cho các nhà xuất khẩu ngô của Hoa Kỳ sau khi hai nước ký hiệp định thương mại


tự do Napta vào năm 1994. Chỉ sau 1 năm kí kết, sản lượng nhập khẩu ngơ của
Hoa Kỳ vào Mexico đã tăng gấp đôi. Đến nay, một phần ba lượng ngô tại thị
trường Mexico là nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Để có được kết quả này, Hoa Kỳ đã dành
cho người trồng ngô hơn 10 tỷ đô la trợ cấp xuất khẩu mỗi năm để họ có thể bán
ngơ ở mức giá thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất. Ngơ rẻ của Hoa Kỳ tràn
ngập Mexico và nông dân Mexico không thể cạnh tranh nổi trên chính thị trường
của mình. Hơn nữa, giá ngơ của Mexico cũng bị ép giá, mức giảm lên đến 70% kể
từ khi nhập khẩu ngô từ Hoa Kỳ.
Thực tế cho thấy, trợ cấp nông sản xuất khẩu không những không đem lại lợi ích
cho các nước đang phát triển, mà ngược lại, còn là rào cản khiển cho các nước
đang phát triển khó có thể cạnh tranh với hàng nơng sản của các nước phát triển.
1.3. Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại và ảnh hưởng
 Khái niệm:
- Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical
barriers to trade) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối
với hàng hóa nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hóa
nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (cịn gọi là các biện pháp
kỹ thuật – biện pháp TBT).

- Bản chất của các rào cản kỹ thuật: là các biện pháp áp dụng đối với hàng hóa khi
lưu thơng trong nước và qua biên giới (nhập khẩu hoặc xuất khẩu) như quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn; yêu cầu về an toàn, chất lượng; yêu cầu về ghi nhãn, thông tin
tiêu dùng; các thủ tục đăng ký nhập khẩu; các thủ tục kiểm tra, chứng nhận phù
hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn; các thủ tục kiểm dịch, vệ sinh, khử trùng, bảo
quản, vận chuyển; yêu cầu về hệ thống chất lượng, hệ thống môi trường; yêu cầu
về nhà xưởng, công nghệ thiết bị sản xuất, chế biến sản phẩm; yêu cầu về truy
nguyên nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, tính hợp pháp của khu vực khai thác; yêu cầu về
trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, tiết kiệm/bảo tồn năng lượng…
- Trên thực tế các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với
thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho
sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngồi
vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng cịn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối
với thương mại”.
- Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 3 loại
biện pháp kỹ thuật sau đây:
 Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật bắt
buộc áp dụng (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ).


 Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được
chấp thuận bởi một tổ chức đã được cơng nhận nhưng khơng có giá trị áp
dụng bắt buộc.
 Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các quy
định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure)
 Tác động của các rào cản kỹ thuật đối với thương mại:
Khi những rào cản kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong các quan hệ thương mại
quốc tế, nó đã có những ảnh hưởng khơng nhỏ tới cả nước nhập khẩu cũng như
nước xuất khẩu. Cụ thể như sau:


 Đối với nước nhập khẩu:
- Tác động tích cực:
 Thứ nhất, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đã làm nâng cao chất lượng
của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này, qua đó quyền lợi người tiêu
dùng được nâng cao.
 Thứ hai, việc áp dụng các rào cản kỹ thuật giúp bảo vệ môi trường. ác sản
phẩm không thân thiện với môi trường sẽ không được phép nhập khẩu vào
thị trường nước này, chỉ có những sản phẩm đã thỏa mãn theo đúng tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường mới được phép nhập khẩu.
 Thứ ba, bảo hộ nền sản xuất trong nước. Việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật này đã ngăn chặn sự đe dọa của hàng hóa ngoại nhập, giúp giảm
cạnh tranh cho các sản phẩm trong nước, từ đó bảo hộ cho nền sản xuất
trong nước
- Tác động tiêu cực:
 Thứ nhất, không tạo ra động lực phát triển nền sản xuất trong nước. Rõ
ràng việc sử dụng các rào cản kỹ thuật chính là biện pháp của chính phủ
nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, do vậy nền sản xuất trong nước sẽ
khơng có được động cơ phát triển cạnh tranh với nền sản xuất quốc tế.

 Thứ hai, giảm lợi ích người tiêu dùng và nền sản xuất của các ngành khác
trong nền kinh tế. Với việc áp dụng các rào cản kỹ thuật người tiêu dùng
sẽ được tiêu dùng những mặt hàng có chất lượng tốt, tuy nhiên sự lựa chọn
tiêu dùng sẽ bị thu hẹp. Bên cạnh đó do việc áp dụng quá nhiều các yêu
cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu, nhà sản xuất sẽ phải xây dựng các hệ
thống tiêu chuẩn chất lượng – kỹ thuật để đáp ứng theo đúng yêu cầu của
nước nhập khẩu, điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất của sản phẩm, do
vậy giá của sản phẩm sẽ cao hơn so với ban đầu.


 Đối với nước xuất khẩu:

- Tác động tích cực:
 Thứ nhất, việc các nước tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn
chế nhập khẩu là động lực tạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải
nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, nâng cao chất lượng cho sản phẩm
của mình. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường
các nước nhập khẩu thì các doanh nghiệp xuất khẩu đã tự cải tiến hệ thống
sản xuất, đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại…
 Thứ hai, một trong những tiêu chuẩn về kỹ thuật đó là biện pháp bảo vệ
môi trường. Một khi doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn này cũng đã
góp phần cải thiện và bảo vệ mơi trường sống, sản xuất của chính quốc gia
mình. Bên cạnh đó cịn có thể hạn chế được tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên...
- Tác động tiêu cực:
 Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tăng chi phí sản xuất để
thay đổi điều kiện sản xuất sao cho đáp ứng được những yêu cầu của quy
định về kỹ thuật do đó lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm sút. Bên cạnh
đó, cũng có thể dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp xuất khẩu khi
không đáp ứng được những yêu cầu đề ra, bị mất vị thế trên thị trường thế
giới.
 Thứ hai, gây ra thiệt hại cho nhà sản xuất. Khi nhà sản xuất trong nước
xuất khẩu lô hàng sang thị trường quốc tế, nếu lơ hàng đó dù chỉ có một
sai sót nhỏ khơng đáp ứng được một trong những tiêu chuẩn đã quy định
thì lơ hàng đó sẽ bị nước nhập khẩu từ chối cấm nhập khẩu, hàng hóa đó
sẽ bị trả lại cho nhà xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy… Điều này sẽ ảnh hưởng
tới lợi nhuận của nhà sản xuất, gây thiệt hại lớn cho nhà xuất khẩu.
 Thứ ba, bên cạnh việc gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp và nhà xuất
khẩu thì cũng ảnh hưởng tới những người lao động sản xuất trong các
ngành sản xuất xuất khẩu. Có thể thấy, khi các doanh nghiệp xuất khẩu
làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản sẽ đe dọa đến công ăn việc làm cũng như
đời sống của những lao động làm trong những doanh nghiệp này và có thể

ảnh hưởng lớn tới tình trạng thất nghiệp của quốc gia đó.
 Ví dụ: Hệ thống rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ:
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, là một ngành xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam. Đối với ngành dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ là một thị


trường lớn, còn nhiều tiềm năng. Năm 2019, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đạt
gần 15 tỷ USD, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả
nước. Hai tháng đầu năm 2020, xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đạt 2,25 tỷ USD,
tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm gần 48% tổng trị giá xuất khẩu hàng
dệt may của cả nước. Vào tháng 6/2020, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu lớn
nhất hàng may mặc vào Mỹ, vị trí mà Trung Quốc chiếm giữ nhiều năm nay.Các
mặt hàng dệt may của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải đáp ứng được
các tiêu chuẩn kỹ thuật mà Hoa Kỳ đặt ra được quy định cụ thể như sau:
 Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật
 Về tiêu chuẩn chất lượng: Chất lượng sản phẩm dệt may thể hiện qua hệ
thống tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đạt được chẳng hạn như chứng chỉ ISO
- 9000. Những chứng chỉ này là điều kiện để xâm nhập và mở rộng thị
trường. Nó chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ
theo tiêu chuẩn quốc tế.
 Về tiêu chuẩn về chống cháy: Các doanh nghiệp dệt may cũng đứng trước
thách thức phải đáp ứng các yêu cầu về vấn đề sức khỏe và an toàn cho
người sử dụng như tiêu chuẩn về chống cháy. Vấn đề an toàn sức khỏe
cho người tiêu dùng luôn được Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và Chính
phủ Mỹ quan tâm. Họ đưa ra các tiêu chuẩn, quy định về nguyên phụ liệu
cho hàng may mặc rất cao nhằm bảo vệ người tiêu dùng, buộc nhà sản
xuất và xuất khẩu buộc phải đầu tư vào những công nghệ hiện đại, tiên
tiến trong sản xuất mới ra được sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
 Về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ phải là

các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về
sức khỏe đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong
sản xuất.
 Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000
Các doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn liên quan tới 9 lĩnh vực (8
lĩnh vực quan trọng trong trách nhiệm xã hội và 01 yếu tố hệ thống quản lý) mới
được cấp chứng chỉ SA 8000, bao gồm: Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức
hoặc bắt buộc; Sức khỏe và an toàn người lao động; Tự do lập hội và quyền
thương lượng tập thể; Phân biệt đối xử; Thực hành kỷ luật; Giờ làm việc; Lương
và thù lao; Hệ thống quản lý.
 Tiêu chuẩn WRAP - trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu
WRAP là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được
thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà


sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện.
WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với 12
nguyên tắc chủ yếu sau: Tuân thủ luật pháp và quy định tại nơi làm việc; Nghiêm
cấm sử dụng lao động cưỡng bức; Nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em; Nghiêm
cấm hành vi quấy rối hoặc lạm dụng; Chế độ trả lương và phúc lợi; Số giờ làm
việc; Nghiêm cấm phân biệt đối xử; Sức khỏe và an toàn; Quyền tự do lập hội và
thương lượng tập thể; Môi trường; Tuân thủ hải quan; An ninh

 Tác động tiêu cực của các rào cản kỹ thuật tới hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ:
- Tác động lớn nhất của rào cản kỹ thuật ảnh hưởng tới hàng dệt may xuất khẩu đó
là làm tăng chi phí sản xuất và qua đó làm giảm lượng hàng hóa xuất khẩu. Trên
thực tế, các rào cản kỹ thuật được xây dựng nhằm hạn chế lượng hàng hóa nhập
khẩu vào một quốc gia, do đó điều tất nhiên là nó sẽ làm hạn chế lượng xuất khẩu
mặt hàng dệt may của Việt Nam.

- Về tiêu chuẩn chống cháy của Mỹ, đây thực sự là một rào cản lớn đối với các
nhà sản xuất và kinh doanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đang
thiếu vốn và công nghệ hiện đại.
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng yêu cầu của Mỹ về hệ thống SA 8000
đang và sẽ là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt
Nam.
- Bên cạnh việc phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ,
các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiếp tục vượt qua những rào cản mang tính kỹ thuật
từ thị trường Mỹ. Đó là những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và tính năng sản
phẩm. Những yêu cầu này không chỉ xuất phát từ các quy định của các cơ quan
chức năng mà còn do thái độ ngày càng khắt khe của người tiêu dùng Mỹ đối với
các sản phẩm may mặc.
1.4. Một số hình thức rào cản phi thuế quan khác và ảnh hưởng
1.4.1. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một hình thức của rào cản phi thuế quan. Hình
thức này gần như tương tự với hạn ngạch, nhưng hạn ngạch là quy định chung do
đơn phương các nước đưa ra nhằm bảo hộ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nước, còn hạn chế xuất khẩu tự nguyện là kết quả của sự thỏa thuận song
phương của riêng hai quốc gia, trong đó nước xuất khẩu sẽ phải ‘tự nguyện’ hạn
chế một lượng xuất khẩu nhất định, đáp ứng một số yêu cầu của nước nhập khẩu
để tránh các biện pháp hạn chế nghiêm khắc hơn gây thiệt hại lớn cho nước xuất
khẩu.


- Một ví dụ điển hình ảnh hưởng của hạn chế xuất khẩu tự nguyện đó là thỏa thuận
hạn chế xuất khẩu ô tô tự nguyện của Nhật sang thị trường Mỹ những năm 1980.
Vào năm 1981, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất ô tô Nhật
đã làm ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Mỹ (lượng nhập
khẩu ô tô từ Nhật tăng từ 18% đến 29%, khoảng 300.000 công nhân Mỹ bị mất
việc làm trong giai đoạn 1977 – 1981). Trước nguy cơ suy thối ngành cơng

nghiệp ơ tơ Mỹ, trong năm 1981, Nhật đã “tự nguyện” hạn chế xuất khẩu để tránh
các biện pháp phòng vệ thương mại nghiêm khắc mà Mỹ có thể đưa ra. Dưới ảnh
hưởng của hạn chế xuất khẩu tự nguyện, từ năm 1981 - 1983, Nhật chỉ được phép
xuất khẩu 1,68 triệu xe qua Mỹ; năm 1984 là 1,85 triệu xe (trong khi nếu chưa có
thỏa thuận này thì con số xuất khẩu sẽ là là 1,82 triệu vào năm 1980). Khi lượng
xuất khẩu giảm đi thì dẫn đến mức giá để mua một chiếc ô tô sẽ tăng lên, cụ thể
vào năm 1981 – 1983 một chiếc xe của Nhật tăng thêm 733$, đến năm 1984 giá
của một chiếc xe nhập khẩu của Nhật tại Mỹ thậm chí đã tăng thêm 2.000$. Giá
sản phẩm nhập khẩu tăng sẽ giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nước, thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh của ngành công nghiệp nội
địa, giúp các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ đạt lợi nhuận 403 triệu đô trong
giai đoạn 1981 – 1984. Tuy nhiên nếu so sánh con số lợi ích của nhà sản xuất xe ô
tô được lợi khi áp dụng hạn chế xuất khẩu tự nguyện với số tiền mà người tiêu
dùng phải bỏ thêm ra để mua một chiếc xe thì nó q nhỏ. Xét trong 4 năm áp
dụng, tổn thất tiêu dùng của người dân Mỹ lên tới 8,9 tỷ đô la, tổng thể nền kinh tế
Mỹ thiệt hại 8,4 tỷ đơ la. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất ô tô
xuất khẩu cũng chịu thiệt hại vì sự chững lại của hoạt động xuất khẩu ô tô sang
Mỹ mặc dù giá cả một chiếc xe có tăng.
/>LD5655.V855_1987.L433.pdf?sequence=1&isAllowed=y
/>%E1%BA%BE_INTERNATIONAL_ECONOMICS

1.4.2. Chống bán phá giá
Trong thương mại quốc tế, bán phá giá là hành vi của doanh nghiệp thuộc quốc gia
này bán sản phẩm sang quốc gia khác với giá thấp hơn giá nôi địa nhằm chiếm
lĩnh thị trường thế giới, thu ngoại tệ mạnh,… Thông thường bán phá giá chia làm
3 loại: bền vững, không thường xuyên và chớp nhoáng.
Bán phá giá bền vững là xu hướng bán sản phẩm triển thị trường thế giới với giá
thấp hơn giá nội địa nhằm tăng mức thu nhập lớn nhất của nhà sản xuất, xuất khẩu.
Bán phá giá không thường xuyên là bán giá xuất khẩu để tránh rủi ro của thị
trường thế giới và giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính mà cơng ty đang cần

giải quyết gấp. Bán phá giá chớp nhống là hình thức bán phá giá xuất khẩu tạm
thời thấp hơn giá nội địa để tăng sức cạnh tranh loại trừ đối thủ - Đây là hình thức


bán phá giá hoàn toàn mang một động cơ xấu. Tuy nhiên, rất khó để phân định rõ
các loại bán phá giá, do vậy một số quốc gia đã lợi dụng điều này làm công cụ rào
cản thương mại để bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước. Khi nhận thấy một số dấu
hiệu như giá cả hàng hóa nhập khẩu ‘quá thấp’ so với giá hàng hóa nội địa dẫn đến
sự chuyển hướng tiêu dùng và gây ra thiệt hại nặng nề đối với doanh nghiệp trong
nước thì chính phủ của quốc gia đó sẽ xem xét khởi kiện bán phá giá đối với
doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu nước khởi kiện cáo buộc thành cơng, doanh nghiệp
trong nước sẽ có khả năng gia tăng doanh thu, thị phần nhưng ngược lại người tiêu
dùng tại nước này sẽ phải chịu thiệt do giá cả gia tăng, điều này có thể gây ra sự
méo mó về xu hướng tiêu dùng gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế; về phía
nước xuất khẩu thì lượng thặng dư xuất khẩu thu được sẽ giảm do bị áp thuế
chống phá giá. Mặt khác, nếu nước khởi kiện cáo buộc thất bại thì cả hai nước đều
phải chịu tổn thất chi phí theo đuổi các vụ kiện (chi phí thuê luật sư, chi phí cho
các thủ tục hành chính,…). Bên cạnh đó, trong thời gian triển khai kiện cáo thì
hoạt động xuất khẩu cũng sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu.
Thực tế cho thấy, sản phẩm bị khởi kiện chống bán phá giá của Việt Nam ngày
càng đa dạng, trước đây chỉ mặt hàng có kim ngạch lớn, như thủy sản, da giầy,
nhưng hiện nay, ngay cả những mặt hàng có kim ngạch chỉ vài chục triệu USD
(như lò xo, giường ngủ,...) cũng phải đối mặt với các tranh chấp thương mại.
Trong vụ kiện về mặt hàng túi nhựa PE, Mỹ đồng thời kiện cả chống bán phá giá
và chống trợ cấp. Vụ việc này có nguy cơ trở thành một tiền lệ xấu đối với các
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường rộng lớn này. Lý do khiến các vụ
kiện đối với Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng (Tính đến năm 2020, đã có gần 100
vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam) phần lớn là
do các đối tác thương mại như Mỹ, EU vẫn xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị
trường (NME). Điều này thường dẫn đến kết quả là biên độ phá giá cao hơn, các

bên tham gia quá trình điều tra phải bỏ thêm nhiều cơng sức và chi phí. Gần đây,
một số nước, đặc biệt là các nước phát triển đang cố gắng tạo ra những rào cản
mới gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập khẩu.
Có thể kế đến trường hợp Mỹ áp thuế chống bán phá giá “khá vơ lí” lên mặt hàng
cá basa của Việt Nam năm 2003. Khi đó, do việc tăng nhanh xuất khẩu cá basa
của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ đã gây thiệt hại vật chất lớn cho
các doanh nghiệp sản xuất nội địa của Mỹ. Trên thực tế, nguyên nhân giá thành cá
basa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ rẻ mà đảm bảo chất lượng là vì Việt Nam là
một nước đang phát triển, tận dụng được nguồn nhân công dồi dào với giá thành
rẻ, nguồn nguyên liệu cũng như chi phí bỏ ra để kinh doanh thấp (chi phí thức ăn,
con giống,…), mơi trường thuận lợi. Nhưng Bộ thương mại Mỹ (DOC) khơng
cơng nhận điều đó vì cho rằng Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường và đã sử
dụng giá cá nguyên con tương tự, giá lao động và các yếu tố đầu vào khác, cũng
như các chi phí khác và mức lợi nhuận của các cơ sở sản xuất/xuất khẩu phi lê cá
của Bangladesh để xây dựng giá trị thông thường của phi lê cá Basa của Việt


Nam. Đây chính là một bất lợi lớn đối với Việt Nam và kết quả là mặt hàng cá
basa xuất khẩu sang Mỹ được đưa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá, gây
ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp sản xuất cá basa, tác động tiêu cực đến ngành
nuôi bắt thủy sản Việt Nam. Qua đó có thể thấy rằng, pháp luật Mỹ về chống bán
phá giá vẫn có điểm chưa thỏa đáng, có thể đây như là một “rào cản thương mại”
được hợp pháp hóa tinh vi gây thiệt hại cho Việt Nam vì thậm chí thắng kiện thì
chi phí luật sư, cơng sức, thời gian và ngay cả mất khách hàng là rất lớn, dù thua
hay thắng thì Việt Nam vẫn thiệt hại nhiều.
1.4.3. Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là tổng thể các quy phạm bắt buộc phải tuân theo khi tiến hành
thành lập, thay đổi, giải thể, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phạm vi
hoạt động của các tổ chức, khi ban hành các văn bản hành chính, khi thực hiện các
hành vi hành chính; khi các cơng dân, các tổ chức quần chúng xã hội tiến hành

những cơng việc địi hỏi có sự chứng kiến, chứng nhận, giúp đỡ, can thiệp của các
cơ quan và cán bộ, nhân viên nhà nước.
Hiện nay, các hoạt động thương mại – đầu tư quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế
được hầu hết các quốc gia chú trọng và đẩy mạnh để tạo cơ hội phát triển nền kinh
tế vững mạnh. Trong đó, thủ tục hành chính càng minh bạch, rõ ràng và đơn giản
thì càng thuận lợi cho tiến trình tự do thương mại quốc tế, giúp tiết kiệm các
nguồn lực (thời gian, tiền bạc, công sức con người,…). Trái lại, khi thủ tục hành
chính phức tạp, khơng rõ ràng thì nó sẽ trở thành một rào cản thương mại, gây bất
lợi trong hoạt động thu hút đầu tư, kinh doanh của quốc gia đó.
Ví dụ như việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN đã tạo thuận
lợi cho các hoạt động thương mại qua biên giới. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế
giới năm 2018, chi phí thơng quan trực tiếp tại cửa khẩu cho 1 lô hàng giảm
19USD; ước tính với 12 triệu tờ khai của năm 2018, doanh nghiệp tiết kiệm được
trên 200 triệu USD, tương đương hơn 4.000 tỷ đồng thủ tục thông quan; tiết kiệm
17 triệu giờ lưu kho đối với 5,8 triệu tờ khai xuất khẩu; tiết kiệm 37 triệu giờ lưu
kho đối với 6,2 triệu tờ khai nhập khẩu.

2. Tại sao không nên đẩy mạnh hàng rào phi thuế quan trong thương mại
quốc tế và biện pháp khắc phục
2.1. Lý do không nên đẩy mạnh rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc
tế:
- Hàng rào phi thuế quan đem lại không ít trở ngại trong thương mại quốc tế. Việc
không nên đẩy mạnh hàng rào phi thuế quan có thể mang đến nhiều lợi ích cho các


quốc gia trong thương mại quốc tế hơn. Sau đây là một số lý do không nên đẩy
mạnh hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế:
 Thứ nhất, các rào cản phi thuế quan có thể khiến xuất khẩu của các quốc gia
xuất siêu bị giảm sút hoặc khơng gia tăng như kỳ vọng.
Ví dụ Năm 2018, xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã lần đầu tiên giảm trong 17

tháng và niềm tin của các doanh nghiệp nước này suy giảm trong bối cảnh Tổng
thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các chính sách bảo hộ thương mại. Giá trị xuất
khẩu của Nhật sang Mỹ trong tháng 6 giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngối, trong
đó giảm mạnh nhất là nhóm xe hơi và thiết bị sản xuất con chip - hai mặt hàng
xuất khẩu quan trọng nhất của đất nước mặt trời mọc.Thống kê trên được công bố
sau khi cuộc khảo sát Reuters Tankan cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp
Nhật giảm sút trong tháng 7, phản ánh nỗi lo của các công ty về căng thẳng thương
mại gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.Các nhà hoạch định chính sách và doanh
nghiệp Nhật Bản hiện đang lo ngại Mỹ có thể sử dụng thuế quan hoặc các biện
pháp bảo hộ khác để xử lý mất cân đối cán cân thương mại với nước này.Nhập
khẩu từ Mỹ vào Nhật trong tháng 6 giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, khiến
thặng dư thương mại Nhật-Mỹ tăng 0,5%, lên mức 5,24 tỷ USD. Mức thặng dư
như vậy có thể khiến Nhật Bản trở thành một mục tiêu cho các chính sách bảo hộ
của chính quyền Trump.
( )
 Thứ hai, việc tham gia giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại làm tăng chi
phí xuất khẩu của doanh nghiệp.
Các sản phẩm của Việt Nam bị điều tra PVTM khá đa dạng, tập trung nhiều ở các
sản phẩm kim loại (thép, nhôm); nông, thủy sản và sợi. Một số biện pháp PVTM
kéo dài hàng chục năm, kéo theo chi phí theo đuổi vụ việc tốn kém. Với thời gian
kéo dài, thực tiễn các vụ kiện cho thấy, Doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí và
thiệt hại về thời gian. Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các vụ
tranh chấp thương mại, đặc biệt các tranh chấp thương mại hiện nay đòi hỏi các
bên liên quan phải có sự am hiểu về luật thương mại, các nguyên tắc thương mại,
các án lệ; khả năng kiểm định, giám định sản phẩm còn hạn chế và giá thành kiểm
định, giám định cao khiến cho sản phẩm của các Doanh nghiệp Việt Nam gặp
nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật. Việc theo đuổi các vụ
kiện thương mại trong thời gian dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định
trong sản xuất, xuất khẩu của Doanh nghiệp. Về lâu dài, Doanh nghiệp khó có thể
đưa ra một chiến lược xuất khẩu dài hạn. Trước mắt, làm ảnh hưởng đến nguồn

lực của, gia tăng chi phí, bất ổn trong sản xuất, xuất khẩu. Ngay khi vụ việc
PVTM được khởi xướng, các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải đối mặt


với việc đảo lộn và thay đổi kế hoạch kinh doanh, đầu tư sản xuất, chiến lược mặt
hàng của mình để đáp ứng với những thay đổi mới của thị trường xuất khẩu. Trong
bối cảnh đó, việc chuyển sang thị trường xuất khẩu khác cũng sẽ gặp khó khăn
hơn vì các khách hàng tại thị trường xuất khẩu mới có thể lợi dụng vụ việc điều tra
PVTM để ép giá hoặc áp đặt những điều khoản, điều kiện khơng có lợi cho các
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

 Thứ ba, đẩy mạnh hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế khiến
người tiêu dùng sẽ bị hạn chế sự lựa chọn và phải trả nhiều tiền hơn cho một
sản phẩm.
Khi thương mại thế giới được tự do hóa, hội nhập kinh tế sâu rộng, người tiêu
dùng sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa phong phú đến từ các quốc gia
khác với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên khi các hàng rào phi thuế quan được
các nước đẩy mạnh sử dụng, người tiêu dùng sẽ bị hạn chế sự lựa chọn giỏ hàng
hóa và có thể phải trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm tiêu dùng.
Ví dụ như các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện xuất khẩu sang các thị trường
lớn như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,… luôn phải đối mặt với các rào cản phi
thuế quan. Nếu Ạnh áp dụng mạnh rào cản phi thuế quan cho mặt hàng nhập khẩu
từ Việt Nam thì sẽ khiến Việt Nam sẽ e ngại việc xuất khẩu mặt hàng nơng sản
của mình sang Anh và cũng khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Anh quốc.
Việc đó làm giảm mức lợi nhuận của Việt Nam xuất khẩu vào Anh nhưng Anh họ
lại bảo vệ được sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, điều đó sẽ khiến mặt hàng trong
nước sẽ khơng cịn được đa dạng mẫu mã, kiểu dáng khiến người tiêu dùng Anh
có ít sự lựa chọn hơn về sản phẩm mà họ mong muốn.Hơn nữa, với mức độ đa
dạng về sản phẩm giảm mà nhu cầu sử dụng hàng nông sản của người tiêu dùng
ln tăng cao sẽ khiến cho mặt hàng đó tăng giá và người tiêu dùng sẽ phải trả một

lượng tiền nhiều hơn để được một sản phẩm mong muốn. Vì vậy, người tiêu dùng
họ sẽ khơng thích việc chính phủ sử dụng hàng rào phi thuế quan.

 Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh hàng rào phi thuế, đặc biệt là SPS có thể dẫn đến
tình trạng phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các biện pháp SPS đang trở thành
mối quan tâm lớn của các nhà xuất khẩu nông nghiệp và nhà xây dựng chính sách,
trong tình trạng các biện pháp thuế quan dần bị cắt bỏ theo các thỏa thuận thương
mại khu vực, song phương và đa phương. Họ lo ngại về việc các biện pháp SPS có
thể trở thành công cụ phân biệt đối xử không công bằng chống lại hàng hóa nhập
khẩu hoặc tạo nên những trở ngại không cần thiết trong thương mại nông nghiệp,
thực phẩm và các hàng hóa liên quan khác.
Ví dụ: Quy định về vệ sinh thực vật và an toàn thực phẩm


- Các mặt hàng rau quả phải đáp ứng tất cả quy định chung về thực phẩm theo
Luật Thực phẩm tổng hợp của EU, luật này cũng có các yêu cầu về truy nguyên
nguồn gốc. Các loại thực vật và các sản phẩm thực vật, kể cả rau quả có xuất xứ từ
những khu vực không xác định được, bị nhiễm sinh vật gây hại sẽ không được
phép nhập khẩu vào EU.
- Quy định về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của EU (HACCP - Hệ
thống phân tích mối nguy và kiểm sốt điểm tới hạn) là quy định bắt buộc mang
tính pháp lý đối với những nhà chế biến thực phẩm, trong đó có rau quả đã qua
chế biến. Đối với rau quả tươi, EU thường yêu cầu người XK phải có giấy chứng
nhận về thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt tồn cầu (Global GAP) hay các chứng
nhận an toàn thực phẩm khác. Ngoài đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm,
- Trong chính sách an tồn thực phẩm, EU cũng đưa ra tiêu chí về nhiễm vi khuẩn
trong thực phẩm, quy định về dư lượng tối đa chất gây ô nhiễm trong sản phẩm
hoặc nhóm sản phẩm cụ thể. Đối với nguyên liệu và đồ vật tiếp xúc với thực
phẩm, EU cũng có quy định nhằm ngăn ngừa những biến đổi khơng cho phép

trong thành phần của thực phẩm và đảm bảo an tồn sức khỏe cho con người.
- Các lơ hàng nhập khẩu vào EU phải có giấy chứng nhận vệ sinh và an tồn thực
vật để thể hiện tình trạng sản phẩm, biện pháp kiểm tra và chữ ký xác nhận của cơ
quan bảo vệ thực vật quốc gia trước khi gửi hàng. EU cũng có quy định riêng về
vật liệu đóng gói làm từ gỗ khơng được chứa sâu bệnh. EU vừa đưa ra quy định
sửa đổi về kiểm dịch thực vật. Theo đó, từ ngày 01/9/2019 EU áp dụng yêu cầu
kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt hơn đối với nhiều loại nơng sản nhập khẩu từ các
nước ngồi, trong đó có Việt Nam.
- Đối với Việt Nam, trước đây, EU đã từng cảnh báo Việt Nam về các lô hàng rau
thơm không đạt chất lượng, rau quả bị nhiễm vi sinh vật và một số dịch hại. Thậm
chí, EU từng cảnh báo nếu phát hiện đủ 5 lô hàng rau quả khơng đảm bảo quy định
thì sẽ ngừng nhập khẩu toàn bộ các mặt hàng rau quả của Việt Nam.
* Quy định về mức tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Rau quả nhập khẩu vào EU phải tuân thủ quy định về Giới hạn mức tối đa dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL). Quy định này nhằm đảm bảo rằng, dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng. Ngồi
ra, EU cịn cấm sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất có khả
năng gây hại cho sức khỏe con người và động vật hoặc gây hại cho môi trường.
* Ảnh hưởng:
- Các thị trường phát triển như EU-27 đang lạm dụng các rào cản phi thuế quan
với nhiều hình thức tinh vi hơn, dưới danh nghĩa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo
vệ môi trường nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.



×