Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tiểu luận xã hội học 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
···········⁂···········

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học ky hè/2022-2023
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

THỰC TRẠNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
CỦA SINH VIÊN TẠI KHU VỰC LÀNG ĐẠI HỌC
(THỦ ĐỨC, TP.HCM)
GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY
MÃ HP: 225XH5006 - UEL -Thứ 5 (tiết 2-6)
NHĨM SINH VIÊN THỰC HIỆN
STT

Họ và tên

MSSV

Hồn thành

1

Nguyễn Thị Hồng Uyên

K224070958

100%


2

Nguyễn Thị Huynh Trúc

K224070957

100%

3

Nguyễn Thị Nhã Thanh

K224070949

100%

4

Lê Thị Vân Nhi

K224070945

100%

5

Cao Hồng Yến Nhi

K224081081


100%

Thành phố Hồ Chí Minh, 08/2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

ĐIỂM
KÝ TÊN

1


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. 3
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 5
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
PHẦN 2: NỘI DUNG .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM ............................................................................. 6
1. Khái niệm thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm ....................................6
2. Khái niệm ngộ độc thực phẩm ......................................................................... 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ, GIẢI PHÁP ..... 8
1. Thực trạng .......................................................................................................... 8
2. Nguyên nhân .....................................................................................................10
3. Hậu quả .............................................................................................................15
4. Giải pháp .......................................................................................................... 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 25


2


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Biểu đồ khảo sát tỉ lệ đi ăn ngồi của sinh viên ............................................8
Hình 2: Rau trong hộp cơm có sâu .............................................................................. 9
Hình 3: Cơm của ký túc xá khu B có giịi ................................................................... 9
Hình 4: Khu vực nấu ăn nhếch nhác, không vệ sinh ................................................. 9
Hình 5: Cách bày bán ở một quán ăn lề đường trong làng đại học .........................9
Hình 6: Tay mang nhiều vi khuẩn ............................................................................. 10
Hình 7: Sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng trọt ............................11
Hình 8: Khảo sát về các nơi thường khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm 12
Hình 9: Rửa rau bằng nước bẩn ................................................................................ 13
Hình 10: Thực phẩm khơng rõ nguồn gốc được đổ trực tiếp lên sàn nhà ............ 13
Hình 11: Chế biến nem chua giữa sàn nhà tại xưởng sản xuất .............................. 14
Hình 12: Rác rưởi bẩn thỉu bày để ngay lối đi lại. ...................................................14
Hình 13: Biểu đồ khảo sát về các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm .............. 15
Hình 14: Khảo sát về các triệu chứng gặp phải khi ăn các thực phẩm khơng
đảm bảo chất lượng ..................................................................................................... 16
Hình 15: Người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm ở siêu thị .......................................19
Hình 16: Các bước chế biến và bảo quản để đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm20
Hình 17: Cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra chất lượng thực phẩm ...............23

3


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng bậc nhất, không thể thiếu
cho cuộc sống của con người. Không ai trong chúng ta có thể sống mà khơng sử

dụng thực phẩm. Thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể để duy trì sự sống;
xây dựng, sửa chữa các mơ tế bào và điều hòa các chức năng của cơ thể. Vì vậy,
sức khỏe con người phụ thuộc rất lớn vào nguồn thực phẩm mà họ sử dụng hàng
ngày. Điều đáng quan ngại là thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn về chất lượng
cũng như độ an toàn vệ sinh trong chế biến và sản xuất đang là vấn nạn lớn con
người mà phải đối mặt hiện nay.
Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện đang được xã hội đặc biệt quan tâm do
nhu cầu bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, việc kiểm sốt vệ
sinh an tồn thực phẩm hiện cịn nhiều hạn chế. Thực phẩm còn tiềm ẩn nhiều nguy
cơ nhiễm bệnh cao như tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, nitrat trên rau; tồn dư chất
cấm, chất bảo quản, thuốc kháng sinh trên thịt, cá; thực phẩm nhiễm vi khuẩn, virus,
ký sinh trùng gây bệnh do vệ sinh dụng cụ, bếp núc và đồ dùng chế biến không sạch;
thực phẩm chín q hạn, bảo quản khơng đúng cách sinh ra độc tố; vân vân. An
toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề lớn, nhức nhối trong xã hội khi càng
ngày càng có nhiều người mắc phải các vấn đề sức khỏe do ăn phải thực phẩm bẩn
và kém chất lượng.
Trong bối cảnh này, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành một yếu tố
quan trọng, đặc biệt đối với nhóm người trẻ tuổi như sinh viên. Sinh viên là lực
lượng lao động trẻ, chuẩn bị bước vào đời và là tương lai của đất nước. Chế độ dinh
dưỡng là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và hiệu suất học tập của họ. Tuy
nhiên, do những ràng buộc về thời gian và tài chính, sinh viên thường có xu hướng
phụ thuộc vào những lựa chọn thực phẩm nhanh và tiện lợi, có thể gây ra nguy cơ
khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Với bài tiểu luận này, chúng tôi tập
trung nghiên cứu nhóm đối tượng sinh viên tại khu vực Làng Đại học (Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh) vì đây là nơi tập trung của rất nhiều sinh viên từ khắp nơi
trên đất nước. Phần lớn sinh viên đều lần đầu sống xa nhà và phải tự mình tìm
4


nguồn thực phẩm phù hợp. Họ thường bị hạn chế kiến thức về vệ sinh an tồn thực

phẩm như khơng biết cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon và cách bảo quản đúng;
gặp khó khăn trong việc kiểm tra nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm. Thách
thức lớn nhất là sinh viên sẽ bị giới hạn về thời gian và tài chính, khiến việc chuẩn
bị bữa ăn trở nên khó khăn. Điều này có thể dẫn đến việc sinh viên phụ thuộc vào
những nguồn thực phẩm nhanh, tiện lợi có thể dễ dàng tìm thấy tại khu vực Làng
Đại học như các loại quán ăn dành cho sinh viên, hàng quán vỉa hè, cửa hàng tiện
lợi. Điều đáng lo lắng là những nơi này có thể khơng tn thủ đầy đủ các quy định
về vệ sinh và an toàn thực phẩm do thiếu nhân lực, kiến thức hoặc tài chính để duy
trì các tiêu chuẩn cần thiết. Sự thiếu sót này có thể dẫn đến việc bảo quản và xử lý
thực phẩm khơng đảm bảo vệ sinh an tồn. Thêm vào đó, một số quán ăn sinh viên
có thể sử dụng các ngun liệu khơng an tồn hoặc hết hạn để tiết kiệm chi phí, gây
ra nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên như đau bụng, ngộ độc thực phẩm,
ợ nôn tiêu chảy, lây nhiễm bệnh tật, vân vân.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định và đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm của sinh viên tại khu
vực Làng Đại học (Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh) hiện nay. Phân tích, tìm hiểu
ngun nhân dẫn đến thực trạng đã nêu trên và hệ quả của nó. Từ đó, đưa ra các
khuyến nghị và giải pháp để cải thiện thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong
cộng đồng sinh viên sinh sống tại khu vực Làng Đại học.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận tham khảo tài liệu, bài nghiên cứu đi trước, cùng với những khảo sát
trên phạm vi sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật cùng sinh viên của các trường
đại học khác hiện đang sinh sống và học tập trong khu vực Làng Đại học (Thủ Đức,
thành phố Hồ Chí Minh).

5


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM

1. Khái niệm thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm
1.1. Thực phẩm: Bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột
(cacbohydrat), chất béo (lipid), chất đạm (protein), khống chất, hoặc nước, mà con
người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất
dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích.1
1.2. Chất lượng: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng)
tạo cho thực thể (đối tượng) đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc
nhu cầu tiềm ẩn (theo ISO 8402:1994).2
1.3. Quản lý chất lượng: Là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm
soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm sốt về chất lượng nói
chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất
lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.3
1.4. Chất lượng thực phẩm: Là chỉ tiêu chất lượng của thực phẩm được người
tiêu dùng chấp nhận. Chất lượng ở đây bao gồm các yếu tố bên ngồi như ngoại hình
(kích thước, hình dạng, màu sắc, độ bóng và tính nhất qn, kết cấu và hương vị) và
yếu tố bên trong (hóa học, vật lý, vi sinh vật).4

1

Wikipedia, Thực phẩm, cập nhật
ngày 9/4/2023, tr.
2
ISO 8402:1994, Chất lượng và đặc điểm của chất lượng, vadac-diem-cua-chat-luong/, tr.
3
Wikipedia, Quản lý chất lượng, />%A5t_l%C6%B0%E1%BB%A3ng, cập nhật ngày 2/1/2023, tr.
4
Wikipedia, Chất lượng thực phẩm, />%A3ng_th%E1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m, cập nhật ngày 10/6/2023, tr.

6



1.5. An toàn thực phẩm: Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp,
thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng do các loại ơ nhiễm hóa
chất, ơ nhiễm sinh học hay các hình thức ô nhiễm khác gây ra.5
1.6. Vệ sinh thực phẩm: Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự
an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.6
2. Khái niệm ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là
hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm
nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ơi
thiu, có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là
kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu
hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau
bụng....Ngộ độc thực phẩm khơng chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong)
mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.7
Ngộ độc thực phẩm bao gồm hai loại:
2.1. Ngộ độc cấp tính: Là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những
biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nơn, đau bụng, đi ngồi... Thậm
chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời cịn có thể
dẫn đến tử vong.8
2.2. Ngộ độc mãn tính: Là dạng ngộ độc khơng có dấu hiệu rõ ràng và không
phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ
thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các
bệnh tật nguy hiểm khác.9
5

Ban quản lý an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh, Thế nào là an toàn thực phẩm và những điều cần biết thực
phẩm sạch, cập nhật ngày 28/4/2020, tr.
6
UBND Xã Vĩnh Hưng, Đảm bảo vê sinh an toàn thực phẩm moi luc, moi nơi, athien

hue.gov.vn/?gd=8&cn=28&tc=1459, cập nhật ngày 30/8/2019, tr.
7
Trạm y tế phường An Phú, Ngộ độc thực phẩm và biên pháp phòng tránh, inet.
gov.vn/an-toan-thuc-pham/ngo-doc-thuc-pham-va-bien-phap-phong-tranh-cmobile10036-86081.aspx, cập
nhật ngày 15/3/2023, tr.
8
Sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm y tế huyện Phú Vang, Ngộ độc thực phẩm, a
thienhue.gov.vn/?gd=1&cn=28&tc=852, cập nhật ngày 3/8/2023, tr.
9
Sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm y tế huyện Phú Vang, Ngộ độc thực phẩm, a
thienhue.gov.vn/?gd=1&cn=28&tc=852, cập nhật ngày 3/8/2023, tr.

7


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ, GIẢI PHÁP
1. Thực trạng
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
trong xã hội, mặc dù vậy tình trạng thực phẩm bẩn, chứa hóa chất, không đảm bảo
chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường. Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cố
gắng nỗ lực để ngăn chặn việc sản xuất và bn bán thực phẩm bẩn, người ham lợi
thì vẫn bán, người ham rẻ thì vẫn mua khiến cho tình trạng mất vệ sinh an toàn thực
phẩm vẫn cứ tiếp diễn. Sinh viên là một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi
vấn đề này.
Làng đại học Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực tập trung nhiều
trường đại học danh tiếng và cũng là nơi sinh hoạt học tập của nhiều sinh viên. Giá
cả sinh hoạt ở đây được điều chỉnh phù hợp với túi tiền của sinh viên, đặc biệt là giá
cả thực phẩm. Việc ăn ngoài là lựa chọn tiện lợi cho nhiều sinh viên để tiết kiệm thời
gian dành cho học tập và làm việc, theo khảo sát có đến khoảng 80% sinh viên
thường xun lựa chọn ăn ngồi thay vì tự nấu ăn ở nhà. Tuy nhiên, với giá cả cho

một bữa ăn chỉ từ 20.000 đồng/suất với những món ăn bắt mắt thơm ngon thậm chí
cịn được miễn phí giao tận nơi, nhiều người đặt ra lo ngại về chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với những suất cơm này. Để kinh doanh một quán ăn cần bỏ ra
nhiều chi phí, từ tiền thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị, bàn ghế, thuê nhân viên, mua
nguyên liệu,… Với giá thành khiêm tốn 20000-30000 đồng/suất cơm, nếu chỉ sử
dụng thực phẩm sạch thì làm cách nào các quán ăn này có thể có được lợi nhuận và
tiếp tục tồn tại?

Hình 1: Biểu đồ khảo sát tỉ lê đi ăn ngoài của sinh viên
8


Các vụ ngộ độc thực phẩm ở các quán ăn đã khơng cịn là việc gì xa lạ, ngay cả ở
căn tin của các trường học hay ký túc xá cũng đôi khi gặp vấn đề, vậy làm sao ta có
thể tin tưởng những suất cơm giá rẻ khơng rõ nguồn gốc? Chưa nói đến các khâu chế
biến, bảo quản thực phẩm, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh chảo dầu chuyển đen
do sử dụng dầu ăn cũ, thức ăn được bày ngoài trời hàng giờ đồng hồ không che đậy
với nhiều côn trùng vây quanh, những chiếc bàn ghế chén đũa bám đầy dầu mỡ,
không gian chế biến nhếch nhác… Cơm sinh viên giá tuy rẻ nhưng trong đó lại tiềm
ẩn rất nhiều nguy cơ.

Hình 2: Rau trong hộp cơm có sâu

Hình 3: Cơm của ký tuc xá khu B có giịi

Cơm sinh viên thường hội tụ ba yếu tố “rẻ - no – ngon”, chỉ cần hội tụ ba yếu tố
này thì vấn đề chất lượng thực phẩm dường như cũng chẳng còn quá quan trọng.
Điều này cũng dễ hiểu vì phần lớn sinh viên cịn đang phụ thuộc vào kinh tế của gia
đình vậy nên một bữa cơm với giá cả hợp lý, dễ ăn, đủ năng lượng là đã đủ với họ.
Nhiều bạn sinh viên cho rằng vì giá rẻ nên khơng địi hỏi nhiều, cũng chẳng còn lựa

chọn nào khác nên dù biết ăn những đồ ăn này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
bản thân cũng đành chịu chứ đâu thể chịu đói được.

Hình 4: Khu vực nấu ăn
nhếch nhác, khơng vê sinh

Hình 5: Cách bày bán ở một quán
ăn lề đường trong làng đại hoc
9


2. Nguyên nhân
2.1. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật

Hình 6: Tay mang nhiều vi khuẩn
Có sự hiện diện của vi sinh vật khắp mọi nơi xung quanh chúng ta và tác
động mạnh mẽ đến cuộc sống, tuy nhiên, chúng khơng thể nhìn thấy bằng mắt
thường. Trong lĩnh vực thực phẩm, vi sinh vật có thể làm thay đổi tính chất
hóa lý của thực phẩm, làm tăng hương vị và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên,
nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ, nhiều vi sinh vật gây bệnh có thể nhiễm vào
thực phẩm và gây ra các trường hợp ngộ độc mãn tính hoặc cấp tính cho con
người. Vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh có thể lây lan từ tay người, bề mặt
bẩn, nước khơng an tồn hoặc từ thực phẩm chưa được làm sạch hoặc chưa
nấu chín.
2.2. Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm kém
chất lượng
Trong q trình chăn ni, gieo trồng và sản xuất lương thực, có những
vấn đề có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm:
-


Thực phẩm có thể có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc từ
thủy sản sống trong nguồn nước bị nhiễm bẩn.

-

Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ
sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng
hay thời gian cách ly. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể có tác động
xấu đến môi trường. Nếu khả năng phân hủy của chúng trong tự nhiên
là chậm, tác động xấu đến mơi trường sẽ càng gia tăng. Nếu cịn dư
10


lượng thuốc trong thực phẩm, khi con người tiêu thụ nó có thể có tác
động khơng tốt, tùy thuộc vào mức độ, có thể gây ngộ độc cấp tính
hoặc ngộ độc mãn tính. Và cây trồng có thể được trồng trên vùng đất bị
ô nhiễm hoặc tưới phân tưới bằng nước thải bẩn.

Hình 7: Sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng trot
2.3. Ngộ độc thực phẩm do chế biến và bảo quản thực phẩm
2.3.1. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất phát từ q trình chế biến
thực phẩm:
-

Có thể là do việc giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, hoặc thu hái lương
thực, rau, quả không đúng quy định.

-

Sử dụng các chất phụ gia không hợp lệ với các quy định của Bộ Y tế

trong quá trình chế biến thực phẩm.

-

Đặt thực phẩm sống gần thực phẩm chín hoặc dùng chung dao thớt.

-

Sử dụng khăn bẩn để lau các dụng cụ ăn uống.

-

Môi trường chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống bị nhiễm
bẩn. Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm.

-

Những người chế biến thực phẩm đang mắc các bệnh truyền nhiễm,
tiêu chảy, đau bụng, nôn mệt, sốt, ho, hoặc bị nhiễm trùng da.

-

Rửa thực phẩm hoặc dụng cụ ăn uống bằng nước bẩn. Sử dụng các loại
chất tẩy rửa không an tồn có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm.

2.3.2 Q trình bảo quản khơng tốt

11



-

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu có thể tạo điều kiện cho sự
hình thành các chất gây ung thư.

-

Sử dụng dụng cụ chứa thực phẩm được làm từ sành sứ, sắt tráng men,
nhựa tái sinh và chất chì, có thể gây nhiễm chất chì và ơ nhiễm cho
thực phẩm.

-

Để thức ăn qua đêm hoặc trưng sản phẩm bán cả ngày ở nhiệt độ
thường dẫn đến vi khuẩn phát triển; thức ăn khơng được đậy kín, để bụi
bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm và các động vật khác tiếp xúc gây ô
nhiễm.

-

Nhiều cơ sở chế biến thực phẩm sử dụng cách chế biến thủ công và sử
dụng nhiều hóa chất độc hại để tạo ra những món ăn nhìn hấp dẫn và
giá rẻ. Người mua chỉ quan tâm đến số lượng mà không quan tâm đến
chất lượng của thực phẩm này.

Hình 8: Khảo sát về các nơi thường khơng đảm bảo
vê sinh an tồn thực phẩm

12



2.4 Ngộ độc thực phẩm do công nghệ chế biến bẩn

Hình 9: Rửa rau bằng nước bẩn
Nhiều cơ sở chế biến làm việc trên nền nhà, nơi một số thực phẩm như
thịt, cá, gà được xử lý. Các loại rau thì chỉ đơn giản là được ngâm trong một
chậu nước và sau đó được chế biến ngay.

Hình 10: Thực phẩm không rõ nguồn gốc được đổ trực tiếp lên sàn nhà
Cảnh tượng đáng kinh hoàng khác là những hàng quán ăn tại chợ. Hầu hết
các cống rãnh tại đây bị tắc nghẽn, khu vệ sinh tỏa mùi hôi thối, dù ngay bên
cạnh đó là thức ăn chín như thịt quay, giị chả, nem rán, khơng được bảo quản
trong tủ kín chống bụi.

13


Hình 11: Chế biến nem chua giữa sàn nhà tại xưởng sản xuất
Tại các quán chè, bún chả, bún ốc, cơm chiên, các dụng cụ ăn uống như
bát, đĩa, cốc, chén đều bị bẩn, ruồi nhặng đậu đầy; nước dùng để rửa chén chỉ
từ hai xô, được sử dụng để vừa rửa vừa tráng, mà nước lúc này đã trở nên
đục ngầu.
Đa phần thức ăn đường phố là ăn nhanh, gọn, nhẹ, hợp túi tiền của mọi
người như: bún, ốc, bánh mì, xơi,…nhưng vì lợi nhuận nhiều người chủ bán
hàng đã sử dụng thực phẩm kém chất lượng và không rõ nguồn gốc với giá rẻ
để chế biến thành những món ăn phục vụ người bình dân.

Hình 12: Rác rưởi bẩn thỉu bày để ngay lối đi lại

14



Theo khảo sát thực trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm của sinh viên tại
khu vực làng đại học (thủ đức, tp.hcm) hiện nay. Có kết quả như sau:

Hình 13: Biểu đồ khảo sát về các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
3. Hậu quả
Hậu quả của tình trạng mất an toàn lương thực, thực phẩm là một trong
những vấn đề đang ở mức báo động của xã hội. Khi nhu cầu của người tiêu
dùng đang tăng lên nhanh chóng. Nhưng hầu hết các loại thực phẩm đều chứa
các hóa chất có hại trực tiếp cho sức khỏe con người. Hiện nay, tại Việt Nam,
có nhiều nơi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được xử lý kịp thời đặc
biệt là khu vực sinh sống của sinh viên.
Hậu quả của tình trạng mất an ninh lương thực là rất nghiêm trọng.
Ngoài việc gây ra các bệnh nguy hiểm cho con người. Mất an ninh lương
thực cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội.
3.1. Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm gây ra những
căn bệnh nguy hiểm cho con người.
Thực phẩm bị ơ nhiễm có thể gây ơ nhiễm tiềm ẩn cho con người. Nó có
thể gây ra các triệu chứng nhiễm độc cấp tính, bán cấp. Có thể bị ô nhiễm
liên tục hoặc không liên tục. Nó cũng có thể gây ra các biến chứng nguy
hiểm sau một thời gian, chẳng hạn như ung thư, rối loạn chức năng khơng
giải thích được, vơ sinh, gây qi thai, v.v.

15


-

Thực phẩm bẩn gây ra một căn bệnh mãn tính. Mắc các bệnh có biểu

hiện thường xuyên hoặc theo chu kỳ. Điều này có thể là do di chứng
của ngộ độc cấp tính. Hoặc là kết quả của ngộ độc tiềm năng. Nó có thể
trở thành một căn bệnh nan y hoặc không thể chữa được.

-

Thực phẩm không hợp vệ sinh gây ra bệnh bán cấp tính. Đó là ngun
nhân gây ngộ độc thực phẩm, gây ra các tình trạng tiêu hóa hoặc thần
kinh nhẹ. Có thể gây ra các triệu chứng cấp tính. Nhưng có thể tự chữa
khỏi hoặc chữa khỏi bệnh.

-

Thực phẩm mất vệ sinh gây ra các bệnh cấp tính cho con người như:
Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy. Rối loạn thần kinh
gây đau đầu, chóng mặt, hơn mê, liệt tứ chi,… Các rối loạn khác như
thay đổi huyết áp, rối loạn tiết niệu, bí tiểu,...

Theo khảo sát thực trạng về an toàn vệ sinh thực phẩm của sinh viên tại
khu vực làng đại học (Thủ đức, TP.HCM) hiện nay. Có kết quả như sau:

Hình 14: Khảo sát về các triêu chứng gặp phải khi ăn các thực
phẩm không đảm bảo chất lượng

3.2. Thời gian lành bệnh khi bị ngộ độc thực phẩm
Thời gian chữa bệnh do ngộ độc thực phẩm thường là cho đến khi các
triệu chứng biến mất. Hiện tại, bệnh nhân vẫn chưa thể sinh hoạt và làm việc
bình thường.
16



-

Đối với những người mắc bệnh bán cấp và cấp tính, bệnh sẽ lành từ 2
ngày đến 1 tháng.

-

Đối với những người mắc bệnh mãn tính, bệnh khơng được chữa khỏi
hoàn toàn và tái phát.

-

Thời gian để phục hồi sức khỏe sau khi ăn thực phẩm bẩn. Và có thể
sống và làm việc bình thường. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng
sức khỏe và độ tuổi như sau:
+ Những người bình thường mắc các bệnh bán cấp và cấp tính,
người lớn và trẻ em trong độ tuổi đi học sẽ hồi phục từ 01 đến
04 tuần.
+ Đối với những người mắc bệnh mãn tính và tái phát. Nếu trong
trường hợp tái phát, bệnh có thể được chữa khỏi, nó sẽ mất từ 1
đến 2 tuần. Trong trường hợp bệnh nặng, thời gian phục hồi
không được xác định.
Trường hợp tồi tệ nhất của việc tiêu thụ thực phẩm không hợp vệ sinh là

tử vong. Có thể là do ngộ độc rất nghiêm trọng, hoặc do ngộ độc cấp tính
khơng được điều trị kịp thời. Nó cũng có thể là kết quả của nhiễm độc tiềm ẩn
lâu dài, từ đó dẫn đến bệnh gây tử vong và không thể chữa được.
3.3. Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng
xấu đến học tập, công việc, phát triển kinh tế, xã hội.

Hậu quả của việc mất vệ sinh an tồn thực phẩm khơng chỉ ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe con người mà nó cũng kéo theo những hậu quả nghiêm
trọng gây ra thiệt hại trong các khía cạnh khác của cuộc sống như: giảm năng
suất trong học tập, công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, chi phí
khám bệnh và phục hồi sức khỏe, mất thu nhập do vắng mặt trong công việc.
Gây ra công việc tốn thời gian cho bệnh nhân và người thân của họ.
Thực phẩm luôn là sản phẩm chiến lược trong phát triển kinh tế của nước
ta và nhiều nước đang phát triển. Ngoài việc mang lại ý nghĩa to lớn trong
phát triển kinh tế, nó cịn có ý nghĩa chính trị và xã hội rất quan trọng. Vệ sinh

17


an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên cả thị trường trong nước
và quốc tế.
Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm phải được sản xuất, chế
biến và bảo quản để ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh vật. Đồng thời, khơng được
chứa hóa chất tự nhiên tổng hợp hoặc vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn
quốc tế hoặc tiêu chuẩn quốc gia. Để đảm bảo rằng nó khơng ảnh hưởng đến
sức khỏe của người tiêu dùng.
Đối với các nhà sản xuất thực phẩm, có những tác động như: chi phí do
thu hồi sản phẩm, hủy bỏ hoặc từ chối, giữ lại sản phẩm, mất lợi nhuận do
thông tin quảng cáo, v.v. Tác hại lớn nhất là mất niềm tin của người tiêu dùng.
Ngoài ra, cịn có các thiệt hại khác như: phải điều tra, phân tích, khảo sát,
kiểm tra thực phẩm độc hại, xử lý hậu quả,…
Đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, sản xuất và kinh doanh
thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong khu vực kinh tế. Do đó, chất
lượng vệ sinh an tồn thực phẩm là chìa khóa để tiếp thị thành cơng nhất các
sản phẩm ra thế giới bên ngoài cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh. Nâng
cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mang lại uy tín và lợi nhuận lớn

trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đồng thời, thực phẩm cũng đóng vai trị là một mặt hàng kinh tế chiến
lược. Chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ góp phần tăng thu
nhập từ xuất khẩu thực phẩm. Đây là một lĩnh vực cạnh tranh và rất hấp dẫn.
Do đó, việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm để ngăn ngừa hậu quả
của mất an toàn thực phẩm là rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.
Và ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường sống của các nước phát triển và
đang phát triển.
Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo rằng người
tiêu dùng không bị ngộ độc thực phẩm. Mục tiêu tiếp theo của vệ sinh an tồn
thực phẩm đó là để tạo sự tín nhiệm và giành được sự tin tưởng của khách
hàng. Để có thể bán được nhiều sản phẩm thực phẩm cho thị trường trong và
ngồi nước. Qua đó tăng nguồn thu cho cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, làm
giàu cho đất nước. Đồng thời, giúp tạo nhiều việc làm cho người lao động,…
18


4. Giải pháp
Để giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm của sinh viên hiện nay, cần
sự đồng bộ hành động từ các phía: nhà nước, nhà sản xuất và người tiêu dùng.
4.1. Giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm từ người tiêu dùng
(sinh viên):
Sinh viên - người tiêu dùng đóng vai trị quan trọng trong việc khắc phục
an tồn vệ sinh thực phẩm vì chính họ là người trực tiếp sử dụng thực phẩm
❖ Khi tự nấu ăn ở nhà:
a) Lựa chọn thực phẩm:

Hình 15: Người tiêu dùng lựa chon thực phẩm ở siêu thị
Việc lựa chọn thực phẩm là một bước quan trọng và đây cũng là bước
đầu tiên cần phải chú ý. Để đảm bảo an tồn, thì sinh viên cần phải biết

lựa chọn thực phẩm đúng cách:
-

Chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, tránh xa những thực

phẩm bẩn tràn lan trên thị trường.
-

Các loại thực phẩm như rau củ, thịt cá cần phải tươi sống, không bị

biến đổi màu sắc.
-

Những thực phẩm đóng hộp, đơng lạnh khơng được q hạn sử dụng.

-

Đối với thực phẩm nhập khẩu cần xem rõ nguồn gốc, chất lượng sản

phẩm, hạn sử dụng.

19


b) Bảo quản và chế biến:

Hình 16: Các bước chế biến và bảo quản để đảm bảo an toàn
vê sinh thực phẩm
Khi đã chọn lựa được những thực phẩm đảm bảo chất lượng thì quá trình
bảo quản cũng như chế biến thực phẩm cũng cần kỹ lưỡng và đảm bảo an

tồn:
-

Phải ăn chín, uống sơi, sử dụng nguồn nước sạch.

-

Nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín và hâm kĩ lại trước khi ăn.

-

Sơ chế thực phẩm thật sạch trước khi nấu: rau phải ngâm nước muối

và rửa sạch, thịt cá phải được làm sạch và sơ chế kĩ,….
-

Bảo quản đúng cách theo từng loại thực phẩm: thực phẩm cần để ở

nơi mát, thực phẩm cần bảo quản đông lạnh,….
-

Cần bỏ đi những thực phẩm đã bảo quản quá lâu.

c) Giữ vệ sinh:
Trong quá trình chế biến, cũng cần đảm bảo các nguyên tắc sau để
được đảm bảo về an tồn vệ sinh thực phẩm:
-

Ln vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm.


-

Giữ cho bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

-

Che chắn, đậy kĩ thực phẩm để tránh khỏi các côn trùng, các loài gặm

nhấm và động vật khác…
❖ Khi đi ăn ngồi:
-

Lựa chọn những cửa hàng, qn ăn có khơng gian sạch sẽ.

-

Chú ý quy trình chế biến của quán ăn xem có đảm bảo vệ sinh khơng.

20


-

Không quay lại những quán ăn không đảm bảo vệ sinh/gây cho bạn

đau bụng, nơn mửa….
-

Góp ý cho cửa hàng, quán ăn để cải thiện chất lượng về an toàn vệ


sinh thực phẩm.
➢ Bên cạnh những lưu ý trên, sinh viên cũng cần phải có những trách
nhiệm cho riêng mình để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như:
-

Nâng cao hiểu biết về chất lượng hàng hoá, chất lượng các loại thực

phẩm để từ đó biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn cho bản thân.
-

Nâng cao nhận thức về cơng dụng của an tồn vệ sinh thực phẩm và

những tác động tiêu cực mà thực phẩm không an toàn đem lại cho sức
khoẻ chúng ta.
-

Báo cáo những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đến cơ

quan Nhà nước có thẩm quyền.
4.2. Giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm từ nhà sản xuất:
a) Tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm:
Pháp luật nước ta đã có những quy định rất rõ ràng về vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm và cũng đưa ra những tiêu chuẩn đối với thực phẩm sạch. Do
đó, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp cần tn thủ đúng theo những quy
định này.
Khơng tìm cách chống đối để thực phẩm bẩn tràn lan dưới mọi hình thức
làm ảnh hưởng đến sinh viên nói riêng và người tiêu dùng nói chung.
b) Khơng sử dụng những chất cấm trong q trình sản xuất:
-


Nơng dân khơng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều lượng, sử

dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng, sử dụng nước thải chăn nuôi để
tưới rau củ,....
-

Các nhà sản xuất, doanh nghiệp không sử dụng chất bảo quản quá

liều, hay sử dụng các chất như phụ gia, chất tẩy rửa, hóa chất độc hại….
Bên cạnh đó, nhà sản xuất cần phải ghi rõ tên thực phẩm, thành phần,
ngày sản xuất, ngày hết hạn, nguồn gốc xuất xứ và các thông tin cần thiết

21


khác để cho người tiêu dùng (sinh viên) được nắm rõ các thông tin liên
quan đến thực phẩm.
c) Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm:
Đối với những nhà sản xuất thì giấy chứng nhận đảm bảo an tồn thực
phẩm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đây là tiền đề để xác nhận cơ
sở có đủ điều kiện để kinh doanh thực phẩm trên thị trường hay khơng; làm
tăng tính minh bạch, uy tín của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng (sinh
viên); đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Nhà sản xuất có thể tự mình xin giấy chứng nhận hoặc tin tưởng vào
những đại diện nhà sản xuất để xin giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm
quyền.
d) Đạo đức nghề nghiệp:
Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, khơng
vì lợi ích riêng hay mục đích lợi nhuận mà làm những việc trái với quy định
của nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ảnh hưởng xấu đến người

tiêu dùng (sinh viên) cũng như ảnh hưởng đến toàn xã hội.
e) Đầu tư công nghệ - cơ sở hạ tầng:
Các nhà sản xuất cần cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư vào công nghệ sản
xuất để sản phẩm luôn được đảm bảo chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, cũng
cần áp dụng các quy trình sản xuất và vận chuyển sao cho tối ưu hố để đảm
bảo thực phẩm khơng bị ôi thiu và giữ được hương vị tươi mới.
4.3. Giải pháp khắc phục an toàn vệ sinh thực phẩm từ cơ quan
nhà nước:
-

Thứ nhất, cơ quan nhà nước cần ban hành cũng như điều chỉnh các

quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm sao cho phù hợp với tình hình đất
nước.
-

Thứ hai, cơ quan nhà nước cần khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn

đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước về những văn
bản pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm.

22


-

Thứ ba, cơ quan nhà nước cần tăng cường quản lí, thanh tra và giám

sát hoạt động của tất cả cơ sở sản xuất trên thị trường (chăn nuôi, giết mổ
động – thực vật, trồng trọt, cơ sở chế biến…).

-

Thứ tư, cơ quan nhà nước cần xử phạt kịp thời và nghiêm khắc đối

với những cơ sở vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
-

Thứ năm, cơ quan nhà nước cần tổ chức những buổi công bố chất

lượng sản phẩm và kiểm tra nghiêm ngặt những buổi công bố này để đảm
bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
-

Thứ sáu, cơ quan nhà nước cần tăng cường hợp tác quốc tế để trao

đổi thông tin và kinh nghiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm; cùng nhau
phối hợp quản lí, kiểm tra và đánh giá sự tuân thủ các quy định về an tồn
thực phẩm.

Hình 17: Cơ quan nhà nước thực hiên
kiểm tra chất lượng thực phẩm

23


PHẦN 3: KẾT LUẬN
An tồn vệ sinh thực phẩm ln là một vấn đề quan trọng và cần được
quan tâm cũng như đảm bảo trong mọi quá trình từ sản xuất, chế biến, vận
chuyển cho đến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt đối với khu vực rộng lớn và có
nhiều sinh viên đổ về sinh sống, học tập như làng Đại học, thì tình trạng an

tồn vệ sinh thực phẩm cần phải được chú ý nhiều hơn. Và thông qua luận
văn của nhóm chúng em về “Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm của
sinh viên khu vực làng Đại học hiện nay” đã cho thấy được mặt nào đó về
tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm của sinh viên làng Đại học. Dựa vào
việc khảo sát, phân tích và đánh giá, ta có thể nhìn nhận được rằng vấn đề an
toàn vệ sinh thực phẩm tại làng Đại học vẫn chưa được đảm bảo do gặp phải
một số thách thức cũng như còn vài vấn đề chưa được giải quyết. Điều này
đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khỏe của sinh viên làng
Đại học nói riêng và những ai đang sinh sống tại đây nói chung. Vì thấy
được mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đó, nên thơng qua bài tiểu luận này,
nhóm chúng em đã đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình trạng an tồn vệ
sinh thực phẩm ở làng Đại học như nâng cao nhận thức, đầu tư cơ sở hạ tầng,
cải thiện hệ thống quản lý…...Các đề xuất trên có thể chưa đầy đủ và hồn
thiện nhất nhưng chúng đều là những giải pháp thiết thực và tối ưu nhất mà
chúng em có thể đưa ra dựa trên tình trạng thực tế của làng Đại học. Và để
đạt được hiệu quả tốt nhất thì điều kiện tiên quyết vẫn là sự phối hợp giữa
các bên (sinh viên/người tiêu dùng, nhà sản xuất, cơ quan chức năng). Nếu
các bên đều ý thức được và cùng hành động thì chắc chắn tình hình an tồn
vệ sinh thực phẩm sẽ dần được cải thiện. Đồng thời, chất lượng đời sống
cũng như sức khỏe của mọi người sẽ được đảm bảo tốt hơn.

24


×