Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tiểu luận xã hội học đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.74 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mô tả thực tế:………………………………………………………………........2
1. Các khái niệm và lý thuyết vận dụng:…………………………………….. …3
1.1. Các khái niệm:………………………………………………………………3
1.1.1. Đô thị: …………………………………………………………………….3
1.1.2. Đô thị hóa: ………………………………………………………………..3
1.1.3. Nông thôn:………………………………………………………………...3
1.2 Lý thuyết vận dụng:………………………………………………………….4
1.2.1. Lý thuyết lựa chọn duy lý:………………………………………………..4
2. Đề cương nghiên cứu sơ bộ:…………………………………………………..4
2.1 Đặt vấn đề:…………………………………………………………………...4
2.2 Tổng quan nghiên cứu:………………………………………………………4
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:……………………………………………………...5
2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:……………………………………………………….5
2.2.3. Giả thuyết nghiên cứu:……………………………………………………6
2.2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:……………………………………….6
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................6
2.2.6.Ý nghĩa của đề tài:.......................................................................................6
2.2.7. Kết cấu của đề tài:.......................................................................................7
Kết luận: ...............................................................................................................8
Danh mục tài liệu:.................................................................................................9


2
MÔ TẢ THỰC TẾ
Đô thị hóa là quá trình tất yếu diễn ra không chỉ đối với nước ta mà còn
đối với các nước trên thế giới, nhất là các nước châu Á. Nền kinh tế càng phát
triển thì thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của khu vực, nâng cao đời sống
nhân dân.


Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát
sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề việc làm cho nông dân bị mất đất,
phương pháp đền bù giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân, vấn đề vệ
sinh môi trường…Nếu không có một chiến lược và giải pháp cụ thể, chúng ta sẽ
gặp nhiều vưỡng mắc và lúng túng trong quá trình giải quyết, đôi khi làm nảy
sinh những vấn đề ngày càng phức tạp.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa ở nước ta diễn ra quá nhanh. Vì
vậy, việc đánh giá những vần đè phát sinh trong quá trình đô thị hóa, từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách cơ bản là việc làm và thu
nhận là cần thiết. Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu hoạch định chính
sách phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.


3
NỘI DUNG
1. Các khái niệm và lý thuyết vận dụng
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Đô thị
Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người tập trung và hoạt
động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Việt
Nam, NXB Hà Nội, 1995). Có thể thấy rõ, Đô thị điểm dân cư tập trung với mật
độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở tịch hợp, là trung
tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội
của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung
ương; vùng huyện hoặc tiểu cùng trong huyện.
1.1.2. Đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại.
Quá trình đô thị hóa là cái phông rộng lớn trên đó diễn ra những biến đổi
to lớn và sâu rộng trong đời sống xã hội cả ở nông thôn và thành thị.

Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư trong xã hội mà còn
chuyển thể nhiều kiểu mẫu xã hội. Đó là sự phổ biến và lan truyền lối sống đô
thị hay các quan hệ văn hóa đô thị tới các vùng nông thôn và trên toàn bộ xã hội
nói chung.
Có sự thâm nhập, thích ứng lẫn nhau giữa lối sống đô thị và điều kiện
sống nông thôn đi đến quá trình ngoại ô hóa. Chạy trốn ra khỏi đô thị nhưng
không từ bỏ lối sống đô thị.
Đồng thời đô thị hóa là sự chuyển đổi từ tam nông (nông nghiệp, nông
thôn, nông dân) sang phi tam nông. tức là chuyển đổi hình thức cư trú, những
nới vốn là nông thôn lạc hậu nghèo nàn với các kiểu cư trú truyền thống trở
thành nơi cư trú mới có đời sống văn minh và quan trọng nhất ở đây là có sự
chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ những người nông dân làm nông nghiệp sang
phi nông nghiệp; là quá trình chuyển đổi liên tục ở những nơi vốn là đô thị và
tiếp tục làm thay đổi diện mạo và chất lượng sống của người dân thành thị.
1.1.3. Nông thôn
Nông thôn là nói đến vùng địa lý cư trú. theo từ điển Tiếng Việt viết: Nông thôn
là làng mạc sống bằng sản xuất nông nghiệp, khác hẳn với thành thị. Nói đúng
hơn nông thôn là vùng đất địa lý cư trú gắn với thiên nhiên, khác hẳn với thành


4
thị, với cư dân chủ yếu là nông dân, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và có
lối sống riêng, văn hóa riêng.
1.2 Lý thuyết vận dụng
1.2.1. Lý thuyết lựa chọn duy lý
2. Đề cương nghiên cứu sơ bộ
2.1. Đặt vấn đề
Theo tiến trình thời gian; nhân loại đã, đang và sẽ khẳng định một điều rằng:
việc làm là hoạt động lao động quan trọng nhất của con người; vừa tạo ra của cải
vật chất vừa tạo ra các tinh thần cho xã hội. Vấn đề việc làm luôn là một trong

những vấn đề thời sự được quan tâm hàng đầu trong các quyết sách phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
Việt Nam là nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào. Dân cư lao động tập
trung chủ yếu ở nông thôn (70,4% - 2016); trong khi đó nền kinh tế đất nước
nhất là khu vực nông thôn cũng chậm phát triển nên vấn đề việc làm cho người
lao động nói chung và lao động nông thôn (LĐNT) nói riêng đang là vấn đề gay
gắt, bức xúc trong toàn xã hội.
Hiện nay, LĐNT huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cũng nằm trong thực trạng
chung của đất nước. Là một huyện nằm ở phía nam đồng bằng bắc bộ, đông dân;
lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn và không có việc
làm chiếm tỷ lệ cao, công việc theo mùa vụ, không ổn định và thất thường,
thường phải đi làm ăn xa. Mặt khác, chất lượng lao động còn thấp nên cơ hội
kiếm việc làm của LĐNT trong địa bàn huyện gặp không ít khó khăn. Điều này
gây ra nhiều trở ngại đối với sự phát triển kinh - tế xã hội của huyện Hải Hậu nói
riêng và tỉnh Nam Định nói chung. Bởi vậy, việc đưa ra các giải pháp để giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho LĐNT ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
là một vấn đề đòi hỏi cấp thiết và mang ý nghĩa thiết thực.
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của quá trình đô thị
hóa đến vấn đề việc làm và thu nhập của lao động nông thôn ở huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định” làm đề tài tiểu luận của mình. Qua việc nghiên cứu đề tài
này nhằm đánh giá đúng thực trạng, đưa ra những khó khăn để từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm giải quyết tốt việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động ở nông thôn trên địa bàn huyện. Đồng thời qua đây cũng nhằm rèn luyện
phương pháp nghiên cứu khoa học và cụ thể hóa những kiến thức đó học trong
nhà trường vào thực tiễn.
2.2 Tổng quan nghiên cứu


5
Đô thị hóa là quá trình tất yếu trong phát triển kinh tế- xã hội. Điều đó xuất

phát từ vai trò của đô thị và đô thị hóa trong nền kinh tế quốc dân. từ việc hệ
thống hóa lại những vấn đề lý luận cơ bản về đô thị và đô thị hóa, cũng như từ
nghiên cứu thực tiễn ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn đã cho ta thấy
nhiều tác động tích cực của quá trình đô thị hóa. Đó là sự thây đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng tiến bộ: giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ
ttrongj cao trong tổng giá trị sản xuất; giá trị sản xuất tính trên một đơn vị diện
tích đất ngày càng tăng trong quá trình đô thị hóa; khả năng tạo thêm việc làm
và tăng thu nhập cho người lao động trên một đơn vị diện tích tăng; đời sống vật
chất và tinh thần của dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Đô thị hóa là một quá trình tập trung dân cư đô thị, quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp
tăng, không gian đô thị mở rộng và ngày càng hiện đại.
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn
về việc làm, thu nhập; phân tích thực trạng việc làm, thu nhập của LĐNT huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Định; trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chủ yếu giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bộ phận LĐNT trên địa bàn huyện.
* Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ vấn đề việc làm, thu nhập của LĐNT; sự cần thiết phải giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho LĐNT.
- Phân tích, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng việc làm và
thu nhập của LĐNT của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn hiện nay.
- Những thuận lợi và những khó khăn trở ngại ảnh hưởng đến việc làm và
thu nhập của LĐNT trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản về tạo việc làm, đảm bảo
thu nhập, nâng cao mức sống cho LĐNT ở địa bàn nghiên cứu.
2.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Một là: Thực trạng về việc làm và thu nhập của LĐNT huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định hiện nay như thế nào?



6
- Hai là: Làm thế nào để giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập cho
LĐNT huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định?
2.2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Người dân nông thôn muốn lên đô thị tìm việc làm để cải thiện đời sống.
2.2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là việc làm và thu nhập của LĐNT
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: 20011- 2016
+ Không gian: huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp được tiến hành bằng việc phân tích một số tư liệu, số liệu thông
tin kinh tế- xã hội và các thông tin chuyên sâu khác có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
Trong nghiên cứu xã hội học, quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã
hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng các tri giác trực tiếp và ghi chép lại
những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp an két
Sử dụng bảng hỏi có sẵn cho đối tượng đang sống tại nông thôn. Mẫu được
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, phiếu hỏi sau khi thu lại sẽ được làm sạch
và xử lý bằng bằng phần mềm.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu theo các chủ đề đã soạn sẵn đối với các đối tượng
liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2.6.Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận: là tài liệu tham khảo học tập, nghiên cứu cho những
người liên quan đến đề tài này.


7
Về mặt thực tiễn: cung cấp cho các ban ngành, các cơ quan, các nhà
hoạch định chính sách những ý kiến đóng góp vào việc thực hiện những giải
pháp hiệu quả cần thiết để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho LĐNT.
2.2.7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục các bảng biểu, biểu đồ,
tài liệu tham khảo, phụ lục; đề tài được kết cấu làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở khoa học về việc làm và thu nhập của LĐNT.
- Chương 2: Thực trạng việc làm và thu nhập của LĐNT ở huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập của LĐNT ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.


8
KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu về ảnh hưởng của đô thị đến tình hình việc làm và
thu nhập nói chung của LĐNT ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có thể đưa một
số kết luận chủ yếu sau:
Tạo việc làm và thu nhập cho LĐNT có ý nghĩa quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi nước; đặc biệt ở những nước nông nghiệp như Việt
Nam.
Xét thấy tầm quan trọng của vấn đề việc làm và thu nhập của LĐNT;
trong thời gian qua vấn đề này luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước, các cấp chính quyền. Điều đó được thể hiện ở những chủ trương, đường

lối, nghị quyết của Đảng và được cụ thể hóa thông qua các chương trình về phát
triển nông thôn và tạo việc làm cùng thu nhập cho người lao động ở khu vực
này. Tuy đang ở giai đoạn triển khai nhưng các chương trình trên bước đầu đã
đem lại những kết quả đáng ghi nhận.
Hải Hậu là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông nam của tỉnh
Nam Định. Điều kiện tự nhiên – xã hội có những đặc thù của vùng đồng bằng
sông Hồng, như: diện tích đất nông nghiệp ít, thời tiết diễn biến phức tạp với
mưa bão và những trận rét đậm rét hại kéo dài, tốc độ gia tăng dân số cao, đời
sống nhân dân còn thấp, … tất cả những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến tình
hình việc làm và thu nhập của LĐNT trên địa bàn này.
Tạo việc làm và thu nhập cho LĐNT nói chung và ở huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam Định nói riêng là một giải pháp chiến lược, một hướng đi bền vững đối với
những khu vực nông thôn trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội (nhất là
trong giai đoạn đẩy mạnh và phát huy những kết quả của công cuộc xây dựng
nông thôn mới). Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một đề tài tiểu luận, những vấn
đề nêu trên chỉ mới là những nghiên cứu ban đầu. Vấn đề này cần phải được tiếp
tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh ở đề tài luận văn tốt nghiệp.


9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử và lý thuyết xã hội học- Lê Ngọc Hùng- Xxb Đại học quốc gia Hà
Nội , 2011
2. Xã hội học- Nguyễn Đình Tấn-Nxb Lý luận chính trị- Hà Nội 2005
3. Tìm hiểu về môn xã hội học đô thị- Trịnh Duy Luân-Nxb Khoa học xã hội
-1996
4. Xã hội học- Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên)- Nxb Đại học
quốc gia, 1997


5. Đảng bộ huyện Hải Hậu (2015), Văn kiện trình đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện Hải Hậu lần thứ XXV (nhiệm kỳ 2015 – 2020)



×