Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn địa lí 9 sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động củng cố bài học môn địa lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 10 trang )

I. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
Cùng với các bộ môn khác, xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong
Địa lý cũng đang diễn ra rất sôi nổi để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng
dạy- học. Nhiều phương pháp tích cực đang được áp dụng trong mơn Địa lí
nhằm giúp học sinh tránh lối học vẹt như trước đây. Việc vận dụng các phương
pháp dạy và học sao cho hiệu quả, phù hợp với khả năng nhận thức của học
sinh, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là một vấn đề hết sức cần
thiết.
Trong chương trình dạy học địa lí THCS, lượng kiến thức rất lớn mà
trước bài kiểm tra giữa kì hoặc cuối kì thường sẽ chỉ có 1 tiết ơn tập, chính vì
thế qua các đợt kiểm tra học sinh thường bị động với các câu hỏi trắc nghiệm
hoặc bài tập tự luận, dẫn đến điểm kiểm tra chưa cao. Vì vậy sau mỗi tiết học
cần phải khắc sâu kiến thức của các em hơn bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực hiệu quả, có sự lơi cuốn, tơi đã mạnh dạn đề xuất biện pháp: “Sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động củng cố bài học
mơn Địa lí 9 để nâng cao chất lượng kiểm tra học kì”.
Và tơi đưa ra 2 phương pháp đó là phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy và
phương pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
II. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP
1. Ưu điểm và hạn chế của viêc áp dụng các biện pháp:
1.1. Ưu điểm:
* Với sơ đồ tư duy:
- Học sinh tiếp thu được kiến thức đầy đủ, hệ thống theo cách đơn giản,
dễ hiểu nên ghi nhớ tốt hơn, giúp nhớ lâu, nhớ sâu.
- Học sinh nhìn thấy bức tranh tổng thể, thấy được mối quan hệ giữa các
nội dung, các bài đã học.
- Học sinh tiết kiệm được thời gian ghi chép, tăng sự linh hoạt trong việc học.
- Ngoài phát huy năng lực tư duy logic và phân tích, cịn phát triển năng
lực tư duy tưởng tượng về không gian về cấu trúc.



2

- Việc sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy (Gitmind, miMind,…) giúp
tiết học trực tuyến cũng như trực tiếp trở nên vui vẻ, dễ dàng hơn. Đặc biệt các
sơ đồ tư duy này ở dạng mở với nhiều mẫu giúp học sinh sáng tạo trong việc
trình bày ý tưởng. Bên cạnh việc nắm rõ các kiến thức cơ bản thì các ý tưởng
sáng tạo ln tạo nên chiều sâu và nét độc đáo cho từng nội dung học.
* Với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:
- Khái quát được nội dung chính của bài học.
- Số lượng câu hỏi học sinh trả lời được nhiều.
- Kiểm tra được nhiều học sinh trong 1 thời gian ngắn.
- Gây được sự hào hứng và thúc đẩy học sinh học tập tích cực hơn.
- Rèn luyện khả năng phán đốn.
1.2. Hạn chế:
- Nếu không khéo tổ chức sẽ không đem lại hiệu quả rõ rệt.
- Việc sử dụng sơ đồ tư duy khi áp dụng cá nhân sẽ gây mất thời gian,
nhiều em khơng hồn thành u cầu trong thời gian cho phép.
- Việc sử dụng điện thoại vẽ sơ đồ tư duy trên lớp với số lượng học sinh
đông đường truyền không ổn định.
- Câu hỏi trắc nghiệm nếu không vừa sức sẽ gây ra áp lực tâm lí, khơng
khí lớp học căng thẳng.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp:
- Đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ: Khi tổ chức hoạt động củng cố kiến
thức cho học sinh bằng sơ đồ tư duy cần phải báo trước để HS có sự chuẩn bị về
kiến thức cũng như đồ dùng học tập.
- Đảm bảo tính hệ thống: Cần chọn lọc nội dung ôn tập, củng cố kiến thức.
- Đảm bảo tính giáo dục: Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo phù hợp với
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với hệ thống cơ sở vật
chất của nhà trường và phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Đảm bảo phát triển khả năng tự lực và tư duy của học sinh: Phát huy cao

độ ở học sinh các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp. Dưới sự dẫn
dắt và hướng dẫn của giáo viên của giáo viên, các em tự lực phân tích được các


3

sự kiện, hiện tượng địa lí, biết khái quát, hệ thống hóa cũng như vận dụng các tri
thức địa lí vào thực tiễn học tập.
3. Một số biện pháp cụ thể:
3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy để ôn tập, củng cố kiến thức sau mỗi bài
học hoặc trong các tiết ôn tập.
- Sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định
thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khố, hình ảnh chủ đạo. Mỗi
từ khố hoặc hình ảnh chủ đạo trong sơ đồ tư duy sẽ kích hoạt những ký ức cụ
thể và làm nảy sinh những suy nghĩ, ý tưởng mới. Đây được xem như một hình
thức để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp, phân tích vấn đề nào đó thành một dạng của
lược đồ phân nhánh. Đây là một kĩ thuật giúp nâng cao cách ghi chép bằng cách
sử dụng giản đồ để thể hiện tổng thể vấn đề, trong đó các đối tượng liên hệ với
nhau bằng những đường nối, qua đó giúp dữ liệu được dễ dàng ghi nhớ hơn và
nhanh chóng hơn.
* Chuẩn bị
Để thực hiện hoạt động này giáo viên và học sinh đều phải có sự chuẩn bị
như sau:
+ Giáo viên: Gợi mở sơ đồ tư duy để hướng dẫn cho học sinh tự làm ở
nhà trước tiết ôn tập, sơ đồ tư duy hoàn chỉnh để đối chứng với phần sản phẩm
tự làm của học sinh.
+ Học sinh: Cần làm trước sơ đồ tư duy gợi mở mà cô giáo đã hướng dẫn.
Học sinh có thể trình bày ra giấy A4 hoặc sử dụng các phần mềm như Gitmind,
miMind,..
* Tiến trình dạy - học diễn ra như sau:

+ Bước 1: Giáo viên kiểm tra việc hoàn thiện sơ đồ tư duy của học sinh ở nhà.
+ Bước 2: Yêu cầu một học sinh báo cáo sản phẩm của mình trước lớp.
Học sinh khác lắng nghe.
+ Bước 3: Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Bước 4: Giáo viên đưa sơ đồ tư duy hồn chỉnh của mình để học sinh
đối chiếu.


4

(HS trình bày sản phẩm sơ đồ tư duy trước lớp)
* Kết quả khi thực hiện biện pháp:
- Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng hơn nắm vững kiến thức sâu hơn
khả năng ghi nhớ hơn nhờ sơ đồ tạo hình sinh động và khoa học.
- Học sinh hoạt động tích cực, sơi nổi hơn.
- Thu được nhiều dạng sơ đồ khác nhau:
Ví dụ: Ở tiết ơn tập chủ đề Vùng Đơng Nam Bộ, mơn Địa lí lớp 9:

(Sản phẩm sơ đồ tư duy của em Lục Thị Quyên 9A2)


5

(Sơ đồ tư duy bằng phần mềm Gitmind của em Nguyễn Mai Trang lớp 9A1)

(Sơ đồ tư duy gợi ý đối chiếu kết quả của giáo viên)
3.2. Phương pháp trả lời phiếu trắc nghiệm khách quan
* Nội dung
- Trắc nghiệm là biện pháp kiểm tra đo lường, chứng thực kiến thức của
học sinh một cách khách quan và hiệu quả nhanh nhất.

- Trắc nghiệm khách quan là phương pháp dung để kiểm tra kiến thức, kĩ
năng của học sinh qua các dạng câu hỏi khác nhau. Trong đó chủ yếu sử dụng
dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn.


6

- Hình thức: Giáo viên đưa ra các câu hỏi có nhiều lựa chọn, yêu cầu học
sinh đọc, nghiên cứu và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án đúng nhất.
- Hình thức trắc nghiệm khách quan ngồi việc sử dụng trong các giờ ôn
tập, nên thường xuyên được sử dụng để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học sẽ
mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho môn Địa lí ở bậc THCS.
* Các bước tiến hành:
- Trắc nghiệm dưới hình thức trả lời bằng phiếu:
+ Bước 1: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm.
+ Bước 2: Hs trả lời phiếu trắc nghiệm.
+ Bước 3: Giáo viên công bố đáp án, học sinh tự chấm điểm chéo cho nhau.
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét thái độ, tinh thần học tập của học sinh.
- Trắc nghiệm dưới hình thức trực tuyến:
+ Bước 1: GV kiểm tra thiết bị có kết nối Internet.
+ Bước 2: Nhập tài khoản cá nhân trên trang OLM.
+ Bước 3: HS làm bài trắc nghiệm trực tiếp trên máy.
+ Bước 4: GV công bố kết quả, nhận xét.
* Kết quả khi thực hiện biện pháp:
- Nội dung của câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình địa lý 9 có
mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức địa lí bậc THCS, vừa phải có tác dụng
gây hứng thú học tập, kích thích tinh thần học tập và phát huy năng lực chuyên
biệt về bộ môn địa lý của học sinh.
- Học sinh khái quát được nội dung chính của bài học, làm bài nhanh, mở
rộng và tiếp thu thêm nhiều kiến thức nâng cao.

- Học sinh hoạt động hào hứng, sơi nổi và tích cực hơn trong giờ học.
- Rèn luyện khả năng phán đoán.


7

(Trắc nghiệm bằng phiếu của học sinh lớp 9A2 trường THCS Giáp Sơn)

(Trắc nghiệm trực tuyến trên OLM của HS lớp 9A2 trường THCS Giáp Sơn)
III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC
1. Đối với nhà trường: Chất lượng giáo dục của trường đối với bộ mơn
địa lí ở lớp được nâng cao.
2. Đối với lớp: Khi bắt đầu dạy thử tôi thấy so với các tiết học trước thì học
sinh hăng hái, sôi nổi, vui vẻ hơn. Lớp học của tôi thoải mái hơn. Học sinh cởi mở với
nhau hơn, sự đoàn kết giữa các em học sinh trong lớp học tăng lên.
3. Đối với học sinh:


8

- Học sinh đã phát huy được các năng lực như tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, phân tích...Vì vậy
học sinh phát triển tồn diện hơn.
- Phát huy được tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp của học sinh.
- Phát huy được tính năng động, chủ động, sáng tạo của học sinh.
*Kết quả định tính (thang đo thái độ/cảm xúc)
Trước hết tôi đã dùng phiếu điều tra để đánh giá thái độ/ cảm xúc với tiết
học và môn học. Kết quả như sau:
- Phiếu điều tra thái độ/cảm xúc ở khối 9 trước và sau thực nghiệm:

Thái độ
Rất thích

Trước thực nghiệm
Số học
Tỉ lệ (%)
sinh
35
23,8

Sau thực nghiệm
Số học sinh

Tỉ lệ (%)

80

54,4

Thích

70

47,6

51

34,7

Bình thường

Căng thẳng,

27

18,4

16

10,9

15

10,2

0

0

147

100

147

100

mệt mỏi
Tổng

Kết quả trên cho thấy sau khi tổ chức dạy thực nghiệm, số lượng học sinh

u thích mơn Địa lí tăng lên đáng kể. Học sinh có thái độ bình thường với mơn
học giảm mạnh. Đặc biệt học sinh cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi sau thực
nghiệm đã khơng cịn.
Từ việc phân tích số liệu ta thấy ở các lớp ta thấy các em rất hứng thú,
mong đợi những giờ củng cố bài học Địa lí như thế này.

(Khơng khí lớp học trong giờ ôn tập truyền thống)


9

(Khơng khí lớp học trong giờ ơn tập có sử dụng phương pháp dạy học tích cực)
* Kết quả định lượng
Sau khi thực nghiệm ở khối 9 năm học 2021-2022, tơi thấy học sinh có sự
tiến bộ rõ rệt thơng qua kết quả bài kiểm tra học kì 1.
Kết quả cụ thể như sau:
Tổng
số
Kiểm

HS

Điểm giỏi

Điểm khá

( 8,5-10)

( 7-8)


tra học
kì 1

Số HS

Điểm trung

Điểm yếu

bình

( 3-4,9)

( 5-6,9)

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

(%)


HS

(%)

HS

(%)

HS

(%)

147

2
1,4
60
40,8
64
43,5
21
14,3
Qua số liệu trên ta thấy sau khi dạy thực nghiệm ở khối 9, kết quả học tập
của học sinh đã thay đổi theo hướng tích cực.
4. Đối với giáo viên:
- Tích lũy them được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, phát triển khả năng
tư duy
- Sau khi dạy thực nghiệm bằng biện pháp này tôi thấy thêm yêu nghề
hơn, yêu học sinh của mình hơn và thấy được tình yêu của học sinh dành cho

mơn Địa lí và cho bản thân tơi. Từ đó tơi thấy mình gần gũi hơn với các em hơn
không chỉ trong học tập mà trong cuộc sống rất nhiều học sinh đã mạnh dạn chia
sẻ cuộc sống riêng tư với tôi.


10

- Ngồi ra tơi cũng thường xun chia sẻ kinh nghiệm cho các đồng
nghiệp và học hỏi được rất nhiều điều từ các đồng nghiệp khác để hoàn thiện bài
dạy của mình. Vì thế mối quan hệ giữa các thầy cơ ngày càng gắn bó hơn.
IV. PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi áp dụng biện pháp tôi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ đồng
nghiệp cũng như các em học sinh lớp 9. Các em có hứng thú hơn trong học tập
mơn địa lí, đặc biệt là với phần củng cố bài học. Góp phần nâng cao chất lượng
bài thi cuối kì. Chính vì vậy trong năm học 2021-2022 tơi sẽ áp dụng thêm ở các
khối lớp trong quá trình học tập cũng như ôn tập, củng cố kiến thức bài học, các
kì thi giữa kì và cuối kì tại trường THCS Giáp Sơn .
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã
triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Giáp Sơn, ngày 12 tháng 4 năm 2022
Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Người viết biện pháp

(Chữ ký, dấu)

Trương Thị Thu




×