Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Tư tưởng triết học trong kinh Upanishad

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.36 KB, 69 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học đã trải qua hàng triệu năm phát triển và đạt
được những thành tựu to lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt của
đời sống xã hội loài người. Dù triết học phương Tây và
phương Đông ra đời gần như cùng thời điểm (khoảng thế từ
thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên) nhưng giữa
chúng có những điểm khác biệt căn bản. Những điểm khác
biệt này bắt nguồn từ những điều kiện tự nhiên, điều kiện
lịch sử, văn hóa, xã hội từ sự khác nhau về quan niệm
sống, cách sống của nguời phương Đông và phương Tây.
Nhìn vào lịch sử phát triển của nền triết học phương
Tây và phương Đông ta có thể nhận thấy được sự đối nghịch
đó. Triết học phương Tây được xây dựng chủ yếu bởi các nhà
khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học đặc biệt là
khoa học tự nhiên.Các nhà triết học phương tây thiên về
giải thích thế giới bằng nhiều cách lý giải khác nhau thể
hiện trong tư duy phản biện của họ. Cho nên, vấn đề khởi
nguyên đã trở thành vấn đề căn bản trong triết học tự nhiên
của họ để trả lời cho “câu hỏi “thế giới bắt đầu từ đâu và
quay về đâu?”, “bản tính của thế giới là gì?” cho thấy rõ nổ
lực của các triết gia mong muốn vượt qua ảnh hưởng của
thế giới quan thần thoại đem đến lời giải đáp nghiêm túc về
tất cả những gì đang diễn ra xung quanh và tác động trực
tiếp lên đời sống con người”
1
. Nghiên cứu vấn đề đó họ đã
tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể, chúa
1 Triết học Hy Lạp cổ đại, PTS. Đinh Ngọc Thạch, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội -
1999
2


tể để nghiên cứu chinh phục vũ trụ thế giới khách quan. Vì
vậy triết học phương Tây mang đậm tính hướng ngoại, đồng
thời họ ít quan tâm đến mặt xã hội của con người, đề cao
cái tự nhiên – mặt sinh vật trong con người, chú ý giải
phóng con người về mặt nhận thức, không chú ý đến
nguyên nhân kinh tế – xã hội, cái gốc để giải phóng con
người.
Triết học phương Tây ít nhiều vẫn duy trì theo đúng
nguyên nghĩa của triết học trong việc tìm kiếm chân lý bằng
lý trí. Tuy nhiên, như đã nói triết học phương Tây ít quan
tâm đến vấn đề về con người, vấn đề này chỉ thực sự len lỏi
vào triết học phương Tây khi nó được đánh dấu bằng bước
ngoặt Socrate. Trong khi đó vấn đề con người trong lịch sử
tư tưởng phương Đông đã có một bề dày lâu dài và được
khai thác ở nhiều góc độ khác nhau thể hiện quan niệm
nhân sinh sâu sắc. Nếu như Hy Lạp, La Mã được xem như là
các trung tâm triết học lớn ở phương Tây thì Ai Cập, Babylon
thì Trung Hoa, Ấn Độ được ví là thành trì của triết học
phương Đông. Khi triết học Trung Hoa ghi dấu ấn bởi các
phương pháp, đường lối trị nước khác nhau trong những học
thuyết chính trị - xã hội thì triết học Ấn Độ hướng sự quan
tâm của mình tới vấn đề giải thoát trong triết lý đạo đức
nhân sinh.
Đặt nền tảng cho toàn bộ căn nguyên tư tưởng của
triết học Ấn Độ thời kì cổ đại đó chính là bộ kinh Upanishad.
Để hiểu được những gì tinh túy nhất của triết học Ấn Độ cổ
3
đại mà không nắm được cái thần chứa đựng trong
Upanishad thì cũng giống như đi đường mà không có bản đồ
vậy!

Hội tụ trong Upanishad là cả một dòng tư tưởng sâu
sắc và hàm súc nhất, nó vạch ra những tư tưởng mà từ đó
bản thân những ai muốn tiếp thu, tìm hiểu về triết học Ấn
Độ ở thời kì này đều phải cung kính như nó là tất cả những
gì mà chân lý vĩnh hằng đã bao chứa trong đó. Áo nghĩa thư
(tên Việt hóa của Upanishad) được xem là nền tảng của
toàn bộ hệ thống triết học Ấn Độ, nó không những là thành
tựu kì vĩ của riêng người dân Ấn mà hơn thế nó còn là một
trong những tinh hoa của minh triết phương Đông, cũng như
lớn hơn, nó được xem như một bông hoa rực rỡ nhất giữa
đại ngàn núi rừng tư tưởng triết học tâm linh nhân loại.
Việt Nam với những điều kiện địa lý, lịch sử được biết
đến như là nơi giao lưu, tiếp biến của hai luồng văn hóa
Đông – Tây, chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung hoa
và Ấn Độ. Trong đó Ấn Độ với tư tưởng triết lý nhân sinh đạo
đức, đặc biệt là Phật giáo đã ghi dấu ấn vào nền văn hóa
tinh thần của người Việt và trở thành những giá trị văn hóa
tinh thần quí báu của nhân dân với đặc trưng xem trọng đời
sống tâm linh, truyền thống đạo đức ngàn đời.
Với mục tiêu phát triển xã hội Đảng và nhà nước ta
khẳng định: kiên định về đường lối chính trị của Đảng Cộng
Sản Việt Nam xây dựng đất nước ta theo mục tiêu: Dân
4
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước
đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Nhưng nói thế nào đi nữa mục đích
chung của toàn thể nhân loại và mỗi quốc gia đều muốn
hướng đến cuối cùng là vì sự phát triển của chính đời sống
con người, hạnh phúc cho con người. Do vậy, nhân tố con
người là nhân tố cần được quan tâm hàng đầu. Như đã đề
cập, triết học Ấn Độ nói riêng và triết học phương Đông nói

chung nghiên cứu thiên về con người, giải thích các hiện
tượng quy về mối quan hệ đạo đức nhân sinh mà đến nay
nó vẫn còn mang giá trị thức tỉnh thời đại đầy nhân văn cao
cả.
Thiết nghĩ nghiên cứu về triết học Ấn Độ là một việc
hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực. Trong đó
nghiên cứu “Tư tưởng triết học trong Upanishad” sẽ giúp
chúng ta hiểu hơn về triết học Ấn Độ cũng như có cái nhìn
sâu sắc về đạo làm người.


Chương 1
UPANISHAD VIÊN NGỌC QUÝ CỦA NỀN TRIẾT HỌC ẤN
ĐỘ
1.1. Nguồn gốc của kinh Upanishad
Nói đến thánh kinh Veda người ta luôn tôn sùng một
cách kính cẩn, những tư tưởng chứa đựng, thể hiện trong đó
5
đầy tinh tế, vi diệu và Upanishad là một trong những bộ
kinh quan trọng nhất của thánh kinh Veda. Có thể nói nó là
đứa con được sản sinh ra từ quá trình phát triển và bình chú
kinh Veda mà thành. Do vậy, Upanishad là những lời bình
chú tôn giáo về các lẽ thiết yếu, về ý nghĩa của các lễ nghi
và ý nghĩa triết lý sâu xa của các bài kinh cũng như các bản
thần thoại Veda.
“Upanishad xuất hiện vào khoảng từ thế kỷ thứ VIII
đến thế kỷ thứ V trước công nguyên. Đó là thời kì đặc biệt
của nhân loại. Thời kì mà Karl Jaspers đã mệnh danh là “thời
đại trục” (période axiale) của lịch sử loài người, tức là thời
kỳ với sự phát triển của đời sống xã hội và trí óc, như một

sự gặp gỡ tất yếu, lần đầu tiên ở Hy Lạp, Trung Hoa và Ấn
Độ, con người đồng thời từ bỏ vương quốc của thần thoại,
tôn giáo nguyên thủy để tiến bước sang vương quốc của tư
duy triết học, chuyển từ việc nghiên cứu giới tự nhiên sang
tìm hiểu chính cuộc sống và thế giới nội tâm con người, với
những nhà triết học lớn cùng xuất hiện, đặt cột mốc cho
bước ngoặt lich sử ấy là Socrate, Platon, Aristote ở Hy Lạp;
Khổng Tử, Lão Tử ở Trung Hoa; các tác giả Upanishad và
Phật Thích Ca ở Ấn Độ”
2
.
Ở phương Tây, sự xuất hiện của Socrates như là một
minh thị cho bước hồi quy mang tính đột phá về tư tưởng
mà người ta thường nhắc đến như một dấu son cho nền triết
học phương Tây – “bước ngoặt Socrates” chuyển từ triết học
2 Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nhà xuất bản chính trị Quốc
gia, 1997, tr.110 – 111.
6
tự nhiên sang triết lý học đạo đức, từ nguyên lý vũ trụ sang
nguyên lý nhân sinh. Ciceron cho rằng Socrates đã đưa triết
học từ trên trời xuống dưới đất. Ở Socrates triết học được
quy về đạo đức học duy lý. Sự đột phá về tư tưởng ở chỗ
dốc toàn bộ ham muốn nhận thức của con người và đặc biệt
là những nhà triết học trong việc hướng đến giải quyết các
câu hỏi về bản nguyên, nguyên nhân đầu tiên cũng như
nguồn gốc mọi vật trên thế giới, vũ trụ quay trở lại với vấn
đề nhân sinh. Với quan điểm trên khía cạnh nhận thức luận
Socrates tuyên bố “Con người hãy tự nhận tức chính mình”
ông cho rằng con người chỉ có thể nhận biết những gì nằm
trong quyền hạn mình, tức linh hồn. Điều đó đã đưa triết

học Tây phương trở về lại thực tế, giải quyết vấn đề bản
chất nhất cần phải giải quyết, đó là vấn đề con người.
Còn ở phương Đông, việc giải quyết các vấn đề của
con người từ lâu đã được chú trọng “thì trong các kinh
Upanishad đã khai phá một con đường, một cách thức giải
thoát mới, dùng trí tuệ để lý giải những vấn đề về nguồn
sống của vũ trụ và khám phá bản chất đời sống tinh thần
con người, tìm con đường giải thoát cho con người khỏi
những nỗi khổ của cuộc đời. Đó chính là sự phản tỉnh của ý
thức mà chỉ đến Upanishad mới đạt được”
3
.
Upanishad là một tập hợp các văn bản Vệ Đà có chứa
sự xuất hiện đầu tiên của một số khái niệm tôn giáo trung
ương của Ấn Độ giáo , Phật giáo và Kỳ Na Giáo. Họ còn được
3 Doãn Chính, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Sđd, tr.108 – 109.
7
gọi là Vedanta ("cuối các Veda "). Upanishads được coi là
của người Hindu có chứa chân lý mạc khải ( Sruti ) liên quan
đến bản chất của thực tại tối hậu ( Bà La Môn ) và mô tả các
nhân vật và hình thức của sự cứu rỗi con người
( moksha ). Upanishads được tìm thấy chủ yếu ở phần kết
luận của Bà La Môn và Aranyakas .Hơn thế nữa, Upanishad
gồm phần lớn là những đoạn kết của kinh Veda và nó cũng
lý giải những vấn đề mục đích tối cao của kinh Veda nên
còn được gọi là Vedanta (vì theo tiếng Phạn “anta”vừa có
nghĩa là “kết cuộc”, “hoàn tất” vừa có nghĩa là “mục
đích”.Do đó, Vedanta có nghĩa là phần kết luận của Veda,
đồng thời cũng là cái cứu cánh của Veda. Sau này một môn
phái triết học duy tâm lấy tên là Vedanta, chính là sự tiếp

tục kế thừa tư tưởng chủ yếu của kinh Veda và Upanishad.
Upanishad là công trình sáng tác tập thể chứ không
do một cá nhân hay môn phái nào mà chủ yếu là xuất phát
từ các bài giảng của các đạo sĩ giảng giải về câu chữ trong
kinh Veda cho các môn đồ. Cuộc đời các đạo sĩ – tác giả của
Upanishad không được ghi chép. Người ta chỉ biết được tên
một số đạo sĩ nổi tiếng ghi trong văn bản như Aruni,
Yajnavalkya, Uddalaki, Svetaketu, Sandilya, Balaki. Đó là
những bậc thấu thị (rishi) hiểu biết sâu rộng đã đắc đạo.
Chính vì vậy, lúc đầu các Upanishad chủ yếu là hình thức
truyền khẩu về sau các đạo sĩ thu thập các bài giảng lại và
in thành sách mang tên Upanishad.
1.2 Ý nghĩa Upanishad
8
Danh từ Upanishad có nghĩa gốc khi mới ra đời là “thị
tọa” là “cận tọa” có nghĩa là “những lời cao đẹp của giới
quyền quý”. Nhưng về sau, nghĩa Upanishad có nhiều lần
thay đổi chuyển sang:
Upanishad: là bí mật hội tọa, cùng họp giảng thuyết
lẽ cao siêu bí mật.
Upanishad: là bí mật ý nghĩa.
Upanishad: là bí thuyết, thuyết minh những lẽ bí mật.
Upanishad: là bí giáo, giảng dạy những lẽ bí mật.
“Và đến lần chuyển nghĩa cuối cùng là: khoa biên
chép, ghi chú và giải thích các điều huyền bí về tôn giáo”.
4
“Theo nguyên ngữ, Upanishad có nghĩa là ngồi (Sad)
gần (upa) một cách cung kính (ni). Từ ngữ ấy diễn tả thái độ
cung kính học tập của các môn sinh quây quần bên cạnh sư
phụ để đón nhận lời giảng dạy. Các bậc sư phụ này truyền

dạy cho một số môn sinh chọn lọc bằng phương pháp bí
truyền, và thường dùng truyền cảm tâm linh hoặc dặn dò
thầm kín hơn là những lời biện chứng hùng hồn. Chân lí
đem giảng dạy thường tiềm ngụ trong những câu chuyện
ngụ ngôn, những thí dụ ám tỉ hay những lời đối thoại với các
môn sinh về những vấn đề bí nhiệm hay siêu hình”.
5
4 Thích Mãn Giác, Lịch sử triết học Ấn Độ, Ban Tu Thư Viện Đại học Vạn Hạnh, 1967,
tr.70
9
“Chân lí là một cái gì vô ngã (apaurushèya) và vĩnh
cửu (nitya). Mặc khải là kết quả của sự hoạt động phối hợp
giữa thiền định của con người và ân thiên khải của Thượng
đế, tức là của cả hai phương diện khách quan và chủ quan.
Shvetâshvatara Upanishad có kể rằng đạo sĩ
Shvetâshvatara thấy được chân lí nhờ ở công phu tu trì
(tapah-prabhâva) và ơn thiên khải (devaprasâda)”.
6
“Upanishad thuộc vào loại tri thức mặc khải (shruti) và có
một nguồn gốc thiêng liêng. Do đó nó không có một khởi
điểm thời gian (sanatâna)”.
7
Tri thức có trong kinh Upanishad do các đạo sĩ khi quán
tưởng, lúc nhập định viết ra. Đó không phải là những
khoảnh khắc tri giác thông thường mà chính ở đây các đạo
sĩ đã “nhìn thấy một cách hiển nhiên”. Đạo sĩ ở đây là người
như thế nào? – “đạo sĩ là những người có một nhãn quan
thấu thị “trực tiếp” và những chân lí thực nghiệm được
không phải chỉ là những kết luận hoàn toàn chủ quan. Phải
có sự truyền thông, phải có cảm ứng của Thực tại khách

quan hay Thượng đế thì thực nghiệm mới thành tựu được.
Đó là mặc khải. Upanishad đã mô tả sự mặc khải như hơi
thở của Thượng đế thổi vào nhân loại. “Đây là hơi thở của
Đấng tối cao, đây là Rig-Veda”.
8
5 Lê Xuân Khoa, Nhập môn triết học Ấn Độ, Bộ xuất bản Giáo Dục Quốc gia, 1965,
tr.126 - 127
6
6,7
Lê Xuân Khoa,Nhập môn triết học Ấn Độ, Bộ xuất bản Giáo Dục Quốc gia,
1965,tr.128
7
8 Lê Xuân Khoa,Sđd-tr.128
10
1.3. Cấu tạo của Upanishad
Upanishad gồm tới 200 bài kinh, hiện nay người ta còn
giữ được 108 bản kinh. Trong đó, người ta cho 13 kinh đầu
là cổ và đặc biệt nhất. Mười ba kinh ấy là:
1. Aitareya Upanishad gốc Rig Veda;
2. Brihad âranyaka Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
3. Chhaandogya Upanishad bắt nguồn từ Sâma –
Veda;
4. Is′a Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
5. Katha Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
6. Kena Upanishad gốc ở Sàma – Veda;
7. Mândukya Upanishad gốc ở Atharva – Veda;
8. Mundaka Upanishad gốc ở Atharva – Veda;
9. Pras′ana Upanishad gốc ở Atharva – Veda;
10. Taitiriya Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
11. Kaushitaki Upanishad gốc ở Rig – Veda;

12. Maitreyani Upanishad gốc ở Yajur – Veda;
13. S′vetas′vatara Upanishad gốc ở Yajur – Veda.
“Trong những kinh nêu trên có hai kinh quan trọng
nhất vì nó có nội dung phong phú đề cập đến vấn đề cơ bản
nhất của triết học, là kinh Brihad aarranyaka Upanishad và
Chândogya Upanishad. Tên của những kinh trên được đặt
với những lý do sau: Aitareya Upanishad là do lấy tên của
tác giả, đạo sĩ Mahidâs Aitareya. Kinh Brihad âranyaka
Upanishad có nghiã là một câu chuyện dài được soạn ra ở
trong rừng. Chhândogya Upanishad bắt nguồn từ chữ
“chândoga” nghĩa là người hát thánh ca Sâma. Is′a
11
Upanishad bắt nguồn từ chữ “sha” nghĩa là Thượng đế.
Kena Upanishad là do chữ “kena” nghĩa là bởi ai. Katha
Upanishad là tên của một bản kinh trong Yajur – Veda.
Mândukya Upanishad có lẽ là tên của đạo sĩ Mândukya,
cũng có thể do chữ “mandukya” (con nhái). Vì sự giác ngộ
qua các giai đoạn thiền định được ví như những bước nhảy
của con nhái. Mundaka Upanishad do chữ “mun” nghĩa là
cạo đầu, đó là tu sĩ khất thực (sannyâsi) người đã thoát khỏi
sự mê lầm của thế gian (bằng dao cạo đầu). Riêng bộ
Taitiriya Upanishad có một lai lịch lạ lùng nhất: một bữa kia,
đạo sĩ Yaajnavalkya giận một đệ tử, bèn đòi y phải trả lại
hết những gì ông đã dạy, người học trò bèn mửa ra hết. Một
số đệ tử thấy thế làm tiếc bèn biến mình thành những tittiri
(con chim đa đa) và ăn hết những lời dạy đã bị mửa ra ấy.
Còn kinh Prásana” Upanishad thì gồm có sáu câu hỏi, vì
“prásana” có nghĩa là câu hỏi”
9
.

Vì kinh Upanishad xuất phát từ kinh Veda nên có thể
trình bày mối quan hệ giữa kết cấu của kinh Veda với kinh
Upanishad như sau:
Samhita
s
Brahmana Aranyaka Upanishad
Rig- 1. Aitareya 1. Aitareya 1. Aitareya
9 Doãn Chính, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Nxb Chính trị Quốc gia – sự
thật, Hà Nội 2011, tr.87,88
12
Veda 2. Kaushitaki 2. Kaushitaki 2. Kaushitaki
Sâma –
Veda
1. Tangyamad
a
2. Sadvinsa
3. Jaiminiya
1. Jaiminiya 1. Chhâdogy
a
2. Kena
Trắng
Yajur –
Veda
Đen
1. Sataptha 1. Brihad –
Âranyaka
2. Is′a
1. Taitiriya 1. Taitiriya 1. Taitiriya
2. Katha
3. Maitri

4. Svetasvat
ara
Atharva

Veda
1. Gopatha 1. Pras′na
2. Mundaka
3. Maitrâyani
“Từ khởi xướng nên danh từ đến qua các chặng biến
chuyển về ý nghĩa của Upanishad, người ta có thể chia
thành ba thời kì:
* SƠ KỲ (Trước Phật lịch)
Đệ nhất kỳ: Brhadaranyaka, Chandogya
Đệ nhị kỳ: Aitareya, Kansitaki, Taittiriya
Đệ tam kỳ: Kena, Isa
* TRUNG KỲ (Sau Phật lịch)
13
Từ năm 350 đến năm 300 trước Tây kỷ: Kathaka, Mundaka,
Prasna
Từ năm 300 đến năm 200 trước Tây kỷ: Svetasvatara
* HẬU KỲ
Từ năm 200 trước Tây kỷ trở lại: Maitrayan
Từ năm 1 đến năm 200 sau Tây kỷ: Manduky”
10
1.4. Đặc tính của Upanishad
Sự xuất hiện của Upanishad đánh dấu bước chuyển từ thế
giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học, giải
thích thế giới bằng bản nguyên, chuyển từ đa nguyên sang
nhất nguyên.
Được biết đến là tác phẩm triết lý cổ xưa và đặc sắc

nhất của nhân loại Upanishad được triết gia Schopenhauer
nhận định: “Những tư tưởng thâm thúy, thăng hoa
toát ra từ mỗi câu văn và toàn thể pho kinh đều thấm đượm
một tinh thần thánh thiện, cao siêu và thành khẩn. Khắp thế
giới không có gì lợi ích nâng cao tâm hồn con người bằng
các Upanishad. Nó đã an ủi đời sống của tôi khi tôi chết
11
”.
Trong khi các kinh Veda thiên về con đường thờ phụng, sự
cầu xin phù hộ và ban phước lành của các đấng thần linh,
biểu thị cho sức mạnh của thiên nhiên được nhân hình hóa,
10 Thích Mãn Giác, Lịch sử triết học Ấn Độ, Ban Tu Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh,
1967, tr.71
11 Will Durant, Lịch sử văn minh Ấn Độ, Sđd, tr. 75
14
hoặc tìm cách thể nhập với dấng tối cao của vũ trụ, thì các
kinh Upanishad chú trọng về tri thức tuyệt đối, bản chất đời
sống tâm linh và giải thoát. Cả ba đối tượng ấy thực ra chỉ
là một, vì Upanishad quan niệm rằng Biết tức là Giải thoát,
mà muốn Biết, con người cần phải thực nghiệm tâm linh,
tức là sống một cuộc đời thoát tục và thiền định.
“Upanishad cổ được so sánh như tác phẩm của Homère mà
đồng thời cũng mới như học thuyết của I. Kant.”
12
Bản chất của Thực tại tuyệt đối là một thế lực vô giới
hạn không thể định tính đầy đủ được. Chỉ biết thực tại ấy
duy nhất và chủ quan, do đó có thể tạm mệnh danh là Ngã.
Do ý muốn riêng của mình, Ngã sáng tạo ra Chất và Năng
tức là hai Nguyên lý Âm, Dương. Chất và Năng hòa hợp tạo
thành muôn loài trong vũ trụ. Kinh Brihad âranyaka

Upanishad nói về Ngã và sự sáng tạo như sau: “Lúc khởi
thủy, thế giới này chỉ là Ngã mang hình người. Nhìn chung
quanh mình, Ngã không thấy có gì khác hơn là mình. Ngã
bèn nói lời đầu tiên: “Ta hiện hữu”. Do đó có danh xưng ngôi
thứ nhất là Ta…”
13
.
Và từ đó “Upanishad nhấn mạnh vào sự đồng nhất giữa
Ngã sáng tạo và vạn vật. Chất và Năng không phải là những
thực tại biệt lập, tự sinh tự hữu mà chỉ là những tạo vật của
Ngã nguyên thủy, duy nhất. Bởi thế vạn vật cũng chỉ là
12 Doãn Chính, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự
thật, Hà Nội – 2011, tr.86
13 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr.131 - 132
15
Danh (nâma) và Sắc (Rùpâ). Mọi ý tưởng phân biệt của con
người, óc vị kỷ, lòng ham muốn tài sản và lạc thú, tất cả
đều do sự ngu muội ràng buộc của con người với cuộc sống
luân hồi và xô đẩy con người xa lìa Thực tại.
Thực tại hay Ngã là nguyên do của sáng tạo, là bản chất
nội tại của vũ trụ và muôn loài, ở ngoài tất cả mọi giới hạn
của thời không và nhân quả, ở trên tất cả mọi tầm nhận
thức của trí tuệ. Đó mới chính là Thượng đế. Tất cả các thần
linh mà người ta vẫn tôn thờ chỉ là những thể hiện của các
thế lực phát xuất nơi Thượng đế duy nhất tối cao”
14
.
Với tuyên bố: “Người nhận biết được Brahman (tức là
giải thoát, đạt đến bất diệt) là người chăm lo hoạt động”
15

Thế nhưng hoạt động được nói đến ở đây chính là “hoạt
động vô cầu” chứ không phải là những hoạt động tầm
thường mang tính vụ lợi vật chất hay tinh thần. Mấu chốt
của “hành động vô cầu” là “làm việc thế gian, dù là làm bổn
phận hay hưởng thụ, nếu có tính cách hồn nhiên, không tự
tư tự lợi, không quyến luyến đam mê thì đó chính là những
hành động vô cầu. Quan niệm ấy diễn tả đúng như tư tưởng
“Vô vi nhi bất vô vi” trong Đạo giáo, hoặc như “Phật pháp
bất ly thế gian pháp” trong Phật giáo Thiền tông”
16
.
14 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr. 133
15
15,16
Lê Xuân Khoa, Sđd, tr.137
16
16
Những người đi tìm chân lý có thể được giác ngộ bằng
hai con đường khác nhau: con đường tri thức của những
người suy tưởng và con đường hành động vô tư của những
người hoạt động.Tri thức ở đây tức là tri thức về Brahman
(Brahma-vidyâ), Thực tại tuyệt đối. Shvetâshvatara
Upanishad nói: “ Những ai biết được Ngài (Brahman) sẽ trỏ
thành bất tử. “Chỉ có trực giác là một cảm ứng trực tiếp với
Thiêng liêng, thực hiện sự đồng nhất giữa tiểu ngã (âtman)
và đại ngã (brahman) mới là cái Biết thật sự, giải thoát con
người ra khỏi vòng sanh tử luân hồi. Như thế, cái Biết thực
sự này còn khác với những tri thức do trí tuệ tư duy và giác
quan ở chỗ không có sự phân biệt giữa chủ thể và khách
thể, giữa năng tri và sở tri. Chính óc phân biệt là nguồn gốc

của mọi sai lầm, càng ngày càng đẩy con người vào vòng
luẩn quẩn của những ý niệm lưỡng nguyên đối đãi”
17
Chương 2
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRONG UPANISHAD
2.1. Linh hồn vũ trụ sáng tạo tuyệt đối tối cao như là
sự minh định cho huyền học – Brahman.
Trong các Upanishad đã cho thấy rằng con người
không còn say mê, ca tụng và phụ thuộc vào tự nhiên nữa,
người Ấn Độ muốn vươn mình vượt ra khỏi sự ảnh hưởng
của các vị thần, nhằm tách các vị thần ra khỏi tự nhiên để
dùng lý trí của con người để giải thích tự nhiên, nhằm hiểu
17 Lê Xuân Khoa, Sđd, tr.140
17
nó, để khẳng định sức mạnh của con người. Trả lời câu hỏi
về bản thân con người, về các giá trị đạo đức và nhân sinh,
về bản chất và giá trị của mình bằng tri thức triết học, bằng
sự suy lý trí chứ không phải xuất phá từ tôn giáo để từ đó
tỉm ra nguyên nhân của nỗi khổ là vì đâu và con đường nào
để giải thoát nó. Đây là vấn đề trọng tâm trong các
Upanshad. Giải thích về vấn đề này, thì các Upanishad cho
rằng về bản chất con người đồng nhất với vũ trụ tối cao,
cho nên con người trường tồn vĩnh viễn, bất tận, nhưng do
con người có thể xác nhục dục, với những ham muốn đã
làm cho con người tách khỏi chân bản tướng của mình, tách
khỏi bản thể chân thật, tuyệt đối đó. Người Ấn Độ cho rằng
bản thể chân thật tuyệt đối nhân hậu đó chính là thần sáng
tạo Brahman và nhiệm vụ của chúng ta là làm sao cho con
người nhận biết được bản thể đó và quay về với nó.
“Tinh thần vũ trụ tối cao” - Brahman trong Upanishad

là lời giải đáp cho câu hỏi “Cái gì là thực tại đầu tiên tối cao
duy nhất, là căn nguyên của tất cả mà khi nhận thức được
nó, người ta sẽ biết được cả vũ trụ”
18
và có thể giải thoát
được linh hồn con người khỏi nỗi khổ của cuộc đời?
Brahman có nghĩa là cái toàn tri, toàn năng, là nguyên
lý cấu tạo nên và chi phối vũ trụ, là nguyên nhân của hết
thảy sự sống. Nó là “cái do đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó
18 Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội – 2012, tr.62
18
mọi vật sinh trưởng, cái trong đó mọi vật nhập vào sau khi
tiêu tan, cái đó chính là Brahman”
19
.
“Brahman xuất phát từ căn tự “brah” có nghĩa là “vươn
lên”
20
, phát triển, tiến hóa, ý nói đến một thực tại tuyệt đối
tối cao vĩnh hằng và bất diệt. Giống như Shankara bảo
Brahman là “tinh khiết, hằng cửu”. Madhva lại bảo Brahman
là một Đấng toàn thiện. Trong cuốn Mundaka
Upanishad viết rằng: Om- Brahman tối cao là vô cùng, và
điều kiện gọi là Brahman là vô cùng. Sự vô cùng phát sinh
từ cõi vô cùng. Sau đó thông qua kiến thức, nhận ra được sự
vô hạn của cõi vô cùng, nó vẫn là cõi vô cùng duy nhất.
Trong Rig-Veda, Brahman là lời cầu nguyện linh thiêng,
nối tiếp kẻ cầu nguyện với Đấng tối cao. Trong cú nghĩa
(brâhmana), Brahman trở thành cái nguyên lý tối sơ và cai

quản vũ trụ: “Không có gì lâu đời và rực rỡ hơn Brahman”.
Đến Upanishad thì Brahman có nghĩa là trí tuệ thiêng liêng
(Veda), là cái nguyên lý sáng tạo của toàn thể vũ trụ và vạn
vật. Radhakrishnan giải thích rằng: “Tiếng đó (brahman) gợi
cho ta thấy một mối liên hệ căn bản giữa tinh thần khao
khát hướng thượng của con người với tinh thần của vũ trụ.
Mong muốn thực tại tức là ta đã biết được thực tại một phần
nào. Nếu ta không biết gì về thực tại thì tại làm sao ta lại có
thể nói là có thực tại mà ta đang mong biết đến? Vậy nếu ta
19 The Upanishad, Vol 4, “Chhândogya Upanishad VI”, 2,1Bonanza Books, New York,
1959, p.67
20 Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông, Sđd, tr.63
19
biết có thực tại thì chính là vì thực tại tự biết ở trong ta.
Tấm lòng khao khát Thượng đế, cái cảm tưởng rằng mình
đang phải sống một kiếp lưu đày, những cái đó làm cho
chúng ta thấy có Thượng đế ở trong ta. Mỗi cố gắng tâm
linh diễn tả sự tiến triển của một sự hiểu biết nửa chừng
đến chỗ sáng tỏ. Thực nghiệm tôn giáo là một bằng chứng
thể hiện của thiêng liêng. Trong những giây phút xuất thần,
chúng ta có cảm tưởng rằng có thực tại cao cả, lớn lao ở
trong ta, mặc dầu ta không thể nào mô tả được…Không thể
bảo rằng thực nghiệm tôn giáo là chủ quan. Thượng đế chỉ
có thể nhận biết và thực nghiệm được do chính hành động
của Ngài. Nếu ta nhận thức được Brahman thì chính là nhờ
đó ở sự hoạt động của Brahman ở trong ta.
Brahman hay là Đại ngã là thực tại duy nhất, tuyệt đối,
tối cao, vĩnh viễn, vô hình, vô danh, vô sắc, là bản chất của
tất cả, xâm nhập và bao trùm tất cả, ở ngoài giới hạn không
gian và thời gian. Brahman được viết trong kinh

Chhândogya Upanishad: “Đầu tiên, nguyên thủy chỉ có một
thực tại duy nhất không hai. Cái nguyên thủy, đầu tiên là
cái không tồn tại, là duy nhất chỉ duy nhất, không hai, và từ
cái không tồn tại đó, tồn tại được sinh ra”
21
. Cụ thể
“Chhândogya còn miêu tả một cách khó hiểu là “Tajjalàn” –
là (tat), mà từ đó thế giới sinh ra (ja), là nơi mà thế giới
quay về (la) và nhờ đó mà Brahman được xác nhận và tồn
21 The Upanishad, Vol 4, “Chhândogya Upanishad VI”, 2,1Bonanza Books, New York,
1959, p.294
20
tại”
22
. Trong Taittiriya, Brahman được định nghĩa là nơi vạn
vật sinh ra, nhờ đó mà vạn vật tồn tại và nơi mà vạn vật
được hút lại. “Tồn tại chân lý là Brahman tối cao, còn gọi là
“Tồn tại vĩnh hằng”, không sinh, không diệt, vừa xuyên suốt
lại vừa nằm ngoài giới hạn của thế giới đó (“gọi là ngoài giới
hạn bởi vì thao thực chất bí ẩn mà nói nó không bao giờ
xuất hiện”
23
Brahman được ví như nguồn sáng của mọi ánh sáng và
nó có mặt ở khắp mọi nơi, “Brahman là cái ở đằng trước,
Brahman là cái ở đằng sau, Brahman là cái ở đằng sau,
Brahman là cái ở bên phải, Brahman là cái ở bên trái,
Brahman ở chót vót trên caovaf ở tận cùng đáy sâu.
Brahman là cái vĩ đại nhất”
24
. Brahman không có một hình

thù nào xác định mà “Brahman không lớn, không nhỏ,
không ngắn, không dài, không rực rỡ, không tối tăm, không
mùi, không vị, không mắt, không tai, không tiếng nói, không
hơ thở, không trong không ngoài, không bị tiêu hủy.
Brahman là cái vô hình và không thể nắm bắt, không thể
lấy gì tỷ nghĩ và không màu sắc, lại không mắt không tai,
không chân nhưng hằng hữu như cái không có chỗ nào
không thấu khắp cả và cái không thể sờ đụng, cái không ở
đâu không có nó… như tử cung sinh vạn vật”.
25
22 Chandradhar Sharma, Ph.D, Triết học Ấn Độ, Dịch Nguyễn Kim Dân, Nxb tổng hợp
TP.Hồ Chí Minh – 2004, tr.28
23 M.T.Stepaniants, Triết học phương Đông, Trần Nguyên Việt dịch, Nxb Khoa học Xã
hội Hà Nội – 2003, tr.26
24
25,26
Doãn Chính, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Sđd, tr. 94,95
25
21
“Người là Linh hồn sáng chói và là Purusha không có
hình thức rõ rệt, không do ai tạo ra cả và tồn tại cả ở bên
trong và bên ngoài. Người hoàn toàn không sinh khí, không
trí tuệ, tinh khiết và cao hơn cả Đấng bất diệt tối cao”
26
.
Hình tượng Brahman được xây dựng rất phong phú lại mang
vẻ huyền bí trong các Upanishad: Những cái mà người ta
không thể dùng lời để diễn tả được, nhưng nhờ đó mà có
ngôn ngữ. Chính cái ấy là Brahman chứ không phải là Đấng
mà con người thờ phụng ở cõi đời này. Đấng mà người ta

không thể tư duy được bằng trí tuệ tức người ta không thể
lấy “phàm thức” mà tưởng nghĩ được, nhưng nhờ Ngài mà
trí tuệ tư duy, chính đấng ấy mới là Brahman chứ không
phải là đấng mà người ta thờ phụng ở cõi đời này. Đấng mà
con mắt không thể trông thấy được nhưng nhờ Ngài mà mắt
trông thấy mọi vật, chính đấng ấy mới là Brahman chứ
không phải là đấng mà người ta thờ phụng ở cõi đời này.
Đấng mà tai không thể nghe thấy được, nhưng nhờ Ngài
mà tai nghe được mọi sự, chính đấng ấy mới là Brahman
chứ không phải là đấng mà người ta thờ phụng ở cõi đời
này.
Đấng mà không thể thở được bởi đời sống, nhưng nhờ
Ngài mà đời sống biết hít thở sinh khí, chính đấng ấy mới là
Brahman chứ không phải là đấng mà người ta thờ phụng ở
cõi đời này.
26Doãn Chính, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, Sđd,tr.168
22
“Nguyên lý sáng tạo không phải là vật chất và không thể
tìm thấy trong vật chất. Nguyên lý ấy là brahman siêu việt
và tự tại”
27

Brahman là “Tinh thần sáng tạo vũ trụ tuyệt đối tối
cao”, là linh hồn của thế giới, là nguồn sống của tất cả. “Từ
người đã sinh ra tất cả pràma, trí tuệ và các cơ quan cảm
giác, tinh khí àkàsá, không khí, lửa, nước, và đất, cái nuôi
dưỡng tất cả”. “Không có gì lâu đời và rực rỡ hơn Brahman”.
“Nó là bản chất nội tại của tất cả, là căn nguyên của tất cả
nhưng không phải là một cái gì đó cụ thể cảm tính, nhưng
cũng không phải là cái gì đó tuyệt đối hư vô. Mọi sự vật,

hiện tượng có hình tướng, danh sắc, thiên hình vạn trạng,
luôn, luôn biến đổi từ dạng này sang dạng khác, kể cả con
người đều toát ra từ “tinh thần vũ trụ tối cao”, là sự biểu
hiện khác nhau của “Tinh thần vũ trụ tối cao” và hòa nhập
về với nó sau khi tiêu tan. Kinh Taittiriya Upanishad viết :
“Cái do đấy mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật tồn tại, và
cái nhờ đó mọi vật trở về sau khi tiêu tan. Con người hãy tự
tìm hiểu lấy, cái đó chính là Brahman”.
28

“Brahman không phải chỉ là một tuyệt đối trừu tượng.
Brahman là tất cả vạn vật. Ta có thể phân tách Brahman ở
ba thực thể : Tuyệt đối, Đấng sáng tạo và Thực thể nội tại ở
thế gian. Đó không phải là những thực thể biệt lập, trái lại
27Lê Xuân Khoa,Sđd, tr.154
28 Doãn Chính, Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội – 2012,tr.64
23
được ràng buộc với nhau bằng một sự liên tục hợp lý. Phải
có tuyệt đối mới có sáng tạo, có sáng tạo mới có trú ngụ”
29
.
Tuy nhiên, càng cố gắng định nghĩa và định tính
brahman bao nhiêu ta lại càng cảm thấy bất mãn bấy
nhiêu. Càng mô tả càng thấy Brahman phong phú, càng
thấy mọi sự mô tả đều thiếu sót. Rốt cuộc người ta lại phải
trở về nhận định là brahman không thể mô tả được,
Brahman cần phải được thực hiện”
30
.


“Mândùkya Upanishad có nói tới một phương pháp
thực hiện Brahman được coi là minh bạch và chân xác nhất.
Theo phương pháp ấy, brahman có thể được thực hiện ở
trong bốn trạng thái (avasthâ): thức (jâgrat hay vishva),
mộng (svapna hay taijasa), ngủ say không mộng ( sushupti
hay prâjna) và ý thức tâm linh ( turiya) chân như, bất biến.
Trong trạng thái Thức, tự ngã thể hiện qua những đối tượng
bên ngoài, của giác quan và có những sự hưởng thụ thấp
kém; trong trạng thái Mộng, tự ngã thể hiện trong một thế
giới ảnh tượng và có sự thực nghiệm tế nhị; trong trạng thái
Ngủ say không mộng, tự ngã trở nên thuần nhất, không
phân biệt khách thể và chủ thể, chỉ có sự yên vui, thanh
thản. Trong trạng thái này, tinh thần vượt ra khỏi các ảnh
tượng ý niệm và dục vọng, tạm thời đồng nhất với brahman
toàn phúc. Tuy nhiên, Mândùkya Upanishad vẫn chưa thỏa
29 Lê Xuân Khoa,Sđd, tr.153,154
30 Lê Xuân Khoa,Sđd, tr.156
24
mãn với trạng thái này vì giấc ngủ say vẫn có thể bị ngộ
nhận như một trạng thái vô thức tuyệt đối. Bởi thế mới có
trình bày thêm trạng thái thứ tư là trạng thái ý thức trực
giác thuần túy (turiya), hoàn toàn vượt ra khỏi thế giới ảnh
tượng và ý niệm lưỡng nguyên, thực sự đồng nhất chủ thể
(âtman) và khách thể (brahman). Trong giấc ngủ say, tinh
thần trú ngụ ở một nơi cách biệt hẳn đời sống biến đổi của
giác quan và đồng nhất với thực tại brahman. Nhưng trạng
thái ấy mới chỉ diễn tả được phương diện tiêu cực của giải
thoát. Phải đợi đến trạng thái turiya mới thấy thể hiện được
khía cạnh tích cực của giải thoát, thể hiện được cái tính

cách tiêu cực của trạng thái ngủ say. “Turiya chẳng phải là
cái khả năng nhận thức về nội giới hay ngoại giới hay cả
hai, chẳng phải là ý thức, cũng chẳng phải là phi ý thức.
Turiya không thể thấy được, không thể mô tả được, không
thể nắm bắt được, không thể tư duy, không thể gọi tên.
Turiya là bản chất của ý thức về tự ngã duy nhất, nơi mà tất
cả muôn vật trong thế giới đều trở về, yên vui, thanh tĩnh,
không hai”.
Định nghĩa này khiến chúng ta liên tưởng đến lời Lão
Tử xác định bản tính của thực tại (Đạo):
Nhìn mà không thấy nên gọi là DI (không màu sắc)
Lắng tai mà không nghe nên gọi là HI (không
âm thanh)
25
Nắm bắt mà không được nên gọi là VI ( không
hình tướng)
Lại nói:
Vạn vật cùng xuất hiện
Ta lại thấy chúng trở về gốc
Ôi, mọi vật nảy nở mạnh mẽ
Nhưng đều trở về cội rễ của chúng
Trở về cội rễ gọi là Tịnh (yên nghỉ)
Thế gọi là Phục Mệnh (trở lại bản thể tự nhiên)
Phục Mệnh gọi là Thường (bất biến, bất diệt)
Đạo trong Đạo đức kinh thực chẳng khác gì Brahman trong
Upanishad vậy”
31
Trong nhiều thế kỷ trong khi các triết gia tiếp tục tranh
luận về Brahman, dân chúng vẫn tiếp tục sùng phụng các
thần linh của họ. Do chịu ảnh hưởng các huyền thoại về

thần linh trong các tác phẩm sử thi, thần giáo Ấn càng ngày
càng phổ biến và được nhiều người chấp nhận, ngay cả các
học giả và các triết gia cũng vậy, họ bắt đầu đưa ra những
31 Lê Xuân Khoa,Sđd, tr.156,159

×