Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Phân tích lựa chọn dự án lựa chọn địa điểm xây dựng khu resort 4 sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.29 KB, 30 trang )

DỰ ÁN:
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG KHU
RESORT 4 SAO
DANH SÁCH CÁC ĐỊA ĐIỂM TIỀM NĂNG
1. TP. Hồ Chí Minh
2. Hà Nội
3. Đà Lạt
4. Đà Nẵng
5. Phan Thiết
6. Huế
7. Quảng Ninh
8. Côn Đảo
9. Phú Quốc
10. Bà Rịa – Vũng Tàu
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
1/ TP. Hồ Chí Minh:
+ Vị trí: TP. Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10' – 10o
38’ vĩ độ Bắc và 1060 22' – 106054' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,
Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam
giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
+ Dân số: Dân số bình quân trên địa bàn thành phố năm 2012 ước khoảng
7.750.900 người, tăng 3,1% so với năm 2011.
+ Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Hồ
Chí Minh có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5
đến tháng 11 với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.979 mm và mùa khô diễn ra
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,55
0
C.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
1/ TP. Hồ Chí Minh:
+ Kinh tế: Năm 2012, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng nhưng


tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2011. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng
9,2%.
+ Văn hóa - Du lịch: Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối
đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, chủ yếu về đề tài lịch sử, Thành phố
Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và
cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong
khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước
ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh
I.TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
2/ Hà Nội:
+ Vị trí: Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các
tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà
Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây
giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
+ Dân số: Dân số bình quân trên địa bàn thành phố năm 2012 ước
khoảng 7,1 triệu người
+ Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ
với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và
mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp
nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
I.TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
2/ Hà Nội:
+ Kinh tế: Kinh tế Hà Nội năm 2012 duy trì tăng trưởng,
nhưng thấp hơn kế hoạch và mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước:
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1%.
+ Văn hóa - Du lịch: Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh
thắng, trong đó được xếp hạng quốc gia trên 1.000 di tích và danh
thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp nhập từ Hà Tây và
Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng
nổi tiếng.

I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
3/ ĐÀ LẠT:
+Vị trí: Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên
cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên.
+ Dân số: Năm 2011, Đà Lạt có dân số 211.696 người.
+ Khí hậu: Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng
quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập
với khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền trung và khí hậu
nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một
khí hậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
3/ ĐÀ LẠT:
+ Kinh tế: Năm 2011, thành phố Đà Lạt có tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt 17%, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 42,7 triệu đô la Mỹ và
thu nhập bình quân đầu người khoảng 26,6 triệu đồng
+ Văn hóa - Du lịch: Thành phố chỉ có một bảo tàng, một
rạp chiếu phim và không có một nhà hát hay sân khấu nào. Đà Lạt từ
lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng. Khí hậu mát mẻ, tài nguyên
thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm thu hút
hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
4/ ĐÀ NẴNG:
+ Vị trí: Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. cách thủ đô Hà Nội 764 km
về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía nam, cách
kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng
tây bắc
+ Dân số: Năm 2011, dân số thành phố là 951.700 người.
+ Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp

đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ
tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng
không đậm và không kéo dài
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
4/ ĐÀ NẴNG:
+ Kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn năm 2012 là
46.368,6 tỷ đồng. Với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt
11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 2.015 USD,
gấp 2,2 lần so với năm 2005 và 1,6 lần mức bình quân chung cả nước .
+ Văn hóa - Du lịch: Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế
giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
5/ PHAN THIẾT:
+ Vị trí: Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam,
với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến
bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu). Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận,
phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía
tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành
phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km.
+ Dân số: 1.169.450 người (điều tra dân số 01/04/2009)
+ Khí hậu: Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất
cả nước với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
5/ PHAN THIẾT:
+ Kinh tế: Bình Thuận tăng trưởng đạt mức bình quân 12%/năm.
Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 20,7 triệu đồng, tương

đương 1.072 USD, năm 2015 tăng khoảng 1,78 lần so với năm 2010
và năm 2020 tăng khoảng 1,7 lần so với năm 2015
+ Văn hóa - Du lịch: Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời,
nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sah Inư, đền thờ
Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc
quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ,
trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng
hậu.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
6/ HUẾ:
+ Vị trí: - Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường
biên dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông, tỉnh
Quảng Trị.
Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng
Nam dài 56,66 km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài
55,82 km.
+ Dân số: dân số theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 là 1.087.579
người.
+ Khí hậu: Khí hậu Thừa Thiên-Huế gần giống như Quảng Trị với
kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm.
Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ
và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm
mưa kéo dài.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
6/ HUẾ:
+ Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 13,5%, cao hơn
0,7% so với mức tăng trưởng của năm 2009. Cơ cấu kinh tế tiếp tục
theo hướng Dịch vụ- Công nghiệp, xây dựng- Nông lâm nghiệp trong
đó dịch vụ chiếm 71%. GDP bình quân đầu người đạt 1.350 USD.
+ Văn hóa - Du lịch: Thừa Thiên Huế có 2 di sản văn hoá thế giới là:

Quần thể di tích Cố đô Huế. Nhã nhạc cung đình Huế.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
7/ QUẢNG NINH:
+ Vị trí: Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng
một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam.
Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ, Phía tây tựa lưng
vào núi rừng trùng điệp.
+ Dân số: Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần
1.163.700 người
+ Khí hậu: Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một
mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh ít mưa và tính
nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất
[9]
. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió
mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa
hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
7/ QUẢNG NINH:
+ Kinh tế: Trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng trên
13% so với năm 2009; GDP bình quân đầu người khoảng 1.587 USD;
giá trị tăng thêm ngành nông, lâm và thủy sản tăng 3,4%, công nghiệp
và xây dựng tăng 13,5%, dịch vụ tăng 14,4%.
+ Văn hóa - Du lịch: Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du
lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam,
Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long đã được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và di sản thế giới
bởi giá trị địa chất địa mạo. Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng
của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
8/ CÔN ĐẢO:

+ Vị trí: Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ
(Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn
Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong
quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn
Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn.
+ Dân số: Dân số Côn Đảo tính đến cuối năm 2011 khoảng 6.500
người thuộc mười khu dân cư
+ Khí hậu: Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo - hải dương
nóng ẩm,
[7]
chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
8/ CÔN ĐẢO:
+ Kinh tế: Tính đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của Côn Đảo có tỉ trọng
dịch vụ chiếm cao nhất (71,63%), kế đó là công nghiệp (20,20%) và
cuối cùng là nông nghiệp (8,27%). GDP bình quân đầu người là 965
đô la Mỹ. Hàng năm ngành dịch vụ tăng trưởng với nhịp độ khoảng
33,7%; số khách du lịch đến Côn Đảo đạt khoảng 200.000 đến
250.000 người/năm
+ Văn hóa - Du lịch: Côn Đảo là một trong 21 khu du lịch quốc gia
của Việt Nam. Nơi đây được nhiều du khách đánh giá là thiên đường
của nghỉ dưỡng và khám phá thiên nhiên (rừng và biển). Côn Đảo
được xem là hòn đảo du lịch với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp,
làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn. Không khí trên
đảo thật trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
9/ PHÚ QUỐC:
+ Vị trí: Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo
Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km. Địa

hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi
đồi. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với
phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới
hơn 60 m.
+ Dân số: Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư
sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người.
+ Khí hậu: thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia
hai mùa rõ rệt.
Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ
cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là
cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
9/ PHÚ QUỐC:
+ Kinh tế: GDP tăng bình quân hàng năm hơn 22% (GDP năm 2012
gấp 4,91 lần năm 2004; GDP bình quân đầu người 2012 ước đạt 50
triệu đồng/người/ năm, bằng 5,78 lần năm 2004); lượng khách du lịch
tăng bình quân hàng năm khoảng 13% (năm 2012 ước đạt trên
362.280 lượt người)
+ Văn hóa - Du lịch: Ở đảo Phú Quốc, vào ngày rằm tháng 7 âm lịch
người dân thường đi chùa tại thị trấn Dương Đông Phú Quốc được
xem là nơi phát tích của đạo Cao Đài. Ngày nay trên đảo có hai
Thánh thất Cao Đài ở thị trấn Dương Đông. Một là
Thánh thất Dương Đông thuộc
Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, hai là Thánh thất Cao Đài
Hội Thánh thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi Vào
ngày này sinh hoạt tôn giáo diễn ra khá nhộn nhịp.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
10/ VŨNG TÀU:
+ Vị trí: Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao
quanh.

- Có các ngọn núi hùng vĩ .
- Có ngọn hải đăng lâu đời nhất ở Việt Nam.
-
Có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh
+ Dân số: Dân số 322 873 người(năm 2011).
Thu nhập bình quân đầu người (không tính dầu khí) đạt 6.060
USD/người/năm.
+ Khí hậu: Khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành
phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi.
I. TỔNG QUAN CÁC ĐỊA ĐIỂM:
10/ VŨNG TÀU:
+ Kinh tế: Kinh tế 20 năm qua (1/11/1991 – 1/11/2011) với tốc độ
tăng trưởng hàng năm bình quân là 18%/năm. Phấn đấu GDP bình
quân đầu người đến năm 2015 đạt 7.690 USD
+ Văn hóa - Du lịch:
II. ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN:
ĐÀ NẴNG
LÀ SỰ LỰA
CHỌN ƯU
TIÊN
ĐÀ NẴNG
LÀ SỰ LỰA
CHỌN ƯU
TIÊN
III. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN
Stt Tiêu chí Mô tả Tỷ trọng
1 Vị trí địa lý thuận lợi Gần biển, có bãi biển đẹp,… 30%
2 Mức độ tăng lưu lượng khách du lịch Tiềm năng phát triển du lịch 20%
3 Sự sẵn có các địa điểm du lịch Gần các khu di tích lịch sử, … 15%
4 Sự sẵn có của các yếu tố đầu vào Nguồn nhân lực, nguyên liệu,… 15%

5 Chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2012
Sự thông thoáng của môi trường kinh
doanh
10%
6 Chính sách phát triển du lịch của địa phương Sự khuyến khích đầu tư 10%
IV. PHÂN TÍCH SỰ LỰA CHỌN

×