Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Vì sao để phát triển kinh tế ở việt nam phải thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.98 KB, 12 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
***

BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN 
Họ và tên SV: hehehe bài này 8 điểm (nhờ ngoan)
Mã sinh viên: 11225792
Lớp: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (123)_xx

Đề tài 4:
Câu 1: Vì sao để phát triển kinh tế ở Việt Nam phải thực hiện cơng nghiệp hố,
hiện đại hố ?
Để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam, phải thực
hiện tốt các nhiệm vụ nào ? Vì sao ?
Câu 2: Làm rõ mối quan hệ của tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Phân tích
ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển của tư bản.

 Năm 2023


2

Mục lục
Lời nói đầu.....................................................................................................................2
Câu 1:.............................................................................................................................3
I. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố............................................................................3
II. Vì sao để phát triển kinh tế ở Việt Nam phải thực hiện cơng nghiệp hố, hiện
đại hố ? 4
III. Để thực hiện thành công cnh hđh ở việt nam cần thực hiện tốt những nhiệm


vụ gì ? Vì sao ?.................................................................................................................6
Câu 2:.............................................................................................................................8
I. Tuần hoàn của tư bản...........................................................................................8
II.

Chu chuyển của tư bản.....................................................................................9

III.

Mối quan hệ giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.................................10

IV. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tuần hồn và chu chuyển tư bản......................11
Danh mục tham khảo...................................................................................................11

Lời nói đầu
Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên Chủ nghĩa Xã hội với cơ sở vật chất kĩ
thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa cao, quan hệ sản xuất mới chưa hoàn
thiện. Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hiểu
được tác dụng của cơng nghiệp hố, hiện đại hố đối với nước ta rất to lớn. cơng nghiệp
hố trước hết là q trình thực hiện mục tiêu xâyd ựng kinh tế Xã hội Chủ nghĩa. Đó là
q trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm cải biến một xã hội nông
nghiệp thành một xã hộicông nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất
tiến bộ, ngày càng thể hiện bản chất ưu việt của chế độ mới Xã hội Chủ nghĩa. Vì vậy,


3
cơng nghiệp hố, hiện đại hố là một xu hướng khách quan, phù hợp với xu thế của thời
đại và hồn cảnh đất nước lúc bấy giờ. góp phần tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho Chủ
nghĩa Xã hội, hoàn thiện quan hệ sản xuất, tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ.

Cùng với đó, vấn đề nghiên cứu về tuần hồn và chu chuyển của tư bản nhằm hiểu õ và
đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp, đẩy mạnh quá trình phát triển, củng cố vị thế
Việt Nam trong q trình tiến lên Xã hội Chủ nghĩa là vơ cùng quan trọng.
Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu hai vấn đề trên là hoàn toàn cần thiết. Tuy em đã cố gắng
hồn thiện nhưng những sơ sót trong bài là khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, kính mong cơ sẽ
góp ý để bài của em được hồn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Vì sao để phát triển kinh tế ở Việt Nam phải thực hiện cơng nghiệp hố,
hiện đại hố ?
Để thực hiện thành cơng cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam, phải thực
hiện tốt các nhiệm vụ nào ? Vì sao ?
I.
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
Cơng nghiệp hố: là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ
cơng là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.
Hiện đại hóa: là q trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ
tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội.
Hiện đại hóa bao gồm cả cơng nghiệp hóa và các hoạt động khác như nông nghiệp, giao
thông, thông tin, giáo dục, y tế...
Ở Việt Nam, Đảng ta xác định: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi
căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội
từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng
với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”


4
II.

Vì sao để phát triển kinh tế ở Việt Nam phải thực hiện cơng nghiệp hố, hiện

đại hố ?

 Một là, dựa trên lý luận và thực tiễn, cơng nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự 
 phát triển lực lượng sản xuất xã hội ở mọi quốc gia dù phát triển sớm hay muộn. Trong 
đó, sự phát triển lực lượng sản xuất là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế .
Đứng trên lập trường duy vật về lịch sử, theo khẳng định của C. Mác về vai trò của lực
lượng sản xuất, đây cũng chính là thước đo đánh dấu sự phát triển hoạt động sản xuất vật
chất của con người ở mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), Đảng ta đã nêu rõ
đặc trưng về kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: “Có một
nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và và chế độ công hữu về
các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Tới Đại hội lần thứ X, Đảng ta lần nữa chỉ rõ định hướng
kinh tế: “Có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”
 

Cơng nghiệp hóa là quá trình tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy cần
thiết tạo sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người. Các ngành và
lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân thơng qua cơng nghiệp hóa được trang bị những tư liệu
sản xuất, kỹ thuật - công nghệ ngày càng hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, sản
xuất ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu tăng cao và đa dạng của xã hội.
Từng phương thức sản xuất có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản
xuất xã hội, tương ứng với trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động xã hội dung để tiến
hành quá trình lao động sản xuất. Nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hiện đại
của một nền kinh tế; cũng là điều kiện tiên quyết để xã hội có thể đạt đến một mức năng
suất lao động nào đó. Mọi quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội đều cần thực hiện nhiệm vụ
hàng đầu là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nền chủ nghĩa xã hội
yêu cầu cơ sở vật chất – kỹ thuật phải là nền kinh tế hiện đại: có cơ cấu kinh tế hợp lý, có
trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại
 Hai là, đối với Việt Nam là một trong những nền kinh tế kém phát triển quá độ lên

chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện
trước hết thơng qua cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố tương ứng là sự tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển


5
mạnh lực lượng sản xuất và tham gia hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, từ đó
 xây dựng cơ sở nâng cao trình độ văn minh của xã hội.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng, tác động trực tiếp
đến sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử. Do đó, Đảng ta
xác định mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng
 bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là một trong mười mối quan hệ lớn cần tập trung
giải quyết trong phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó,
việc tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật, đi cùng với lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất tiến bộ, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước tất yếu phải có những cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng.
Mục tiêu trước hết của thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật cho nền kinh tế trên cơ sở những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện
đại. Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố phát triển tương ứng là sự tăng cường cơ sở
vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; đồng thời củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa; từ đó phát triển nền sản xuất xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn
hoá, tinh thần của người dân. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố để phát triển lực lượng sản
xuất, nhằm khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngồi nước,
nâng cao dần tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời cần đẩy mạnh liên kết, hợp
tác giữa các ngành, các vùng trong nước; mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, đóng góp cho
quá trình phân cơng lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả.
Đại hội IX, Đảng ta chỉ rõ hơn nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phát
triển lực lượng sản xuất hiện đại và xây dựng quan hệ sản xuất trên, nêu rõ hơn tiêu chuẩn
để đánh giá sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất: “Phát
triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trên cả

 ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả căn bản xây dựng
quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản
xuất, cải thiện đời sống nhân dân”
Khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức thơng qua q trình thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại được tăng cường; đồng thời củng cố vai trị lãnh đạo của giai cấp
cơng nhân. Cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện cũng sẽ góp phần phát triển
tiềm lực cho an ninh, quốc phịng, từ đó nâng cao sức mạnh của an ninh, quốc phòng,
đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần để xây dựng nền văn hoá mới và con người


6
mới xã hội chủ nghĩa. Trên điều kiện đó, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và củng cố
ngược lại nền an ninh, quốc phịng.
Đúng như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, cơng bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có một nền kinh tế phát triển cao, dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”
III.

Để thực hiện thành công cnh hđh ở việt nam cần thực hiện tốt những nhiệm vụ
gì ? Vì sao ?

Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ mới, hiện
đại.
 Nhiệm vụ trọng tâm với những nước có trình độ kỹ thuật - cơng nghệ của sản xuất cịn lạc
hậu là thực hiện cơ khí hố, thay thế lao động thủ cơng sang lao động sử dụng máy móc,
nhằm nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, vẫn có những ngành, nghề và lĩnh vực của
nền kinh tế có thể ứng dụng ngay những thành tựu khoa học - công nghệ mới hiện đại, khi
điều kiện và khả năng cho phép, nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
Với mục tiêu nâng cao lực lượng sản xuất, từng bước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự

chủ, quá trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố cần điều kiện quan trọng là xây
dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất (sản xuất máy cái), là
ngành quyết định sự phát triển của các ngành khác. Trong nghiên cứu lý luận về tái sản
xuất trong chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin đã rút ra quy luật: cần phải ưu tiên phát triển sản
xuất tư liệu sản xuất để chế tạo ra tư liệu sản xuất. Thực hiện được điều này cũng chính là
đang xây dựng được nền kinh tế có tính độc lập, tự chủ cao.
Trong q trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố, khi thực hiện ứng dụng những
thành tựu khoa học - công nghệ mới, hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng, các lĩnh vực
của nền kinh tế, cần lưu ý có sự lựa chọn cho phù hợp với khả năng, trình độ và điều kiện
thực tiễn của từng giai đoạn; khơng chủ quan, vội vàng cũng như khơng trì hỗn, cản trở
việc ứng dụng khoa học - cơng nghệ mới, hiện đại.
Thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố cũng địi hỏi phải phát triển các ngành cơng
nghiệp khác theo hướng hiện đại, dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học - công nghệ
mới. Đồng thời, nông nghiệp, nơng thơn cũng cần được thực hiện q trình cơng nghiệp
hoá, hiện đại hoá; ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất
nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch, nâng


7
cao đời sống người nông dân, đi liền với xây dựng nông thôn mới. Việc ứng dụng khoa
học - công nghệ mới, hiện đại đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ và cân đối ở tất cả các
ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế, mới mang lại hiệu quả cao. Ở Việt Nam
hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ phải gắn liền với phát triển kinh
tế tri thức.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.
Cơ cấu kinh tế: là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế;
là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế.
Trong hệ thống cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế (cơng nghiệp - nơng nghiệp - dịch
vụ) có vai trò quan trọng nhất. Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển của nền
kinh tế và kết quả của q trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là q trình tăng tỷ trọng của
ngành công nghiệp và dịch vụ, ngược lại giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong
GDP.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá cần đi liền với
sự phát triển của phân cơng lao động trong và ngồi nước; từ đó dần hình thành các
ngành, các vùng chun mơn hố sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động, khai thác
thế mạnh và phát huy nguồn lực của các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế.
Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả cần đạt 3 tiêu chí sau:
- Khai thác, phân bổ và phát huy các nguồn lực trong nước được hiệu quả, đồng thời
thu hút các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả.
- Cho phép các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế ứng dụng những thành
tựu khoa học - công nghệ mới, hiện đại.
- Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, cũng như yêu cầu của toàn cầu
hoá và hội nhập quốc tế.
Hệ thống cơ cấu kinh tế tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất, đều chịu sự chi
 phối và tác động của chung một thể chế, cơ chế và chính sách . Việc chuyển dịch cơ cấu
ngành, vùng và thành phần kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả gắn liền sự
 phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế (công nghệ thông tin, năng lượng, viễn thông,
giao thơng vận tải...). Cùng với đó, chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế
cần được đặt trong chiến lược phát triển tổng thể của nền kinh tế, có tính đến các mối


8
quan hệ trong và ngoài nước; quan hệ giữa Trung ương với địa phương; quan hệ giữa phát
triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng; quan hệ giữa tích lũy với tiêu dùng.
Thứ ba, từng bước hồn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở nước ta là nhằm mục đích
xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì vậy phải củng cố và tăng cường hoàn thiện quan hệ sản
xuất. Trong đó, cần thực hiện thường xuyên nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ

 phân phối, quan hệ quản lý, phân bổ nguồn lực theo hướng tạo động lực phát triển, thúc
đẩy sáng tạo ở các tầng lớp nhân dân.
Thứ tư, sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư.
 Nhằm thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau:
- Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo
- Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, bao gồm thực hiện các nhiệm vụ:
+ Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông,
chuẩn bị nền tảng kinh tế số.
+ Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội.
+ Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
+ Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Câu 2: Làm rõ mối quan hệ của tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.
Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển của tư bản.
I. Tuần hoàn của tư bản
Tuần hoàn của tư bản: là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba
hình thái kế tiếp nhau (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa) gắn với thực hiện
những chức năng tương ứng (chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng
dư, thực hiện giá trị thặng dư) và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.
Tuần hoàn của tư bản gồm 3 giai đoạn:


9
- Giai đoạn thứ nhất (giai đoạn lưu thông): diễn ra khi nhà tư bản dùng tiền để mua
tư liệu sản xuất và sức lao động. Chức năng của giai đoạn này là biến tư bản tiền tệ

thành hàng hóa dưới dạng tư liệu sản xuất và sức lao động để đưa vào sản xuất, gọi
là tư bản sản xuất.
- Giai đoạn thứ hai (giai đoạn sản xuất): nhà tư bản sử dụng những hàng hóa đã mua,
tức là tiến hành sản xuất. Trong q trình sản xuất, cơng nhân hao phí sức lao động
tạo ra giá trị mới. Khi đó, giá trị tư liệu sản xuất được bảo tồn và chuyển dịch vào
sản phẩm. Sau q trình đó, nhà tư bản có hàng hóa với lượng giá trị lớn hơn giá trị
của các yếu tố sản xuất nhờ có them giá trị thặng dư của người công nhân tạo ra.
Kết thúc giai đoạn thứ hai này tư bản sản xuất đã chuyển hóa thành tư bản hàng
hóa.
- Giai đoạn thứ ba (giai đoạn lưu thông): ở giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình
thái tư bản hàng hóa, thực hiện chức năng là thực hiện giá trị của khối lượng hàng
hóa đã sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư. Nhà tư bản trở
lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hoá của nhà tư bản được chuyển
hoá thành tiền.
Kết thúc giai đoạn này, tư bản hàng hoá chuyển thành tư bản tiền tệ. Mục đích của
nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản quay trở lại hình thái ban đầu trong tay chủ
của nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước. Số tiền bán hàng hố đó lại đem dùng
vào việc mua bán tư liệu sản xuất và sức lao động cần thiết để tiếp tục sản xuất và
tồn bộ q trình trên được lặp lại.
 Như vậy, tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản để tạo ra giá trị thặng dư cho chủ
tư bản, q trình này khơng dừng lại mà có tính định kì, đổi mới, lặp đi lặp lại.
II. Chu chuyển của tư bản
Chu chuyển của tư bản: là tuần hoàn của tư bản được xét với tư cách là quá trình
định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. Chu chuyển của tư bản
được đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển.
Thời gian chu chuyển của tư bản: là khoảng thời gian một tư bản từ khi được ứng
ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi quay trở về dưới hình thái đó kèm theo giá trị
thặng dư. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm: thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Tốc độ chu chuyển của tư bản: là số lần mà một tư bản được ứng ra dưới một hình
thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng dư tính trong một đơn



10
vị thời gian nhất định. Thông thường, tốc độ chu chuyển được tính bằng số vịng chu
chuyển của tư bản trong 1 năm.
 Nếu ký hiệu số vòng chu chuyển của tư bản là n, thời gian của một năm là CH, thời
gian một vịng chu chuyển là ch, thì tốc độ chu chuyển của từng bộ phận tư bản được tính
như sau: n= CH/ch
Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, tư
 bản được chia thành các bộ phận: tư bản cố định và tư bản lưu động.
- Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động
tham gia tồn bộ vào q trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần từng
 phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
- Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động,
nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, tồn phần
vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
III.Mối quan hệ giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chúng giữa quá trình sản xuất và quá
trình lưu thơng. Tuần hồn tư bản và chu chuyển tư bản là hai mặt thuộc một vấn đề vận
động của tư bản. Trong đó: tuần hồn tư bản nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản
và chu chuyển tư bản nghiên cứu mặt lượng của sự vận động tư bản. Do cùng nghiên cứu
sự vận động của tư bản, tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản có mối quan hệ rất mật
thiết.
Sau khi tồn bộ giá trị tư bản được một nhà tư bản đưa vào một ngành sản xuất bát kì,
hồn thành tuần hồn trong sự vận động của nó, thì nó lại trở về hình thái ban đầu của nó
và lại có thể tiếp tục diễn ra lại cùng một quá trình như thế. Muốn giá trị được bảo tồn và
tiếp tục tăng thêm giá trị với tư cách là giá trị tư bản thì nó phải lặp lại tuần hồn ấy. Tuần
hồn của tư bản trên góc nhìn là một q trình định kỳ mà khơng phải là một hành vi cá
 biệt thì gọi là vòng chu chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển được quyết định bởi
tổng số thời gian sản xuất và thời gian lưu thơng cộng lại. Đó chính thời gian chu chuyển

của tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản bao quát khoảng thời gian từ một định kỳ
tuần hoàn của tổng giá trị tư bản đến định kỳ tuần hoàn tiếp theo.
Chu chuyển tư bản chỉ có thể diễn ra trong điều kiện tuần hồn của tư bản được vận
hành trơi chảy, mặt khác q trình tuần hồn của tư bản là q trình thống nhất giữa lưu
thơng và sản xuất. Q trình chu chuyển của tư bản có nhanh thì mới giúp cho việc tuần
hồn tư bản được quay lại q trình tuần hồn để trở về hình thái ban đầu của nó nhanh
chóng và có thể tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn trong thời gian ngắn hơn.


11
IV. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản
 Nghiên cứu chu chuyển của tư bản cần nghiên cứu về việc chu chuyển hai bộ phận
giá trị của tư bản sản xuất là tư bản cố định và tư bản lưu động.
Tư bản cố định được sử dụng lâu dài và hao mịn dần. Có hai loại hao mịn là hao
mịn vơ hình và hao mịn hữu hình. Hao mịn hữu hình là hao mịn về giá trị sử dụng, do
quá trình sử dụng và do tác động tự nhiên mà bị hao mòn. Hao mòn vơ hình là hao mịn
về giá trị do q trình hiện đại hóa của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc mới được sản
xuất ra tốt hơn, rẻ hơn, làm cho máy móc cũ đang được sử dụng bị giảm giá trị ban đầu.
Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu, sức lao động,… được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá
trị của nó được chuyển tồn bộ vào sản phẩm.
Do đó, việc nghiên cứu chu chuyển của tư bản nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp để
nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản. Việc nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản giúp cho
tiết kiệm chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định, hao mòn máy móc; góp phần tiết
kiệm tư bản ứng trước và làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
hàng năm.
Do đó, việc nghiên cứu chu chuyển của tư bản nhằm đưa ra các biện pháp tăng tốc độ
chu chuyển của tư bản có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Qua q trình nghiên cứu, có thể
đưa ra các biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản như: nâng cao năng suất lao
động để rút ngắn thời gian lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm dự trữ sản xuất,

hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, khấu hao nhanh tư bản cố định …
Đối với Việt Nam, nhằm nâng cao tốc độ chu chuyển cần áp dụng khoa học kỹ thuật
hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ lao động để họ sản xuất ra sản
 phẩm nhanh hơn với chất lượng tốt hơn, ... Đồng thời cần cải thiện bộ máy tổ chức và
quản lý lao động để làm việc có hiệu quả hơn tránh tình trạng cồng kềnh; cải thiện các thể
chế chính sách và thường xuyên nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh sản xuất

Danh mục tham khảo
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo, 2019
C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd
Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ IX, NxbCtQG-ST,H.2001


12
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 1991
 Nguyễn Phú Trọng (2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật,
Hà Nội
Gs, ts. Phó chủ tịch hội đồng lý luận trung ương Lê Hữu Nghĩa, Giải quyết mối quan
hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, 2014



×