TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC
LỚP 11
(Đề này có 02 trang, gồm 10 câu)
Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2,0 điểm)
a. Nước được hút lên nhờ thế áp suất âm trong xylem như thế nào?
b. Những nguyên nhân nào làm cho dịch của tế bào biểu bì rễ (lơng hút) là ưu trương so
với dung dịch đất?
Câu 2: Quang hợp và hô hấp (2,0 điểm)
a. Theo dõi sự sản sinh oxi và thải oxi trong hoạt động quang hợp của một cây C 4 theo
sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, người ta lập được đồ thị dưới đây:
ml O2/dm2 lá/h
A
B
10
20
30
40
Nhiệt độ môi trường (0C)
- Hãy cho biết đường cong nào biểu diễn sự sản sinh oxi trong mô lá, đường cong nào
biểu diễn sự thải oxi ra mơi trường? Vì sao?
- Giải thích sự biến thiên của đường cong A và đường cong B.
b. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hơ hấp tế bào, điện tử không được truyền từ
NADH, FADH2 tới ngay ôxi mà phải qua một dãy truyền electron?
Câu 3: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, lý thuyết thực hành + cảm ứng, sinh
sản ở thực vật (2,0 điểm)
a. Các lá già có hoạt động chức năng kém, không hiệu quả sẽ bị thực vật loại bỏ. Cơ chế
nào dẫn đến sự loại bỏ lá già?
b. Giải thích vì sao q trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại có sự khác
nhau về thời gian phản ứng với các yếu tố tác động của mơi trường? Cho ví dụ.
c. Giải thích vì sao các hạt có vỏ cứng hoặc nhiều hạt giống khi thu hoạch xong mà gieo
ngay thì khơng nảy mầm được?
d. Cho 2 sơ đồ cấu tạo lá cây của 2 loài A và B:
- Hãy chú thích cho sơ đồ.
- Xác định đây là lá của cây 1 lá mầm hay 2 lá mầm? Giải thích?
Câu 4: Cơ chế di truyền và biến dị cấp phân tử (2,0 điểm)
a. Intron có vai trị gì trong cấu trúc gen phân mảnh?
b. Nêu chức năng của ADN polimeraza I và ADN polimeraza III trong sao chép ADN?
Tại sao ở sinh vật nhân sơ khi nhân đơi phân tử ADN thì các phân tử ADN con không
bị ngắn đi so với phân tử ADN mẹ, trong khi đó ở sinh vật nhân thực sau mỗi lần nhân
đôi các phân tử ADN con lại bị ngắn dần đi ở các tế bào sinh dưỡng?
Câu 5: Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (2,0 điểm)
Một lồi có bộ NST 2n = 24.
a. Một thể đột biến bị mất 1 đoạn ở NST số 1, đảo một đoạn ở NST số 3, lặp 1 đoạn ở
NST số 4. Khi giảm phân bình thường sẽ có bao nhiêu % giao tử khơng mang đột biến?
b. Ở lồi này sẽ có tối đa bao nhiêu loại thể đột biến tam nhiễm kép?
c. Một tế bào của thể một nhiễm kép tiến hành nguyên phân. Ở kì sau của ngun phân,
tế bào có bao nhiêu NST ?
Câu 6: Tiêu hóa và hơ hấp ở động vật (2,0 điểm)
a. Trong 3 cơ quan: dạ dày, túi mật, tụy, cắt bỏ cơ quan nào sẽ gây nguy hiểm nhất đến
q trình tiêu hóa ở người? Giải thích.
b. Cá, tơm, thực hiện q trình trao đổi khí qua mang. Sự lưu thơng khí qua mang của
cá ,tơm theo cơ chế nào?
Câu 7: Tuần hoàn (2,0 điểm)
Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Sau pha co tâm nhĩ, lượng máu tâm thất nhận được đúng bằng lượng máu chứa trong
tâm nhĩ.
b. Tâm thất co đẩy toàn bộ máu chứa trong tâm thất vào động mạch.
c. Khi cơ thể bị lạnh đột ngột có thể làm huyết áp tăng.
d. Khi bị kích thích liên tục, giống cơ xương, cơ tim có thể bị co cứng.
Câu 8: Cảm ứng ở động vật (2,0 điểm)
a. Điện thế hoạt động thay đổi như thế nào nếu:
- Người ăn mặn.
- Uống thuốc làm giảm tính thấm của màng với Na+.
- Kênh Na+ hỏng, luôn mở.
- Bơm Na/K hoạt động yếu.
b. Vị trí của hạch thần kinh có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ truyền xung từ trung
ương thần kinh tới cơ quan?
Câu 9: Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0 điểm)
a. Mặc dù hoạt động ở các mô khác nhau nhưng tế bào lông ruột và tế bào biểu mơ ống
thận đều có những đặc điểm cấu trúc giống nhau. Những đặc điểm đó là gì và vì sao
chúng lại có những đặc điểm giống nhau như vậy?
b. Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn người bình
thường?
Câu 10: Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật (2,0 điểm)
a. Tác hại của việc dùng thuốc có thành phần coocticoit lâu ngày?
b. Tại sao hoocmôn Ơstrôgen sau khi được tiết vào máu lại có tác dụng lên cơ quan
đích chậm hơn nhiều so với hooc môn insulin?
-------------------------------Hết----------------------------Người ra đề
Trần Thị Loan
(SĐT: 0973.859.262)
Câu
1
2
3
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: SINH HỌC, LỚP: 11
Nội dung
Điểm
a. Cơ chế giúp nước được hút lên nhờ áp suất âm trong xylem là:
- Trong thoát hơi nước, hơi nước khuếch tán ra khỏi các khoang khơng
khí ẩm của lá đến khơng khí khơ hơn ở ngồi qua lỗ khí.
0,25
- Lúc đầu sự mất hơi nước do thoát hơi nước được thay thế bằng sự bay
hơi khỏi lớp nước mỏng bao phủ lấy các tế bào thịt lá.
0,25
- Sự bay hơi của lớp nước mỏng làm cho bề mặt phân cách không khí –
nước lõm sâu vào thành tế bào và trở nên cong hơn . Sư uốn cong này
làm tăng sức căng bề mặt và vận tốc thoát hơi nước.
0,25
- Sức căng bề mặt tăng lên kéo nước ra khỏi tế bào bao quanh xylem và
các khoang khơng khí. Nước từ xylem được kéo vào các tế bào bao
quanh xylem và các khoang khơng khí để thay thế nước bị mất.
0,25
b. - Ngun nhân:
+ Do q trình thốt hơi nước ở lá hút nước lên phía trên → làm giảm
hàm lượng nước trong tế bào lông hút.
0,5
+ Nồng độ các chất tan cao (axit hữu cơ, đường sacarozo... là sản phẩm
của các q trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ
hấp thụ vào).
0,5
a. - Đường cong A biểu diễn sự sản sinh oxi trong mô lá, đường cong B
biểu diễn sự thải oxi ra môi trường. Đường cong A ln có giá trị lớn
hơn đường cong B tại mỗi nhiệt độ xác định.
0,25
Bởi vì lượng oxi thải ra thực tế qua khí khổng (đường B) chính là
lượng oxi sinh ra trong quang hợp sau khi đã bị hao hụt một phần do sử
dụng vào hô hấp, nên có trị số nhỏ hơn so với lượng oxi sinh ra do
quang hợp (đường A).
0,25
- Giải thích sự biến thiên:
+ Đường cong A: Khi nhiệt độ còn thấp, quang hợp diễn ra yếu, khi
nhiệt độ tăng thì quang hợp tăng dần do vậy lượng oxi cũng tăng dần
đạt tối đa ở khoảng 400C, sau đó quang hợp khơng tăng theo nhiệt độ
nữa thậm chí có biểu hiện giảm.
0,25
+ Đường cong B: Sự thải oxi ra môi trường phụ thuộc cả cường độ
quang hợp và cường độ hô hấp. Lượng oxi thải ra đạt giá trị cực đại khi
cường độ quang hợp mạnh nhất, nhưng cường độ hô hấp chưa tăng cao,
khi nhiệt độ tiếp tục tăng thì cường độ hơ hấp tăng mạnh tiêu hao nhiều
oxi do đó đường cong B đi xuống.
0,25
b.- Kìm hãm tốc độ thốt năng lượng của electron từ NADH và FADH 2
đến oxi.
0,5
- Năng lượng trong electron được giải phóng từ từ từng phần nhỏ một
qua nhiều chặng tích lũy dưới dạng ATP của chuỗi để tránh sự “bùng nổ
nhiệt” đốt cháy tế bào.
0,5
a. - Khi lá già, khơng cịn hiệu quả tổng hợp, ở phần gốc lá hình thành
tầng rời với các tế bào rất mỏng và khơng có tế bào sợi xung quanh bó
mạch.
0,25
- Tế bào tiết enzyme thủy phân polysaccharide trong thành tế bào, tổng
hợp surberin ngăn cách giữa hai lớp tế bào, sự liên kết giữa cuống là và
gốc cuống lá trở nên lỏng lẻo.
- Dưới tác động của trọng lực, tầng rời bị tách đôi và lá rụng xuống.
0,25
4
b. * Quá trình hướng động
- Xảy ra chậm vì: liên quan đề sự phân bố lại hàm lượng các chất điều
hồ sinh trưởng ở hai phía của cơ quan, cơ thể. Liên quan đến sự sinh
trưởng tế bào hai phía bị tác động và khơng bị tác động của yếu tố mơi
trường.
- Ví dụ q trình hướng quang.
* Q trình vận động cảm ứng:
- Xảy ra nhanh vì: liên quan đến đồng hồ sinh học, đến sức căng trương
nước ở các tế bào khớp gối. Những vận động này xảy ra theo nhịp sinh
học và theo hoạt động của các bơm ion.
- Ví dụ, vận động ngủ của lá, cây bắt mồi, cây xấu hổ...
c. - Do chúng tích lũy một lượng lớn các chất ức chế sinh trưởng như
axit abxixic và các chất phenol, đồng thời giảm hàm lượng các chấ kích
thích sinh trưởng như auxin, giberelin, xitokinin từ đó hệ thống các
enzim thủy phân cần cho sự nảy mầm bị ức chế.
- Các hạt có vỏ cứng hoặc nhiều hạt giống có vỏ dày khi mới thu hoặc
có đặc điểm khơng thấm nước, khí nên phơi khơng nảy mầm được
- Phơi hạt chưa chín xong về mặt sinh lí nên chưa thể nảy mầm ngay.
- Có thể sử dụng biện pháp xử lí bằng các hoocmon kích thích sinh
trưởng để cân bằng lại lượng hoocmon trong hạt giúp hạt nảy mầm
nhanh.
d. - Chú thích cho sơ đồ:
1. Biểu bì trên
7. Bó dẫn nhỏ
2. Biểu bì dưới
8. Gỗ
3. Lỗ khí
9. Li be
4. Tế bào vận động
10. Mơ cứng
5. Thịt lá
11. Khoang khuyết
6. Tế bào thâu góp
- Đây là sơ đồ lát cắt ngang của lá cây 1 lá mầm vì :
+ Thịt lá có cấu tạo đồng nhất, khơng phân hóa thành mơ dậu và mơ
xốp.
+ Khí khổng có cả ở mặt trên và mặt dưới lá.
+ Các bó dẫn xếp thành 1 hàng trong phiến lá tương ứng với các gân lá
song song hay hình cung.
+ Mơ cứng rất phát triển.
a. Vai trò của intron trong cấu trúc gen phân mảnh:
- Một số intron chứa các trình tự tham gia điều hoạt động của gen. Sự
hiện diện của intron làm hạn chế được tác động có hại của đột biến vì
nếu đột biến thường là nguyên khung xảy ra trong các vùng intron thì
khơng ảnh hưởng đến thơng tin di truyền.
- Nhờ intron mà một gen có thể mã hố cho nhiều hơn một loại chuỗi
polipeptit thơng qua cơ chế cắt bỏ intron và nối exon trong q trình tạo
mARN trưởng thành, nhờ đó tiết kiệm thơng tin di truyền.
- Các intron trong gen có thể thúc đẩy nhanh sự tiến hố của các prơtêin
nhờ q trình xáo trộn exon. Các intron làm tăng xác suất trao đổi chéo
giữa các exon thuộc các gen alen với nhau, nhờ đó có thể xuất hiện các
tổ hợp có lợi.
b. - Chức năng của ADN pol III: xúc tác các phản ứng tổng hợp
nucleotit theo chiều từ 5’-3’ (gắn nucleotit mới vào đầu 3’) và có khả
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
5
năng sửa sai theo chiều từ 3’-5’.
- Chức năng của ADN pol I: cắt bỏ đoạn mồi và xúc tác phản ứng tổng
hợp đoạn nucleotit thay thế đoạn mồi cũng theo chiều 3’-5’. Ngồi ra
cịn có khả năng sửa sai theo chiều 3’-5’.
- Phân tử ADN trong tế bào xôma có cấu trúc mạch thẳng, nên trong sao
chép những đoạn mồi ở đầu mạch dẫn (mạch nhanh) và mạch chậm (ở
các đầu mút NST) sau khi được loại bỏ, enzim khơng tổng hợp được
đoạn ADN thay thế do khơng có vị trí 3’OH của nucleotit phía trước.
Do đó, đầu mút của phân tử ADN bị ngắn đi sau mỗi chu kì nguyên
phân.
- Đối với sinh vật nhân sơ, phân tử ADN tồn tại ở dạng mạch vịng nên
khơng xảy ra hiện tượng ngắn ADN sau mỗi lần phân bào vì phía đối
diện sẽ cung cấp đầu 3’OH để tổng hợp các đoạn mồi ở nơi giao nhau.
a. Trong quá trình giảm phân bình thường, các cặp NST phân li đồng
đều về các giao tử. Do vây ở cặp số 1 có 1 NST bị đột biến thì khi giảm
phân sẽ cho
1
giao tử bình thường.
2
1
Ở cặp số 3 có 1 NST bị đột biến thì khi giảm phân sẽ cho giao tử bình
2
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
thường.
Ở cặp số 4 có 1 NST bị đột biến thì khi giảm phân sẽ cho
1
giao tử bình
2
thường.
Các cặp NST khác không bị đột biến nên đều cho giao tử bình thường.
Vậy giao tử khơng bị đột biến về tất cả các cặp NST có tỷ lệ =
0,25
1 1 1
. . =
2 2 2
1
.
8
0,5
b. Thể đột biến tam nhiễm kép có bộ NST (2n+1+1) được xảy ra ở 2
cặp trong số n cặp NST của loài. Nên số loại thể đột biến tam nhiễm
kép là tổ hợp chập 2 của n phần tử (C 2n ). C 2n =
24 thì số thể tam nhiễm kép : C 122 =
6
7
n(n 1)
. Lồi này có 2n =
2
12.11
66 kiểu.
2
c. Thể một nhiễm kép có bộ NST 2n -1-1 = 22. Ở kì sau của nguyên
phân, mỗi NST kép sẽ tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn nên tế
bào có số NST gấp đôi lúc chưa phân bào(44NST).
a. - Cả 3 cơ quan trên đều có vai trị nhất định trong tiêu hóa. Tuy nhiên,
cắt bỏ tuyến tụy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới q trình tiêu
hóa vì:
+ Tụy tiết nhiều enzym quan trọng để tiêu hóa thức ăn.
+ Dạ dày chỉ tiết pepsinogen và HCl biến đổi một phần protein.
+ Nếu cắt túi mật thì mật từ gan có thể chuyển thẳng theo ống dẫn đến
tá tràng, ít ảnh hưởng đến tiêu hóa hơn.
b. - Ở cá sự lưu thơng khí nhờ sự nâng hạ thềm miệng kết hợp với sự
đóng mở của xương nắp mang.
- Ở tơm sự lưu thơng khí là nhờ hoạt động của các tấm quạt nước.
a. Sai.
- Giải thích: Khi nút xoang nhĩ khởi phát, tâm nhĩ co làm huyết áp trong
tâm nhĩ tăng, máu được tống xuống tâm thất thêm phần máu từ xoang
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
8
9
tĩnh mạch đổ về.
b. Sai.
- Giải thích: Lượng máu tống ra khỏi tâm thất khi tâm thất co chỉ
khoảng 70ml, máu cịn giữ lại khoảng 60ml gọi là thể tích cuối tâm thu.
Nguyên nhân là do sức cản của van thất động, thời gian co và lực co tim
chưa đủ. Ngồi ra, lượng máu tống vào động mạch cịn tuỳ thuộc nhu
cầu cơ thể và tình trạng bệnh lí của tim.
c. Đúng.
- Giải thích: Khi cơ thể bị lạnh đột ngột sẽ làm co các mạch ngoại vi,
máu rút vào bên trong làm tăng lượng máu của các mạch bên trong gây
tăng huyết áp.
d. Sai.
- Giải thích: Cơ tim có thời gian trơ tuyệt đối kéo dài tới 0,25s so với cơ
xương có thời gian trơ tuyệt đối kéo dài 0,002s khiến cơ tim không bao
giờ bị co cứng như ở cơ xương.
a. - Na+ bên ngồi cao hơnàkhi kích thích mở các cổng Na+ànhiều
kênh Na+ mở hơnàbiên độ điện thế hoạt động lớn hơn.
- Na+ vào ítà biên độ điện thế hoạt động nhỏ hơn.
- ĐTHĐ khơng hình thành do nồng độ Na+ 2 bên màng như nhau.
- ĐTN giảm phân cựcàĐTHĐ giảm biên độ.
b. - Hạch thần kinh nằm giữa trung ương thần kinh và cơ quan.
- Hạch thần kinh chia sợi thần kinh thành sợi trước hạch và sợi sau
hạch.
- Sợi trước hạch có bao mielin cịn sợi sau hạch khơng có.
- Hạch giao cảm nằm gần trung ương thần kinh còn hạch đối giao cảm
nằm gần cơ quan do vậy tốc độ truyền xung TK ở sợi đối giao cảm
nhanh hơn (hạch nằm càng gần cơ quan thì tốc độ truyền xung TK càng
nhanh và ngược lại).
a. - Điểm giống nhau:
+ Màng tế bào gấp nếp làm tăng diện tích tiếp xúc với mơi trường
ngồi. Sự gấp nếp ở tế bào lông ruột là do màng nhơ ra, hình thành các
lơng cực nhỏ, cịn sự gấp nếp ở tế bào ống thận là do màng tế bào lõm
vào.
+ Trên màng tế bào đều có nhiều protein vận chuyển, các bơm ion, các
permeraza thực hiện quá trình vận chuyển các chất.
+ Trong tế bào chứa nhiều ti thể.
- Nguyên nhân: Tế bào lông ruột và biểu mô ống thận mặc dù hoạt động
ở hai cơ quan khác nhau nhưng đều thích nghi với chức năng tăng hấp
thu các chất. Tế bào lông ruột hấp thu chất dinh dưỡng trong ống tiêu
hóa, tế bào biểu mơ ống thận tái hấp thu các chất trong nước tiểu. Do
đó, màng tế bào gấp nếp làm tăng diện tích hấp thu, trên màng chứa
nhiều protein vận chuyển, đặc biệt là các protein vận chuyển tích cực.
Đồng thời, q trình vận chuyển các chất đòi hỏi nhiều năng
lượng ATP nên số lượng ti thể trong tế bào rất nhiều nhằm đáp ứng nhu
cầu năng lượng cho tế bào.
b. Khi bị bệnh đái tháo đường glucơzơ vào tế bào ít. Do nguồn cơ chất
cung cấp năng lượng chủ yếu là glucôzơ không đáp ứng đủ, nên các tế
bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipit.
Tăng phân giải lipit tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
10
a. - Coocticoit là một dạng hoocmôn tuyến vỏ thận, có tác dụng huy
động hàng loạt các phản ứng đề kháng của cơ thể trong đó có tác dụng
kháng viêm nên được ứng dụng điều chế thuốc chống dị ứng, kháng
viêm.
- Sử dụng thuốc có thành phần coocticoit kéo dài làm cho nồng độ chất
này trong máu cao, tạo ức chế liên hệ ngược, gây giảm tiết chất này tại
vỏ thận, mất dần cơ chế tự miễn dịch, đồng thời làm cơ thể mệt mỏi kéo
dài.
b. Hoocmôn Ơstrôgen sau khi được tiết vào máu lại có tác dụng lên cơ
quan đích chậm hơn nhiều so với hooc mơn insulin:
- Vì kiểu tác dụng của insulin theo cơ chế chất truyền tin thứ 2, theo cơ
chế này lượng hooc môn insulin được tiết ra trong máu với nồng độ
thấp nhưng khi nó kết hợp với các thụ thể trên màng tế bào (cơ, gan)
làm hoạt hoá kênh Ađênylxyclaza xúc tác biến đổi ATP thành AMPc
(vòng) và AMPc hoạt động như một prơtêinkinaz kích hoạt được
prơtêin (enzim) trong tế bào. Nhờ hiện tượng này mà tín hiệu thứ nhất
(insulin) được khuếch đại nhiều lần.
- Kiểu tác động của Ơstrôgen theo kiểu hoạt hố gen, hooc mơn
Ơstrơgen vận chuyển qua tế bào chất kết hợp với thụ quan (một
prôtêin) và điều chỉnh một phản ứng trong tế bào (điều chỉnh theo kiểu
mơ hình Ôperôn). Do hooc môn phải xâm nhập vào trong tế bào do đó
phản ứng mà hooc mơn điều chỉnh diễn ra chậm hơn.
0,5
0,5
0,5
0,5