Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Sinh 11 namđinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.2 KB, 9 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHỐI: 11

LÊ HỒNG PHONG – NAM ĐỊNH

(Thời gian làm bài 180’)

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Trao đổi nước và dinh dưỡng khống
Câu 1.
a. Các iơn khống trong đất được tế bào lông hút của rễ cây hấp thụ bằng những cơ chế nào?
b. Tại sao dư lượng nitrat trong mô thực vật là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ sạch
hóa học của nơng phẩm?
Quang hợp và hơ hấp
Câu 2.
a. Tại sao có thể nói q trình chung của quang hợp là phản ứng oxi hóa khử?
b. Trong quang hợp (ở thực vật C3):
1. Em hãy cho biết pha sáng diễn ra như thế nào và vai trị của nó ?
2. Vị trí cấu tạo trong lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp nhất ?
3. Quan sát đồ thị và cho biết : Hai chất 1 và 2 có tên là gì ? Giải thích ?
Nồng độ các chất

Chiếu sáng

Che tối


1

Thời gian
2

Sinh trưởng, phát triển ở thực vật + phương án thực hành
Câu 3. Trình bày thí nghiệm chứng minh tác dụng sinh lý ýu thế ðỉnh sinh trýởng của auxin và tác dụng
ngýợc lại của xitokinin trên hạt ðậu ðang nảy mầm ?
Cơ chế di truyền biến dị:
Câu 4.
a. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào không làm thay đổi lượng vật chất di truyền nhưng lại làm
thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể?


b. Giải thích: Tại sao cơ thể dị hợp tử mang đoạn đảo, khi giảm phân nếu trao đổi chéo xảy ra trong vùng
đoạn đảo sẽ tạo ra một nửa số loại giao tử là khơng bình thường?
c. Khi đột biến xảy ra ở vùng khởi động ; vùng vận hành ; vùng gen cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn
E. coli sẽ có ảnh hưởng thế nào tới sự biểu hiện của gen? Giải thích.
Câu 5. So sánh phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
Tiêu hóa – Hơ hấp ở động vật
Câu 6.
a. Vì sao những người bị bệnh về gan thường có biểu hiện bị vàng da, vàng niêm mạc mắt và máu khó
đơng?
b. Sau một bữa ăn giàu tinh bột của cơ thể, thành phần máu trước khi qua gan (tại tĩnh mạch cửa gan) có
gì khác với sau khi qua gan (tại tĩnh mạch gan)? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Tuần hồn
Câu 7. Tại sao có thể nói: Động vật lên cạn xuất hiện phổi và vòng tuần hoàn thứ hai?
Cảm ứng ở động vật
Câu 8. Cảm ứng ở động vật (2,0đ)
a. Giả sử có một đột biến ở kênh K của tế bào thần kinh dẫn đến chúng mở cùng lúc với kênh Na. Điều gì

xảy ra với nơron nếu có kích thích ? Giải thích ?
b. Độc tố cá nóc là một loại độc tố thần kinh cực mạnh gây liệt cơ sau vài phút ăn cá bị nhiễm độc tố.
Hãy giải thích cơ chế gây liệt cơ của độc tố cá nóc.
c. Tại sao cùng một chất trung gian hóa học nhưng lại gây đáp ứng khác nhau ở màng sau xinap ? (ví dụ
cùng là Axetylcholin nhưng lại ức chế màng sau xinap ở cơ tim nhưng kích thích màng sau xinap ở tế bào
thành dạ dày)
Bài tiết – cân bằng nội môi
Câu 9. Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0đ)
a. Một thanh niên phải nhập viện vì uống thuốc lợi tiểu quá nhiều, nếu là một bác sĩ thì cho chọn : truyền
máu, truyền huyết tương, truyền dung dịch sinh lý đẳng trương, cho uống dung dịch giống giao cảm thì
bạn sẽ chọn phương pháp nào để chữa cho bệnh nhân ? Tại sao ?
b. Giải thích hiện tượng nhân nồng độ ngược dịng? Nêu ý nghĩa của hiện tượng đó?
Trong điều kiện nào thì động vật thải nito dưới dạng NH3? Cơn trùng có cơ chế nào để giữ nước hiệu quả
cho cơ thể?
Sinh sản – Sinh trưởng, phát triển
Câu 10
a. V× sao nồng độ prôgesterôn trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Sự tăng và giảm nồng
độ prôgesterôn có tác dụng nh thế nào tới niêm m¹c tư cung?
b Một nữ thanh niên bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ hoocmôn tuyến yên
trong máu biến động như thế nào? Chu kì kinh nguyệt và xương bị ảnh hưởng ra sao? Giải thích.
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI

HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN SINH HỌC


TRƯỜNG THPT CHUYÊN

KHỐI: 11

LÊ HỒNG PHONG – NAM ĐỊNH


Trao đổi nước và dinh dưỡng khống
Câu 1.
a. Các iơn khống trong đất được tế bào lông hút của rễ cây hấp thụ bằng những cơ chế nào?
b. Tại sao dư lượng nitrat trong mô thực vật là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ sạch
hóa học của nông phẩm?
Đáp án
a. * Cơ chế thụ động:
+ Các ion khoáng khuyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
+ Các ion khống hồ tan trong nước và vào rễ theo dịng nước.
+ Các ion khống hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc
giữa rễ và dung dịch đất.
* Cơ chế chủ động: Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động này.
+ vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao, thậm chí rất cao (hàng chục, hàng
trăm lần) ở rễ.
+ cần thiết phải có năng lượng ATP
+ kênh Protein
b. Lượng nitrat tích lũy vượt quá giới hạn cho phép đối với từng loại nông phẩm sẽ gây độc hại cho sức
khỏe con người. Nitrat chuyển hóa thành nitrit, đó là một chất có khả năng gây bệnh ung thư cho người.
Quang hợp và hơ hấp
Câu 2.
a. Tại sao có thể nói q trình chung của quang hợp là phản ứng oxi hóa khử?
b. Trong quang hợp (ở thực vật C3):
1. Em hãy cho biết pha sáng diễn ra như thế nào và vai trị của nó ?
2. Vị trí cấu tạo trong lục lạp mà tại đó có giá trị pH thấp nhất ?
3. Quan sát đồ thị và cho biết : Hai chất 1 và 2 có tên là gì ? Giải thích ?


Nồng độ các chất


Chiếu sáng

Che tối

1

Thời gian

2

Đáp án
a. Quá trình chung của quang hợp là phản ứng oxy hóa khử vì:
* Phản ứng oxy hóa: Mất điện tử, loại H, giải phóng năng lượng. Diệp lục mất điện tử thực hiện quang
phân ly nước sẽ mất electron, loại H và giải phóng ATP.
* Phản ứng khử: Nhận electron, thêm H, tích lũy năng lượng. NADP nhận electron, thêm H thành
NADPH. Khử CO2 thành glucozơ, tích lũy năng lượng.
b.
1.
- Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành
năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. Tilacôit là nơi diễn ra pha sáng. Điều kiện
của pha sáng là cần có ánh sáng chiếu vào diệp lục.
Trong pha sáng diễn ra quá trình:
+ Quang phân li nước (phân tử nước bị phân li dưới tác động của năng lượng ánh sáng). Quang phân li
nước diễn ra trong xoang của tilacôit theo sơ đồ phản ứng như sau :
ánh sáng
2 H2O

4H+ + 4e- + O2

+ Tổng hợp ATP và NADPH theo q trình photphoril hóa vịng (PSI) và khơng vịng (PSII)

* Như vậy sản phẩm của pha sáng gồm có: ATP, NADPH và O2 trong đó O2 là dưỡng chất cần cho sự hô
hấp của các sinh vật trên trái đất. ATP, NADPH được chuyển sang pha tối.
2. Nơi có độ pH thấp nhất: Trong xoang tilacoit.
3. + 1- APG ; 2. Ri 1,5 DP.
+ Giải thích:
- Pha sáng không tạo ra APG, pha tối tạo ra APG và khi che tối sản phẩm của pha sáng không đủ cho pha
tối hoạt động nên APG không chuyển thành AlPG=> APG tăng
- Trong suốt pha sáng chu trình Calvin đó đảm bảo cho hàm lượng Ri 1,5 DP khơng đổi.
- Trong điều kiện che tối Ri 1,5 DP bị phân huỷ. Mặt khác RiDP nhận CO2 thành APG nhưng không
được tái tổng hợp => hàm lượng bị giảm.
Sinh trưởng, phát triển ở thực vật + phương án thực hành


Câu 3. Trình bày thí nghiệm chứng minh tác dụng sinh lý ýu thế ðỉnh sinh trýởng của auxin và tác dụng
ngýợc lại của xitokinin trên hạt ðậu ðang nảy mầm ?
1.Nguyên tắc: Dựa vào tỉ lệ auxin/ xitokinin trong cây: Tỉ lệ càng cao ýu thế ngọn càng mạnh, tỉ lệ càng
thấp sự phân cành càng ýu thế.
2.Nội dung: 3 thí nghiệm
-

Thí nghiệm 1: Hạt ðậu nảy mầm sinh trýởng bình thýờng.

-

TN 2: Cắt chồi ngọn của hạt ðậu nảy mầm.

-

TN3: Giữ chồi ngọn nguyên vẹn, bổ sung xitokinin vào lá mầm.


3.Kết quả:
-

TN 1: ýu thế ngọn, chồi ngọn sinh trýởng, chồi bên không sinh trýởng.

-

TN2: Chồi bên sinh trýởng.

-

TN 3: Chồi ngọn sinh trýởng kém, chồi bên sinh trýởng mạnh, ýu thế ngọn yếu.

4.Giải thích:
-

TN 1: Có hàm lýợng auxin cao -> kìm hãm sự sinh trýởng của chồi bên-> ýu thế ðỉnh.

-

TN2: Chồi ngọn bị cắt, auxinỉõ ðỉnh sinh trýởng khơng cịn -> mất khả nãng kìm hãm -> sinh
trýởng chồi bên.

-

TN3: Xi ngoại sinh bổ sung -> giảm tỉ lệ A/X-> chồi bên sinh trýởng mạnh, chồi ngọn sinh trýởng
yếu ði.

5.Kết luận:
-


Au làm tãng ýu thế ðỉnh sinh trýởng.

Xi làm giảm ýu thế ðỉnh sinh trýởng.
Cơ chế di truyền biến dị:
Câu 4.
a. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào không làm thay đổi lượng vật chất di truyền nhưng lại
làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể?
b. Giải thích: Tại sao cơ thể dị hợp tử mang đoạn đảo, khi giảm phân nếu trao đổi chéo xảy ra
trong vùng đoạn đảo sẽ tạo ra một nửa số loại giao tử là khơng bình thường?
c. Khi đột biến xảy ra ở vùng khởi động ; vùng vận hành ; vùng gen cấu trúc của operon Lac ở vi
khuẩn E. coli sẽ có ảnh hưởng thế nào tới sự biểu hiện của gen? Giải thích.
Đáp án
a. Dạng đột biến cấu trúc NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một NST là: đảo đoạn và
chuyển đoạn trên 1 NST
b. Sử dụng hình vẽ để giải thích:
+ Cơ thể này sẽ tạo ra 4 loại giao tử , trong đó 1 loại giao tử mang NST có cấu trúc kiểu dại, 1 loại giao
tử có NST bị đảo đoạn (có trong tế bào của cơ thể trước khi giảm phân) – đây là các giao tử bình thường.


+ 2 loại giao tử mang NST có cấu trúc hoàn toàn bị thay đổi– đây là các giao tử bất thường (thường
khơng có khả năng sống.
c.
ĐB xảy ra ở vùng khởi động: có thể làm mất khả năng liên kết với ARN polimeraza  q trình phiên
mã khơng xảy ra  không dịch mã  gen không được biểu hiện
- ĐB xảy ra ở vùng vận hành:
+ có thể làm mất khả năng liên kết với protein ức chế  quá trình phiên mã xảy ra liên tục  dịch mã
liên tục  gen ln được biểu hiện.
+ có thể luôn liên kết chặt với protein ức chế  q trình phiên mã khơng thể xảy ra  khơng dịch mã
 gen khơng được biểu hiện.

+ có thể tăng liên kết với protein ức chế  giảm phiên mã  giảm dịch mã  giảm biểu hiện gen.
+ có thể giảm liên kết với protein ức chế  tăng phiên mã  tăng dịch mã  tăng biểu hiện gen.
- ĐB xảy ra ở vùng gen cấu trúc:
+ có thể thay đổi cấu trúc, tính chất của chuỗi polipeptit  gen được biểu hiện nhưng sản phẩm khác với
khi chưa đột biến.
Câu 5. So sánh phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực
Đáp án
Tiêu chí

Sinh vật nhân sơ

Sinh vật nhân thực

Đơn vị

Operon

Từng gen

Cắt nối intron, exon

Khơng



mARN trưởng thành

Khơng




Dịch mã

Đồng thời

Khơng đồng thời

Số loại enzim

1 loại

3 loại

Vị trí

Trong tế bào chất

Trong nhân

Q trình hồn thiện ARN

Khơng

Có, gắn mũ M7G và đi
poliA

Tiêu hóa – Hơ hấp ở động vật
Câu 6.
a. Vì sao những người bị bệnh về gan thường có biểu hiện bị vàng da, vàng niêm mạc mắt và máu khó
đơng?

b. Sau một bữa ăn giàu tinh bột của cơ thể, thành phần máu trước khi qua gan (tại tĩnh mạch cửa gan) có
gì khác với sau khi qua gan (tại tĩnh mạch gan)? Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Đáp án
a. Gan là một cơ quan đa chức năng, trong đó có chức năng :


- Tách bilirubin (một hợp chất màu vàng hình thành trong quá trình phân hủy hemoglobin của hồng cầu)
trong máu để tổng hợp sắc tố mật.
- Tổng hợp nhiều loại protein huyết tương, trong đó có những loại trực tiếp tham gia q trình đơng máu
(fibrinogen …).
Vì vậy khi gan bị bệnh, các chức năng trên bị ảnh hưởng. Bilirubin trong máu không được gan sử dụng
 nồng độ trong máu tăng cao gây hiện tượng vàng da, vàng niêm mạc mắt. Gan bị bệnh cịn có thể
khơng tổng hợp được các yếu tố gây đông máu  gây hiện tượng máu khó đơng.
b. -Tĩnh mạch cửa gan chủ yếu nhận máu từ ruột về nên trong thành phần giàu các chất vừa được hấp thụ
từ ruột (các chất dinh dưỡng: a.a, các monosaccarit…, các sản phẩm trao đổi chất khác, thậm chí cả chất
độc). Một bữa ăn giàu tinh bột sẽ làm tăng nồng độ glucoz trong tĩnh mạch cửa gan.
- Khi qua gan, các chất cần thiết được điều chỉnh để có nồng độ thích hợp: nều thừa, gan sẽ tích lũy lại
hoặc phân hủy. Nếu thiếu, gan sẽ tổng hợp hoặc tham gia chuyển đổi từ chất khác sang. Chất độc sẽ được
khử độc…
- Khi qua gan, lượng glucoz dư thừa sẽ được tích lũy lại ở dạng glycogen, do đó làm cho nồng độ glucoz
tại tĩnh mạch gan thấp hơn tại tĩnh mạch cửa gan. Mặt khác, một số chất cần thiết cho cơ thể được tổng
hợp tại gan đã được sử dụng  gan cần tổng hợp bổ sung để chuyển đi theo đường máu  tại tĩnh mạch
gan các chất này sẽ có nồng độ cao hơn tại tĩnh mạch cửa gan.
Tuần hoàn
Câu 7. Tại sao có thể nói: Động vật lên cạn xuất hiện phổi và vịng tuần hồn thứ hai?
Đáp án
- Ở dưới nước:
+ Nhu cầu ôxi thấp hơn trên cạn, hoạt động sống đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của dịng nước nên tiêu tốn
ít năng lượng hơn, vì vậy chỉ cần lực co bóp của tim đã đủ để vận chuyển máu trong toàn bộ hệ mạch.
+ Tổng tiết diện của mao mạch nhỏ nên khi tim đẩy máu qua mao mạch vẫn còn đủ lực để đẩy máu qua

hết chiều dài của hệ mạch.
- Ở trên cạn:
+ Nhu cầu ôxi cao hơn, hoạt động sống phức tạp hơn nên đòi hỏi tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Do vậy,
cần bề mặt trao đổi khí lớn nên xuất hiện phế nang, phế quản, ống khí và phổi với hệ mao mạch lớn.
+ Tim đẩy máu qua mạng lưới mao mạch dày đặc ở phổi cần tiêu hao lượng lớn năng lượng, vì vậy
khơng đủ lực để đưa máu đến các cơ quan khác cũng như trở về tim. Sự xuất hiện vịng tuần hồn thứ hai
đã giải quyết được vấn đề này.
Cảm ứng ở động vật
Câu 8. Cảm ứng ở động vật (2,0đ)
a. (0,5đ) Giả sử có một đột biến ở kênh K của tế bào thần kinh dẫn đến chúng mở cùng lúc với kênh Na.
Điều gì xảy ra với nơron nếu có kích thích ? Giải thích ?
b. (0,75đ) Độc tố cá nóc là một loại độc tố thần kinh cực mạnh gây liệt cơ sau vài phút ăn cá bị nhiễm
độc tố. Hãy giải thích cơ chế gây liệt cơ của độc tố cá nóc.


c. (0,75đ) Tại sao cùng một chất trung gian hóa học nhưng lại gây đáp ứng khác nhau ở màng sau xinap ?
(ví dụ cùng là Axetylcholin nhưng lại ức chế màng sau xinap ở cơ tim nhưng kích thích màng sau xinap ở
tế bào thành dạ dày)
Đáp án :
a. Điện thế hoạt động sẽ giảm đi, thay vì đạt đến +40, nó chỉ có thể đạt đến 0, bởi vì K đi ra trong khi Na
đi vào làm mất tác dụng khử cực của nó.
b. Độc tố cá nóc là chất độc thần kinh rất đặc hiệu, bao vây đặc hiệu cổng tích điện của các kênh
Natri nằm trên bề mặt của màng tế bào thần kinh. Phân tử này liên kết với kênh Natri. Sự liên kết
của độc tố cá nóc với kênh Natri rất nhạy, hơn nữa thời gian chiếm giữ k ê n h lâu hơn. Với lượng lớn
các phân tử độc tố này đã không cho natri có cơ hội xâm nhập vào kênh, sự di chuyển natri bị bao vây
với hiệu lực cao và điện thế hoạt động dọc theo màng thần kinh bị dừng lại.
c.
Sự truyền tin qua xinap gây đáp ứng ở màng sau chỉ xuất hiện khi có 2 điều kiện :
- Đủ chất trung gian hóa học và có sự liên kết giữa chất trung gian hóa học với thụ thể.
- Cùng một chất trung gian hóa học nhưng lại gây đáp ứng khác nhau có thể do :

+ Thụ thể ở màng sau xinap của các cơ quan khác nhau là khác nhau.
+ Thụ thể giống nhau nhưng hoạt động hoặc thành phần của các chất truyền tin trung gian là khác nhau.
Bài tiết – cân bằng nội môi
Câu 9. Bài tiết, cân bằng nội môi (2,0đ)
a. (1,0đ) Một thanh niên phải nhập viện vì uống thuốc lợi tiểu quá nhiều, nếu là một bác sĩ thì cho chọn :
truyền máu, truyền huyết tương, truyền dung dịch sinh lý đẳng trương, cho uống dung dịch giống giao
cảm thì bạn sẽ chọn phương pháp nào để chữa cho bệnh nhân ? Tại sao ?
b. Giải thích hiện tượng nhân nồng độ ngược dịng? Nêu ý nghĩa của hiện tượng đó?
Trong điều kiện nào thì động vật thải nito dưới dạng NH3? Cơn trùng có cơ chế nào để giữ nước hiệu quả
cho cơ thể?
Đáp án
a. (1,0đ)
– Chọn truyền dung dịch sinh lý đẳng trương cho bệnh nhân.
- Vì : Do uống thuốc lợi tiểu quá nhiều làm tăng khối lượng nước tiểu, giảm khối lượng máu do mất
nước. Do vậy chỉ cần truyền dung dịch sinh lý đẳng trương để bù nước cho cơ thể đã mất.
- Nếu truyền máu cho cơ thể thì cơ thể vẫn thiếu nước, truyền máu chưa thể giải quyết ngay vấn đề mất
nước của cơ thể.
- Nếu truyền huyết tương thì chỉ bổ sung thêm nhiều chất (như protein huyết tương, ion) làm tăng áp suất
thẩm thấu máu. Vấn đề nước đảm bảo nhu cầu cơ thể không được giải quyết kịp thời. Người đó vẫn mệt,
yếu và có thể tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.
- Nếu cho uống thuốc có tác dụng giống giao cảm thì sẽ làm tim đập nhanh và mạnh lên làm tăng huyết
áp, làm tăng áp suất lọc ở cầu thận sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn.


b.
* Cơ chế nhân nồng độ ngược dòng xẩy ra chủ yếu ở quai Henle do sự vận chuyển nước và muối ở 2
nhánh xuống và lên của quai Henle:
- Nước ra ở nhánh xuống của quai Henle (theo cơ chế thụ động) làm nồng độ chất tan trong dung dịch lọc
ở trong ống thận tăng dần.
- Trong thành phần dày của nhánh lên của quai Henle, NaCl được bơm ra dịch gian bào (tuy ở đây nước

không được thấm ra) làm mất muối, dịch lọc loãng dần.
Kết quả gây ra nồng độ nước cực đại ở phần quai, phần lớn nằm trong phần tủy thận gây rút nước ở
phần ống góp làm nước tiểu được cơ đặc.
* – NH3 là chất rất độc, nồng độ thấp đã có thể gây rối loạn hoạt động của tế bào. Để tránh tác động có
hại của NH3 cơ thể phải thải NH3 dưới dạng dung dịch càng loãng càng tốt.
- Động vật sống trên cạn khơng có đủ nước để pha lỗng NH3 và thải nó cùng nước tiểu.
- Động vật sống trong mơi trường nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với mơi trường nước nên nước
có xu hướng đi vào cơ thể vì vậy chúng có thể thải nhiều nước tiểu lỗng chứa NH3.
* Cơn trùng có hệ bài tiết cấu tạo dạng ống Malpighi, có ống thận thơng với ống tiêu hóa, thải chất thải
nitơ dưới dạng axit uric cùng phân với lượng nước rất ít. ruột và trực tràng tái hấp thu hầu hết các chất
hòa tan trả về dịch xoang.
Sinh sản – Sinh trưởng, phát trin
Cõu 10
a. Vì sao nồng độ prôgesterôn trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Sự tăng và giảm nồng
độ prôgesterôn có tác dụng nh thế nào tới niêm mạc tử cung?
b Mt n thanh niờn bị bệnh phải cắt bỏ hai buồng trứng, hãy cho biết nồng độ hoocmôn tuyến yên
trong máu biến động như thế nào? Chu kì kinh nguyệt và xương bị ảnh hng ra sao? Gii thớch.
ỏp ỏn:
a. - Thể vàng hình thành và phát triển ở giữa chu kì kinh nguyệt tiết ra prôgesterôn và estrôgen làm cho
nồng độ prôgesterôn trong máu tăng lên. Thể vàng thoái hoá làm cho LH giảm từ đó gây giảm nồng độ
prôgesterôn trong máu.
- Nồng độ prôgesterôn tăng lên làm dày niêm mạc tử cung, chuẩn bị đón hợp tử làm tổ và đồng thời ức chế
tuyến yên tiết ra FSH, LH, nang trứng không chín và trứng không rụng; Nồng độ prôgesterôn giảm gây bong
niêm mạc tử cung xuất hiện kinh nguyệt và giảm ức chế lên tuyến yên, làm tuyến yên tiết ra FSH vµ LH.
b.- Nồng độ FSH và LH tăng lên vì tuyến n và vùng dưới đồi khơng bị ức chế ngược bởi estrogen và
progesteron.
- Chu kì kinh nguyệt khơng diễn ra vì chu kì kinh nguyệt xảy ra là do estrogen và progesteron
được buồng trứng tiết ra gây phát triển và bong lớp niêm mạc tử cung kèm máu theo chu kì.
- Xương xốp dễ gẫy (bệnh lỗng xương) nguyên nhân là do thiếu estrogen nên giảm lắng đọng canxi
vào xương.

Giáo viên ra đề: Lưu thị Yến
SĐT: 0914 834 378



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×