Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Luận án Tiến sĩ Phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

XAYSONGKHAM HATHABOUN

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH SAVANNAKHET
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI, NĂM 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

XAYSONGKHAM HATHABOUN

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH SAVANNAKHET
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI ĐỨC TUÂN


HÀ NỘI, NĂM 2023


i

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.

Nghiên cứu sinh

Xaysongkham Hathaboun


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ....................................................................11
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu của nước ngồi ...................................11
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững ... 11

1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển cơng nghiệp
theo hướng bền vững .............................................................................................. 11
1.2. Cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................12
1.2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển bền vững ........................ 12
1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển cơng nghiệp theo hướng
bền vững ............................................................................................................................... 15
1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu tại Lào.................................................17
1.3.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển ngành công nghiệp ...... 17
1.3.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển ngành cơng nghiệp theo
hướng bền vững................................................................................................................... 18
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG .....................................................................................22
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển ngành công nghiệp ................................................22
2.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp và phát triển công nghiệp................................. 22
2.1.2 Phát triển ngành công nghiệp ................................................................................. 25
2.2. Phát triển bền vững và phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững ..... 29
2.2.1 Phát triển bền vững................................................................................................... 29
2.2.2 Phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững ......................................... 32
2.3 Tiêu chí đánh giá phát triển ngành cơng nghiệp địa phương theo hướng bền
vững ............................................................................................................................35
2.3.1 Đánh giá tăng trưởng của ngành công nghiệp địa phương ............................... 36


iii
2.3.2 Đánh giá tác động lan tỏa của phát triển ngành công nghiệp theo hướng
bền vững .................................................................................................... 39
2.4 Nhân tố tác động đến phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững .40
2.4.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên ................................................................................ 40

2.4.2 Nhân tố về dân số và nguồn nhân lực ................................................................... 42
2.4.3 Nhân tố về kinh tế - xã hội ...................................................................................... 43
2.5 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở một số tỉnh của
Việt Nam và bài học rút ra cho tỉnh Savannakhet ................................................47
2.5.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở một số địa
phương của Việt Nam ........................................................................................................ 47
2.5.2. Bài học rút ra cho tỉnh Savannakhet .................................................................... 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................54
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH SAVANNAKHET THEO HƯỚNG BỀN VỮNG........................55
3.1. Khái quát chung về tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào ........................55
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 55
3.1.2 Nguồn nhân lực của tỉnh Savannakhet ................................................................. 57
3.2 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh
Savannakhet ..............................................................................................................57
3.2.1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp theo nhóm tiêu chí đánh giá về mặt
tăng trưởng của ngành công nghiệp ................................................................................ 57
3.2.2 Phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững và những tác động chuyển
dịch với các ngành khác của tỉnh ..................................................................................... 69
3.2.3 Tác động phát triển kinh tế ngành công nghiệp theo hướng bền vững đối với
xã hội ..................................................................................................................................... 71
3.2.4 Tác động của phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững đối với mơi
trường .................................................................................................................................... 77
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền
vững của tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào .................................................78
3.3.1. Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh SVK
theo hướng bền vững .......................................................................................................... 78
3.3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng phát triển công nghiệp bền vững tại tỉnh
Savannakhet ......................................................................................................................... 87
3.4 Đánh giá chung ....................................................................................................95

3.4.1 Thành tựu đạt được .................................................................................................. 95
3.4.2 Hạn chế ....................................................................................................................... 96


iv
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................................... 98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................100
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH SAVANNAKHET THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG ....................................................................................................... 101
4.1 Căn cứ xây dựng giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của
tỉnh Savannakhet đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 ........................................101
4.1.1. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển
ngành công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Savannakhet ............................ 101
4.1.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Savannakhet theo hướng bền
vững ..................................................................................................................................... 111
4.1.3. Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp tỉnh Savannakhet theo hướng
bền vững .................................................................................................. 112
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp tỉnh SVK phát triển theo hướng
bền vững ...................................................................................................................115
4.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực nhận thức và thực hiện phát triển ngành
công nghiệp theo hướng bền vững của các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh
Savannakhet ....................................................................................................................... 115
4.2.2 Giải pháp tăng cường sử dụng các cơng cụ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường .................................................................................................................................. 121
4.2.3 Giải pháp hồn thiện quy hoạch cơng nghiệp phù hợp với u cầu PTBV cơng
nghiệp .................................................................................................................................. 124
4.2.4 Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi để công nghiệp
tăng trưởng bền vững ....................................................................................................... 128
4.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước theo yêu

cầu PTBV công nghiệp ở Savannakhet ........................................................................ 130
4.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý ............................................................131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................137
KẾT LUẬN ................................................................................................................138
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................140
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................141
PHỤ LỤC ...................................................................................................................149


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

AIPA

Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đơng Nam Á

BTS


Trạm thu phát sóng di động

CN

Cơng nghiệp

CNH-HDH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

EU

Liên minh Châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

GCF

Quỹ mơi trường xanh

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GMS

Tiểu vùng sơng Mê-Kong mở rộng


GO

Giá trị sản xuất

GTSX

Giá trị sản xuất

GTSXCN

Giá trị sản xuất cơng nghiệp

HACCP

Phân tích mối nguy và điểm kiểm sốt tới hạn

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn hố quốc tế

KCN

Khu cơng nghiệp

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PTBV


Phát triển bền vững

SVK

Savannakhet

TNMT

Tài nguyên mơi trương

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

VA

Giá trị gia tăng

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê dân số của Savannakhet từ năm 2011-2020 .................................57
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Savannakhet qua các năm .......................58
Bảng 3.3: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp của ngành cơng nghiệp trong tăng trưởng của
tỉnh Savannakhet............................................................................................................59
Bảng 3.4: GTSXCN theo thành phần kinh tế và tỷ lệ giữa GTGT công nghiệp với GTSX
công nghiệp ở Savannakhet ...........................................................................................60
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Savannakhet phân theo ngành .................62
Bảng 3.6: Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Savannakhet phân theo tiểu ngành ......63
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Savannakhet phân theo khu vực kinh tế ..... 65
Bảng 3.8: Tốc độ tăng trưởng của GTSXCN khu vực tư nhân ở Savannakhet ............66
Bảng 3.9: Tỷ trọng đóng góp của các ngành cơng nghiệp phân theo khu vực vào
GTGTCN toàn tỉnh ........................................................................................................66
Bảng 3.10: Số lượng các cơ sở cơng nghiệp Savannakhet phân theo loại hình ............68
Bảng 3.11: Doanh nghiệp công nghiệp tại khu công nghiệp Savan-Seno từ năm 2010-2020....... 69
Bảng 3.12: Cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Savannakhet .........................................69
Bảng 3.13: Cơ cấu lao động của tỉnh SVK năm 2016-2020 ........................................70
Bảng 3.14: Cơ cấu lao động toàn tỉnh theo các ngành kinh tế ......................................71
Bảng 3.15: Lao động công nghiệp ở Savannakhet từ năm 2015 - 2020 .......................73
Bảng 3.16: Mức thu nhập bình qn lao động ngành cơng nghiệp của Savannakhet từ
năm 2015-2020 ..............................................................................................................74
Bảng 3.17: Thu nhập tối thiểu của lao động tại CHDCND Lào từ 2011-2020 .............74
Bảng 3.18: Kết quả kiểm tra và xử lý sai phạm về môi trường của tỉnh Savannakhet 77
Bảng 3.19: Kết quả thống kê mô tả các nhân tố ............................................................79
Bảng 3.20: Kiểm định KMO và Bartlett’s.....................................................................80
Bảng 3.21: Kiểm định phương sai trích của các yếu tố .................................................80
Bảng 3.22: Ma trận xoay các nhân tố ............................................................................81
Bảng 3.23: Kiểm định KMO và Bartlett’s.....................................................................82
Bảng 3.24. Kiểm định phương sai trích các yếu tố .......................................................82
Bảng 3.25: Ma trận xoay nhân tố ..................................................................................83

Bảng 3.26: Kết quả mức độ giải thích của mơ hình ......................................................83
Bảng 3.27: Kết quả kiểm định ANOVAa ......................................................................83
Bảng 3.28: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu ..........................................................84


vii
Bảng 3.29: Mức độ ưu tiên trong việc phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại
tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào .........................................................................86
Bảng 3.30: Mức độ ưu tiên đối với giải pháp về mặt cơ chế chính sách để tăng cường
tính hiệu quả của phát triển công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Sanvannakhet,
nước CHDCND Lào ......................................................................................................87
Bảng 3.31: Nguồn vốn đầu tư của tỉnh Savannakhet ....................................................91
Bảng 4.1: Mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Savannakhet ............................113
Bảng 4.2: Mục tiêu tốc độ tăng trưởng GTSXCN tỉnh Savannakhet ..........................113
Bảng 4.3 : Mục tiêu cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Savannakhet ................................113
Bảng 4.4: Mục tiêu thu hút lao động công nghiệp phân theo ngành công nghiệp tỉnh
Savannakhet .................................................................................................................115


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................5
Hình 2: Mơ hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng ...........................................................8
Hình 2.1: Mơ hình phát triển bền vững kiểu ba vịng trịn ............................................30
Hình 2.2: Mơ hình phát triển bền vững kiểu tam giác...................................................30
Hình 2.3: Mơ hình phát triển bền vững kiểu quả trứng .................................................31
Hình 3.1: Vị trí của tỉnh Savannnakhet trên bản đồ quốc gia Lào ................................55
Hình 3.2: Đánh giá mức độ quan trọng của việc phát triển công nghiệp theo hướng bền
vững đối với sự phát triển kinh kinh tế - xã hội của tỉnh Savannakhet, nước CHDCND

Lào .................................................................................................................................85
Hình 3.3: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hoặc hoạt động tới sự phát triển công nghiệp
theo hướng bền vững trong tương lai tại tỉnh Savannakhet - CHDCND Lào ...................86


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các quốc gia, là yêu cầu
tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế ở bất cứ nơi nào vì sự phát triển chung của toàn
thế giới. Mục tiêu phát triển bền vững đã được thể hiện cụ thể tại các cuộc họp quy mơ
tồn thế giới, tại chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia. Cụ thể, tại kỳ họp thứ
71 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức tại New York, Hoa Kỳ, tháng 9/2016, đại
diện cho Chính phủ nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, Thủ tướng
Thongloun Sisoulith đã khẳng định lập trường của Chính phủ Lào về mục tiêu phát triển
quốc gia là theo hướng bền vững. Đồng thời Thủ tướng cũng nhấn mạnh đây không chỉ
là mục tiêu quan trọng nhất mà nó cịn thể hiện nghĩa vụ quốc tế của quốc gia này, góp
phần xây dựng thế giới xanh.
Chính phủ nước CHDCND Lào đã cụ thể hóa việc phát triển kinh tế theo hướng
bền vững thông qua các chỉ tiêu, định hướng phát triển theo các kế hoạch 5 năm lần thứ
8, giai đoạn (2016-2020), Chiến lược phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm
2030. Với mục tiêu đưa kinh tế Lào tiến đến nền kinh tế tăng trưởng xanh và phát triển
bền vững, duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, giảm đói nghèo và thốt khỏi tình trạng
quốc giá kém phát triển.
Quyết tâm thực hiện mục tiêu chiến lược quan trọng về phát triển bền vững của
Đảng, chính phủ và nhân dân Lào cịn được tiếp tục thể hiện tại Hội đồng Nghị viện
ASEAN (AIPA) lần thứ 35 tổ chức tại Viêng Chăn, Chính phủ Lào đã cam kết lồng ghép
phát triển xanh vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Các văn kiện về mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội dài hạn tầm nhìn 2030 và Chiến lược 2025 đều tập trung vào

phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát triển xanh và bền vững. Định hướng phát triển
kinh tế theo hướng bền vững của Chính phủ Lào một lần nữa được khẳng định lại vào
ngày 5/3/2019, trong cuộc họp cấp quốc gia nhằm thảo luận biện pháp triển khai chiến
lược phát triển đã được Thủ tướng Thongloun Sisoulith phê duyệt ngày 31/1/2019 tổ chức
tại Viêng Chăn, với mục đích của chiến lược là đảm bảo tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và
toàn diện, tham gia của khu vực công, sử dụng hiệu quả tài nguyên và công nghiệp sạch.
Qua đây có thể thấy Chính phủ Lào nhận thức rõ rằng phát triển kinh tế xã hội
môi trường thân thiện là điều quan trọng nên người dân cần phải hiểu đầy đủ về lợi ích
của q trình này. Để hỗ trợ cho việc thực hiện những mục tiêu này, biến mục tiêu trên
văn bản thành hiện thực, Chính phủ cần có chiến lược, chính sách, cơng cụ, chương
trình và dự án tương ứng với từng ngành, quy hoạch từng địa phương cụ thể.


2
Trong 17 tỉnh thành xuyên suốt lãnh thổ quốc gia, thì tỉnh Savannakhet là một địa
phương được đánh giá là có tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế xã hội và góp phần đạt
được mục tiêu quan trọng trong chiến lược và định hướng phát triển kinh tế xã hội quốc
gia theo hướng bền vững. Cụ thể, trong giai đoạn 2013-2018, thành quả nổi bật của
Savannakhet về kinh tế - xã hội phát triển liên tục và ổn định cao vượt kế hoạch từng năm.
GDP trung bình tăng 12,4%/năm.
Trong quá trình thực hiện định hướng và chiến lược của Đảng - Chính phủ về phát
triển kinh tế, đặc biệt về công nghiệp: tỉnh Savannakhet đang và từng bước phát triển cơng
nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH), nhiều nhà máy công nghiệp
hiện đại đã được thành lập dọc theo tuyến đường 9 là con đường chiến lược hành lang kinh
tế Đông-Tây, tại Đặc khu kinh tế Savannakhet-Seno (SEZ), khu thương mại biên giới ĐenSa-Văn; như là nhà máy lắp ráp máy ảnh NICON (Nhật Bản), nhà máy sản xuất mắt kính
ESSILOR (Pháp), nhà máy lắp ráp ôtô HAN (Hàn Quốc), nhà máy sản xuất linh kiện ô-tô
TOYOTA (Nhật Bản), nhà máy sản xuất linh kiện máy bay, nhà máy sản xuất sản phẩm
viễn thông, nhà máy đường đóng gói, nhà máy sản xuất bột sắn và v/v… đã làm cho vốn
đầu tư sản xuất đạt 6,784 tỷ Kíp trong năm 2014. Mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ truyền thống
của nhân dân theo dạng chương trình “Một huyện một sản phẩm” đã được xúc tiến như: dệt

vải nhuộm màu tự nhiên, đan thủ công, gốm sứ, điêu khắc và v,v... Việc lưu thông và trao
đổi đã phát triển tới địa phương vùng sâu vùng xa, và trở thành động lực thúc đẩy cho nhân
dân sản xuất sản phẩm, có sự trao đổi mua-bán. Trong một nhiệm kỳ vừa qua kim ngạch
xuất nhập khẩu đạt 3,6 tỷ USD giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu sản phẩm 1,2 tỷ USD
thặng dư thương mại đạt gần 2,4 tỷ USD. Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã được
khắc phục, một số doanh nghiệp nhà nước đã vốn hóa thành doanh nghiệp cổ phần và hoạt
động kinh doanh đạt được hiệu quả hơn. Còn về doanh nghiệp tư nhân cũng có đà phát triển
khá nhanh, tồn tỉnh có 6.758 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động với vốn đầu tư khoảng
2.398,1 tỷ Kíp, doanh nghiệp cổ phần với nhân dân có 461 đơn vị, vốn đầu tư 295,3 tỷ Kíp;
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có 150 dự án, từ 20 quốc gia có vốn đầu tư 5.234,2
tỷ Kíp, so với 5 năm về trước tăng 82%.
Những thành tựu đã đạt được của tỉnh Sanvannakhet là rất đáng tự hào nhưng
câu hỏi được đặt ra là: “Liệu sự tăng trưởng ấy có thật sự đang đi đúng hướng của phát
triển bền vững, các con số tăng trưởng có giữ vững được trong tương lai?”. Bởi đánh
giá của các chuyên gia về sự phát triển kinh tế Lào hiện nay đều bày tỏ sự quan ngại,
cho rằng việc tăng trưởng kinh tế của Lào còn đang phụ thuộc quá nhiều vào các ngành
kinh tế tài nguyên, điều này làm cho nền kinh tế phải đối mặt với rủi ro từ sự gia tăng
tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài, quốc gia này phải đảm bảo sự tăng


3
trưởng bền vững. Ngày 20/8/2018, trả lời phỏng vấn Vientiane Times, Phó Chủ tịch Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Quốc gia Lào (LNCCI) Valy Vetsaphong cho biết: “Mặc dù
tăng trưởng kinh tế của Lào đạt mức cao nhưng các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa vẫn
đang phải vật lộn với điều kiện kinh doanh trì trệ, chi phí cao”.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân tỉnh Savannakhet được cải
thiện đáng kể. Thu nhập hộ gia đình tăng đỉnh điểm là 145 % giữa năm 2012 và 2017,
so với 94% ở tất cả các tỉnh khác và 92% ở các tỉnh biên giới khác và tiếp tục gia tăng
trong những năm gần đây. Nhưng sự thay đổi về tiêu dùng của các hộ gia đình có sự
phân bố khơng hợp lý khi tốc độ gia tăng mạnh chủ yếu vào chi tiêu các nhân và cơ sở

hạ tầng, chưa có mức đầu tư đúng đắn cho vốn nhân lực. Những thay đổi về tỷ lệ chi
tiêu cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe là rất nhỏ, chỉ 0,9% tỷ lệ chi tiêu dành cho giáo
dục ở Savannakhet – con số này còn thấp hơn con số khiêm tốn xét bình quân của Lào
là 1%. Trong khi đó, chiến lược của Savannakhet về phát triển cơng nghiệp đến năm
2025 tầm nhìn 2030 đã đưa ra là trở thành trung tâm trong q trình cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa, là tỉnh cơng nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm lâm nghiệp gắn liền với
dịch vụ và du lịch. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát
triển công nghiệp và dịch vụ hiệu quả, để thu hút đầu tư và tăng trưởng nhanh. Cải tạo
bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên , đất đai, nguồn nước, rừng và môi trường bền
vững một cách hiệu quả theo hướng phát triển xanh, sạch và bền vững.
Trước những vấn đề cấp bách đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, từ
đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển cơng nghiệp theo hướng bền vững có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát
triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững” làm đề tài
nghiên cứu Luận án tiến sĩ ngành kinh tế phát triển.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp của tỉnh theo hướng
bền vững, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế trong phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet theo hướng bền
vững. Từ những kết quả đó, luận án đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát
triển ngành công nghiệp tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung nghiên cứu về phát triển ngành
công nghiệp theo hướng bền vững.


4
• Phân tích thực trạng phát triển ngành cơng nghiệp tỉnh Savannakhet theo các

tiêu chí bền vững.
• Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp theo
hướng bền vững của tỉnh Savannakhet.
• Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp tỉnh
Savannakhet theo hướng bền vững đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển ngành công nghiệp tỉnh
Savannakhet theo hướng bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt thời gian: luận án tập trung nghiên cứu tình hình phát triển ngành công
nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Savannakhet trong giai đoạn 2010-2020.
Đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm phát triển ngành cơng nghiệp theo hướng bền
vững trên địa bàn tỉnh Savannakhet đến năm 2030.
+ Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu tại tỉnh Savannakhet, nước
CHNDND Lào.
+ Về nội dung:
- Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển ngành công nghiệp địa
phương theo hướng bền vững.
- Xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp địa
phương theo hướng bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet,
CHNDCN Lào theo hướng bền vững giai đoạn 2010-2020.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản phát triển ngành công nghiệp của tỉnh
Savannakhet nước CHNDCN Lào theo hướng bền vững đến năm 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng để xây dựng các chỉ số về
phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, sau đó sẽ tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến

phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững để từ đó đưa ra giải pháp.


5
4.1. Quy trình nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý thuyết và khung nghiên cứu

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển ngành cơng
nghiệp theo hướng bền vững

Thu thập thơng tin sơ cấp và thứ cấp

Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển ngành
công nghiệp tỉnh SVK theo các tiêu chí bền vững

Đề xuất định hướng, giải pháp phát triển ngành công
nghiệp tỉnh SVK theo hướng bền vững
Hình 1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
4.2 Khung nghiên cứu dự kiến về Phát triển ngành cơng nghiệp tỉnh Savannakhet
theo hướng bền vững
• Tìm hiểu cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp (PTCN) theo hướng bền vững
qua khái niệm, đặc điểm của ngành công nghiệp, phát triển bền vững và PTCN theo
hướng bền vững. Từ đó, đưa ra các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến PTCN
theo hướng bền vững. Đồng thời, tiến hành tham khảo để rút ra bài học kinh nghiệm cho
tỉnh Savannnakhet từ kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của một
số tỉnh ở Việt Nam.
• Dựa trên cơ sở lý luận đã đưa ra ở trên, tiến hành phân tích thực trạng phát

triển công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Savannakhet, kết hợp với các điều kiện
về tự nhiên, con người, kinh tế - xã hội để đưa ra đánh giá chung về thành tựu trong
PTCN theo hướng bền vững cũng như hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những
hạn chế đó. Đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh Savannakhet.


6
• Dựa trên điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đã đưa ra ở trên, cùng
với quan điểm, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế cơng nghiệp theo hướng bền
vững đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với ban lãnh đạo tỉnh nhằm thực hiện các mục
tiêu đặt ra.
4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn:
• Nguồn số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu,
các số liệu đã được cơng bố chính thức của các cơ quan, tổ chức. Các số liệu được thu
thập từ các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống kê của các cấp, các báo cáo của
các cơ quan như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện nghiên cứu kinh tế
quốc gia, Cục thống kê, Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Savannakhet, vv.
Ngoài ra, các báo cáo khoa học, bài thảo luận, tạp chí, các văn bản pháp quy..., được sử
dụng làm nguồn tài liệu thu thập.
• Nguồn số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các doanh nghiệp có liên quan
đến ngành cơng nghiệp. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn mẫu nghiên
cứu, theo quan điểm của Nguyễn Văn Thắng (2014) số lượng quan sát cần thiết để thực
hiện các phép toán thống kê là 100, chính vì vậy, tác giả thực hiện khảo sát một số doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Savannakhet với quy mô mẫu tối thiểu được thu về
là 100 doanh nghiệp.
Cụ thể việc thực hiện khảo sát như sau:
+) Cách thức chọn mẫu: NCS lựa chọn việc chọn mẫu theo quy mô tổng thể và
tỷ lệ phân bổ doanh nghiệp theo các huyện của tỉnh Savannakhet, căn cứ vào số lượng

phân bổ tổng thể doanh nghiệp có liên quan đến ngành cơng nghiệp của tỉnh
Savannakhet theo phân bổ các huyện, trên cơ sở phân bổ tổng thể đó, học viên thực hiện
khảo sát 126 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo đúng cơ
cấu phân bổ của tỉnh ở quy mô tổng thể. Sau khi thu về 126 phiếu khảo sát, nhập liệu
dữ liệu phát hiện 21 phiếu khảo sát không đáp ứng đầy đủ thông tin khảo sát, học viên
đã thực hiện loại bỏ 21 phiếu khảo sát này. Còn lại tổng số 105 mẫu khảo sát tương
ứng với 105 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Savannakhet được khảo sát đáp ứng đầy
đủ thông tin khảo sát. Với 105 doanh nghiệp này đáp ứng yêu cầu tối thiểu về số lượng
quan sát của các phép toán thống kê theo quan điểm của Nguyễn Văn Thắng (2014).
+) Quy mô mẫu sau khi khảo sát: 105 mẫu tương ứng 105 doanh nghiệp, số
lượng doanh nghiệp được khảo sát này đáp ứng quy mô mẫu tối thiểu theo quan điểm


7
của Nguyễn Văn Thắng (2014).
+) Mục tiêu của khảo sát nhằm có được những đánh giá của các doanh nghiệp về
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của
tỉnh, những đánh giá của chính đối tượng là doanh nghiệp sẽ giúp luận án có góc nhìn
đa chiều hơn về vấn đề nghiên cứu.
+) Quy trình thực hiện khảo sát:
Để thực hiện khảo sát, nghiên cứu khảo sát bằng bảng câu hỏi: Chi tiết tại phụ
lục. Bảng khảo sát được chia làm hai phần:
Phần 1: Thông tin chung của đối tượng được khảo sát
Phần 2: Thông tin khảo sát về đánh giá của doanh nghiệp liên quan đến phát
triển công nghiệp theo hướng bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Savannakhet.
Quy trình thực hiện khảo sát: Nghiên cứu sinh khảo sát thông qua phát phiếu
khảo sát đến các doanh nghiệp, nếu không thể gặp trực tiếp doanh nghiệp, tác giả sẽ gửi
lại phiếu khảo sát và hẹn thời gian 1 tuần sau đến nhận lại phiếu khảo sát.
Sau khi khảo sát, tác giả sẽ thực hiện nhập liệu dữ liệu vào phần mềm exel và

thực hiện phân tích các phép tốn thống kê dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20.0.
4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
4.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Luận án dự định sẽ sử dụng một số kỹ thuật thống kê mơ tả để phân tích dữ liệu
phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào theo hướng
bền vững như: Biểu diễn bằng đồ thị, bảng biểu, hình vẽ, vv.
4.4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Luận án sẽ sử dụng phương pháp phân tích so sánh. Cụ thể so sánh các chỉ tiêu
về phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào theo hướng
bền vững theo chuỗi thời gian. Bên cạnh đó so sánh chéo các chỉ tiêu về phát triển bền
vững công nghiệp giữa tỉnh Savannakhet với các địa phương khác và với cả nước.
4.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các phương pháp so sánh số liệu theo thời gian và so sánh chéo, luận
án sẽ tìm ra xu hướng chung và mối quan hệ nhân quả, các tác động đến phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào trong giai đoạn
2010-2020.


8
4.4.4. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp
Đối với các dữ liệu thu thập từ khảo sát các doanh nghiệp thông qua khảo sát
dữ liệu, nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý các dữ liệu và làm căn cứ
để phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích nhân tố
khám phá, phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng nhằm thực hiện nghiên cứu. Mục
tiêu của phương pháp này nhằm phân tích đánh giá của đối tượng doanh nghiệp về các
nhân tố ảnh hưởng đến phát những đánh giá của các doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh, những đánh
giá của chính đối tượng là doanh nghiệp sẽ giúp luận án có góc nhìn đa chiều hơn về
vấn đề nghiên cứu.
4.5. Mơ hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng

Nhân tố điều kiện
tự nhiên
Phát triển công
nghiệp theo hướng
bền vững

Nhân tố nguồn
nhân lực và dân số

Nhân tố về kinh tế
xã hội

Hình 2: Mơ hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng
Nguồn: Đề xuất của tác giả
*) Các biến số trong mơ hình
+) Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc

Thang đo

Ký hiệu

Phát triển công Đảm bảo phát PTBVCN1
nghiệp theo
triển kinh tế
hướng bền vững Đảm bảo ổn
PTBVCN2
định xã hội
Đảm bảo môi PTBVCN3
trường


Căn cứ lựa chọn biến
Tô Hiến Thà (2015), Nguyễn
Quang Thử (2018), Nguyễn Hải
Bắc (2010), Kenichi Ohno và
cộng sự (2005), Lê Huy Đức
(2005), Võ Thy Trang (2015), Jan
Harmsen Joseph (2010)


9
+) Biến độc lập
Biến độc lập
1. Nhân tố
điều kiện tự
nhiên
2. Nhân tố về
dân số và
nguồn nhân
lực
3. Nhân tố về
kinh tế xã hội

Thang đo

Ký hiệu

Căn cứ lựa chọn biến

Vị trí địa lý


ĐKTN1

Tài ngun khống sản

ĐKTN2

Tài ngun nước

ĐKTN3

Tơ Hiến Thà (2015), Nguyễn
Quang Thử (2018), Nguyễn
Hải Bắc (2010), Lê Huy Đức
(2005), Võ Thy Trang (2015)

Quy mô dân số
Quy mô nguồn lao động
Chất lượng lao động

NNL1
NNL2
NNL3

Thể chế chính sách phát
triển bền vững của địa
phương
Chiến lược phát triển công
nghiệp của địa phương
Quy hoạch phát triển cơng

nghiệp của địa phương
Nguồn lực tài chính huy
động cho đầu tư phát triển
công nghiệp theo hướng
bền vững
Sự đồng thuận và tham gia
của cộng đồng trong thực
hiện phát triển bền vững
Tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế

KTXH1

KTXH2

Tơ Hiến Thà (2015), Nguyễn
Quang Thử (2018), Nguyễn
Hải Bắc (2010), Lê Huy Đức
(2005), Võ Thy Trang (2015)
Tô Hiến Thà (2015), Nguyễn
Quang Thử (2018), Nguyễn
Hải Bắc (2010), Lê Huy Đức
(2005), Võ Thy Trang (2015)

KTXH3
KTXH4

KTXH5

KTXH6

Nguồn: Tổng hợp của NCS

Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1: Nhân tố diều kiện kinh tế có mối quan hệ với phát triển công nghiệp
theo hướng bền vững.
Giả thuyết 2: Nhân tố về dân số và nguồn nhân lực có mối quan hệ với phát triển
công nghiệp theo hướng bền vững.
Giả thuyết 3: Nhân tố về kinh tế xã hội có mối quan hệ với phát triển công nghiệp
theo hướng bền vững.


10

5. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Trên cơ sở lý thuyết về phát triển ngành công nghiệp, phát triển bền
vững, phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững, luận án phát triển các chỉ tiêu
đánh giá phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên phạm vi địa phương. Cụ thể như
sau: (1) Luận án đã phát triển các chỉ tiêu để đo lường phát triển công nghiệp theo hướng
bền vững ở phạm vi địa phương (Nhóm chỉ tiêu đánh giá về mặt tăng trưởng của ngành
công nghiệp và nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động lan tỏa của phát triển ngành công nghiệp
theo hướng bền vững: Những tác động về mặt xã hội và về mặt môi trường) ; (2) Luận
án đã chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo hướng bền
vững bao gồm: Nhân tố về điều kiện tự nhiên, nhân tố về dân số và nguồn nhân lực và
nhân tố về kinh tế xã hội.
Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu chứng minh kết quả tích cực của phát triển
công nghiệp theo hướng bền vững đối với xã hội thơng qua đóng góp của ngành đối với
thu hút lao động của địa phương làm việc trong lĩnh vực công nghiệp. Đồng thời, nghiên
cứu cũng sử dụng dữ liệu khảo sát từ các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào nhằm có góc nhìn từ doanh nghiệp về

những đánh giá của các doanh nghiệp về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Savannakhet.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số giải pháp thúc đẩy ngành
công nghiệp tỉnh Savannakhet phát triển theo hướng bền vững.

6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, luận án được chia thành 4 chương
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu về phát triển công nghiệp theo hướng
bền vững.
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển ngành công nghiệp theo hướng bền vững.
Chương 3: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Savannakhet theo hướng bền vững.
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển ngành công
nghiệp tỉnh Savannakhet theo hướng bền vững.


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Phát triển bền vững kinh tế nói chung và phát triển bền vững ngành cơng nghiệp
nói riêng đã nhận được không chỉ sự quan tâm của các nhà nghiên cứu mà còn nhận
được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia khác nhau trên thế
giới, các cách tiếp cận vấn đề, phương pháp nghiên cứu khác nhau đã được sử dụng ở
các nghiên cứu.

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu của nước ngồi
1.1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững
Các quan điểm khác nhau về phát triển bền vững đã được nghiên cứu, luận giải
và trình bày ở các hội nghị khác nhau trên toàn thế giới, Hội đồng thế giới về môi trường

và phát triển của Liên hợp quốc (1987) đã đưa ra quan điểm về phát triển bền vững, “đó
là là sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai
sau đang được sử dụng rộng rãi hiện nay”.
Các lý luận về phát triển bền vững được Peter Rogers và cộng sự (2007); Simon
Dresner (2008); Sinmon Bell và cộng sự (2008) đưa ra trong các nghiên cứu của mình,
các nghiên cứu dường như đều thống nhất trong quan điểm khi cho rằng, phát triển bền
vững đảm bảo kết hợp hài hòa giữa ba vấn đề, kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu của Simon Dresner (2008) tập trung nhiều hơn đến khía cạnh làm thế
nào để đạt được phát triển bền vững, bên cạnh đó, các giai đoạn thay đổi quan điểm về
phát triển bền vững cũng đã được tác giả trình bày trong nghiên cứu này. Trong khi đó,
Peter Rogers và cộng sự (2007) trong nghiên cứu của mình đã xây dựng chỉ số phát triển
bền vững trên cơ sở lý luận về phát triển bền vững đã được kế thừa từ các nghiên cứu
trước đó. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững cũng được tác giả đề cập trong
nghiên cứu của mình, các nhân tố được tác giả chỉ ra đó là cơ sở hạ tầng, vai trò của xã
hội, sản xuất và tiêu dùng, thất bại của thị trường ảnh hưởng tương đối rõ rệt đến phát
triển bền vững. Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đã đề xuất các chính sách nhằm quản lý
phát triển bền vững tốt hơn trong đó nhấn mạnh đến chính sách về mơi trường và cách
thức kết hợp giữa tăng trưởng và giảm nghèo.

1.1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững nhận được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu theo các khía cạnh tiếp cận khác nhau từ mặt lý luận cũng như thực tiễn phát


12
triển công nghiệp theo hướng bền vững. Nghiên cứu của Kevin P. Gallagher và Lyuba
Zarsky (2004); Jan Harmsen Joseph (2010) đã tập trung khai thác về phát triển bền vững
ngành công nghiệp ở các quốc gia.
Lựa chọn nghiên cứu thực tế tại Mexico, tác giả Kevin P. Gallagher và Lyuba

Zarsky (2004) đã nghiên cứu về vai trò của dòng vốn FDI đối với phát triển công nghiệp
theo hướng bền vững, trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các chỉ tiêu thể hiện phát
triển công nghiệp theo hướng bền vững, các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:
i) Tăng trưởng năng lực sản xuất nội sinh đặc biệt là năng lực đổi mới
ii) Cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường của ngành công nghiệp
iii) Cải thiện mức sống và giảm sự bất bình đẳng, đặc biệt thơng qua tăng trưởng
số lượng công ăn việc làm, tiền công trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp theo hướng bền
vững tại Mexico, tác giả đã đề xuất các giải pháp phát triển cơng nghiệp theo hướng bền
vững, cụ thể chính phủ nên coi phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là trung tâm
của chiến lược phát triển kinh tế; chiến lược phát triển cơng nghiệp theo hướng bền vững
địi hỏi một sự gia tăng đáng kể trong đầu tư công cộng và tư nhân theo chiều sâu và mở
rộng năng lực đổi mới; phát triển thị trường trong nước là cơ sở cho sự tăng trưởng sáng
tạo và hiệu quả các sản phẩm công nghiệp; chiến lược phát triển cơng nghiệp theo hướng
bền vững cũng địi hỏi cam kết mạnh mẽ trong giảm thiểu thiệt hại về môi trường do
tăng trưởng cơng nghiệp gây ra.
Trong khi đó, Jan Harmsen Joseph (2010) cho rằng để phát triển ngành công
nghiệp theo hướng bền vững cần phát triển các doanh nghiệp công nghiệp theo hướng
bền vững, đáp ứng phát triển không chỉ về mặt kinh tế, xã hội và cả môi trường. Nghiên
cứu sử dụng dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp trong ngành hóa chất, dầu khí, sản
xuất vật liệu và khai thác khoáng sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp
sử dụng hiệu quả tài nguyên thông qua việc hợp tác giữa các ngành công nghiệp khác
nhau để đạt được sự phát triển bền vững.

1.2. Cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển bền vững
Nghiên cứu về phát triển bền vững tại Việt Nam được tiếp cận theo các khía cạnh
khác nhau, tác giả Hồng Thị Thu Hà (2015) hướng nghiên cứu phát triển bền vững về
kinh tế của địa phương, tác giả Hoàng Thị Thu Hà (2015) trong nghiên cứu của mình đã
nhấn mạnh phát triển bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi



13
trường là một trong ba nội dung quan trọng nhất trong phát triển bền vững, đặc biệt tác
giả cho rằng, các quốc gia đang phát triển thì phát triển bền vững là cơ sở để thực hiện
được tốt hai nhiệm vụ còn lại trong mục tiêu phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu
của tác giả đã chỉ ra, việc tăng quy mô đầu tư, phân bổ và sử dụng vốn đầu tư theo ngành,
theo lĩnh vực đã tác động không nhỏ đến mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh- là địa phương được tác giả lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu.
Từ kết quả đánh giá thực trạng nghiên cứu tác giả đã đề xuất, để tăng cường thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững về mặt kinh tế, cần phải có hệ thống quan điểm và định
hướng đầu tư phát triển bền vững về mặt kinh tế , ra soát quy hoạch, kế hoạch, chính
sách đầu tư hợp lý, huy động vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý nhằm thực
hiện mục tiêu đặt ra.
Trong khi đó, nghiên cứu của các tác giả Trương Giang Long và cộng sự (2004),
Trần Ngọc Hưng (2004), Vũ Thành Hưởng (2006), Võ Thy Trang (2015),... đã tập trung
nghiên cứu về thực trạng phát triển bền vững các khu cơng nghiệp, từ đó đưa ra các đánh
giá về mặt thành công và những mặt hạn chế về phát triển các khu công nghiệp để từ đó
có thể đề xuất các kiến nghị góp phần phát triển bền vững các khu công nghiệp tại Việt
Nam. Tuy nhiên, đối với các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng,
mô tả dữ liệu thu thập được thông qua tổng hợp dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp để phân
tích các vấn đề. Các nghiên cứu chưa ứng dụng được các mô hình định lượng hiện đại
để phân tích vấn đề nghiên cứu.
Trong khi đó, cũng lựa chọn các khu cơng nghiệp để nghiên cứu, các tác giả Lê
Xuân Bá (2007), Ngô Thắng Lợi và cộng sự (2006), Mai Văn Nam và cộng sự (2010),
Nguyễn Mạnh Hùng (2003), Nguyễn Ngọc Dũng (2009) Lê Thế Giới (2009) … lại tập
trung nhiều hơn vào khía cạnh tác động của cơ chế, chính sách phát triển KCN đến sự
phát triển bền vững của các KCN. Các nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng
phát triển các khu công nghiệp, thực trạng áp dụng các chính sách phát triển các KCN,
từ đó chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế… Từ đó, các tác giả đề xuất các khuyến

nghị thay đổi chính sách nhằm đảm bảo cho sự phát triển các KCN theo hướng bền vững
như đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống thể chế KCN, hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với KCN. Các nghiên cứu trên đây cũng có điểm chung về
phương pháp nghiên cứu, thứ nhất, đối với dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu
thập từ hai nguồn: Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của các
khu công nghiệp, với dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát các doanh nghiệp đang
hoạt động trong các khu công nghiệp; Thứ hai, về phương pháp phân tích dữ liệu, các
dữ liệu được phân tích sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so


14
sánh để diễn dịch các kết quả nghiên cứu. Thứ ba, các nghiên cứu đều đi theo hướng,
phân tích thực trạng vấn đề, phát hiện những kết quả đạt được, những hạn chế và đề xuất
các kiến nghị. Hướng đi này cũng sẽ được nghiên cứu sinh tiếp thu trong luận án của mình
để phân tích và đạt được mục tiêu nghiên cứu.
Tác giả Lê Thế Giới (2009) lại tập trung đưa ra các các luận điểm cơ bản của lý
thuyết cụm công nghiệp và lý thuyết hệ sinh thái kinh doanh trong phát triển các lợi thế
cạnh tranh công nghiệp ở cấp độ quốc gia, vùng và địa phương, từ đó, phân tích làm rõ
mối quan hệ giữa cơng nghiệp hỗ trợ với cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh.
Trong khi đó, tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào các khu
công nghiệp, tác giả Đặng Phi Trường và cộng sự (2016) lại tập trung phân tích ảnh
hưởng của lao động tới thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, tác giả Mai Văn Nam và cộng sự (2010) lại tập trung nghiên cứu việc sử
dụng lao động và huy động lao động nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho thu hút
vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Phương pháp thống
kê mô tả và so sánh dữ liệu được các tác giả sử dụng cho nghiên cứu. Bằng việc khảo
sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả Đặng Phi Trường và cộng
sự (2016) đã có góc nhìn từ chính bản thân doanh nghiệp- chủ thể tham gia vào quá trình
thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phân tích và
đưa ra các kiến nghị nhằm có thể đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu hút vốn đầu tư vào

địa bàn. Cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh dữ liệu khảo sát như các
nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ninh Thuận và cộng sự (2012) đã
bắt đầu sử dụng phương pháp nghiên cứu hiện đại vào trong nghiên cứu của mình,
phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã được nhóm tác giả sử dụng nhằm
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu
công nghiệp tại Thành Phố Cần Thơ, kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp ngồi khu cơng nghiệp có những
yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vào các khu cơng nghiệp. Trên
cơ sở đó, tác giả đề xuất các kiến nghị góp phần thu hút vốn đầu tư vào các khu công
nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, một số kiến nghị được tác giả đề xuất như: cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho
các doanh nghiệp, ổn định nguồn nhân lực...
Tóm lại, tại Việt Nam các cơng trình nghiên cứu về phát triển bền vững được
khai thác ở các khía cạnh khác nhau, với những hướng tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu được sử dụng là khác nhau. Cùng sử dụng dữ liệu được thu thập từ các tài liệu công
bố của các cơ quan quản lý nhà nước, sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm phân


15
tích dữ liệu đạt được các mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên, nhóm các tác giả này lại tập
trung vào phát triển bền vững các khu công nghiệp- một bộ phận của ngành cơng nghiệp.

1.2.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp theo
hướng bền vững
Lựa chọn ngành cơng nghiệp để thực hiện phân tích với mục tiêu đề xuất được
giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp ở các địa phương, các khu vực theo hướng
bền vững. Cũng lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bắc Ninh như tác giả Hoàng Thị
Thu Hà (2015), tác giả Bùi Vĩnh Kiên (2009) chủ yếu tập trung phân tích chính sách
phát triển cơng nghiệp dưới góc độ địa phương, cụ thể tác giả lựa chọn tỉnh Bắc Ninh
làm địa bàn nghiên cứu, tác giả đã tổng quan lại các bài học phát triển công nghiệp của

các quốc gia, phân tích thực trạng chính sách phát triển cơng nghiệp của địa phương, từ
đó phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế và đề xuất các kiến nghị góp phần
phát triển cơng nghiệp của địa phương.
Trong khi đó, tác giả Trương Chí Bình (2007) lại lựa chọn một nhánh nhỏ trong
ngành cơng nghiệp đó là cơng nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử gia dụng tại Việt Nam
để nghiên cứu về sự phát triển của nó. Phương pháp sử dụng của các tác giả Bùi Vĩnh
Kiên (2009), Trương Chí Bình (2007) là tương đối giống nhau, phương pháp thống kê
mô tả được sử dụng trong nghiên cứu đó, kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Chí
Bình cho thấy, ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử gia dụng ở Việt Nam có khả năng
phát triển để tham gia vào các nhóm cung ứng trong mạng lưới sản xuất của tập đồn
đa quốc gia.
Cũng có cách tiếp cận giống tác giả Trương Chí Bình (2007), tác giả Hồ Lê Nghĩa
(2011) trong nghiên cứu của mình lựa chọn ngành công nghiệp điện tử làm lĩnh vực
nghiên cứu, tác giả dựa vào lý thuyết về phát triển bền vững để làm cơ sở cho nghiên
cứu, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, trong các nhóm chỉ tiêu đánh giá chất
lượng tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam giai đoạn trước năm 2020, hệ thống ba chỉ
tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, cần ưu tiên các chỉ tiêu về kinh tế trước thay vì đặt
ba nhóm chỉ tiêu của mục tiêu phát triển bền vững ngang nhau. Kết quả nghiên cứu là
cơ sở tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành cơng nghiệp
điện tử Việt Nam.
Khi nghiên cứu tồn bộ ngành công nghiệp của Việt Nam, các nghiên cứu của
Kenichi Ohno và cộng sự (2005), Lê Huy Đức (2005), các tác giả đã hệ thống hóa cơ sở
lý luận về phát triển công nghiệp bền vững, cả hai nghiên cứu đều thống nhất về cách


×