Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trái cây việt nam sang hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.94 KB, 73 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

PHẠM NGỌC ÁNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC

Hà Nội, năm 2023


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: TS Bùi Thúy Vân
Sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Ánh
Mã sinh viên: 7103106006
Lớp : Kinh tế đối ngoại 10

Hà Nội, năm 2023



LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Q thầy cơ, em tên Phạm Ngọc Ánh, sinh viên lớp Kinh tế đối ngoại
10 - Khoa Kinh tế quốc tế. Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giải
pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hàn Quốc” là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân em. Mọi tài liệu tham khảo dùng trong khóa luận đều được
trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên cơng trình, thời gian và địa điểm công bố.
Em cam đoan đề tài không sao chép từ các cơng trình nghiên cứu khác.
Em xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2023
Người cam đoan
Phạm Ngọc Ánh

i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trái cây
sang Hàn Quốc”, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân thì em cũng đã nhận được
rất nhiều sự hướng dẫn nhiệt tình, động viên giúp đỡ của thầy cơ giáo trong khoa
Kinh tế quốc tế và nhà trường.
Đầu tiên, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Bùi Thúy Vân - giáo
viên trực tiếp hướng dẫn em trong q trình làm khóa luận. Dưới sự giúp đỡ của cô
trong hơn hai tháng vừa qua em đã biết được cách tìm nguồn dữ liệu ở đâu, cách trình
bày và trích dẫn như thế nào. Cơ đã sự hướng dẫn tận tình và sửa bài cho em rất nhiều
lần để giúp em hồn thành khóa luận này.
Tiếp theo, em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế quốc tế đã tạo điều
kiện để em học tập, nghiên cứu, tiếp thu kiến thức chuyên ngành một cách tồn diện,
có hệ thống, bài bản nhất..
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của

bản thân em cịn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận này của em khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến, bổ sung
thêm của thầy cơ để bài nghiên cứu của chúng em được hồn thiện hơn nữa. Qua đó,
em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa công
việc thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
Bảng 1.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO .................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY ......3
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu ...............................................................................3
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu ...............................................................................3
1.1.2. Đặc điểm xuất khẩu ....................................................................................3
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu ...............................................................4
1.1.4.

Quy trình xuất khẩu ................................................................................6

1.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ..................................................16


1.2. Tổng quan xuất khẩu trái cây..........................................................................17
1.2.1. Khái niệm về xuất khẩu trái cây ...............................................................17
1.2.2. Đặc điểm của trái cây xuất khẩu ..............................................................20
1.2.3. Vai trò của xuất khẩu trái cây đối với sự tăng trưởng kinh tế. .................21
1.3. Kinh nghiệm về xuất khẩu trái cây và bài học cho Việt Nam ........................22
1.3.1. Thái Lan ...................................................................................................22
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .........................................................25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 .................................................26
2.1

Khái quát về thị trường Hàn Quốc ..............................................................26

2.1.1 Đặc điểm tiêu dùng của người dân Hàn Quốc .........................................26
2.1.2.
2.2

Các chính sách của Hàn Quốc đối với mặt hàng trái cây .....................27

Tình hình sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt Nam ....................................29

2.2.1 Tình hình sản xuất trái cây tại Việt Nam .................................................29
2.2.2 Tình hình xuất khẩu trái cây ......................................................................32
2.3

Tình hình xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hàn Quốc .............................40

2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu ................................................................................40
ii



2.3.2. Cơ cấu trái cây xuất khẩu .........................................................................44
2.4

Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hàn Quốc.
.....................................................................................................................46

2.4.1 Đại dịch Covid - 19 ..................................................................................46
2.4.2 Khoảng cách địa lý ...................................................................................48
2.2.3 Chiến lược phát triển và hệ thống pháp luật của quốc gia nhập khẩu .....48
2.2.4 Nhu cầu tiêu dùng của nước nhập khẩu ...................................................49
2.2.5 Khả năng sản xuất của quốc gia xuất khẩu ..............................................49
2.2.6 Tỷ giá hối đối..........................................................................................49
2.2

Đánh giá tình hình xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hàn Quốc ...............50

2.5.1 Kết quả đạt được ......................................................................................50
2.5.2 Những hạn chế trong xuất khẩu trái cây sang Hàn Quốc .........................51
2.5.3 Nguyên nhân hạn chế ...............................................................................52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TRÁI CÂY CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC ........................................................................54
3.1.

Định hướng thúc đẩy xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường Hàn

Quốc giai đoạn 2023-2033.....................................................................................54
3.1.1. Mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu trái cây Việt Nam
sang thị trường Hàn Quốc đến 2033...................................................................54

3.2.

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trái cây Việt Nam vào Hàn

Quốc .....................................................................................................................55
3.2.1. Đối với doanh nghiệp ...............................................................................55
3.3.

Kiến nghị .....................................................................................................56

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước .....................................................................56
3.3.2 Kiến nghị với Chính Phủ và các bộ ngành có liên quan ..........................57
KẾT LUẬN ...............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................61

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu

Giải nghĩa tiếng Anh

Nghĩa của kí hiệu viết tắt

ASEAN

Association of South East
Asian Nations


Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Bảo vệ thực vật

BVTV
COVID-19

Coronavirus disease 2019

Bệnh do vi-rút SARS- CoV-2
gây ra

EPA

Environmental Protection

Cơ quan bảo vệ môi trường

Agency

Mỹ

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA


Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

G-20

Nhóm 20 Bộ trưởng Tài
chính và Thống đốc Ngân
hàng Trung ương của 20 nền
kinh tế lớn nhất thế giới

HTX

Hợp tác xã
Kiểm dịch thực vật

KDTV
MRLs

Maximum residue limits

Dư lượng thuốc trừ sâu tối đa

OECD

Organization for Economic
Cooperation and
Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

kinh tế
Trách nhiệm hữu hạn

TNHH

VHT

VKFTA

VIETGAP

Công nghệ xử lý trái cây bằng
hơi nước

Vapor Heat Treatment

Vietnam Korean Free Trade Hiệp định thương mại tự do
Agreement
Việt Nam – Hàn Quốc
Là các quy định về thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt cho
các sản phẩm nông nghiệp,

Viet Good Agricultural
Practices

thủy sản ở Việt Nam

iv



Kí hiệu

Giải nghĩa tiếng Anh

VIETRADE Vietnam Trade Promotion

Nghĩa của kí hiệu viết tắt
Cục Xúc tiến thương mại

Agency
WTO

World Trade Ỏganization

Tổ chức thương mại thế giới
Xuất nhập khẩu

XNK

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình, biểu đờ

Trang

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xuất khẩu


6

Hình 2.1: Tình hình xuất khẩu 11 loại trái cây Việt Nam 6
tháng đầu năm 2022 so với cùng kì 2021

33

Hình 2.2: Tình hình xuất khẩu thanh long Việt Nam, 6 tháng
đầu năm 2022 so với cùng kì 2021
Hình 2.3: Tình hình xuất khẩu chuối Việt Nam, 6 tháng đầu

34

34

năm 2022 so với cùng kì 2021
Hình 2.4: Tình hình xuất khẩu mít Việt Nam, 6 tháng đầu năm
2022 so với 2021

35

Hình 2.5: Tình hình xuất khẩu sầu riêng Việt Nam, 6 tháng đầu

35

năm 2022 so với 2021
Hình 2.6: Tình hình xuất khẩu dứa Việt Nam, 6 tháng đầu năm
2022 so với 2021

36


Hình 2.7: Tình hình xuất khẩu bơ Việt Nam, 6 tháng đầu năm
2022 so với 2021

36

Hình 2.8: Tình hình xuất khẩu nhãn Việt Nam, 6 tháng đầu năm
2022 so với 2021

37

Hình 2.9: Tình hình xuất khẩu chôm chôm Việt Nam, 6 tháng
đầu năm 2022 so với 2021

37

vi


Hình 2.10: Tình hình xuất khẩu bưởi Việt Nam, 6 tháng đầu
năm 2022 so với 2021

38

Hình 2.11: Tình hình xuất khẩu bưởi Việt Nam, 6 tháng đầu
năm 2022 so với 2021

38

Hình 2.12: Các thị trường xuất khẩu lớn của 11 loại trái cây

Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022

39

Hình 2.13: So sánh cơ cấu thị trường xuất khẩu trái cây của
Việt Nam

39

Hình 2.14: Xuất khẩu của Việt Nam-Hàn Quốc giai đoạn 20182022

41

Hình 2.15: Xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hàn Quốc
giai đoạn 2018-2022

43

vii


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng, biểu đồ

Trang

Bảng 1.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO

18


Bảng 1.2: Trái cây theo Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa

18

hàng hóa
Bảng 2.1: Xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Hàn Quốc 6
tháng đầu năm 2022

41

Bảng 2.2: Một số mặt hàng nhập khẩu nơng sản chính của

41

Hàn Quốc
Bảng 2.3: Số liệu xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam

42

sang Hàn Quốc tháng 8 và 8 tháng 2021
Bảng 2.4: Xuất khẩu trái cây sang Hàn Quốc 2022

viii

46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Thời kỳ của hội nhập, xuất khẩu đã và đang giữ một vai trị rất quan trọng đối
với nền kinh tế nói chung và sự phát triển của một quốc gia nói riêng.
Theo Tổng cục thống kê, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp làm
ảnh hưởng giao thương toàn thế giới nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ vững đà
tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2021. Giá hàng hóa xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD,
tăng 19% so với năm trước, tương ứng tăng 53,68 tỷ USD. Trong đó: máy móc thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 11,2 tỷ USD, tương ứng tăng 41%; sắt thép các loại
tăng 6,54 tỷ USD, tương ứng tăng 124,3%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 6,35
tỷ USD, tương ứng 12,4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,25 tỷ
USD, tương ứng tăng 14%...
Ngành nông nghiệp dù chưa tạo ra giá trị xuất khẩu lớn nhưng cũng đang có
tiềm năng rất lớn. Trong ngành nông nghiệp, ngành hàng trái cây của Việt Nam có
tiềm năng lớn về sản xuất và phục vụ xuất khẩu, với sự ưu đãi về điều kiện đất đai,
thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp cho sản xuất nhiều loại trái cây có giá trị kinh tế cao.
Theo khảo sát của hệ thống Liên minh HTX Việt Nam, tỷ trọng sản lượng lương thực,
thực phẩm và nông sản khác do các HTX sản xuất so với tổng sản lượng của các địa
phương và cả nước chiếm khoảng 25%-75% tuỳ theo ngành hàng; trong đó, trái cây
chiếm 55%. Diện tích trồng trái cây của các HTX trong cả nước cụ thể cho từng loại
như sau: Thanh long 65.243 ha, xoài 111.582 ha, chuối 147.799 ha, dứa 45.997 ha,
nho 1.289 ha, sầu riêng 71.282 ha, mãng cầu 24.143 ha, mít 58.510 ha, măng cụt
7.582 ha, ổi 19.406 ha, vú sữa 5.578 ha, chanh leo 8.693 ha, bơ 24.920 ha, cam 96.530
ha, quýt 20.554 ha, chanh 40.043 ha, bưởi 98.050 ha, mận 15.679 ha, nhãn 80.208
ha, vải 52.321 ha, chôm chôm 22.925 ha.
Hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm kết nối người sản xuất là
các HTX với các nhà phân phối, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Qua đó, đã kết
nối tiêu thụ hàng ngàn tấn nông sản của thành viên trong thời gian ngắn đã được tiêu
thụ ở các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu.
Tuy nhiên, dù xuất khẩu trái cây tạo ra giá trị kinh tế cao nhưng thực tế xuất
khẩu trái cây còn rất nhiều hạn chế. Công tác bảo quản trái cây xuất khẩu đi nước
ngồi vẫn cịn là điều trăn trở đối với cả nơng dân lẫn doanh nghiệp. Đó là chưa nói

đến khâu vận chuyển trong nước, đi đến các vùng sâu, vùng xa, nếu khơng tốt, khơng
nhanh cũng khó tránh khỏi bị hư hao. Còn nữa, xuất khẩu trái cây của Việt Nam vẫn
gặp khó do đủ thứ rào cản của đối tác, cước phí vận chuyển cao… là những rào cản
lớn để trái cây Việt Nam vào các thị trường cao cấp.
1


Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hàn Quốc” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp. Mong muốn của em là góp phần nhỏ bé vào việc tìm ra những giải pháp chủ
yếu làm cơ sở cho việc nâng cao hình ảnh và giá trị xuất khẩu của trái cây Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan lý luận chung về xuất khẩu trái cây, phân tích thực trạng xuất khẩu
trái cây sang Hàn Quốc trong giai đoạn 2018-2022, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm
thúc đẩy xuất khẩu trái cây sang Hàn Quốc đến năm 2033.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường Hàn
Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu trái cây sang Hàn Quốc
trong giai đoạn 2018-2022, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trái cây
sang thị trường Hà Quốc đến năm 2033.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Tài liệu, số liệu được thu thập thông qua các
tài liệu nghiên cứu liên quan được tìm kiếm trên thư viện, các sách báo, tạp chí, báo
cáo liên quan được đăng trên Internet… Các tài liệu, số liệu báo cáo có liên quan đến
xuất khẩu trái cây Việt Nam.
- Phương pháp tổng hợp và thống kê phân tích: Sử dụng phương pháp này để
phân tích những khía cạnh khác nhau từ đó suy ra những nhận định, đánh giá chi tiết.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp sử dụng so sánh và đối chiếu với những

kinh nghiệm đã có của quốc gia khác về xuất khẩu trái cây, qua đó đưa ra những giải
pháp cho vấn đề xuất khẩu trái cây của Việt Nam.
5. Kết cấu khóa luận
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về xuất khẩu trái cây
- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu trái cây sang Hàn Quốc giai đoạn 2018-2022
- Chương 3:Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang thị trường
Hàn Quốc

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU TRÁI CÂY
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang hội nhập và phát triển thông qua các
hoạt động trao đổi hàng hóa lẫn nhau. Nói chung, các quốc gia và cá nhân không thể
sản xuất tất cả hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của họ. Việc trao đổi hàng hóa giữa quốc
gia này với quốc gia khác cho phép một quốc gia trao đổi hàng hóa mà quốc gia đó
có thế mạnh trong nước để đổi lấy hàng hóa mà quốc gia đó thiếu. Tuy nhiên, theo
nghĩa chung nhất, hoạt động xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ
(dù là hữu hình hay vơ hình) qua biên giới dưới dạng tiền tệ. Đồng tiền dùng để thanh
toán là đồng tiền quốc gia của một trong hai nước tham gia hoạt động xuất khẩu, hoặc
có thể là ngoại tệ của hai nước này với điều kiện đồng tiền này có khả năng thanh
toán và được tất cả các nước trên thế giới cơng nhận.
Theo Luật Thương mại 2019 thì khái niệm xuất khẩu được nêu cụ thể tại Khoản
1, Điều 28 như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định pháp luật”. Khu vực hải quan riêng được hiểu là
khu vực địa lý có địa điểm rõ ràng và xác định trên trên lãnh thổ Việt Nam, được

pháp luật Việt Nam và điều ước kinh tế quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên hoặc có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh
thổ cịn lại và nước ngồi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
1.1.2. Đặc điểm xuất khẩu
Xuất khẩu cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế vì chúng cung cấp nhiều thị
trường hơn cho hàng hóa của các cá nhân và doanh nghiệp. Một trong những chức
năng cốt lõi của ngoại giao liên chính phủ và chính sách đối ngoại là tạo thuận lợi
cho thương mại quốc tế và khuyến khích xuất nhập khẩu vì lợi ích của tất cả các bên
thương mại.
Xuất khẩu đề cập đến một sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất tại một quốc
gia nhưng được bán cho người mua ở nước ngoài.
Xuất khẩu là một trong những hình thức chuyển giao kinh tế lâu đời nhất và
diễn ra trên quy mô lớn giữa các quốc gia.
Xuất khẩu có thể tăng doanh thu và lợi nhuận nếu doanh nghiệp tiếp cận thị
trường mới và thậm chí họ có thể tạo ra cơ hội để chiếm thị phần toàn cầu quan trọng.

3


1.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Hiện nay có nhiều hình thức xuất khẩu hàng hóa như: xuất khẩu trực tiếp, xuất
khẩu gián tiếp, xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu… Tuy nhiên,
dẫn xuất trực tiếp và dẫn xuất gián tiếp được sử dụng chủ yếu, các dạng cịn lại ít
được sử dụng hơn.
Thứ nhất, hình thức xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mà người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận,
trao đổi, thương lượng về lợi ích của các bên và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ phù hợp với pháp luật của nước kia. Xuất khẩu trực tiếp rất đơn
giản. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu độc lập mà doanh nghiệp
xuất khẩu tuân theo các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế trên cơ sở

nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngồi nước, tính tốn đầy đủ các chi phí để đảm
bảo kinh doanh có lãi. Trong hoạt động xuất khẩu thương mại tự điều hành, doanh
nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động, từ khâu nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối
tác, lựa chọn phương thức giao dịch, đến ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng, tất
cả các nghiệp vụ xuất khẩu đều phải tự mình thực hiện. Đây cũng là hình thức phổ
biến nhất để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa.
Thứ hai, hình thức xuất khẩu gián tiếp:
Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác là việc nhà sản xuất ủy
thác hàng hóa xuất khẩu của mình cho một đơn vị khác gọi là ký gửi hàng hóa. Để
xuất khẩu gián tiếp, doanh nghiệp ủy thác phải ký hợp đồng ủy thác với doanh nghiệp
xuất khẩu. Từ đó, bên ủy thác sẽ trực tiếp ký hợp đồng với bên nhập khẩu tại thị
trường nước ngoài, xuất khẩu hàng hóa, thanh tốn cho bên nhập khẩu, sau đó thu phí
ủy thác cho bên xuất khẩu. Xuất khẩu gián tiếp áp dụng đối với các doanh nghiệp
không được kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không đủ điều kiện để trực tiếp xuất
khẩu, ủy thác cho doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu làm bên xuất khẩu hàng hóa và
mức phí phải trả cho bên nhận ủy thác là gọi là phí ủy thác. Xuất khẩu gián tiếp cho
phép doanh nghiệp khơng cần tìm hiểu q nhiều về thị trường mục tiêu, không phải
chịu rủi ro như xuất khẩu trực tiếp.
Thứ ba, hình thức xuất khẩu tại chỗ:
Hình thức xuất khẩu tại chỗ là hình thức mới đang dần phổ biến. Đây là hình
thức xuất khẩu, hàng hóa khơng cần ra nước ngoài mà được giao ngay trong nước,
thay vì phải chuyển hàng ra nước ngồi để giao như các hình thức khác. Do đó, người
xuất khẩu khơng cần chuyển hàng ra nước ngoài mà chuyển hàng cho một doanh
nghiệp khác trong nước do công ty đối tác nước ngồi chỉ định. Ưu điểm của hình
thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà khơng cần xây dựng cơ
4


sở chế biến, tổ chức sản xuất hay đầu tư cơ sở hạ tầng nên khả năng thu hồi vốn tương
đối nhanh. Tuy nhiên, nó địi hỏi nhà nhập khẩu phải nhạy bén với giá cả, thị trường

và hoạt động mua bán cũng địi hỏi sự chính xác và chặt chẽ kịp thời.
Thứ tư, hình thức gia cơng hàng xuất khẩu:
Gia cơng xuất khẩu là một hình thức giao dịch ngoại hối khá phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới. Gia cơng xuất khẩu có thể hiểu là người xuất khẩu nhận tư liệu
sản xuất từ người nhập khẩu, chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu cho thành
phẩm và sản xuất hàng hóa theo sản phẩm, hàng mẫu do người nhập khẩu cung cấp.
Hàng đạt yêu cầu sẽ được xuất khẩu theo chỉ định của nhà nhập khẩu. Đó cũng là một
hình thức đang phát triển mạnh mẽ, nhất là ở những nước có nguồn lao động dồi dào,
tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Thứ năm, hình thức tạm nhập tái xuất:
Hình thức tạm nhập tái xuất là hình thức xuất khẩu hàng hóa đã được nhập khẩu
từ trước nhưng chưa qua bất kỳ q trình gia cơng, tác động nào tại nước tái xuất. Đây
là hình thức bao gồm cả q trình nhập và xuất, mục đích là thu số dư nhập. Tự tái xuất
tức là việc đưa hàng hóa từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất rồi từ nước tái xuất sang
nước nhập khẩu. Ngược lại với dịng hàng hóa là dịng tiền, trong đó tiền rời khỏi nước
nhập khẩu sang nước tái xuất khẩu và nhanh chóng được chuyển sang nước xuất khẩu.
Ưu điểm của phương thức xuất khẩu này là doanh nghiệp có thể thu được lợi
nhuận cao mà không cần xây dựng cơ sở chế biến, tổ chức sản xuất hay đầu tư cơ sở
hạ tầng nên thu hồi vốn tương đối nhanh. Tuy nhiên, nó địi hỏi nhà nhập khẩu phải
nhạy bén với giá cả, thị trường và hoạt động mua bán cũng địi hỏi sự chính xác và
chặt chẽ kịp thời.
Thứ sáu, hình thức bn bán đối lưu:
Giao dịch đối lưu là một phương thức trao đổi hàng hóa đặc biệt, trong đó người
xuất khẩu đồng thời là người nhập khẩu, người bán là người mua, hàng hóa theo
phương thức này vừa là phương tiện, vừa là mục đích của người mua. hoạt động trao
đổi. Trong phương thức xuất khẩu này, mục tiêu là thu được hàng hóa có giá trị tương
đương. Chính vì đặc điểm này mà phương thức mua bán đối lưu còn được biết đến
với những tên gọi khác như xuất khẩu liên kết hay mua bán hàng đổi hàng.
Đặc điểm của hình thức này là chủ yếu chú trọng đến giá trị sử dụng của hàng
hóa, bởi việc trao đổi hàng hóa giữa các đối tác chỉ nhằm đáp ứng một nhu cầu nào

đó, cịn đối tác không mấy quan tâm đến giá trị của hàng hóa. Nhưng hiện nay trong
cách bn bán này, người ta cũng bắt đầu quan tâm đến giá trị của hàng hóa, bởi vì
mục đích chính của hoạt động bn bán là kiếm lời, và cả hai bên tham gia giao dịch

5


cũng cân nhắc đến việc trao đổi hàng hóa gì và thu lợi nhuận từ nó, vì vậy phương
pháp này đã dần được áp dụng.
1.1.4. Quy trình xuất khẩu
Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an tồn và thuận
lợi, địi hỏi mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tổ chức tiến hành theo các khâu
sau quy trình xuất khẩu chung.
Nghiên cứu thị trường,
tìm kiếm đối tác

Lập phương án kinh
doanh

Giao dịch đàm phán và
kí kết hợp đồng

Thực hiện hợp đồng
xuất khẩu
Hình 1.1: Quy trình xuất khẩu
1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thơng hàng
hố ở đâu có sản xuất và lưu thơng và ở đó có thị trường. Thị trường nước ngoài gồm
nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị trường trong nước bởi vậy nắm vững các
yếu tố thị trường hiểu biết các quy luật vận động của thị trường nước ngoài là rất cần

thiết phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý
nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu thị
trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì, ở thị trường nào, thương nhân
giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức nào, chiến lược kinh doanh cho từng giai
đoạn để đạt được mục tiêu đề ra. Lí do tại sao phải nắm rõ đối tác và đặc điểm của
thị trường là để chúng ta tránh được những rủi ro khơng đáng có của hàng hố ví dụ
như khi giao dịch xảy ra bất trắc hoặc lỗi thì cũng khó trong việc đổi trả hàng hố.
Nghiên cứu thị trường hàng hóa phải bao gồm việc nghiên cứu tồn bộ q trình
sản xuất của một ngành sản xuất cụ thể. Nghiên cứu thị trường hàng hóa nhằm đem
lại sự hiểu biết về quy luật vận động của chúng. Mỗi thị trường hàng hóa cụ thể có
6


quy luật vận động riêng, quy luật đó được thể hiện qua những biến đổi nhu cầu, cung
cấp và giá cả hàng hóa trên thị trường, nắm chắc các quy luật để giải quyết hàng loạt
các vấn đề thực tiễn liên quan như thái độ tiếp thu của người tiêu dùng, yêu cầu của
thị trường đối với hàng hóa, các hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường.
Muốn kinh doanh xuất khẩu thành công, ta phải xác định các vấn đề sau:
+ Thị trường cần mặt hàng gì?
+ Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó như thế nào?
+ Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thế nào?
+ Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng đó?
• Nắm vững thị trường nước ngoài
Đối với các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng. Trong nghiên cứu cần nắm vững một số nội dung: những điều kiện
chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách bn bán, những điều kiện về
tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước.
Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh cũng cần phải nắm vững một số nội dung liên
quan đến mặt hàng kinh doanh trên thị trường đó như dung lượng thị trường, tập quán
và thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá thành và dự biến động giá cả, mức độ cạnh

tranh của mặt hàng đó.
• Nhận biết và lựa chọn mặt hàng kinh doanh
Nhận biết mặt hàng kinh doanh trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và
tiêu dùng về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập
quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh
của hàng hố trên thị trường thế giới. Về khía cạnh thương phẩm phải hiểu rõ giá trị
cơng dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã… Vấn đề khá quan trọng trong
giai đoạn này là xác định sản lượng hàng hoá xuất khẩu và thời điểm xuất khẩu để
bán được giá cao nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
Hiện nay do chủ trương phát triển nền kinh tế với nhiều thành phần tham gia
kinh tế trên nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản phẩm thô sản xuất
bằng phương pháp thủ cơng đến sản phẩm sản xuất bằng máy móc tinh vi hiện đại.
Tuyến sản phẩm được mở rộng với mặt hàng phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho
các đơn vị kinh doanh xuất khẩu có được nguồn hàng ổn định với nhiều nhóm hàng
kinh doanh khác nhau.
• Lựa chọn đối tác
Mục đích của hoạt động này là lựa chọn bạn hàng sao cho cơng tác kinh doanh
an tồn và có lợi, bao gồm:
7


+ Quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của họ;
+ Khả năng tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật của họ;
+ Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của họ;
+ Thời gian hoạt động kinh doanh;
+ Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Có thể nói, việc lựa chọn đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện quan
trọng để thực hiện thắng lợi của hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế.
• Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện một cách

tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế như: quan hệ cung cầu hàng
hóa, tích lũy tiêu dùng, … giá cả luôn gắn liền với thị trường và chịu tác động của
nhiều yếu tố.
Để thích ứng sự biến động của thị trường, các nhà kinh doanh tốt nhất là thực
hiện định giá linh hoạt phù hợp với mục đích cơ bản của doanh nghiệp. Ngồi ra, các
doanh nghiệp cịn phải xem xét đến chính phủ nước chủ nhà và nước xuất khẩu để có
thể định giá sản phẩm đáp ứng đòi hỏi của quy định này.
1.1.4.2. Lập phương án kinh doanh
Dựa vào những kết quả thu được trong q trình nghiên cứu tiếp cận thị trường
nước ngồi, nhà xuất khẩu cần lập ra phương án kinh doanh. Phương án này là bản
kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh
doanh. Xây dựng phương án kinh doanh gồm các bước sau:
Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân
Đơn vị kinh doanh phải đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước
ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trường. Đồng thời cũng phải đưa
ra những nhận định cụ thể về thương nhân nước ngoài mà đơn vị sẽ hợp tác kinh
doanh.
Bước 2: Lựa chọn mặt hàng, phương thức kinh doanh
Từ tuyến sản phẩm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà cơng ty có khả
năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đáp ứng được thời điểm xuất khẩu thích hợp:
khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu … và tuỳ thuộc vào khả
năng của công ty mà công ty lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp.

8


Bước 3: Đề ra mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá thị trường nước ngoài về khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất
khẩu của thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai
đoạn cụ thể khác nhau.

Giai đoạn 1: Bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng
loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần.
Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này ngoài
nguyên tố thực tế cần phù hợp với khả năng của cơng ty là mục đích để cơng ty phấn
đấu hình thành và có thể vượt mức.
Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện
Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mục tiêu
đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh
Giúp cho công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh sau thương vụ kinh doanh. đồng
thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làm tốt, những
khâu còn yếu kém nhằm giúp cơng ty hồn thiện quy trình xuất khẩu.
1.1.4.3. Giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng
• Đàm phán
Đàm phán “hợp đồng kinh doanh quốc tế”: Là một loại đàm phán “hợp đồng
kinh doanh”, trong đó yếu tố quốc tế được thể hiện ở việc có ít nhất hai chủ thể có
quốc tịch khác nhau tham gia đàm phán để lập nên (ký kết) các hợp đồng kinh doanh
quốc tế. Giao dịch đàm phán trong hoạt động xuất khẩu là một q trình trong đó diễn
ra sự trao đổi, bàn bạc giữa doanh nghiệp ngoại thương và khách hàng nước ngoài về
các điều kiện mua bán một loại hàng hố để đi đến thoả thuận, nhất trí giữa hai bên.
Muốn đàm phán thành cơng thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng vai trị quan trọng
nhất. Chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị các thông tin về thị trường
kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật hay những thông tin về đối tác.
Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dich đàm phán với
đối tác về thời gian xuất khẩu, mặt hàng, hình thức vận chuyển, phương thức thanh
tốn để đi đến kí kết hợp đồng. Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây:
Đàm phán qua thư tín, Đàm phán qua điện thoại, Đàm phán trực tiếp. Nhưng ở Việt
Nam hiện nay hai hình thức là đàm phán qua thư tín và đàm phán qua điện thoại là
được sử dụng phổ biến nhất.
Các bước tiến hành đàm phán

Bước 1: Hỏi hàng
9


Hỏi hàng cịn gọi là hỏi giá, tuy khơng ràng buộc trách nhiệm của người hỏi,
nhưng nếu hỏi nhiều nơi, nhiều hãng quá có thể gây lên hiểu lầm về nhu cầu của
mình. Dễ gây nên tốn thời gian và chi phí.
Bước 2: Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phía người bán đưa ra.
Trong bn bán thì chào hàng là việc người xuất khẩu thể hiện ý định bán hàng của
mình. Tùy vào đơn chào hàng nào mà chúng có tính chất pháp lý khác nhau.
Bước 3: Đặt hàng
Đặt hàng là lời đề nghị chắc chắn về việc ký kết hợp đồng, xuất phát từ người
mua. Do đó, người mua chỉ đặt hàng ở nhà cung cấp nào mà đã biết rõ về chất lượng
hàng, mức giá cả, khả năng giao hàng của họ. Người bán cần nắm được điều này để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tăng hiệu quả kinh doanh.
• Kí kết hợp đờng
Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký hợp đồng xuất khẩu.
Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng xuất khẩu được hình thành
dưới hình thức văn bản. Hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về các điều
kiện giao dịch nếu cần thì có thể ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên kia. Đó
là văn kiện xác nhận có cả chữ ký của cả hai bên.
Hợp đồng xuất khẩu là những thoả thuận về các điều kiện mua bán hàng hoá
như tên hàng, khối lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán… giữa doanh nghiệp xuất
khẩu với khách hàng cụ thể. Về mặt pháp lý, hợp đồng xuất khẩu là căn cứ pháp luật
ràng buộc các trách nhiệm và quyền lợi của các bên. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng xuất
khẩu, doanh nghiệp phải xem xét lại các điều khoản thoả thuận trước khi ký kết hợp
đồng.
Hợp đờng hàng hố bao gồm những nội dung sau:
- Số hợp đồng
- Ngày, tháng, năm và nơi kí kết hợp đồng.

- Tên và địa chỉ các bên kí kết.
Các điều khoản bắt buộc của hợp đồng:
- Điều 1: tên hàng, phẩm chất, qui cách, số lượng, bao bì, kí mã hiệu.
- Điều 2: giá cả.
- Điều 3: thời hạn, địa điểm, phương thức giao hàng, vận tải.
- Điều 4: điều kiện kiểm nghiệm hàng hoá.
- Điều 5: điều kiện thanh toán trả tiền.
- Điều 6: điều kiện khiếu nại.
10


- Điều 7: điều kiện bất khả kháng.
- Điều 8: điều khoản trọng tài
1.1.4.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi đã kí kết hợp đồng xuất khẩu, cơng việc rất quan trọng mà doanh nghiệp
cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã kí kết. Căn cứ vào điều khoản
đã ghi trong hợp đồng doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp các công việc mà mình
phải làm ghi thành bảng biểu theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời nắm bắt
diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những thơng tin phản hồi từ phía
đối tác.
Quy trình thực hiện hợp đờng xuất khẩu gờm:
• Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá: Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một
công việc bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu
hàng hoá sang nước ngoài. Nhưng theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hố phù hợp
với nội dung đăng kí kinh doanh trong nước của mình khơng cần phải xin giấy phép
kinh doanh xuất khẩu tại bộ thương mại.
Quy định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý theo cơ chế
riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quý, tác phẩm
nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ).

Nếu hàng xuất khẩu qua nhiều cửa khẩu, thì cơ quan sẽ cấp cho doanh nghiệp
ngoại thương một phiếu theo dõi. Mỗi khi hàng thực tế được gia nhận ở cửa khẩu, cơ
quan hải quan đó sẽ trừ lùi vào phiếu theo dõi.
• Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu là chuẩn bị hàng
theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp với chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và có thể
giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế. Như vậy quá
trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm các nội dung: Tập trung hàng xuất khẩu và
tạo nguồn hàng, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hố.
Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu
Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Vì thế
chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom tập trung từ nhiều chân hàng. Cơ sở pháp
lí để làm việc đó là kí kết hợp đồng kinh tế giữa chủ hàng xuất khẩu với các chân
hàng.
Hợp đồng kinh tế về việc huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán
hàng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…Nhằm thực hiện theo đúng
thời hạn hợp đồng xuất khẩu hàng hố đã kí kết.
11


Đóng gói hàng xuất khẩu
Trong thương mại quốc tế, khơng ít hàng hoá để trần hay để rời, nhưng đại bộ
phận hàng hố u cầu phải được đóng gói bao bì trong quá trình vận chuyển và
bảo quản. Vì vậy, việc tổ chức đóng gói bao bì là khâu quan trọng trong việc chuẩn
bị hàng hố. Để đóng gói bao bì cho hàng xuất khẩu người quản trị phải đưa ra các
quyết định:
- Hàng hóa có cần đóng bao bì khơng.
- Kiểu cách và chất lượng của bao bì.
- Số lượng bao bì cần đóng gói.
- Nguồn và cách thức cung cấp bao bì.
- Cách thức đóng gói bao bì.

Muốn làm tốt việc đóng gói bao bì, người thao tác một mặt phải nắm vững loại
bao bì đóng gói mà hợp đồng quy định, mặt khác cần nắm được những u cầu cụ
thể của việc bao gói thích hợp đã lựa chọn.
Kẻ ký hiệu mã hiệu hàng xuất khẩu
Ký mã hiệu (Marking) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ
được ghi trên các bao bì bên ngồi nhằm cung cấp các thơng tin cần thiết cho quá
trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hoá. Kẻ ký mã hiệu là khâu
cần thiết và là khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Để kẻ ký mã
hiệu người quản trị phải quyết định:
- Nội dung kẻ ký mã hiệu.
- Vị trí kẻ ký mã hiệu trên bao bì.
- Chất lượng của ký mã hiệu.
Nội dung ký mã hiệu bao gồm:
- Những nội dung thông tin cần thiết đối với người nhận hàng.
- Những thông tin cần thiết cho việc vận chuyển hàng hố.
- Những thơng tin hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá.
- Mã số và mã vạch của hàng hố,…
• Kiểm tra chất lượng hàng hố
Kiểm tra hàng hố xuất khẩu là cơng việc cần thiết, là sự tiếp tục q trình các
cơng đoạn thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế, kiểm tra mức độ phù hợp của
hàng hoá xuất khẩu so với yêu cầu đã đề ra trong hợp đồng thương mại quốc tế. Sự
phù hợp ở đây là phù hợp về chất lượng, bao bì, số lượng, ...

12


Trước khi giao hàng người có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hoá về chất lượng,
số lượng, trọng lượng bao bì,... (tức là kiểm nghiệm).
Kiểm tra hàng xuất khẩu có tác dụng:
- Thực hiện trách nhiệm của người xuất khẩu trong thực hiện hợp đồng thương

mại quốc tế, từ đó đảm bảo uy tín của nhà xuất khẩu cũng như đảm bảo tốt mối quan
hệ buôn bán trong thương mại quốc tế.
- Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến các khuyết tật, đổi hàng mới, giao
hàng bù, hạ giá, ... làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
- Phân tích được trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu, đảm
bảo được quyền lợi của khách hàng và của người xuất khẩu.


Thuê phương tiện vận tải

Tuỳ theo quy định trong hợp đồng mà bên bán có hay khơng có nghĩa vụ th
tàu. Thơng thường các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo giá FOB cho nên việc
th tàu do phía nước ngồi đảm nhận. Tuy nhiên cũng có một số hợp đồng do ký kết
theo điều kiện CIF, DAF thì phía doanh nghiệp Việt Nam có nghĩa vụ th tàu.
Trong q trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phương tiện
vận tải dựa vào căn cứ sau đây:
- Dựa vào những điều khoản của hợp đồng xuất khẩu hàng hoá: điều kiện cơ sở
giao hàng số lượng nhiều hay ít.
- Dựa vào đặc điểm hàng hoá xuất khẩu: là loại hàng gì, hàng nhẹ cân hay hàng
nặng cân, hàng dài ngày hay hàng ngắn ngày, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức
tạp…
Điều kiện vận tải:
Đó là hàng rời hay hàng đóng trong container, là hàng hố thơng dụng hay hàng
hố đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường bình thường hay tuyến hàng đặc biệt, vận
tải một chiều hay vận tải hai chiều, chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở liên tục…
để có thuê phương tiện đường bộ, đường biển, hay đường hàng khơng, đường sắt.
• Mua bảo hiểm hàng hố
Chun chở hàng hoá xuất khẩu thường xuất hiện những rủi ro, tổn thất vì vậy
việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là một cách tốt nhất để đảm bảo an tồn
cho hàng hố xuất khẩu trong q trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể mua bảo

hiểm cho hàng hố xuất khẩu của mình tại các cơng ty bảo hiểm.
Xác định loại hình bảo hiểm:
+ Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy): là hợp đồng bảo hiểm cho một khối
lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau (thường thời hạn là 1 năm).
13


Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của mình để ký hợp đồng bảo hiểm ngay từ
đầu năm sẽ bảo hiểm cho tồn bộ kế hoạch năm đó. Khi có hàng xuất khẩu doanh
nghiệp gửi thông báo đến công ty bảo hiểm, cơng ty bảo hiểm sẽ cấp hố đơn bảo hiểm.
+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy): là hợp đồng bảo hiểm được ký
kết cho từng chuyến hàng chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác, được ghi
trong hợp đồng bảo hiểm.
Chủ hàng xuất khẩu gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu
bảo hiểm”. Trên cơ sở này chủ hàng xuất khẩu và công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng
bảo hiểm, để ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm sau:
+ Bảo hiểm điều kiện A: bảo hiểm rủi ro.
+ Bảo hiểm điều kiện B: bảo hiểm tổn thất riêng.
+ Bảo hiểm điều kiện C: bảo hiểm miễn tổn thất riêng.
Điều khoản ghi trong hợp đồng, tính chất hàng hố, tính chất bao bì và phương
thức xếp hàng, loại tàu chuyên chở.
Đàm phán ký kết hợp đờng bảo hiểm, thanh tốn phí bảo hiểm (I) nhận
đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance
Certificate).
• Làm thủ tục hải quan
Đây là quy định bắt buộc đối với bất kì loại hàng hố nào, cơng tác này được tiến
hành qua 3 bước:
+ Khai báo hải quan: chủ hàng có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ về hàng
hoá một cách trung thực và chính xác lên một tờ khai để cơ quan kiểm tra. Nội dung
bao gồm: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng hoá, phương tiện hàng hoá, nước

nhập khẩu. Tờ khai hải quan được xuất trình cùng một số giấy tờ khác như: hợp đồng
xuất khẩu, giấy phép hố đơn đóng gói.
+ Xuất trình hàng hố: hàng hoá xuất khẩu phải được sắp xếp một cách trật tự
thuận tiện cho việc kiểm soát.
+ Thực hiện các quyết định của hải quan: đây là công việc cuối cùng trong q
trình hồn thành thủ tục hải quan.
• Giao hàng lên tàu
Thực hiện điều kiện giao nhận hàng trong hợp đồng xuất khẩu, đến thời gian giao
hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng, hiện nay phần lớn hàng hoá xuất
khẩu của chúng ta vận chuyển bằng đường biển và đường sắt.
Nếu hàng xuất khẩu được giao bằng đường biển, chủ hàng làm những công việc
sau:
14


×