Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Miễn trách nhiệm hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng trong thời điểm dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 80 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN ĐỒN QUANG HUY

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT ĐẦU TƯ – KINH DOANH

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19

Hà Nội, năm 2023


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: LUẬT ĐẦU TƯ – KINH DOANH

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lưu Thị Tuyết


Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Đoàn Quang Huy

Mã sinh viên

: 7103807030

Lớp

: LUKT10

Hà Nội, năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là cơng trình nghiên cứu độc lập
của riêng tơi. Các ví dụ, số liệu sử dụng phân tích trong Khóa luận có nguồn
gốc rõ ràng, đã được cơng bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu
trong Khóa luận do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật kinh tế xem xét để tơi
có thể bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của
Giảng viên hướng dẫn

Người cam đoan

Lưu Thị Tuyết


Nguyễn Đoàn Quang Huy

i


LỜI NHẬN XÉT

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự

LTM

Luật thương mại

CISG

Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng

Cơng ước Viên

mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980

UCC


Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ

HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

VCCI

Liên đồn Thương mại và Cơng nghiệp
Việt Nam

VIAC

Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam

iii


MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày với tần suất diễn ra dày đặc, hoạt
động mua bán trao đổi hàng là thứ không thể thiếu hiện tại. Đặc biệt, với xu
hướng hội nhập kinh tế hiện nay, quá trình giao lưu kinh tế giữa các bên hiện
nay được các quốc gia quan tâm và thúc đẩy. Thành quả là rất nhiều các thỏa
thuận hợp tác về kinh tế, hiệp định thương mại, Công ước,… đã được Việt
Nam ký kết, tham gia với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong
quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng bên cạnh những lợi
ích thì cịn tồn tại rất nhiều vấn đề trong đấy có vấn đề miễn trách do vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt thời điểm dịch bệnh Covid diễn
ra ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện hợp đồng. Với mục tiêu nghiên
cứu, từ đó đưa ra những bài học để giúp cho khơng chỉ thương nhân và những

người quan tâm tìm hiểu, tác giả lựa chọn đề tài:“Miễn trách nhiệm hành vi vi
phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng trong thời
điểm dịch Covid-19”.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI NHẬN XÉT ................................................................................................... ii
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI............................................................................................. iv
MỤC LỤC ............................................................................................................. v
Phần mở đầu .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI
VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ. . 5
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế……………. ................................................................................................... 5
1.1.1.

Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ........... 5

1.1.2.

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ........... 12

1.1.3.


Trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. .. 15

1.2.

Các vấn đề cơ bản về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi

phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ............................................... 19
1.2.1.

Khái niệm về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ............................................. 19
1.2.2.

Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ............................................. 21
1.2.3.

Ý nghĩa của miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ............................................. 22
1.2.4.

Hậu quả pháp lý từ việc miễn trách nhiệm trong hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế......................................................................... 23
1.3.

Nguồn luật điều chỉnh chế độ miễn trách nhiệm đối với hành


vi vi phạm trong hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế. ............................ 25
1.3.1.

Điều ước quốc tế. ................................................................... 26
v


1.3.2.

Pháp luật quốc gia. ................................................................ 27

1.3.3.

Tập quán thương mại quốc tế. .............................................. 29

1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến miễn trách nhiệm trong hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế. ........................................................................... 30
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 31
Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI
VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG VỀ
MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ TRONG THỜI ĐIỂM DỊCH COVID-19. ........................................ 32
2.1.

Các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm đối với


hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.............................. 32
2.1.1.

Miễn trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng. ........... 32

2.1.2.

Miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi

của bên kia.. ................................................................................................ 36
2.1.3.

Miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền. .......................................................................... 38
2.1.4.

Miễn trách nhệm đối với hành vi vi phạm do các bên thỏa

thuận……... ................................................................................................ 42
2.1.5.

Miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm của bên thứ ba

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ............................................. 44
2.2.

Thực tiễn áp dụng miễn trách nhiệm đối với hành vi vi

phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong thời điểm dịch Covid19………………. ............................................................................................ 47

Kết luận chương 2 ............................................................................................. 52

vi


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ
MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ. ........................................................................... 54
3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật miễn trách nhiệm đối với

hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ............................. 54
3.2.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực

thi quy định về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ................................................................ 56
3.2.1.

Hồn thiện quy định về miễn trách nhiệm đối với hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế. .............................................................. 56
3.2.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về miễn

trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế……….. ........................................................................................... 60

Kết luận chương 3 ............................................................................................... 65
Kết luận ............................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 69

vii


Phần mở đầu
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hịa bình như hiện nay, việc giao lưu hợp tác được các
nước vô cùng quan tâm và hun đúc. Với Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam
tại Đại hội lần thứ IX (2001) đã định hướng nền kinh tế Việt Nam phải theo là
nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy mà, mối quan hệ
hợp tác không chỉ là giữa các chủ thể tư trong nền kinh tế mà quan hệ hợp tác
trên phương diện giữa Việt Nam với các nước vùng lãnh thổ được quan tâm
và phát triển sâu rộng. Hợp đồng chính là cơ sở để đảm bảo cho việc hợp tác,
thực hiện của các bên trong quan hệ dân sự. Trong đó hầu hết là các hợp đồng
liên quan đến mua bán trao đổi hàng hóa, từ đây hình thành khái niệm hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động
ngoại thương diễn ra từng giờ từng phút chủ yếu thông qua phương thức hợp
đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân có trụ sở thương mại hoặc có
quốc tịch tại các quốc gia khác nhau. Trong q trình thực hiện hợp đồng
khơng phải lúc nào cũng suôn sẻ và các bên đều tự giác thực hiện đúng được
như trong hợp đồng đã cam kết, sẽ có lúc một trong các bên vơ ý hay cố ý sẽ
có hành vi vi phạm. Và khi vi phạm, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên đặt trong mối quan hệ nhân
quả không phải lúc nào bên vi phạm cũng phải chịu trách nhiệm, họ có thể

được miễn trách nhiệm. Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế là trường hợp bên vi phạm được giải thoát khỏi
nghĩa vụ do mình đã giao kết trong hợp đồng. Đây là nội dung quan trọng
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự, góp phần đảm bảo cân
bằng lợi ích, chia sẻ rủi ro và từ đó ngăn ngừa sự trốn tránh nghĩa vụ. Qua
thực tiễn những năm gần đây, nhận thấy các thương nhân Việt Nam vẫn chưa
chú ý đến các điều khoản cũng như các quy định về miễn trách nhiệm trong
1


cả lúc giao kết cho đến khi thực hiện hợp đồng MBHHQT. Điều này là hạn
chế dẫn đến việc các chủ thể này thường gặp bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.
Và nguyên nhân cơ bản đến từ việc các thương nhân chưa nắm vững được các
quy định pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, bên cạnh đó pháp luật về
miễn trách nhiệm HĐMBHHQT của nước ta dù đã đổi mới nhưng vẫn còn
nhiều điểm hạn chế chưa tương thích với pháp luật thế giới. Ngồi ra, trước
sự ảnh hưởng của đại dịch Covid những năm gần đây đến hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc thì vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng là chủ đề được
quan tâm hơn bao giờ hết. Chừng nào những quy định của pháp luật quốc gia
cũng như nguồn luật của thế giới về miễn trách nhiệm chưa trở thành công cụ
hữu hiệu điều chỉnh quan hệ hợp đồng thì chừng đó Việt Nam hay chính là
các thương nhân Việt Nam vẫn nằm ngoài sự phát triển của kinh tế thế giới.
Xuất phát từ lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Miễn trách nhiệm hành vi vi
phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và thực tiễn áp dụng trong
thời điểm dịch Covid-19”.
2.

Đối tượng và mục đích nghiên cứu


2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu xoay quanh các vấn đề liên quan miễn trách nhiệm đối
với hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cụ thể: khái niệm
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hành vi vi phạm hợp đồng và miễn trách
nhiệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; các đặc điểm đặc trưng; hậu quả
của miễn trách nhiệm; căn cứ miễn trách nhiệm; nguồn luật điều chỉnh miễn
trách nhiệm.
2.2.

Mục đích nghiên cứu

Khóa luận làm rõ một cách có hệ thống, giúp người đọc có cái nhìn tổng
qt về các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, trong đó có khái niệm, hậu quả, các quy định của pháp luật Việt Nam
cũng như hệ thống pháp luật quốc tế về miễn trách nhiệm. Đồng thời tác giả
2


cũng nhìn nhận thực tiễn áp dụng và ở từng trường hợp miễn trách nhiệm tác
giả chỉ ra những vấn đề lý luận, so sánh quy định miễn trách nhiệm của pháp
luật Việt Nam và CISG, đưa vào đó các tình huống thực tiễn thời điểm dịch
Covid-19 về miễn trách nhiệm xem có những thuận lợi và khó khăn gì. Từ đó,
cuối bài tác giả thể hiện quan điểm và đề xuất các ý kiến với mục đích hồn
thiện quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán
hàng hóa cho các thương nhân Việt Nam áp dụng.
3.


Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: bài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt
Nam như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 và một số
văn bản pháp luật liên quan về miễn trách nhiệm trong hợp đồng, có so sánh
với pháp luật quốc tế trong đó có Cơng ước Viên 1980. Ngoài việc nghiên
cứu về các chủ thể là thương nhân Việt Nam, đề tài còn nghiên cứu các chủ
thể nước ngồi.
- Thời gian: khóa luận được nghiên cứu số liệu từ năm 2013 – Nay.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết được sử dụng phần
lớn tại Chương 1 nhằm khái quát những vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
- Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt tại Chương 1, 2 nhằm
phân tích những quy định của các văn bản Luật Thương mại 2005, Bộ luật
Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật quốc tế về miễn trách nhiệm trong hợp
đồng;
- Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu ở Chương 2, 3 để chỉ ra
những ảnh hưởng, sự cần thiết của miễn trách nhiệm;
- Phương pháp so sánh được trình bày tại Chương 1, 2 nhằm chỉ ra điểm
khác biệt giữa Pháp luật Việt Nam với Điều ước quốc tế và án lệ;
3


- Phương pháp diễn giải được sử dụng tại hầu hết các Chương để phân
tích các vấn đề liên quan đến miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng

hóa.
5.

Kết cấu khóa luận

Khóa luận kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về miễn trách nhiệm đối với hành vi
vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
- Chương 2: Thực trạng quy định về miễn trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm hợp đồng và thực tiễn áp dụng về miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong thời điểm dịch Covid-19;
- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định về miễn trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

4


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM
ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ.
1.1.

Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế.
Xã hội tồn tại và phát triển cần phải trao đổi hàng hoá, hợp đồng lúc này
được hình thành và giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều tiết các
quan hệ tài sản. Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp và đóng vai trị quan
trọng trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hóa – tiền tệ. Hiện nay, phần
lớn các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bởi hợp đồng và hầu hết các hợp

đồng là hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhà nước Việt Nam với nền kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, việc giao thương mua bán hiện nay
không chỉ dừng lại trong lãnh thổ ở một quốc gia mà còn được mở rộng ra
khỏi biên giới các nước, hình thành nên khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế.
Vì thế, chế định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là chế định được không
chỉ các thương nhân chủ thể của hợp đồng quan tâm mà nó được chú ý bởi
những luật gia nghiên cứu trong và ngoài nước. Câu hỏi đặt ra là tại sao phải
làm rõ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi nghiên cứu về đề tài “Miễn
trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
thực tiễn áp dụng trong thời điểm dịch Covid-19?” Bởi vì, hợp đồng chính là
căn cứ đầu tiên để xem xét việc miễn trách nhiệm.
1.1.1. Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Trước hết muốn hiểu khái niệm “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” là
gì thì cần đi phân tích từng khái niệm nhỏ cấu thành nên nó.
Đầu tiên là khái niệm về “hợp đồng”, chính hợp đồng là “gốc rễ” của
khái niệm “hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” nói trên. Hiện tại trên thế
giới có nhiều hệ thống pháp luật, tuy nhiên phổ biến nhất chính là hai hệ
thống Civil Law (hay còn được gọi là Dân luật) và Common Law (hay còn
5


được gọi là Thông luật). Tại pháp luật Mỹ, điển hình cho hệ thống luật
Common Law thì nhìn nhận hợp đồng là một thỏa thuận giữa các bên hoặc
nhiều bên có thẩm quyền, dựa trên những lời hứa lẫn nhau, để làm hoặc
không làm một việc cụ thể hợp pháp và có thể thực hiện1. Bộ luật Thương mại
thống nhất của Hoa Kỳ (UCC) định nghĩa: “Hợp đồng, để phân biệt với “thỏa
thuận”, có nghĩa là tổng nghĩa vụ pháp lý của các bên được quy định bởi
(UCC) cũng như bổ sung bởi bất kỳ luật áp dụng khác”. Hợp đồng ở đây là
tổng thể các quyền và nghĩa vụ được các bên ghi nhận trong nó. Và khi nói về
quyền tự do hợp đồng, luật gia Hoa Kỳ J. Peter Byrne nhận định “Luật hợp

đồng đề cập tất cả các khía cạnh của việc hứa hẹn, giữ lời và không giữ lời” 2,
cũng theo như các nhà nghiên cứu luật Hoa Kỳ thì hợp đồng và việc giữ lời
hứa khơng có nhiều sự phân biệt. Ngồi ra, điển hình trong hợp đồng của
pháp luật Anh-Mỹ đó chính là “consideration” (tạm dịch là sự đối ứng, đây là
sự hứa hẹn của các bên về quyền lợi và nghĩa vụ phải thực hiện). Tóm lại,
theo quan điểm của Thơng luật thì hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận về
mặt pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên hoặc một tập hợp các lời hứa ràng buộc
về mặt pháp lý được thực hiện bởi một bên hoặc nhiều bên. Đối với Việt Nam
bị ảnh hưởng truyền thống pháp luật từ thời kỳ Pháp thuộc và kéo dài đến tận
ngày nay do đó Dân luật còn được gọi với cái tên Pháp luật Châu Âu lục địa
là những gì mà pháp luật nước ta tham khảo khi định nghĩa về hợp đồng. Bởi
vậy, Dân luật nói chung hay pháp luật Việt Nam nói riêng khơng có điều kiện
bắt buộc về sự đối ứng (consideration) khi hình thành hợp đồng như trong hệ
thống Thơng luật. Nhìn về quá khứ, theo Điều 1101 Bộ luật dân sự Napoleon,
hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam
kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao vật, làm hoặc khơng
làm cơng việc nào đó. Về cơ bản, phần định nghĩa hai hệ thống luật cũng
khơng có q nhiều sự khác biệt. Còn theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội
1

Brown, Gordon.W. & Sukys Paul. A (1993), Business law with UCC applications (9th edition),
Glencoe, Mc GrawHill, New York, USA, tr.94.
2
Jay M. Feinman (2012), Luật 101: Mọi điều bạn cần biết về pháp luật Hoa Kỳ, Nxb. Hồng Đức, Hà
Nội, tr.294

6


chủ nghĩa Việt Nam tại theo quy định tại điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy

định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Nhìn về Bộ luật dân sự năm 2005 có thể
nhận thấy rõ sự tiến bộ một cách đáng kể trong quá trình lập pháp khi định
nghĩa về hợp đồng tại Bộ luật dân sự năm 2015. Nếu tại Điều 394 Bộ luật dân
sự năm 2005 sử dụng thuật ngữ “Khái niệm hợp đồng dân sự” thì đến Bộ luật
dân sự năm 2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” và chỉ để “Khái niệm hợp đồng”.
Bởi lẽ, lúc này Việt Nam đang trong thời kỳ mà cơ chế thị trường phát triển
hoạt động giữa các chủ thể tư được phát triển mạnh, và nếu để với tên gọi
“hợp đồng dân sự” thì khiến cho mọi người trong đó có chủ thể trực tiếp áp
dụng lầm tưởng đó chỉ là các quan hệ dân sự thuần túy bao gồm các hoạt
động diễn ra hàng ngày mà không bao gồm các hoạt động trong quan hệ giữa
các chủ thể tư khác như kinh doanh, thương mại, lao động3.
Hợp đồng MBHH trong thương mại được coi là một dạng cụ thể của hợp
đồng mua bán tài sản vì hàng hóa được coi là một loại tài sản. Điều 430 Bộ
luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng mua bán tài sản, theo đó: “Hợp đồng
mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền
sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”. Như vậy, một
chủ thể mua hàng hóa bằng tiền hoặc hình thức thanh tốn khác và nhận
quyền sở hữu hàng hóa (xuất hiện quyền và nghĩa vụ) thì khi đó hình thành
nên hợp đồng mua bán hàng hóa. Định nghĩa của BLDS năm 2015 này được
đánh giá là ngắn gọn, súc tích vừa có tính khái qt cao được hiểu là bao gồm
tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng như là hợp đồng dân sự, hợp đồng
kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản trí
tuệ,…chứ khơng chỉ là các loại hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần.
Luật Thương mại năm 2005 ghi nhận khái niệm “mua bán hàng hóa” tại
khoản 8 điều 3 chứ khơng sử dụng khái niệm “hợp đồng mua bán hàng hóa”,
3

PGS. TS. Nguyễn Như Phát (2010), Một số đề xuất sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005, Trang thông
tin pháp luật dân sự, xem thêm tại: truy cập ngày

20/04/2023.

7


nhưng về cơ bản chúng tương đồng về ý nghĩa: “mua bán hàng hóa là hoạt
động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở
hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh
tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Cũng tại Luật Thương mại cũng định nghĩa về “hàng hóa” căn cứ khoản 2
điều 3 “hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai”. Trong thực tế các
nguồn luật ln có sự khác biệt, với pháp luật Việt Nam là vậy tuy nhiên khi
quy định về “hàng hóa”, đơn cử như theo Cơng ước về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (CISG), với trường hợp như việc mua một chiếc nồi cơm
điện để phục vụ cho cơng việc nội trợ gia đình thì quy chiếu pháp luật Việt
Nam cụ thể Luật Thương mại thì nó là hàng hóa vì là động sản nhưng khi quy
chiếu Cơng ước Viên kể trên thì lại khơng phải hàng hóa vì chiếc nồi cơm
điện phục vụ cho cá nhân, gia đình. CISG có những ngoại lệ về phạm vi áp
dụng đối với những hàng hóa hay áp dụng hàng hóa trong hồn cảnh nhất
định.
Ngồi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một trong ba loại hợp đồng
mua bán hàng hóa được pháp luật thương mại Việt Nam quy định. Trong đó
cịn có những hợp đồng:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường, tức là chỉ trong phạm vi
lãnh thổ Việt Nam;
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết thơng qua Sở giao dịch
hàng hóa được quy định tại điều 63, 64 của Luật Thương mại.
Với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì là HĐMBHH có thêm yếu
tố quốc tế - tức yếu tố vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Mà ở đó pháp luật

thương mại của Việt Nam quy định các hình thức của mua bán hàng hóa quốc
tế tại Điều 27 LTM là "các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu".
8


Tựu trung lại, nếu hiểu đơn giản thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
ở đây chính là hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như trên nhưng
mang tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngồi). Để xác định loại hợp đồng
này, các văn kiện quốc tế cũng như pháp luật của quốc gia đều phải dựa vào
việc xác định yếu tố đặc trưng này. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là yếu tố
nước ngoài không giống nhau theo quan điểm của từng quốc gia hoặc các
điều ước quốc tế khác nhau cũng quy định khác nhau.
Căn cứ Công ước Lahaye 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu
hình thì “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những hợp đồng mua bán
hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đóng ở các nước
khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước người bán sang nước người mua,
hoặc việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau”. Có thể thấy,
Cơng ước Lahaye có ba tiêu chí để coi nó là hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, một là vấn đề trụ sở thương mại của các bên đặt ở các nước khác
nhau, thứ hai đặt ra vấn đề lãnh thổ là hàng hóa phải được di chuyển từ nước
người bán sang nước người mua, thứ ba là tiêu chí mang tính tùy nghi – hoặc
việc ký kết hợp đồng được diễn ra ở các nước khác nhau. Điều kiện thứ ba đi
trước nó là từ “hoặc” khơng bắt buộc các bên, do vậy việc ký kết hợp đồng
lúc này có thể diễn ra tại nước người bán, nước người mua hoặc nước thứ ba.
Từ đó cho thấy hai điều kiện đầu là hai điều kiện quan trọng hơn cả. Công
ước cũng không đề cập tới vấn đề quốc tịch của bên bán và bên mua, khơng
quy định việc các bên có quốc tịch khác nhau mà chỉ quy định có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau. Tính quốc tế ở đây là giữa các bên có
trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau và hàng hóa được di chuyển từ

quốc gia này sang quốc gia khỏi quốc gia khác (ra khỏi biên giới).
Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế năm 1980 ra đời sau chính là nhằm mục đích thay thế Cơng ước Lahaye
1964 có những điểm mới và hoàn thiện cơ bản đã quy định về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế tại Điều 1 là “Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên
9


có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”. Công ước Viên vẫn đề cao
vấn đề trụ sở thương mại của các bên đặt tại các quốc gia khác nhau mà
không đề cập tới quốc tịch của các bên, tính dân sự hay thương mại cũng
khơng phải là tiêu chí xác định hợp đồng mua bán hàng hóa, ngồi ra Cơng
ước đã bỏ đi quy định là hàng hóa phải được chuyển từ nước người bán sang
nước người mua. Quy định ngắn gọn tạo ra cách hiểu thống nhất chung khiến
cho các chủ thể áp dụng một cách dễ dàng.
Như vậy, cả Công ước Lahaye 1964 và Công ước Viên 1980 đều lấy tiêu
chí trụ sở thương mại của các bên đương sự làm tiêu chí để xác định hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Nếu trụ sở của các bên mua bán đóng ở các quốc
gia khác nhau thì đó là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngược lại nếu có
trụ sở thương mại tại cùng một quốc gia nhưng quốc tịch của các bên khác
nhau thì trường hợp này khơng được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế. Thực tiễn cũng chỉ ra, hầu hết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
diễn ra với một “mơ-típ” quen thuộc như được ký kết giữa các bên có trụ sở
đóng ở các nước khác nhau, đồng thời có quốc tịch cũng khác nhau và hàng
hóa lúc này được chuyển từ nước người bán sang nước người mua. Tồn tại
một số ít những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà ở đó các bên có cùng
quốc tịch nhưng có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Ví dụ,
thương nhân quốc tịch Hoa Kỳ có trụ sở thương mại tại Hoa Kỳ ký hợp đồng
mua bán hàng hóa với thương nhân quốc tịch Hoa kỳ nhưng doanh nghiệp đặt
trụ sở tại Việt Nam vẫn được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Với pháp luật Việt Nam yếu tố nước ngoài được thể hiện trong khoản 2
điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: thứ nhất, về chủ thể là có một trong
các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; thứ hai, về sự kiện pháp
lý là việc các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam
nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện và chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại
nước ngồi (tức ngồi lãnh thổ Việt Nam); thứ ba, về khách thể là các bên
tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng
10


của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi. Bên cạnh đó, Luật Thương mại 2005
cũng quy định về vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy khơng đưa
ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng được thể hiện qua
việc liệt kê mua bán hàng hóa quốc tế gồm các hình thức sau quy định tại
khoản 1 điều 27 Luật Thương mại năm 2005: “Mua bán hàng hóa quốc tế
được thể hiện dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm
xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Luật Thương mại 2005 cũng đã xác định cụ
thể các khái niệm trên như sau:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật (căn cứ khoản 1 điều 28
LTM).
Nhập khẩu hàng hóa là việc được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng biệt theo quy định của pháp luật (căn cứ khoản 2 điều 28
LTM).
Tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ lãnh thổ nước
ngồi hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luạt Việt Nam, có làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và thực hiện thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra

khỏi Việt Nam (căn cứ khoản 1 điều 29 LTM).
Tạm xuất tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngồi
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng biệt theo quy định pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu
ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt
Nam (căn cứ khoản 2 điều 29 LTM).
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng hóa từ một nước, vùng lãnh thổ
để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm
11


thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không là thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam (căn cứ khoản 1 điều 30 LTM).
Từ các khái niệm có thể thấy pháp luật Việt Nam quy định hàng hóa bắt
buộc phải là động sản và hàng hóa phải di chuyển được từ khu vực này sang
khu vực khác mới được xem xét tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
Như vậy, qua việc tìm hiểu các khái niệm quy định trong các điều ước
quốc tế cũng như trong văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, tác giả có
thể đưa ra khái niệm cơ bản nhất về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như
sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận thống nhất ý chí
giữa các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngồi.
1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có đặc điểm tương đối giống với
các hợp đồng thông thường nhưng yếu tố chủ thể của hợp đồng là đặc trưng
riêng biệt để phân biệt hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chủ thể của hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là các bên có trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau. Nhìn chung việc đóng trụ sở thương mại tại quốc gia nào
thì mang quốc tịch nước đó, nhưng vẫn cịn một số trường hợp khác các
thương nhân dù mang quốc tịch của một nước nhưng lại lập trụ sở tại một

quốc gia khác theo u cầu của thương nhân. Ngồi ra, cũng khơng thể loại
trừ trường hợp các bên tuy cùng quốc tịch nhưng lại có trụ sở kinh doanh tại
các quốc gia khác nhau thì vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế. Trong bài này, để phù hợp với tính chất thương mại tác
giả sử dụng khái niệm chủ thể chung ở đây là thương nhân.
Bên cạnh điểm đặc trưng về lãnh thổ, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, về đồng tiền thanh toán.

12


Đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong các bên của
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Ví dụ: Doanh nghiệp Việt Nam có trụ sở
thương mại tại Việt Nam xuất khẩu chuối sang thị trường Mỹ nơi có doanh
nghiệp Mỹ đóng trụ sở tại đó và đồng tiền thanh tốn được các bên thỏa thuận
thanh tốn là Đơ la Mỹ (ngoại tệ đối với Việt Nam). Tuy nhiên, thực tế không
phải lúc nào đồng tiền thanh toán cũng là ngoại tệ đối với một trong các bên.
Như với trường hợp các bên trong hợp đồng đều là thành viên của khối Liên
minh Châu Âu thì đồng tiền thanh tốn là đồng tiền chung Châu Âu (Euro).
Thứ hai, chính là về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chính là hàng hóa.
Hàng hóa là dấu hiệu để phân biệt nó với các loại hợp đồng khác. Việc quy
định thế nào là hàng hóa cũng rất quan trọng trong việc giao kết hợp đồng,
hàng hóa phải được các bên đồng ý thỏa thuận và phù hợp với pháp luật nước
của các bên trong hợp đồng. Đa số các điều ước quốc tế và pháp luật các
nước, hàng hóa là đối tượng của mua bán thương mại được hiểu bao gồm
những loại tài sản có hai thuộc tính cơ bản sau: một là, có thể lưu thơng và hai
là, có tính chất thương mại. Tuy nhiên với đặc điểm của điều ước quốc tế
mang tính chất chung chung và vẫn ln tồn tại những ngoại lệ. Ví dụ như cổ

phiếu nếu quy chiếu theo pháp luật thương mại Việt Nam thì nó là hàng hóa
tuy nhiên nếu căn cứ CISG thì đây được coi là trường hợp ngoại lệ không
được thuộc phạm vi điều chỉnh bởi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ ba, về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hình thức của hợp đồng thể hiện sự ghi nhận sự tồn tại của hợp đồng,
cũng là căn cứ, bằng chứng để xem xét hợp đồng được hình thành hợp pháp
hay khơng trong q trình giải quyết tranh chấp. Xuất phát từ nguyên tắc tự
do mà các bên tham gia giao kết có quyền được lựa chọn hình thức hợp đồng
mua bán phù hợp. Khi nhắc đến hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế thường có hai quan điểm như sau:
13


- Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bắt buộc phải được
lập thành văn bản. Đây là quan điểm của một số nước theo Civil Law trong đó
có Việt Nam;
- Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được xác lập qua lời
nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Quan điểm này cởi mở hơn được áp
dụng tại hầu hết quốc gia theo trường phái Thơng Luật (Common Law).
Ngồi ra, khái niệm về văn bản trong quy định pháp luật quốc gia cũng
có sự khác nhau. Để thống nhất quan điểm pháp luật của các quốc gia thì
Cơng ước Viên đã ra đời, theo đó: “Hợp đồng mua bán khơng cần phải được
ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay tuân thủ một yêu cầu nào khác về
hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể chứng minh bằng mọi cách kể cả
lời khai của nhân chứng”. Tuy nhiên với nguyên tắc tự do hợp đồng thì các
quốc gia tham gia Cơng ước hồn tồn được bảo lưu để lựa chọn hình thức
hợp đồng sao cho phù hợp với pháp luật của quốc gia mình.
Thứ tư, luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Cũng xuất phát từ quyền tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng, nguồn luật
thường được các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng. Với trường hợp không quy

định rõ trong hợp đồng thì tại cơ quan giải quyết tranh chấp như Tịa án,
Trọng tài,… sẽ có nhiều cách áp dụng lựa chọn nguồn luật. Một là, mặc nhiên
được áp dụng khi các bên thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều ước quốc tế mà
các bên là thành viên. Như trường hợp một bên trong hợp đồng là cá nhân, tổ
chức Việt Nam và bên cịn lại cùng là thành viên của Cơng ước Viên thì
nguồn luật áp dụng chắc chắn là CISG. Hai là quy tắc của tư pháp quốc tế sẽ
được áp dụng để chọn ra pháp luật của quốc gia (là các bên của hợp đồng).
Các hệ thuộc luật được sử dụng để xác định luật điều chỉnh như là hệ thuộc
luật nhân thân (lex preson-alis), hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân (lex
societalis), hệ thuộc luật nơi có tài sản (lex rei sistae), hệ thuộc luật nơi thực
hiện hành vi (lex loci actus), luật nơi xảy ra vi phạm pháp luật (lex loci delicti
commissi),… Do có sự xuất hiện của hệ thuộc luật nhân thân và hệ thuộc luật
14


quốc tịch của pháp nhân thì việc đặt trụ sở thương mại của các bên trong hợp
đồng thương mại quốc tế nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau khơng
chỉ có nghĩa các bên nằm trên lãnh thổ của các nước khác nhau mà cịn có
nghĩa là các bên liên quan đến các hệ thống pháp luật khác nhau. Xuất phát từ
nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong cơng pháp quốc tế, khi một quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì về ngun tắc có
bấy nhiêu hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Trong
khi đó mỗi quốc gia sẽ có riêng cho mình một hệ thống pháp luật riêng biệt,
dẫn đến sự hiện tượng xung đột pháp luật (Conflict Law). Theo đó, Xung đột
pháp luật được hiểu là “một tình thế (trạng thái) nhất định mà hai hay nhiều
hệ thống pháp luật đều có thể điều chỉnh một quan hệ pháp luật nhất định4.”
Như vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi nhiều
thống pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó hợp đồng khi xem
xét nguồn luật được áp dụng có thể là tập quán thương mại quốc tế hoặc các
đạo luật mẫu về thương mại quốc tế.

Theo báo cáo của Trung tâm WTO5, CISG là điều ước quốc tế điều
chỉnh lên tới ba phần tư lượng hàng hóa trên tồn thế giới (Việt Nam đã là
thành viên Công ước này cùng với khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
khác) cho thấy đây là nguồn luật được ưu tiên hàng đầu và nhiều khi là mặc
định việc áp dụng (trừ một số trường hợp bảo lưu hay loại trừ việc áp dụng).
1.1.3. Trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các bên nếu các bên có hành vi vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thì sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm của mình. Mà vi phạm hợp đồng là hành vi của một bên trong hợp đồng
đã sử xự trái với những gì đã cam kết trong hợp đồng. Hành vi vi phạm đó có
thể là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy

4

TS. Bùi Xuân Nhự và cộng sự, Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Tư pháp quốc tế,
Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 27, 28.
5
Website Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI: truy cập ngày 22/04/2023.

15


đủ với các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng cũng như theo quy định
của pháp luật gây thiệt hại cho bên còn lại trong hợp đồng hay bên thứ ba; do
đó, bên vi phạm lúc này sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của
mình. Việc quy định trách nhiệm để nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các
bên trong quan hệ hợp đồng. Và tùy thuộc mức độ hành vi vi phạm và hậu
quả thực tế xảy ra thì bên vi phạm sẽ phải gánh chịu trách nhiệm tương ứng.
Từ việc phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm về vấn đề trách nhiệm trong
do vi phạm hợp đồng MBHHQT như sau: “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế là trách nhiệm tài sản, mang tính chất quốc tế,
được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định, nhằm phục
hồi lại quyền lợi của bên vi phạm và mang lại hậu quả bất lợi cho bên vi
phạm”.6
Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế gồm có: có sự vi phạm hợp đồng, có thiệt hại của bên bị vi
phạm, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại
xảy ra, có lỗi của bên vi phạm.
- Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc các bên trong quan
hệ hợp đồng thực hiện khơng đúng với những gì mà các bên đã cam kết trong
hợp đồng. Nó được thể hiện qua việc một bên khơng thực hiện hoặc có thực
hiện nhưng việc thực hiện không đúng không đầy đủ những nghĩa vụ trong
hợp đồng. Có thể thấy cơ sở để đánh giá hành vi chính là các nội dung được
các bên ghi nhận trong hợp đồng và các quy định pháp luật liên quan đến hợp
đồng. Nghĩa vụ chứng minh là rất quan trọng trong trường hợp này để xác
định việc có hình thành hợp đồng đúng quy định pháp luật hay không cũng
như việc có hành vi vi phạm nghĩa vụ hay khơng. Và khi đó bên nào có hành

6

Trương Văn Dũng, Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Luận án tiến sĩ luật học: “Trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vấn đề hồn thiện pháp luật”.

16


×