Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Nghiên cứu, triển khai mô hình kết hợp dịch vụ Wifi trả trước và mô hình dịch vụ dữ liệu di động 3G cho các khu đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 66 trang )

Đồ án tốt nghiệp đại học
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, dịch vụ dữ liệu di động qua mạng 3G do các nhà mạng di động trong nước
triển khai phát triển rất nhanh, phổ biến rộng rãi và đã tiếp cận đến được với nhiều đối
tượng người sử dụng. Tuy nhiên, chất lượng của dịch vụ này còn nhiều hạn chế so với
công nghệ wifi truyền thống như không ổn định và tốc độ còn giới hạn. Thêm vào đó,
việc đặt thêm các trạm BTS ở các khu đông dân cư hiện nay kéo theo chi phí rất lớn, cao
hơn nhiều lần so với đặt các Wifi Access Point.
Với ý tưởng có thể triển khai các Wifi AP ở trong các khu dân cư có mật độ dân cư
cao nhằm chia tải cho các trạm BTS, em đã chọn “Nghiên cứu, triển khai mô hình kết hợp
dịch vụ Wifi trả trước và mô hình dịch vụ dữ liệu di động 3G cho các khu đô thị” làm đề
tài cho đồ án tốt nghiệp.
Đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng dịch vụ dữ liệu di động và dịch vụ WiFi trả trước.
Chương 2: Nghiên cứu mô hình kết hợp dịch vụ dữ liệu di động và dịch vụ WiFi trả
trước.
Chương 3: Đề xuất triển khai dịch vụ WiData ở Việt Nam
Đây là một đề tài lớn, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau trong mạng truyền thông
và có tính thực tế cao. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đồ án của em không khỏi còn
nhiều thiếu xót, em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô và các bạn để đồ án
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 11 năm 2012.
Sinh viên
Lê Thanh Tuấn.
Lê Thanh Tuấn – D008VT3 1
Đồ án tốt nghiệp đại học
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của ThS. Đỗ
Văn Tráng – Trung tâm Tư vấn đầu tư chuyển giao công nghệ - Viện Khoa học Kỹ thuật
Bưu điện. Trong suốt thời gian thực hiện đồ án, mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng
thầy vẫn dành thời gian, tâm huyết quan tâm hướng dẫn em. Thầy đã định hướng, góp ý


và sửa chữa những chỗ còn sai xót giúp em hoàn thành đồ án hiệu quả nhất. Đồ án tốt
nghiệp của em hoàn thành được chính là nhờ sự nhắc nhở, đôn đốc và hướng dẫn của
thầy.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Viễn thông 1, cũng như các
thầy cô giáo trong học viện đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong thời gian học tập tại
học viện. Chỉnh các thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng và những kiến
thức chuyên môn để em có thể hoàn thành đồ án này, cũng như vững bước trong công
việc của mình sau này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên,
tạo mọi điều kiện cho em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Lê Thanh Tuấn.
Lê Thanh Tuấn – D008VT3 2
Đồ án tốt nghiệp đại học
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
Điểm:…… (Bằng chữ:………….)
Ngày……tháng 12 năm 2012
Giáo viên phản biện
Lê Thanh Tuấn – D008VT3 3
Đồ án tốt nghiệp đại học
Lê Thanh Tuấn – D008VT3 4
Đồ án tốt nghiệp đại học
MỤC LỤC
Lê Thanh Tuấn – D008VT3 5
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục hình vẽ
DANH MỤC HÌNH VẼ
Đồ án tốt nghiệp đại học Danh mục bảng
DANH MỤC BẢNG
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ và từ viết tắt
THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
1 2G Second Generation Network Mạng truyền thông thế hệ 2
2 3G Third Generation Network Mạng truyền thông thế hệ 3
3 4G Forth Generation Network Mạng truyền thông thế hệ 4
4 AP Access Point Điểm truy nhập không dây
5 AAA
Authentication - Authorization -
Accouting

Nhận thực – Cấp quyền –
Tính cước
6 BTS Base Station Trạm gốc
7 CDMA Code Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo

8 DC Domain Controller Quản lý Domain
9 EDGE Enhanced Data for Global Evolution
10 FDMA Frequency Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo
tần số
11 FMC Fixed - Mobile Convergence Hội tụ cố định – di động
12 GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu
13 GPRS General Packet Radio Service
14 GSM Global System for Mobile
Hệ thống toàn cầu cho
thông tin di động
15 HD High Definition Độ nét cao
16 HSDPA High Speed Downlink Packet Access
Truy cập gói đường xuống
tốc độ cao
17 HSUPA High Speed Uplink Access
Truy cập gói đường lên tốc
độ cao
18 ISP Internet Service Provider
Nhà cung cấp dịch vụ
Internet
19 ITU
International Telecommunication
Union

Hiệp hội viễn thông quốc tế
22 NAS Network-attached Storage Thiết bị lưu trữ mạng
21 TCP Transmission Control Protocol
Giao thức điều khiển truyền
tải
22 TDMA Time Division Multiple Access
Đa truy nhập phân chia theo
thời gian
23 UDP User Datagram Protocol
Giao thức dữ liệu người
dùng
Đồ án tốt nghiệp đại học Thuật ngữ và từ viết tắt
STT Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
24 UMTS
Universal Mobile
Telecommunications System
25 WLAN Wireless LAN Mạng LAN ko dây
26 WMN Wireless Mesh Network Mạng không dây dạng lưới
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG DỊCH VỤ DỮ LIỆU DI
ĐỘNG VÀ DỊCH VỤ WIFI TRẢ TRƯỚC
Để có một cái nhìn tổng quan về dịch vụ dữ liệu di động và dịch vụ WiFi
trả trước, việc tìm hiểu: xu hướng hội tụ di động và cố định; hiện trạng của hai
dịch vụ này ở Việt Nam thời điểm hiện tại là cần thiết để làm cơ sở cho việc
nghiên cứu giải pháp kết hợp hai dịch vụ này.
1.1. Hiện trạng của dịch vụ dữ liệu di động 3G ở Việt Nam
1.1.1. Tổng quan về mạng di động 3G
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ 3G.
3G hay 3-G (Third Generation Technology) là công nghệ thông tin di động
thế hệ thứ 3 cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu,

gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ). 3G có thể cung cấp cả hai hệ thống là
chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. 3G được ITU chuẩn hóa theo đề án với
tên gọi IMT-2000.
Điểm mạnh của công nghệ di động này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho
phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê
bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ
3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương
tiện như âm nhạc chất lượng cao, hình ảnh video chất lượng và truyền hình số,
các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS), E-mail, video streaming, High-ends
games,
1.1.1.2. Các tiêu chí chung để xây dựng IMT-2000 như sau:
IMT-2000 cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho các dịch vụ gia tăng và các ứng
dụng trên một chuẩn duy nhất cho mạng thông tin di động.
- Sử dụng dải tần quy định quốc tế 2GHz như sau: Đuờng lên: 1885 – 2025
MHz; đường xuống: 2110 -2200 MHz. IMT-2000 hỗ trợ tốc độ đường
truyền cao hơn: tốc độ tối thiểu là 2Mbps cho người dùng văn phòng hoặc
đi bộ; 348Kbps khi di chuyển trên xe. Trong khi đó, hệ thống viễn thông 2G
chỉ có tốc độ từ 9,6Kbps tới 28,8Kbps.
- Là hệ thống thông tin di động toàn cầu cho các loại hình thông tin vô
tuyến:
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
+ Tích hợp các mạng thông tin hữu tuyến và vô tuyến
+ Tương tác cho mọi loại dịch vụ viễn thông từ cố định, di động, thoại, dữ
liệu, Internet đến các dịch vụ đa phương tiện
- Có thể hỗ trợ các dịch vụ như:
+ Các phương tiện tại nhà ảo trên cơ sở mạng thông minh, di động các
nhân và chuyển mạng toàn cầu
+ Đảm bảo chuyển mạng quốc tế cho phép người dùng có thể di chuyển
đến bất kỳ quốc gia nào cũng có thể sử dụng một số điện thoại duy nhất.
+ Đảm bảo các dịch vụ đa phương tiện đồng thời cho tiếng, số liệu chuyển

mạch kênh và số liệu chuyển mạch gói.
- Dễ dàng hỗ trợ các dịch vụ mới xuất hiện.
Môi trường hoạt động của IMT – 2000 được chia thành 4 vùng với tốc độ
bit R như sau:
+ Vùng 1: Trong nhà, ô pico, R
b
≤ 2 Mbit/s
+ Vùng 2: thành phố, ô macrô, R
b
≤ 384 kbit/s
+ Vùng 2: ngoại ô, ô macrô, R
b
≤ 144 kbit/s
+ Vùng 4: toàn cầu, R
b
= 9,6 kbit/s.
IMT-2000 có những đặc điểm chính:
- Tính linh hoạt: Với số lượng lớn các vụ sáp nhập và hợp nhất trong ngành
công nghiệp điện thoại di động và khả năng đưa dịch vụ ra thị trường ngoài
nước, nhà khai thác dịch vụ không muốn phải hỗ trợ giao diện và công nghệ
khác. Điều này chắc chắn sẽ cản trở sự phát triển của 3G trên thế giới. IMT-
2000 hỗ trợ vấn đề này bằng cách cung cấp hệ thống có tính linh hoạt cao, co
khả năng hỗ trợ hàng loạt các dịch vụ và ứng dụng cao cấp. IMT-2000 hợp nhất
5 kỹ thuật (IMT-DS, IMT-MC, IMT-TC, IMT-SC, IMT-FT) về giao tiếp sóng
dựa trên ba công nghệ truy cập khác nhau (FDMA – Đa truy cập phân chia theo
tần số, TDMA – Đa truy nhập phân chia theo thời gian và CDMA – Đa truy
nhập phân chia theo mã). Dịch vụ gia tăng trên toàn thế giới và phát triển ứng
dụng trên tiêu chuẩn duy nhất với 5 kỹ thuật và 3 công nghệ.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
Hình 1.1: IMT-2000 với 5 kỹ thuật và 3 công nghệ

- Tính kinh tế: Sự hợp nhất giữa các ngành công nghiệp 3G là bước quan trọng
quyết định gia tăng số lượng người dùng và các nhà khai thác dịch vụ.
- Tính tương thích: Các dịch vụ trên IMT-2000 có khả năng tương thích với
các hệ thống hiện có. Chẳng hạn, mạng 2G chuẩn GSM sẽ tiếp tục tồn tại một
thời gian nẵ và khả năng tương thích với các hệ thống này phải được đảm bảo
hiệu quả và liền mạch qua các bước chuyển.
- Thiết kế theo modul: Chiến lược của IMT-2000 là phải có khả năng mở rộng
dễ dàng để phát triển số lượng người dùng, vùng phủ sóng, dịch vụ mới với
khoản đầu tư ban đầu thấp nhất.
Bảng 1.1: Phân loại các dịch vụ của IMT-2000
Kiểu Phân loại Dịch vụ chi tiết
Dịch vụ di
động
Dịch vụ di động
- Di động đầu cuối/di động cá nhân/di động dịch
vụ
Dịch vụ thông tin
định vị
- Theo dõi di động/theo dõi di động thông minh
Dịch vụ
viễn thông
Dịch vụ âm thanh - Dịch vụ âm thanh chất lượng cao(16 – 64 kbit/s)
- Dịch vụ âm thanh AM (32 –64 kbit/s)
- Dịch vụ truyền thanh FM (64 – 384kbit/s)
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
Kiểu Phân loại Dịch vụ chi tiết
Dịch vụ số liệu - Dịch vụ số liệu tốc độ trung bình (64 – 144
kbit/s)
- Dịch vụ số liệu tốc độ tương đối cao (144 – 2
Mbit/s)

- Dịch vụ số liệu tốc độ cao (≥ 2Mbit/s)
Dịch vụ đa phương
tiện
- Dịch vụ Video (384kbit/s)
- Dịch vụ hình chuyển động (384kbit/s - 2Mbit/s)
- Dịch vụ hình chuyển động thời gian thực (≥
2Mbit/s)
Dịch vụ
Internet
Dịch vụ Internet
đơn giản
- Dịch vụ truy nhập Web (384kbit/s - 2Mbit/s)
Dịch vụ Internet
thời gian thực
- Dịch vụ Internet (384kbit/s - 2Mbit/s)
Dịch vụ internet đa
phương tiện
- Dịch vụ Website đa phương tiện thời gian thực
(≥ 2Mbit/s)
1.1.1.3. Các chuẩn 3G thương mại chính
Công nghệ 3G được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức
Viễn thông Thế giới (ITU), được thống nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực
tế các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới đã xây dựng thành 4
chuẩn 3G thương mại chính:
- W-CDMA: Tiêu chuẩn W-CDMA là nền tảng của chuẩn UMTS (Universal
Mobile Telecommunication System), dựa trên kỹ thuật CDMA trải phổ dãy
trực tiếp, trước đây gọi là UTRA FDD, được xem như là giải pháp thích hợp
với các nhà khai thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dụng
GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần châu Á (trong đó có Việt
Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu

trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE.
- FOMA: Thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm
2001, được coi như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy nhiên, tuy
là dựa trên công nghệ W-CDMA, công nghệ này vẫn không tương thích với
UMTS (mặc dù có các bước tiếp hiện thời để thay đổi lại tình thế này).
- CDMA 2000: Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, là thế hệ kế
tiếp của các chuẩn 2G CDMA và IS-95. Các đề xuất của CDMA2000 nằm
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
bên ngoài khuôn khổ GSM tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000
được quản lý bởi 3GPP2, là tổ chức độc lập với 3GPP. Có nhiều công nghệ
truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT,
CDMA2000-1xEV-DO và1xEV-DV. CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu
từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s. Chuẩn này đã được chấp nhận bởi ITU. Sự ra
đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại KDDI của Nhật Bản,
dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể từ năm 2003, KDDI
đã nâng cấp từ mạngCDMA2000-1x lên mạng CDMA2000-1xEV-DO (EV-
DO) với tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit/s. Năm 2006, AU dự kiến nâng cấp
mạng lên tốc độ Mbit/s. SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ
CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng
2 năm 2002.
- TD-CDMA: Chuẩn TD-CDMA, viết tắt từ Time-division-CDMA, trước đây
gọi là UTRA TDD, là một chuẩn dựa trên kỹ thuật song công phân chia
theo thời gian (Time-division duplex). Đây là một chuẩn thương mại áp
dụng hỗn hợp của TDMA và CDMA nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ tốt
hơn cho truyền thông đa phương tiện trong cả truyền dữ liệu lẫn âm thanh,
hình ảnh. Chuẩn TD-CDMA và W-CMDA đều là những nền tảng của
UMTS, tiêu chuẩn hóa bởi 3GPP, vì vậy chúng có thể cung cấp cùng loại
của các kênh khi có thể. Các giao thức của UMTS là HSDPA/HSUPA cải
tiến cũng được thực hiện theo chuẩn TD-CDMA.
- TD-SCDMA: Chuẩn được ít biết đến hơn là TD-SCDMA (Time Division

Synchronous Code Division Multiple Access) đang được phát triển tại
Trung Quốc bởi các công ty Datang và Siemens, nhằm mục đích như là một
giải pháp thay thế cho W-CDMA. Nó thường xuyên bị nhầm lẫn với chuẩn
TD-CDMA. Cũng giống như TD-CDMA, chuẩn này dựa trên nền tảng
UMTS-TDD hoặc IMT 2000 Time-Division (IMT-TD). Tuy nhiên, nếu như
TD-CDMA hình thành từ giao thức mang cũng mang tên TD-CDMA, thì
TD-SCDMA phát triển dựa trên giao thức của S-CDMA.
1.1.2. Hiện trạng triển khai 3G ở Việt Nam
Cùng với xu hướng hội tụ di động và cố định; xu hướng bùng nổ phát triển
của các thiết bị và dịch vụ di động trên toàn cầu, dịch vụ dữ liệu di động tại
Việt Nam phát triển nhanh với việc tiến lên thế hệ di động thứ ba (3G) theo
chuẩn W-CDMA UMTS vào cuối năm 2009. Điểm nổi bật của mạng 3G so với
thế hệ trước (2G) nằm ở khả năng cung cấp truyền thông gói tốc độ cao nhằm
triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên mạng di động.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ dữ liệu di động và mục tiêu
phổ cập các dịch vụ viễn thông (đến năm 2015, phủ sóng thông tin di động đến
trên 90% dân số cả nước; đến năm 2020, phủ sóng thông tin di động đến trên
95% dân số cả nước), các tập đoàn viễn thông liên tục nâng cấp, xây dựng và
phát triển mạng lưới. Cụ thể là:
- Tính đến thời điểm Q2/2010, Viettel đã lắp đặt được khoảng 10.500 trạm
BTS Node B và VNPT có khoảng 6.500 trạm, trong đó có 4.000 trạm của
Vinaphone và 2.500 trạm của MobiFone.
- Tính đến thời điểm Q2/2012, hạ tầng mạng di động tiếp tục được đầu tư
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G. Các doanh nghiệp như
VinaPhone, MobiFone, Viettel đã tập trung đảy nhanh tiến độ đầu tư mạng
lưới và cung cấp dịch vụ như đã cam kết. Trên toàn quốc hiện có khoảng
hơn 20.000 trạm Node B.
Không chỉ đầu tư về mạng lưới, các nhà cung cấp dịch vụ trong nước cũng
đã quan tâm đến phát triển các dịch vụ trên nền tảng 3G, đưa ra nhiều gói cước

nhằm hướng đến nhiều đối tượng sử dụng dịch vụ và thu hút người sử dụng sử
dụng dịch vụ:
- Vinaphone và MobiFone giới thiệu đến người sử dụng 11 gói cước dữ liệu
3G
+ Các gói cước dữ liệu 3G của MobiFone:
Bảng 1.2: Các gói cước dữ liệu 3G của MobiFone
TT
Gói
cước
Thời
gian sử
dụng
Cước thuê
bao (đồng)
Lưu lượng
miễn phí
Cước lưu
lượng vượt
gói (đồng/KB)
Phương thức
tính cước
1 M0 0 0 0 1.5 đ/KB 50KB + 50KB
2 M5
30 ngày
5.000 20 MB
0.5 đ/KB

10KB + 10KB
3 M10 10.000 50 MB
4 M25 25.000 150 MB

5 M50
30 ngày
50.000 650 MB
6 M70 70.000 1 GB
7 M100 100.000 1.5 GB
8 D1 1 ngày 8.000 150 MB
9 D30
30 ngày
120.000 Không giới
hạn
- -
10 MIU 40.000 Không giới
hạn
- -
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
TT
Gói
cước
Thời
gian sử
dụng
Cước thuê
bao (đồng)
Lưu lượng
miễn phí
Cước lưu
lượng vượt
gói (đồng/KB)
Phương thức
tính cước

11 Zing 15.000 Không giới
hạn khi vào
zing.vn
- -

+ Các gói cước dữ liệu 3G của Vinaphone:
Bảng 1.3: Các gói cước dữ liệu 3G của Vinaphone
TT Gói cước Đơn vị
Cước thuê
bao (đồng)
Lưu lượng miễn
phí
Cước vượt trội
(đồng / 10KB)
1 M0 15
2 M10
30 ngày
10.000 50 MB
5
3 M25 25.000 150 MB
4 M50 50.000 650 MB
5 M100 100.000 1.5 GB
6 M135 135.000 2.2 GB
7 U30 200.000 3.5 GB
8 U1 1 ngày 12.000 250 MB
9 MAX
30 ngày
40.000
Không giới hạn lưu lượng
10 MAX70 70.000

11 MAXS 20.000
- Viettel đưa ra cho người sử dụng 7 gói cước dữ liệu 3G
Bảng 1.4: Các gói cước dữ liệu 3G của Viettel
Tên gói cước Thông tin gói cước
MI0 - Thời hạn sử dụng: 1 tháng
- Cước thuê bao: 0đ
- Lưu lượng miễn phí: 0Mb
- Lưu lượng phụ trội: 2,5đ/10KB
MI12 - Thời hạn sử dụng: 1 ngày
- Cước thuê bao: 12000đ
- Lưu lượng miễn phí: 250Mb
- Lưu lượng phụ trội: 2,5đ/10KB
MI10 - Thời hạn sử dụng: 1 tháng
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
Tên gói cước Thông tin gói cước
- Cước thuê bao: 10000đ
- Lưu lượng miễn phí: 50Mb
- Lưu lượng phụ trội: 2,5đ/10KB
MI25 - Thời hạn sử dụng: 1 tháng
- Cước thuê bao: 25000đ
- Lưu lượng miễn phí: 150Mb
- Lưu lượng phụ trội: 2,5đ/10KB
MiMax - Thời hạn sử dụng: 1 tháng
- Cước thuê bao: 40000đ
- Lưu lượng miễn phí: 500Mb
- Lưu lượng phụ trội: 0đ/10KB
MI100 - Thời hạn sử dụng: 1 tháng
- Cước thuê bao: 100000đ
- Lưu lượng miễn phí: 1.536Mb
- Lưu lượng phụ trội: 2,5đ/10KB

MI200 - Thời hạn sử dụng: 1 tháng
- Cước thuê bao: 20000đ
- Lưu lượng miễn phí: 3.584Mb
- Lưu lượng phụ trội: 2,5đ/10KB
- Chính nhờ đưa ra nhiều gói cước dữ liệu 3G như trên mà cả ba nhà cung
cấp đã đưa đến tay người sử dụng dịch vụ mức giá cạnh tranh nhất, người
sử dụng có thể chọn lựa phương án sử dụng sao cho phù hợp với nhu cầu và
phù hợp với khả năng kinh tế của chính mình.
Việc triển khai mạng dữ liệu 3G ở Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu sử
dụng của người sử dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện
tại (2012), việc phát triển mạnh của các thiết bị di động và các nội dung số chất
lượng cao (phim, nhạc HD …) đòi hỏi một băng thông rộng rất lớn mà mạng
3G ngày càng không thể đáp ứng được (băng thông tải xuống tối đa của các
nhà mạng 3G ở Việt Nam đang cung cấp là 7.2 Mbps) và giá thành của dịch vụ
3G không phù hợp với các nội dung này. Ví dụ:
- Khi sử dụng dịch vụ chia sẻ video trực tuyến Youtube, một video ngắn chất
lượng HD 720p dài khoảng 7 phút được quay từ điện thoại di động có dung
lượng vào khoảng 90 – 100MB. Chi phí trung bình: 20.000đ
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
- Khi sử dụng dịch vụ nghe nhạc .mp3, một bài nhạc .mp3 chất lượng
320kbps dài khoảng 4 phút có dung lượng vào khoảng 7MB. Chi phí trung
bình: 1.500đ
- Khi sử dụng dịch vụ lưu trữ hình ảnh, một tấm ảnh số dạng .jpg chụp từ một
điện thoại di động với camera 8.0 megapixels có dung lượng vào khoảng
2MB. Chi phí trung bình: 500đ.
Từ các ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng: nếu người sử dụng sử dụng đầy
đủ các dịch vụ đang phổ biến trên có thể phải chi cho riêng dịch vụ dữ liệu di
động một mức rất cao.
Thêm vào đó, tại các khu đô thị có mật độ dân cư đông đúc, nơi mà có một
lượng lớn người sử dụng dịch vụ dữ liệu di động cùng một thời điểm, đã xuất

hiện hiện tượng nghẽn mạng 3G. Kinh phí thuê địa điểm đặt thêm các trạm
BTS ở các vùng đông dân này để chống nghẽn mạng và tâm lý sợ các trạm
BTS có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân xung quanh cũng là các
yếu tố tác động đến khả năng phát triển của mạng 3G.
Trong khi việc tiến lên mạng 4G LTE (hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho
người sử dụng và nhà cung cấp dịch vụ vì cung cấp băng thông lớn hơn, giá
thành mỗi bit dữ liệu thấp hơn so với mạng 3G) chưa thể hoàn thành trong
tương lai gần do chi phí đầu tư cho 4G LTE hiện cũng rất tốn kém mà độ phủ
cũng chưa thực sự tốt do mới trong thời gian đầu phát triển. Vì vậy sẽ phải mất
từ 4 – 5 năm nữa, Việt Nam mới thực sự tính đến việc đầu tư phát triển 4G
LTE. Trong thời gian chuẩn bị tiến lên mạng 4G, các nhà mạng ở Việt Nam sẽ
cần một giải pháp để giải quyết hạn chế của mạng 3G hiện tại và kịp thu hồi
vốn trước khi đưa ra mạng thế hệ tiếp theo.
1.2. Hiện trạng của dịch vụ WiFi trả trước ở Việt Nam
1.2.1 Tổng quan công nghệ WLAN
Mạng không dây WLAN là một hệ thống mạng mà ở đó các máy tính có thể
nói chuyện, giao tiếp với nhau và cùng chia sẻ các nguồn tài nguyên như máy
in hay các file dữ liệu mà không cần dùng dây cáp mạng. Thông qua các thiết
bị giao tiếp cơ bản như Access Point (dùng để phát tín hiệu), card mạng không
dây (dùng cho PC), card PCMCI (dùng cho máy tính xách tay) hoặc cái USB
wireless adapter … thì ta đã có một hệ thống mạng không dây tương đối hoàn
chỉnh.
Công nghệ mạng không dây WLAN do tổ chức IEEE xây dựng và được tổ
chức WiFi Alliance chính thức đưa vào sử dụng. Mạng không dây có tính năng,
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
đặc trưng hoàng toàn giống như mạng cổ điển như Ethernet, Token Ring …
Điểm nổi bật của hệ thống mạng không dây là không sử dụng cáp nối (Cable)
để kết nối hoặc ứng dụng tại nơi không thể thi công hệ thống cáp.
Có thể chia hệ thống mạng không dây WLAN thành 2 loại:
- Mạng WLAN trong nhà (Indoor WLAN)

Hình 1.2: Mô hình mạng WLAN trong nhà (Indoor WiFi)
- Mạng WLAN ngoài trời (Outdoor WLAN)
Hình 1.3: Mô hình mạng WLAN ngoài trời (Outdoor WLAN)
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
Công nghệ WLAN trở nên phổ biến vì:
- Tính di động: Người sử dụng laptop và điện thoại thông minh smartphone
có thể thay đổi vị trí mà vẫn luôn duy trì được kết nối mạng. Điều này cho
phép người dùng di động có thể di chuyển từ địa điểm này đến các địa điểm
khác, đi lại trong các cuộc hội thảo, hành lang, lớp học … mà vẫn có thể
truy cập vào dữ liệu mạng. Kết nối WLAN là một công nghệ hoàn hảo cho
người sử dụng cần sự di động quanh một không gian cố định.
- Tính đơn giản: Để kết nối mạng trong hai toàn nhà cao tầng được tách biệt
bởi trở ngại về vật lý, tài chính, bạn có thể sử dụng liên kết được cung cấp
bởi các hãng viễn thông (phải trả chi phí cài đặt cố định và chi phí bảo trì
định kỳ) hoặc bạn có thể tạo một kết nối WLAN point-to-point (chỉ cần trả
phí cài đặt). Ngoài ra, công nghệ WLAN có thể được sử dụng để tạo một
mạng tạm thời, điều này có ý nghĩa đối với các nhiệm vụ nào đó chỉ diễn ra
trong một thời điểm ngắn như các hội thảo, triển lãm… Những ứng dụng
này linh hoạt hơn việc phải triển khai bằng các đường truyền cáp với kết nối
mạng dây Ethernet truyền thống.
- Tiết kiệm chi phí lâu dài: Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống mạng WLAN
có thể cao hơn chi phí đầu tư ban đầu của một mạng hữu tuyến nhưng các
chi phí về bảo trì hay tính thẩm mỹ đạt hiệu quả cao hơn.
- Khả năng vô hướng: Các mạng máy tính không dây có thể được cấu hình
theo các topo khác nhau để đáp ứng các nhu cầu ứng dụng và lắp đặt cụ thể.
Các cấu hình dễ dàng thay đổi từ các mạng ngang hàng thích hợp cho một
số lượng nhỏ người sử dụng đến các mạng có cơ sở hạ tầng đầy đủ cung cấp
cho một số lượng lớn người dùng.
- Dễ dàng truy cập tại các điểm Internet công cộng.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, mạng không dây WLAN cũng có một số

nhược điểm. Đây là sự hạn chế của các công nghệ nói chung:
- Bảo mật: Đây có thể nói là nhược điểm lớn nhất của mạng WLAN, bởi
vì phương tiện truyền tín hiệu là sóng và môi trường truyền tín hiệu là
không gian nên khả năng một mạng không dây bị tấn công là rất lớn.
- Phạm vi: Như ta đã biết, chuẩn IEEE 802.11n mới nhất hiện nay cũng
chỉ có thể hoạt động ở phạm vi tối đa là 150m nên mạng không dây chỉ phù
hợp cho một không gian hẹp.
- Độ tin cây: Do phương tiện truyền tín hiệu là sóng vô tuyến nên việc bị
nhiễu, suy giảm… là điều không thể tránh khỏi. Điều này gây ảnh hướng
đến hiệu suất hoạt động của mạng
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
- Tốc độ: Tốc độ cao nhất hiện nay của WLAN có thể lên đến 600Mbps
nhưng vẫn chậm hơn rất nhiều so với các mạng cáp thông thường (có thể
lên đến hàng Gbps)
1.2.2. Triển khai dịch vụ Wifi trả trước ở Việt Nam
Công nghệ WLAN từ lâu đã trở thành một công nghệ phổ biến, len lỏi vào
từng hộ gia đình, những điểm công cộng như các nhà hàng, quán cà phê … do
sự phổ biến ngày càng nhiều của laptop, netbook và smartphone. WLAN có ưu
điểm về giá thành, độ ổn định và tốc độ cao; tạo ưu thế khi so sánh công nghệ
này với công nghệ 3G của dịch vụ dữ liệu di động hiện tại. Chuẩn Wifi thế hệ
thứ 5 (802.11ac) hứa hẹn đem tới tốc độ 1.3Gbps thích hợp sử dụng trong chia
sẻ các nội dung số dung lượng lớn.
Việc kiếm tiền từ công nghệ WLAN, dịch vụ WiFi trả trước, cũng đã được
các doanh nghiệp nghĩ tới từ khá lâu. Cụ thể:
- Năm 2005, FPT Telecom bắt đầu phát triển dự án WiFi hoàn toàn miễn phí
cho các toà nhà, nhà hàng, quán cà phê, và ở thời điểm "nóng" nhất FPT đã
phát triển tới gần 10.000 điểm truy cập WiFi tại Hà Nội và TP.HCM. Mặc
dù vậy, đến năm 2008 dự án đã phải dừng lại.
- Năm 2008, mô hình dịch vụ WiFi trả trước mới chính thức được triển khai
do các doanh nghiệp nhỏ tại một số khu dân cư và chủ yếu là tại các trường

đại học, phục vụ đối tượng là sinh viên. Nhưng mô hình này cũng nhanh
chóng phải dừng lại.
- Cuối năm 2011, dịch vụ Internet không dây One wireless và dịch Internet
WiFi trả trước của NetNam cũng đã được triển khai tại Hà Nội và 1 số địa
phương khác. Tính đến tháng 9/2012, NetNam đã có khoảng 2.500-3.000
thuê bao Internet WiFi tại khoảng 15 trường đại học.
- Cuối tháng 2/2012, Sở TT&TT Quảng Nam phối hợp với VDC Khu vực 3
(thuộc Công ty VDC, Tập đoàn VNPT) và Viễn thông Quảng Nam lắp thêm
350 trạm phát sóng WiFi trên toàn thành phố Hội An. Hay ngày 2/5/2012,
dịch vụ Internet WiFi tại TP Hạ Long đã được khai trương do Tập đoàn
VNPT thực hiện. Dự kiến đến năm 2015 sẽ phủ sóng WiFi toàn bộ các thị
xã, thành phố của tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, nhìn nhận từng mô hình kinh doanh dịch vụ WiFi trả trước ở
trên, chúng ta sẽ thấy các trở ngại khi triển khai:
- Do chi phí cho bộ phát WiFi (Access Point – AP) và chi phí cho đường
Internet đã trở nên rất rẻ nên nhiều nhà hàng, quán cà phê, các địa điểm
công cộng phát miễn phí WiFi cho người khách hàng sử dụng dịch vụ khác
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
của họ như một dịch vụ giá trị gia tăng tặng kèm. Mặc dù không thể đảm
bảo được chất lượng của đường internet nhưng đánh vào tâm lý thích sử
dụng các dịch vụ miễn phí của người sử dụng nên đây là một trong những
trở ngại lớn dẫn đến thất bại của dịch vụ WiFi trả trước.
- Do nhà cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp, các đơn vị tư nhân có quy
mô nhỏ nên chất lượng cung cấp dịch vụ chưa cao. Thêm vào đó, những
doanh nghiệp này thường không cung cấp được cho người sử dụng một
phương thức thanh toán dịch vụ đơn giản và hệ thống thanh toán của họ có
quy mô nhỏ cũng gây khó khăn cho người sử dụng.
Ví dụ: Mặc dù triển khai dịch vụ One Wireless và dịch vụ Internet WiFi
trả trước nhưng khi truy nhập vào trang web chính thức của công ty Netnam
(www.netnam.vn) người sử dụng không thể tìm được thông tin chính thức

nào về dịch vụ này như giá cước, các điểm triển khai …
- Do xu hướng hội tụ giữa các thiết bị di động và cố định đặt yêu cầu đồng bộ
hóa các nội dung giữa các thiết bị. Trong khi đó, việc phát triển một dịch vụ
WiFi trả trước sẽ khiến phân mảnh các tài khoản mà người sử dụng cần
quản lý dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ.
Ví dụ: Người sử dụng dịch vụ ngoài việc phải thanh toán cước dịch vụ
dữ liệu di động cho nhà mạng còn mất rất nhiều thời gian thanh toán cước
dịch vụ wifi trả trước. Thêm vào đó, người sử dụng sẽ phải theo dõi cước sử
dụng ở cả hai dịch vụ và phải quản lý hai tài khoản của hai dịch vụ song
song.
- Các mô hình triển khai ở thành phố Hội An và thành phố Hạ Long chỉ mang
tính chất chính trị, quảng bá cho du lịch. Vì đối tượng của dịch vụ hướng tới
là các khách du lịch, những người chỉ sử dụng dịch vụ trong một thời gian
ngắn.
Những trở ngại trên khiến cho tới nay các mô hình kinh doanh dịch vụ WiFi
trả trước vẫn không phát triển và chủ yếu là tồn tại trên ý tưởng.
1.3. Nghiên cứu xu hướng hội tụ di động và cố định
Thống kê mới nhất từ Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) cho biết, tính
đến cuối năm 2011 thì toàn thế giới có khoảng 6 tỷ thuê bao điện thoại di động
(riêng năm 2011 có 660 triệu thuê bao mới) và 2,3 tỷ người dùng Internet (trên
tổng số 7 tỷ dân). Dữ liệu thu thập thông quá số lượng SIM điện thoại đã kích
hoạt; trong đó Trung Quốc chiếm đến 1 tỷ thuê bao, còn Ấn Độ dự kiến sẽ đạt
đến cột mốc này ngay trong năm 2012. Ngoài ra, báo cáo cho biết lượng người
dùng Internet tại các nước phát triển hiện chiếm tới 70%, còn ở các quốc gia
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
đang phát triển thì con số này chỉ là 24%. Vào Q3/2012, lượng điện thoại thông
minh (Smart phone) được sử dụng trên toàn thế giới đã vượt qua con số 1 tỷ
thiết bị.
Từ những thống kê ở trên, có thể nhận thấy xu hướng giảm doanh thu của
dịch vụ cố định và tăng doanh thu của dịch vụ di động là xu hướng chung trên

thị trường dịch vụ viễn thông thế giới. Thêm vào đó, việc điện thoại thông
minh được sử dụng ngày càng nhiều dẫn đến sự sụt giảm của các dịch vụ
truyền thống như dịch vụ thoại, SMS và đánh dấu sự tăng trưởng của dịch vụ
dữ liệu. Do nền tảng điện thoại thông minh ngày càng được trang bị nền tảng
phần cứng mạnh hơn nên các ứng dụng di động chạy trên điện thoại thông
minh cũng ngày càng phong phú, người sử dụng có thể sử dụng các ứng dụng
VoIP thay cho dịch vụ thoại truyền thống và các ứng dụng IM thay cho dịch vụ
SMS, MMS truyền thống.
Mặt khác, người sử dụng đang thay đổi hành vi tiêu dùng dịch vụ. Họ yêu
cầu ngày càng tăng đối với các kiểu làm việc từ xa, cộng tác và dùng nhiều
thiết bị, dịch vụ khác nhau như cố định, di động, e-mail, chat, hội thảo nhóm…
Do đó, các tổ chức danh nghiệp đang tìm kiếm những giải pháp hội tụ thiết bị,
công nghê, dịch vụ, công cụ thông tin thống nhất làm đơn giản hóa cách thức
người sử dụng trao đổi thông tin với nhau. Trong đó, các nhà cung cấp dịch vụ
viễn thông trên thế giới đã xem hội tụ như một chiến lược phát triển kinh doanh
dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cần ngày càng cao của người dùng, cung cấp trải
nghiệm phong phú và mang lại dòng lợi nhuận mới.
Khái niệm hội tụ dịch vụ cố định và di dộng (Fixed - Mobile Convergence -
FMC) định nghĩa bởi Liên minh Hội tụ cố định - di động (Fixed Mobile
Convergence Alliance) như sau: “Hội tụ cố định và di động là một điểm chuyển
tiếp trong ngành công nghiệp viễn thông mà cuối cùng sẽ loại bỏ sự phân biệt
giữa các mạng cố định và di động, cung cấp một trải nghiệm tốt hơn cho khách
hàng bằng cách tạo ra dịch vụ liền mạch bằng cách sử dụng một sự kết hợp của
băng thông rộng cố định và các công nghệ truy cập không dây cục bộ để đáp
ứng nhu cầu của họ trong nhà,văn phòng, các tòa nhà khác trên đường đi.”
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
Hình 1.4: Hội tụ di động và cố định
Theo quan điểm người dùng dịch vụ, hội tụ mang lại cho họ một chất lượng
trải nghiệm tốt hơn với chi phí tổng thể thấp hơn, quản trị được các phương
thức liên lạc tốt hơn. Theo quan điểm nhà cung cấp dịch vụ, hội tụ sẽ giúp họ

chiếm được lòng trung thành của khách hàng bằng cách cung cấp các gói dịch
vụ tích hợp, tiết kiệm được tài nguyên di động khi cung cấp cho người dùng
dịch vụ di động với chất lượng của kết nối cố định khi họ ở nhà hay đang ở nơi
làm việc, giảm chi phí vận hành khi duy trì mạng chung cho cả cố định lẫn di
động, thêm lợi nhuận bằng cách cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng mới
trên nền tảng này.
Việc triển khai FMC phải đạt tiêu chí 3R: dịch vụ tốt (right service), đúng
thời điểm (right time), và đúng đối tượng (right customer). Đối với các nhà
khai thác, FMC phải là một công cụ để giữ khách hàng bằng cách đảm trách
kết nối tất cả các truy cập cố định và di động của khách hàng với tư cách là nhà
khai thác tích hợp, tăng cường năng lực của mình để giành lại khách hàng đã
chuyển sang đối thủ cạnh tranh; cho phép tích hợp, vận hành và bảo trì các giải
pháp doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn.
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Nghiên cứu hiện trạng
1.4. Kết luận chương 1
Sau khi tìm hiểu thực trạng dịch vụ dữ liệu di động 3G, thực trạng dịch vụ
Wifi trả trước ở Việt Nam, em đã tìm hiểu được những ưu điểm và những
nhược điểm còn tồn tại của hai dịch vụ trên. Cùng với xu hướng hội tụ di động
và cố định được trình bày trong chương I này, sẽ là cơ sở để có thể đưa ra giải
pháp khắc phục các nhược điểm và tiến tới kết hợp hai dịch vụ này. Cụ thể sẽ
được nghiên cứu và phân tích trong các chương tiếp theo của đồ án.

×