MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG BẠO LỰC
CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH...............................................4
1.1. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực cách mạng Mác
–Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam...........................................4
1.2. Yêu cầu khách quan của sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền
và sự lựa chọn con đường bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh......7
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẠO
LỰC CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA........11
2.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong
đấu tranh giành chính quyền............................................................11
2.2. Phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh
mang tính sáng tạo và nghệ thuật....................................................16
2.3. Sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc xây dựng tổ quốc
ngày nay...........................................................................................26
KẾT LUẬN....................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................30
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc – Nhà văn hóa
kiệt xuất”. Chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt
Nam; góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hịa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh – một bộ
phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, có vai trị là nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, Nhà nước ta, tiêu biểu: Về
bạo lực cách mạng thống nhất với hịa bình, nhân đạo; về khởi nghĩa vũ trang
toàn dân; về chiến tranh nhân dân , quốc phịng tồn dân ; về xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân, quốc phịng tồn dân , về nghệ thuật quân sự.
Nước Việt Nam là một nước anh hùng, suốt chiều dài lịch sử mấy
nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta dù nhỏ bé nhưng ln phải
gồng mình đấu tranh chống lại các thế lực ngoại bang xâm lược. Trong quá
trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, biết bao chiến công hiển hách của cha
ông ta đã được lưu danh muôn thuở. Chắc chắn là người Việt Nam, chúng ta
không bao giờ quên những vị anh hùng như: Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền,
Hưng Đạo Vương, Trần Quốc Tuấn, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ,…và rất
nhiều vị anh hùng trong lịch sử oai hùng của dân tộc. Các vị ấy đều là những
vị tướng tài giỏi về võ nghệ, tinh thông binh pháp, nghệ thuật dụng binh như
thần,…tài thao lược của các thế hệ cha ông đã được nhân dân ta đúc kết lại
thành truyền thống đánh thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đó khơng chỉ là
truyền thống q báu của dân tộc mà còn là nghệ thuật quân sự của một nước
nhỏ nhưng rất đỗi anh hùng.
Tiếp thu truyền thống đánh giặc giữ nước hào hùng của dân tộc, đứng
trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân đói khổ lầm than, người thanh niên
yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Và Người đã giúp
nhân dân Việt Nam lựa chọn đúng đắn con đường cách mạng nước mình:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác con
1
đường cách mạng vô sản”[1]. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng vô sản
ở thuộc địa phải gắn liền với cách mạng chính quốc và phải tiến hành bằng
con đường bạo lực. Vận dụng một cách khoa học và sáng tạo chủ nghĩa MácLênin về con đường bạo lực trong cách mạng vơ sản vào hồn cảnh cụ thể của
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà quân sự thiên tài với
nghệ thuật sử dụng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực cách mạng, quyết
định đúng đắn con đường khởi nghĩa vũ trang, toàn dân đánh giặc của nhân
dân Việt Nam, đem lại hịa bình độc lập tự do cho cả dân tộc.
Với mong muốn tìm hiểu một cách có hệ thống q trình Đảng vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng bạo lực cách mạng trong xây dựng và bảo vệ
tổ quốc trong giai đoạn hiện nay , tác giả quyết định chọn đề tài: “TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẠO LỰC CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN
DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG XÂY DỰNG BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN
NAY”
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Nghiên cứu về tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí
Minh cũng như sự chỉ đạo thực hiện bạo lực cách mạng của Đảng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Phạm vi: Tập trung nghiên cứu , tìm hiểu tư tưởng bạo lực cách mạng
của Hồ Chí Minh,
3. Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp
Logic và kết hợp với một số phương pháp khác như: Phương pháp phân tích,
thống kê, so sánh, phân kỳ lịch sử, ln tn thủ nguyên tắc tính đảng và tính
khoa học trong quá trình nghiên cứu.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài :
Ý nghĩa lý luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng cho
chúng ta cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn về sự đóng góp quan trọng của bạo
2
lực cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như
trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đề tài để nắm được những quan điểm, tư
tưởng của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong xây
dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Từ đó vận đụng trong cơng cuộc đổi
mới hiện nay, phát huy sức mạnh của Đảng và nhân dân về xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
5. Kết cấu đề tài gồm có 2 chương :
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG BẠO LỰC
CÁCH MẠNG CỦA HỒ CHÍ MINH .
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẠO
LỰC CÁCH MẠNG VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG CỦA HỒ
CHÍ MINH .
1.1.
Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực cách mạng
Mác –Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam.
Ra đi tìm đường cứu nước, từ hành trang là chủ nghĩa yêu nước truyền
thống, Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, “con đường giải phóng
chúng ta”. Người nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp thu và
vận dụng sáng tạo lý luận bạo lực cách mạng vào điều kiện thực tiễn Việt
Nam, hình thành tư tưởng về bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính
quyền.
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định chính quyền là
vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, bạo lực cách mạng là phương pháp,
là “Bà đỡ”, để giai cấp vô sản lật đổ nhà nước tư sản, giành và giữ vững chính
quyền cách mạng. Năm 1848 trong cương lĩnh đầu tiên, một tác phẩm nổi
tiếng của giai cấp vô sản trên tồn thế giới, “Tun ngơn của Đảng cộng sản “
đã khẳng định : “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô
sản là tất yếu như nhau”[26.tr.613] – “Những người cộng sản … cơng khai
tun bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật
đổ toàn bộ xã hội hiện hành”. [26,tr.646]
Như vậy, C.Mác-Ph.Ăngghen không chỉ khẳng định sứ mệnh lịch sử
thế giới của giai cấp vơ sản, mà cịn đề cập đến con đường, biện pháp, để giai
cấp vô sản thực hiện sứ mệnh ấy, là dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo
lực phản cách mạng,lật đổ chính quyền cũ, xây dựng chính quyền mới. Con
đường đấu tranh giành chính quyền có thể diễn ra bằng nhiều hình thức phong
phú, đa dạng, nhưng phổ biến nhất là dùng bạo lực cách mạng. C.Mác,Ph.
Ăngghen cho rằng, bạo lực có vai trị quan trọng trong sự phát triển xã hội
loại người nói chung và trong cách mạng vơ sản nói riêng. Ph.Ăngghen
4
viết :”Bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để mở đường cho mình
và đập tan những hình thức chính trị đã hóa đá và chết cứng”. [1,tr.259]
Thực tiễn đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong lịch sử cho thấy,
bạo lực đã diễn ra với những hình thức khác nhau như: khởi nghĩa vũ trang,
chiến tranh cách mạng, sự kết hợp giữa chiến tranh và khởi nghĩa…. Vì vậy,
C.Mác và Ph.Ăngghen bên cạnh việc khẳng định tính quy luật của sử dụng
bạo lực trong cách mạng vơ sản, đồng thời cũng thừa nhận tính mn màu,
mn vẻ của các hình thức bạo lực cách mạng. Các ơng cho rằng, bạo lực
diễn ra dưới hình thức nào là tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và sự vận dụng
sáng tạo của những người cộng sản, chứ khơng có một khn mẫu để áp dụng
ở mọi nơi, mọi thời điểm lịch sử. Từ sự thất bại của người Piêmong hơn 100
năm về trước. Ph.Ăngghen đã rút ra kết luận : một dân tộc muốn giành độc
lập cho mình thì khơng được tự giới hạn trong những phương thức tiến hành
chiến tranh thông thường. Đặc biệt, C.Mác – Ph.Ăngghen đã phân tích một
cách cụ thể và sâu sắc bạo lực cách mạng dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
Trong tác phẩm “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức”, Ph.Ăngghen đã đưa
ra một định nghĩa có tính chất kinh điển về Khởi nghĩa vũ trang: khởi nghĩa
vũ trang là một nghệ thuật, cũng y như chiến tranh và bất cứ một nghệ thuật
nào khác,khởi nghĩa phải tuân thủ theo một số quy tắc nhất định, đảng nào
quên những quy tắc ấy sẽ không tránh khỏi bị diệt vọng. Đồng thời,
Ph.Ăngghen đã đề cập rất rõ những “quy tắc”, những nguyên tắc cơ bản và
cần thiết trong quá trình tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
Thứ nhất, là phải tính tốn và xem xét một cách cụ thể về tương quan
so sánh lực lượng giữa ta và địch. Giai cấp thống trị có thiết chế nhà nước
được xây dựng từ trức, có tổ chức quân đội và cảnh sát vững mạnh. Nếu lực
lượng cách mạng không mạnh hơn hẳn thì sẽ bị tiêu diệt và thất bại trong quá
trình khởi nghĩa, vì vậy khơng được “đùa với khởi nghĩa vũ trang”.
Thứ hai, là khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang phải quán triệt tư tưởng
tiến công, tiến công một cách bất ngờ, tiến công liên tục và sáng tạo, quá trình
5
tiến cơng cũng là q trình tập hợp lực lượng, cô lập, bao vây kẻ thù, không
cho kẻ thù kịp trở tay đối phó với khởi nghĩa vũ trang, Ph.Ăngghen nói:
Phịng ngự là sự diệt vong với bất kỳ cuộc khởi nghĩa vũ trang nào.
V.I.Lênin là người tiếp thu và phát triển lý luận bạo lực cách mạng của
C.Mác – Ph.Ăngghen, trong điều kiện mới ở nước Nga, chủ nghĩa tư bản đã
phát triển đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Người khẳng định : “…… Chính
tư tưởng ấy – tư tưởng cách mạng bạo lực – là nền móng của toàn bộ học
thuyết của C.Mác-Ph.Ăngghen” [24.tr.28] Người chỉ ra giai cấp phản động ,
những kẻ đầu tiên thường dùng đến bạo lực, “Đặt lưỡi lê vào chương trình
nghị sự”, gây ra nội chiến như Chính phủ Nga Hồng, đi vào con đường chấn
áp dã man, bắn giết hàng loạt dân lành. Chính từ thực tiễn đó, đã đặt ra đối
với Đảng bơn – sê – vích là phải vũ trang giai cấp cơng nhân, tổ chức và đồn
kết các lực lượng cách mạng để tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Song song với
việc khẳng định vai trò của bạo lực cách mạng, của việc tiến hành khởi nghĩa
vũ trang giành chính quyền. Theo Lênin, khi nội chiến bắt đầu nổ ra , mà chỉ
giới hạn ở hình thức tuyên truyền, không tiến hành khởi nghĩa vũ trang là sự
phản bội cách mạng.
Để chuẩn bị cho Cách mạng tháng Mười Nga, tháng 9 năm 1917,
V.I.Lênin đã gửi cho Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Pê- tô-rôgrat và Ban chấp hành Mát – xcơ – va, bức thư: “Những người Bơn-sê-vích
phải nắm lấy chính quyền” . Đồng thời gửi cho Ban chấp hành Trung ương
bức thư: “Chủ nghĩa Mác và khởi nghĩa”. Trong thư “Chủ nghĩa Mác và khởi
nghĩa”, V.I.Lênin tổng hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh các quan điểm của
C.Mác và Ăngghen về vấn đề khởi nghĩa vũ trang như một nghệ thuật, vì
C.Mác – Ph.Ăngghen đã quy định những “quy tắc”, những nguyên tắc của
nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang. Người nói khởi nghĩa vũ trang là: Một hình
thức đặc biệt của đấu tranh chính trị, phục tùng những quy luật đặc biệt. Theo
V.I.Lênin, muốn khởi nghĩa giành thắng lợi: “Điểm thứ nhất” là đảng phải
dựa vào giai cấp tiên phong . “Điểm thứ hai” là biết phát huy vừa dựa vào
6
các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân. “Điểm thứ ba”, khi tiến
hành khởi nghĩa vũ trang phải nắm vững thời cơ cách mạng, nghĩa là đội tiên
phong và các tầng lớp nhân dân có một tinh thần triệt để cách mạng , khi mà
kẻ thù cũng như lực lượng phản cách mạng yếu đuối, nửa vời và tỏ ra dao
động đến tột đỉnh. Như vậy, một trong những điều kiện để khởi nghĩa vũ
trang giành thắng lợi là phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân,
với tinh thần mọi lực lượng,mọi tài nguyên của đất nước phải được động viên
cho cuộc cách mạng. Mặt khác , V.I.Lênin cịn cho rằng lực lượng tồn dân,
nhưng phải biết tổ chức, kết hợp thành lực lượng chính trị và quân sự, kết hợp
giữa chiến tranh du kích và sự nổi dậy của quần chúng để giành chính quyền
về tay nhân dân.
Tóm lại, chủ nghĩa Mác – Lênin, học thuyết cách mạng, khoa học của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, hệ thống lý luận
tiên phong, đã khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời
đại ngày nay. Để hoàn thành sứ mệnh ấy, để giành và giữ vững chính quyền
cách mạng, giai cấp vơ sản tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng. Quan
điểm cơ bản về bạo lực cách mạng, về khởi nghĩa vũ trang của C.Mác và
Ăngghen, đã được V.I.Lênin tiếp thu một cách hệ thống và bổ sung, phát triển
phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng Nga. Đây là cơ sở lý luận quan
trọng, có tính chất quyết định để Hồ Chí Minh hình thành tư tưởng bạo lực
cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền ở nước ta.
1.2.
Yêu cầu khách quan của sự nghiệp đấu tranh giành chính
quyền và sự lựa chọn con đường bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh.
Thực tế cách mạng cho thấy, thực dân Pháp đã dùng bộ máy bạo lực
phản cách mạng đồ sộ phục vụ cho quá trình xâm lược và cai trị Việt Nam,
vậy chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới đánh đổ được bộ máy bạo lực phản
cách mạng của kẻ thù.
Việt Nam ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích 33 vạn ki – lơ – mét
vng, đầu thế kỉ XX dân số có khoảng 20 triệu người. Điều kiện tự nhiên
7
của Việt Nam rất thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước dồi dào,
đất đai màu mỡ và thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng trong cả
bốn mùa, cho sự sinh sản của các loài động vật. Trên một dải đất từ Bắc tới
Nam, có những đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu như : đồng bằng sông Hồng,
đồng bằng Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long, là những tiềm năng lớn về
sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu lương thực. Rừng núi chiếm 50% diện tích của
cả nước, với nhiều lâm sản có giá trị kinh tế cao. Dưới lòng đất rất phong phú
về loại hình và nhiều về số lượng khống sản như: than, sắt, bơ xít, a – pa tít ,
thiếc, chì , kẽm, dầu khí… Bờ biển nước ta dài 3.260 km , có thềm lục địa
rộng với nhiều tài nguyên biển. Việt Nam nằm trên những đầu mối giao thông
quan trọng của khu vực và thế giới, lại ở vào vị trí chiến lược của vùng Đơng
Nam châu Á. Chính vì vậy, nơi đây thường xuyên bị các thế lực thù địch
nhịm ngó, từ các đế chế Trung Hoa đến các cường quốc tư bản ngày nay. Từ
thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng và đến thế kỷ
XIX càng bộc lộ rõ sự xuống dốc, suy tàn một cách nghiêm trọng . Năm
1858, thực dân Pháp đã nổ tiếng súng đầu tiên để xâm lược nước ta, do sư bất
lực ươn hèn của Triều đình Nhà Nguyễn, nên chúng đã thực hiện được mưu
đồ đen tối của mình. Việt Nam vốn là một nước phong kiến độc lập đã trở
thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Sau khi kết thúc giai đoạn xâm
lược và bình đình. Thực dân Pháp dùng một bộ máy bạo lực đồ sộ để cai trị,
đàn áp và bóc lột nhân dân ta. Để thấy được thực chất cái đó gọ là “khai hóa
văn minh”, vạch trần được tính chất bạo lực của bộ máy thực dân, chúng ta
phải đồng thời xem xét trên tất cả các chính sách về kinh tế, chính trị, văn
hóa, của thực dân Pháp ở Việt Nam nói riêng và ở Đơng Dương nói chung.
Tư tưởng sử dụng bạo lực cách mạng trong đấu tranh giành chính
quyền của Hồ Chí Minh, khơng chỉ dựa vào yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt
Nam., sự áp bức bóc lột của kẻ thù, mà cịn được hình thành từ tổng kết kinh
nghiệm đấu tranh của các nhà yêu nước Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX.
8
Những thất bại của các phong trào yêu nước Việt nam cuối thế kỉ XIX ,
đầu thế kỉ XX, đánh dấu sự khủng hoảng về đường lối cách mạng, đặc biệt
trong đó phải nói đến sự bế tắc về phương pháp đấu tranh của các sỹ phu yêu
nước đương thời. Cụ Phan Bội Châu thì mong đợi sự giúp đỡ của Chính phủ
Nhật Hồng với phương pháp bạo đơng vũ trang giành chính quyền. Cụ Phan
Chu Trinh lại dựa vào Pháp để thực hiện canh tân đất nước, nên đấu tranh
bằng con đường cải lương nghị viện. Từ những nhận thức không đúng về con
đường cứu nước, là hệ quả tất yếu dẫn đến phương pháp đấu tranh không phù
hợp và thiếu tính khoa học . Chỉ có một đường lối cách mạng đúng đắn mới
có một phương pháp đấu tranh thích hợp , ngược lại, phương pháp đấu tranh
phù hợp sẽ chứng minh cho sự đúng đắn của đường lối cách mạng. Do hạn
chế về mặt lịch sử, các nhà yêu nước Việt Nam ở thời kỳ này đã khơng hiểu
được tính chất của thời đại đã thay đổi, thời đại cũ đã qua và thời đại mới đã
xuất hiện. Tính chất của thời đại thay đổi, thì giai cấp trung tâm của thời đại
cũng thay đổi, vai trò của người lãnh đạo, lực lượng, phương pháp cách mạng
cũng tất yếu phải thay đổi theo. Chính từ những bài học thực tienx, của các
phong trào yêu nước Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, là cơ sở
quan trọng để hình thành một tư duy cách mạng mới ở Hồ Chí Minh, hình
thành tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu tranh giành
chính quyền.
Tóm lại, từ những phẩm chất tốt đẹp của mình, Hồ Chí Minh đã đến
với chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể cách mạng Việt Nam. Đồng
thời khảo sát được thực tiễn xã hội Việt Nam ở đầu thế kỉ XX, Hồ Chí Minh
nhận thấy thực dân Pháp dùng một bộ máy bạo lực phản cách mạng để giành
chính quyền. Các con đường đấu tranh theo xu hướng bạo động vũ trang, hay
cải lương, đều bị thất bại vì khơng có đường lối và phương pháp đấu tranh
phù hợp, nên không được lịch sử chấp nhận . Tất cả các yếu tố trên là nguồn
gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong đấu tranh
9
giành chính quyền. Trong đó chủ nghĩa Mác – Lênin là yếu tố có ý nghĩa
quyết định đến bản chất tư tưởng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh.
10
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẠO LỰC CÁCH MẠNG
VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
2.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong
đấu tranh giành chính quyền.
2.1.1. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền là một tất yếu
khách quan và phải biết dựa vào sức mạnh của quần chúng.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Chính cương, Sách lược vắn tắt của Đảng
do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã ra đời. Đây là cương lĩnh đầu tiên,
định ra đường lối chiến lược cho cách mạng nước ta trong thời kì mới. Trong
Chính cương, Sách lực vắn tắt, Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu của cách
mạng Việt Nam là : “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng tiến tới xây dựng xã hội cộng sản” [7,tr.2]. Để đạt được mục tiêu
trên phải: “Dựng ra chính phủ cơng nơng binh”. [7,tr.2]. Như vậy, con đường
cách mạng nước ta là giành độc lập dân tộc để đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã
hội, vì thế vấn đề chính quyền là vấn đề then chốt nhất, vừa là nhiệm vụ trước
mắt cần phải đạt được, nhưng cũng là điều kiện tiên quyết trong tương lai.
Nếu khơng giành được chính quyền từ tay bọn thực dân phong kiên, điều đó
có nghĩa là “cách mạng tư sản dân quyền” không thành công, mục tiêu của
cách mạng đặt ra cũng chỉ là khơng tưởng.(t28)
Theo Hồ Chí Minh chỉ sử dụng bạo lực cách mạng mới giành đượcc
chính quyền, chia ruộng đất cho dân nghèo, xây dựng được xã hội mới, cuộc
cách mạng vô sản mới thực sự “đến nơi”. Ngược lại, nếu không sử dụng bạo
lực cách mạng, khơng địi được độc lập tự do thì: “Chẳng những toàn thể dân
tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi các bộ phận, giai cấp đến vạn
năm cũng khơng địi lại được”. [11.tr.13]
Sử dụng bạo lực là tất yếu khách quan, nhưng đặc biệt phải biết phát
huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, thì sự nghiệp đấu tranh mới giành
11
được thắng lợi. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, cách mạng nói chung, bạo
lực cách mạng theo quan niệm của Hồ Chí Minh, là bạo lực của quần chúng
bị áp bức, bóc lột, được giác ngộ và tổ chức để chống lại giai cấp thống trị.
Người khẳng định: “Cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải
việc một , hai người” [t.32, tr.262] vì vậy phải “Đứng lên đoàn kết với nhau
làm cách mệnh”[32, tr262] mà “Dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống
nào cũng không chống lại được”. [32,.tr.274]
Quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định đến thắng lợi của cách
mạng. Họ tham gia vào phong trào cách mạng càng đông đảo bao nhiêu thì
thế, lực, sức tiến cơng của cách mạng càng mãnh liệt bấy nhiêu. Nên Hồ Chí
Minh cho rằng phải đoàn kết toàn dân tạo thành sức mạnh, mới giành được
chính quyền từ tay bọn đế quốc phong kiến. Người nhắc nhở : “Đồn kết là
sức mạnh vơ địch”, “Đồn kết là sức mạnh tất thắng”. Người còn chỉ rõ : Hiện
thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: toàn dân đoàn kết, Đoàn kết
toàn dân nhưng phải trên lập trường của giai cấp vô sản, lấy liên minh cơng
nơng làm nền tảng, lấy lợi ích chung của dân tộc làm điểm tương đồng cho sự
đoàn kết. Theo Hồ Chí Minh thực hiện tốt việc đồn kết tồn dân thì mới
“đem sức ta để giải phóng cho ta”[38,tr.554]
Như vậy, quan điểm bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh trong đấu
tranh giành chính quyền nổi lên luận điểm quan trọng nhất là phải phát huy
sức mạnh của quần chúng nhân dân lao động. Nếu vận dụng quan điểm này
một cách đúng đắn sáng tạo sẽ đưa cách mạng đến thắng lợi nhanh nhất,
ngược lại vận dụng không đúng sẽ làm cho cách mạng dậm chân tại chỗ,
không phát triển được. Nói cách khác, người cách mạng phải nhận thức đúng
vai trò to lớn của quần chúng và biết phát huy sức mạnh của quần chúng nhân
dân thì sự nghiệp đấu tranh mới giành được thắng lợi. Đường lối của Đảng có
trở thành sức mạnh vật chất hay khơng, thành hiện thực hay không đều phụ
thuộc vào phong trào cách mạng của quần chúng. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho
rằng đấu tranh bằng con đường bạo lực cách mạng, là sự kết hợp hài hòa giữa
12
tính lý luân và thực tiễn đường lối của Đảng. Tiến hành bạo lực cách mạng
môt cách đúng đắn khi nó được đặt trong một tình thế cụ thể, một thời cơ xác
định , từ đó vận dụng các hình thức đấu tranh sao cho phù hợp với yêu cầu
thực tiễn, phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
Mục tiêu của bạo lực cách mạng phải đạt được là giành chính quyền về tay
nhân dân , thực hiện “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, xây
dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Chỉ có như vậy, sức manh
của quần chúng mới được huy động cao độ trong đấu tranh giành chính
quyền.
2.1.2. Kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu
tranh qn sự, lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu quyết định.
Đấu tranh chính trị theo quan điểm của Hồ Chí Minh là một hình
thức đấu tranh cơ bản, quyết định suốt q trình phát triển và thành cơng của
cách mạng. Đấu tranh chính trị trong thời kỳ này, cịn là cơ sở hình thành lực
lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang. Nó hỗ trợ cho đấu tranh vũ trang, đồng
thời là lực lượng trực tiếp tiến công vào bọn thực dân phong kiến. Càng về
cuối giai đoạn giành chính quyền,thì vai trị của đấu tranh chính trị càng được
phát triển mạnh mẽ. Hồ Chí Minh nói: “Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình
thức chính trị lên hình thức qn sự... hiện nay chính trị trọng hơn quân sự”
[17, tr.129].
Thực tế đã chứng minh, phong trào đấu tranh chính trị của quân
chúng trong giai đoạn (1930-1945) phát triển rất mạnh mẽ. Nhất là sau năm
1941, lực lượng chính trị của toàn dân được tập hợp trong “Mặt trận Việt
minh”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xuống đường biểu tình, thị uy, bãi
cơng, bãi sở, bãi khóa, bãi chợ... làm tê liệt bộ máy kinh tế và chính trị của
địch, đây chúng vào chỗ hoang mang, tan rã, tiến lên chiếm lấy nhà máy,
công sở và lật đổ từng mảng chính quyền địch. Sự nổi dậy của lực lượng
chính trị toàn dân diễn ra một cách đồng loạt, từ miền Bắc tới miền Trung,
miền Nam, từ miền núi đến đồng bằng, từ nông thôn đến thành thị, của tất cả
13
các dân tộc trong nước. Chính nhờ có phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn
của quần chúng, nên giai đoạn cuối, khi lực lượng quân sự của ta còn nhỏ bé,
nhưng vẫn áp đảo và làm tê liệt sự phản kháng của quân đội Nhật, buộc địch
phải đầu hàng, giành chính quyền về tay cách | Quan điểm của Hồ Chí Minh
về đấu tranh quân sự ở thời kỳ (19301945), cũng là một hình thức đấu tranh
cơ bản, tác dụng trực tiếp tiêu diệt sinh lực địch, đập tan những âm mưu về
chính trị và quân sự của đối phương. Đặc biệt, Hồ Chí Minh cịn cho rằng đấu
tranh quân sự ra đời từ phong trào đấu tranh chính trị, phát triển cùng với đấu
tranh chính trị. Càng về cuối giai đoạn cách mạng, đấu tranh quân sự càng
phải hỗ trợ và tạo điều kiện cho đấu tranh chính trị của quần chúng. Khi đề
cập đến vai trò của đấu tranh quân sự, năm 1941 tại Hội nghị Trung ương
Tám do Hồ Chí Minh chủ trì đã chỉ ra: “Những cuộc khởi nghĩa..gây một ảnh
hưởng rộng lớn toàn quốc..là... đấu tranh bằng vũ lực của nhân dân Đông
Dương” [11, tr.109], rồi Người khẳng định: “Lãnh đạo toàn quốc nhân dân
kiên quyết đấu tranh” [38, tr.553].
Vào cuối năm 1940, đầu năm 1941, xuất phát từ những chuyển biến
mới của tình hình trong nước và trên thế giới, từ xu thế phát triển của phong
trào quần chúng và nhu cầu của cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương chuyển
từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh vũ trang. Đây khơng những là quyết định
chuyển hướng lên đấu tranh quân sự đúng lúc, kịp thời, mà còn thể hiện việc
chỉ đạo đấu tranh quân sự diễn ra từng bước, từ thấp lên cao, phù hợp với
từng giai đoạn cách mạng. Đấu tranh quân sự xuất hiện trên cơ sở đấu tranh
chính trị, hỗ trợ , tạo điều kiện cho đấu tranh chính trị. Hình thức đấu tranh
quân sự của nước ta ở thời kỳ này là đi từ những hoạt động du kích bí mật,
bảo vệ cơ sở chính trị, xây dựng căn cứ địa cách mạng, phát triển lên thành
chiến tranh du kích rầm rộ tại một số vùng rừng núi, trung du và đồng bằng ở
Việt Bắc sau đó phát triển ở đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Trung bộ, đồng
bằng Nam bộ. Giai đoạn cuối của quá trình đấu tranh giành chính quyền, Hồ
Chí Minh tiếp tục chỉ đạo đưa hình thức đấu tranh quân sự lên một bước mới.
14
Người ta chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, ngày
22 tháng 12 năm 1944. Đây là quyết định thành lập đội quân chủ lực đầu tiên
ở nước ta, để từng bước thúc đẩy, mở rộng hình thức đấu tranh quân sự trong
giai đoạn cách mạng giành chính quyền.
Như vậy, mỗi hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự ở giai
đoạn (1930-1945) có tính độc lập tương đối, có vị trí, vai trị riêng, song Hồ
Chí Minh cho rằng phải kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh chính trị và
qn sự.
Kế thừa lý luận về bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhìn
rõ sự thất bại của con đường “bất bạo động” của Phan Chu Trinh, dựa vào tư
bản bên ngồi của Phan Bội Châu…, Hồ Chí Minh chỉ rất rõ tất yếu phải sử
dụng bạo lực cách mạng vì “bất cứ lịch sử xâm chiếm thuộc địa nào – thì từ
đầu đến cuối đều được viết bằng máu người bản xứ…”. chiến tranh không
phải là do chúng ta muốn mà vì chúng quyết tâm xâm lược nước ta, buộc ta
phải cầm súng. Không thể ảo tưởng trông chờ, cầu xin sự “ban ơn”, “cải
cách” của kẻ thù mà có độc lập, tự do, quyền làm người mà chỉ có giành được
bằng bạo lực cách mạng. Đây là vấn đề tất yếu, có tính ngun tắc của Đảng
cách mạng. trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc
đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam về phương diện
chính trị là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, phải thu hết
sán nghiệp lớn của đế quốc Pháp giao cho chính phủ cơng – nơng binh quản
lý, thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩ làm của công chia cho dân cày
nghèo, v.v..
Những năm 1945-1946, chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà,
cho nên chúng ta nhân nhượng thực dân Pháp để giữ hịa bình. Dù thực dân
Pháp đã bội ước, gây chiến tranh, nhưng gần một năm tạm hịa bình đã cho
chúng ta thời gian để xây dựng lực lượng căn bản. Đến cuối năm 1946, khi
Pháp cố ý gây chiến tranh, chúng ta không thể nhân nhượng hơn nữa thì cuộc
kháng chiến tồn quốc bắt đầu. Tất yếu sử dụng bạo lực cách mạng khởi
nguồn từ bản chất tàn bạo của chế đệ thông trị và sự ngoan cố của kẻ thù.
15
“Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần
dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng giành lấy chính
quyền và bảo vệ chính quyền”.
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh khẳng định bạo lực cách mạng bao gồm
bạo lực chính trị của quần chúng và bạo lực vũ trang, nhưng trước hết và quan
trọng là bạo lực chính trị. “Quân sự phải lấy chính trị làm trọng” từ xây dựng
lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân sẽ tổ chức ra lực lượng vũ trang
cách mạng. Cách mạng là việc chung của dân chúng, sức mạnh của nhân dân
là vơ địch, “Dân khí mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng khơng chống
lại”. Muốn có sức mạnh đó, nhân dân phải được tuyên truyền, giác ngộ, được
tổ chức chặt chẽ trong Mặt trận dân tộc đồn kết thống nhất, lấy liên minh
cơng nơng làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Chỉ có như
vậy, lực lượng quần chúng nhân dân mới có sức mạnh chính trị to lớn, đủ sức
đưa cách mạng đến thắng lợi. Bạo lực chính trị của quần chúng hướng tới
mục tiêu cao cả là xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, nó khác hẳn với tư
tưởng bạo lực khủng bó, ám sát cá nhân…
Hồ Chí Minh coi xây dựng lực lượng chính trị là cơ sở để xây dựng lực
lượng vũ trang, đấu tranh chính trị là cơ sở để triển khai đấu tranh vũ trang.
Khơng có lực lượng chính trị và đấu tranh chính trụ của quần chúng thì đấu
tranh quân sự và lực lượng vũ trang thì khơng thể giành thắng lợi. Nhưng
trong tình hình cụ thể, như những trận chiến đấu trên chiến trường, trong đối
đầu trực tiếp với địch, đấu trang vũ trang có thể giữ vai trị trực tiếp quyết
định tiêu diệt lực lượng quân sự của địch. Việc xây dựng lực lượng vũ trang,
có đủ khả năng đấu tranh vũ trang là việc rất quan trọng và cần thiết.
2.2. Phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh
mang tính sáng tạo và nghệ thuật.
2.2.1. Phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh
Sự nghiệp đấu tranh giành và giữ chính quyền rất khó khăn, người sử
dụng cách mạng khơng tự giới hạn ở một hình thức, phương pháp mà cần vận
16
dụng sáng tạo, linh hoạt nhiều hình thức, phương pháp cho phù hợp với điều
kiện lịch sử cụ thể. Hồ Chí Minh chỉ rõ :“Tùy tình hình cụ thể mà quyết định
những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và kháo kết
hợp với các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng
lợi cho cách mạng”. Người chỉ rõ, cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính
trị, đấu tranh quân sự với đấu tranh kinh tế, văn hóa, ngoại giao v.v.. Trong
từng lĩnh vực cần biết sáng tạo ra nhiều hình thức, biện pháp cụ thể nhằm phát
huy thế mạnh, khai thác các điều kiện thuận lợi, khắc phục những cản trở làm
cho lực lượng ngày càng lớn mạnh. Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Nó dùng vũ khí
tối tân thì ta đánh du kích, nó trên trời thì ra dưới đất. Ta trường kỳ kháng
chiến thì ta thắng lợi…, nó lấy vũ lực ta khơng sợ. Nó lấy chính trị, ta khơng
mắc mưu. Nó lấy kinh tế phong tỏa, thì ta lấy kinh tế ta đánh nó…”, “Muốn
trị lửa phải dùng nước. Địch muốn tốc chiến tốc thắng. Ta lấy trường kỳ
kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng”.
Theo Hồ Chí Minh, hai hình thức cơ bản, chủ yếu của bảo lực cách
mạng là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang cùng sự phối hợp giữa lực
lượng đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Tất yếu phải sử dụng lực
lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân để đập tan bộ
máy cai trị của đế quốc và tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân. Đấu
tranh chính trị địi hỏi phải xấy dựng lực lượng chính trị, lực lượng chính trị
ln là cơ sở để từ đó xây dựng lực lương vũ trang. Quân sự phải phục tùng
và nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, “Qn sự mà khơng có chính
trị như cây khơng gốc, vơ dụng lại có hại”. Hồ Chí Minh thường phê bình
những xu hướng tư tưởng chỉ thấy quân sự, khơng thấy chính trị, chỉ biết tác
chiến mà khơng biết vận động quần chúng và chính trị trong nhân dân.
Kết hợp lực lượng đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, kết hợp
hình thức đấu tranh là một vấn đề có tính ngun tắc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về bạo lực cách mạng. Thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945 đã diễn
ra dưới hình thức đấu tranh chính trị quần chúng là chính đã thành cơng
17
nhanh chóng trên phạm vi cả nước và rất ít đổ máu. Đó chính là sức mạnh to
lớn của hình thức bạo lực chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Theo Hồ Chí Minh, trong tình hình cụ thể thế và lực, tương quan lực
lượng trên chiến trường, khi trực tiếp đối đầu với địch, sử dụng lực lượng vũ
trang, đấu tranh vũ trang khi thời cơ đã đến chín muồi có thể nổi lên, giữ vai
trị quyết định kết thúc chiến tranh. Ví dụ, trong kháng chiến trống Pháp, bạo
lực cách mạng của nhân dân ta được thể hiện bằng sự kết hợp đấu tranh quân
sự với đấu tranh chính trị, trong đó đấu tranh qn sự là chủ yếu. Thắng lợi
các chiến dịch quân sự trong ĐÔNG – Xuân năm 1953 – 1954 mà đỉnh cảo là
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã dẫn đến kết thúc cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Thắng lợi quân sự của cuộc Tổng tấn công mùa Xuân năm 1968 đã
buộc Mỹ phải rút hết quân Mỹ, quân chư hầu ra khỏi miền nam Việt Nam,
chấm dứt ném bom miền Bắc và chịu ngồi đàm phán với Việt Nam tại Hội
nghị Paris. Thắng lợi quân sự của quân dân ta trong 12 ngày đêm cuối năm
1972, làm nên trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc đế quốc Mỹ phải ký
Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam. Thắng lợi
của ba chiến dịch quân sự lớn là Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh đã dẫn đến kết thúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ, thống nhất đất nước, đã chứng minh vai trò của đấu tranh quân sự
trên cơ sở thắng lợi của đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao tại Hội
nghị Paris.
Tóm lại, tư tương bạo lực cách mạng của Hồ Chí Minh ln thống nhất
sâu sắc với tư tưởng nhân văn, nhân đạo, hịa bình. Hồ Chí Minh ln mong
muốn hịa bình, nổ lực tìm cách đẩy lùi chiến tranh, nhưng Người cũng quyết
định đánh để tiêu diệt tận gốc cội nguồi của chiến tranh. Trong mọi trường
hợp, Người đều hết lòng trân trọng mạng sống của con người, đối xử nhân
đạo với con người và luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ tương lai tốt đẹp
giữa những con người. Chính tư tưởng bạo lực cách mạng thống nhất với tư
tưởng nhân văn, nhân đạo, hịa bình đã đưa Hồ Chí Minh thành danh nhân
18
văn hóa kiệt xuất của nhân loại, đưa dân tốc Việt Nam lên tầm vóc của dân
tộc văng minh, một dân tộc biết dùng văn minh để chiến thắng bạo tàn.
2.2.2. Giá trị nhân văn, nhân đạo và hịa bình trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về sử dụng bạo lực cách mạng
Bạo lực cách mạng mang tính nhân văn, nhân đạo, hịa bình là tư tưởng
đầu tiên và là nội dung cơ bản, quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Hồ
Chí Minh về quân sự. Nghiên cứu, nhận thức đúng vấn đề này có ý nghĩa lý
luận, thực tiễn sâu sắc và là căn cứ khoa học đấu tranh phê phán những quan
điểm, nhận thức sai trái hiện nay.
Với “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hồn tồn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”1, người thanh niên Nguyễn Tất
Thành đã không quản gian nan, vất vả quyết dấn thân để đạt được ham muốn
nhân văn cao cả đó. Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”2; “Trong cuộc
đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực
cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo
vệ chính quyền”3.
Bạo lực được hiểu là sức mạnh của một giai cấp, nhà nước (thậm chí là
liên minh nhà nước) hoặc tập đoàn xã hội sử dụng để cưỡng đoạt, trấn áp hoặc
chống lại sự cưỡng đoạt, trấn áp, cho nên có bạo lực tiến bộ, cách mạng và
bạo lực phản động, phản cách mạng, tùy thuộc vào mục đích, bản chất của lực
lượng sử dụng nó. Việc Hồ Chí Minh lựa chọn bạo lực cách mạng để thực
hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, bởi, tội ác mà chủ
nghĩa thực dân, đế quốc đối với dân tộc Việt Nam quá lớn. Song, “bạo lực”
mà Người sử dụng hàm chứa tính nhân văn, nhân đạo rất sâu sắc.
Lịch sử đã minh chứng, trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, thực dân Pháp
thực thi chính sách bóc lột dân ta đến tận xương tủy, chúng thẳng tay chém
19