Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận xã hội học tôn giáo vai trò của phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.36 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN
XÃ HỘI HỌC TƠN GIÁO
VAI TRỊ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA
NGƯỜI DÂN HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG LĨNH NAM
QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI)


Mục lục

1. Tính cấp thiết..................................................................................................1
2. Tổng thuật/tổng quan tình hình nghiên cứu....................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................6
3.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................6
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.......................................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................6
4.2. Khách thể nghiên cứu:...............................................................................6
4.3. Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................6
5. Câu hỏi nghiên cứu/giả thuyết nghiên cứu........................................................6
6. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin..............................7
6.1. Phương pháp luận:....................................................................................7
6.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học:........................................................7
6.3. Phương pháp xử lý thông tin:....................................................................8
7. Phương pháp chọn mẫu.....................................................................................8
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..............................................................8
9. Dự kiến kết cấu đề tài........................................................................................8
10. Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................................9


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết


Tơn giáo là hiện tượng xã hội tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử loài người đã
xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại và tồn tại đến tận ngày này. Tôn giáo thể
hiện một nhu cầu tinh thần của các tín đồ, một nhu cầu có tính cộng đồng, dân tộc,
khu vực và nhân loại. Nó khơng chỉ là những niềm tin về cuộc sống sau cái chết
mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống thực tại của con người.
Phật giáo ra đời cách đây hơn 2500 năm và đã được truyền bá, có ảnh hưởng tới
nhiều nước trên thế giới như Xrilanca, Mianma, Ai Cập, Thái Lan, Việt Nam,
Trung Quốc… Trong quá trình du nhập và trải qua các thời kỳ lịch sử, Phật giáo lại
phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện lịch sử, văn hóa ở mỗi quốc gia
mà có những biến đổi cho phù hợp. Ngày nay, trên phạm vi quốc tế, Phật giáo
đang chiếm vị trí sâu rộng trong đời sống của con người trong đó có Việt Nam.
Phật giáo vừa là một tơn giáo, vừa là triết học bởi trong nó chứa đựng nhiều
quan điểm sâu sắc về thế giới, nhân sinh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, từng
chịu biết bao thử thách trong sự va chạm với các tôn giáo khác, song Phật giáo vẫn
tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Sở dĩ đạo Phật có được sức sống
mãnh liệt đó là vì mục đích tối thượng của nó là cứu khổ đem lại sự an lạc, hạnh
phúc cho con người. Mọi sự thuyết pháp của đức Phật đều tập trung vào cuộc sống
hiện thực của chúng sinh mà ít bàn đến những hiện tượng tự nhiên, điều đó hồn
tồn phù hợp với đơng đảo quần chúng khi trình độ nhận thức cịn nhiều hạn chế.
Hơn nữa, đạo Phật đã khơi dậy được những giá trị văn hóa trong con người hướng
tới chân – thiện – mỹ, khơi dậy được khát khao của con người muốn được giải
thốt trước những mâu thuẫn, bế tắc do chính con người tạo ra. Bởi vậy, đạo Phật
xét về mặt tích cực, nó thực sự là chỗ dựa tinh thần cho một bộ phận đơng đảo
quần chúng nhân dân. Cũng chính bởi vậy mà đạo Phật đã bám sâu vào trong đời
sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của con người trong mọi thời đại.

1


Nói đến các làng xã ở Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn; bên cạnh ngơi

đình. Các ngơi chùa trong q trình thực hành tín ngưỡng đã phát huy rất tốt chức
năng liên kết cộng đồng, liên kết các phật tử, bởi chùa là nơi gửi gắm tâm linh.
Thơng qua những sinh hoạt tín ngưong gắn với nhà chùa, người dân giữ gìn ni
dưỡng mối quan hệ gắn bó, một lối sống hịa hợp và bền chặt của cộng đồng. Chùa
không chỉ là nơi thờ Phật, mà thờ các thánh thần, những người có cơng với nước,
với làng... Ngôi chùa không chi là nơi đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tâm linh của các
làng, mà còn là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa của địa phương. Hội làng ln gắn với
hội chùa và ngược lại. Văn hóa chùa ln gắn với văn hóa cư dân làng - nơi mái
chùa tồn tại như gia đình, dịng họ, làng xã, các tổ chức xã hội khác....Tuy nhiên
hiện nay, quá trình đơ thị hóa ở nước ta đã và đang diễn ra với tốc độ rất nhanh,
với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, dẫn đến có sự chuyển dịch về
cơ cấu sản xuất, ngành nghề, tăng thu nhập cho người dân, nhưng mặt khác, lại phá
vỡ những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ cộng đồng xã hội, gây ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển và ổn định trên tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh
quốc phịng... Vì vậy, vai trị của Phật giáo ở các làng xã, hay nói một cách khác,
ngơi chùa Việt (nịng cốt là các tăng, ni) cần phải khẳng định và phát huy vị thế,
vai trị của mình, để “hoằng dương Phật pháp, lợi lạc chúng sinh" trong giai đoạn
từ Đổi mới (1986) đến nay, rất cần được nghiên cứu.
Quận Hoàng Mai, Hà Nội là một vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, trong có có
phường Lĩnh Nam với nhiều ngơi chùa nổi tiếng như chùa Bằng – Linh Tiên, ngơi
cổ tự có niên đại trên 4000 năm, hay chùa Nam Dư Thượng được xây dựng nào
năm 1622,… Hoạt động Phật giáo tại các ngôi chùa ở đây diễn ra rất sôi nổi, đóng
vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân địa phương.
Từ đó, tơi xin chọn đề tài “Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của
người dân Hà Nội (nghiên cứu tại địa bàn phường Lĩnh Nam quận Hoàng Mai, Hà
Nội)” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2



2. Tổng thuật/tổng quan tình hình nghiên cứu
Các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo, tư tưởng của Phật giáo và lịch sử Phật
giáo Việt Nam “Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội, 1992) của
Nguyễn Lang đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai
trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại
phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” (Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1998), các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập và quá trình phát triển
của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX, bàn về các tơng phái Phật
giáo và đã phân tích vai trị của Phật giáo đối với các lĩnh vực tư tưởng chính trị
trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam; “Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng
Việt Nam” của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Việt Triết học (Hà Nội, 1996)
đã đề cập đến tính chất của Phật giáo Việt Nam, các tông phái Phật giáo ở Việt
Nam, vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa dân tộc và ảnh hưởng của Phật giáo
đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam… Bên cạnh đó, các cơng trình nghiên cứu về
triết học Phật giáo như “Đại cương triết học Phật giáo” của Thích Đạo Quang (Nxb
Thuận Hóa - Huế, 1996) đã phân tích những giá trị trong các giáo lý cơ bản của
Phật giáo và đề cập một cách khái quát các tông phái cơ bản của đạo Phật; “Tư
tưởng triết học Phật giáo Việt Nam”của Nguyễn Duy Hinh đã trình bày và phân
tích một cách sâu sắc các vần đề của triết học Phật giáo như: Bản thể luận, nhận
thức luận, giải thoát luận và các nội dung triết học Phật giáo Việt Nam như tư
tưởng triết học Phật giáo sơn môn Dâu, tư tưởng triết học Phật giáo sơn môn Kiến
Sơ và triết học Phật giáo tông Trúc Lâm... Nguyễn Hùng Hậu với cuốn “Đại cương
triết học Phật giáo Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội, 2002) dưới góc độ triết học
đã khái quát quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Tác giả đã
trình bày rõ sự tiếp biến và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn
và chỉ ra đặc trưng của Phật giáo Việt Nam là sự kết hợp của ba yếu tố Thiền –
Tịnh – Mật trong sự hòa quyện với tín ngưỡng bản địa tạo nên những đặc điểm
riêng biệt của Phật giáo Việt Nam…Cuốn sách này là một trong những nguồn tư
liệu quý giá khi nghiên cứu Phật giáo và Phật giáo Việt Nam. Phan Văn Hùm viết
3



cuốn “Phật giáo triết học” bản in lần thứ ba năm 1943 dưới góc độ tiếp cận triết
học, tác giả tập trung phân tích nguyên lý của Phật giáo nguyên thủy: vấn đề tâm
và vật, Ngũ uẩn, Nghiệp, Thiền định; đưa ra những nhận định chung nhất về bản
thể luận, nhận thức luận của triết học Phật giáo.
Tác giả Đặng Thị Lan có cuốn sách: Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người
Việt Nam, cuốn sách đề cập đến những vấn đề cơ bản của đạo đức Phật giáo, đạo
đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt am, Đạo đức Phật giáo với việc xây
dựng va hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Trong đó, ngay ở lời
nói đầu, tác giả đã khẳng định: “Đối với người Việt Nam, ngôi chùa đã trở thành
một cái gì đó thật thiêng liêng và gần gũi, là một phần trong đời sống văn hóa tinh
thần của con người. Những lễ hội chùa với hình thức sinh hoạt mang ý nghĩa tơn
giáo, văn hóa lành mạnh cần được gìn giữ và phát huy".
Bên cạnh các sách còn một số bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí, kỷ
yếu hội thảo chun ngành. Điển hình là bài viết: “Vị thế Phật giáo trong văn hóa
Việt Nam" của tác giả Trần Thị Kim Oanh (2012, Kỷ yếu Hội thảo Kỷ niệm 30
năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981- 2011)). Trong đó, tác giả đi
vào phân tích hai vấn đề: thứ nhất, vai trị Phật giáo trong lịch sử nước nhà, với
việc điểm lại vai trò Phật giáo trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau; thứ hai,
khẳng định vai trị Phật giáo trong văn hóa thời đại mới hiện nay. Tác giả khẳng
định: Phải nói Phật giáo là một tơn giáo có sức ảnh hưởng rất lớn trong tâm hồn
người Việt. Hệ thống giáo lý "Nhân quả", "Luân hồi", "Thiện ác nghiệp báo"... đã
trở thành nhận thức truyền thống.
Bài viết “Vai trò của Phật giáo đối với sự ổn định và phát triển của xã hội," của
Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Thị Ngọc Lan (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 12,
2008) đã chỉ rõ vai trị quan trọng của Phật giáo Việt Nam đó là được bản địa hóa,
dân tộc hóa, trở thành một phần trong văn hóa Việt Nam. Phật giáo có vai trị như
chăm sóc đời sống tâm linh cho nhân dân, giúp đỡ cộng đồng như chữa bệnh, dạy
chữ, là nơi nương tựa của người già, trẻ em, người cơ nhỡ...Văn hóa Phật giáo đã

4


thấm đẫm trong đạo đức, lối sống của người Việt Nam, trở thành lối tư duy, hành
động của mỗi con người..., tạo thành sức mạnh của dân tộc trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuốn sách Biên đôi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong q trình đơ thị
hóa tại Hà Nội của tác giả Trần Thị Hồng Yến (Nxb. Chính trị quốcgia, 2013), đã
chi ra: từ khi thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, nhiều di tích tại
các làng xã (trong đó có chùa làng) đưoc tu sửa khang trang bằng nhiều nguồn lực
của người dân và Nhà nước; nhiều di tích đã được xếp hạng, tạo cơ sở pháp lý cho
các làng xã giữ gìn, bảo vệ; đồng thời các lễ hội, lễ tiết trong năm được tổ chức trở
lại. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của đơ thị hóa đã làm biến mất, biến dạng
hoặc thu hẹp nhiều cơng trình văn hóa thờ cúng hàng nghìn năm của cộng đồng
dân cư.
Gần đây, đề cập đến Phật giáo tại các làng đơ thị hóa ở Hà Nội, bài viết "Vai
trị của văn hóa đạo đức Phật giáo" (Qua các nhà tu hành ở một số chùa Hà Nội)
của tác giả Phan Thị Lan in trong cuốn Việt Nam học (lần thứ IV), tập III đã chỉ ra
một số giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu đạo đức của Phật giáo qua các giáo lý. Bài
viết cũng ìm hiểu việc thực hành lối sống đạo đức Phật giáo ở một số chùa tại Hà
Nội hiện nay: cúng cầu an, cúng sao giải hạn, cầu siêu, bán khốn...
Những cơng trình nêu trên đều đã chỉ ra những đóng góp to lớn của Phật giáo
trên các lĩnh vuc khác nhau của đời sống xã hội Việt Nam ở các thời kỳ khác nhau
của lịch sử. Qua đó, văn hóa Phật giáo đã hịa nhập vào văn hóa Việt Nam, làm
phong phú và nâng tầm văn hóa Việt Nam lên một buớc mới. Bản thân Phật giáo
cũng đã mang dấu ấn của dân tộc để trở thành Phật giáo Việt Nam. Trong giai
đoạn hiện nay, với những tác động mạnh mẽ của q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, của q trình đơ thị hóa, Phật giáo đã nhập thế tích cực, tham gia đóng
góp vào việc phát triển y tế, giáo dục, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vận
động quần chúng tham gia vào các công tác xã hội: xóa đói giảm nghèo, đền ơn

đáp nghĩa và các hoạt động từ thiện khác,...
5


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:

Chỉ ra vai trò của của Phật giáo trong đời sống văn hóa của người Hà Nội nói
chung và người dân tại đia bàn phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai nói riêng. Từ
đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trị của Phật giáo trong đời sống văn
hóa của người Hà Nội và người dân tại phường Lĩnh Nam
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm liên quan, khái quát về Phật giáo, về địa bản nghiên cứu Cơ sở để chỉ ra vai trò Phật giáo với đời sống người dân
- Chỉ ra những biểu hiện cụ thể để khẳng định vai trò Phật giáo với đời sống người
dân tại phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Đánh giá vai trò Phật giáo với đời sống người dân và đua ra những giải pháp
nhằm phát huy vai trò Phật giáo hiện nay cũng như trong sự nghiệp Cơng nghiệp
hóa - Hiện đại hóa đất nước.

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của

người dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Người dân tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng

Mai, Hà Nội
4.3. Phạm vi nghiên cứu: phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

5. Câu hỏi nghiên cứu/giả thuyết nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Phật giáo có vai trị thế nào trong đời sống của người dân địa phương

6


+ Có phải Phật giáo góp phần làm cho đời sống văn hóa của người dân
phong phú hơn?
- Giả thuyết nghiên cứu: Phật giáo có vai trị rất quan trọng trong đời sống
văn hóa của người dân

6. Phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin
6.1. Phương pháp luận:

Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng cũng như Hệ thống các quan điểm của Đảng, chính
sách nhà nước.
6.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học:

Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục nghiên
cứu đã đề ra, nghiên cứu được thực hiện giữa phương pháp nghiên cứu định
lượng, định tính và phân tích tài liệu:
- Phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp Anket (điều tra
bằng bảng hỏi) nhằm mô tả và làm rõ kết quả khảo sát về vai trò của Phật
giáo trong đời sống văn hóa của người dân địa phương.
- Phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối
với người dân địa phương. Với phương pháp này kết quả nghiên cứu sẽ
được minh chứng sâu sắc hơn và bổ sung dữ liệu cho phương pháp Anket.
- Phương pháp phân tích tài liệu:
 Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết được đăng

tải, công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
 Việc phân tích tài liệu giúp nhóm nghiên cứu hiểu sâu hơn về vấn đề
nghiên cứu. Ngồi ra, q trình này cịn giúp nhóm nghiên cứu so
sánh những kết quả phát hiện từ khảo sát với các kết quả được tìm
thấy trong tài liệu.
7


 Q trình phân tích tài liệu giúp cho nhóm nghiên cứu đưa ra được
kết luận một cách khách quan và có hệ thống những đặc trưng của
tài liệu với mục đích nghiên cứu của đề tài.

6.3. Phương pháp xử lý thông tin:

- Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm dữ liệu định
lượng IBM SPSS statistics 20.
- Thơng tin định tính được mã hóa, xử lý, phân tích bằng phần
mềm Nvivo 8.0.
7. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
- Xin danh sách các hộ ở phường Lĩnh Nam từ đại diện Phường (đã sắp xếp theo tổ
từ 1-32), (phường Lĩnh Nam với hơn 7000 hộ).
- Căn cứ vào trật tự sắp xếp này, cứ cách 1 khoảng d = 35 lại chọn ra được 1 hộ,
mỗi hộ phát 1 phiếu hỏi.
- Thu được 200 bảng hỏi.

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Khẳng định sự đóng góp của Phật giáo đối với làng xã nói riêng,
đất nước nói chung trong sự nghiệp Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp những luận cứ, luận chứng cụ thể về vai trò của Phật
giáo đối với đời sống người dân tại một địa phương cụ thể cho các nhà quản lý và
thực hiện chính sách.

9. Dự kiến kết cấu đề tài

8


- Chương 1. Khái quát chung vè Phật giáo và đời sống văn hóa người quận Hồng
Mai, Hà Nội.
- Chương 2. Biểu hiện của vai trị Phật giáo đói với đời sống văn hóa người dân
quận Hồng Mai, Hà Nội.
- Chương 3. Vấn đề bảo tồn, phát huy vai trò của Phật giáo đói với đời sống văn
hóa người dân quận Hoàng Mai, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
10. Danh mục tài liệu tham khảo
- Nguyễn Lang, “Việt Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội, 1992).
- “Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam” của Ủy ban Khoa học Xã
hội Việt Nam, Việt Triết học (Hà Nội, 1996).
- Thích Đạo Quang, “Đại cương triết học Phật giáo” (Nxb Thuận Hóa - Huế, 1996)
- Nguyễn Duy Hinh, “Tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam”.
- Nguyễn Hùng Hậu, “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” (Nxb Khoa học xã
hội, 2002).
- Đặng Thị Lan, “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam”.
- Trần Thị Kim Oanh , “Vị thế Phật giáo trong văn hóa Việt Nam" (2012, Kỷ yếu
Hội thảo Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981- 2011)).
- Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Vai trò của Phật giáo đối với sự ổn
định và phát triển của xã hội," (Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, Số 12, 2008).
- Phan Thị Lan, "Vai trị của văn hóa đạo đức Phật giáo" (Qua các nhà tu hành ở
một số chùa Hà Nội), in trong cuốn Việt Nam học (lần thứ IV), tập III.

- Nguyễn Thị Hằng, “Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam
hiện nay”, Đại học KHXH và NV.

9


- Phan Nhật Dũng, “Lễ hội Phật giáo hiện nay” (nghiên cứu tại một số chùa thành
phố Hà Nội), ĐH KHXH và NV.

10



×