Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.82 KB, 71 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***
ĐẶNG TUYẾT NHUNG
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Th.S. ĐỖ THỊ THẠCH
HÀ NỘI - 2010
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***
ĐẶNG TUYẾT NHUNG
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
HÀ NỘI - 2010
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA NGỮ VĂN
***
ĐẶNG TUYẾT NHUNG
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Th.S. ĐỖ THỊ THẠCH
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***
ĐẶNG TUYẾT NHUNG
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT “VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Th.S. ĐỖ THỊ THẠCH
HÀ NỘI - 2010
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khoá luận này, người viết đã nhận được sự giúp đỡ
và chỉ bảo tận tình của cô giáo ThS. Đỗ Thị Thạch - Giảng viên tổ Văn học
nước ngoài, các thầy cô trong tổ, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ

văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể các thầy cô
giáo trong khoa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận
này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Đặng Tuyết Nhung
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
3
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án”
của Franz Kafka” là kết quả của riêng mình, đồng thời đề tài này không trùng
với kết quả của các tác giả khác.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Đặng Tuyết Nhung
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
4
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6. Phương pháp nghiên cứu 7

7. Đóng góp của khoá luận 8
8. Bố cục của khóa luận 8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm 9
1.1.1. Nhân vật
1.1.2. Thế giới nhân vật
1.2.Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
1.2.1. Nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực
1.2.2. Nhân vật là phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm
12
1.2.3. Nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính
cách con người
1.2.4. Nhân vật đóng vai trò tạo nên mối liên hệ tổng thể trong
tác phẩm
1.3.Các yếu tố cơ bản của nhân vật 13
1.3.1. Nhân vật và cách gọi tên 13
1.3.2. Ngôn ngữ của nhân vật 14
1.3.3. Tâm lí của nhân vật 15
1.3.4. Hành động của nhân vật 15
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
5
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
1.3.5. Số phận của nhân vật 15
1.4. Các loại hình nhân vật văn học 15
1.4.1. Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
16
1.4.2. Dựa vào phương diện tư tưởng (quan hệ thuận nghịch với
tư tưởng)
1.4.3. Dựa vào thể loại

1.4.4. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“VỤ ÁN” CỦA FRANZ KAFKA
2.1. Quan niệm nghệ thuật của Franz Kafka về con người 22
2.2. Tính khác thường của thế giới nhân vật 24
2.2.1. Bảng khảo sát 24
2.2.2. Nhân vật khác thường về ngoại hình 28
2.2.3. Nhân vật khác thường về hành động, ứng xử 30
2.3. Phân loại thế giới nhân vật 32
2.3.1. Jôzep K. 32
2.3.2. Những nhân vật còn lại 39
2.4. Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật 42
2.4.1. Nghệ thuật tả 42
2.4.2. Nghệ thuật kể 49
2.4.3. Nghệ thuật đối thoại 53
2.4.4. Nghệ thuật độc thoại 56
2.4.5. Nghệ thuật huyền thoại 57
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
6
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XX, nền văn học thế giới đã sản sinh ra một dòng văn học hết sức
độc đáo với rất nhiều đổi mới, đó là văn học phi lí. Dòng văn học này xuất
hiện vào những năm năm mươi trước tiên ở nước Pháp, rồi lan rộng ra toàn
châu Âu. Đó là thời kì chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, với những
chính sách man rợ của Hít- le, hàng chục triệu sinh linh bị hủy diệt bằng vũ
khí hiện đại. Lúc này, cảm giác về sự phi lí của cuộc sống con người được

phát triển lên tới đỉnh cao. Văn học phi lí phát triển với nhiều thể loại như:
truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kịch Từ những năm 60 của thế kỉ XX,
văn học phi lí bắt đầu được nghiên cứu ở cả hai miền Nam- Bắc nước ta.
Franz Kafka được đánh giá là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn, là người
đi tiên phong, đặt nền móng cho dòng văn học phi lí. Franz Kafka là một hiện
tượng đặc biệt của văn học thế kỉ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc
biệt là sau những năm sáu mươi, hiện tượng Franz Kafka mới rộ lên, tạo ra sự
chú ý của đông đảo quần chúng cũng như các nhà phê bình. Nói đến Franz
Kafka là nói đến sự phức tạp trong trong cách nhìn nhận và đánh giá với rất
nhiều ý kiến khác nhau. Các nhà hiện sinh chủ nghĩa giành ông về phía họ, các
nhà chuyên về “thân phận con người” xem ông là một bậc thầy. Một số nhà
văn Mác- xít chỉ ra được những yếu tố tích cực trong tiểu thuyết của ông. Có
lúc, ông được khen là người cổ vũ cho lương tri con người, có lúc ông bị chê
là chỉ chú tâm miêu tả thế giới tiêu cực đen Nhưng có lẽ hầu hết các nhà
nghiên cứu đều thống nhất khi cho rằng tác phẩm của Franz Kafka chú tâm
sâu sắc tới vấn đề thân phận con người và có rất nhiều đóng góp trong việc đổi
mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại.
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
7
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Franz Kafka sáng tác không nhiều. Lúc sinh thời ông đã tự tay đốt nhiều
bản thảo của mình. Tác phẩm của ông còn lại đến nay chỉ có một số truyện
ngắn và ba cuốn tiểu thuyết còn dang dở: “Lâu đài”, “Nước Mĩ” và “Vụ án”.
Nhưng khối lượng tác phẩm ít ỏi ấy không hề hạn chế danh tiếng lẫy lừng vào
hàng số một của văn hào trong thế kỉ đầy biến động, lo âu và hoài nghi. Tác
phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Đến cuối những
năm 80 của thế kỉ XX, tác phẩm của Franz Kafka bắt đầu được dịch ra tiếng
Việt, được đánh giá ngày càng khách quan hơn, thỏa đáng hơn, thiên về những
tích cực, đóng góp của ông nhiều hơn. Tác phẩm của ông đã được đưa vào
giảng dạy ở các trường Đại học sư phạm trong giáo trình “Văn học phương

Tây”.
Với đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz
Kafka”, chúng tôi muốn tìm hiểu rõ hơn những đổi mới của nghệ thuật tiểu
thuyết phương Tây hiện đại và những sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng
nhân vật của Franz Kafka. Mặt khác, mặc dù tác phẩm của Franz Kafka chưa
được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông nhưng có rất nhiều ảnh hưởng
đến các nhà văn hiện đại trên thế giới và Việt Nam. Là một sinh viên khoa
Ngữ văn của trường Sư phạm, sau này ra giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ
thông, để dạy tốt văn học nước ngoài, thì người giáo viên cần có những kiến
thức bổ trợ phong phú giúp cho bài giảng của mình thêm sâu sắc. Vì vậy mà
việc tìm hiểu tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka không phải là tác phẩm
được đưa vào nhà trường phổ thông nhưng góp phần trang bị cho người giáo
viên những hiểu biết sâu sắc hơn về tiểu thuyết phương Tây hiện đại.
Từ những lí do trên đây, người viết đã chọn đề tài “Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka” để góp phần hiểu thêm về tác
phẩm này, đồng thời cũng là tích lũy thêm kiến thức cho việc giảng dạy sau
này.
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
8
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
2. Lịch sử vấn đề
Sinh thời, Franz Kafka chỉ in rất ít tác phẩm: trừ một vài bài in trong các
tạp chí, chỉ có tập “Chiêm ngưỡng” (1913), “Lời phán quyết” và “Người tài
xế” (chính là chương một của “Nước Mĩ” (1913), “Hóa thân” (1915 ), cuối
cùng là truyện “Nhà vô địch về nhịn đói” (1924). Nhiều tác phẩm quan trọng
của ông chỉ được in sau khi ông đã mất như: “Vụ án” (1925), “Lâu
đài”(1926), “Nước Mĩ”( 1927). Tác phẩm của Franz Kafka chỉ được giới thiệu
ở nước ngoài và dịch thuật rộng rãi nhất là từ năm 1933. Từ 1939, ông có ảnh
hưởng đặc biệt tới phương Tây, bởi như ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu:
những năm ấy, thế giới thực tại bắt đầu giống thế giới mà Franz Kafka tạo nên

trong tác phẩm của ông. Cũng chính vì thế, lịch sử phê bình Franz Kafka và
dường như chỉ phát triển sau khi ông đã mất. Đặc biệt là sau chiến tranh thế
giới lần thứ hai, khi phương Tây dấy lên một chiến dịch xét lại số phận tiểu
thuyết, Franz Kafka mới được nhắc đến và chẳng bao lâu đã trở thành nhà văn
viết bằng tiếng Đức phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới ở thế kỉ XX. Nói như
tác giả Hoàng Trinh trong cuốn “Phương Tây, Văn học và con người”:
“Cũng chính trong thời gian này, ông lại bị người ta “xâu xé” nhiều nhất”.
Tìm hiểu về Franz Kafka cũng như các tác phẩm của nhà văn này, trên
thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu. Tác giả Môrixơ Blăngsô trong tập
tiểu luận “Quyển sách sẽ đến” đã xếp Franz Kafka vào cùng hàng với Frơt,
Hutxe, Rinkơ, Hôpmanxthan, Rôbe Muzrin, cho đó là những thiên tài xuất
hiện trong xã hội Áo- Hung và “có khả năng viết những tác phẩm cách mạng”.
“Cách mạng ở chỗ nhân vật của Kafka vừa tranh luận, vừa bác bỏ. Đối với
Jôzep K. trong “Vụ án” chẳng hạn… Anh ta đấu tranh đòi hỏi công lí phải có
lôgic, nhưng mặt khác anh lại bác bỏ lôgic và công lí bằng cách nhẫn nhục
đón nhận lưỡi dao của tên đao phủ”[15, 33].
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
9
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Hecman Brôtxơ trong bài “Phong cách và thời đại huyền thoại” và
tập tiểu luận “Sáng tạo văn học và nhận thức” đã nhấn mạnh đến triết lí về
huyền thoại trong sáng tác của Franz Kafka. Ông cho rằng: thời đại ngày nay
là thời đại văn học hiện đại “quay lưng về với huyền thoại”[15, 34]. theo
gương của Jêm Joix và Franz Kafka.
Trong cuốn sách “Về một chủ nghĩa hiện thực không bến bờ”, Garôđi
có sự đánh giá rất cao về Franz Kafka, nâng Franz Kafka lên thành một mẫu
mực, một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực.
Natali Xarốt trong tập tiểu luận bàn về nghệ thuật tiểu thuyết “Thời đại
nghi ngờ” đã khẳng định: Franz Kafka là “thiên tài” của thời đại chúng ta, là
nhà “tiên tri” báo trước kỉ nguyên của “con người phi lí, con người không có

sự sống”, Xarốt “kêu gọi nhà văn phải theo gót Kafka đi tìm những miền chưa
khám phá của con người để phát hiện cho được “con người phi lí” trong thời
đại ngày nay”[15, 34].
Ở Việt Nam, bên cạnh việc dịch thuật các tác phẩm của Franz Kafka
cũng có một số khảo luận, công trình nghiên cứu, các bài tiểu luận phê bình về
các sáng tác của ông.
Cuốn Giáo trình “Văn học phương Tây” do nhiều tác giả (Đặng Anh
Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng,
Phùng Văn Tửu viết) đã giới thiệu khá kĩ về cuộc đời, sự nghiệp văn chương
của Franz Kafka. Về tác phẩm “Vụ án”, cuốn Giáo trình cũng có riêng một
chuyên mục viết về kết cấu, điểm nhìn của nhân vật, mối quan hệ với các tác
phẩm khác.
Tác giả Hoàng Trinh trong cuốn “Phương Tây- văn học và con người”
cũng đã dành riêng một mục giới thiệu về nhà văn Franz Kafka và thế giới
nhân vật trong tác phẩm của ông, trong đó có “Vụ án”. Ở đây, tác giả rất chú ý
tới những con người trong thế giới “tha hoá”, thế giới “huyền thoại” và vấn đề
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
10
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
“thân phận con người” trong sáng tác của Franz Kafka: “Nhìn chung lại, tiểu
thuyết viết về “thân phận con người” của Kafka là những tiếng than thở thầm
kín đối với cả một thời đại. Kafka đã lặng lẽ sổ một cái gạch lên trên cái thế
giới “tha hóa”, tồn tại bằng những tòa án và những lâu đài, bằng những tên
đội trưởng hiến binh và những ông Klam”[15, 43].
Trong cuốn sách “Nghệ thuật Franz Kafka” và “Chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo và Gabriel Garcia Márquez” tác giả Lê Huy Bắc đã giới thiệu cho
bạn đọc về chân dung Franz Kafka và đi sâu vào phân tích một số khía cạnh
trong tác phẩm của ông như: nghệ thuật gián tiếp, tính nghịch dị, coi các nhân
vật của Franz Kafka như “những con rối tạp chủng”. “Kafka luôn cắt rời
nhân vật khỏi môi trường thực tại, đặt họ vào nơi chưa tồn tại bất kì một quy

ước đạo đức nào để họ nhận thức bản thể và dò dẫm những bước chân luân
thường đầu tiên trên xứ sở hoang vu ấy” [2, 155].
Cuốn sách “Văn học phi lí” của Nguyễn Văn Dân đã giới thiệu về Franz
Kafka là tác giả tiêu biểu của Văn học phi lí và tác phẩm “Vụ án”: “Chỉ bắt
đầu từ Franz Kafka… thì văn học phi lí mới thực sự ra đời Kafka đã làm
một cuộc cách tân to lớn trong nghệ thuật văn xuôi. Ông trở thành một trong
những cây cột trụ vững chãi làm cơ sở cho nền văn học phương Tây hiện đại
phát triển, và hơn thế nữa, nhiều nhà văn trên thế giới cho đến nay vẫn còn
lấy Kafka làm hình mẫu sáng tác trong đó có cả một số nhà văn Việt Nam”[4,
133].
Trên “Tạp chí Văn học nước ngoài”, tác giả Trương Đăng Dung có bài
viết về “Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka”. Tác giả đã giới thiệu về
Franz Kafka và đi sâu vào thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết “Vụ án” cũng
như “Lâu đài” hay “Nước Mĩ”. Về thế giới nhân vật của Franz Kafka, ông
cho rằng: “Thế giới nhân vật lành lặn của Franz Kafka thường là những thế
giới của kẻ xấu. Những kẻ ích kỉ, mất hết tính người. Còn những người biến
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
11
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
dạng của ông lại là những người tốt, nhưng lại bị thế giới đẹp đẽ kia thống trị.
Họ không chỉ là những người nghèo, thiếu phương tiện, người không thể vượt
qua sự xa lạ giữa người với người mà họ còn là nạn nhân của thế giới kia.
Nạn nhân một cách phi lí của một thế lực thống tri vô cùng phi lí”.
Các ý kiến nhận xét trên đây, dù còn lẻ tẻ, song thực sự là những chỉ dẫn,
gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài “Thế giới nhân
vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka”.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của
Franz Kafka”, người viết mong muốn tìm hiểu những đặc điểm riêng trong
cách xây dựng nhân vật của Franz Kafka và những đóng góp của ông trong

việc đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết hiện đại.
Hơn nữa, việc thực hiện đề tài khóa luận như là bước tập dượt nghiên cứu
khoa học, giúp cho sự vững vàng trong nghề nghiệp của bản thân người viết.
Đồng thời, tác giả khóa luận cũng mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào
việc khẳng định tài năng của Franz Kafka, cũng như những cống hiến của ông
cho việc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ đặc điểm sau:
- Thứ nhất là: Quan niệm nghệ thuật của Franz Kafka về con người.
- Thứ hai là: Những đặc điểm của thế giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng
thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka.
Khi nghiên cứu đề tài này, người viết không chỉ dừng lại ở một tác phẩm
“Vụ án” mà có sự liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác của Franz Kafka để
thấy được những độc đáo của nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của ông.
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
12
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
5. Đối tượng- phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, chúng tôi tập trung đi sâu
tìm hiểu về nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Sự nghiệp sáng tác của Franz Kafka có nhiều tác phẩm xuất sắc, song
trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi chỉ xin bàn đến thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
“Vụ án” được biểu hiện trên các phương diện: thế giới nhân vật khác thường,
phân loại thế giới nhân vật, nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật. Qua đó,
chúng ta có thêm những hiểu biết về tài năng, phong cách của Franz Kafka
cũng như những đóng góp của ông với nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện
đại.

Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Franz Kafka rất đa dạng, tuy nhiên,
trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, người viết không thể trình bày hết
được thế giới nhân vật trong các sáng tác của ông mà chỉ có thể tập trung vào
tác phẩm “Vụ án”. Đây được coi là tác phẩm tiêu biểu cho thế giới nhân vật
của Franz Kafka, góp phần làm nên phong cách riêng của ông để phân biệt với
các nhà văn khác.
Do tác phẩm được viết bằng tiếng nước ngoài nên người viết không thể
tiếp cận trực tiếp văn bản mà tìm hiểu thông qua bản dịch “Franz Kafka -
Tuyển tập tác phẩm” của nhóm tác giả (Nguyễn Văn Dân, Đức Tài, Phùng
Văn Tửu, Trương Đăng Dung, Nguyễn Văn Qua, Lê Huy Bắc), xuất bản năm
2003.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
13
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Trong khóa luận này, để làm sáng tỏ vấn đề, người viết sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp tra cứu.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh hệ thống.
7. Đóng góp của khoá luận
- Về mặt lí luận: khoá luận này góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc sắc
riêng trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật của Franz Kafka.
- Về mặt thực tiễn: góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, giúp cho
việc tìm hiểu và nghiên cứu về tác giả Franz Kafka cũng như các tác phẩm của
ông.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận của chúng tôi gồm hai

chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lí luận.
- Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafk
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
14
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Nhân vật văn học
Nhân vật là khái niệm không chỉ dùng trong văn chương mà còn được
dùng trong nhiều lĩnh vực, có lẽ vì vậy mà trong lịch sử nghiên cứu văn học có
rất nhiều khái niệm về nhân vật.
Theo Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, 2002)
“nhân vật là khái niệm mang hai nghĩa: thứ nhất, đó là “đối tượng” (thường
là con người) được miêu tả, thể hiện trong các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Thứ hai, đó là “người có vị trí quan trọng trong xã hội””.
Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến khái niệm “nhân
vật” theo nghĩa thứ nhất của Từ điển tiếng Việt: là nhân vật trong tác phẩm
văn chương. Với nghĩa này, từ “nhân vật” có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp cổ
(persona), lúc đầu mang nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu
nhưng theo thời gian, thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong văn học với tư
cách chỉ đối tượng được tác giả tập trung miêu tả, thể hiện tư tưởng, cách nhìn
của nhà văn về thế giới con người.
Theo Từ điển văn học, tập 2, (Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội), nhân vật
được coi là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm bộc lộ chủ đề
và tư tưởng chủ đề, và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình
thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật, do đó là nơi tập trung giá trị
tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học.

Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
15
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Như vậy, nhân vật văn học là hiện tượng các cá thể con người hoặc các
đồ vật, sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con
người trong tác phẩm văn học, là cái đã được nhận thức, tái tạo, tìm hiểu bởi
nhà văn bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật là yếu tố
không thể thiếu được trong tác phẩm văn chương, xây dựng thành công thế
giới nhân vật góp phần tạo nên sức hấp dẫn và sức sống lâu bền cho tác phẩm
văn chương.
1.1.2. Thế giới nhân vật
Các nhân vật riêng lẻ, đa dạng với những đặc điểm riêng về nghề nghiệp,
tuổi tác, vùng miền, tính cách, với những mối quan hệ đã làm nên cả một thế
giới nhân vật. Qua đó, nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà
còn bày tỏ quan niệm, tư tưởng của mình.
Khái niệm “Thế giới nhân vật” là một phạm trù rất rộng: Thế giới nhân
vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo một quan
niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng
mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có
sức sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nhà văn, và chỉ xuất hiện
trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là hai mô hình nghệ
thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, tìm hiểu ở đặc điểm con người, tâm
lí, không gian, thời gian xuất hiện gắn liền với một quan niệm nhất định của
chúng về tác phẩm. “Thế giới nhân vật” là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn
diện và sâu sắc của một chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong
tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình
cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, với gia
đình “Thế giới nhân vật” vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật.
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
16

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Con người trong văn học chẳng những không gắn với con người thực tại về
tâm lí, hành động mà còn có ý nghĩa khái quát tượng trưng.
Trong “Thế giới nhân vật”, người ta có thể chia thành các kiểu loại nhân
vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất định. Nhiệm
vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh cửa
để bước vào khám phá thế giới nhân vật đó.
Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật
riêng, mỗi tác phẩm văn học đều có một thế giới nhân vật với quy luật riêng
của nó. Khi tìm hiểu tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka, người đọc bắt gặp
một thế giới của những con người thấp cổ, bé họng- những người dân thường,
thợ thủ công, thợ giặt, nhân viên ngân hàng và hệ thống những nhân viên tòa
án Đó là một thế giới bao trùm bởi một không khí u ám, nặng nề, người đọc
như bước vào cõi mộng, những cơn ác mộng với tâm trạng hoang mang, lo sợ.
1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
1.2.1. Nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực
Nhân vật là công cụ để nhà văn tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Nhân vật là chìa khóa để khám phá, mở rộng đề tài theo sự phát triển của số
phận nhân vật. Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới
của văn học có được chiều sâu và tính hình tượng. Khi nhân vật xuất hiện, cái
gọi là “hiện thực cuộc sống” không tồn tại như một khái niệm khô khan mà trở
nên có hình khối rõ ràng, có đủ ba chiều để mời gọi bạn đọc tưởng tượng,
khám phá và suy ngẫm.
Nhân vật còn là công cụ để tái hiện con người với số phận và tính cách.
Bởi tính cách, số phận là kết tinh của môi trường hoàn cảnh nên nhân vật văn
học còn đóng vai trò là người dẫn dắt bạn đọc vào các thế giới khác nhau của
đời sống, và trước hết là phương tiện để nhà văn mở ra những cánh cửa vào
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
17
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

hiện thực rộng lớn, tiếp cận các đề tài, chủ đề mới mẻ. Qua nhân vật, ta hiểu
được bản chất của chế độ xã hội mà nó đang sống. Vì vậy mà nhân vật chính
là công cụ để nhà văn khái quát bản chất và quy luật của cuộc đời.
1.2.2. Nhân vật là phương tiện để thể hiện tư tưởng của tác phẩm
Nhân vật văn học là một hiện tượng thẩm mĩ, do vậy, nó trở thành
phương tiện quan trọng trong việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm, cái nhìn của
nhà văn về thế giới, con người.
1.2.3. Nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách
con người
Chức năng cơ bản của nhân vật trong tác phẩm văn học là miêu tả và khái
quát các loại tính cách con người. Đối với những nhân vật văn học thì tính
cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là nội dung của mọi nhân vật văn
học. Có lẽ vì thế mà trước đây, một số giáo trình đã gọi nhân vật là tính cách.
Đó là những phẩm chất xã hội lịch sử của con người thể hiện qua một vài đặc
điểm cá nhân, gắn với phẩm chất tâm- sinh lí của họ. Theo cách nói của giáo
sư Hà Minh Đức thì “tính cách cũng là nhân vật nhưng là nhân vật được thể
hiện với một chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao hơn, tuy chưa đạt đến
mức độ là những điển hình”[9, 133]. Và tính cách tự nó cũng bao gồm những
thuộc tính riêng biệt, độc đáo mang tính cá nhân nhưng mang lại những nét
chung tiêu biểu cho nhiều người khác trong một phạm vi nhất định. Đồng thời
tính cách cũng có một quá trình phát triển phù hợp với lôgic khách quan của
đời sống. Tuy nhiên, trong tác phẩm văn học, có nhân vật được khắc họa tính
cách nhiều hay ít hoặc không được khắc họa tính cách, điều này phụ thuộc vào
ý đồ sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Tính cách nhân vật mang tính chất lịch
sử, mỗi thời đại khác nhau, tính cách được đề cao hay coi nhẹ phụ thuộc vào
nhận thức và quan điểm lịch sử, có thể cùng một tính cách nhưng trong thời kì
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
18
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
này được tôn sùng nhưng đến thời kì sau lại không được đánh giá như vậy. Do

đó, có thể nói, chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang
tính lịch sử.
1.2.4. Nhân vật đóng vai trò tạo nên mối liên hệ tổng thể trong tác
phẩm
Nhân vật quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa việc lựa chọn chi tiết
ngôn ngữ, kết cấu, các biện pháp nghệ thuật thể hiện. Nhân vật có vai trò liên
kết các sự kiện trong tác phẩm. Một phần lớn nhờ nhân vật mà kết cấu tác
phẩm đạt được sự thống nhất, hoàn chỉnh, chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu
đạt của các phương tiện ngôn ngữ được phát lộ, để rồi tự chúng trở thành
những phương diện nghệ thuật độc lập, có thể được nghiên cứu như những đối
tượng thẩm mĩ chuyên biệt.
1.3. Các yếu tố cơ bản của nhân vật
Nhân vật là sản phẩm của sự hư cấu nghệ thuật, hiện lên trong sự hình
dung của bạn đọc như một thể thống nhất, trọn vẹn, bao gồm nhiều yếu tố: tên
gọi, ngoại hình, trang phục, tâm sinh lí, tính cách, số phận, Tất cả chúng đều
thể hiện qua cách miêu tả nào đó của nhà văn.
1.3.1. Tên nhân vật và cách gọi tên
Có thể nói tên gọi là yếu tố đầu tiên để người đọc nhận ra nhân vật.
thông thường tên gọi giúp cho con người có thể cá biệt hóa, khu biệt các cá
nhân, sự vật, hiện tượng với nhau. Nhưng với nhân vật văn học, tên gọi không
đơn thuần chỉ có chức năng đó. Đặt tên cho nhân vật, tác giả luôn trăn trở và
thường gửi gắm rất nhiều dụng ý nghệ thuật.
Mỗi một trào lưu, một phương pháp sáng tác có cách đặt tên riêng.
Không phải ngẫu nhiên mà tên nhân vật trong văn học lãng mạn thường rất
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
19
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
đẹp, thậm chí là bóng bẩy như: Ngọc, Lan, Thi (trong “Hồn bướm mơ tiên”
của Khái Hưng). Hay tên nhân vật của chủ nghĩa hiện thực phê phán thường
rất giản dị, đời thường như: cái Tí, chị Dậu, thằng Dần (trong “Tắt đèn” của

Ngô Tất Tố). Thậm chí có những cái tên như mang trong mình cả tính cách,
hình thức cũng như số phận của nhân vật như: Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận,
Đĩ Chuột Hay có những cái tên gắn với nghề nghiệp như: Bá Kiến, Binh
Chức, Đội Tảo (trong truyện ngắn của Nam Cao). Cùng với cái tên, cách gọi
tên, còn là diện mạo và trang phục, ngôn ngữ của nhân vật.
1.3.2. Ngôn ngữ của nhân vật
Ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu khi nhà văn xây dựng nhân vật. Có
thể nói nhân vật có thành công hay không được quyết định một phần không
nhỏ bởi ngôn ngữ. Có những nhân vật mà câu nói của họ trở nên nổi tiếng hay
ám ảnh bạn đọc, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Ngôn ngữ của nhân vật bao gồm: ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Trong đó, đối thoại là tiếng nói, cách đối đáp của nhân vật, là khi nhân vật này
nói, nhân vật kia phản ứng ra sao. Qua đối thoại, người đọc không những biết
được nội dung cuộc thoại mà còn nắm bắt được tính cách, phẩm chất, năng
lực, nghề nghiệp, giai cấp của nhân vật. Với mỗi loại văn, biện pháp này
được sử dụng đậm đặc hay thưa thớt là rất rõ rệt. Đối với nhân vật, đối thoại
có tác dụng cá biệt hóa nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên với một đặc điểm
riêng, khu biệt với các nhân vật khác.
Nếu đối thoại là tiếng nói bên ngoài thì độc thoại là tiếng nói bên trong,
ý nghĩ bên trong thầm kín của nhân vật nhằm thể hiện một sự trăn trở, suy tư
nào đó. Độc thoại chính là lúc nhân vật thật nhất. Qua đó, người đọc có được
những giây phút lắng đọng để nhìn vào chiều sâu nghệ thuật của tác phẩm,
xem nhân vật nghĩ gì, nhà văn muốn nói gì về con người và cuộc đời. Cùng
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
20
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
với các biện pháp nghệ thuật cho thấy hình thức bên ngoài của nhân vật, biện
pháp độc thoại nội tâm đã hoàn thiện nhân vật ở mức độ sâu hơn: đó là chiều
sâu tâm hồn của nhân vật. Đây cũng chính là ưu thế của văn chương so với tất
cả các loại hình nghệ thuật khác.

1.3.3. Tâm lí của nhân vật
Miêu tả nhân vật thông qua tâm lí (những giằng xé, chuyển biến, quá
trình phát triển tâm lí) là một thủ pháp được các nhà văn thường xuyên sử
dụng và sử dụng đặc biệt thành công. Khi đi vào phân tích, mổ xẻ những gì
sâu kín nhất của tâm hồn con người, nhà văn không chỉ giúp cho độc giả hiểu
sâu hơn về nhân vật, khiến cho nhân vật hiện lên chân thật và sinh động hơn,
có sức hấp dẫn hơn. Tâm lí của nhân vật có biểu hiện rất phong phú, thông
qua: nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ (đối thoại, độc thoại) Quá trình phát
triển tâm lí của nhân vật cũng rất đa dạng. Đó có thể là sự thay đổi hoàn toàn
từ trạng thái tâm lí này sang trạng thái tâm lí khác, cũng có thể là sự giằng xé,
giày vò bởi một suy nghĩ nào đó; có thể là một tâm lí nhất quán của nhân vật
suốt chiều hướng con đường đời.
1.3.4. Hành động của nhân vật
Hành động của nhân vật là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy diễn biến
cốt truyện. Bên cạnh ngoại hình, việc miêu tả hành động của nhân vật trong
chuỗi các tình huống, sự kiện có liên quan trong tác phẩm cũng là một cách để
nhà văn giúp độc giả hiểu hơn về tính cách, phẩm chất của nhân vật.
1.3.5. Số phận của nhân vật
Thông qua các biện pháp nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật kể, chiều
hướng con đường đời của nhân vật hiện lên rõ nét. Qua số phận của nhân vật,
ta không chỉ về cuộc đời, các đặc điểm tính cách mà còn hiểu thêm về bản
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
21
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
chất xã hội mà nhân vật sống. Bên cạnh đó, mỗi phương pháp sáng tác cũng
có cách xây dựng số phận nhân vật khác nhau.
1.4. Các loại hình nhân vật văn học
Để người đọc dễ tiếp nhận dễ phân tích và khám phá, các nhà nghiên
cứu lí luận văn học đã chia thế giới nhân vật thành các kiểu loại khác nhau,
dựa theo các tiêu chí về: nội dung, cấu trúc, chức năng của nhân vật.

1.4.1. Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm , người ta
phân chia thành: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ. Trong đó:
a. Nhân vật chính
Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò then chốt, xuất hiện nhiều trong
tác phẩm. Đó là con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu trong tác phẩm,
là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Ví dụ: trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du gồm các nhân vật chính là: Thúy Kiều, Kim Trọng,
Thúc Sinh, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến, Sở
Khanh. Đó là những người tham gia vào các sự kiện chính của “Truyện Kiều”.
Trong tác phẩm, nhân vật chính thường được khắc họa khá đầy đặn, có tiểu
sử, có nhiều tình tiết, nhưng cái chính là thể hiện tập trung đề tài, chủ đề của
tác phẩm. Nhân vật chính phải là người ở trong xung đột của tác phẩm, đại
diện cho một phía của xung đột, số phận của nó gắn liền với sự phát triển xung
đột của tác phẩm.
Trong các nhân vật chính của tác phẩm lại có thể nhận thấy nổi lên những
nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm về mặt ý nghĩa. Nhân vật trung tâm
là loại nhân vật quy tụ các mối mâu thuẫn chính, là nơi thể hiện những vấn đề
trung tâm của tác phẩm. Ví dụ: trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, nhân vật
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
22
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
trung tâm là Thúy Kiều, toàn bộ câu chuyện đều xoay quanh cuộc đời người
con gái tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến xưa.
b. Nhân vật phụ
Ngoài nhân vật chính, còn lại là nhân vật phụ. Nhân vật phụ là những
nhân vật mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung
nhưng không thể coi nhẹ. Nhân vật phụ đóng vai trò soi sáng cho nhân vật
trung tâm, cho vấn đề trung tâm của tác phẩm, góp phần thể hiện sự đa dạng,
sinh động cho bức tranh đời sống được miêu tả. Đó là Vương Quan, Đạm

Tiên, mụ quản gia, thằng bán tơ, hay lại già họ Đô, trong “Truyện Kiều”.
1.4.2. Dựa vào quan hệ thuận nghịch với lí tưởng
Xét về phương diện tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng, các nhân vật
lại có thể chia ra làm nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) và
nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực). Sự phân biệt nhân vật chính
diện và phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã
hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng.
a. Nhân vật phản diện
Nhân vật phản diện là những tính cách xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng
của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên
án, phủ định. Ví dụ: đó là các nhân vật: Giave trong tiểu thuyết “Những
người khốn khổ” của V. Huygô, hay Hoạn Thư, Sở Khanh, Mã Giám Sinh,
Tú Bà trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
b. Nhân vật chính diện:
Đối lập với nhân vật phản diện là nhân vật chính diện. Nhân vật chính
diện là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ,
những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
23
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
trong tác phẩm theo một quan điểm, tư tưởng, một lí tưởng xã hội thẩm mĩ
nhất định. Đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấm
gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời. Nhân vật chính diện thời
nào cũng tập trung thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mĩ của thời đại
mình. Đó là tinh thần công dân, dân chủ cổ đại thể hiện thông qua nhân vật
Prômêtê trong kịch của Etsin. Nhân vật chính diện đều là nhân vật lý tưởng
hoặc ít nhiều mang tính chất lý tưởng. Nhân vật lý tưởng chính là chỗ nhân vật
chính diện đã đạt tới chỗ trọn vẹn, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một
giai cấp, một dân tộc, một thời đại.
1.4.3. Dựa vào thể loại

Dựa vào thể loại văn học, có thể chia nhân vật thành: nhân vật trữ tình,
nhân vật tự sự, nhân vật kịch.
a. Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình là hình tượng người phát ngôn cảm xúc trong tác phẩm
trữ tình. Nhân vật trữ tình thường không có diện mạo, hành động, lời nói, quan
hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch, mọi tác động của môi trường sống chỉ
khiến nhân vật đó bộc lộ cảm xúc buồn hay vui mà thôi. Nhưng nhân vật trữ
tình lại được cụ thể hóa trong cảm xúc, tình cảm, trong giọng điệu, cách cảm,
cách nghĩ. Qua những trang thơ, ta như bắt gặp tâm hồn người, tấm lòng
người, đó là nhân vật trữ tình.
b. Nhân vật tự sự
Nhân vật tự sự bắt nguồn từ những con người bình thường, con người
hàng ngày với tất cả tính tự nhiên, nhiều vẻ của nó. Mỗi nhân vật đều mang
trong mình sắc thái thẩm mĩ đa dạng. Nhân vật tự sự được thể hiện ở rất nhiều
khía cạnh như: tiểu sử, chân dung, tâm sinh lí, tính cách, và đặc biệt là chiều
hướng con đường đời. So với nhân vật trữ tình và nhân vật kịch thì nhân vật tự
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
24
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
sự được thể hiện ở những phương diện đa dạng, rộng lớn hơn nhiều trên chiều
rộng của không gian, chiều dài của thời gian. Vì thế mà nó gắn bó toàn diện
hơn cả với thời đại của mình. Đọc “Chí Phèo” của Nam Cao, ta thấy Chí Phèo
hiện lên khá sinh động, rõ nét với các chi tiết về: ngoại hình, tiểu sử, hành
động, nội tâm Quá trình bần cùng hóa, lưu manh hóa của Chí Phèo cũng là
tiêu biểu cho cuộc sống của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân
phong kiến thời bấy giờ.
Như vậy, có thể nói, nhân vật tự sự là kiểu nhân vật có thể thể hiện con
người ở các chiều kích phong phú nhất!
c. Nhân vật kịch
Nhân vật kịch là loại nhân vật chỉ xuất hiện trong những mâu thuẫn, xung

đột, ở dòng xoáy của cuộc sống, vào lúc cuộc sống sôi động nhất. Nhân vật
kịch là loại nhân vật hành động, những tác động của môi trường sống đều dễ
dẫn đến hành động và qua hành động bộc lộ được tính cách của nhân vật. Số
phận của nhân vật kịch có sự biến đổi dễ dàng, nhanh chóng cùng với sự giải
quyết mâu thuẫn. Giải quyết xung đột đến đâu, ta biết số phận đến đó. Do sự
quy định của không gian sân khấu đặc thù nên so với nhân vật tự sự, nhân vật
kịch không thể được khắc họa với những chi tiết miêu tả tỉ mỉ, không có tính
cách quá phức tạp, số lượng cũng không thể nhiều. Nhân vật kịch cũng không
phải có tính cách nổi bật, thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm
mang tính tư tưởng rõ nét.
Nhân vật kịch thường được thể hiện thông qua thoại, độc thoại, xung đột.
1.4.4. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật
Trong quá trình lịch sử văn học đã xuất hiện và cùng tồn tại nhiều kiểu
cấu trúc nhân vật đa dạng.
Đặng Tuyết Nhung Lớp 32D - Khoa Ngữ văn
25

×