Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giới thiệu về Peer Instruction – phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.69 KB, 3 trang )

Giới thiệu về Peer Instruction – phát huy tính
tích cực của học sinh trong dạy học
Câu hỏi thứ nhất thuần túy là định tính và đòi hỏi kiến thức căn
bản về mạch điện đơn giản. Câu hỏi số 5 trong cùng bài kiểm tra
đòi hỏi thết lập và giải 2 phương trình. Kết quả ở hình 2 cho
thấy sự bất tương quan giữa điểm của câu hỏi định tính và bài
tập định lượng trong hình 1.

+ Phóng to hình




Mặc dù 52% điểm số nằm trong vùng đường chéo có biên độ ±3
điểm cho thấy rằng điểm số trong câu hỏi định tính và định
lượng là gần như bằng nhau, thì có đến 39% học sinh có điểm
trong câu định tính thấp hơn hẳn điểm trong câu định lượng.
Ngược lại, có 9% học sinh làm câu định tính tốt hơn. Kết quả
này cho thấy rõ là đa số học sinh chỉ ghi nhớ thủ thuật giải các
bài tập mà không hiểu kỹ khái niệm vật lý bên trong những bài
tập đó.

Sau lần đó, tôi đã quyết định phải dạy học theo một phương
pháp khác. Cụ thể là tôi phải tìm cách dạy sao cho học sinh phải
chú ý hơn vào các khái niệm vật lý mà vẫn đảm bảo rèn luyện
được kỹ năng giải bài tập. Kết quả là tôi cho ra đời phương pháp
dạy học Peer Instruction.

Phương pháp truyền thống trong dạy học vật lý củng cố suy nghĩ
của học sinh rằng cái quan trọng nhất trong việc tiếp thu kiến
thức mới là ghi nhớ các công thức để giải bài tập. Trong phương


pháp đó, thật khó để có thể tạo cơ hội cho học sinh tư duy
nghiêm túc về các lý luận mà họ đang được truyền đạt. Các bài
giảng truyền thống hầu như chỉ nhắc lại bài viết trong giáo trình,
và do đó làm triệt tiêu vai trò của lớp học. Một số học sinh
không còn hứng thú đến lớp vì họ có thể học bằng cách tự đọc
giáo trình, dẫn đến việc giáo viên phải áp dụng những biện pháp
bắt buộc học sinh đến lớp đầy đủ.

Peer Instruction sử dụng giáo trình và bài giảng theo những cách
khác. Học sinh được giao một bài đọc hiểu trước khi đến lớp –
đó chính là lúc học sinh đọc sách giáo trình và tiếp xúc lần đầu
tiên với các kiến thức mới. Sau đó, bài giảng trên lớp đào sâu
thêm những kiến thức học sinh đã học được từ giáo trình, giải
quyết những sự hiểu sai mà học sinh có thể mắc phải khi đọc
sách, phân tích các ví dụ, và xây dựng sự tự tin cho học sinh vào
kiến thức mới. Cuối cùng, học sinh lại dùng giáo trình như là
công cụ để tham khảo và củng cố thêm kiến thức vừa học đuợc.

Mục tiêu cơ bản của Peer Instruction là khai thác sự tương tác
giữa các học sinh trong bài giảng. Thay vì giáo viên giảng chi
tiết bài học mới, thì bài giảng trong Peer Instruction chỉ bao gồm
một số bài giảng ngắn về những tiêu điểm của bài học, theo sau
là một bài kiếm tra gồm các câu hỏi ngắn về các khái niệm đang
được thảo luận. Học sinh sau một thời gian suy nghĩ tìm câu trả
lời cho chính mình sẽ thảo luận với các bạn xung quanh. Sự thảo
luận này có 2 tác dụng chính. Một là, nó buộc học sinh phải suy
nghĩ thấu đáo những lập luận dẫn tới câu trả lời của họ để có thể
bảo vệ câu trả lời của họ trong khi thảo luận cùng bạn bè. Hai là,
nó tạo điều kiện để chính học sinh (và cả giáo viên) đánh giá
mức độ hiểu khái niệm của học sinh


×