Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Tác động của hợp tác xã kiểu mới đến sinh kế của người dân nông thôn tại xã tân bình, huyện thanh bình, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 217 trang )

I

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ DIỆU THUÝ

TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI ĐẾN
SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN NƠNG THƠN TẠI
XÃ TÂN BÌNH, HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH
ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

TP. Hồ Chí Minh- năm 2022


II

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ DIỆU THUÝ

TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI ĐẾN
SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN NƠNG THƠN TẠI
XÃ TÂN BÌNH, HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH
ĐỒNG THÁP


Chuyên ngành Xã hội học
Mã ngành: 8310301

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TIẾN SĨ VĂN THỊ NGỌC LAN

TP. Hồ Chí Minh- năm 2022


III

TĨM TẮT

Kinh tế tập thể, Hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng đối với việc phát
triển kinh tế - xã hội cũng như xây dựng nông thôn mới ở các vùng nông thôn nước
ta. HTX Nông nghiệp (HTXNN) Tân Bình được thành lập từ những năm 90 và phát
triển cho đến ngày nay, đây là một trong những mơ hình kinh tế tập thể mà hầu hết
các hộ nông dân trên địa bàn xã đều tham gia. HTXNN Tân Bình là mơ hình đa
dịch vụ, cung cấp nhiều dịch vụ đáp ứng hoạt động sản xuất, đời sống cho người
dân. Các dịch vụ chủ yếu mà HTX cung cấp đó là dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ cung
cấp giống cây trồng, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, tín dụng nội bộ…
Người dân ở xã Tân Bình sau khi tham gia vào HTXNN Tân Bình đã có
những sự thay đổi tích cực từ hoạt động sản xuất cho đến đời sống của hộ gia đình.
Tham gia HTX giúp họ tiếp cận được các nguồn vốn một cách dễ dàng hơn, đưa cơ
giới hoá vào hoạt động sản xuất, mở rộng được mạng lưới xã hội và tham gia được
nhiều lớp tập huấn. Đồng thời, thông qua HTXNN Tân Bình người dân sản xuất
đồng bộ hơn, năng suất cây trồng tăng và thu nhập của họ được cải thiện.
Việc liên kết trong hoạt động sản xuất chính là chìa khố giúp phát triển nơng
nghiệp hiệu quả và một trong những phương án hữu hiệu nhất để liên kết người
nơng dân. Với mơ hình này sẽ góp phần đảm bảo hài hồ lợi ích của nơng dân và

các bên tham gia vào liên kết, nâng cao đời sống cho họ.
Từ khoá: kinh tế tập thể, hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp.


IV

ABSTRACTS
Collective economy, cooperatives play an important role in socio-economic
development as well as new rural construction in rural areas of our country. Tan
Binh Agricultural Cooperative (Agricultural Cooperative) was established in the
90s and developed to this day, this is one of the collective economic models that
most of the farmer households in the commune participate in. Tan Binh Agricultural
Cooperative is a multi-service model, providing many services to meet production
and life activities for people. The main services that the cooperative provides are
irrigation services, plant seed supply services, agricultural materials supply services,
internal credit, etc.
People in Tan Binh commune, after participating in Tan Binh agricultural
cooperative, have had positive changes from production activities to household life.
Joining cooperatives helps them access capital more easily, mechanize production
activities, expand their social networks and participate in many training courses. At
the same time, through Tan Binh Agricultural Cooperative, people produce more
synchronously, crop yields increase and their incomes are improved.
The linkage in production activities is the key to effective agricultural
development and one of the most effective ways to link farmers. With this model, it
will contribute to ensuring the harmonization of the interests of farmers and the
parties involved in the association, improving their living standards.
Keywords: collective economy, cooperatives, agricultural production


V


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được Luận văn này tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý
thầy cô Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh và đặc biệt
là các thầy cơ trong khoa Xã hội học đã hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu tại Trường. Đồng thời, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban
giám đốc và các thành viên HTX Nông nghiệp Tân Bình đã nhiệt tình hỗ trợ, cung
cấp thơng tin, dữ liệu quý giá cho tác giả thuận lợi hoàn thành bài viết.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến Tiến sĩ Văn Thị Ngọc Lan đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp cùng
với gia đình đã động viên tinh thần, hỗ trợ cho tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện Luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2022

Học viên

Nguyễn Thị Diệu Thuý


VI

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi được sự hướng
dẫn khoa học của Tiến sĩ Văn Thị Ngọc Lan. Những số liệu trong các bảng biểu,
biểu đồ trong việc phân tích, nhận xét được tác giả sử dụng từ kết quả khảo sát thực

địa những người dân trên địa bàn xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Ngồi ra, trong luận văn có sử dụng thêm những nguồn tư liệu khác và được trích
dẫn nguồn rõ ràng và đã ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2022

Học viên

Nguyễn Thị Diệu Thuý


VII

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... X
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... XI
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .........................................................................................XII
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu ..........................................................................................2
2.1. Nghiên cứu về kinh tế tập thể - hợp tác xã ..................................................2
2.1.1. Nghiên cứu về thực trạng hoạt động và phát triển hợp tác xã ....................2
2.1.2. Nghiên cứu về vai trị, lợi ích của hợp tác xã .............................................6
2.1.3. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự tham gia hợp tác xã của nông
dân ......................................................................................................................10
2.2. Nghiên cứu về sinh kế của nông dân ..........................................................12

2.2.1. Nghiên cứu về lý thuyết sinh kế bền vững ...............................................12
2.2.2. Nghiên cứu về nguồn lực sinh kế .............................................................16
2.2.3. Nghiên cứu về biến đổi sinh kế của người dân ........................................20
3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................26
3.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................26
3.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................26
4. Đối tƣợng, phạm vi, khách thể nghiên cứu ......................................................27
5. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................27
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................27
6.1. Phương pháp thu thập tài liệu sẵn có ..............................................................28
6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................28
6.3. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................30
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..............................................................32
8. Bố cục bài báo cáo ...............................................................................................33
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................34
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ..........................34


VIII

1.1. Thao tác hoá khái niệm................................................................................34
1.1.1. Khái niệm liên quan đến hợp tác xã và hợp tác xã kiểu mới ...................34
1.1.2. Khái niệm nông dân .................................................................................39
1.1.3. Khái niệm nông thôn ...............................................................................41
1.1.4. Khái niệm sinh kế ....................................................................................43
1.2. Lý thuyết tiếp cận .........................................................................................45
1.2.1. Lý thuyết vốn xã hội ................................................................................45
1.2.2. Lý thuyết sinh kế bền vững .....................................................................47
1.3. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu ................................................52
1.3.1. Khung phân tích .......................................................................................52

1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................53
1.4. Khái quát chung về hợp tác xã....................................................................53
1.5. Sự phát triển của một số mơ hình hợp tác xã tiêu biểu trên thế giới ......63
1.5.1. Mơ hình hợp tác xã ở Đức ........................................................................63
1.5.2. Mơ hình hợp tác xã ở Nhật Bản ...............................................................65
1.5.3. Mơ hình hợp tác xã ở Thái Lan ................................................................67
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ ...................72
NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TÂN BÌNH HIỆN NAY........................72
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................72
2.2. Đặc diểm mẫu nghiên cứu ............................................................................75
2.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát định lượng ..........................................................75
2.2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu định tính.........................................................76
2.3. Thực trạng hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn xã Tân
Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ........................................................77
CHƢƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP ĐẾN SINH
KẾ NGƢỜI DÂN TẠI XÃ TÂN BÌNH, HUYỆN THANH BÌNH, TỈNH ĐỒNG
THÁP ........................................................................................................................93
3.1. Tác động của hợp tác xã tới nguồn lực tự nhiên ........................................93


IX

3.2. Tác động của hợp tác xã đến nguồn vốn vật chất ......................................96
3.3. Tác động của hợp tác xã đến vốn tài chính ..............................................105
3.4. Tác động của hợp tác xã đến nguồn vốn con ngƣời ................................115
3.5. Tác động của hợp tác xã đến nguồn vốn xã hội của ngƣời dân ..............121
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................131
1. Kết luận ...........................................................................................................131
2. Khuyến nghị ...................................................................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................137



X

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DFID

Khung sinh kế bền vững

HTX

Hợp tác xã

HTXNN

HTX Nông nghiệp

HGĐ

Hộ gia đình

KT-XH

Kinh tế - xã hội


QH

Quốc hội

UBND

Uỷ ban nhân dân


XI

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đặc điểm xã hội cơ bản của người đại diện .............................................75
Bảng 2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu định tính .........................................................77
Bảng 2.3. Lý do tham gia vào HTX ..........................................................................84
Bảng 2.4. Mức độ quan trọng của các lý do..............................................................85
Bảng 2.5. Các dịch vụ người dân đang sử dụng .......................................................89
Bảng 2.6. Chi phí trung bình sử dụng dịch vụ ..........................................................90
Bảng 3.1. Diện tích đất của hộ gia đình ....................................................................93
Bảng 3.2. Điều kiện để tham gia vào HTX nông nghiệp ..........................................95
Bảng 3.3. Tham gia HTX vì mua được ...................................................................100
Bảng 3.4. Nơi thường mua vật tư nông nghiệp và tham gia vào HTX có tác động
đến đời sống của hộ gia đình ...................................................................................101
Bảng 3.5. Máy móc của HTX sở hữu .....................................................................102
Bảng 3.6. Lợi ích dịch vụ tưới tiêu mang lại cho người dân ..................................104
Bảng 3.7. Mục đích chính sử dụng vốn tín dụng nội bộ .........................................106
Bảng 3.8. Sự thay đổi của hộ gia đình sau khi tham gia HTX ................................109
Bảng 3.9. Nội dung các buổi tập huấn do HTX tổ chức .........................................118
Bảng 3.10. Tương quan giữa mức độ hiệu quả của các buổi tập huấn ...................120
Bảng 3.11. Lợi ích của việc HTX tiêu thụ nông sản cho người dân .......................125

Bảng 3.12. Nơi bán nông sản của người dân ..........................................................127


XII

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số lượng HTX qua các thời kỳ .............................................................54
Biểu đồ 2.1. Điều kiện để người dân tham gia vào HTX..........................................80
Biểu đồ 2.2. Số vốn góp ban đầu khi vào HTX ........................................................82
Biểu đồ 3.1. Hình thức sở hữu đất sản xuất ..............................................................94
Biểu đồ 3.2. Nơi thường mua vật tư nông nghiệp.....................................................99
Biểu đồ 3.3. Số tiền vay vốn HTX ..........................................................................106
Biểu đồ 3.4. Lý do vay vốn HTX ............................................................................107
Biểu đồ 3.5. So sánh thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình trước và sau khi
tham gia HTX ..........................................................................................................110
Biểu đồ 3.6. Lý do thu nhập HGĐ tăng lên ............................................................111
Biểu đồ 3.7. Mức độ HTX tổ chức tập huấn do HTX tổ chức ................................117
Biểu đồ 3.8. Mức độ tham gia các buổi tập huấn của người dân ............................119

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Khung phân tích sinh kế ..............................................................................49
Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng và quy hoạch tổng thể phát triển .................................73


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình đổi mới tồn diện đất nước, nơng nghiệp Việt Nam đã gặt

hái được những thành tựu rõ rệt. Ngành nông nghiệp nước ta đã đạt được mức tăng
trưởng nhanh chóng và ổn định ở tất cả các lĩnh vực; từ ngành trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và cả thuỷ sản. Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02% trong đó khu vực
nơng, lâm, ngư nghiệp tăng 2,01%; đóng góp 4,6% vào tăng trưởng chung của nền
kinh tế (Tổng cục thống kê, 2019). Điều này đã góp phần giúp cho chúng ta từ thiếu
ăn sang đủ ăn và thậm chí cịn xuất khẩu được nhiều mặt hàng nơng sản ra nước
ngồi. Tuy nhiên, nền nơng nghiệp nước ta vẫn cịn gặp một số khó khăn từ khâu vệ
sinh an tồn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
cho đến vấn đề chất lượng sản phẩm thấp khiến cho giá nông sản bán ra thấp hơn so
với các quốc gia khác... Có nhiều nguyên nhân khiến cho những vấn đề này tồn tại
trong đó khơng thể không nhắc tới việc tổ chức sản xuất; ở nước ta nông nghiệp chủ
yếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự sản xuất của mỗi hộ gia đình nên thiếu sự liên
kết trong sản xuất.
Trong bối cảnh đó, mơ hình Hợp tác xã (HTX) ra đời và được xem là một
trong những mơ hình mang lại hiệu quả để giúp cho ngành nông nghiệp thực hiện
tái cơ cấu một cách hiệu quả. Thực tế, chúng ta thấy rằng một doanh nghiệp không
thể đi ký kết các hợp đồng với từng hộ nông dân nhỏ lẻ cũng như việc từng hộ gia
đình liệu có cung ứng đủ số sản phẩm mà doanh nghiệp mong muốn vì vậy việc cần
có HTX là một điều vô cùng cần thiết bởi đây là nơi có thể tập trung một khối
lượng hàng hóa lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tỉnh Đồng Tháp là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Đồng
bằng sơng Cửu Long mà chủ lực đó chính là sản xuất lúa gạo, thuỷ sản. Ngành nông
nghiệp của tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ góp phần phát
triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của địa phương. Trong những năm qua, với việc
xác định kinh tế tập thể đóng vai trị chủ chốt trong việc thực hiện tái cơ cấu lại
ngành nông nghiệp, Đồng Tháp đã có những chiến lược, chính sách nhằm thúc đẩy


2


phát triển hoạt động của các hình thức kinh tế tập thể mà cụ thể nhất đó là mơ hình
HTX. Những mơ hình này hình thành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với nhiều bài
học cần được đúc kết để nhân rộng và phát triển hoàn thiện hơn. Các HTX ra đời và
phát triển thêm nhiều dịch vụ góp phần cho đời sống của bà con như: cung cấp nước
sinh hoạt, vật tư nông nghiệp, tưới tiêu, bao tiêu đầu ra... góp phần giúp đỡ bà con
nơng dân trong các hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Mơ hình kinh tế hợp tác này
với mong muốn giúp đỡ nông dân tạo dựng thói quen mua chung, bán chung; cùng
mua vật tư nơng nghiệp chính hãng của các cơng ty, cùng nhau liên kết sản xuất,
cùng bán để tạo nên sức mạnh, tránh việc bị thương lái ép giá... Tính đến cuối năm
2017, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã có 129 Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN),
hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy lợi, đến thủy sản. Vì
vậy, nhằm tìm hiểu xem thực trạng hoạt động của mơ hình HTX kiểu mới hiện nay
như thế nào, tác động của nó đến sinh kế của người dân nông thôn tỉnh Đồng Tháp
ra sao tác giả thực hiện đề tài: “Tác động của hợp tác xã kiểu mới đến sinh kế của
người dân nông thôn tại xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp" làm
luận văn cao học cho mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, đời sống của người dân nông thôn là
một trong những nội dung quan trọng của khoa học xã hội, góp phần nâng cao nhận
thức và cung cấp các luận cứ khoa học cho quá trình hoạch định chính sách phát
triển nơng thơn, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nơng dân. Trong
q trình nghiên cứu, tơi nhận thấy các cơng trình nghiên cứu liên quan đến các lĩnh
vực phát triển kinh tế tập thể ở nông thôn, đời sống người dân ở nông thôn... và các
lĩnh vực được đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau.
2.1. Nghiên cứu về kinh tế tập thể - hợp tác xã
2.1.1. Nghiên cứu về thực trạng hoạt động và phát triển hợp tác xã
Phong trào hợp tác xã được hình thành và khởi xướng tại châu Âu từ cuối thế
kỷ 18 gắn với cuộc cách mạng công nghiệp cũng như sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Đến đầu thế kỷ 21, phong trào HTX phát triển đến 180 quốc gia và vùng lãnh



3

thổ với nhiều loại hình khác nhau. Vì vậy, những nghiên cứu về quá trình hoạt động
và phát triển của loại hình kinh tế tập thể này nhận được sự quan tâm của nhiều tổ
chức như UNDESA and ICA (2009), dự án AID-COOP (2018) cho đến những nhà
nghiên cứu: Phùng Quốc Chí (2010), Lê Bảo (2014), Hồ Hồng Điệp (2016), Trần
Thị Yến (2016), Đoàn Hải Yến (2017).
Sự ra đời và phát triển của mơ hình HTX với mong muốn xố đói giảm nghèo,
tạo cơng ăn việc làm mới cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho người dân
(UNDESA and ICA: 2009). Cụ thể nhóm chuyên gia của Liên Hợp Quốc và Liên
minh Hợp tác xã quốc tế trong nghiên cứu Background Paper on Cooperatives (Tạm
dịch: Báo cáo cơ bản về Hợp tác xã) đã chỉ ra những lợi ích mà HTX mang lại đối
với quá trình phát triển KT - XH. Bên cạnh đó, trong bài báo cáo cũng đã có những
chia sẻ về những kinh nghiệm xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả
hoạt động của các HTX trên thế giới và trong khu vực. Từ đó đưa ra một số giải
pháp, chính sách để cải thiện, thúc đẩy sự tác động mạnh mẽ của mơ hình kinh tế
hợp tác đối với q trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia cụ thể. Tương
tự, “Sự phát triển của HTX và vai trò của HTX đối với an sinh xã hội” do Uỷ ban
kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam chủ trì (2012) đã nêu lên quá trình
hưng thịnh (1955-1986), suy thối (1986-2003) và q trình phục hưng (20042010) của HTX. Bài viết đã nêu lên sự hình thành, phát triển cũng như sự bất ổn của
các hợp tác xã như một tất yếu khách quan trong điều kiện kinh tế ở Việt Nam hiện
nay. Từ đây, bài viết đã chỉ ra những xu hướng tác động mạnh mẽ đến quá trình
hoạt động, phát triển của kinh tế hợp tác. Xu hướng đầu tiên được đề cập đến đó
chính là gắn kinh tế hộ gia đình với việc phát triển kinh tế tập thể; xu hướng thứ hai
là gắn việc phát triển kinh tế HTX với phát triển cộng đồng nông thôn và xu hướng
cuối cùng được đề cập đến trong bài viết này đó chính là doanh nghiệp hố các hợp
tác xã. Ngồi ra, trong bài báo cáo đã nêu ra ảnh hưởng của HTX đối với kinh tế
của đất nước. Có thể nhắc tới như: với những đóng góp ít ỏi mà thành phần kinh tế
HTX mang lại cho sự tăng trưởng chung của đất nước, những đóng góp này phần

nào phản ánh sự tụt hậu, yếu kém của thành phần kinh tế này so với những thành


4

phần kinh tế khác. Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến cho khu vực kinh tế
hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả đó là do quy mơ đóng góp vốn của xã viên cịn
thấp nên nguồn vốn để đầu tư khơng có khiến cho tổ chức này hoạt động khó khăn.
Bên cạnh những sự yếu kém đối với nền kinh tế đất nước, HTX cũng có những sự
thay đổi đáng kể về quy mô thành viên. Quy mơ xã viên có xu hướng tăng lên bởi
nhiều lý do khác nhau, trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi đó chính
là việc HTX tạo ra việc làm cho người dân, các thành viên khi tham gia vào tổ chức
này còn được sử dụng các dịch vụ với những ưu đãi hơn so với ngoài thành viên.
Tuy nhiên, hầu hết các HTX chưa phát huy được khả năng của mình để tối ưu hố
hiệu quả lợi ích kinh tế mà mơ hình này mang lại cho xã viên; thu nhập trung bình
mà HTX tạo ra cho người lao động cịn ở mức thấp, chưa có đóng góp nhiều vào sự
phát triển chung của nền kinh tế đất nước nhưng thông qua những việc làm mà nó
mang lại cho xã viên cũng đã tạo ra thu nhập, đảm bảo đời sống cho một bộ phận cư
dân. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những tác động tích cực mà HTX mang lại cho
người dân như thông qua mơ hình kinh tế tập thể này giúp cho việc thực hiện một
số hoạt động của các chính sách ưu đãi xã hội được diễn ra thuận tiện hơn và bằng
nhiều hình thức khác nhau cũng như mang tính cộng đồng cao mà đơi khi các tổ
chức khác khó khăn trong việc thực hiện. HTX cịn có nhiều tiềm năng, điều kiện để
giúp cho người dân thuận lợi và dễ dàng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội...
Vấn đề thực trạng hoạt động và phát triển của HTX đã được khẳng định qua
các nghiên cứu của Phùng Quốc Chí (2010), Chu Hồng Hiệp (2015), Hồ Hoàng
Điệp (2016)... Các bài viết đã chỉ ra vai trị của HTX trên nền tảng phân tích thực
trạng hoạt động của các mơ hình này, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của chúng. Luận án tiến sĩ “Phát triển hợp tác xã

trong q trình cơng nghiệp hóa đến năm 2020 ở Việt Nam” của tác giả Phùng
Quốc Chí từ việc trình bày thực trạng quá trình hình thành, phát triển của hợp tác
xã. Đồng thời, tìm hiểu, phân tích vị trí, vai trị của mơ hình kinh tế tập thể này ở
một số quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Qua đó, tác giả đã đưa ra một


5

số giải pháp, định hướng để phát triển HTX nhằm tạo sự đồng bộ, thúc đẩy hợp tác
xã hoạt động hiệu quả hơn; góp phần to lớn vào q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước.
Dự án hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Việt Nam (AID-COOP) được triển khai
tại Việt Nam từ đầu năm 2008 đã có những hoạt động hỗ trợ cho người dân thông
qua việc củng cố, tăng cường vai trò của HTX. Trong bài viết “Phát triển Hợp tác
xã ở Việt Nam một bước mới để phát triển nền kinh tế đất nước” đã tổng kết kết quả
của quá trình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Bài viết bắt đầu bằng việc
trình bày bối cảnh thành lập Hợp tác xã ở Việt Nam, sau đó, trình bày những luận
điểm để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao mơ hình hợp tác xã chưa phát triển? Vì sao cần
phải tăng cường phát triển hợp tác xã ở Việt Nam?” và kết thúc bằng những đề xuất
nhằm hỗ trợ khu vực Hợp tác xã.
Đối với Trần Thị Yến (2016) đã lựa chọn một địa bàn cụ thể (huyện Đak Hà,
tỉnh Kon Tum) để tìm hiểu sự phát triển của mơ hình HTX nông nghiệp. Mục tiêu
đặt ra của tác giả qua nghiên cứu này đó chính là hệ thống hố cũng như làm rõ
những vấn đề lý luận liên quan đến q trình phát triển mơ hình kinh tế hợp tác xã
trên địa bàn huyện Đak Hà trong điều kiện phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện
nay. Đồng thời làm rõ thực trạng phát triển mơ hình kinh tế tập thể này trên địa bàn
huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Từ đó, đề xuất những giải pháp phát triển HTXNN
hơn nữa. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển hợp tác xã
nông nghiệp trong điều kiện thực tế ở Việt Nam bao gồm các nhân tố về thể chế,
kinh tế, xã hội (phong tục tập quán sản xuất, sinh sống...). Tương tự như Trần Thị

Yến, trong năm này tác giả Hồ Hoàng Điệp cũng đã thực hiện nghiên cứu quá trình
phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Hậu Giang. Quá trình tìm hiểu tác
giả đã chỉ ra sự phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang còn thiếu sự đồng
đều. Tác giả đã chỉ ra những thuận lợi của mơ hình kinh tế tập thể trong suốt q
trình thành lập và phát triển, từ việc nhận được sự quan tâm của chính quyền địa
phương, sự hợp tác hợp sức của những người dân khi cùng chung tay tham gia vào
HTX... Bên cạnh những thuận lợi thì HTX cũng gặp nhiều khó khăn trong suốt quá


6

trình hoạt động; từ khó khăn về nguồn vốn hoạt động, liên kết với doanh nghiệp đầu
vào và đầu ra từ tìm được cơng ty, doanh nghiệp phù hợp cho đến giá cả của sản
phẩm. Đồng thời, đó cịn là những sự yếu kém trong khâu quản lý, lãnh đạo của hội
đồng quản trị, ban giám đốc HTX (trình độ học vấn còn thấp; thiếu kinh nghiệm
trong việc điều hành, quản lý...) rồi đó cịn là tinh thần hợp tác và sự liên kết cộng
tác với nhau của các thành viên cịn nhiều khó khăn, ý thức cộng đồng của xã viên
còn hạn chế nên phần nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các HTX trên địa
bàn nghiên cứu. Từ việc tìm hiểu thực trạng đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của HTX nghiên cứu đã nêu lên một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát
triển hơn nữa mơ hình kinh tế tập thể, đặc biệt là mơ hình HTX cho tỉnh Hậu Giang,
những giải pháp này được đưa ra nhằm mục đích góp phần vào sự phát triển chung
của kinh tế địa phương cũng như nâng cao đời sống của người dân, phát triển lĩnh
vực nông nghiệp nhằm tạo nên những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu cho địa
phương.
2.1.2. Nghiên cứu về vai trò, lợi ích của hợp tác xã
Kinh tế hợp tác với mơ hình HTX đóng vai trị quan trọng, chính yếu trong
q trình cơ cấu lại ngành nơng nghiệp nước ta, sự xuất hiện của HTX đã mang lại
những lợi ích cho người dân và nó ngày càng khẳng định vai trị của mình. Liên kết,
hợp tác trong sản xuất là bước đi đúng đắn, đó là hướng đi tất yếu cho sự phát triển

nông nghiệp bền vững ở nước ta. Mơ hình HTX giúp cho những người dân liên kết,
từ đó tạo ra những khu sản xuất tập trung, tạo nên những cánh đồng mẫu lớn, vùng
nguyên liệu lớn và cũng là tiền đề để đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất, những
tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tạo ra lượng hàng hoá đủ lớn để đáp ứng được
những yêu cầu của thị trường. Hợp tác xã sẽ là giải pháp khắc phục những nhược
điểm mà mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ đã và đang gặp phải. Thực tế, qua quá trình tìm
hiểu tác giả nhận thấy đã có nhiều cơng trình đã nghiên cứu về vai trị, lợi ích của
hợp tác xã mang lại như nghiên cứu của Mai Văn Nam (2005), Uỷ ban kinh tế của
Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2012), Trần Quốc Nhân và cộng sự (2012),
Nguyễn Trọng Đắc và cộng sự (2014).


7

Việc tham gia vào HTX đã mang lại những hiệu quả kinh tế cho các hộ gia
đình là kết quả của bài nghiên cứu What Do We Know About the
Economic Efficiency of Cooperatives: An Evaluative Survey (tạm dịch: Chúng ta
biết gì về hiệu quả kinh tế của hợp tác xã: khảo sát đánh giá), Journal of
Agricultural Cooperation của Richard J. Sexton and Julie Iskow (1993). Nhóm
nghiên cứu khơng chỉ tập trung phân tích những hiệu quả kinh tế mà cịn chỉ ra cho
chúng ta thấy được những mâu thuẫn liên quan đến lĩnh vực này. Hai tác giả đã đưa
ra các quan niệm khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu về kinh tế tập thể, kinh tế
hợp tác, hợp tác xã. Từ đó làm tiền đề cho việc đưa ra những giả thuyết về hiệu quả
mà HTX mang lại. Đây cũng chính là cơ sở để cho tác giả bài viết xem xét, so sánh,
đối chiếu và đưa ra những lời bình về hiệu quả mơ hình này mang lại. Bài viết mặc
dù với mục đích chỉ ra hiệu quả mà mơ hình HTX mang lại cho người dân nhưng
những luận chứng, số liệu mà nhóm tác giả đưa ra về hiệu quả của nó mang lại cịn
nhiều hạn chế, chưa đủ sức thuyết phục người đọc.
Trong bài viết “Kinh tế hợp tác và vai trò của kinh tế hợp tác đối với phát
triển sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” của Mai Văn Nam

(2005) đã đưa ra những đánh giá, phân tích về vai trị của mơ hình kinh tế hợp tác
mang lại cho người dân. Tác giả đã chỉ ra cho mọi người thấy được vị trí, vai trị
của hợp tác xã cũng như tầm quan trọng của các mơ hình kinh tế hợp tác mang lại
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình. Các dịch vụ của kinh tế
hợp tác và HTX được đánh giá tốt về chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán.
Tuy nhiên, các dịch vụ mà HTX triển khai thực hiện vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu
của người dân vì vậy bài viết cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của các mơ hình kinh tế tập thể cho khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long.
Năm 2012, Trần Quốc Nhân và các cộng sự của mình với bài nghiên cứu
“Phân tích lợi ích do HTX nơng nghiệp kiểu mới mang lại cho người dân, nghiên
cứu trường hợp HTX Long Tuyền, Quận Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ” đã đưa ra những
kết luận về lợi ích của HTX mang lại cho người dân. Nghiên cứu thông qua việc


8

khảo sát những hộ gia đình sinh sống trên địa bàn quận Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ
bao gồm 13 hộ là thành viên của HTX Long Tuyền và 35 hộ nông dân không là
thành viên của HTX. Kết quả cho thấy rằng HTX Long Tuyền đóng vai trị quan
trọng khơng những đối với thành viên mà cịn có vai trị quan trọng đối với những
hộ gia đình chưa tham gia vào HTX trong việc giúp họ nâng cao trình độ sản xuất,
liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ đầu ra nơng sản để góp phần cải thiện thu
nhập cho họ. Ngồi ra, trong nghiên cứu này cịn chỉ ra một vấn đề mà HTX gặp
phải đó chính là lúc mới thành lập mơ hình này hoạt động rất hiệu quả, mang lại
hiệu quả kinh tế, tăng cao thu nhập cho người dân cũng như tạo ra phần lợi nhuận
cho chính HTX nhưng càng ngày thì các dịch vụ, hoạt động mà HTX triển khai lại
kém hiệu quả; hầu như chỉ cịn hoạt động cầm chừng hoặc chỉ mang tính hình thức
chứ khơng cịn phát triển như trước; đây là một vấn đề cần phải tìm hiểu nguyên
nhân vì sao có tình trạng như vậy để đưa ra các giải pháp khắc phục. Tương tự,

Nguyễn Trọng Đắc và các cộng sự của ơng cũng đã chỉ ra vai trị của nó đối với
kinh tế hộ nơng dân thơng qua việc khảo sát, phân tích các dịch vụ của hợp tác xã.
Nghiên cứu được thực hiện bằng cách lấy ý kiến đánh giá của các hộ xã viên tại hai
tỉnh Thái Bình và Hịa Bình. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đa số các hộ nông dân
đều biết rõ và sử dụng những dịch vụ cơ bản của HTX như: Dịch vụ cung ứng vật
tư đầu vào nông nghiệp, Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, Bảo vệ thực vật, Thủy nông,
Hỗ trợ quản lý sản xuất. Chất lượng các dịch vụ của HTX sau khi tham gia các hoạt
động của Dự án MARD-JICA được xã viên đánh giá tốt. Tỷ lệ hộ xã viên đánh giá
thu nhập của họ tăng lên nhờ các dịch vụ của HTX là khác nhau giữa hai tỉnh nhưng
đều ở mức cao, điều này đã chứng tỏ vai trò quan trọng của các HTX trong việc
cung ứng các dịch vụ cho hộ xã viên. Các thành viên cũng đề nghị trong thời gian
tới dịch vụ của HTX nên đa dạng hơn và mở rộng quy mô ở hầu hết các loại dịch
vụ. Đặc biệt đối với các dịch vụ như: cung cấp phân bón và vật tư đầu vào nông
nghiệp; dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dịch
vụ canh tác bằng máy, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ hỗ trợ quản lý sản xuất của
hộ, cần được mở rộng và cải thiện hơn. (Nguyễn Trọng Đắc, 2014)


9

Sự hài lòng của người dân đối với hợp tác xã cũng nhận được sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu như Mai Thị Nghĩa (2011), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
(2011), Đàm Quang Hạnh (2020). Những nhà nghiên cứu này đều tập trung vào tìm
hiểu, đưa ra những nhận định, đánh giá về mức độ hài lòng của thành viên HTX khi
họ tham gia vào mơ hình kinh tế hợp tác này. Đối với Mai Thị Nghĩa đã tìm hiểu về
sự hài lòng của xã viên đối với HTX trên địa bàn tỉnh Bến Tre bằng phương pháp
định lượng, sử dụng bảng câu hỏi với thang đo Likert năm điểm để đo lường sự hài
lịng, cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của xã viên và từ đó,
nghiên cứu cũng đề xuất một số chính sách để cải thiện hoạt động của HTX dựa
trên việc nâng cao mức độ hài lòng của xã viên HTX. Tuy nhiên, nghiên cứu này

khảo sát ba mươi HTX ở trên địa bàn tỉnh Bến Tre thuộc nhiều lĩnh vực: nông
nghiệp, thuỷ sản... bằng cách gửi bảng hỏi chứ không phải phỏng vấn trực tiếp, cách
làm này theo tác giả nó có thuận lợi là giúp cho tác giả tiết kiệm thời gian, chi phí
khi gửi xuống địa phương nhưng đôi khi phiếu gửi xuống địa bàn, người dân trả lời
phiếu khơng đảm bảo khách quan, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc nghiên
cứu. Cùng khoảng thời gian này, đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của nông hộ đối
với phương pháp tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa ở tỉnh Đồng
Tháp” của Nguyễn Quốc Nghi và các cộng sự của mình cũng đã đưa ra những nhận
định về mức độ hài lịng của nơng hộ đối với phương pháp tập huấn sản xuất lúa ở
tỉnh Đồng Tháp. Nhóm tác giả thông qua việc phỏng vấn trực tiếp đối với 375 hộ
nông dân sản xuất lúa ở tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành nhập liệu, xử lý dữ liệu và đã
phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lịng của nơng hộ. Kết quả phân tích
dữ liệu cho thấy rằng mức độ hài lịng của nơng hộ chịu sự ảnh hưởng của nhiều
nhân tố khác nhau; ở đây nghiên cứu đã chỉ ra một số nhân tố như: (1) Các ví dụ,
mơ hình đưa ra cho học viên trong quá trình tham gia lớp học được tổ chức cẩn
thận, chu đáo; (2) Các mơ hình đưa ra trình diễn trong buổi học sát với thực tế, nông
dân áp dụng vào thực tế tốt hơn; (3) Những thông tin được đưa ra trong lớp học
đảm bảo độ chính xác, tin cậy cho học viên; (4) Giảng viên và học viên gần gũi và
thân thiện, tạo ra sự thoải mái trao đổi thông tin trong lớp học. Trong những nhân tố


10

được nêu ra trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra yếu tố mơ hình trình
diễn, các ví dụ đưa ra trong lớp học được chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo là nhân tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến sự hài lịng của các nơng hộ tham gia lớp học.
Bên cạnh sự hài lòng của thành viên đối với mơ hình kinh tế hợp tác thì những
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với HTXNN theo mức độ từ cao xuống thấp
bao gồm các yếu tố như sau: (1) Lợi ích xã viên nhận được, (2) Sự hữu hình, (3)
Năng lực phục vụ, (4) Sự đồng cảm, (5) Sự đảm bảo. Đây là kết quả của Đàm

Quang Hạnh (2020) trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
xã viên các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.
Với đề tài này, tác giả đã liên hệ trực tiếp đến các HTXNN trên địa bàn huyện Xuân
Lộc để thực hiện khảo sát. Đối tượng khảo sát của đề tài gồm: Ban lãnh đạo, nhân
viên, xã viên của HTX và một số hộ dân tại huyện Xuân Lộc với tổng số phiếu hợp
lệ thu về là 320 phiếu. Dữ liệu thu về được tác giả kiểm định bằng phần mềm SPSS,
kiểm định mức độ tin cậy của bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích
nhân tố khám phá (EFA), và phân tích hồi quy để kiểm định sự phù hợp của mơ
hình nghiên cứu. Đồng thời, đề tài đã đưa ra một số giải pháp để lãnh đạo UBND
huyện Xuân Lộc, các cơ quan, Ban Hội đồng quản trị hợp tác xã tham khảo, nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của mơ hình hợp tác xã, mang lại lợi ích cho xã viên,
để người nơng dân hài lòng và tự nguyện tham gia gắn kết lâu dài với các hợp tác
xã nông nghiệp.
2.1.3. Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự tham gia hợp tác xã của
nơng dân
Q trình phát triển HTXNN ở nước ta đã có những dấu ấn và thu hút được
người nông dân tham gia liên kết sản xuất. Nhiều khu vực trong cả nước, các HTX
phát triển rất mạnh, hoạt động hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho nơng dân. Tuy
nhiên, vẫn cịn nhiều tỉnh thành có số lượng nơng dân tham gia vào mơ hình này
vẫn còn chưa cao và nhiều HTX chưa tạo được động lực cho nông dân sản xuất tiêu
thụ trong các mô hình liên kết... Đồng thời, cịn nhiều ngun nhân khác khiến cho
người nơng dân cịn e ngại chưa muốn tham gia vào hợp tác xã. Các bài nghiên cứu


11

đã phân tích các nhân tố quyết định tham gia vào các mơ hình kinh tế tập thể của
nơng hộ. Những nghiên cứu của các tác giả Đinh Thị Lam Dung (2015), Phạm
Quốc Sĩ (2016), Trần Văn Tiến (2017), Dương Ngọc Thành và các cộng sự (2018)
đã chỉ ra những nhân tố tác động đến lý do người dân tham gia vào các mơ hình

kinh tế hợp tác. Cụ thể, theo tác giả Đinh Thị Lam Dung (2015) đã phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của các HTXNN
TP. Cần Thơ và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
các hợp tác xã nông nghiệp TP. Cần Thơ.
Tương tự, Phạm Quốc Sĩ trong đề tài “Các nhân tố tác động đến s tham gia
của hộ n ng ân vào

ợp tác

n ng nghiệp trên địa àn huyện iên Lương, Tỉnh

iên Giang” cũng đã đưa ra những nhân tố tác động đến sự tham gia của người dân
vào các mơ hình HTXNN trên địa bàn huyện Kiên Lương. Bên cạnh mục tiêu tìm
hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào HTX của người dân địa
phương; tác giả cũng đã chỉ ra thực trạng hoạt động, tình hình tham gia vào các mơ
hình kinh tế hợp tác này tại huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Từ thực tiễn đó; nghiên
cứu đã đưa ra một số khuyến nghị để tăng cường sự tham gia của người dân vào mơ
hình này nhiều hơn nữa. Một số giải pháp cụ thể được nhắc tới trong bài viết nhằm
góp phần vào việc nâng cao nhận thức của người dân để họ biết được lợi ích khi
tham gia vào HTX. Tầm quan trọng của thành phần kinh tế này đối với sự nghiệp
phát triển chung của nền kinh tế; góp phần thu hút sự tham gia của mọi người vào
hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian tới. Một nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác
động đến sự tham gia của người nông dân ở tỉnh Kiên Giang nữa đó là của Trần
Văn Tiến (2017). Cũng tương tự như tác giả Phạm Quốc Sĩ nghiên cứu về mơ hình
HTX trên địa bàn huyện Kiên Lương thì tác giả Trần Văn Tiến cũng đã đưa ra
những đánh giá, nhận định, phân tích về thực trạng hoạt động, những nhân tố ảnh
hưởng đến sự tham gia của các hộ nông dân vào mơ hình HTXNN trên địa bàn
huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Thông qua số liệu từ điều tra, khảo sát thực tế
những người dân trên địa bàn huyện, tác giả đã đưa ra những yếu tố tác động đến sự
phát triển mạnh mẽ của các mơ hình hợp tác trên địa bàn nghiên cứu trong đó tập



12

trung vào phân tích mơ hình HTXNN. Qua đây, tác giả cũng đã đề xuất một số giải
pháp thúc đẩy sự tham gia của nông hộ trong thời gian tới.
2.2. Nghiên cứu về sinh kế của nông dân
Lĩnh vực sinh kế cho đến thời điểm hiện tại nhận được rất nhiều sự quan tâm
của những nhà nghiên cứu ở trong nước cũng như ở nước ngồi. Trong đó, nhiều
cơng trình nghiên cứu thường tập trung khai thác về các lý thuyết, mơ hình thực
hiện sinh kế bền vững; thực tiễn nguồn lực, hoạt động và các biến đổi trong sinh kế
của người dân; phát triển sinh kế bền vững.
2.2.1. Nghiên cứu về lý thuyết sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1987 tại Uỷ ban Thế
giới về Môi trường và phát triển, kể từ đó khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững
được các nhà nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến
hơn. Ban đầu, những suy nghĩ về phát triển bền vững được chủ yếu tập trung vào
cấp độ vĩ mơvà sau đó nó được phát triển để giải quyết các phúc lợi của các cá nhân
và hộ gia đình (Solesbury, 2003).
Vào giữa những năm 1980 trong nghiên cứu của Robert Chambers về vấn đề
sinh kế và sau đó đầu những năm 90 nghiên cứu này được Chambers và Conway
tìm hiểu và phát triển thêm đã chỉ ra khái niệm sinh kế, nó là tất cả các tài sản trong
đó bao gồm ln các nguồn lực xã hội, nguồn lực vật chất; là các khả năng; các hoạt
động cần thiết của con người để đảm bảo sự sinh tồn, đảm bảo cuộc sống của họ.
Trên cơ sở phân tích cũng như cơ sở lý luận về sinh kế của hộ gia đình, các tác giả
đã chỉ ra rằng sinh kế của người dân được gọi là bền vững khi những nguồn vốn,
hoạt động của nó giúp cho con người đủ khả năng, kỹ năng để đối mặt với những
khó khăn, thử thách; vượt qua sự căng thẳng, thương tổn trong cuộc sống; họ vẫn có
khả năng bảo tồn hoặc tăng thêm những khả năng và tài sản hiện có cũng như
trong tương lai nhưng không phá hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản. Còn đối

với nghiên cứu này, các tác giả đã tiến hành tìm hiểu việc sử dụng cũng như tái sử
dụng các nguồn lực như thế nào của những hộ gia đình làng nghề để đảm bảo cho
cuộc sống của họ, họ sử dụng chúng như thế nào để phát triển sinh kế. Đồng thời,


13

bài viết cũng đã đưa ra những phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược
sinh kế của hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu.
Ứng dụng khung sinh kế bền vững của DFID vào nghiên cứu thực tế, Krantz
L. (2001) nhận định: Trong các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững, phương
pháp được phát triển tại DFID tạo điều kiện cho một sự hiểu biết rộng lớn và mang
tính hệ thống của các yếu tố khác nhau có tác dụng hạn chế hoặc tăng cường cơ hội
sinh kế và để chỉ ra cách chúng liên quan với nhau (Krantz L. 2001: 35). Lasse
Krantz (2001) đã đưa ra nhận định rằng phương pháp của DFID đã góp phần hỗ trợ
thực hiện công tác giảm nghèo của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức được diễn ra
một cách hiệu quả hơn (Krantz L, 2001: 42).
Trong năm 2002, một số tác giả như Hussein; Cahn; Carney đã chỉ ra rằng
cách tiếp cận sinh kế bền vững rất có ích và mang lại nhiều hiệu quả trong việc xây
dựng và phát triển nơng thơn, xố đói giảm nghèo cho người dân và đặc biệt là hỗ
trợ con người thích ứng và đủ khả năng để đối mặt với những trường hợp khẩn cấp.
Bởi vì cách tiếp cận này lấy con người làm trung tâm, mọi hoạt động cho dù diễn ra
ở cấp độ nào đều lấy con người làm trung tâm của sự tham gia. Với cách tiếp cận
sinh kế bền vững sẽ giúp cho nhà nghiên cứu, chính quyền hay chính người dân sẽ
lập kế hoạch dựa vào cộng đồng tại địa bàn có vấn đề hoặc nơi diễn ra các vấn đề đa
chiều cạnh. Bên cạnh đó, có một số tác giả lại tìm hiểu phương pháp tiếp cận sinh
kế bền vững bằng cách tập trung và xây dựng đời sống của cộng đồng dựa trên sức
mạnh của con người; với mục tiêu hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Các tác giả tiếp
cận theo hướng đi này có thể kể tới đó là Norton và Foster (2001); Hussein (2002);
Cahn (2002).

Những năm về sau, việc áp dụng lý thuyết về khung sinh kế bền vững DFID
tại Việt Nam rất phát triển. Trong khn khổ Chương trình nghiên cứu Việt Nam –
Hà Lan giai đoạn II (1997 - 2002) đã có nhiều nghiên cứu phát triển nơng thơn bền
vững, trong đó có thể kể tới một số nghiên cứu giải pháp xây dựng mơ hình kinh tế
nơng lâm ngư kết hợp ở Vườn Quốc gia Bạch Mã (Nguyễn Thị Nguyệt, 2005); Giải
pháp phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững vùng đồi nghèo khó xã Viên


×