Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Vai trò của mạc thiên tích trong công cuộc phát triển văn hóa giáo dục ở hà tiên vào thế kỷ xviii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN HUỲNH BẢO KHÁNH

VAI TRỊ CỦA MẠC THIÊN TÍCH TRONG CƠNG CUỘC PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA – GIÁO DỤC Ở HÀ TIÊN VÀO THẾ KỶ XVIII

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN HUỲNH BẢO KHÁNH

VAI TRỊ CỦA MẠC THIÊN TÍCH TRONG CƠNG CUỘC PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA – GIÁO DỤC Ở HÀ TIÊN VÀO THẾ KỶ XVIII

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học
Mã số: 8310630

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của chỉ riêng tác giả.
Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung luận văn, tác giả xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước cơ sở đào tạo và pháp luật.

i


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã hỗ trợ em rất nhiều
đặng hoàn thành luận văn. Cơng trình nhỏ bé này sẽ khơng thể thành hình nếu khơng
có sự hướng dẫn tận tình, những góp ý thẳng thắn cũng như kiên nhẫn từ cô giúp cho
nghiên cứu đạt đến cấp độ của một luận văn thạc sĩ đúng nghĩa. Một lần nữa, em xin
cảm ơn cơ đã hết lịng hỗ trợ em trong q trình hồn thành luận văn và xin chúc cơ và
gia đình nhiều sức khỏe.
Tác giả đã được giảng viên hướng dẫn giải đáp mọi thắc mắc trong q trình
hồn thành luận văn. Các sai sót, nếu có, đều hồn toàn là hạn chế của tác giả. Tác giả
cũng mong nhận được các phản hồi từ hội đồng đặng giúp cho luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn thầy cơ khoa Việt Nam học đã tận tình chỉ dạy em từ
những ngày đầu đặng em có thể đi đến chặng cuối hành trình thạc sĩ này. Những kiến
thức q báu được thầy cơ tận tình chỉ dạy sẽ luôn là hành trang cho những bước tiến
trong tương lai của em.
Xin chân thành cảm ơn ban quản lý nhà lưu niệm Đông Hồ, đền thờ họ Mạc, bảo
tàng tỉnh Kiên Giang và thư viện tỉnh Kiên Giang đã hết lịng hỗ trợ tác giả trong q
trình thực địa tại Hà Tiên và Rạch Giá.

ii


LỜI CẢM TẠ
tới những người đã quá vãng,

Con biết là những câu từ này đã trễ rồi, vì ơng ngoại đã khơng cịn nữa. Ơng
ngoại đã ln khắt khe với con những ngày con còn thơ bé, để rồi khi lớn lên con mới
hiểu những điều hà khắc đó cốt chỉ muốn con tốt hơn. Con mong là với việc đi đến
chặng đường này, chí ít con cũng chứng minh được bản thân đã khơng cịn bồng bột
như thuở ấu thơ nữa. Bà ngoại xa con lúc con còn quá nhỏ, những gì con nhớ về ngoại
chỉ là những mơ hồ nhỏ nhoi. Nhưng mẹ vẫn kể bà ngoại yêu thương con cháu nhiều
đến chừng nào nên con nghĩ, nếu thấy con được như bây giờ hẳn bà ngoại sẽ rất vui.
Cái đầu quắn của con là hưởng từ bà ngoại, nên dẫu cho vật đổi sao dời, con sẽ khơng
bao giờ thay đổi mái tóc này. Để mỗi khi chải đầu nếu như siêng, ít ra con vẫn thấy
được bà ngoại vẫn bên con.
và những người vẫn đương còn,
Con vẫn ln thấy bản thân mình may mắn ra sao khi vẫn cịn có thể bên cạnh
ơng bà nội đến chừng này. Ông bà nội đã chứng kiến con từ lúc cịn khóc địi sữa đến
tận ngày hơm nay, con không thể mong cầu những diễm phúc nào lớn lao hơn nữa. Và
con hi vọng rằng khi thấy con đi xa được tới dường này, ơng bà nội có thể an tâm ở
những chặng đường con sẽ tiếp tục đi trong tương lai.
Con cám ơn ba mẹ đã luôn yêu thương con vô điều kiện, một đứa trẻ với quá
nhiều bất ổn từ thuở mới lọt lòng. Từ nhỏ tới giờ, con đã ln là một đứa trẻ lạc lồi
với hằng hà sa số ý tưởng trên trời dưới biển, chưa bao giờ con thôi làm ba mẹ lo lắng
bởi những phát kiến ngược đời và những ý tưởng chẳng giống ai. Con đã sống một tuổi
trẻ vô nghĩa, chống đối ba mẹ vì cho rằng sự học chẳng có ý nghĩa gì với cuộc đời con.
Nên con mong rằng với luận văn này, ít nhiều con đã mang lại cho ba mẹ một niềm an
ủi tuổi xế chiều, rằng chí ít dù chậm hơn người khác (mà thật ra con chưa bao giờ nhanh
hơn ai) con cũng làm ba mẹ tự hào bởi sự nghiêm túc với con đường khoa bảng.
iii


Anh hai dĩ nhiên không phải là một tấm gương tốt cho đàn em, tốt sao nỗi. Nhưng
anh hai nghĩ, rằng từ những điều anh hai làm trong quá khứ lẫn hiện tại, ít nhiều anh
hai cũng có cơ sở để thuyết phục em, rằng việc học hành thiệt sự quan trọng. Bất luận

em có theo sự nghiệp gì và đi con đường nào đi chăng nữa, anh hai vẫn sẽ luôn ủng hộ
em. Anh hai muốn em hiểu rằng nếu bản thân thiệt lòng tận tâm với chuyện học hành,
mà bằng cấp chỉ là một trong vô số các lựa chọn, con người ta sẽ đi xa hơn những điều
mình nghĩ là khơng thể.
Cảm ơn tất cả những người bạn đã xuất hiện trong cuộc đời Bảo Khánh, những
người đã đến, đã đi và vẫn ở lại. Những người mà những trang giấy ít ỏi này viết sao
cho hết đặng, đã luôn là một phần tuổi trẻ của Bảo Khánh và đã chứng kiến Bảo Khánh
sống một cuộc đời sinh viên thăng trầm ra sao. Những điều đã đến, đã đi và vẫn ở lại
đó sẽ mãi là những kỉ niệm đẹp trong suốt những tháng ngày sôi nổi khi Bảo Khánh còn
là sinh viên nơi khoảng trời Văn Khoa.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 07 năm 2023

iv


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu .......................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 5
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 7
4.1. Các tài liệu trong nước ...................................................................................... 7
4.2. Các tài liệu nước ngoài .................................................................................... 14
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 19
5.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 19
5.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 19
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 20

7. Bố cục đề tài ......................................................................................................... 21
NỘI DUNG.................................................................................................................. 22
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT HÀ TIÊN VÀ DÒNG HỌ MẠC22
1.1. Vùng đất Hà Tiên từ sơ khai cho đến thế kỷ XVII ......................................... 22
1.2. Dòng họ Mạc tại Hà Tiên ................................................................................ 28
Tiểu kết chương I ................................................................................................... 46
CHƯƠNG II: DẤU ẤN CỦA MẠC THIÊN TÍCH TRONG PHÁT TRIỂN VĂN
HĨA - GIÁO DỤC Ở HÀ TIÊN THẾ KỶ XVIII ................................................ 48

v


2.1. Dấu ấn của Mạc Thiên Tích với Tao đàn Chiêu Anh Các .............................. 48
2.2. Dấu ấn của Mạc Thiên Tích với văn hóa ở Hà Tiên ....................................... 67
2.3. Dấu ấn của Mạc Thiên Tích với giáo dục ở Hà Tiên ...................................... 75
Tiểu kết chương II .................................................................................................. 87
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VỀ ĐÓNG GÓP VĂN HÓA – GIÁO DỤC CỦA
MẠC THIÊN TÍCH ................................................................................................ 89
3.1. Đóng góp của Mạc Thiên Tích tương đồng với chính sách văn hóa - giáo dục
của Đàng Trong ...................................................................................................... 89
3.2. Di sản của Mạc Thiên Tích có tính kế thừa .................................................. 101
3.3. Đóng góp của Mạc Thiên Tích trong cơng cuộc khai phá vùng đất Hà Tiên106
Tiểu kết chương III ............................................................................................... 114
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu

1.1. Lý do chọn đề tài
Nam bộ là vùng đất cuối cùng được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Vùng đất
nơi tận cùng tổ quốc này đã trải qua hơn 300 năm lịch sử với quá nhiều biến chuyển.
Tác động to lớn từ công cuộc mở đất dưới các đời các chúa Nguyễn cùng với dấu ấn
đậm nét mà phần lớn từ các cộng đồng Việt, Hoa, Chăm, Khmer, ... đã tạo nên một bản
sắc rất riêng cho nơi đây. Trong tiến trình mở cõi đó, nhiều yếu tố đặc sắc pha trộn lẫn
nhau đã tạo nên tính đa dạng mà chỉ vùng đất này có được. Mối quan hệ giữa chúa
Nguyễn và các nhóm người Hoa là minh chứng cho sự đặc biệt đó. Khác với những
người Hoa ở Đàng Ngoài, phần nhiều khách trú để tham gia các hoạt động thương mại
thì người Hoa thuộc nhóm “phản Thanh phục Minh” ở Đàng Trong được chúa Nguyễn
chủ yếu sử dụng để khai phá vùng đất Nam bộ cùng các lớp lưu dân Việt. Nhờ vào đóng
góp của họ mà các vùng đất phía Nam như Cù lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên trở nên sầm
uất, thu hút được sự gia nhập của nhiều sắc tộc để phát triển xã hội và kinh tế nơi đây.
Vì thế, các đóng góp của họ góp phần đáng kể vào sự thay đổi diện mạo Nam bộ, thúc
đẩy sự phát triển khu vực này mà cơng lao của dịng họ Mạc tại Hà Tiên không thể
không nhắc đến.
Vùng đất Hà Tiên được dòng họ Mạc mà khởi đầu là Mạc Cửu khai phá, chiêu
mộ dân chúng đến định cư và phát triển thành một thương cảng sầm uất. Vùng đất này
và bản thân họ Mạc vốn dĩ đều rất đặc biệt. Cần phải hiểu rằng, người Hoa trong lịch
sử mở đất Nam bộ cũng có trong mình những mong mỏi khơng kém gì các chúa Nguyễn,
rằng họ xem mảnh đất này là một cơ hội mới, một nơi để phát tích và gầy dựng thanh
thế cho riêng mình. Mạc Cửu vốn ban đầu cai quản Hà Tiên như một khu vực riêng
biệt, nhưng ơng đã dâng nó cho chúa Nguyễn và tạo ra một bước ngoặt về quá trình
1


Nam tiến của người Việt cũng như các biến động chính trị, kinh tế, xã hội ở cả khu vực
Đơng Nam Á (tức vịnh Thái Lan lúc bấy giờ). Xa hơn nữa, với việc phát triển Hà Tiên
thành một khu vực nằm dưới sự “giáo hóa” của Đàng Trong, các thế hệ họ Mạc (nhất
là Mạc Thiên Tích) đã thi hành rất nhiều chính sách để phát triển mảnh đất Hà Tiên

thành một nơi sầm uất về thương mại. Họ không chỉ đơn thuần tập trung phát triển kinh
tế và thúc đẩy các chiến dịch quân sự như những nhóm người Hoa khác trên đất Nam
bộ, mà còn tạo lập các giá trị văn hóa để gìn giữ sự ổn định cho vùng đất này. Đặc biệt,
các hoạt động văn hố - giáo dục của Mạc Thiên Tích đã tơ điểm thêm sự đặc sắc cho
mảnh đất đặc biệt này. Ông đã tạo nên một xã hội với tính Hoa hóa ăn sâu bám rễ vào
Hà Tiên, từ đó tạo ra một sự dịch chuyển về văn hóa nhanh chóng.
Từ các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trị của Mạc Thiên Tích trong
cơng cuộc phát triển văn hóa – giáo dục ở Hà Tiên vào thế kỷ XVIII” làm luận văn
tốt nghiệp của mình. Thơng qua nghiên cứu các dấu ấn văn hóa - giáo dục của Mạc
Thiên Tích lên vùng đất này, tác giả muốn chỉ ra rằng những chính sách của Mạc Thiên
Tích khơng đơn thuần xoay quanh vấn đề quốc phịng, chính trị và kinh tế như những
nghiên cứu trước đây đã chỉ ra. Với việc đề cao việc chấn hưng văn hóa - giáo dục thì
Mạc Thiên Tích đã thật sự biến mảnh đất Hà Tiên thành một xứ sở văn hiến. Vai trị
của ơng với sự phát triển văn hố - giáo dục, đặc biệt là sự hình thành Tao đàn Chiêu
Anh Các, có thể được xem là thành tựu to lớn nhất của ông trong khoảng bốn mươi năm
lãnh đạo Hà Tiên. Đóng góp của Mạc Thiên Tích khơng những tạo nên một vùng đất
Hà Tiên đặc sắc mà cịn góp phần rất lớn vào việc phát triển, xác lập và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ Đàng Trong trong thế kỷ XVIII. Các hoạt động của ông thông qua đó
cịn giúp tái định hình văn hóa Hà Tiên nói riêng và cả Nam bộ nói chung, đưa nó từ
một nơi thuần Ấn hóa thành một vùng địa lý mang phong hóa Hoa hóa. Và rồi theo diễn
tiến lịch sử, quyền lực dần dần chuyển từ tay người Hoa sang người Việt khi lịch sử
sang trang.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn bám sát chuyên ngành của tác giả, tức nghiên cứu một vùng đất theo
hướng khu vực học. Trong luận văn, tác giả xem Hà Tiên như một thực thể chính trị
biệt lập, cách nghiên cứu của luận văn do đó xem Hà Tiên nằm ở mức thấp nhất trong

khối ngành nghiên cứu khu vực học, tức xem Hà Tiên là một vùng đất với tính tự trị
cao. Trước khi phân tích những hoạt động của Mạc Thiên Tích tại Hà Tiên, tác giả đi
ngược về bối cảnh lịch sử của vùng đất Hà Tiên nói riêng và cả Nam bộ nói chung, qua
đó lý giải được các hoạt động của Mạc Thiên Tích trong cơng cuộc phát triển văn hóa
- giáo dục xứ này. Nguồn gốc của họ Mạc cũng là một mục tiêu quan trọng, nguồn gốc
quan lại từ tận Lôi Châu giúp cho Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích biết cách quản lý Hà
Tiên hiệu quả.
Luận văn muốn chỉ ra các cơ tầng văn hóa từng hiện diện và đang hiện diện tại
Hà Tiên, từ Ấn hóa sang Hoa hóa và hiện tại là tính Việt hóa mạnh mẽ. Từ những nghiên
cứu ảnh hưởng văn hóa qua từng thời kỳ, luận văn chỉ ra được sự đặc biệt của Mạc
Thiên Tích khi bằng các hoạt động văn hóa - giáo dục, ơng đã dịch chuyển nền văn hóa
Hà Tiên từ khu vực ảnh hưởng bởi Ấn hóa sang khu vực ảnh hưởng bởi Hoa hóa ra sao.
Luận văn cũng nghiên cứu về tính tự trị và cởi mở của Hà Tiên trong bối cảnh đương
thời nhằm chỉ ra sự đặc biệt mà nó mang lại trong tiến trình mở đất Nam bộ, rằng bởi
vì được tồn quyền quyết định mọi thứ, Hà Tiên trở nên hấp dẫn ra sao trong các hoạt
động từ kinh tế đến văn hóa - giáo dục. Và cuối cùng, luận văn muốn kết luận bởi những
di sản mà Mạc Thiên Tích đã để lại cho hậu thế, Hà Tiên sẽ mãi mãi là một phần lãnh
thổ Việt Nam về phong hóa lẫn địa lý.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng
hai phương pháp của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử: Bằng các tài liệu trong và ngoài nước, tác giả sẽ chỉ ra
được vai trò của họ Mạc (cụ thể là Mạc Thiên Tích) trong việc phát triển văn hố - giáo
3


dục của vùng đất Hà Tiên trong tổng thể các hoạt động của người Hoa tại vùng đất Nam
bộ lúc bấy giờ, từ đó chỉ ra được sự khác biệt của Mạc Thiên Tích với những người
Minh hương khác trong lịch sử mở đất Nam bộ. Và sự khác biệt đó đã quyết định đến
q trình mở rộng và bảo vệ vùng bờ cõi này như thế nào. Các tài liệu nước ngoài sẽ

củng cố hơn nữa những đánh giá ngoài cuộc về tầm ảnh hưởng và quản lý hiệu quả của
Mạc Thiên Tích ở vùng đất Hà Tiên đầy sôi động vào thế kỷ XVIII này. Bằng các tài
liệu nước ngoài, nhất là các nghiên cứu của các học giả Âu châu về các vùng ảnh hưởng
Ấn hóa và Hoa hóa tại Đơng Nam Á, tác giả thơng qua đó muốn nêu ra các hoạt động
văn hóa - giáo dục của Mạc Thiên Tích khơng chỉ giúp phát triển bản sắc Hà Tiên mà
cịn thay đổi hồn tồn cốt lõi Ấn hóa đã tồn tại rất lâu tại mảnh đất này trong thời gian
rất ngắn. Tầm quan trọng của Ấn hóa và sự nhạt phai của nó khi những người họ Mạc
hiện diện tại Hà Tiên đã nhanh chóng tách rời cái lõi văn hóa ở Hà Tiên lẫn đồng bằng
sơng Cửu Long và dịch chuyển nó ngay lập tức vào vùng văn hóa theo quỹ đạo Hoa
hóa.
Phương pháp logic giúp làm rõ quan hệ giữa họ Mạc tại Hà Tiên và chúa Nguyễn,
qua đó chỉ ra được tầm ảnh hưởng của Đàng Trong ở khu vực đầy biến động Nam bộ
lúc bấy giờ. Luận văn sẽ giải thích bởi sự kiện Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa
Nguyễn cũng như sự “trung thành” của họ Mạc đối với Đàng Trong đã định hình địa lý
Việt Nam hiện đại thế nào lẫn sự hình thành nhà Nguyễn trong tương lai.
Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ ra tính tương đồng của Đàng Trong và vùng
hạ Mekong trước và sau khi người Việt và người Hoa tạo dựng ảnh hưởng. Trước khi
người Việt làm chủ những vùng đất nêu trên, đây là các khu vực nằm trong vùng Ấn
hóa có tính liên kết cao với Đơng Nam Á lục địa lẫn hải đảo. Các triều đại quân chủ
luôn nỗ lực tiến xuống phương Nam nhằm mở rộng biên giới Đại Việt, nhưng chỉ khi
các chúa Nguyễn và nhóm di thần nhà Minh hiện diện thì vùng địa lý này mới thật sự
chuyển biến mạnh mẽ sang quỹ đạo Hoa hóa rồi sau đó là Việt hóa. Tính chất của chính
quyền Đàng Trong lẫn Hà Tiên cũng sẽ được đem lên bàn cân so sánh. Đàng Trong
buổi ban đầu là một chính quyền qn sự và có tính chuyển biến dần sang dân sự vào
4


thế kỷ XVIII. Hà Tiên ngược lại là một chính quyền quân sự lẫn dân sự, sự khác biệt
đó đã tạo ra một diện mạo độc đáo cho Hà Tiên. Phương pháp so sánh đối chiếu vì lẽ
đó sẽ được dùng để so sánh các hoạt động cải biến văn hóa - giáo dục của Mạc Thiên

Tích và chúa Nguyễn nhằm chỉ ra sự tương đồng trong việc hoạch định chính sách của
cả hai ra sao, từ đó góp phần định hình bản đồ của người Việt ngày nay cả về địa lý lẫn
văn hóa.
Phương pháp thực địa: Tác giả tiến hành khảo sát tại Rạch Giá và Hà Tiên nhằm
tìm kiếm các tài liệu, hiện vật nhằm làm phong phú thêm nội dung cho luận văn cũng
như khẳng định tầm quan trọng của Mạc Thiên Tích đến các dấu ấn văn hóa – giáo dục
tại Hà Tiên. Tác giả đã thu thập được nhiều hiện vật tại bảo tàng Kiên Giang giai đoạn
tiền sử và các đồng tiền được Mạc Thiên Tích cho đúc giai đoạn ơng làm Tổng binh
Đại đơ đốc trấn Hà Tiên. Ngồi ra, tác giả có đi khảo sát các mộ cổ tại núi Bình San
cũng như sưu tầm thêm các tư liệu tại nhà lưu niệm Đơng Hồ, nơi mà trước đây là Trí
Đức học xá.
3. Lý thuyết nghiên cứu
Thuyết đặc thù lịch sử: Lý thuyết này đề cao tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa.
Franz Boas, người đề xướng chủ thuyết đặc thù lịch sử, tin rằng mỗi xã hội có sự phát
triển lịch sử độc đáo của riêng mình và phải được hiểu trong bối cảnh văn hóa đặc biệt
của nó. Áp dụng cho nghiên cứu, tác giả muốn thông qua đó nêu ra những đặc trưng
riêng biệt của vùng đất Hà Tiên trong thời kỳ trung đại Việt Nam bởi nó có cho mình
sự tự trị nhất định, một qn đội và một người làm chính sách riêng biệt tức những lãnh
đạo họ Mạc tại vùng đất này. Thông qua đó, nghiên cứu kết luận được nhờ vào những
đặc thù đó mà mảnh đất này mang lại những giá trị lịch sử rất riêng cho tiến trình mở
đất và thống nhất lãnh thổ Việt Nam với dấu ấn văn hóa – giáo dục của Mạc Thiên Tích
là đại diện tiêu biểu cho cái riêng biệt đó.
Thuyết Hoa hóa hay Hán hóa (Sinicization) là q trình chuyển đổi các nền văn
hóa, sắc tộc không phải của người Hoa theo quỹ đạo Hoa hóa. Hoa hóa ở đây nhằm chỉ
5


sự thay đổi về vật chất lẫn tinh thần. Về tinh thần, tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật Đạo) là đại diện tiêu biểu nhằm xác định vùng ảnh hưởng của Hoa hóa, Nho giáo ở các
quốc gia bị ảnh hưởng bởi Hoa hóa ln được các bậc qn vương áp dụng làm học
thuyết trị quốc bao gồm việc hình thành các thiết chế xã hội và định hình các mối quan

hệ, có thể kể đến như Đại Việt, Cao Ly hoặc Nhật Bản. Hoa hóa sẽ được dùng làm trọng
tâm trong luận văn này, nó giải thích cách mà người Việt và người Hoa ứng phó với
một vùng địa lý và văn hóa hồn tồn mới ra sao, cách mà họ cải biến nó và mang đến
đây một nền văn hiến mới theo góc nhìn của mình. Hoa hóa cịn là cách mà Mạc Thiên
Tích kế thừa di sản cha mình, hình thành nên một xứ sở mang văn hóa Trung Hoa ở
Đơng Nam Á nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh thần lẫn vật chất của những di thần
nhà Minh vong quốc. Trong phạm vi luận văn, tác giả xin được đồng nhất thuật ngữ
Sinicization bằng Hoa hóa.
Thuyết Ấn hóa hay Ấn Độ hóa (Indianization): Theo cách giải thích trong “Vùng
đất Nam bộ tập II: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII”, Ấn hóa “ám chỉ tình trạng biến đổi cơ
bản của mỗi xã hội bản địa dưới tác động trực tiếp của các thành tố văn minh Ấn Độ
như tơn giáo, kinh tế, chính trị, qn sự” (Vũ Minh Giang & Nguyễn Việt, 2017, tr.229)
hoặc cũng được hiểu là “sự bành trướng của một nền văn hóa có tổ chức, dựa trên quan
điểm Ấn về vương quyền tiêu biểu bằng Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo, thần thoại Purana,
pháp giới Phacmaxacstra và lấy tiếng Phạn làm phương tiện biểu đạt” (Lương Ninh,
1984, tr.40). Thuyết Ấn hóa được sử dụng ở chương I luận văn nhằm giới thiệu và giải
thích cấu trúc xã hội của các nhà nước cổ đại tại Nam bộ ngày nay. Thông qua đó, tác
giả đưa ra luận giải về tính chất văn hóa của vùng đất này và cách mà họ Mạc tại Hà
Tiên cải biến nó để thỏa mãn những nhu cầu thiết lập một nền văn hiến nơi miền biên
viễn. Trong phạm vi luận văn, tác giả xin được đồng nhất thuật ngữ Indianization bằng
Ấn hóa.
Thuyết Việt hóa hoặc Việt Nam hóa (Vietnamization): Hai ảnh hưởng văn hóa
mạnh nhất đến Đơng Nam Á là Hoa hóa và Ấn hóa. Tuy nhiên, người Việt trong suốt
tiến trình lịch sử, dẫu có đón nhận những ảnh hưởng từ bên ngồi, vẫn ln cố gắng tạo
6


dựng một bản sắc riêng biệt nhằm tách biệt với các nền văn hóa khác. Nỗ lực Việt hóa
đã có từ buổi ban đầu dựng nước, từ các nỗ lực giải Hoa hóa và cũng đã hiện diện trong
tiến trình mở cõi ở Đàng Trong. Mặc dù vậy, quá trình Việt hóa tại Nam bộ khi đó vẫn

chưa thật sự rõ ràng và bị tiến trình Hoa hóa lấn át do sự hiện diện của quá nhiều thế
lực chính trị Minh hương buổi ban đầu mở cõi. Việt hóa sẽ được thảo luận ở chương
III, khi mà vai trò của Mạc Thiên Tích lẫn các thế lực chính trị Minh hương tại Nam bộ
suy giảm, nhường bước cho tiến trình Việt hóa mạnh mẽ dưới thời các bậc quân chủ
triều Nguyễn. Tiến trình Hoa hóa do đó sẽ được chứng minh là viên gạch nối để người
Việt tiến hành Việt hóa mạnh mẽ sau khi giang sơn đã thu về một mối. Các hoạt động
Việt hóa tại Nam bộ được thảo luận trong luận văn bao gồm các hoạt động khuyến
khích người Hoa “nhập quốc tịch Việt”, sự thay đổi các cơ quan hành chính, gia tăng
nhân khẩu và ảnh hưởng về kinh tế lẫn quân sự của người Việt tại Nam bộ. Các hoạt
động diễn ra chủ yếu dưới thời vua Minh Mạng. Trong phạm vi luận văn, tác giả xin
được đồng nhất thuật ngữ Vietnamization bằng Việt hóa.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4.1. Các tài liệu trong nước
Các ghi chép trong nước liên quan đến Hà Tiên bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVIII
và XIX. Công trình sớm nhất có thể kể đến là “Phủ biên tạp lục” gồm sáu quyển được
Lê Quý Đôn viết năm 1776 nhắc đến Hà Tiên và Mạc Thiên Tích ở quyển IV, V và VI.
Sau đó, ơng tiếp tục viết “Kiến văn tiểu lục” cũng có đề cập đến Hà Tiên. Vua Gia Long
lên ngôi năm 1802, ông lệnh cho Vũ Thế Dinh viết “Hà Tiên trấn Hiệp trấn Mạc thị gia
phả” kể về dịng họ Mạc. Trịnh Hồi Đức soạn bộ “Gia Định thành thơng chí” trong đó
có đề cập đến trấn Hà Tiên, thời gian cơng trình này được biên soạn dao động giữa thời
vua Gia Long và Minh Mạng. Vua Thiệu Trị cho biên soạn “Đại Nam Thực lục” gồm
hai phần là Tiền biên ghi chép các sự kiện đời chúa Nguyễn Hoàng đến chúa Nguyễn
Phúc Thuần và Chính biên ghi chép giai đoạn các vua triều Nguyễn trị vì. Các ghi chép
7


về họ Mạc và Hà Tiên được tác giả khảo cứu đều nằm ở phần Tiền biên. Vua Tự Đức
cho soạn “Đại Nam Nhất thống chí”, đây được xem là cơng trình đầy đủ nhất về địa chí
Việt Nam giai đoạn này, Hà Tiên lúc này trở thành tỉnh chứ khơng cịn là trấn nữa.
Vai trị của người Việt và người Hoa trong tiến trình mở cõi Nam bộ được nhiều

học giả quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu trước 1975 có thể kể đến gồm Đơng Hồ
với hai bài khảo luận về Hà Tiên trên tạp chí Nam Phong “Hà Tiên Mạc thị sử” (1929)
và “Chuyện cầu Tiên ở đất Phương Thành” (1932) đăng trên Nam phong Tạp chí. Hai
bài khảo luận thảo luận về các hoạt động văn hóa, thương mại và chính trị của họ Mạc,
mà chủ yếu là Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích tại Hà Tiên. Các hoạt động của họ Mạc đặc
biệt là chuyện cầu Tiên là một trong những dữ liệu quan trọng giúp tác giả chứng minh
tính Hoa hóa mạnh mẽ tại Hà Tiên kể từ khi họ Mạc bắt đầu tạo dựng dấu ấn của mình.
Ca Văn Thỉnh đăng “Minh bột di ngư - Một quyển sách hai thi xã” (1943) trên Đại Việt
tập chí, ơng có cơng sưu tầm và dịch lại cơng trình này sang chữ Quốc Ngữ và thảo luận
về đánh giá của Trịnh Hoài Đức đối với Mạc Thiên Tích. Ngồi các bài khảo luận,
Đơng Hồ cịn cho xuất bản hai quyển “Hà Tiên thập cảnh - đường vào Hà Tiên” (1960)
và “Văn học miền Nam - Văn học Hà Tiên” (1970). Đây là hai cơng trình nổi bật của
Đơng Hồ. Ơng biên dịch, hiệu đính Hà Tiên thập vịnh cũng như phân tích về nguồn gốc
các thành viên Chiêu Anh Các, tiểu sử Mạc Cửu và Mạc Thiên Tích, mối quan hệ giữa
Hà Tiên và Đàng Trong lúc bấy giờ. Phan Phát Huồn và Phan Khoang thuật lại quá
trình mở cõi của họ Nguyễn trong “Việt Nam giáo sử - Quyển I” (1965) và “Việt sử:
Xứ Đàng Trong” (1969).
Hãn Ngun viết “Hà tiên, chìa khóa Nam tiến của dân tộc Việt Nam xuống đồng
bằng sông Cửu Long” (1970), ông thảo luận về việc đưa Hà Tiên vào vịng “giáo hóa”
của Đàng Trong giúp người Việt tiến xuống Đàng Trong nhanh hơn và ít gặp khó khăn
do có sự hỗ trợ đắc lực từ Mạc Thiên Tích. Nguyễn Hiến Lê viết “Đất Hà Tiên với họ
Mạc và họ Lâm” (1971) trong tuyển tập “Mười câu chuyện văn chương”, ông ca ngợi
về việc họ Lâm, mà cụ thể là Lâm Tấn Phát - tức thi sĩ Đông Hồ, đã kế thừa tinh thần
văn hiến của họ Mạc để tiếp tục đóng góp cho cơng cuộc phát triển văn hóa - giáo dục
8


tại cõi biên thùy này. “Văn học Nam Hà” (1972) được Nguyễn Văn Sâm viết, ba trong
số thi nhân được ông nhắc đến gồm có Đào Duy Từ, Mạc Thiên Tích và Nguyễn Cư
Trinh. Tác giả sử dụng dữ liệu từ ba nhân vật nói trên nhằm chỉ ra sự tương đồng trong

thơ văn của họ.
Sau 1975, Nguyễn Kim Hưng thảo luận về số lượng thành viên Chiêu Anh Các
và đặt nghi vấn về sự hiện diện trực tiếp của họ trong “Một vài nghi vấn về Chiêu Anh
Các” (1983). Mai Văn Tạo viết “Hà Tiên một cõi biên thùy, một cõi thơ” (1998) ca ngợi
vẻ đẹp vật chất lẫn tinh thần của cõi này cũng như tầm quan trọng của thơ văn Chiêu
Anh Các đối với nền văn học dân tộc. Nguyễn Lang viết “Việt Nam Phật giáo sử luận”
(1992), ơng có đề cập đến các nhà sư Trung Hoa sang Đàng Trong hoằng hóa. Nguyễn
Tiến Cường trong “Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong kiến”
(1998) phân tích khía cạnh trọng Nho của chúa Nguyễn có xu hướng tăng dần theo thời
gian. Nguyễn Cẩm Thúy viết “Định cư của người Hoa trên đất Nam bộ (từ thế kỷ XVII
đến năm 1945)” (2000) phân tích về sự hiện diện của người Hoa và các hoạt động của
họ tại Nam bộ. Bùi Duy Tân trong “Khảo và luận một số tác gia - tác phẩm văn học
trung đại Việt Nam” (2001) có nhắc về Mạc Thiên Tích và vai trị của Chiêu Anh Các
đến nền văn hiến ở Hà Tiên. Trương Minh Đạt có xuất bản 2 cuốn “Nhận thức mới về
đất Hà Tiên” (2001) và “Nghiên cứu Hà Tiên” (2008), ông nghiên cứu toàn diện về lịch
sử Hà Tiên qua các đời họ Mạc lẫn các hoạt động kinh tế, quân sự, giáo dục, … Ngồi
ra, Trương Minh Đạt cịn đóng góp hai bài nghiên cứu “Nền kinh tế Hà Tiên thời Mạc
Cửu” (1999) và “Họ Mạc trong thời kỳ đầu khai sáng đất Hà Tiên” (2001) phân tích
thời điểm Mạc Cửu xuất hiện và đóng góp kinh tế của ơng buổi ban đầu ở Hà Tiên.
Cao Tự Thanh viết “Hà Tiên quá khứ và tương lai” (2004) và “Mười bài Hà Tiên
thập vịnh của Dư Tích Thuần” (2006). Ơng phân tích vai trò của hai thành viên tiêu
biểu trong Chiêu Anh Các là Trần Hồi Thủy và Dư Tích Thuần cũng như nêu bật tính
kết nối của Hà Tiên trong cơng cuộc Nam tiến của người Việt. Huỳnh Minh và Cao Tự
Thanh lần lượt viết “Gia Định xưa” (2006) và “Nho giáo ở Gia Định” (2013), cả hai
thảo luận về những dấu ấn văn hóa - giáo dục của vùng đất Gia Định thuở khai hoang
9


mở đất và giai đoạn trở thành trung tâm của Nguyễn Ánh vào cuối thế kỷ XVIII. Nguyễn
Văn Kim viết “Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác quyền lực khu vực”

(2006) chỉ ra mối quan hệ giữa chúa Nguyễn và nhóm người Minh hương ở Nam bộ,
trong đó có họ Mạc. Ngồi ra, ơng cịn nghiên cứu về các tôn giáo của Lục Chân Lạp
và Thủy Chân Lạp trong “Mối quan hệ giữa Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp” (2011)
nhằm chỉ ra tính Ấn hóa mạnh mẽ nhìn từ khía cạnh tơn giáo của Chân Lạp vào thế kỷ
VIII. “Lịch sử Việt Nam” (2007) là bộ sách được Viện sử học biên soạn, ở quyển “Lịch
sử Việt Nam tập IV: Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII” có đề cập đến hệ thống khoa cử
Đàng Trong.
Các luận văn trong nước đề cập đến vai trị của Mạc Thiên Tích trong cơng cuộc
phát triển văn hóa - giáo dục tại Hà Tiên có thể kể đến “Quá trình hình thành và phát
triển trấn Hà Tiên từ năm 1708 đến 1771” (2006) của Trần Nhất Linh; “Lịch sử hình
thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)” (2010) của Trần
Việt Nhân; “Hà Tiên thập vịnh trong bối cảnh văn học Đàng Trong” (2013) của Trần
Thiếu Nga; “Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX” (2014) của Lâm Trần Thứ, ... Bên
cạnh đó, các luận văn “Quan hệ Đại Việt với Chân Lạp trước thế kỷ XX” (2009) của
Lê Thị Mỹ Trinh; “Đơng Nam bộ trong tiến trình mở đất phương Nam” (2014) của
Nguyễn Ngọc Chúc chỉ ra các chính sách mà họ Nguyễn đã áp dụng trong tiến trình
xi về phương Nam. Tác giả dựa vào đó để đối chiếu tính chất thương mại của Mạc
Thiên Tích và các đời chúa Nguyễn, rằng thương mại không chỉ để gia tăng sự giàu có
mà cịn đó những tham vọng về hợp tác quân sự lẫn văn hóa - giáo dục.
*Các luận văn nêu trên đều đề cập tổng thể đến đóng góp văn hóa, xã hội và kinh
tế cho mảnh đất Hà Tiên cũng như quá trình sáp nhập Hà Tiên vào lãnh thổ Việt Nam.
Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên chưa phân tích được những ảnh hưởng văn hóa giáo dục đó tác động thế nào đến bối cảnh vùng đất Nam bộ thời Đàng Trong cũng như
sự giao lưu văn hóa - giáo dục ở Hà Tiên với Đông Nam Á và Trung Hoa. Chiêu Anh
Các là một hoạt động giao lưu văn hóa đặc biệt của Mạc Thiên Tích cũng chưa được
phân tích cụ thể những đặc sắc mà nó mang lại. Chiêu Anh Các bên cạnh việc khai mở
10


dân trí, thu hút hiền tài cũng nên được xem là một hoạt động chính trị của Mạc Thiên
Tích khi ông cố gắng xây dựng Hà Tiên thành một vùng đất có tính tự trị cao trong lãnh

thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn. Và cũng cần phải định nghĩa lại sự “trung thành”
của những người Minh hương thuở mở đất Nam bộ, liệu họ có thật sự trung thành đúng
nghĩa với chính quyền Đàng Trong hay khơng? Hay đó chỉ là sự hợp tác đơi bên cùng
có lợi khi mà họ Nguyễn cần một lực lượng giúp họ đẩy nhanh tiến trình kiểm sốt Nam
bộ và những người Minh hương tại đây cần một chốn dung thân lẫn hợp tác quân sự.
Tưởng Quốc Học và Dương Văn Huy viết “Đàng Trong Việt Nam trong tuyến
thương mại Trung Quốc - Nhật Bản từ 1635 - 1771: Nhìn từ góc độ hoạt động thương
mại của các Hoa thương” (2008) để chỉ ra sự ưu ái của chúa Nguyễn dành cho người
Hoa và người Nhật. Choi Byung Wook trong “Vùng đất Nam bộ dưới triều vua Minh
Mạng” (2011) chỉ ra tiến trình Việt hóa của vua Minh Mạng thơng qua các hoạt động
cải cách hành chính, quân đội, kinh tế và gia tăng sự hiện diện người Việt trên khắp
Nam kỳ lục tỉnh. Nguyễn Văn Hầu hoàn thành bộ ba tác phẩm “Văn học miền Nam lục
tỉnh”, quyển thứ hai “Văn học Hán Nôm thời khai mở và xây dựng đất nước” (2012)
ông có đề cập đến Hà Tiên thập vịnh và Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh. Nguyễn Thúy
Nga viết “Thi Hương thời chúa Nguyễn” (2013); Trịnh Thị Hà viết “Giáo dục Nho học
dưới thời chúa Nguyễn” (2015) và “Khoa cử dưới thời chúa Nguyễn” (2017) thảo luận
về khả năng thích ứng thời cuộc cũng như hạn chế còn tồn đọng của họ Nguyễn nhìn từ
việc tổ chức thi cử. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho xuất bản “Nguyễn
Cư Trinh (1716 -1767) - Quê hương, thời đại và sự nghiệp” (2017) tổng hợp các tham
luận từ hội thảo cùng tên. Tác giả sử dụng tư liệu về các hoạt động của Nguyễn Cư
Trinh ở Quảng Ngãi và Nam bộ nhằm phân tích sự tương đồng về định hướng chính trị
của Mạc Thiên Tích và Nguyễn Cư Trinh, cả hai đều sử dụng văn học làm công cụ
tuyên truyền đắc lực.
“Xứ Đàng Trong: Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX” (2013)
là công trình nổi tiếng nhất của Li Tana về Đàng Trong, bà thảo luận về các nỗ lực mở
rộng biên giới về phương Nam của chúa Nguyễn, về việc định hình một bản sắc riêng
11


biệt của những người Việt ở Đàng Trong và cách mà chúa Nguyễn sử dụng người ngoại

quốc (trong đó có người Hoa) cho các toan tính thương mại lẫn chính trị của mình.
“Poetic Transformation: Eighteenth Century Cultural Projects on the Mekong Plaints”
(2019) của Claudine Ang phân tích về cách Mạc Thiên Tích và Nguyễn Cư Trinh sử
dụng Hà Tiên thập vịnh và Sãi Vãi làm cơng cụ định hình văn hóa hai vùng đất Hà Tiên
và Quảng Ngãi. Nghiên cứu chỉ ra cách mà cả hai dùng văn học để làm chính trị hiệu
quả ra sao. Hai cơng trình nêu trên của Li Tana và Claudine Ang có ảnh hưởng lớn đến
luận văn của tác giả. Cơng trình của cả hai thảo luận về những nỗ lực tồn tại của chính
quyền Đàng Trong. Thơng qua các hoạt động văn hóa, thương mại lẫn quốc phòng,
Đàng Trong đã tồn tại như một thực thể chính trị riêng biệt trong gần hai trăm năm. Tác
giả muốn tiếp tục kế thừa các nghiên cứu đó nhằm chỉ ra những nỗ lực văn hóa - giáo
dục của Mạc Thiên Tích quan trọng thế nào đến sự tồn vong của Hà Tiên, một thực thể
chính trị riêng biệt khác.
Vũ Đức Liêm phân tích Đàng Trong và Hà Tiên ở khía cạnh khơng gian địa lý
xã hội và nhân văn (human geography) trong “Tái định vị Xứ Đàng Trong trong không
gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI - XVIII” (2016). “Vùng đất Nam bộ” là đề
án khoa học cấp nhà nước bao gồm 11 đầu sách đã được phát hành. Trong phạm vi luận
văn tác giả khảo cứu tư liệu từ các quyển “Vùng đất Nam bộ tập II: Từ cội nguồn đến
thế kỷ VII” (2017) do giáo sư Vũ Minh Giang chủ biên; “Vùng đất Nam bộ tập III: Từ
thế kỷ VII đến thế kỷ XVI” (2017) do giáo sư Nguyễn Văn Kim chủ biên; “Vùng đất
Nam bộ tập IV: Từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX” (2017) do giáo sư Nguyễn
Quang Ngọc chủ biên; “Vùng đất Nam bộ: Quá trình hình thành và phát triển” (2021)
do giáo sư Phan Huy Lê chủ biên.
Huỳnh Tâm Sáng với tham luận “Chính quyền Đàng Trong và Mạc Cửu trong
thế kỷ XVII-XVIII - Góc nhìn đối sánh với nghiên cứu nước ngồi” (2017) chỉ ra từ
các tài liệu nước ngoài việc Mạc Cửu thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu là một kế sách
chính trị phù hợp bối cảnh đương thời khi mà Hà Tiên cần một liên minh quân sự nhằm
chống chọi với sự xâm lấn của Chân Lạp lẫn Xiêm La. Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa
12



Thiên Huế cho xuất bản “Trung bộ và Nam bộ thời chúa Nguyễn” (2018), cơng trình
tập hợp nhiều khảo luận nghiên cứu tồn diện từ văn hóa, xã hội, giáo dục, quốc phòng
đến thương mại tại Trung bộ và Nam bộ dưới chín đời chúa Nguyễn. Đặng Vinh Dự
phân tích sự tương đồng giữa Devaraja và cư Nho mộ Thích trong “Từ mơ hình
Devaraja tại các vương quốc cổ ở Đơng Nam Á đến tư tưởng “cư Nho mộ Thích” thời
các chúa Nguyễn: Những nghiên cứu ban đầu” (2018). Lê Bá Vương phân tích ảnh
hưởng của Đạo giáo ở Đàng Trong trong bài viết “Chính sách đối với Đạo giáo của các
chúa Nguyễn ở Đàng Trong” (2018). Phó giáo sư, tiến sĩ Đoàn Lê Giang viết “Người
Hoa với Chiêu Anh Các - “Salon văn học” quốc tế đầu tiên của Việt Nam” (2019), ơng
thảo luận về tính quốc tế và đề cao học thuật từ thi đàn này do nó có sự xuất hiện của
nhiều người ngoại quốc, mà cụ thể là các bậc văn nhân Trung Hoa.
Phó giáo sư, tiến sĩ Đỗ Bang chủ biên hai cơng trình “Đàng Trong thời chúa
Nguyễn: Kinh tế, văn hóa, xã hội” (2021) và “Đàng Trong thời chúa Nguyễn: Xác lập
chủ quyền và bộ máy nhà nước” (2021) đưa ra những nghiên cứu mới về sự thay đổi cơ
cấu kinh tế của người Việt và sức mạnh thương mại đã giúp chúa Nguyễn bảo vệ và mở
rộng cơ đồ của mình ra sao. Hồ Châu trong bài viết “Các loại tiền được lưu hành ở Đàng
Trong thời chúa Nguyễn” (2021) chỉ ra các chính sách của chúa Nguyễn trong việc lưu
thơng và đúc tiền, Hà Tiên thời Mạc Thiên Tích cũng được chúa xuống chiếu cho phép
đúc tiền riêng. Võ Vinh Quang trong “Việt - Nhật thông thư: Các bức quốc thư bang
giao giữa chính quyền Đàng Trong với Nhật Bản thế kỷ XVI-XVII” (2022) chỉ ra sự
cởi mở ban đầu của Đàng Trong liên quan mật thiết đến nhu cầu thương mại võ trang.
*Các nghiên cứu từ các học giả nêu trên đã nhấn mạnh hơn về Chiêu Anh Các
và các thành viên trong đó. Q trình xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền được cụ thể
hóa thơng qua các dữ liệu khảo cứu mới nhất. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa chỉ rõ
tính đóng góp trong việc tách bạch văn hóa giữa Hà Tiên và các khu vực mang đậm
tính Ấn hóa xung quanh nhờ vào ảnh hưởng của Chiêu Anh Các.

13



4.2. Các tài liệu nước ngoài
“Chân Lạp phong thổ ký” do Châu Đạt Quan chép khi ông đại diện nhà Nguyên
sang Chân Lạp vào cuối thế kỷ XIII. Tại đây, ông ghi chép chi tiết về núi sông, phong
tục, văn hóa, con người của Chân Lạp, quốc gia mà một phần lãnh thổ ngày nay là Nam
bộ. Christoph Borri viết “Tường thuật về sứ mạng mới của các cha Dòng Tên tại Vương
quốc Đàng Trong” (1631) đề cập tường tận về chính quyền Đàng Trong buổi ban đầu,
về thái độ đối với thương nhân ngoại quốc cũng như nỗ lực cải thiện văn hóa - giáo dục
của chúa Nguyễn. Chu Thuấn Thủy và Thích Đại Sán trong thời gian lưu trú ở Đàng
Trong lần lượt để lại hai tác phẩm “An Nam cung dịch kỷ sự” và “Hải ngoại ký sự” nói
về văn hóa - xã hội Đàng Trong và những đóng góp về giáo dục của họ cho chúa Nguyễn
giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVII. Sang thế kỷ XVIII có Jean Koffler làm y sĩ phục vụ
chúa Nguyễn Phúc Khốt, khi về Âu châu ơng xuất bản cuốn “Miêu tả lịch sử xứ Đàng
Trong”. Vì là một viên chức thân cận của chúa Nguyễn Phúc Khoát, Jean Koffler đã có
nhiều phân tích chuyện thâm cung bí sử của chúa từ lúc ông được chúa chọn làm ngự y
đến lúc chúa nằm xuống.
“Thanh triều Văn hiến Thông khảo” vào thế kỷ XVIII gọi Hà Tiên là Cảng Khẩu
quốc và đề cập cụ thể đến con người, văn hóa phong tục và Mạc Thiên Tích. Tất cả các
ghi chép trong bộ chính sử đều được chép vào đời vua Càn Long. “Quảng Đông liệt
truyện”, “Phúc Kiến liệt truyện”, “Lăng Dương tảo quốc triều lĩnh hải thi sao” đề cập
đến các thành viên Trung Hoa của Chiêu Anh Các. Các tài liệu nêu trên nói về quê
quán, quan lộ cũng như những tập thơ còn lưu lại của họ. Trong luận văn, tác giả sử
dụng những khảo cứu được lược dịch sang tiếng Việt bởi Đơng Hồ và Trần Kinh Hịa
nhằm phong phú hóa các đóng góp của thành viên Chiêu Anh Các. Chính sử Thái Lan
thời Thonburi đề cập đến các xung đột quân sự giữa Trịnh Quốc Anh và Mạc Thiên
Tích cũng như tầm quan trọng về kinh tế của Hà Tiên đối với sự tồn vong của Xiêm La.
Những ghi chép trong nước lẫn Trung Hoa và Thái Lan mang tính tường thuật theo tuần
tự thời gian chứ chưa có bất kỳ phân tích nào. Trong các bộ chính sử Việt Nam, Hà

14



Tiên luôn được xem như một phần của Đàng Trong sau sự kiện Mạc Cửu thần phục
chúa Nguyễn Phúc Chu. Chính sử Thái Lan và Trung Hoa lại xem Hà Tiên như một
thực thể chính trị riêng biệt đủ sức phát động các chiến dịch quân sự lẫn độc lập về phát
triển thương mại.
Vào thế kỷ XX, Lawrence Palmer Briggs viết “The Syncretism of Religions in
Southeast Asia, especially in the Khmer Empire” (1951) mơ tả tính Ấn hóa rõ rệt của
đế chế Angkor với các ảnh hưởng sâu đậm đến từ Hindu giáo. Emile Gaspardone, một
học giả danh tiếng từ Viện Viễn Đông Bác Cổ viết “Un Chinois des mers du Sud, Le
Fondateur de Hà Tiên” (1952) thảo luận về những người họ Mạc ở Hà Tiên, về sức hấp
dẫn từ thương mại đến văn hóa Hà Tiên mang lại đối với nhóm người Hoa ở cả Đơng
Nam Á lẫn Trung Hoa. George Benjamin Walker cho xuất bản “Angkor Empire” (1955)
phân tích về đế chế Angkor ở giai đoạn huy hoàng nhất và hệ lụy từ sự sụp đổ của đế
chế này, từ đó chỉ ra sự quản lý lỏng lẻo vùng hạ Mekong của người Khmer và bị thay
thế dần bằng các ảnh hưởng Việt - Hoa. Trần Kinh Hịa có hai nghiên cứu gồm “Họ
Mạc và chúa Nguyễn tại Hà Tiên” (1958) đăng trên Tạp chí Á Châu và “Nghiên cứu
quan điểm chính trị, mâu thuẫn, bối cảnh của Mạc Thiên Tích và Phraya Taksin” (2018)
tại Hội nghị thường niên lần thứ 7 của Hiệp hội các nhà Sử học châu Á. Ông nghiên
cứu rất nhiều về người Hoa ở miền Trung Việt Nam và miền Nam Việt Nam. Trong
phạm vi luận văn, tác giả khảo cứu hai cơng trình nêu trên nhằm tách bạch sự độc lập
về chính trị của Hà Tiên đã giúp cho vùng đất này phát triển thành thương cảng quan
trọng bậc nhất tại Đơng Nam Á nhanh chóng ra sao. George Cœdès có hai cơng trình
“The Making of South East Asia” (1966) và “The Indianized States of Southeast Asia”
(1975) thảo luận về các tác động mà người Ấn Độ mang đến Đông Nam Á và cách mà
cư dân ở đây, bao gồm các nhóm dân cư ở mảnh đất Nam bộ ngày nay tiếp nhận nó.
Luận án “Cambodia in the mid-nineteeth century: A quest for survival, 1840 –
1863” (1981) của Bun Srun Theam, ông thảo luận về sự tín nhiệm Ốc Nha người Hoa
trong chính quyền Chân Lạp và các ưu đãi mà chính quyền Chân Lạp ban cho người
Hoa khi họ lưu trú tại đây. Nicholas Sellers viết “The princes of Hatien” (1983).
15



Puangthong Rungswasdisab viết “Attempts to Monopolize Cambodian Trade: Siamese
Invasions of Hatien in the Eighteenth and Early Nineteenth Centuries” (1994) nhằm mô
tả sự tranh giành lãnh thổ lẫn kinh tế giữa Hà Tiên và Xiêm La và sự lấn át của hai thế
lực này đã thu hẹp lãnh thổ của Chân Lạp đến thế nào. Luận án “War and trade: Siamese
interventions in Cambodia (1767 -1851)” (1995) của Puangthong Rungswasdisab phân
tích về cách mà Xiêm La dần dần thâu tóm Chân Lạp, nghiên cứu cũng chỉ ra Xiêm La
không phải là tác nhân duy nhất trong tiến trình thâu tóm Chân Lạp mà ở phía Đơng,
Hà Tiên và Đàng Trong liên tục gia tăng sự ảnh hưởng tại những vùng đất thuộc Chân
Lạp ngày trước. Sự lấn át về hai phía cuối cùng dẫn đến sự chung đụng không thể tránh
khỏi giữa Hà Tiên - Xiêm La và sau này là Đại Nam - Xiêm La.
Yumio Sakurai và Takaro Kitagawa khảo cứu Hà Tiên qua bài đăng “Ha Tien or
Banteay Meas in the Time of the Fall of Ayutthaya” (1999) trong quyển “From Japan
to Arabia: Ayutthaya Maritime Relations with Asia”. Trong công trình này, cả hai đối
chiếu chính sử của Việt Nam, Campuchia và Thái Lan nhằm phân tích q trình kiểm
sốt của họ Mạc và Đàng Trong. Cơng trình cũng chỉ ra kế sách chiêu tập binh sĩ người
Chân Lạp của Mạc Thiên Tích về dưới trướng mình bằng cách sử dụng các Ốc Nha.
Sang đến thế kỷ XXI, Liam C. Kelly viết “Though on a Chinese diaspora: The
case of the Mạcs of Hà Tiên” (2000) đưa ra cái nhìn về một quê hương mới của người
Hoa ở Đông Nam Á, mà cụ thể ở đây là họ Mạc. Ông thảo luận cách mà những người
họ Mạc tiếp nhận một vùng địa lý mới và bỏ vào đó những dấu ấn văn hóa của q
hương mình, tức Trung Hoa. Li Tana và Nola Cooke thì viết “Water Frontier:
Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region” (2004). Trong cơng trình
của mình, Li Tana và Nola Cooke đánh giá sự xuất hiện ồ ạt của nhóm người Minh
hương tại Đơng Nam Á đã tạo ra những đường biên nước, tức những vùng lãnh hải
khơng thuộc Trung Hoa nhưng có tính gắn kết mạnh mẽ với Trung Hoa. Do đó, những
khu vực này được xem là những đại diện Trung Hoa bên ngoài biên giới của nó, nơi mà
những thương nhân có thể mua hàng hóa mà khơng phải đến Trung Hoa trực tiếp. John
Tully trong cuốn sách “A short history of Cambodia: From empire to survival” (2006)

16


có nói về sự sụp đổ của đế chế Angkor đã làm suy giảm trầm trọng hoạt động kiểm soát
vùng hạ Mekong của người Khmer. David Chandler hoàn thành cuốn “A history of
Cambodia” (2008), đây được xem là một trong các tác phẩm công phu nhất về lịch sử
Campuchia từ khởi nguyên đến hiện đại. Jirathom Chartsiri viết “The Emergence of the
Kingdom of Thonburi in the Context of the Chinese Era 1727-1782” (2009), ông chỉ ra
sự lớn mạnh về kinh tế của Hà Tiên đã đe dọa sự tồn vong của Xiêm La ra sao.
Lý Khánh Tân đăng bài “Mạc Cửu dữ Hà Tiên chính quyền (Cảng Khẩu quốc)
((鄚玖)鄚玖與河仙政權(港口國))” (2010) trên Nam phương Hoa duệ tạp chí được
Hà Hữu Nga biên dịch sang tiếng Việt. Trong bài viết của mình, Lý Khánh Tân đã khảo
sát thực địa ở Lôi Châu, quê hương Mạc Cửu cùng các tài liệu ghi chép trong “Quảng
Đơng thơng chí” nhằm liệt kê ra được các chức quan lớn mà các đời họ Mạc tại Lôi
Châu nắm giữ. Nguồn gốc họ Mạc cho thấy được sự trung thành dành cho nhà Minh là
một truyền thống lâu đời và Mạc Cửu đã tiếp nối truyền thống đó rõ rệt ra sao. Xuất
thân từ nguồn gốc quan lại cũng giúp tạo điều kiện cho Mạc Cửu được đào tạo bài bản
từ nhỏ ở cả văn lẫn võ, những kinh nghiệm đó đã giúp Mạc Cửu nhanh chóng “xưng
vương” ở vùng đất Hà Tiên. Li Tana viết “Cochinchinese coin casting and circulating
in eighteenth-century Southeast Asia” (2011) thảo luận về sự độc lập thương mại lẫn
chính trị của Hà Tiên, bà cũng thảo luận về hệ thống mậu dịch rộng khắp của Hà Tiên
khi những đồng tiền được Mạc Thiên Tích cho đúc được tìm thấy khắp Đơng Nam Á
lẫn Trung Hoa. Ngoài ra, Li Tana và Paul Van Dyke còn đăng bài “Canton, Cancao,
and Cochinchina: New Data and New Light on Eighteenth-Century Canton and the
Nanyang” (2007). Cả hai đưa ra phát kiến mới rằng Hà Tiên trở thành trạm trung chuyển
quan trọng nhất trong hệ thống mậu dịch châu Á Thái Bình Dương khi cung cấp liên
tục gạo, thiếc lẫn trà cho tất cả các thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao.
Robert J. Anthony phân tích về Dương Ngạn Địch trong “Righteous Yang”:
Pirate, Rebel, and Hero on the Sino-Vietnamese Water Frontier, 1644– 1684” (2014).
Tác giả sử dụng tư liệu này để chỉ ra sự đa dạng của những “viên chức” người Minh

hương được chúa Nguyễn sử dụng. Trần Ngọc Dũng cho thấy sự cởi mở của chúa
17


×