Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Quan hệ việt nam liên xô trung quốc giai đoạn 1975 1991

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

VŨ HÙNG PHI

QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN XÔ – TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1975 - 1991

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

VŨ HÙNG PHI

QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN XÔ – TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1975 - 1991

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Lƣu Văn Quyết

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2023



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
không phải đạo văn hoặc bất kỳ hình thức vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ nào
khác. Mọi thơng tin, số liệu trong luận văn là chính xác, trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả công trình nghiên cứu khoa học
của mình.
TÁC GIẢ

Vũ Hùng Phi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..........................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................................3
3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................3
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................10
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................10
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................10
7. NGUỒN TƢ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................11
8. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................12
9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .................................................................................13
Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM –
LIÊN XÔ – TRUNG QUỐC ....................................................................................15
1.1 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trƣớc năm 1975 .......................15
1.1.1 Quan hệ Trung Quốc – Liên Xô .....................................................................15
1.1.2 Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ...................................................................18
1.1.3 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô .........................................................................25
1.2 Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh Việt Nam ........28
1.2.1 Bối cảnh thế giới ............................................................................................28

1.2.2 Bối cảnh khu vực Đông Nam Á ......................................................................29
1.3 Bối cảnh lịch sử và chính sách đối ngoại của Việt Nam, Liên Xô, Trung
Quốc ...........................................................................................................................31
1.3.1 Bối cảnh lịch sử và chính sách đối ngoại của Việt Nam ................................31
1.3.2 Bối cảnh lịch sử và chính sách đối ngoại của Liên Xô ..................................34
1.3.3 Bối cảnh lịch sử và chính sách đối ngoại của Trung Quốc ...........................35
1.4 Việt Nam trong nhận thức của Liên Xô và Trung Quốc giai đoạn sau Chiến
tranh Việt Nam .........................................................................................................37
1.4.1 Việt Nam trong nhận thức của Liên Xô ..........................................................37
1.4.2 Việt Nam trong nhận thức của Trung Quốc ...................................................38
Chƣơng 2: QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ - TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN
1975 – 1991 ................................................................................................................41
2.1 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc giai đoạn 1975-1979 ................41
2.1.1 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô .........................................................................41
2.1.2 Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ..................................................................44
2.1.3 Quan hệ Trung Quốc - Liên Xô .....................................................................61


2.2 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc giai đoạn 1979-1991 ................66
2.2.1 “Vấn đề Campuchia” trong nhận thức của Liên Xô và Trung Quốc giai đoạn
1979-1991 ...............................................................................................................66
2.2.2 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô .........................................................................72
2.2.3 Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ..................................................................75
2.2.4 Quan hệ Trung Quốc – Liên Xô .....................................................................81
Chƣơng 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN
XÔ - TRUNG QUỐC ................................................................................................88
3.1 Tác động của mối quan hệ Việt Nam – Liên Xơ – Trung Quốc.....................88
3.1.1 Tác động tới tình hình quốc tế và khu vực.....................................................88
3.1.2 Tác động tới tình hình của mỗi nước .............................................................91
3.2 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc bị chi phối bởi nhiều nhân tố .96

3.2.1 Nhân tố Campuchia .......................................................................................96
3.2.2 Nhân tố Hoa Kỳ ...........................................................................................100
3.2.3 Quan điểm của mỗi nước .............................................................................106
KẾT LUẬN ..............................................................................................................113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................122
PHỤ LỤC.................................................................................................................130


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương

CDC

Campuchia Dân chủ

CHND

Cộng hòa nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


COMECON

Cộng đồng tương trợ kinh tế

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

FNLA

Mặt trận Dân tộc Giải phóng Angola

MPLA

Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola

MTDTĐKCNC

Mặt trận Dân tộc Đoàn kết Cứu nước Campuchia

MTDTGPMNVN

Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

QĐNDVN

Quân đội nhân dân Việt Nam

SALT


Hiệp định về việc hạn chế vũ khí tiến cơng chiến lược

SEATO

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

UNITA

Liên minh Quốc gia vì sự Độc lập Tồn vẹn của
Angola

VNDCCH

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau 30 năm đánh Pháp, đuổi Mỹ xâm lược, nỗi đau chưa dứt, mất mát
chưa nguôi, nhân dân Việt Nam lại buộc phải bước vào một cuộc chiến tranh

mới tàn khốc, đầy máu và nước mắt. Đồng thời, Việt Nam còn phải trải qua một
thời kỳ vô cùng gian khổ, bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt, bị bao vây
cấm vận từ nhiều phía, kéo dài suốt 10 năm. Nguyên nhân sâu xa là do âm mưu
của một số cường quốc muốn thao túng bàn cờ chính trị Đơng Nam Á.
Những cuộc thảo luận về giai đoạn đầy khó khăn, thử thách ấy vẫn còn
tiếp diễn đến hiện tại. Trong số những nội dung được đưa ra bàn luận, phân tích
đó là mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước đồng minh, đặc biệt là với Liên
Xô và Trung Quốc. Ngay từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cả Liên Xơ và
Trung Quốc đã tích cực giúp đỡ Việt Nam và góp phần vào thắng lợi của nhân
dân ba nước Đông Dương. Sang đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, sự trợ giúp
về vật chất lẫn tinh thần của hai nước “đàn anh” của khối Xã hội chủ nghĩa
(XHCN) dành cho nhân dân Việt Nam vẫn được duy trì. Tuy nhiên, trong khi
giúp đỡ Việt Nam, cả Liên Xô và Trung Quốc đều có những tính tốn riêng, vì
mục tiêu sau cùng là phục vụ lợi ích quốc gia của riêng mỗi nước. Đặc biệt,
trong hoàn cảnh xuất hiện sự rạn nứt trong quan hệ Xô – Trung đã khiến cho
tình hình trở nên phức tạp, khơng ít lần Việt Nam bị đặt vào thế nguy hiểm do
mâu thuẫn lợi ích của hai cường quốc trên. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam đã cố
gắng thực hiện một chính sách đối ngoại khôn khéo, cân bằng mối quan hệ với
cả Liên Xô và Trung Quốc, tránh rơi vào cạm bẫy của những nước lớn. Việt
Nam kiên quyết không đứng về một bên nào để chống lại bên kia. Sự giúp đỡ
của hai nước Liên Xô và Trung Quốc đều được hoan nghênh tại Việt Nam.
1.1 Cần phải khẳng định rằng, mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô và
Trung Quốc trong thời kỳ 1975 – 1991 là một phần quan trọng trong lịch sử Việt
Nam hiện đại. Bởi lẽ, Liên Xô và Trung Quốc là hai nước lớn nhất trong phe
XHCN mà Việt Nam cũng là thành viên. Trung Quốc khơng chỉ là quốc gia
cùng ý thức hệ mà cịn là nước láng giềng với Việt Nam. Vận mệnh giữa hai dân
tộc và nhân dân hai nước có liên quan mật thiết với nhau. Cịn Liên Xơ, trong
thập niên 1980 đã trở thành đồng minh lớn nhất của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam



2

từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến cuộc chiến bảo
vệ biên giới, chủ quyền tổ quốc. Những năm tháng Việt Nam gặp khó khăn
chồng chất về kinh tế do bị các thế lực thù địch cấm vận, nhân dân Liên Xô đã
không ngần ngại giúp đỡ nhân dân Việt Nam nhiệt tình và chân thành. Trong
suốt quá trình từ sau khi thống nhất đất nước cho đến khi tiến hành công cuộc
“Đổi mới”, hội nhập với thế giới, không thể không đề cập đến những ảnh hưởng
nhất định của Liên Xô và Trung Quốc.
Trên thế giới này, có lẽ khơng một dân tộc nào khao khát hịa bình, u
chuộng hịa bình hơn dân tộc Việt Nam, sau khi trải qua hàng thế kỷ khói lửa
chiến tranh. Vì mục tiêu xây dựng đất nước hịa bình và ổn định, Việt Nam sẵn
sàng làm bạn với bất cứ quốc gia nào có thiện chí và tôn trọng độc lập, chủ
quyền của Việt Nam. Thế nhưng, thực tế nghiệt ngã đã khơng diễn ra theo
những gì mà Việt Nam mong muốn. Trong vịng xốy xung đột giữa các cường
quốc, những đất nước nhỏ bé không tránh khỏi chịu tác động. Cuộc chiến tranh
ở hai đầu biên giới phía bắc và phía tây nam là một hệ quả tất yếu. Sự bắt tay
giữa Mỹ và Trung Quốc khiến cho Việt Nam khơng cịn lựa chọn nào khác,
ngồi con đường liên minh với Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
1.2 Vậy phải chăng những quốc gia nhỏ bé chỉ có thể là nước vệ tinh,
nước chư hầu, là con tốt trên bàn cờ chính trị của các nước lớn, ln phải phó
mặc số phận của mình cho kẻ mạnh? Phải chăng trong thế giới đầy biến động,
những nước nhỏ luôn bị chi phối và hy sinh lợi ích quốc gia, phụ thuộc các
cường quốc để bảo toàn an nguy? Những nước nhỏ phải làm gì để sống còn
trước sự “va chạm”, cọ xát của các nước lớn? Cơ hội nào để họ tạo ra tác động
quan trọng trong mối quan hệ đa chiều? Người xưa thường nói “ôn cố tri tân”,
lấy những chuyện trong quá khứ để soi rọi cho hiện tại và tương lai. Ngày nay
trong xu thế tồn cầu hóa, khi đất nước ta đang chủ trương thực hiện đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ các quan hệ ngoại giao, thì việc tìm hiểu về mối
quan hệ của Việt Nam với các quốc gia, nhất là với những nước lớn như Nga và

Trung Quốc từ góc độ lịch sử, vẫn có ý nghĩa thời sự. Trên cơ sở những nghiên
cứu về lịch sử, chúng ta mới có thể rút ra những bài học quý báu với các đối tác
được coi là truyền thống, các cường quốc, góp phần xây dựng một chiến lược
ngoại giao tích cực, chủ động trong điều kiện khu vực và quốc tế mới.


3

1.3 Mặt khác, những nghiên cứu của các học giả nước ngoài về vấn đề
này, hoặc là đề cao vai trị của Liên Xơ, hoặc là q nhấn mạnh vai trò của
Trung Quốc, và trên thực tế là hạ thấp vị trí và vai trị của Việt Nam trong mối
quan hệ ba bên phức tạp này. Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu đề
cập đến mối quan hệ song phương Việt Nam – Liên Xô hay Việt Nam – Trung
Quốc, chứ không đề cập nhiều đến mối quan hệ tay ba giữa Việt Nam – Liên Xô
– Trung Quốc thời kỳ 1975 – 1991.
Vì những lý do trên đây, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ
Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc giai đoạn 1975 – 1991” làm đề tài Luận văn
Thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, mã số: 8229013.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn sẽ hệ thống hóa một cách đầy đủ quá trình hình thành, phát triển
và kết thúc của mối quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc. Thông qua
việc nghiên cứu mối quan hệ của mỗi nước đối với từng nước còn lại trong ba
bên này qua các giai đoạn 1975 – 1979 và 1979 – 1991, Luận văn sẽ: Làm rõ vị
trí và vai trò của Việt Nam trong mối quan hệ tay ba nói trên; những tính tốn
chiến lược của các nước lớn đối với cách mạng Việt Nam; phân tích đường lối
đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong một thời kỳ đầy bất ổn và khó khăn;
đánh giá những điểm tích cực cũng như hạn chế trong việc duy trì quan hệ hữu
hảo với các cường quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong xử lý những bất
đồng, mâu thuẫn và tranh chấp quốc tế, nhằm tránh những xung đột khơng đáng
có. Đồng thời thơng qua nghiên cứu, Luận văn sẽ góp phần khẳng định tư tưởng

ngoại giao độc lập, tự chủ, của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước ta.
3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945), đặc biệt là trong giai đoạn 1975
– 1991, ngoại giao đã trở thành một trong mặt trận quan trọng hàng đầu, phục vụ
cho mục tiêu cao cả là bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và chế độ xã
hội chủ nghĩa. Đây là một giai đoạn đầy biến động trong quan hệ quốc tế cũng
như lịch sử thế giới. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn này là
nhằm đánh bại những âm mưu chống phá chính quyền của các thế lực thù địch;


4

xây dựng một đất nước hịa bình, độc lập, một xã hội tự do, ấm no và hạnh phúc.
Nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của cả dân tộc, ngoại giao Việt Nam một mặt
ln giương cao ngọn cờ hịa bình, độc lập và tự chủ, mặt khác cũng luôn coi
trọng việc tăng cường đoàn kết với các nước XHCN anh em, với nhân dân ba
nước Đông Dương, nỗ lực mở rộng quan hệ ngoại giao, phá thế bao vây, cấm
vận.
Cho đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học nhằm tìm hiểu về lịch
sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam, trong đó có đề cập tới giai đoạn 1975 –
1991 đã hồn thành. Phần lớn các cơng trình đó tập trung nghiên cứu chủ
trương, chính sách đối ngoại của Đảng và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, từ
đó rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng cho cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân.
Đặc điểm nổi bật nhất trong nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt
Nam từ năm 1945 cho đến nay, vì nhiều lý do, phần lớn lại là nghiên cứu của
các nhà ngoại giao hoặc chính trị gia. Trước hết phải kể đến cuốn sách “Phán
xét: Các nước lớn đã can thiệp vào chiến tranh Việt Nam như thế nào” (NXB

Công an nhân dân, 2016) của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nguyên Thứ
trưởng Bộ Cơng an. Cuốn sách đã phân tích một cách chi tiết chính sách can
thiệp vào các cuộc xung đột vũ trang ở Đông Dương từ năm 1945 đến tận năm
1990 của các cường quốc, qua đó lột tả mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam,
Liên Xô và Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ. Thập niên 90 của thế kỷ XX,
nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Ngoại giao, nhà ngoại giao kỳ cựu
Lưu Văn Lợi cho ra mắt bộ sách gồm 02 tập mang từ đề “Năm mươi năm ngoại
giao Việt Nam” (NXB Công an, 1998), đặc biệt là tập 2 nói về xung đột giữa
Campuchia với Việt Nam và giữa Trung Quốc với Việt Nam, về những hoạt
động ngoại giao của Việt Nam nhằm thốt khỏi sự bao vây cấm vận và bình
thường hóa quan hệ với Trung Quốc trong giai đoạn 1975 – 1990. Đồng thời,
cũng phải nhắc đến cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam 1954 – 2000” (NXB Chính
trị Quốc gia, 2000) do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin chủ biên. Trong
cả ba cơng trình kể trên, các tác giả đều nhấn mạnh đến sự giúp đỡ đối với sự
nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam. Tuy nhiên, do
không phải sách chuyên khảo về mối quan hệ tay ba Việt Nam – Liên Xô –
Trung Quốc nên phần viết về vấn đề này còn khiêm tốn.


5

Các cơng trình khác cũng tập trung nghiên cứu và đánh giá của quan hệ
đối ngoại Việt Nam, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh hoặc giữ vững bản sắc
trong quá trình hội nhập. Tiêu biểu trong số này phải kể đến các cơng trình như
“Ngoại giao Việt nam trong thời đại Hồ Chí Minh” (NXB Chính trị Quốc gia,
2000) của Bộ Ngoại giao hoặc “50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam” của Học viện Quan hệ Quốc tế, “Hội nhập quốc
tế và giữ vững bản sắc” (NXB Chính trị Quốc gia, 1995) của Bộ Ngoại giao.
Tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài, nhưng những cơng trình này giúp cho
người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan, lịch sử và toàn diện về sự phát triển của

quan hệ đối ngoại Việt Nam.
Liên quan đến quan hệ Việt Nam – Liên Xô giai đoạn 1975 – 1991, Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Liên Xô đã cùng nhau soạn
thảo và phát hành cuốn sách “Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô
và Đảng Cộng sản Việt Nam: Lịch sử và hiện tại” (NXB Sự thật, Hà Nội, 1987).
Trong những năm 1980, một số công trình đã được xuất bản, chủ yếu ca
ngợi tình đồn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên Xô như
“Quan hệ hữu nghị và hợp tác tồn diện Việt Nam – Liên Xơ” (NXB Sự thật,
1988), “Một mốc mới trong sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên Xô” (NXB Sự
thật, 1985). Một số bài viết trên các tạp chí đã cung cấp một số tư liệu mới về sự
giúp đỡ của Liên Xô trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất
nước của nhân dân Việt Nam, tiêu biểu như bài viết của Hồng Hạnh – Hải Hà:
“Tìm hiểu về sự giúp đỡ của Liên Xô trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam (1945 – 1975)”, đăng trên tạp chí Lịch sử quân sự, số 4/2000.
Trong xu thế đổi mới và hội nhập, gần đây đã xuất hiện một số nghiên
cứu về mối quan hệ của Việt Nam với các nước Liên Xô và Trung Quốc mà tiêu
biểu là các nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà, Hà Mỹ Hương, Lê Văn Thịnh và
Nguyễn Thị Mai Hoa. Tuy nhiên, các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu
mối quan hệ song phương.
Cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách chun sâu về mối quan hệ tay
ba giữa Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc phải kể đến cuốn sách “Quan hệ tam
giác Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018) của Phạm Quang Minh. Đây là
công trình khảo cứu khá cơng phu và tồn diện về mối quan hệ tay ba phức tạp


6

giữa Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc, qua đó làm rõ được sách lược, đường
lối đối ngoại mềm dẻo, khôn khéo và đúng đắn của Việt Nam: vừa tranh thủ

được sự ủng hộ của nhân dân hai nước XHCN anh em trong cuộc chống lại một
kẻ thù hùng mạnh, vừa hạn chế tối đa những nguy cơ, bất lợi đối với cách mạng
nước ta, tránh rơi vào “cạm bẫy” của các cường quốc, đồng thời tăng cường tình
đồn kết quốc tế. Mặc dù vậy, do phạm vi nghiên cứu của cơng trình này chỉ
giới hạn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), nên giai đoạn 1975
– 1991 chưa được đề cập tới. Ngồi ra, cịn phải đến cuốn sách “Việt Nam tranh
thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của từ các nước xã hội chủ nghĩa những năm 1954 –
1968” (NXB Quân đội nhân dân, 2020) của Nguyễn Văn Quyền đã đề cập đến
mối quan hệ hữu hảo, tương trợ giữa Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam. Tuy
vậy, cũng giống cuốn sách trước đó, phạm vi nghiên cứu của cơng trình này chỉ
nằm trong khn khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Đặc biệt trong những năm gần đây, có hai cơng trình khoa học đáng chú ý
đã cơ bản làm rõ được bối cảnh, nguyên nhân, diễn biến, tính chất, đặc điểm và
hệ quả của hai cuộc chiến tranh biên giới những năm 1975 – 1978 và 1979 –
1989. Đó là cuốn “Một số vấn đề về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây
Nam” (NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2018) và cuốn “Một số vấn đề
về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc” (NXB Đại học Quốc
gia Tp.Hồ Chí Minh, 2019). Hai cuốn sách này dựa trên cơ sở là kỷ yếu của hai
hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp
với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh tổ
chức và thực hiện. Mặc dù vậy, cả hai kỷ yếu hội thảo khoa học nói trên đều
chưa nghiên cứu một cách hệ thống, đẩy đủ và chuyên sâu về mối quan hệ giữa
ba nước Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc trong suốt giai đoạn từ 1975 – 1991.
Nhất là quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô và giữa Liên Xô với Trung Quốc
chỉ là một nội dung nhỏ trong số nhiều nội dung của các kỷ yếu hội thảo.
Nói tóm lại, cho đến nay, ở trong nước vẫn chưa có một cơng trình nào đề
cập một cách đầy đủ và toàn diện về mối quan hệ tay ba giữa Việt Nam – Liên
Xô – Trung Quốc trong giai đoạn 1975 – 1991.
Ở nước ngoài, đề tài quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ 1975 –
1991 cũng gây được sự quan tâm, chú ý của các học giả quốc tế ngay sau khi

cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam kết thúc. Trong các cuốn sách đó, có


7

thể tham khảo những phần liên quan đến chiến lược đối ngoại của Liên Xơ,
Trung Quốc và thậm chí cả Mỹ trong giai đoạn này. Chẳng hạn như, cuốn sách
“Shadow Cold War: The Sino-Soviet Competition for the Third World” (NXB
Đại học North Carolina, 2015) của Jeremy Friedman, miêu tả chi tiết về sự đối
đầu Trung – Xô tại các nước thuộc thế giới thứ ba. Hay như cuốn hồi ký mang
tên “Power and Principle: Memoirs of the National Security Adviser, 19771981” (NXB. Farrar Straus & Giroux, 1983) của nguyên Cố vấn An ninh Quốc
gia Hoa Kỳ là Zbigniew Brzezinski, viết về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới
thời Tổng thống Jimmy Carter.
Đặc biệt, kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan tâm này càng lớn.
Ví dụ, ở Mỹ đã hình thành một dự án lớn, với sự tham gia của nhiều nhà khoa
học đến từ các nước khác nhau, kéo dài hàng chục năm nay với tên gọi: “The
Cold war International History Project” thuộc Woodrow Wilson International
Center for Scholars ở Washington D.C. Trong dự án này, có một cơng trình rất
nổi bật, có giá trị tham khảo, chứa đựng nhiều thơng tin chưa từng được cơng
bố. Đó là cuốn sách mang tên “Behind the Bamboo Curtain: China, Vietnam,
and the World beyond Asia” (Trung tâm Woodrow Wilson và Đại học Stanford
xuất bản, California, 2006) do học giả Priscilla Roberts biên tập. Phần III,
Chương 14 của cuốn sách có tiêu đề “Lê Duẩn và sự đoạn tuyệt với Trung
Quốc”. Phần này gồm bài giới thiệu khá dài (14 trang, từ 453 đến 467) của Tiến
sĩ Stein Tønnesson và bản dịch tài liệu “Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt
Nam của bè lũ phản động Trung Quốc” ra tiếng Anh của Christopher E. Goscha
(20 trang, từ 467 đến 486). Các tác giả đã đưa những tư liệu chứng minh những
nhà lãnh đạo Việt Nam từ lâu đã nắm bắt được những âm mưu, ý đồ chống phá
Việt Nam của giới cầm quyền Trung Quốc và đã có sự chuẩn bị để đối phó.
Một tài liệu đáng chú ý khác cũng nói về mối quan hệ giữa Việt Nam –

Liên Xô – Trung Quốc (giai đoạn 1950 – 1979) phải kể đến là cuốn sách mang
tựa đề “Collateral Damage: Sino-Soviet Rivalry and the Termination of the Sino
-Vietnamese Alliance” của tác giả Nichoalas Khoo (NXB. Columbia University
Press, 2011). Bằng việc sử dụng các tài liệu bằng tiếng Trung được phát hành từ
khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Khoo xem xét lại những giải thích hiện có về
việc chấm dứt liên minh của Trung Quốc với Việt Nam, lập luận rằng sự hợp tác
của Việt Nam với đối thủ Chiến tranh Lạnh của Trung Quốc (Liên Xô), là


8

nguyên nhân cần và đủ cho sự cáo chung của liên minh này. Đồng thời,
Nicholas Khoo vận dụng lý thuyết tân hiện thực về các mối đe dọa an ninh từ
các cường quốc mạnh hơn về mặt vật chất để lý giải chính sách đối ngoại của
Trung Quốc khơng chỉ đối với Liên Xơ mà cịn liên quan đến các đồng minh
Việt Nam.
Ngoài ra, cũng cần đề cập tới những cuốn sách của các nhà báo nước
ngoài đi sâu phân tích về nguồn gốc và hậu quả của các cuộc xung đột ở biên
giới giữa Việt Nam với Campuchia và giữa Việt Nam với Trung Quốc (mà
phương Tây hay gọi là cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3). Chẳng hạn như
cuốn “Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam” (NXB Thông tin Lý
luận, 1986) của Wilfred Burchett. Kế đó là cuốn sách tựa đề “Chân lý thuộc về
ai?” (nguyên tác tiếng Anh: Red Brotherhood at War, NXB Quân đội nhân dân,
1986) của hai tác giả Grant Evan và Kelvin Rowley1. Tiếp theo là cuốn sách
“China's War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications” (NXB.
Hoover Institution Press, 1987) của King C. Chen. Cuốn sách “Deng Xiaoping's
Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979 - 1991”
(NXB. Đại học Bắc Carolina, 2015) của Xiaoming Zhang. Nhưng nổi tiếng nhất
là cuốn “Brother Enemy” (NXB Harcourt, 1986) của Nayan Chanda. Nhà báo
Ấn Độ Chanda đã có mặt tại Đơng Dương trong khoảng thời gian căng thẳng

trong quan hệ ba bên là Việt Nam – Campuchia – Trung Quốc lên đến đỉnh điểm
và nổ ra xung đột quân sự (năm 1977 – 1980). Chanda đã có dịp đi ra hiện
trường, có các cuộc phỏng vấn với các nhân vật chính trị quan trọng của cả Việt
Nam, Campuchia và Trung Quốc. Nhờ có góc nhìn rộng và được chứng kiến tận
mắt những sự việc diễn ra trên thực địa, Chanda đã có những nhận xét đúng đắn
về mục đích của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Việt Nam: “Quyền lợi của
Trung Hoa là điều quan trọng hơn ý thức hệ. Trung Hoa muốn bẻ cong sức
mạnh của Việt Nam và chống lại Liên Xô mạnh hơn họ, hơn bất cứ một ý thức
hệ nào; những nhà lãnh đạo mới của Trung Hoa cần có Pol Pot ở Campuchia”.
Tuy nhiên, kể từ khi Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ,
Đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải có những tính tốn, đề ra sách lược mới phù
hợp với thời cuộc. Mới đây tại Mỹ, một cuốn sách mang tên “Vietnam's
1

Trong luận văn này, tác giả sử dụng cả bản dịch tiếng Việt của Nxb. Quân đội nhân dân và bản tiếng Anh được


9

Strategic Thinking during the Third Indochina War” của tác giả Kosal Path, do
NXB. Đại học Wisconsin phát hành vào tháng 02/2020, đã nhận được sự chú ý
và đánh giáo cao của nhiều học giả. Đúng như tên gọi “Tư duy chiến lược của
Việt Nam”, cơng trình trước hết lý giải lý do vì sao các nhà lãnh đạo Việt Nam
quyết định đưa quân đội sang Campuchia năm 1978, sau đó chuyển cách tiếp
cận từ đối đầu quân sự sang cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980. Khi
những nỗ lực tốn kém để củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược với Liên Xơ
thất bại, áp lực chính trị kết hợp của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và
các mối đe dọa bên ngoài sắp xảy ra bởi một liên minh Trung Quốc và
Campuchia đã buộc Việt Nam phải đảo ngược hướng đi. Thoát khỏi những hạn
chế về tư duy tổ chức và quản lý xã hội theo mơ hình của Liên Xơ đã thịnh hành

trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện công
cuộc đổi mới sâu rộng nhằm tạo ra một mơi trường khu vực hịa bình, để đất
nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Một cuốn sách khác cũng cần phải kể
đến là “Changing Worlds: Vietnam's Transition from Cold War to
Globalization” (NXB Đại học Oxford, 2012) của tác giả David W.P Elliott. Nó
đã thuật lại một cách sinh động sự thay đổi chính sách ngoại giao của Việt Nam
để thích nghi với tình hình mới của thế giới, trong đó có q trình bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc.
Về quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xơ, có thể kể đến một số tác phẩm
điển hình như hai cuốn sách được xuất bản cùng năm của Leszek Buszynski là
“Soviet Foreign Policy and Southeast Asia” và “Gorbachev and Southeast Asia”
(NXB. Routledge, 2013); cuốn “Vietnam and the Soviet Union: Anatomy of an
Alliance” (NXB. Routleged, 2019) của Douglas Pike; tài liệu “Clients and
Commitments: Soiviet-Vietnamese Relations, 1980-1988” do Viện nghiên cứu
RAND Corperation thực hiện vào năm 1989.
Mặc dù những công trình của các học giả nước ngồi nghiên cứu liên
quan đến đề tài này rất phong phú, song nhìn chung, các cơng trình này chỉ
nghiên cứu các mối quan hệ song phương và quan trọng hơn, những tài liệu này
vẫn cịn sự hạn chế, đơi khi mang tính phiến diện.


10

4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Luận văn sẽ lấy sự vận động trong mối quan hệ giữa ba nước Việt Nam –
Liên Xô – Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu chính, trong đó Việt Nam là
chủ thể trung tâm, chính sách đối ngoại của Việt Nam là cốt lõi. Mối quan hệ
này diễn ra trên nền của cuộc Chiến tranh Lạnh, các cuộc chiến tranh ở biên giới
Tây Nam và biên giới phía Bắc của Việt Nam. Có thể nói, cuộc chiến tranh biên
giới ở hai đầu tổ quốc và hồi kết của cuộc chiến tranh lạnh với hệ quả là sự tan

rã của Liên Xô cùng Đông Âu là chất xúc tác cho mối quan hệ tay ba giữa Việt –
Xô – Trung.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung, làm rõ mối quan hệ tay ba
giữa Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trong giai đoạn 1975 – 1991, tức là kể
từ sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc cho đến khi
chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận chủ yếu được sử dụng khi thực hiện nghiên cứu là chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử và quan hệ quốc tế. Ngồi
ra cơng trình nghiên cứu này cũng sẽ áp dụng lý thuyết về quan hệ tam giác
trong quan hệ quốc tế để phân tích quan hệ tay ba giữa Việt Nam – Liên Xô –
Trung Quốc.
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch
sử, phương pháp logic kết hợp với phương pháp thống kê xã hội học, phương
pháp so sánh và phương pháp nghiên cứu quốc tế. Đồng thời, luận văn sẽ sử
dụng những phương pháp chuyên ngành của khoa học lịch sử như phương pháp
phân kỳ, phương pháp đồng đại, phương pháp phân tích – phê khảo sử liệu. Cụ
thể, đối với phương pháp lịch sử, luận văn sẽ làm rõ quá trình hình thành, phát
triển và chấm dứt mối quan hệ tay ba giữa Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc.
Luận văn sẽ bám sát, phản ánh chân thực những nốt thăng và trầm trong quan hệ
giữa Việt Nam với Liên Xô và Việt Nam với Trung Quốc trong thời kỳ chiến
tranh lạnh. Đối với phương pháp phân kỳ, luận văn sẽ chia vấn đề nghiên cứu
theo từng quãng thời gian để đi sâu phân tích biểu hiện của mối quan hệ giữa
Việt Nam với Trung Quốc hay Việt Nam với Liên Xô qua từng thời kỳ: thứ nhất


11

là thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1986, thứ hai là thời kỳ từ năm 1986 đến năm

1991. Đối với phương pháp đồng đại, luận văn chỉ ra sự khác biệt trong ý đồ
chiến lược, cách tính tốn để đưa ra đối sách ngoại giao ở mỗi nước Việt Nam,
Liên Xô, Trung Quốc trong từng giai đoạn nhất định. Đối với phương pháp
logic, bên cạnh việc đi sâu vào những diễn biến trong từng giai đoạn nhỏ, luận
văn cũng xem xét mối quan hệ tay ba giữa Việt Nam – Liên Xô và Trung Quốc
một cách tổng quan, từ đó rút ra những yếu tố quan trọng tác động lên mối quan
hệ giữa ba nước, đồng thời chỉ ra quy luật vận động của mối quan hệ phức tạp
này.
7. NGUỒN TƢ LIỆU CỦA ĐỀ TÀI
Nguồn tài liệu sử dụng chủ yếu là các sách tham khảo, bài báo, tạp chí,
bài nghiên cứu khoa học được xuất bản từ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Nhà
xuất bản Giáo dục, Học viện Ngoại giao, Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử,… nhằm khái quát, tổng kết và trình bày nhận định, quan
điểm của các nhà nghiên cứu về nội dung liên quan đến mối quan hệ giữa Việt
Nam – Liên Xô – Trung Quốc giai đoạn 1975 – 1991.
7.1 Nguồn tư liệu quan trọng nhất được tác giả đặc biệt chú ý là những
nguồn tài liệu loại I hay nguồn tài liệu trực tiếp (primary sources), đó là những
văn kiện của đảng, chính phủ các nước; hồi ký hoặc nhật ký của chính trị gia, cụ
thể: “Văn kiện Đảng Toàn tập” của ĐCSVN, cuốn sách “Sự thật quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam; cuốn “Việt Nam – Liên Xô 30 năm quan hệ 1950 –
1980” của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên bang
CHXHCN Xô Viết; tài liệu: “Black Paper: Facts and Evidence of the Acts of
Aggression and Annexation of Vietnam against Kampuchea” do Vụ Thông tin
và Báo chí - Bộ Ngoại giao Campuchia Dân chủ phát hành. Về hồi ký, tác giả sử
dụng cuốn “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng” của Đại tướng Lê Đức Anh;
cuốn “Keeping Faith: Memoirs of a President” của cựu Tổng thống Hoa Kỳ
Jimmy Carter”; hồi ký “Power and Principle” của Cố vấn An ninh quốc gia Hoa
Kỳ Brzezinski làm tư liệu tham khảo.
7.2 Về tài liệu là sản phẩm khoa học có một số cuốn sách điển hình như:

cuốn Phán xét: các nước lớn đã can thiệp vào chiến tranh Việt Nam như thế nào


12

của Nguyễn Văn Hưởng (NXB Công an nhân dân, 2016), cuốn Quan hệ tam
giác Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ (1954 –
1975) của Phạm Quang Minh (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2018),
cuốn Chân lý thuộc về ai của Grant Evan và Kelvin Rowley (Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân, 1986), cuốn Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam của
Wilfred Burchett (Nhà xuất bản Thông tin lý luận, 1986), cuốn Brother Enemy:
The War after the War, A History of Indochina since the fall of Saigon của
Nayan Chanda (Harcourt Brace Jovanovich, 1986), cuốn Collateral Damage:
Sino-Soviet Rivalry and the Termination of the Sino-Vietnamese Alliance của
Nicholas Koo (Columbia University Press, 2011), cuốn Behind the Bamboo
Curtain: China, Vietnam, and the World beyond Asia của Priscilla Roberts
(Stanford University Press, 2006), cuốn Changing Worlds: Vietnam's Transition
from Cold War to Globalization của David W.P. Elliott (Oxford University
Press, 2012), cuốn Vietnam's Strategic Thinking during the Third Indochina War
của Kosal Path (University of Wisconsin Press, 2020)…
7.3 Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
cùng các tài liệu liên quan khác hiện đang được lưu trữ ở Thư viện Tổng hợp
Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Thư viện Đại học Quốc gia và Thư viện trường
Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
8. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đề tài: “Quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc giai đoạn
1975 – 1991” nếu thành cơng sẽ có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như
sau:
8.1 Trên cơ sở hệ thống hóa, khái qt hóa các cơng trình, bài viết của các
nhà nghiên cứu đi trước, với cách nhìn độc lập, Luận văn sẽ góp phần hệ thống

hóa một cách tồn diện và đầy đủ về mối quan hệ giữa ba nước Việt Nam, Liên
Xô và Trung Quốc, đặt trong bối cảnh thế giới và khu vực đang trải nhiều biến
động lúc bấy giờ.
8.2 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc
giai đoạn 1975 – 1991 cịn cho bạn đọc thấy được tính chất phức tạp trong quan


13

hệ quốc tế, thấy được khó khăn, thử thách mà những nước nhỏ như Việt Nam
phải đối mặt trên “bàn cờ lớn” của các cường quốc; thấy được đường lối và
chính sách ngoại giao sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo nhưng cũng cương quyết của
Đảng ta nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của quốc gia – dân tộc; đồng thời
đây cũng là lời tri ân gửi đến các bậc tiền nhân đã không tiếc máu xương, hy
sinh cho độc lập, tự do và hịa bình của đất nước.
8.3 Thông qua nghiên cứu đề tài về mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô –
Trung Quốc, tác giả mong muốn rút ra những bài học kinh nghiệm về chính sách
đối ngoại với các cường quốc, để tránh bị rơi vào thế kẹt trong cuộc xung đột lợi
ích giữa các nước lớn, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy nhanh q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được chia thành 03 chương:
Chƣơng 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT
NAM – LIÊN XÔ – TRUNG QUỐC
Trong chương này, Luận văn sẽ làm rõ những nhân tố tác động đến quan
hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc, gồm có: Quan hệ Việt Nam – Liên Xơ –
Trung Quốc trước năm 1975; Bối cảnh thế giới và khu vực sau Chiến tranh Việt
Nam và bối cảnh tại từng nước Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc; Việt Nam
trong nhận thức của Liên Xô và Trung Quốc sau năm 1975.

Chƣơng 2: QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN XÔ - TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1975 – 1991
Chương này sẽ đi sâu phân tích chi tiết mối quan hệ giữa Việt Nam – Liên
Xô – Trung Quốc thời kỳ 1975 – 1991 (được chia làm 02 giai đoạn là: 1975 –
1979 và 1979 – 1991), từ đó thấy được diễn tiến hay xu hướng phát triển của
mối quan hệ giữa ba quốc gia này.
Chƣơng 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ MỐI QUAN HỆ VIỆT
NAM - LIÊN XÔ - TRUNG QUỐC


14

Trong chương này, Luận văn sẽ phân tích tác động của mối quan hệ giữa
Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc tới tình hình quốc tế, tình hình khu vực và
tình hình của mỗi nước. Mặt khác, chương này cũng sẽ làm rõ những nhân tố chi
phối quá trình phát triển của mối quan hệ Việt Nam – Liên Xơ – Trung Quốc
thời kỳ 1975 – 1991, đó là: Nhân tố Campuchia; nhân tố Hoa Kỳ và quan điểm
riêng của mỗi nước.


15

Chƣơng 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT
NAM – LIÊN XÔ – TRUNG QUỐC
1.1 Quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc trƣớc năm 1975
1.1.1 Quan hệ Trung Quốc – Liên Xô
Trung Quốc và Liên Xô là hai quốc gia lớn nhất trong hệ thống XHCN.
Mối quan hệ của hai nước này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của
phong trào cách mạng thế giới. Trong những năm đầu thập niên 1950, quan hệ
giữa Liên Xô và Trung Quốc diễn ra khá tốt đẹp và cả hai nước đã đóng vai trị

tích cực trong việc củng cố hệ thống XHCN cũng như thúc đẩy phong trào giải
phóng dân tộc. Ngay sau khi tuyên bố thành lập, ngày 02/10/1949, nước CHND
Trung Hoa đã nhận được sự công nhận của Liên Xô và các nước Đông Âu. Đầu
năm 1950, hai bên ký kết nhiều thỏa thuận quan trọng như: Liên Xô cung cấp
cho Trung Quốc khoản tiền 300 triệu USD trong vòng 05 năm với lãi suất
1%/năm (Trần Nam Tiến, 2008, tr.76); thiết lập tuyến đường sắt qua hai nước;
Trung Quốc đồng ý để Liên Xơ đóng qn tại cảng Lữ Thuận (Arthur Port); và
đặc biệt là Hiệp ước Hữu nghị, Đồng minh và Tương trợ giữa Trung Quốc và
Liên Xơ có giá trị 30 năm. Trên diễn đàn quốc tế, vào năm 1950, Trung Quốc và
Liên Xô cùng tham gia vào cuộc chiến tranh Triều Tiên với mức độ khác nhau;
cùng viện trợ cho VNDCCH trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Trong những năm đầu Khrushchev cầm quyền, quan hệ giữa hai nước vẫn
khá suôn sẻ. Hai bên đồng ý trả lại cho Trung Quốc cảng Lữ Thuận. Trung Quốc
đồng ý cho Liên Xô tham gia bốn liên doanh Trung – Xô. Đổi lại, Liên Xô cho
Trung Quốc vay 520 triệu rúp; đồng thời giúp đỡ Trung Quốc về kỹ thuật để
nâng cấp 156 dự án công nghiệp chủ chốt trong kế hoạch 05 năm lần thứ nhất
của Trung Quốc (Jian Chen, 2001, tr.62). Đến tháng 4/1955, Liên Xơ cịn đồng
ý cung cấp cho Trung Quốc cơng nghệ ngun tử vì mục đích hịa bình. Trong
các vấn đề quốc tế, Liên Xô và Trung Quốc đã phối hợp với nhau tại Hội nghị
Geneva 1954, cùng thuyết phục Việt Nam chấp nhận sự chia cắt tạm thời tại Vĩ
tuyến 17 (Qiang Zhai, 2000, tr.63).


16

Tuy nhiên, sự hợp tác hữu hảo bên ngoài giữa hai nước không thể che
giấu được những mâu thuẫn bên trong đang dần dần bộc lộ. Nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến tình trạng bất đồng giữa hai bên là sự đánh giá khác nhau về nhà
lãnh đạo Stalin (1878 – 1953). Tại Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xơ
vào năm 1956, Bí thư thứ nhất Khrushchev đã đọc một bài diễn văn dài, phê

phán Stalin và tệ sùng bái cá nhân của Stalin, coi đó là cội nguồn của mọi sai
lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Bài phát biểu này
được chuyển cho đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mao Trạch Đông
và các đại biểu Trung Quốc rất không hài lịng khi Đảng Cộng sản Liên Xơ
khơng trao đổi trước những vấn đề quan trọng như vậy. Mao Trạch Đông cho
rằng, bài phát biểu ấy không những phơi bày những vấn đề tiêu cực, mà cịn tạo
ra tình trạng hỗn độn. Các cuộc thảo luận trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản
Trung Quốc sau đó đã đi đến kết luận, mặc dù Stalin có những sai lầm nghiêm
trọng, nhưng vẫn cần được tơn kính như một người marxist – leninist (Phạm
Quang Minh, 2018, tr.75).
Những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc lên tiếng bảo vệ Stalin
trước hết và chủ yếu là để bảo vệ quan điểm và những kết quả họ giành được
trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Từ những ngày đầu xây
dựng nền cộng hịa nhân dân, Liên Xơ dưới thời Stalin là hình mẫu cho Đảng
Cộng sản Trung Quốc thiết lập bộ máy nhà nước, cũng như cải tạo kinh tế - xã
hội. Trung Quốc đã áp dụng một cách có chọn lọc những kinh nghiệm từ mơ
hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, chẳng hạn như xây dựng nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, quản lý nơng thơn qua chương trình tập thể hóa (cơng xã
nơng thơn), ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phịng. Vì
vậy, đối với Mao Trạch Đơng và Đảng Cộng sản Trung Quốc, phủ nhận Stalin
hoàn toàn đồng nghĩa với việc không công nhận sự nghiệp cách mạng vĩ đại của
Mao Trạch Đông.
Sự phản đối của Mao Trạch Đông đối với chiến dịch cơng kích Stalin cịn
nhằm mục đích ổn định nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi xuất hiện sự


17

hồi nghi đối với đường lối cách mạng mà ơng ta đề ra (Phạm Quang Minh,
2018, tr.76).

Hệ quả là từ cuối năm 1956, quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô đã thay
đổi một cách cơ bản. Trung Quốc thể hiện thái độ tự cho mình là ứng cử viên
xứng đáng cho vị trí lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới (Phạm Quang Minh,
2018, tr.76). Thái độ này gắn liền với sự điều chỉnh chính sách đối nội của
Trung Quốc vào năm 1958, khi Mao Trạch Đông tuyên bố tiến hành “Đại nhảy
vọt”, với mục tiêu nhanh chóng đưa Trung Quốc từ một nền nông nghiệp lạc hậu
lên thành một xã hội công nghiệp hiện đại. Mao tự đặt mình ngang hàng với
Marx và Lenin, chứ khơng phải với Stalin và Khrushchev.
Sự bất hịa giữa Liên Xơ và Trung Quốc được thể hiện một cách công
khai lần đầu tiên vào tháng 8/1959, khi xảy ra một cuộc xung đột trên biên giới
Trung Quốc - Ấn Độ. Lời tuyên bố bày tỏ sự đáng tiếc về sự việc này của Liên
Xô đã làm cho Mao Trạch Đông rất không hài lòng. Chuyến thăm Bắc Kinh
nhân dịp kỷ niệm 10 năm quốc khánh của Trung Quốc (10/1959) của
Khrushchev đã biến thành một cuộc cãi vã giữa hai bên. Nhằm gây sức ép với
Trung Quốc, tháng 7/1960, Liên Xô quyết định rút hàng ngàn chun gia kỹ
thuật của mình (trước đó được cử sang giúp Trung Quốc xây dựng kế hoạch 05
năm lần thứ hai) về nước (Vũ Dương Ninh, 2021, tr.153). Cuộc tranh cãi giữa
hai đảng dần chuyển thành sự đối đầu giữa hai nhà nước. Trong suốt hai năm
1963 – 1964, cả hai bên khơng ngừng chỉ trích, buộc tội lẫn nhau trên các
phương tiện truyền thông. Trung Quốc coi Liên Xô là “chủ nghĩa xét lại”, là “đế
quốc xã hội”, là kẻ thù nguy hiểm ở phía bắc. Ngược lại, Liên Xô coi Trung
Quốc là “chủ nghĩa giáo điều”, gọi cơng xã nơng thơn là “phản động”.
Thậm chí, ngay cả khi Khrushchev bị hạ bệ (tháng 10/1964), sự căng
thẳng trong quan hệ Xô – Trung vẫn không giảm bớt. Trong cuộc tiếp kiến đoàn
đại biểu Trung Quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu đến Moskva, Bộ trưởng Quốc
phòng Liên Xơ cơng khai địi Đảng Cộng sản Trung Quốc loại bỏ Mao Trạch
Đơng khỏi vị trí lãnh đạo tối cao (Jian Chen, 2001, tr.84). Đỉnh điểm của sự đối


18


đầu là cuộc xung đột vũ trang bùng nổ trên biên giới Liên Xô và Trung Quốc
vào năm 1969.
Mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc trong thập niên 1960 còn được
thể hiện ở quan điểm và hành động của hai nước này trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ của Việt Nam. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều sử dụng chính sách
đối với chiến tranh Việt Nam để cơng kích lẫn nhau. Mỗi bên đều tìm cách chỉ
trích bên cịn lại đã không viện trợ đủ cho VNDCCH (Phạm Quang Minh, 2018,
tr.81). Chẳng hạn, khi chuyển hàng viện trợ cho Việt Nam qua lãnh thổ Trung
Quốc, Liên Xô đã “liên tục buộc tội người Trung Quốc trì hỗn hoặc ăn trộm cả
lơ hàng chở vũ khí, trong khi người Trung Quốc lập luận rằng họ đang phải vận
chuyển mọi thứ không công, và rằng người Liên Xô chỉ lợi dụng vấn đề vận
chuyển như một cái cớ cho việc họ viện trợ không đầy đủ” (Jeremy Friedman,
2015, tr.168).
1.1.2 Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai
sinh ra nước VNDCCH. Nhưng vào thời điểm đó, Việt Nam chưa được quốc gia
nào trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao. Phải đến tháng 01/1950, thơng qua
chuyến thăm bí mật đến Trung Quốc và Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặt
trận ngoại giao mới phá được thế bao vây của kẻ địch. Ngày 18/01/1950, CHND
Trung Hoa chính thức đặt quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Ngày 20/01/1950,
đến lượt Liên Xô công nhận Việt Nam. Sau Trung Quốc và Liên Xô, một loạt
các nước trong khối XHCN đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Kể từ thời điểm đó, cách mạng Việt Nam đã nhận được sự chi viện vô
cùng to lớn từ các nước XHCN anh em, đặc biệt là Trung Quốc. Trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954), Trung Quốc là nước
viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam. Theo một nguồn tin ở phương Tây, số hàng
Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn 1951 – 1954 ước tính khoảng
50.000 tấn. Lúc cao điểm, khối lượng viện trợ của Trung Quốc tăng lên khoảng
gần 4.000 tấn hàng mỗi tháng, gần 2.000 tấn lương thực (Francois Joyaux, 1981,



19

tr.101, 105). Năm 1955, Trung Quốc cam kết giúp đỡ 800 triệu nhân dân tệ
khơng hồn lại cho Việt Nam (Phạm Quang Minh, 2018, tr.93). Từ năm 1956
đến năm 1963, trị giá viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam đạt con số
320 triệu nhân dân tệ, trong số này gồm có: 270.000 súng, 10.000 khẩu pháo,
200 triệu viên đạn (súng), 02 triệu viên đạn pháo, 5.000 đài radio, 1.000 xe tải,
15 máy bay, 28 máy bay (Jian Chen, 1995, tr.359). Bên cạnh sự viện trợ về vật
chất, Trung Quốc còn gửi các cố vấn quân sự sang hỗ trợ cho Việt Nam. Những
cố vấn này đã đóng góp một vai trị nhất định trong cuộc kháng chiến chống
Pháp. Ngày 16/01/1957, VNDCCH tiếp quản đảo Bạch Long Vĩ từ CHND
Trung Hoa.2 Nhìn chung, quan hệ giữa hai nước trong 15 năm đầu diễn ra khá
tốt đẹp.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã lợi dụng viện trợ của mình nhằm từng bước
can thiệp vào công việc của Việt Nam, cũng như buộc Việt Nam phải tuân theo
ý muốn của Trung Quốc. Khi Hội nghị Geneva 1954 bước vào giai đoạn nước
rút, Trung Quốc đã không ngừng gây sức ép để buộc Việt Nam phải chấp nhận
phương án chia cắt đất nước tại Vĩ tuyến 17 và thực hiện tổng tuyển cử sau hai
năm ngừng bắn (Vũ Hùng Phi, 2023, tr.347 – 348). Sang thời kỳ chống Mỹ,
Trung Quốc tiếp tục sự can thiệp về đường lối, tháng 11/1956, Chủ tịch Mao
Trạch Đơng đã khơng ngần ngại nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam: “Tình trạng
nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết trong một thời gian ngắn mà cần
phải trường kỳ… nếu 10 năm chưa được thì phải 100 năm”! (Bộ Ngoại giao
Việt Nam, 1979, tr.39). Tiếp đó, vào tháng 7/1955, Đặng Tiểu Bình cảnh báo
Việt Nam rằng: “Dùng lực lượng vũ trang để thống nhất nước nhà sẽ có hai khả
năng: một là thắng và một khả năng nữa là mất tất cả” (Bộ Ngoại giao, 1979,
tr39 – 40). Tháng 4/1957, khi tiếp Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam,
Mao Trạch Đơng cho rằng kháng chiến là “vấn đề trường kỳ”, không được vội

vàng, phải giữ biên giới hiện có và để chờ 20 năm nữa. Chu Ân Lai cũng khuyên

2

Đảo Bạch Long Vĩ vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng vào năm 1949, trong quá trình tháo chạy khỏi
đại lục, quân Trung Hoa Dân quốc đã chiếm đóng trái phép đảo này. Đến năm 1955, Qn Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc tấn cơng và kiểm soát đảo Bạch Long Vĩ.


×