Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Trải nghiệm của cha mẹ khi có con có hành vi tự hại một nghiên cứu định tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.58 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Khoa Tâm Lý Học

---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành đào tạo: Tâm Lý Lâm Sàng

TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH
VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trì Thị Minh Thúy
Học viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng _ MSHV: 1983 104 0210

Tp. Hồ Chí Minh - 2023


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

Ii

TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU
ĐỊNH TÍNH.

Luận Văn Cao Học Tâm Lý Lâm Sàng - Trường Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn - Đại
Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trì Thị Minh Thúy
Học viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng _ MSHV: 1983 104 0210


Tháng 04, 2023


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

IIi

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo - Giảng viên hướng dẫn là
TS. Trì Thị Minh Thúy. Biết ơn sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của Cơ trên mỗi chặng đường
hồn thành luận văn. Với riêng tơi, Cơ khơng chỉ là người thầy chỉ dạy tri thức, mà còn là người
giúp tơi rèn luyện sự nghiêm túc và lịng quyết tâm khi đối diện với bất kỳ thách thức nào trong
hành trình học tập và làm nghề.
Tơi xin phép dành lời cảm ơn đến TS. Ngô Xuân Điệp - Trưởng Khoa Tâm Lý Học và
các Thầy Cô giáo giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo Cao Học Tâm Lý Lâm
Sàng.
Cảm ơn Ths. Bs Trần Thiện Thắng và đơn vị Phòng Khám Tâm Lý Cần Thơ đã hỗ trợ
tôi trong công tác tuyển mẫu, sàng lọc cũng như địa điểm phỏng vấn người tham dự nghiên cứu,
đảm bảo tính bảo mật và chun nghiệp. Sự nhiệt tình và chân thành từ Bác sĩ và Quý đơn vị là
điều mà tôi rất trân trọng và biết ơn.
Tôi thật sự biết ơn tất cả những phụ huynh đã đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Những
dịch chuyển trong suốt quá trình hồn thành nghiên cứu giúp tơi có thêm sự hiểu biết về trải
nghiệm của cha mẹ khi có con thực hiện hành vi tự hại và là những chất liệu rất hữu ích, ý
nghĩa đối với tơi trong tiến trình tích lũy tri thức, thực hành nghề nghiệp sau này.
Cảm ơn Viện tâm lý SUNNYCARE – là đơn vị tơi đang làm việc với vai trị tham vấn
tâm lý. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến TS. Đặng Thị Phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi có thể vừa thực hành nghề nghiệp vừa dành thời gian để nghiên cứu tư liệu học tập. Bên
cạnh đó, xin được cảm ơn sự đồng hành và hỗ trợ của các cộng sự tại nơi tôi làm việc đã có
những đóng góp và chia sẻ hữu ích liên quan đến đề tài tôi thực hiện.



ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

IIIi

Dành sự biết ơn đến các anh, chị và các bạn cùng khóa Cao Học K01 đã đồng hành
cùng tơi trong suốt thời gian hồn thành chương trình cao học.
Trân trọng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 04 năm 2023.
Nguyễn Thị Thúy Hằng.


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

IVi

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ
Nghiên cứu được thực hiện nhằm khám phá trải nghiệm của cha mẹ khi con có hành vi
tự hại. Lý thuyết hệ thống gia đình được sử dụng để khám phá hành vi tự hại của con trẻ ảnh
hưởng đến tồn bộ hệ thống gia đình. Câu hỏi nghiên cứu là: Trải nghiệm của cha mẹ có con
tuổi vị thành niên thực hiện hành vi tự hại có đặc điểm gì? Năm người tham gia nghiên cứu
được phỏng vấn dựa trên các câu hỏi bán cấu trúc. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích
chủ đề bằng quy trình phân tích 3 giai đoạn của Pietkiweicz và Smith. Kết quả nghiên cứu: (1)
Cha mẹ có cảm giác tiêu cực khi biết về hành vi tự hại của con trẻ, (2) Cha mẹ thiếu hiểu biết
về hành vi tự hại, (3) Cha mẹ có xu hướng tìm kiếm nguyên nhân của hành vi tự hại, (4) Cha
mẹ thay đổi cách tương tác với con và (5) Cha mẹ mong muốn đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm
sau trải nghiệm. Kết quả của nghiên cứu này giúp ích cho những nhà chuyên môn nhận thức rõ
hơn về trải nghiệm của cha mẹ khi có trẻ tự làm hại, hướng đến việc xây dựng các chương trình
nâng đỡ phù hợp với cảm xúc và trải nghiệm của phụ huynh có trẻ thực hiện hành vi tự hại.


Từ khóa: hành vi tự hại, trải nghiệm của cha mẹ, trẻ vị thành niên, nghiên cứu định tính


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

Vi

Mục Lục
GIỚI THIỆU..................................................................................................................................1
Tính mới và cấp thiết của nghiên cứu............................................................................................1
Ý nghĩa của nghiên cứu.................................................................................................................2
CHƯƠNG I....................................................................................................................................3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................................................3
Hành vi tự hại.................................................................................................................................3
Hành vi tự hại ở tuổi vị thành niên................................................................................................3
Hành vi tự hại dưới góc nhìn của các học thuyết tâm lý................................................................6
Thực trạng nghiên cứu trải nghiệm của cha mẹ có con thực hiện hành vi tự hại..........................7
Nghiên cứu trên thế giới.........................................................................................................7
Nghiên cứu tại Việt Nam........................................................................................................8
Hành vi tự hại và sức khỏe tinh thần của cha mẹ........................................................................10
Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu...................................................................................................11
Khung khái niệm..........................................................................................................................13
Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................................13
Đạo đức trong nghiên cứu....................................................................................................13
CHƯƠNG II.................................................................................................................................15
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................15
Khách thể nghiên cứu..................................................................................................................16
Quy trình thu thập dữ liệu............................................................................................................17
Kế hoạch phân tích dữ liệu..........................................................................................................20
CHƯƠNG III...............................................................................................................................21



ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

VIi

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..............................................................................21
Đặc điểm mẫu nghiên cứu...........................................................................................................21
Thu thập dữ liệu...........................................................................................................................24
Phân tích dữ liệu..........................................................................................................................25
Nhóm chủ đề................................................................................................................................26
Bàn luận.......................................................................................................................................33
Diễn giải kết quả theo lý thuyết hệ thống....................................................................................40
Cảm nhận cá nhân........................................................................................................................41
TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................42
Tóm tắt và kết luận......................................................................................................................42
Khuyến nghị.................................................................................................................................44
Hỗ trợ cha mẹ có con thực hiện hành vi tự hại.....................................................................44
Hướng nghiên cứu trong tương lai.......................................................................................45
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................................46
Phụ lục.........................................................................................................................................50


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

VIIi

Danh sách phụ lục
Phụ lục A. Câu hỏi phỏng vấn nhanh, sàng lọc đối tượng nghiên cứu........................................50
Phụ lục B. Phỏng vấn bán cấu trúc..............................................................................................51

Phụ lục C. Phiếu quan sát............................................................................................................52
Phụ lục D. Thư mời tham gia nghiên cứu....................................................................................53
Phụ lục E. Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu.............................................................................55


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

VIIIi

Danh sách các bảng
Bảng 1. Nhân khẩu học................................................................................................................57


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

IXi

Danh sách các hình
Hình 1. Sơ đồ trải nghiệm của cha mẹ khi có con thực hiện hành vi tự hại................................58


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

1i

GIỚI THIỆU
Tính mới và cấp thiết của nghiên cứu
Tự tử và tự làm hại bản thân là một trong những vấn đề được quan tâm ở độ tuổi vị
thành niên trong những năm gần đây tại Việt Nam. Trong một báo cáo năm 2009, tỉ lệ tự làm
hại ở thanh niên và tuổi vị thành niên (14 tuổi - 25 tuổi) ở Việt Nam xấp xỉ 7,5% (SAVY 2,

2009).
Hành vi tự hại gây ra một loạt hậu quả nghiêm trọng như vết sẹo vĩnh viễn, bị bạn bè từ chối,
khó khăn trong học tập và nguy cơ tự tử (J Affect Disord, 2018; Wilkinson PO và cộng sự,
2018). Hành vi tự hại ảnh hưởng lớn đến cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình (Ferrey
và cộng sự, 2016). Mặc dù nhận thức hành vi tự làm hại là một vấn đề mang tính hệ thống, ảnh
hưởng đến mọi thành viên trong gia đình (Lindgren và cộng sự, 2010; McDonald và cộng sự,
2007) nhưng những nghiên cứu về trải nghiệm của các thành viên trong gia đình mới chỉ được
đề cập ở các mẫu là người da trắng ở Hoa Kỳ và nghiên cứu tại Trung Quốc (Sheila N.Russell,
2017; Xi Fu và cộng sự, 2020).
Ở Việt Nam, các nghiên cứu đề cập đến hành vi tự hại không nhiều, thông tin chia sẻ
chủ yếu dừng lại ở những số liệu thống kê (Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2017; SAVY 2, 2009;
UNICEF Việt Nam, 2018), cũng như chưa ghi nhận bất kỳ tài liệu nào đề cập đến trải nghiệm
của cha mẹ khi có con tự làm hại bản thân. Trên góc nhìn hành vi và tương tác của các cá nhân
ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống (Cottrell & Boston, 2002; Fleck & Bowen, 1961) thì hành vi
tự hại của con cái sẽ có những tác động rất lớn đến cha mẹ về cảm xúc lẫn nhận thức. Với hệ
thống dịch vụ dành cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần và tâm lý – xã hội, trong
đó có phịng chống tự tử, các hành vi tự hại vẫn còn rất hạn chế (UNICEF Việt Nam, 2018)
mang đến những khó khăn nhất định đối với cha mẹ có con thực hiện hành vi tự hại. Chính vì


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

2i

vậy, tìm hiểu và phân tích trải nghiệm của cha mẹ khi có con thực hiện hành vi tự hại là điều
hết sức thiết thực và ý nghĩa đối với bậc phụ huynh, con trẻ và những nhà thực hành chuyên
môn.
Ý nghĩa của nghiên cứu
Về khoa học, tại Việt Nam, các nghiên cứu đề cập đến hành vi tự hại chủ yếu dừng lại ở
những số liệu thống kê (Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2017; SAVY 2, 2009; UNICEF Việt Nam,

2018). Trong khn khổ tìm hiểu của đề tài chưa ghi nhận bất kỳ tài liệu nào đề cập đến trải
nghiệm của cha mẹ khi có con tự làm hại bản thân. Chính vì thế, nghiên cứu bổ sung vào các
nghiên cứu hiện có tư liệu có minh chứng khoa học về trải nghiệm của cha mẹ có con thực hiện
hành vi tự hại.
Về thực tiễn, xã hội, với gia đình có trẻ thực hiện hành vi tự hại, cha mẹ cũng là những
đối tượng cần được hỗ trợ. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nâng
đỡ và hỗ trợ cha mẹ của trẻ vị thành niên có hành vi tự hại. Khi đối diện với hành vi tự hại của
con trẻ, cha mẹ trải qua rất nhiều khó khăn về cảm xúc, suy tư và tìm kiếm những chiến lược cụ
thể để ứng phó với các ngổn ngang nơi tâm trí cũng như giúp đỡ con trẻ của mình.
Tự làm hại bản thân cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong mối quan hệ giữa cha mẹ,
trẻ vị thành niên và các thành viên khác trong gia đình. Việc xem xét hành vi tự hại dưới góc
nhìn hệ thống gia đình là một trong những gợi ý cần thiết và hữu ích giúp những nhà chun
mơn xây dựng các mơ hình hỗ trợ tâm lý dành cho cha mẹ - đối tượng chịu sự tác động của
hành vi tự hại. Nghiên cứu trải nghiệm của bố mẹ có trẻ thực hiện hành vi tự hại hi vọng mang
góc nhìn khác về phản ứng của cha mẹ khi có trẻ thực hiện hành vi tự hại, sẽ là thơng tin hữu
ích giúp đỡ những bậc cha mẹ có trải nghiệm tương tự.


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

3i

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, khái niệm hành vi tự hại và sự phổ biến của hành vi tự hại ở trẻ vị thành
niên được làm rõ. Tôi cũng trình bày một đánh giá tổng quan về khung lý thuyết, các tài liệu liên
quan đến việc tự làm hại bản thân và trải nghiệm của cha mẹ khi có con tự làm hại mình. Các nội
dung về câu hỏi nghiên cứu cũng được đề cập vào phần cuối của chương. Vấn đề đạo đức liên
quan đến người tham gia nghiên cứu cũng như các chiến lược nhằm giảm bớt những lo ngại về đạo
đức cũng được thảo luận trong chương.

Khái niệm hành vi tự hại
Nghiên cứu sử dụng khái niệm tự làm hại bản thân (NSSI - non suicidal self injury) được
định nghĩa là hành vi cố ý hủy hoại mơ cơ thể mà khơng có ý định tự sát (Nock & Prinstein, 2004).
Các hành vi tự làm hại bản thân có thể bao gồm cắt, đầu độc, đốt, bỏng; gãi, cắn đến mức làm rách
da, không để vết thương lành lại và nhổ tóc (Fox, 2011). Trong sổ tay Chẩn Đoán và Thống Kê
Các Rối Loạn Tâm thần (DSM-5) được sửa đổi gần đây, hành vi tự hại được định nghĩa là hành vi
tự gây thương tích nhưng khơng nhằm mục đích chết mà để cố ý gây tổn thương cơ thể (ví dụ như
cắt, đốt, đâm, đánh, cọ xát quá mức). Tự làm hại bản thân được giới thiệu như một danh mục cần
được nghiên cứu thêm.
Hành vi tự hại ở trẻ tuổi vị thành niên
Tự tử và tự làm hại bản thân là một trong những vấn đề được quan tâm ở độ tuổi vị thành
niên trong những năm gần đây tại Việt Nam. Trong một báo cáo năm 2009, tỉ lệ tự làm hại ở thanh
niên và tuổi vị thành niên (14 tuổi - 25 tuổi) ở Việt Nam xấp xỉ 7,5% (SAVY 2, 2009). Một nghiên
cứu được thực hiện tại 7 trường THCS ở thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương cho kết quả có
đến gần 27% học sinh có những hành vi tự hủy hoại bản thân với các phương thức như tự cắt xén,
bứt tóc; tự khắc lên da thịt; tự đầu độc; tự cắn, cào, đánh, đấm mình…(Huỳnh Văn Sơn và cộng sự,


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

4i

2017). Trên thế giới, tỷ lệ tự gây thương tích trong dân số chiếm từ 1% đến 4% (Sleuwaegen và
cộng sự, 2017); trong đó, ước tính có 16% - 18% số người ở độ tuổi vị thành niên thực hiện hành
vi tự hại (Swannell và cộng sự, 2014; Muehlenkamp và cộng sự, 2012).
Một tài liệu được tổng hợp dựa trên 20 nghiên cứu định tính về trải nghiệm làm hại bản
thân ở trẻ vị thành niên (12 tuổi – 18 tuổi) đã xác định có bốn chủ đề liên quan đến trải nghiệm chủ
quan của người tham gia về việc tự làm hại bản thân (Stanicke và cộng sự, 2018). Các chủ đề phản
ánh mối liên hệ giữa việc tự làm hại bản thân với các nhu cầu và thách thức tâm lý ở tuổi vị thành
niên chẳng hạn như sự tách biệt, tự chủ và hình thành bản sắc. Cụ thể:

Thứ nhất, tự làm hại bản thân như một cách để giải thốt hoặc giảm nhẹ gánh nặng, cảm
xúc khó khăn (Stanicke và cộng sự, 2018). Với lập luận, việc giải phóng cảm xúc, áp lực và đau
khổ bị dồn nén là điều cần thiết. Sau khi giải tỏa cảm xúc, thanh thiếu niên chia sẻ rằng họ cảm
giác nỗi đau, sự căng thẳng có xu hướng giảm đáng kể. Ngồi ra, thanh thiếu niên thực hiện hành
vi tự hại được xem xét như một cách thức giúp họ cảm thấy bản thân mình cịn tồn tại, ví như nhu
cầu nhìn thấy những vết cắt, những giọt máu để biết rằng họ vẫn còn sống.
Thứ hai, tự làm hại bản thân như một cách để kiểm sốt hoặc đối phó với những cảm giác
khó khăn (Stanicke và cộng sự, 2018). Thanh thiếu niên mô tả việc sử dụng hành vi tự làm hại để
thoát khỏi nỗi đau về cảm xúc, chẳng hạn như lo lắng, tức giận, trầm cảm; để loại bỏ những suy
nghĩ và cảm xúc khó khăn sau những trải nghiệm đau thương hoặc để kết thúc trạng thái phân ly.
Việc thay thế nỗi đau tinh thần thành nỗi đau thể xác cũng giúp thanh thiếu niên cảm giác có thể
kiểm sốt sự bất ổn, vốn dĩ là điều không dễ gọi tên. Một số thanh thiếu niên chia sẻ việc tự hại
bản thân là lựa chọn cuối cùng như là một cách để đối phó khi cảm nhận khơng cịn cách nào hữu
ích hơn.


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

5i

Thứ ba, tự làm hại bản thân như một cách để thể hiện những cảm xúc không được chấp
nhận (Stanicke và cộng sự, 2018). Tự làm hại bản thân cũng có thể là một cách để giải tỏa tâm trí
của một người và thiết lập ranh giới với người khác.
Thứ tư, tự gây hại bản thân như một cách để kết nối với những người khác (Stanicke và
cộng sự, 2018). Hành vi tự làm hại được xem như một phần của quá trình tìm kiếm danh tính.
Thanh thiếu niên sử dụng hành vi tự hại như một cách để bày tỏ nỗi đau tinh thần với người khác,
cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ về các vấn đề của họ.
Hành vi tự hại bản thân có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm người trẻ, tuổi già và
bệnh nhân mắc các chứng tâm thần. Tự gây thương tích cũng được nhìn nhận khác nhau giữa các
nhóm và nền văn hóa trong xã hội. Về mức độ phổ biến, nhiều nghiên cứu tập trung vào việc tự

làm hại ở thanh thiếu niên. Madge và cộng sự (2008) đánh giá tỷ lệ tự làm tổn hại bản thân ở trẻ từ
14 tuổi đến 17 tuổi đến từ 7 quốc gia châu Âu trung bình là 13,5% ở nữ và 4,3% ở nam. Ngoài ra,
một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc tự làm hại bản thân thường xảy ra lần đầu tiên ở tuổi vị thành
niên (Muehlenkamp và cộng sự, 2012). Hành vi tự gây thương tích là một cách tiêu cực để các cá
nhân đối phó với các vấn đề hiện tại (Sornberger và cộng sự, 2013), và gây tổn hại lớn đến sức
khỏe tâm thần của thanh thiếu niên (Guvendeger và cộng sự, 2017; Baetens và cộng sự, 2019).
Thanh thiếu niên sử dụng hành vi tự làm hại như một phương tiện để đối phó với hàng loạt trải
nghiệm tiêu cực như lo lắng, trầm cảm hoặc các sự kiện căng thẳng (Kvernmo & Rosenvinge,
2009). Một số thanh thiếu niên có thể tự cắt xén bản thân để chấp nhận rủi ro, nổi loạn, từ chối các
giá trị của cha mẹ, nêu rõ cá tính của mình hoặc chỉ đơn thuần là mong muốn được chấp nhận.
Những người khác có thể tự gây thương tích vì tuyệt vọng hoặc tức giận để tìm kiếm sự chú ý, để
thể hiện sự vô vọng và vô dụng của họ, hoặc vì họ có ý định tự tử. Những đứa trẻ này có thể bị các
vấn đề tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn căng thẳng sau chấn
thương và rối loạn lưỡng cực.


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

6i

Độ tuổi vị thành niên được chọn cho nghiên cứu vì nghiên cứu ủng hộ quan điểm cho rằng
tuổi vị thành niên là độ tuổi bắt đầu các hành vi tự làm hại bản thân thường xuyên nhất (Whitlock,
Eckenrode & Silverman, 2006). Trong nghiên cứu của Whitlock và cộng sự (2006) cũng phát hiện
ra rằng những người trưởng thành tự làm hại bản thân có những đặc điểm khác với những thanh
thiếu niên tự làm hại mình. Cụ thể, những người trưởng thành tự làm hại bản thân có nhiều khả
năng có ý định tự sát. Do đó, phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở các bậc cha mẹ của trẻ vị thành
niên tự làm hại bản thân.
Hành vi tự hại dưới góc nhìn của các học thuyết tâm lý
Hủy hoại con người là một hành vi phát triển cổ xưa, tiếp đến là mất hy vọng và cuối cùng
là cái chết. Sự hủy diệt của con người có thể được xác định bằng màu đỏ, tượng trưng cho sự nguy

hiểm, máu và cái chết. Hành vi tự làm hại bản thân có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm cả
các yếu tố sinh học (phản ứng tâm sinh lý bất thường đối với tổn thương, suy giảm chuyển hóa
serotonin và endorphin,...), sự thay đổi tính cách (trầm cảm, bốc đồng, rối loạn tâm thần, rối loạn
dạng cơ thể,…) và các điều kiện xã hội và môi trường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên trong giai
đoạn phát triển (bối cảnh hệ thống gia đình, mối quan hệ với bạn bè bị gián đoạn, học tập kém,…).
Các lý thuyết tâm lý thường tập trung vào nguyên nhân và tính mục đích của hành vi tự hại.
Trong các bài viết của Freud (1926), ơng đã nêu rõ một mơ hình sang chấn trong đó một sự kiện
đau thương được đặc trưng bởi trải nghiệm của sự bất lực, dẫn đến sự lo lắng dữ dội (tín hiệu lo
lắng) báo động bản ngã để tránh sự lặp lại trong tương lai. Theo cách này, Freud gợi ý rằng trải
nghiệm sang chấn có thể khiến cá nhân trở nên quá nhạy cảm với những dấu hiệu tiềm ẩn của sang
chấn sắp xảy ra. Quá trình này gợi lên một trạng thái lo lắng khó nói và có tính báo động cao buộc
người đó phải hành động ngay lập tức. Hành vi tự hại phản ánh sự đảo ngược của việc thay vì là
nạn nhân đau khổ thành sự ngược đãi do bản thân tự tạo ra với mục đích đạt được cả cảm giác làm
chủ trải nghiệm ban đầu, cũng như khả năng kiểm soát.


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

7i

Lý thuyết về hành vi cũng được đề cập trong những nghiên cứu về hành vi tự hại, cụ thể là
sự kết hợp giữa quan điểm học tập xã hội của Bandura (1973) và mơ hình của Skinner (1953)
trong việc lý giải về hành vi tự hại. Trong đó, giả thuyết học tập xã hội của Bandura (1973) nhấn
mạnh vai trò của mơ hình xã hội hóa, bắt chước và học tập gián tiếp trong việc hiểu về sự bắt đầu
của hành vi tự hại. Các quá trình học tập xã hội có thể góp phần vào việc hình thành các hành vi tự
hại, sau đó được củng cố bởi các yếu tố khác. Lý thuyết học tập xã hội đặc biệt quan tâm đến việc
tìm hiểu các vấn đề tập nhiễm xã hội trong việc tự gây thương tích. Skinner (1953) gợi ý rằng hành
vi tự hại được duy trì bởi các chiến lược dự phòng tăng cường. Trong trường hợp củng cố tiêu cực,
mọi người có thể phản ứng khi đối diện với sự đe dọa và nếu làm như vậy, họ có thể tránh được
những hậu quả gây nghiêm trọng hơn (Sandler, 1964). Trong mơ hình củng cố tích cực, sự tham

gia vào hành vi tự hại dẫn đến việc đạt được một kết quả mong muốn. Giả thuyết về lợi ích thứ
phát này thì hành động tự làm tổn thương bản thân có thể tạo ra một phần thưởng mong muốn dưới
dạng sự chú ý, cảm thông hoặc sự ưu ái (Walsh & Rosen, 1988).
Thực trạng nghiên cứu về trải nghiệm của cha mẹ có con thực hiện hành vi tự hại
Nghiên cứu trên thế giới
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng cha mẹ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hành vi tự hại
của trẻ (McDonald và cộng sự, 2007; Morgan và cộng sự, 2013). Morgan và cộng sự (2013) đã
thực hiện một nghiên cứu định tính và phát hiện rằng cha mẹ thiếu sự hỗ trợ và mức độ hài lịng
thấp trong cuộc sống khi có con thực hiện hành vi tự hại. Các bà mẹ giảm bớt sự chú tâm đối với
những đứa trẻ khác bởi vì họ đã quá chú ý đến đứa trẻ có hành vi tự hại (McDonald và cộng sự,
2007).
Tìm hiểu về thái độ của cha mẹ khi phát hiện hành vi tự hại của con, McDonald và cộng sự
(2007) nhận thấy rằng những cảm xúc ban đầu của các bà mẹ là cảm giác tội lỗi và xấu hổ khi họ
phát hiện con tuổi vị thành niên thực hiện hành vi tự hại. Cha mẹ của những đứa trẻ tự làm hại bản


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

8i

thân cho biết họ cảm thấy xấu hổ, bị cô lập và cảm giác họ đã thất bại với vai trò làm cha mẹ
(Arbuthnott & Lewis, 2015; Byrne và cộng sự, 2008; Oldershaw và cộng sự, 2008). Các cha mẹ
cho biết họ hồi nghi về kỹ năng làm cha mẹ của mình (Byrne và cộng sự, 2008; McDonald và
cộng sự, 2007) và điều này góp phần gia tăng gánh nặng nơi cha mẹ (Oldershaw và cộng sự, 2008).
Sheila Russell (2017) cũng có những mô tả tương đồng về trải nghiệm của cha mẹ khi trẻ
vị thành niên tự làm hại bản thân, rằng cha mẹ cảm thấy đau khổ, nhưng họ hiếm khi tìm đến các
dịch vụ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Thay vào đó, cha mẹ sẽ cảm thấy thất vọng, cảm giác
vơ hình và bị xa lánh vì thiếu sự hỗ trợ từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Cha mẹ đã phải vật
lộn để hiểu về hành vi tự làm hại và cố gắng hiểu hành vi đó bằng cách đổ lỗi cho các tác động bên
ngoài. Họ sống trong nỗi sợ hãi thường trực và cố gắng thay đổi phong cách nuôi dạy con trẻ mà

khơng có sự hướng dẫn hoặc với rất ít sự hỗ trợ.
Các bà mẹ cảm thấy việc tự làm hại bản thân nơi trẻ là hậu quả của việc họ đã làm hoặc
khơng làm cho con mình; đã thất bại theo một cách nào đó (McDonald và cộng sự, 2007). Các bà
mẹ còn bày tỏ rằng họ cảm thấy xấu hổ về hành vi tự làm hại bản thân của con mình và trở nên lo
lắng thái quá để ngăn chặn bất kỳ hành vi tự làm hại nào trong tương lai (McDonald và cộng sự,
2007). Theo đó, cha mẹ cảm thấy quá tải với nhiệm vụ nuôi dạy một đứa trẻ vị thành niên có hành
vi tự làm hại mình (Arbuthnott & Lewis, 2015; McDonald và cộng sự, 2007; Oldershaw và cộng
sự, 2008).
Một nghiên cứu gần đây của Xi Fu và cộng sự (2020) đã cho kết quả rằng cha mẹ thiếu
kiến thức về hành vi tự hại và cách điều trị của nó. Cha mẹ của trẻ có hành vi tự hại phải trải qua
nhiều sự căng thẳng về tinh thần.
Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu chuyên biệt nào về hành vi tự hại ở lứa tuổi vị thành niên
(Hà Hồ, 2016). Các nghiên cứu đề cập đến hành vi tự hại chủ yếu dừng lại ở những số liệu thống


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

9i

kê (Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2017; SAVY 2, 2009; UNICEF Việt Nam, 2018). Trong một báo
cáo năm 2009, tỉ lệ tự làm hại ở thanh niên và tuổi vị thành niên (14 tuổi - 25 tuổi) ở Việt Nam xấp
xỉ 7,5% (SAVY 2, 2009). Một nghiên cứu được thực hiện tại 7 trường THCS ở thành phố Hồ Chí
Minh và Bình Dương cho kết quả có tới gần 27% học sinh có những hành vi tự hủy hoại bản thân
với các phương thức như tự cắt xén, bứt tóc; tự khắc lên da thịt; tự đầu độc; tự cắn, cào, đánh, đấm
mình…(Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2017).
Khái niệm và những khía cạnh liên quan đến hành vi tự hại được đề cập nhiều hơn trên các
phương tiện truyền thông trong khoảng thời gian gần đây. Sự xuất hiện của chủ điểm này mang
đến nhiều quan ngại nơi phụ huynh và các nhà chuyên môn. Việc thông tin chưa được kiểm duyệt,
thiếu tính khoa học và mang tính chủ quan có thể mang đến những góc nhìn sai lệch về cơ chế và

các yếu tố liên quan tới hành vi tự hại. Điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ trong công tác hỗ
trợ và can thiệp kịp thời cho trẻ có hành vi tự hại và những đối tượng chịu tác động bởi hành vi tự
hại của trẻ như bố mẹ, anh chị em,…
Trong khn khổ tìm hiểu của đề tài chưa ghi nhận bất kỳ tài liệu nào đề cập đến trải
nghiệm của cha mẹ khi có con tự làm hại bản thân. Trên góc nhìn hành vi và tương tác của một cá
nhân ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống (Cottrell & Boston, 2002; Fleck & Bowen, 1961) thì hành vi
tự hại của con cái sẽ có những tác động rất lớn đến cha mẹ về cảm xúc lẫn nhận thức.
Việc chăm sóc và điều trị sức khỏe tâm thần ở Việt Nam hầu như chỉ được cung cấp bởi
ngành y tế (chủ yếu chỉ dành cho những bệnh tâm thần nặng nhất). Với hệ thống dịch vụ dành cho
các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần và tâm lý – xã hội, trong đó có phịng chống tự tử, các
hành vi tự hại vẫn còn rất hạn chế (UNICEF Việt Nam, 2018) mang đến những khó khăn nhất định
đối với cha mẹ có con thực hiện hành vi tự hại.


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

10i

Hành vi tự hại và sức khỏe tâm thần của cha mẹ
Các mối quan hệ gia đình, bao gồm cả quan hệ giữa con cái và cha mẹ là sự tương hỗ và
những căng thẳng, lo lắng của một thành viên trong gia đình được các thành viên khác trong gia
đình trải qua theo một cách nào đó (Bowen, 1966). Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa cha mẹ
và thanh thiếu niên liên quan đến việc tự làm hại bản thân là phản ứng đau khổ của một thành viên
trong gia đình tác động đến các thành viên khác trong gia đình và phản ứng của chính họ.
Hành vi tự hại bản thân được xác định gây ra một loạt hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối
với thanh thiếu niên như để lại những vết sẹo vĩnh viễn, bị bạn bè từ chối, gặp khó khăn trong học
tập và nguy cơ tự tử (Wilkinson và cộng sự, 2018) mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc
và sức khỏe tâm thần của cha mẹ (Ferrey AE, Hughes ND & Simkin S, 2015). Cụ thể, phụ huynh
của những trẻ vị thành niên có hành vi tự làm hại bản thân sẽ gặp phải tình trạng đau khổ và suy
giảm sức khỏe đáng kể. Nhiều bậc cha mẹ đã mô tả cảm giác xấu hổ và tội lỗi và những phản ứng

này thường liên quan đến sự kỳ thị mà họ cảm thấy gắn liền với việc tự làm hại bản thân và bệnh
tâm thần. Một nỗi lo lắng phổ biến là việc tự làm hại bản thân là kết quả của việc họ đã làm hoặc
không làm tốt với tư cách là cha mẹ. Tác động của hành vi tự làm hại bản thân ở trẻ tuổi vị thành
niên là cha mẹ có thể đối diện với các vấn đề như suy giảm sức khỏe và tâm lý, không chắc chắn
về phong cách nuôi dạy con cái và nguồn lực hạn chế để hỗ trợ cha mẹ và thanh thiếu niên (Kelada
và cộng sự, 2016; Whitlock, 2018; Ferrey, 2016). Những bà mẹ có con tự làm hại bản thân cho
biết họ giảm tập trung vào công việc cũng như sự quan tâm các thành viên khác trong gia đình
(McDonald, 2007).
Thực trạng cha mẹ thiếu kiến thức về hành vi tự hại và sự hướng dẫn từ các đơn vị có
chun mơn về cách thức ứng phó với hành vi tự hại nơi trẻ vị thành niên dẫn đến tình trạng căng
thẳng về tâm trí là rất lớn (Xi Fu và cộng sự, 2020). Trong một nghiên cứu tương tự, các bậc cha
mẹ bày tỏ nhu cầu được cung cấp thêm thông tin liên quan đến việc tự làm hại và cách quản lý


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

11i

việc tự làm hại bản thân của trẻ trong môi trường gia đình (Byrne và cộng sự, 2008). Các cha mẹ
bày tỏ nhu cầu được hỗ trợ nhiều hơn để họ giúp đỡ con mình, cũng như tiếp cận với các nguồn
lực giúp nâng cao kiến thức và hiểu biết của họ về việc tự làm hại bản thân.
Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
Nền tảng lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu này là lý thuyết hệ thống gia đình, cụ
thể là lý thuyết hệ thống gia đình của Bowen (Fleck & Bowen, 1961) được sử dụng để khám phá
trải nghiệm của cha mẹ có con thực hiện hành vi tự hại.
Theo lý thuyết hệ thống gia đình của Bowen, con người và gia đình hoạt động như một đơn vị
hoặc hệ thống cảm xúc. Các cá nhân trong một gia đình có mối quan hệ và kết nối với nhau trên
phương diện cá nhân và xã hội (Cottrell & Boston, 2002). Hành vi và tương tác của cá nhân này
ảnh hưởng đến hành vi và tương tác của cá nhân khác trong gia đình (Cottrell & Boston, 2002).
Các thành viên trong gia đình điều chỉnh hoặc thay đổi hành vi để duy trì trạng thái cân bằng của

hệ thống (Cottrell & Boston, 2002). Rối loạn chức năng của một cá nhân trong hệ thống làm xáo
trộn hệ thống gia đình vì các thành viên khác trong gia đình phải thay đổi để duy trì trạng thái cân
bằng (Cottrell & Boston, 2002). Sự điều chỉnh của các thành viên trong gia đình thường gây căng
thẳng và đau khổ về cảm xúc (Cottrell & Boston, 2002).
Nền tảng của Lý thuyết hệ thống gia đình Bowen được hình thành từ tám khái niệm lồng
vào nhau. Cụ thể là khái niệm mối quan hệ bộ ba, cá biệt hóa bản thân, q trình phóng chiếu của
gia đình, q trình truyền tải qua nhiều thế hệ, chia cắt cảm xúc, quá trình cảm xúc gia đình hạt
nhân, vị trí anh chị em và q trình cảm xúc xã hội (Berg-Cross & Worthy, 2013; Haefner, 2014).
Lý thuyết hệ thống gia đình của Bowen đã được chọn làm nền tảng lý thuyết cho nghiên
cứu này với giả thuyết rằng việc tự gây hại tác động đến tồn bộ hệ thống gia đình, cụ thể là tác
động đến cha mẹ và những hành vi tự gây hại của con cái ảnh hưởng đến cảm xúc và nhận thức
của cha mẹ.


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

12i

Về mặt cảm xúc, theo lý thuyết của Bowen, bất kỳ hành vi nào của con cái đều có thể tác
động đến cha mẹ, trên cả hai chiều kích tiêu cực lẫn tích cực. Ví dụ trong các nghiên cứu được tìm
thấy trong tài liệu trước đó ủng hộ ý tưởng rằng cha mẹ trải qua cảm giác và suy nghĩ tiêu cực khi
con cái của họ có hành vi tự hại (Lindgren và cộng sự, 2010; McDonald và cộng sự, 2007; Morgan
và cộng sự, 2013; Raphael và cộng sự, 2006 ). Việc phát hiện và chứng kiến con tự làm hại bản
thân là một cú sốc về mặt cảm xúc đối với nhiều bậc cha mẹ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bối
rối, tội lỗi và lo lắng ở cha mẹ vì họ cho rằng họ có thể đã góp phần dẫn đến hành vi tự hại của con
họ (Arbuthnott & Lewis, 2015).
Về khía cạnh nhận thức, cũng trên nền tảng lý thuyết của Bowen, sự tương tác giữa cha mẹ
và trẻ thực hiện hành vi tự hại (ví dụ, cha mẹ trò chuyện với con sau khi phát hiện và chứng kiến
con có hành vi tự hại) có thể dẫn đến sự thay đổi về nhân sinh quan của cha mẹ trên nhiều phương
diện như hiểu biết về hành vi tự hại, hình ảnh bản thân,…Chúng có thể có ảnh hưởng cơ bản đến

chiến lược ni dạy con cái, đối với cả đứa trẻ đang tự làm hại bản thân và những đứa trẻ khác
trong gia đình bao gồm tăng hoặc giảm hỗ trợ, kiểm soát và giám sát (Anne E. Ferrey và cộng sự,
2016).
Trong các nghiên cứu được tìm thấy trong tài liệu trước đó ủng hộ ý tưởng rằng cha mẹ trải
qua cảm giác và suy nghĩ tiêu cực khi con cái của họ có hành vi tự hại (Lindgren và cộng sự, 2010;
McDonald và cộng sự, 2007; Morgan và cộng sự, 2013; Raphael và cộng sự, 2006). Việc phát hiện
và chứng kiến con tự làm hại bản thân là một cú sốc về mặt cảm xúc đối với nhiều bậc cha mẹ.
Điều này có thể dẫn đến cảm giác bối rối, tội lỗi và lo lắng ở cha mẹ vì họ cho rằng họ có thể đã
góp phần vào hành vi tự hại của con họ (Arbuthnott & Lewis, 2015).
Hiểu rằng cha mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi các hành vi tự làm hại bản thân ở trẻ là chưa đủ.
Trải nghiệm của cha mẹ khi có con thực hiện hành vi tự hại được nhìn nhận qua lăng kính lý


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

13i

thuyết hệ thống gia đình giúp tìm hiểu những tác động về cảm xúc và nhận thức nơi cha mẹ bởi
hành vi tự hại của con trẻ.
Nghiên cứu cũng sử dụng lý thuyết hệ thống gia đình của Bowen nêu trên như một hệ quy
chiếu đối với việc thu thập, mã hóa và phân tích dữ liệu.
Khung khái niệm
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Trải nghiệm của cha mẹ có con tuổi vị thành niên thực hiện hành vi tự
hại có đặc điểm gì?
Cụ thể, nghiên cứu mong muốn tìm hiểu:
(1) Cha mẹ có cảm xúc ra sao khi có con tuổi vị thành niên thực hiện hành vi tự hại?
(2) Nhận thức của cha mẹ khi có con tuổi vị thành niên thực hiện hành vi tự hại như thế nào?
(3) Phản ứng của bố mẹ khi phát hiện và chứng kiến con có hành vi tự hại như thế nào?
(4) Những thay đổi của cha mẹ sau khi phát hiện con có hành vi tự hại là gì?

Đạo đức trong nghiên cứu
Thảo luận về trải nghiệm của cha mẹ về hành vi tự hại bản thân ở trẻ vị thành niên có khả
năng gây ra cảm giác đau khổ cho những người tham gia. Đây cũng là điều đã được ghi chú trong
phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu mà người tham gia đã ký trước đó.
Trong q trình phỏng vấn, người tham gia nghiên cứu có thể trao đổi với người phỏng vấn
tất cả những cảm xúc đau khổ, khó khăn vào cuối mỗi cuộc phỏng vấn. Người tham gia nghiên
cứu được khuyến khích vẽ lại cảm xúc khó chịu trên giấy và gửi lại cho người phỏng vấn sau mỗi
cuộc phỏng vấn. Nghiên cứu có chương trình hỗ trợ miễn phí dành cho người tham gia nghiên cứu
nếu họ cần (từ 3 phiên đến 5 phiên tham vấn/trị liệu).
Đối với các trường hợp người tham gia cảm giác khơng thể tiếp tục cuộc phỏng vấn vì bất
kỳ lý do gì, người tham gia có thể đề nghị kết thúc cuộc phỏng vấn. Các nội dung, chủ điểm còn


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

14i

dang dở sẽ được tiếp tục vào cuộc phỏng vấn kế tiếp nếu nhận được sự đồng thuận và sẵn sàng từ
người tham gia. Trong trường hợp, người tham gia muốn rút khỏi cuộc phỏng vấn vì tính nhạy
cảm của chủ đề đang được thảo luận hoặc vì những lý do khác, người nghiên cứu sẽ tiếp tục tuyển
người tham gia cho đến khi đạt được mức bão hòa dữ liệu.


ĐỀ TÀI: TRẢI NGHIỆM CỦA CHA MẸ KHI CON CÓ HÀNH VI TỰ HẠI: MỘT NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.

15i

CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá trải nghiệm của cha

mẹ khi có con tuổi vị thành niên thực hiện hành vi tự hại. Phương pháp cụ thể được sử dụng là
phân tích hiện tượng học.
Edmund Husserl được coi là người sáng lập của phương pháp nghiên cứu hiện tượng học
(Hein & Austin, 2001). Husserl đã tìm cách khám phá ý nghĩa của trải nghiệm và cho rằng trải
nghiệm được cấu thành bởi ý thức (Hein & Austin, 2001). Do đó, ơng cho rằng hiện tượng học là
khoa học về ý thức (Hein & Austin, 2001). Ông tuyên bố rằng kinh nghiệm được tạo thành từ cả
các đặc điểm cụ thể và các phạm trù ý nghĩa (Hein & Austin, 2001). Các nhà nghiên cứu sử dụng
hiện tượng học như một phương pháp tiếp cận có giá trị và thiết thực để nghiên cứu các hiện tượng
của con người (Hein & Austin, 2001). Heidegger đã bổ sung vào lý thuyết hiện tượng học của
Husserl bằng cách lập luận rằng các nhà nghiên cứu không chỉ khám phá kinh nghiệm của người
khác mà cịn phải giải thích kinh nghiệm (Finlay, 2009; Hein & Austin, 2001).
Các nhà nghiên cứu sử dụng hiện tượng học có thể nghiên cứu các cấu trúc chủ quan, là
điều sẽ không được nghiên cứu trong các nghiên cứu phân tích thực nghiệm (Annells, 2006; Finlay,
2009). Cách tiếp cận này cũng cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về các chủ đề và cấu trúc mà các nhà
nghiên cứu ít biết (Annells, 2006). Trong nghiên cứu này, câu hỏi trọng tâm được thiết kế để hiểu
những trải nghiệm chủ quan của cha mẹ, chứ không phải những biến số xung quanh trải nghiệm.
Phân tích hiện tượng học cũng là một phương pháp phân tích định tính được sử dụng rộng
rãi trong y tế, lâm sàng và tâm lý ứng dụng, ghi nhận quan điểm của người trong cuộc về một lĩnh
vực, chủ đề cụ thể (Conrad, 1987; Smith, Osborn, & Jarman, 1999), phù hợp để phân tích trải
nghiệm của từng cá nhân trong mối quan hệ với người khác (Smith, 2014).


×