Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu khoa học " NHÂN GIỐNG XOAN TA BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM VÀ GHÉP CÂY MẦM " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.23 KB, 7 trang )

NHÂN GIỐNG XOAN TA BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM
VÀ GHÉP CÂY MẦM

Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, Nguyễn Thị Mỹ Hương,
Lương Thị Hoan và các cộng tác viên
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng
Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoan ta (Melia azedarach Linn) là loài cây bản địa, mọc nhanh đã được biết đến và gây trồng ở nước ta
theo kinh nghiệm dân gian từ lâu. Xoan ta có gỗ màu nâu nhạt, mềm nhẹ, ít mối mọt, vì vậy gỗ Xoan đã
được dùng nhiều trong xây dựng. Trước nhu cầu lớn về gỗ, cùng với đó gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan
hiếm thì gỗ Xoan trở nên có giá trị được người dân trồng nhiều và tập trung. Chính vì vậy, Xoan ta đã được
xác định là cây trồng rừng sản xuất chủ yếu của 6 trên 9 vùng sinh thái lâm nghiệp Việt Nam (Bộ Nông
nghiệp &PTNT, 2005).
Đến nay các nghiên cứu về Xoan ta chưa nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống.
Xoan ta mới chỉ được trồng chủ yếu là từ hạt của các cây sẵn có ở địa phương nên năng suất và phẩm chất
gỗ Xoan còn rất hạn chế.
Đối với nhiều loài cây trồng rừng giá trị cao hiện nay phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng giâm
hom đã được coi là phương pháp nhân giống hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến với nhiều loại cây và
nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta giâm hom đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi với nhiều loại cây
như keo, bạch đàn, thông
Đứng trước giá trị của cây Xoan ta cùng với nhu cầu về gỗ thì vấn đề nghiên cứu mở rộng nhân giống,
gây trồng loài Xoan ta là rất cấp thiết, các nghiên cứu về chọn giống và nhân giống sinh dưỡng cho Xoan ta
đã bước đầu được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng. Sau 2 năm thực hiện các thí
nghiệm về nhân giống cho đối tượng này bằng phương pháp ghép và giâm hom đã cho những kết quả
bước đầu.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu và phương pháp ghép
- Gốc ghép: là cây mầm mọc từ hạt 10- 60 ngày tuổi được cắt ở độ cao 2- 15cm (kể từ mặt bầu)
- Chồi ghép: là chồi cây mô ở giai đoạn invitrô 2- 3 tuần tuổi, dài 3-5cm và chồi non của cây hom 2- 4


tuần tuổi kể từ khi cắt tạo chồi, dài từ 3-20cm lấy từ cây hom một tuổi .
- Phương pháp được dùng là ghép nêm. Mỗi thí nghiệm được bố trí với 3 lần lặp, mỗi lần 30 cây. Thời gian
ghép từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 8.
2. Vật liệu và phương pháp giâm hom
- Là các chồi thu từ cây vật liệu gốc 1 năm tuổi đã qua xử lý tạo chồi, được trồng tại vườn ươm Trung tâm
Nghiên cứu Giống cây rừng. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 3 lần lặp, mỗi lần lặp thí nghiệm trên 45 hom.
- Các thí nghiệm giâm hom được thực hiện theo phương pháp giâm hom thông thường đã được áp dụng
rộng rãi trong nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp.
- Hóa chất giâm hom: TTG1 gốc là 3-Indol Butytic Axit (IBA), TTG2 gốc là Indol Acetic Axit (IAA), TTG3
Naphtylacetic Axit (NAA) ở các nồng độ khác nhau.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả nhân giống bằng phương pháp ghép cây mầm
1. 1. Ảnh hưởng tuổi và chiều cao gốc ghép đến tỷ lệ sống của cây ghép.
Tuổi và chiều cao gốc ghép có ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của cây ghép. Thí nghiệm được tiến hành theo 6
công thức tuổi (10, 20 , 30, 40, 50 và 60 ngày tuổi) và 4 công thức chiều cao gốc ghép (2, 5, 10, 15cm) kết
quả ban đầu cho thấy gốc ghép 10- 20 ngày tuổi có chồi ghép lấy từ cây mô hay cây hom ở bất cứ chiều
cao nào đều cho tỷ lệ sống rất thấp. Trong đó chồi ghép lấy từ cây hom đạt 45,5%, còn chồi lấy từ cây mô
chỉ đạt 4,4% - 18,3%.
Bảng 1. Ảnh hưởng của tuổi và chiều cao gốc ghép đến tỷ lệ sống cây ghép Xoan ta
Chồi ghép
Gốc ghép
Chồi ghép từ mô Chồi ghép từ hom
Tuổi gốc (ngày)
Chiều cao gốc
(cm)
Tỷ lệ sống (%)

Sd Tỷ lệ sống (%) Sd
2 10,5 2,5 40,5 4,9
5 14,4 2,7 46,1 5,7

10 9,4 2,5 35,0 5,4
10
15 4,4 1,7 31,1 1,7
2 11,6 1,8 38,8 4,0
5 13,8 3,9 45,5 1,7
10 18,3 5,0 45,0 10,0
20
15 12,2 2,7 36,1 5,7
2 8,8 1,7 81,6 3,5
5 13,3 2,1 86,6 5,5
10 18,0 1,8 95,0 1,8
30
15 8,3 4,0 85,0 4,6
2 7,78 3,4 78,3 3,5
5 10,0 2,9 81,6 3,5
10 13,3 4,2 87,2 2,5
40
15 6,6 2,1 80,5 2,5
2 1,6 1,8 80,0 5,1
5 4,4 1,7 77,7 2,7
10 6,1 1,3 83,3 2,9
50
15 3,3 2,9 82,2 4,5
2 0,5 1,3 52,2 19,6
5 0,5 1,3 42,7 19,0
10 1,6 1,8 45,5 1,7
60
15 6,8 4,7 44,8 2,3
Gốc ghép 30 - 40 ngày tuổi với chồi ghép lấy từ cây mô tỷ lệ sống chỉ đạt 6,6%- 18,0%, mặt khác số liệu
cũng cho thấy chồi ghép lấy từ cây hom tỷ lệ sống cây ghép tăng lên rõ rệt trên 78,3%. Vào độ tuổi này thì

chồi ghép lấy từ cây hom ở bất cứ chiều cao gốc ghép nào cũng cho tỷ lệ sống cao, đặc biệt ở chiều cao
thích hợp nhất 10 cm gốc ghép 30 tuần cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 95,0%, còn gốc ghép 40 tuần cũng cùng
chiều cao này tỷ lệ sống là 87,2%.
Ở giai đoạn 50 ngày tuổi tỷ lệ sống của cây ghép có chồi lấy từ cây mô giảm ở tất cả các công thức chỉ
còn 1,6- 6,1%, tỷ lệ sống của cây ghép có chồi từ cây hom vẵn đạt trên 77,7% song hiệu quả ghép đã có xu
hướng giảm xuống. Đến khi gốc ghép 60 ngày tuổi dù ở độ cao nào và chồi ghép từ mô hay hom cây ghép
cũng đều có tỷ lệ sống thấp 0,5- 52,2%. Vì khi gốc ghép tuổi càng tăng thì tỷ lệ hoá gỗ của thân cây càng
cao làm cho chồi ghép và gốc ghép khó tiếp hợp với nhau dẫn đến tỷ lệ sống của cây ghép giảm.
1.2. Ảnh hưởng của tuổi và chiều dài chồi ghép đến tỷ lệ sống cây ghép ở Xoan ta
Tuổi chồi và chiều dài chồi cũng là những nhân tố có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây ghép. Thí
nghiệm tiến hành là các chồi hom với 3 công thức tuổi và 4 công thức theo chiều dài chồi.
Bảng 2. Ảnh hưởng tuổi và chiều dài chồi ghép đến tỷ lệ sống của cây ghép Xoan ta
Tỷ lệ sống của cây ghép theo tuổi chồi ghép (tuần)
2 tuần 3 tuần 4 tuần
Chiều dài chồi
ghép (cm)
Tỷ lệ sống
(%)
Sd
Tỷ lệ sống
(%)
Sd
Tỷ lệ sống
(%)
Sd
3 78,4 8,6 77,3 6,6 78,4 6,4
7 84,3 2,7 85,9 3,8 87,8 10,7
10 90,7 3,5 96,6 1,8 88,6 3,5
15 85,4 5,5 89,5 4,6 82,3 4,9


Kết quả thí nghiệm cho thấy, tuổi của chồi ghép có cùng độ tuổi nhưng có chiều dài chồi ghép khác nhau
có tỷ lệ sống khác nhau, ngược lại trong cùng chiều dài chồi nhưng tuổi chồi khác nhau thì tỷ lệ sống cây
ghép khác nhau không rõ rệt. Số liệu ở biểu 2 cho thấy chồi ghép dài 3cm ở cả 3 độ tuổi đều cho tỷ lệ sống
thấp nhất 77,3% - 78,4%, chiều cao 7cm tỷ lệ này tăng lên 84,3% - 87,8% và khi chiều dài chồi là 10cm tỷ lệ
sống đạt giá trị cao nhất 88,6% - 96,6%. Khi chiều dài chồi tăng 15cm tỷ lệ sống cây ghép lại bắt đầu giảm xuống.
2. Kết quả nhân giống Xoan ta bằng phương pháp giâm hom
2.1. Ảnh hưởng của loại và nồng độ chất kích thích đến kết quả giâm hom Xoan ta
Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ IBA, IAA, NAA đến tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ
Tỷ lệ hom sống
(%)
Tỷ lệ hom ra rễ
(%)
Số rễ trên hom
(cái)
Chiều dài rễ
(cm)
Loại chất KTST

Nồng
độ
Tb Sd TB Sd TB Sd TB Sd
ĐC 0
11,11 2,22 9,63 1,28 2,25 0,22 3,25 0,09
0,25% 51,11 6,67 37,78 5,88 3,36 0,25 3,48 0,3
0,50% 45,19 10,02 39,26 10,5 2,85 0,27 3,06 0,21
0,75% 63,70 10,02 57,78 9,69 3,11 0,1 3,36 0,16
1,00% 39,26 7,14 30,37 3,39 2,61 0,14 2,74 0,13
1,25% 34,07 5,59 22,22 4,44 2,33 0,09 2,55 0,21
IBA
1,50% 43,70 10,2 18,52 3,39 1,98 0,08 2,45 0,4

0,25% 51,11 6,67 30,37 4,63 3,55 0,12 3,52 0,23
0,50% 60,00 5,88 29,63 3,39 3,3 0,05 3,42 0,05
0,75% 45,19 10,02 17,78 4,44 3,13 0,08 3,26 0,07
1,00% 42,22 10,18 16,3 4,63 2,8 0,12 3 0,02
1,25% 29,63 3,39 14,07 7,14 2,63 0,05 2,75 0,18
IAA
1,50% 36,30 3,39 14,07 4,63 2,4 0,13 2,82 0,54
0,25% 49,63 6,79 37,04 10,5 3,59 0,12 3,67 0,18
0,50% 56,30 4,63 38,52 5,13 3,51 0,02 3,37 0,1
0,75% 49,63 4,63 28,15 7,8 3,32 0,1 3,15 0,05
1,00% 46,67 5,88 22,96 2,57 3,11 0,05 3,08 0,06
1,25% 51,11 5,88 20,74 9,25 2,82 0,06 2,61 0,39
NAA
1,50% 44,44 4,44 16,3 1,28 2,38 0,26 2,27 0,73

Qua số liệu trên cho thấy ở đối chứng tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ là rất thấp (tỷ lệ sống là 11,11%
còn tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 9,63%). Các hom được xử lý chất kích thích ở mọi nồng độ luôn có tỷ lệ hom sống và
tỷ lệ hom ra rễ cao hơn, tỷ lệ hom sống là trên 30% và tỷ lệ ra rễ trên 15%. Như vậy hoá chất đã có một ảnh
hưởng nhất định tới khả năng sống và ra rễ của hom Xoan ta.
Các chất khác nhau cho tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ cũng khác nhau, hai chất IBA, IAA ở nồng độ khác nhau
cho tỷ lệ sống khác nhau ,riêng NAA tỷ lệ khác nhau không rõ rệt. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi sử dụng
IBA ở nồng độ 0,75%, tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ là cao nhất đạt 63,70% và 57,78% tương ứng, chiều
dài rễ đạt 3,36 và số rễ trung bình trên hom cũng đạt tới 3,11 rễ/hom.
2.2. Ảnh hưởng của tuổi hom đến khả năng ra rễ
Thí nghiệm tiến hành trên các chồi lấy hom có độ tuổi khác nhau (10, 20, 30, 40 và 50 ngày tuổi), được
xử lý với cùng nồng độ chất kích thích sinh trưởng là IBA nồng độ 0,75%.
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ hom sống thấp dần khi tuổi hom còn quá non hay quá già (nhỏ hơn 10
ngày tuổi hay lớn hơn 50 ngày tuổi). Vì ở những tuổi này nếu hom non quá khả năng mất nước nhiều còn
hom già khả năng hóa gỗ cao đều làm ảnh hưởng đến mọi chứ năng sinh lý của cây, 30 ngày là độ tuổi tốt
nhất cho quá trình giâm hom, tỷ lệ hom sống cao nhất đạt 62,22%, tỷ lệ ra rễ đạt gần 60%, chiều dài rễ trung

bình đạt 3,18cm.
3. Kết quả nhân giống Xoan ta bằng phương pháp giâm hom
3.1. Ảnh hưởng của loại giá thể đến kết quả thí nghiệm giâm hom Xoan ta
Thí nghiệm được tiến hành với 5 loại giá thể khác nhau: (1) Cát sông, (2) 50% cát + 50% đất tầng mầu,
(3) 20% cát + 50% đất + 30% than chấu, (4) 70% đất + 30% hỗn hợp ruột bầu và (5) 100% đất mầu.
Hom sử dụng trong thí nghiệm là hom Xoan ta 30 ngày tuổi và loại chất kích thích sinh trưởng được sử
dụng là IBA 0,75%. Sau 30 ngày tiến hành điều tra thu thập kết quả. Các loại giá thể thí nghiệm đều được xử
lý nấm bệnh BenlatC nồng độ 0,3% và tưới phun ẩm trong môi trường như nhau.
Bảng 4. Ảnh hưởng của loại giá thể đến tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ
Tỷ lệ hom sống Tỷ lệ hom ra rễ Số rễ trên hom Chiều dài rễ
Loại giá thể
% Sd % Sd
TB
(cm)

Sd TB (cm)

Sd
(1) 55,56 2,22 39,26 3,39 3,27 0,13 3,33 0,2
(2) 62,22 6,67 52,59 8,98 3,22 0,05 3,24 0,09
(3) 62,96 8,98 52,59 7,14 3,22 0,19 3,21 0,07
(4) 74,07 5,13 57,04 8,98 3,33 0,1 3,21 0,04
(5) 58,52 3,39 39,26 4,63 3,16 0,15 3,12 0,07

Kết quả thí nghiệm cho thấy ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom
ra rễ là khác nhau, ở công thức (4) loại giá thể gồm 70% đất + 30% hỗn hợp ruột bầu cho tỷ lệ hom sống và
tỷ lệ hom ra rễ cao nhất đạt (74,07 và 57,04).
4. So sánh hiệu quả giữa hai phương pháp nhân giống
Kết quả thí nghiệm nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp ghép cây mầm và giâm hom cho thấy, cả
2 phương pháp này có thể áp dụng trong nghiên cứu và sản xuất cho Xoan ta vì không đòi hỏi kỹ thuật cao

và các vật tư thiết bị đơn giản. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy, đối với Xoan phương pháp ghép cây
mầm cho kết quả cao hơn so với phương pháp nhân giống bằng giâm hom.
Bảng 5. So sánh hiệu quả của 2 phương pháp nhân giống.
Chỉ tiêu Phương pháp ghép Phương pháp giâm hom
Tỷ lệ sống >95% 63,70
Tỷ lệ ra rễ >95% 57,78
Thời gian từ khi tiến hành đến khi
xuất vườn
3-4 tháng 3-4 tháng
Các công đoạn phụ trợ khác Ươm cây mầm Không
Khả năng phát triển của bộ rễ
Có bộ rễ phát triển tốt, giống
của cây hạt
Kém hơn
Khác
Không cần chất kích thích
sinh trưởng
Phải sử dụng chất kích thích sinh
trưởng
Như vậy, mặc dù nhân giống cho Xoan ta bằng phương pháp ghép nêm có thêm 1 giai đoạn tạo cây
mầm song với phương pháp này đã tiết kiệm được một số công chăm sóc, vật tư và hóa chất, mặt khác cây
giống có sức sống cao nên có khả năng sinh trưởng là tốt. Do đó hiệu quả nhân giống cao hơn các phương
pháp khác.
IV. KẾT LUẬN
1. Về ghép cây mầm
Tỷ lệ sống của cây ghép có chồi lấy từ cây hom cao nhất đạt 95,0%, hơn hẳn so với cây ghép chồi lấy từ
nuôi cấy mô. Tuổi gốc ghép thích hợp là 30 – 40 ngày, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Chiều dài gốc ghép 10cm ở
30 ngày tuổi là tốt nhất,có tỷ lệ sống cây ghép cao nhất đạt 95,5%. Tuổi chồi ghép tốt nhất là 3 tuần tuổi đạt
trên 77,3%. Chiều dài chồi ghép ở 10cm cho tỷ lệ sống cao nhất 96,6%.
2. Về giâm hom Xoan ta

Tuổi thích hợp nhất đối với chồi lấy hom Xoan ta là 30 ngày tuổi. Nồng độ chất kích thích sinh trưởng tốt
nhất cho giâm hom Xoan ta là IBA = 0,75%. Loại giá thể thích hợp cho giâm hom Xoan ta là: 70%đất + 30%
hỗn hợp ruột bầu. Phương pháp nhân giống thích hợp nhất cho Xoan ta là ghép nêm cho cây mầm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Tất Đơ, 2005. Đề tài: “Nghiên cứu thăm dò một số đặc điểm sinh trưởng và khả năng gây
trồng Xoan ta ở vùng Tây Nguyên”.
2. Lê Mộng Chân, 1992. Thực vật rừng và thực vật đặc sản rừng. Trường Đại học Lâm nghiệp,
3. Đoàn Thị Mai, 2001. Tài liệu chuyển giao kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng cho cây rừng.
4. Trần Hợp, Hoàng Quảng Hà, 1997. 100 loài cây bản địa. NXB Nông Nghiệp.
5. Dương Mộng Hùng, Nguyễn Hữu Huy, Lê Đình Khả, 1992. Giáo trình Giống cây rừng. Trường Đại học
Lâm nghiệp.
6. Lê Đình Khả. Cơ sở sinh học của việc nhân giống bằng hom. Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp
số 1/1986, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
7. Miller, 1990. Meliaceae. Juornal of the Arnoid arboretum. Vol 71, [455 - 471].
8. M.W. Moncur, B.V. Gunn, 1990. Seed development and germinationresponses of Melia azdarach var.
australiasiaca. Tropical Tree Seed Research. Acicar project No. [28].
9. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính. NXB Nông nghiệp, 2003
10. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạnh, 1993. Chất điều hoà sinh trưởng đối với cây trồng, NXB
Nông nghiệp.
11. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi. Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp. NXB Nông
nghiệp.
12. Sơn Tùng, 1981. Mấy biện pháp kỹ thuật để trồng được những cây Xoan có thân dài và thẳng. Tạp
chí Lâm nghiệp số 3 năm 1981, trang 20 - 21.
13. Bộ NN & PTNT. Hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và giâm hom trong Lâm nghiệp.
Thành phố HCM năm 1997.
14. Công ty giống và phục vụ trồng rừng, 1995. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm 1 số loài cây rừng.
NXB Nông nghiệp.
15. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1981. Cây gỗ rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
16. Vụ khoa học công nghệ - Bộ LN, 1994. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng. NXB Nông nghiệp.




×