Tải bản đầy đủ (.pdf) (259 trang)

Luận án tiến sĩ quản lý công thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 259 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRƯƠNG THỊ THU HIỀN

THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI- 2019

Luận án tiên sĩ Quản lý công


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRƯƠNG THỊ THU HIỀN

THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03



LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Văn Giao
2. PGS.TS. Nguyễn Tiệp

HÀ NỘI - 2019

Luận án tiên sĩ Quản lý công


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án tiến sĩ với đề tài “Thể chế quản lý nhà nước về
bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi;
các tài liệu được trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng; những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả luận án

Trương Thị Thu Hiền

Luận án tiên sĩ Quản lý công


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 12
1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về
thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ....................................... 12
1.2 Đánh giá về các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
và định hướng nghiên cứu .......................................................................... 32
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO
HIỂM THẤT NGHIỆP ......................................................................................... 36
2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 36
2.2 Nội dung cơ bản của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ..... 44
2.3 Vai trò của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp .................... 50
2.4 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước
về bảo hiểm thất nghiệp .............................................................................. 53
2.5 Quy định của luật pháp quốc tế về bảo hiểm thất nghiệp ............................ 55
2.6 Quy định về bảo hiểm thất nghiệp của một số nước trên thế giới
và những giá trị có thể vận dụng ở Việt Nam .............................................. 59
Chương 3. THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM
THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................ 75
3.1 Thực trạng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ............................................. 75
3.2 Phân tích thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
ở Việt Nam giai đoạn 2009-2017 ............................................................... 86
3.3 Đánh giá thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
ở Việt Nam .............................................................................................. 104
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM .... 129
4.1 Dự báo xu hướng bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030 .......... 129
4.2 Quan điểm hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm
thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ............... 138
4.3 Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về
bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030 ...................................... 139

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 165
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC

Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ASXH

An sinh xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

DVVL

Dịch vụ việc làm

GTVL


Giới thiệu việc làm

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HĐLV

Hợp đồng làm việc

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

LĐ-TB&XH

Lao động- Thương binh và Xã hội

LLLĐ

Lực lượng lao động

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động


NSNN

Ngân sách nhà nước

TCTN

Trợ cấp thất nghiệp

TTHC

Thủ tục hành chính

TTLĐ

Thị trường lao động

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

Tên bảng
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động và số người thất nghiệp ở Việt
Nam giai đoạn 2003-2008
Tỷ lệ thất nghiệp và số người thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009-2017

Số người tham gia BHTN trong tương quan với lực lượng lao động cả
nước giai đoạn 2009-2017
Kết quả thu bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2009-2017
Chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010-2017
Cân đối thu- chi quỹ bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010- 2017
Tình hình giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010-2017
Tỷ lệ người được nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tổng số người
tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tổng số người thất nghiệp giai đoạn
2010- 2017
Kết quả bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009-2017
Danh mục thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp
Tỷ lệ đóng góp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp ở một số quốc gia
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp ở một số quốc gia
Nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010-2017
Cơ cấu chi bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010-2017
Các địa phương có số điểm giải quyết bảo hiểm thất nghiệp nhiều nhất
nước
Lực lượng lao động, số người thất nghiệp, số người tham gia bảo hiểm thất
nghiệp và số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn
2003-2017
Dự báo lực lượng lao động, số người thất nghiệp, số người tham gia bảo
hiểm thất nghiệp và số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam
giai đoạn 2018-2030
Dự kiến cân đối thu-chi bảo hiểm thất nghiệp trong 5 năm đối với 1 người
lao động có tham gia học nghề (mức lương tối thiểu thời điểm 30/6/2018)
Dự kiến cân đối thu-chi bảo hiểm thất nghiệp trong 5 năm đối với 1 người
lao động không tham gia học nghề (mức lương tối thiểu thời điểm
30/6/2018)
Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một người tham gia bảo hiểm thất
nghiệp giai đoạn 2010- 2017


Luận án tiên sĩ Quản lý công


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ, đồ thị

Biểu đồ 3.1

Tỷ lệ chi bảo hiểm thất nghiệp so với tổng thu bảo hiểm thất
nghiệp giai đoạn 2010-2017

Biểu đồ 3.2

Tỷ lệ lao động mất việc làm được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong
tổng số người thất nghiệp và người tham gia bảo hiểm thất nghiệp
giai đoạn 2010-2017

Biểu đồ 3.3

Tỷ lệ lao động mất việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm trong
tổng số người thất nghiệp giai đoạn 2010-2017

Biểu đồ 3.4

Tỷ lệ lao động mất việc làm được hỗ trợ học nghề trong tổng số
người thất nghiệp và người tham gia bảo hiểm thất nghiệp giai
đoạn 2010-2017


Biểu đồ 3.5

Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong lực
lượng lao động Việt Nam giai đoạn 2009-2017

Biểu đồ 3.6
Sơ đồ 3.1

Cơ cấu chi bảo hiểm thất nghiệp năm 2017 (%)
Mô tả đối tượng người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm thất
nghiệp

Sơ đồ 3.2

Mô tả đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp hiện hành ở Việt
Nam

Sơ đồ 3.3

Quy trình giải quyết hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho người
lao động mất việc làm

Sơ đồ 4.1

Mơ hình cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động- việc làm

Sơ đồ 4.2

Các bộ phận hợp thành tổng dân số, nguồn lao động, dân số trong

độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dân số hoạt động kinh tế,
không hoạt động kinh tế

Luận án tiên sĩ Quản lý công


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về lý luận
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế- xã hội luôn tồn tại ở tất cả các quốc
gia, không phân biệt trình độ phát triển hay chế độ chính trị, đồng thời, có thể gây ra
hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội và bản thân người thất nghiệp. Vì vậy, Chính
phủ các nước ln đặt ra cho mình một tỷ lệ thất nghiệp chấp nhận được đồng thời
lựa chọn các biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục hậu quả của thất
nghiệp. Trong số các biện pháp đó, bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp tất yếu,
khách quan, hiện được thực hiện ở 80 quốc gia và ngày càng phát huy được vai trò
hết sức to lớn của nó. Đối với người lao động, người thất nghiệp: Bảo hiểm thất
nghiệp gián tiếp ngăn ngừa, hạn chế thất nghiệp cho người lao động; trực tiếp bù
đắp một phần thu nhập cho người thất nghiệp; động viên người tham gia bảo hiểm
thất nghiệp hăng hái, yên tâm làm việc (đối với người đang có việc làm) hoặc tạo
động lực để họ nhanh chóng tìm kiếm việc làm (đối với người chưa có việc làm);
duy trì, củng cố, phát triển niềm tin của người lao động, người thất nghiệp vào tính
nhân đạo, nhân văn sâu sắc của bộ máy lãnh đạo đất nước. Đối với người sử dụng
lao động: Bảo hiểm thất nghiệp làm giảm gánh nặng tài chính cho người sử dụng
lao động trong những trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc không đảm bảo được
việc làm cho người lao động; không phải chỉ trả bất kỳ khoản trợ cấp nào dành cho
người lao động khi họ thơi việc, nghỉ việc vì đã có quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả.
Đối với quốc gia: Bảo hiểm thất nghiệp như một chất xúc tác giúp đảm bảo việc
làm bền vững cho người lao động, từ đó hạn chế thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã
hội, góp phần ổn định vĩ mô nền kinh tế, tạo nên sự phát triển bền vững của mỗi

quốc gia. Với vai trò to lớn đó, ngày nay, bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành bộ phận
quan trọng không thể thiếu của hệ thống chính sách an sinh xã hội của các nước
phát triển, đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp giúp hiện thực hóa các mục tiêu, ý
tưởng của các nhà chính trị về bảo hiểm thất nghiệp thông qua hệ thống thể chế làm
cơ sở cho việc tổ chức triển khai bảo hiểm thất nghiệp theo đúng định hướng, chủ
trương, đường lối của các nhà chính trị. Trong các nội dung quản lý nhà nước về
bảo hiểm thất nghiệp, thể chế có vai trị hết sức quan trọng, mang tính quyết định
1

Luận án tiên sĩ Quản lý công


đối với các nội dung còn lại của quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp: tổ chức
bộ máy, nhân sự, nguồn lực vật chất, tài chính, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo về BHTN... Do đó, một thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất
nghiệp hoàn chỉnh sẽ giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
có hiệu lực, hiệu quả, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của chính sách bảo
hiểm thất nghiệp trên thực tế.
Tuy nhiên hiện nay các nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước về thể chế
quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp chưa nhiều (chỉ có một vài tác giả nghiên
cứu khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp, quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp,
thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp); một số nội dung liên quan khác
chưa được nghiên cứu như nội dung cơ bản của thể chế quản lý nhà nước về bảo
hiểm thất nghiệp, vai trò của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp và
các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất
nghiệp.
1.2 Về thực tiễn
Ở Việt Nam, để đảm bảo quyền được làm việc của công dân về việc làm theo
Hiến pháp 2013, Nhà nước đã và đang thực hiện nghĩa vụ tạo việc làm đồng thời có

các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục tình trạng thất nghiệp cho người lao
động, trong đó có chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Từ ngày 01/01/2009, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chính thức được áp
dụng ở Việt Nam với mục đích hỗ trợ người lao động bị mất việc làm một phần thu
nhập đồng thời hỗ trợ họ được học nghề, tìm việc làm để tái gia nhập thị trường lao
động, ổn định cuộc sống. Với nỗ lực này, Việt Nam trở thành nước thứ 79 trên thế
giới và nước thứ 2 ở ASEAN thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
Đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
to lớn trong thực hiện bảo hiểm thất nghiệp nhưng thể chế quản lý nhà nước về
bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể là: Tên gọi ”Bảo hiểm thất
nghiệp” chưa phản ánh đúng nội dung của chính sách Bảo hiểm thất nghiệp; Quy
định hiện hành chưa phát huy sự chủ động của các địa phương trong quản lý bảo
hiểm thất nghiệp; chưa đảm bảo tính cơng bằng giữa các đối tượng người lao động,
người sử dụng lao động về giới tính, độ tuổi, khu vực, quy mơ; chưa đảm bảo tính
hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn

2

Luận án tiên sĩ Quản lý công


hiện nay; Một số quy định còn chưa hợp lý và chưa đảm bảo tính minh bạch: về đối
tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, về chế độ
thông tin quản lý, quan hệ phối hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có
liên quan trong triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, về quỹ bảo
hiểm thất nghiệp, về chế tài xử lý vi phạm và thủ tục hành chính về bảo hiểm thất
nghiệp...
Tất cả những bất cập này là một phần nguyên nhân của tình trạng người sử
dụng lao động không tuân thủ nghĩa vụ thông báo định kỳ về tình hình biến động
lao động, tập huấn hướng dẫn thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, chậm đóng, nợ đọng

bảo hiểm thất nghiệp; tình trạng người lao động trục lợi bảo hiểm thất nghiệp:
không trung thực khi khai báo tình trạng việc làm, vừa hưởng bảo hiểm thất nghiệp
vừa tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, nâng cao mức đóng góp trước khi nghỉ
việc để được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp cao hơn, gần đến tuổi nghỉ hưu thì xin
nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc vừa hưởng chế độ thai sản vừa hưởng
trợ cấp thất nghiệp, người lao động trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng
vẫn tiếp tục đi làm việc mà không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
hoặc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở địa phương khác ...
Đây cũng là nguyên nhân mà mặc dù bảo hiểm thất nghiệp đã tạo ra hiệu ứng
xã hội rất tốt, góp phần ngăn ngừa, khắc phục, hạn chế hậu quả của thất nghiệp
nhưng trên thực tế, tỷ lệ tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong lực lượng lao động
Việt Nam hiện nay chỉ chiếm khoảng 21,82% (giai đoạn 2009-2017 dao động từ
12,15% đến 21,82%) với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 1,07%, làm cho độ bao
phủ bảo hiểm thất nghiệp hiện rất thấp.
Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có
ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của con người, trong đó có vấn
đề lao động, việc làm, thất nghiệp; mang đến những cơ hội và thách thức đối với
quản trị nhà nước nói chung, quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực nói riêng, trong
đó có quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, hồn thiện thể chế quản lý
nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng và cấp
thiết, giúp tận dụng những tác động tích cực, vượt qua những tác động tiêu cực, từ
đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong giai
đoạn hiện nay (khi mà tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên, ở

3

Luận án tiên sĩ Quản lý công


lao động có trình độ cao ngày càng tăng) và trong tương lai (khi nhu cầu về lao

động phổ thông ngày càng giảm đi do tốc độ của tự động hóa, rơ bốt hóa, ...).
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài "Thể chế
quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án
Tiến sĩ là cần thiết, phù hợp với chuyên ngành đào tạo, có ý nghĩa nhất định về mặt
lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở khoa
học về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, trên cơ sở đó làm rõ và
đánh giá thực trạng, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hồn thiện thể chế
quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến
thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.
- Xây dựng cơ sở khoa học thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp:
một số khái niệm cơ bản (bảo hiểm thất nghiệp, quản lý nhà nước về bảo hiểm thất
nghiệp, thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp), nội dung cơ bản của thể
chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, vai trò của thể chế quản lý nhà nước
về bảo hiểm thất nghiệp, các nhân tố chủ yếu tác động đến thể chế quản lý nhà nước
về bảo hiểm thất nghiệp, quy định của luật pháp quốc tế về bảo hiểm thất nghiệp.
- Nghiên cứu thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở một số nước
có nhiều thành cơng trong quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, có đặc điểm
tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích thực trạng thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, đưa ra
đánh giá chung về tác động của chính sách bảo hiểm thất nghiệp đến tỷ lệ thất
nghiệp, về hiệu quả của chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam thời gian qua.
- Phân tích, đánh giá, đưa ra nhận định về những thành công và bất cập về thể
chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009-2017.
- Phân tích bối cảnh Việt Nam hiện nay, tấm nhìn đến năm 2030 và dự báo
những tác động đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp; phân tích

quan điểm phát triển bảo hiểm thất nghiệp của Đảng và Nhà nước Việt Nam; dự báo

4

Luận án tiên sĩ Quản lý công


lực lượng lao động, số người thất nghiệp, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp,
số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030; từ đó, dự báo
xu hướng phát triển thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp đến năm
2030.
- Đưa ra quan điểm và đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý
nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Về lý luận: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận về thể
chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.
- Về thực tiễn: Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể chế bảo hiểm thất
nghiệp của một số nước, thực tiễn về bảo hiểm thất nghiệp và thể chế quản lý nhà
nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Luận án không nghiên cứu tất cả các nội dung của thể chế quản lý nhà nước về
bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay mà chỉ tập trung vào 7 nội dung cơ bản,
gồm các quy định về: hình thức tham gia, đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp;
các chế độ bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức bộ máy, nhân sự quản lý nhà nước về bảo
hiểm thất nghiệp; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện chính sách
bảo hiểm thất nghiệp; quỹ BHTN; xử lý vi phạm, thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân,
giải quyết kiến nghị, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp và thủ tục

hành chính về bảo hiểm thất nghiệp (được trình bày ở mục 2.2, chương 2).
Bên cạnh đó, luận án khơng nghiên cứu tất cả các nội dung của thể chế quản lý
nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở 6 quốc gia để rút ra bài học kinh nghiệm vận
dụng vào hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam mà chỉ tập trung vào 8
nội dung cơ bản trong quy định của mỗi nước, gồm: đối tượng tham gia, hình thức
tham gia, các bên đóng góp vào quỹ BHTN, mức đóng BHTN, mức hưởng TCTN,
thời gian hưởng TCTN, điều kiện hưởng BHTN, tổ chức bộ máy quản lý BHTN
(được trình bày ở mục 2.7.1, chương 2).
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu:

5

Luận án tiên sĩ Quản lý công


Thời gian nghiên cứu thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam được giới hạn từ
ngày chính sách bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực thực thi ở Việt Nam (ngày
01/01/2009) đến nay, tầm nhìn đến năm 2030- thời điểm cả nước thi đua lập thành
tích chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày thống nhất đất nước và 45 năm thực hiện
công cuộc đổi mới đất nước.
Các nghiên cứu liên quan về thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam, được giới hạn
từ năm 2003 đến nay (trước và sau khi có chính sách bảo hiểm thất nghiệp) để có cơ
sở đánh giá tác động của chính sách này đến thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
Các nghiên cứu liên quan về quy định bảo hiểm thất nghiệp của 6 quốc gia
trên thế giới được giới hạn từ năm ban hành quy định mới nhất về BHTN hiện đang
còn hiệu lực thực thi đến nay.
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thể chế quản lý
nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, để có cơ sở hồn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm
thất nghiệp ở Việt Nam, luận án mở rộng không quan nghiên cứu đến các quy định

về BHTN của Tổ chức Lao động Quốc tế và các nước: Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hoa
Kỳ, Canada, Trung Quốc và Thái Lan.
4. Giả thuyết khoa học và các câu hỏi nghiên cứu của luận án
4.1 Giả thuyết khoa học
Luận án đặt ra giả thuyết nghiên cứu sau đây: Hơn 10 năm qua, mặc dù có
những thành cơng nhưng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam vẫn còn tồn tại những bất cập nhất định. Nếu có một hệ thống giải pháp đồng
bộ giúp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp thì chính sách
bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu mà nhà nước đặt ra, từ đó, sẽ
mang lại hiệu quả, phát huy vai trò đảm bảo một phần đời sống cho người thất
nghiệp, tạo cơ hội cho người lao động nhanh chóng tái hịa nhập thị trường lao
động, góp phần ổn định vĩ mơ nền kinh tế, trở thành chính sách có vị trí ngày càng
quan trọng trong hệ thống chính sách thị trường lao động và an sinh xã hội của Việt
Nam.
4.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án giải quyết các câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:
- Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp là gì?

6

Luận án tiên sĩ Quản lý cơng


- Việt Nam có thể học được những gì từ kinh nghiệm của các nước trên thế
giới để hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp?
- Tại sao nhiều đối tượng người thất nghiệp, người lao động có rủi ro việc làm
cao ở Việt Nam chưa được tiếp cận với chính sách bảo hiểm thất nghiệp?
- Tại sao người lao động mất việc làm chỉ quan tâm đến chế độ trợ cấp thất
nghiệp, mà không quan tâm đến chế độ khác của chính sách bảo hiểm thất nghiệp?
- Tại sao chế độ đào tạo nghề cho người lao động mất việc làm ít thu hút sự

tham gia của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, chưa thực sự mang lại hiệu quả
như mong đợi?
- Tại sao vẫn cịn tình trạng người lao động “lách luật” để hưởng bảo hiểm thất
nghiệp, tình trạng nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp như báo chí phản ánh thời gian
qua?
- Cần phải hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam theo quan điểm nào?
- Để hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam,
cần phải có những giải pháp gì?
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử Mác- Lênin, luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn
có liên quan đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp nhằm đánh giá
thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi góp phần hồn thiện thể chế
quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
5.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Luận án sử dụng phương pháp
này để tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, từ
đó so sánh, chọn lọc những cơng trình có gắn bó mật thiết với đề tài để đưa vào luận
án (chương 1). Tác giả cũng sử dụng phương pháp này để hệ thống lại các nghiên
cứu đã có liên quan đến cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất
nghiệp, từ đó, có sự kế thừa, phát triển hơn so với các nghiên cứu đã có (chương 2).

7

Luận án tiên sĩ Quản lý công



- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Lựa chọn, phân tích một số quy định về
bảo hiểm thất nghiệp ở một số nước trên thế giới: Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hoa Kỳ,
Canada (4 quốc gia có nhiều thành cơng trong thực hiện bảo hiểm thất nghiệp) và
Trung Quốc, Thái Lan (2 quốc gia đã thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, có điều kiện
tương đồng với Việt Nam). Luận án sử dụng phương pháp này để làm sâu sắc thêm
kinh nghiệm ở các nước trên thế giới về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất
nghiệp (chương 2).
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Luận án xem thể chế quản lý nhà nước về
bảo hiểm thất nghiệp là một hệ thống lớn, trong đó có các hệ thống con, đó là các
yếu tố cấu thành nên thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp. Để hoàn
thiện hệ thống lớn, việc hoàn thiện từng hệ thống con là hết sức cần thiết. Luận án
sử dụng phương pháp này trong phân tích, đánh giá thực trạng thể chế quản lý nhà
nước về bảo hiểm thất nghiệp ở chương 3 và đưa ra những giải pháp hoàn thiện ở
chương 4.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 02 chuyên gia (đại diện lãnh đạo Phòng
Bảo hiểm thất nghiệp thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh
và đại diện lãnh đạo Phịng Chế độ chính sách thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ
Chí Minh) về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp. Tác giả sử dụng
phương pháp này để bổ sung, củng cố các lập luận của mình ở phần phân tích, đánh
giá thực trạng (chương 3) và đưa ra giải pháp hoàn thiện (chương 4).
5.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp khảo sát trực tuyến: tiến hành khảo sát ý kiến của 400 người
lao động trên phạm vi cả nước về chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (đặc
điểm đối tượng tham gia khảo sát được mô tả ở mục 1, phụ lục 11). Cách lựa chọn
mẫu và kích thước mẫu được nêu trong phụ lục 10. Theo đó, tác giả sử dụng
phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên phi xác suất và kích thước mẫu được tính
tốn theo cơng thức Slovin- một phương pháp được sử dụng nhiều trong nghiên cứu
khoa học: n  N /(1  N . 2 ) (Trong đó: N: lực lượng lao động tại thời điểm khảo sát
(53.984.200 người) và  : sai số cho phép (5%)). Sử dụng phương pháp này để làm

cơ sở bổ sung, củng cố cho các nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng về thể chế
quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp (chương 3) và đưa ra các giải pháp hoàn
thiện (chương 4).

8

Luận án tiên sĩ Quản lý công


- Phương pháp phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS: sử dụng phương pháp
này để phân tích một số nội dung chuyên sâu (đa biến, liên kết chéo) từ số liệu thu
thập được từ kết quả khảo sát trực tuyến đối với 400 người lao động để làm minh
chứng cho các đánh giá cần gắn nội dung khảo sát với đối tượng khảo sát (chương
3). Dữ liệu phân tích được trình bày ở phụ lục 11.
- Phương pháp dự báo số liệu (về lực lượng lao động, số người thất nghiệp, số
người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, số người được giải quyết chế độ bảo hiểm thất
nghiệp) bằng mơ hình hồi quy theo thời gian hay cịn gọi là mơ hình dự báo dựa vào
xu thế (được trình bày tại phụ lục 12, 13, 14 và 15). Luận án sử dụng phương pháp
này để làm rõ cơ sở để đưa ra những dự báo về xu hướng bảo hiểm thất nghiệp đến
năm 2030 (chương 4).
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp mới về mặt lý luận
Về mặt lý luận, luận án kế thừa và phát triển cơ sở lý luận thể chế quản lý nhà
nước về bảo hiểm thất nghiệp, bổ sung về mặt học thuật các khái niệm về bảo hiểm
thất nghiệp, quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, thể chế quản lý nhà nước về
bảo hiểm thất nghiệp; nội dung cơ bản của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm
thất nghiệp; vai trò của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp và các
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp.
Trong đó, 7 nội dung cơ bản của thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
là cơ sở quan trọng nhất để tác giả tổ chức một cách xuyên suốt và lôgic việc mô tả,

đánh giá thực trạng (ở chương 3) và đưa ra hệ thống giải pháp hoàn thiện thể chế
quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (ở chương 4).
6.2. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn, luận án có những đóng góp mới như sau:
Một là, qua nghiên cứu các quy định về bảo hiểm thất nghiệp ở một số nước
trên thế giới có nhiều thành cơng trong thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp
và một số nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam đã có bước đi trước trong
thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, luận án góp phần làm sâu sắc thêm kinh nghiệm của
các nước về bảo hiểm thất nghiệp và rút ra những giá trị có thể vận dụng để hoàn
thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
Hai là, qua mơ tả, phân tích thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trước và sau

9

Luận án tiên sĩ Quản lý công


khi thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, phân tích thực trạng bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam từ khi triển khai đến nay, luận án đã có những nhận xét quan trọng về
những đóng góp của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, như là cách ghi nhận hiệu
quả của chính sách này trong việc ngăn ngừa, khắc phục, hạn chế tình trạng thất
nghiệp ở Việt Nam.
Ba là, qua phân tích và đánh giá một cách toàn diện thực trạng thể chế quản lý
nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam từ khi triển khai đến nay, luận án đã
đánh giá được những thành công và bất cập của thực trạng thể chế quản lý nhà nước
về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam thời gian qua.
Bốn là, qua thực hiện công tác dự báo: bối cảnh Việt Nam và sự tác động đến
thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, dự báo các chỉ tiêu lao động, thất
nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp, xu hướng phát triển thể chế quản lý nhà nước về bảo
hiểm thất nghiệp đến năm 2030, luận án đã cho thấy cái nhìn tương lai trong hơn 10

năm đến về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, có tính đến tác động
có thể có từ bối cảnh hiện tại, nhất là từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Năm là, qua việc xây dựng, đề xuất quan điểm và hệ thống giải pháp hoàn
thiện thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, luận án giúp nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tương lai, góp phần đưa chính
sách bảo hiểm thất nghiệp ngày càng đến được với người lao động thực sự có nhu
cầu, nguyện vọng, giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của những người
tham gia bảo hiểm thất nghiệp, từ đó, góp phần ổn định xã hội, phát triển đất nước.
Trong đó, một số đề xuất quan trọng như: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm
thất nghiệp đến lao động khu vực phi chính thức và lao động khu vực nông, lâm,
thủy sản; quy định thêm hình thức tham gia bảo hiểm thất nghiệp tự nguyện; Bổ
sung thêm chế độ hỗ trợ mới: “Cho vay ưu đãi từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp”; Tăng
mức hỗ trợ đối với chế độ hỗ trợ học nghề; có hỗ trợ đột xuất trong các trường hợp
người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp gặp rủi ro; Xây dựng và ban hành quy định về
xây dựng, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động- việc làm; Đổi mới
công tác tổ chức thông tin, thống kê về bảo hiểm thất nghiệp; không thu bảo hiểm
thất nghiệp đối với người lao động đã hết tuổi lao động mà chưa đủ điều kiện hưởng
lương hưu; giảm mức thu đối với một số đối tượng người sử dụng lao động đồng
thời tăng một số khoản chi cần thiết khác (tăng mức đầu tư ứng dụng công nghệ

10

Luận án tiên sĩ Quản lý công


thông tin; tăng mức hỗ trợ học nghề, …); bổ sung chế tài xử lý vi phạm pháp luật về
Bảo hiểm thất nghiệp một cách đầy đủ, nghiêm khắc không những đối với người lao
động, người sử dụng lao động mà còn đối với bộ máy các cơ quan quản lý, thực thi
bảo hiểm thất nghiệp và đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan đó; Giao
Trung tâm Dịch vụ việc làm chức năng tổ chức chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người

lao động; ...
7. Ý nghĩa của luận án
Luận án có những ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, luận án là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách tồn diện và có
hệ thống về lý luận và thực tiễn thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam từ khi triển khai đến nay, góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về thể chế
quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp và làm sâu sắc, sinh động thêm thực tiễn
thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam.
Thứ hai, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, nhà hoạch
định chính sách về bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ ba, luận án là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy có giá trị trong lĩnh vực bảo
hiểm, an sinh xã hội, quản lý nhà nước về kinh tế- xã hội và là tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu tiếp theo về bảo hiểm thất nghiệp về sau.
8. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, mục lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của
luận án gồm có 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở khoa học về thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất
nghiệp
Chương 3. Thực trạng thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở
Việt Nam hiện nay
Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về
bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

11

Luận án tiên sĩ Quản lý công


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về thể chế quản lý nhà nước về bảo
hiểm thất nghiệp
Các nghiên cứu liên quan đến thể chế QLNN về BHTN đã được nhiều cá
nhân, tổ chức trong và ngồi nước nghiên cứu và cơng bố dưới nhiều hình thức khác
nhau.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Ngay khi ra đời, ILO đã phê chuẩn Công ước thất nghiệp C2 vào năm 1919
[125]. Tiếp đến các năm sau, tổ chức này cịn phê chuẩn các Cơng ước khác: Cơng
ước phịng chống thất nghiệp C44, năm 1934 [126]; Công ước ASXH C102, năm
1952 [127]; Công ước xúc tiến, hỗ trợ và bảo vệ phòng chống thất nghiệp C168
năm 1991[128]. Những công ước này định hướng cho các nước tham gia phê chuẩn
Cơng ước hoạch định chính sách tìm kiếm biện pháp phòng chống thất nghiệp để
bảo vệ NLĐ và gia đình họ. Có một số nhà khoa học trên thế giới đã cơng bố những
cơng trình nghiên cứu của mình liên quan đến BHTN và TCTN.
Trong cuốn sách “Business Cylces and Unemployment” (tạm dịch là “Chu kỳ
kinh doanh và thất nghiệp”) của Cơ quan nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ xuất
bản năm 1923 [140], tác giả chương “Unemployment Insurance”, Leo Wolman, đã
có nghiên cứu nội dung chính sách BHTN ở Anh và thảo luận về chế độ BHTN dự
kiến áp dụng tại Hoa Kỳ. Đây là một trong số rất ít những cuốn sách có nội dung
nghiên cứu về BHTN sớm nhất trên thế giới. Lúc này chính sách BHTN chỉ mới
được hình thành và phát triển ở một số quốc gia. Cơng trình này liên quan đến luận
án ở nội dung: quá trình hình thành và phát triển BHTN trên thế giới. Đây là các
thông tin hữu ích giúp tác giả có thêm thực tiễn về thể chế QLNN về BHTN ở các
nước trên thế giới, từ đó, có thơng tin đa chiều trong nghiên cứu thể chế QLNN về
BHTN ở Việt Nam.
Trong cuốn sách “Public Administration” (Hành chính cơng) xuất bản năm
1927 [117], tác giả P.Y. Blundun đã đề cập đến vấn đề quản lý BHTN trong quản
lý hệ thống ASXH tại chương 5 “Administrative Aspects of Social Insurance:
Unemployment Insurance” (tạm dịch là: “Các khía cạnh hành chính của BHXH:

12

Luận án tiên sĩ Quản lý công


BHTN”. Đây là một trong số rất ít các cơng trình nghiên cứu đầu tiên về quản lý
BHTN. Cơng trình này liên quan đến luận án ở nội dung: khái niệm BHTN. Đây là
thơng tin hữu ích giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu và hệ thống cơ sở lý luận về
thể chế QLNN về BHTN (chương 2).
Tháng 3/2000, ngân hàng Phát triển liên Mỹ Inter-America Development
Bank đã thực hiện nghiên cứu về “Unemployment Insurance: Case studies and
lessons for Latin America and Caribbean” [139] (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất
nghiệp: Nghiên cứu tình huống và những bài học cho các nước Mỹ La tinh và Ca ri
bê) với 83 trang. Trong nghiên cứu các tác giả đã dành 12 trang để giới thiệu và mô
tả tổng quan chung về chính sách BHTN (mục đích, mục tiêu của chính sách, sự
khác nhau giữa BHTN và các dạng hỗ trợ mất việc làm khác, xu hướng quốc tế về
BHTN…), 46 trang để mơ tả chính sách BHTN ở 6 nước: Argentina, Barbados,
Brazil, Nhật, Ba Lan và Hoa Kỳ (về nguồn gốc của chính sách, tài chính, nội dung
chính sách, quản lý chính sách và các điểm chính cần quan tâm), 6 trang để bàn về
BHTN và tài chính cho hoạt động đào tạo và 19 trang để nhận xét và đưa ra khuyến
nghị về chính sách đối với các nước Mỹ La tinh và Ca ri bê. Cơng trình này liên
quan đến luận án ở nội dung: BHTN ở Hoa Kỳ, xu hướng quốc tế về BHTN. Đây là
thông tin hữu ích giúp tác giả có cơ sở để lựa chọn các quốc gia cần nghiên cứu, học
hỏi kinh nghiệm, vận dụng phù hợp vào điều kiện của Việt Nam (chương 2).
Năm 2006, tác giả Konstantinos Tatsiramos có bài viết "Unemployment
insurance in Europe: Unemployment duration and subsequent employment
stability" [143] (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất nghiệp ở châu Âu: thời gian thất
nghiệp và vấn đề ổn định việc làm tiếp theo) đăng trên Tạp chí Journal of the
European Economic Association (Tạp chí Hiệp hội Kinh tế châu Âu). Với 23 trang
chưa kể tài liệu tham khảo và phụ lục, bài báo đưa ra các bằng chứng về tác dụng

của BHTN đến tình trạng thất nghiệp (bằng chứng từ số liệu ở 8 quốc gia ở châu Âu
(gồm: Đan Mạch, Pháp, Đức, Ireland, Vương quốc Anh, Ý, Hy Lạp và Tây Ban
Nha) được Ủy ban European Community Household Panel cung cấp, từ đó, phân
tích và đưa ra các đề xuất về chính sách để ổn định việc làm cho NLĐ ở các nước
châu Âu trong các giai đoạn tiếp theo. . Cơng trình này liên quan đến luận án ở nội
dung: làm rõ chế độ BHTN ở Đan Mạch. Đây là thơng tin hữu ích giúp tác giả có cơ
sở lựa chọn Đan Mạch để nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng vào điều kiện

13

Luận án tiên sĩ Quản lý công


của Việt Nam để phục vụ cho luận án (chương 2).
Tháng 2/2009, Nghiên cứu “Unemployment Insurance: Current Situation and
Potential Reforms” [152] (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất nghiệp: tình hình hiện tại và
những cải cách tiềm năng”) của tác giả Wayne Wroman đăng trên website
www.urban.org của Viện Đô thị Hoa Kỳ. Bài báo đánh giá tình hình quỹ BHTN,
quản lý BHTN tại Hoa Kỳ tính đến hết năm 2008, từ đó đưa ra các khuyến nghị
nhằm cải cách chính sách BHTN trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái kinh tế.
Theo đó, Chính phủ liên bang cần phải thực hiện nâng mức thuế đóng góp để cải
thiện tài chính chương trình BHTN; cung cấp ưu đãi tài chính cho các bang để tăng
dự trữ quỹ BHTN, … . Cơng trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ chế
độ BHTN ở Hoa Kỳ. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả có cơ sở lựa chọn Hoa
Kỳ để nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, áp dụng vào điều kiện của Việt Nam để
phục vụ cho luận án (chương 2).
Năm 2013, nhóm tác giả gồm John Carter, Michel Bédard và Céline Peyron
Bista thuộc dự án nghiên cứu của ILO về "Thúc đẩy và xây dựng bảo hiểm thất
nghiệp và dịch vụ việc làm trong khu vực ASEAN", được tài trợ bởi Chính phủ Nhật
Bản đã hồn thành báo cáo “Comparative review of unemployment and employment

insurance experiences in Asia and worldwide” [132] (tạm dịch là Xem xét so sánh
tỷ lệ thất nghiệp và kinh nghiệm về bảo hiểm việc làm ở các nước châu Á và toàn
thế giới) với 112 trang. Báo cáo này trình bày tổng quan về BHTN (UI) và các
chương trình bảo hiểm việc làm (EI) tại chỗ ở 14 quốc gia như là một phương tiện
cung cấp một phần thu nhập thay thế cho NLĐ tham gia bảo hiểm trong khi họ mất
việc làm và đang tìm kiếm việc làm mới. Các quốc gia được lựa chọn cho việc xem
xét so sánh không chỉ dựa trên tiêu chí khác nhau về phạm vi địa lý sao cho đại diện
cho tồn thế giới mà cịn dựa trên tiêu chí khác nhau về trình độ phát triển kinh tế ở
các gia đoạn khác nhau. Tại Bắc Mỹ có Canada và Hoa Kỳ; ở Nam Mỹ có
Argentina và Chile; ở châu Âu có Đan Mạch, Pháp và Đức; ở Trung Đơng có
Bahrain; ở Đơng Nam Á có Thái Lan và Việt Nam và ở Đơng Á có Trung Quốc,
Nhật Bản, Mơng Cổ và Hàn Quốc. Mục đích của báo cáo là để làm nổi bật các tính
năng chính và thơng lệ áp dụng trong chính sách BHTN ở các quốc gia. Cơng trình
này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ BHTN ở một số quốc gia: Canada,
Hoa Kỳ, Đan Mạch, Thái Lan, Trung Quốc. Đây là thơng tin hữu ích, đáng tin cậy

14

Luận án tiên sĩ Quản lý công


giúp tác giả có thêm thơng tin trong nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các nước này,
áp dụng vào điều kiện của Việt Nam (chương 2).
Cũng trong năm 2013, nhóm nghiên cứu gồm 3 thành viên: Haroon Bhorat,
Sumayya Goga và David Tseng- là các chuyên gia tư vấn chính sách của tổ chức
The Africa Growth Initiative- AIG (tạm dịch là tổ chức “Sáng kiến tăng trưởng
châu Phi”) thuộc Cơ quan Nghiên cứu Chính sách Phát triển (DPRU) tại Đại học
Cape Town chuyên về nghiên cứu kinh tế xã hội, tập trung vào thị trường lao động,
đói nghèo và bất bình đẳng tại Viện Brookings, Hoa Kỳ, đã tiến hành một nghiên
cứu về: “Unemployment insurance in South Africa: A descriptive overview of

claimants and claims” (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất nghiệp ở Nam Phi: Một mô tả
tổng quan về người yêu cầu bồi thường và các yêu cầu bồi thường”) [121]. Nghiên
cứu này chủ yếu xem xét tác động của hệ thống BHTN trên TTLĐ ở Nam Phi thơng
qua phân tích mô tả hành vi của người yêu cầu bồi thường và các yêu cầu bồi
thường trong hệ thống tài chính BHTN của Nam Phi (UIF). Nghiên cứu cũng mô tả
các quy định trong thiết kế hệ thống UIF ở Nam Phi- là cơ sở quan trọng trong việc
xác định quyền truy cập vào hệ thống trong thời gian hưởng lợi, cũng như xác định
số tiền trợ cấp thất nghiệp mà NLĐ được hưởng. Theo quan điểm rằng Nam Phi có
tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trên thế giới, hệ thống UIF là nghiêm ngặt vì thời gian trợ
cấp phụ thuộc vào lịch sử q trình cơng tác trước đó của NLĐ mặc dù lợi ích thay
thế thu nhập là tiến bộ hơn so với thu nhập trước đó của họ. Dữ liệu hành chính
được sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ UIF, theo quý, từ năm 2005 đến
quý 3 năm 2011. Bài báo được tổ chức thành ba phần, trong đó, phần 1 cung cấp
tổng quan về thể chế của hệ thống BHTN ở Nam Phi, nêu bật các khía cạnh chính
của hệ thống này cũng như những thay đổi của hệ thống theo thời gian trước khi
tiến hành mô tả tổng quan bốn nội dung của người yêu cầu bồi thường và tuyên bố
UIF giữa năm 2005 và năm 2011 (ở phần 2) và đưa ra những kết luận (ở phần 3).
Cơng trình này liên quan đến luận án ở nội dung: thủ tục thực hiện chi trả BHTN và
các chế độ BHTN mà người hưởng lợi được hưởng. Đây là thơng tin hữu ích giúp
tác giả có cái nhìn đa dạng hơn trong đề xuất các chế độ BHTN cho NLĐ (chương
4).
Năm 2014, bài báo “Labor Market Effects of Unemployment Insurance
Design” [144] (tạm dịch là: “Những ảnh hưởng của thị trường lao động đến thiết

15

Luận án tiên sĩ Quản lý công


kế bảo hiểm thất nghiệp”) của hai tác giả Konstantinos Tatsiramos và Jan C. van

Ours đăng trên tạp chí Journal of Economic Surveys (Tạp chí Khảo sát kinh tế) đưa
ra các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm về ảnh hưởng tích cực đối với người
nhận BHTN và thảo luận về tác động của nó trong thiết kế chính sách BHTN. Bài
báo tập trung vào hai đặc điểm chính của một hệ thống BHTN là mức hưởng và thời
gian hưởng tối đa, thảo luận về vai trò của các điều kiện hưởng BHTN. Bài báo tóm
tắt các tranh luận gần đây trong thiết kế chính sách BHTN và đưa ra quan điểm về
một hệ thống BHTN mà trong đó cả mức hưởng và thời gian hưởng là khác nhau
tùy theo chu kỳ kinh doanh, vai trò của việc giới hạn tỷ lệ thanh tốn tùy theo kết
quả hoạt động tìm kiếm việc làm và tùy theo tuổi tác. Cơng trình này liên quan đến
luận án ở nội dung: sự cần thiết và vai trị của chính sách BHTN trong hỗ trợ NLĐ.
Đây là thơng tin hữu ích giúp tác giả có những thơng tin hữu ích về cách thức đánh
giá hiệu quả của chính sách BHTN ở Việt Nam (chương 3).
Cũng vào năm 2014, bài báo “Who Receives Unemployment Insurance?” (tạm
dịch là: “Ai nhận bảo hiểm thất nghiệp?” của ba tác giả Marc Chan, Marios
Michaelides và Sisi Zhang đăng trên Tạp chí Research in Applied Economics (Tạp
chí Nghiên cứu kinh tế ứng dụng) [138]. Bài báo sử dụng dữ liệu hành chính BHTN
kết hợp với dữ liệu khảo sát Dân số năm 2003 của Hoa Kỳ để phân tích và đưa nhận
xét về mức hưởng giữa các nhóm người lao động (phụ nữ, người không phải là
người da trắng, thanh niên và người lao động khơng có bằng trung học, đại học,
công nhân “cổ xanh”) so với mức hưởng trung bình khi họ mất việc. Nhóm tác giả
chỉ ra ngun nhân và đưa ra đề xuất thay đổi các quy định về điều kiện hưởng
BHTN để nâng cao mức độ chi trả đối với người lao động làm việc bán thời gian
góp phần làm cho chính sách BHTN ở Hoa Kỳ phục vụ đa dạng hơn cho những
người thất nghiệp mới và LLLĐ trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Cơng trình này liên
quan đến luận án ở nội dung: làm rõ BHTN ở Hoa Kỳ. Đây là thông tin hữu ích
giúp tác giả có thêm thơng tin đáng tin cậy cho phần nghiên cứu về BHTN ở Hoa
Kỳ (chương 2).
Năm 2015, nghiên cứu “Unemployment Insurance: Programs and Benefits”
[133] (tạm dịch là: “Bảo hiểm thất nghiệp: Các chương trình và lợi ích”) được tổ
chức Congressional Research Service chuẩn bị cho các thành viên Quốc hội và các

ủy ban của Quốc hội Hoa Kỳ do hai tác giả Julie M. Whittaker và Katelin P. Isaacs

16

Luận án tiên sĩ Quản lý công


thực hiện, xuất bản ngày 9 tháng 12 năm 2015 đã mơ tả chi tiết hai chương trình
TCTN ở Hoa Kỳ là UC và EB. Báo cáo mô tả, so sánh, đánh giá nội dung và lợi ích
từ hai chương trình này ở các tiểu bang, miêu tả cụ thể cách xác định thời gian
hưởng, mức hưởng, xác định điều kiện được hưởng TCTN và cơ cấu tài chính của
quỹ BHTN. Theo báo cáo, chương trình UC cung cấp mức hỗ trợ thu nhập tối đa là
26 tuần ở hầu hết các tiểu bang. Khi nền kinh tế tồn tại tình trạng thất nghiệp cao,
chương trình EB có thể được thực hiện cung cấp mức hỗ trợ thêm đến 13 hoặc 20
tuần lợi ích, tùy thuộc vào điều kiện lao động, pháp luật và kinh tế của mỗi tiểu
bang. Chương trình EB được tài trợ 50% bởi chính phủ liên bang và 50% của các
tiểu bang. Cơng trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ BHTN ở Hoa Kỳ
một cách tồn diện. Cũng giống như cơng trình của ba tác giả Marc Chan, Marios
Michaelides và Sisi Zhang , đây cũng là thơng tin hữu ích giúp tác giả có thêm
thơng tin đáng tin cậy cho phần nghiên cứu về BHTN ở Hoa Kỳ (chương 2).
Cũng vào năm 2015, luận án tiến sĩ chuyên ngành Trung Quốc học với tên gọi
“Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc (1986-2010)” [67] của tác giả Nguyễn
Mai Phương nghiên cứu về các lý thuyết của phương Tây và của Trung Quốc về
thất nghiệp và BHTN, hệ thống hóa quá trình hình thành và phát triển của chế độ
BHTN ở Trung Quốc, xâu chuỗi và phân tích những vấn đề của BHTN Trung Quốc
trên ba phương diện: tác động của BHTN đối với đối tượng thụ hưởng và xã hội,
vấn đề đầu tư và sử dụng quỹ BHTN và cơ chế quản lý, vận hành quỹ BHTN, từ đó
có những gợi mở về chính sách BHTN mang tính tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách BHTN ở Việt Nam. Luận án tiếp cận BHTN trên phương diện xã
hội học, kinh tế học và liên ngành. Cơng trình này liên quan đến luận án ở nội dung:

làm rõ BHTN ở Trung Quốc. Đây là thơng tin hữu ích giúp tác giả có thêm thơng
tin đáng tin cậy cho phần nghiên cứu về BHTN ở Trung Quốc (chương 2).
Năm 2016, Trung tâm tăng trưởng công bằng của Washington thực hiện một
loạt bài viết về “Delivering equitable growth: strategies for the next
Administration” (tạm dịch là “Thực hiện tăng trưởng công bằng: các chiến lược
cho chính quyền tiếp theo”) nhằm mục đích hướng dẫn cho hai nhóm chuyển tiếp
của tổng thống Hoa Kỳ về một loạt các vấn đề chính sách kinh tế cốt lõi cho tương
lai của đất nước. Liên quan đến BHTN trong loạt bài viết này, tác giả Till Von
Wachter, một giáo sư kinh tế kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân số

17

Luận án tiên sĩ Quản lý công


California thuộc Đại học California-Los Angeles đã có bài viết với tiêu đề:
“Unemployment insurance reform: a primer” (tạm dịch là “Cải cách bảo hiểm thất
nghiệp: một ngòi nổ”) [145]. Với 10 trang, bài viết nêu lên sự cần thiết phải cải
cách BHTN ở Hoa Kỳ với các bằng chứng cụ thể, đồng thời, phân tích, đưa ra các
bất cập cần phải giải quyết trong thời gian đến. Tác giả đã đưa ra hai nhóm giải
pháp: Một là, về điều chỉnh hệ thống BHTN với 6 đề xuất: quy định thời gian
hưởng BHTN tối thiểu là 26 tuần trong Luật liên bang, cần tổ chức các khoản phúc
lợi khẩn cấp ở liên bang cho TCTN một cách bền vững, hệ thống thu thập số liệu đã
lỗi thời cần được hiện đại hóa bằng cách áp dụng bốn chiến lược bổ sung (tăng
cường thu thập dữ liệu của các tiểu bang; thiết lập một cơ quan thông tin dữ liệu
quốc gia về dữ liệu BHTN tại Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ hoặc Cục Điều tra
Dân số Hoa Kỳ; hỗ trợ những thay đổi này bằng cách cung cấp một phần mềm
thông thường và cung cấp tài trợ vừa phải để nâng cấp phần cứng, thiết lập một giao
thức để cho phép truy cập dữ liệu cho mục đích nghiên cứu và để cải thiện hệ thống
BHTN, có cơ chế để đảm bảo sự tuân thủ của tiểu bang đối với yêu cầu của liên

bang), mở rộng phạm vi BHTN cho phù hợp với cơ cấu lao động hiện đại, giải
quyết các khoản tài trợ ngắn hạn trong các quỹ uỷ thác BHTN của các tiểu bang,
hiện đại hóa quản lý BHTN, ... Hai là, đổi mới hệ thống BHTN với 2 đề xuất: Thiết
lập một hệ thống chia sẻ công việc hoạt động để ngăn ngừa việc sa thải tốn kém và
thử nghiệm việc áp dụng bảo hiểm tiền lương để trợ giúp NLĐ quay trở lại làm
việc. Cơng trình này liên quan đến luận án ở nội dung: làm rõ BHTN ở Hoa Kỳ.
Cũng giống như các cơng trình về BHTN ở Hoa Kỳ khác, đây cũng là thông tin hữu
ích giúp tác giả có thêm thơng tin đáng tin cậy cho phần nghiên cứu về BHTN ở
Hoa Kỳ (chương 2).
Năm 2017, nhóm tác giả gồm: Tomi Kyyrä, Hanna Pesola và Aarne Rissanen
đã thực hiện một báo cáo nghiên cứu thực nghiệm về: “Unemployment Insurance in
Finland: A Review of Recent Changes and Empirical Evidence on Behavioral
Responses” (tạm dịch là: Bảo hiểm thất nghiệp ở Phần Lan: Đánh giá những thay
đổi gần đây và các bằng chứng thực nghiệm về phản ứng hành vi”) [146]. Báo cáo
này là một phần của dự án nghiên cứu do Viện Hàn lâm Phần Lan tài trợ (Grant
133930). Với 98 trang, báo cáo này gồm có hai mục đích chính: Một là cung cấp
một cái nhìn tổng quan về hệ thống BHTN ở Phần Lan thông qua việc mô những

18

Luận án tiên sĩ Quản lý công


×