Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

LÊ THỊ ÁNH NGỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
(CHUYÊN NGÀNH ĐỊA LÝ DU LỊCH )

Đà Nẵng – Năm 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

LÊ THỊ ÁNH NGỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH QUẢNG NGÃI

NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
(CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ DU LỊCH )
KHÓA: 2019 - 2023
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Tưởng



Đà Nẵng – Năm 2023
i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài khóa luận này, ngồi sự nổ lực cố gắng từ bản
thân, em còn nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm, động viên nhiệt tình từ các tập thể
và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.
Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm –
ĐHĐN cùng tồn thể các Q thầy cơ giáo Khoa Địa lý - trường Đại học Sư phạm –
ĐHĐN đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ em trong q trình học
tập, nghiên cứu và hồn thành đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Tưởng – Trường Đại học Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt q trình lập đề
cương và hồn thành khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng
Ngãi cho phép, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập tài liệu cần
thiết để thực hiện đề tài.
Cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình và bạn bè để em có thể có những điều
kiện tốt nhất để hoàn thành đề tài.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nổ lực trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc
chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em kính mong kính mong Q thầy cơ, các chuyên
gia, những người quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè có những ý kiến đóng góp,
giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ánh Ngọc


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................vi
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................... 2

4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
4.1.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................................. 2


4.2.

Phương pháp phân tích – tổng hợp ............................................................. 2

4.3.

Phương pháp đối sánh ................................................................................. 2

4.4.

Phương pháp biểu đồ, bản đồ ...................................................................... 3

5.

Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 3

6.

BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 3

B. PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ....... 4
1.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

1.1.1.

Một số khái niệm liên quan đến du lịch ................................................... 4


1.1.2.
Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường............................................................................................................... 6
1.1.3.

Nội dung phát triển du lịch ...................................................................... 7

1.1.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ................................... 8

1.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 12

1.2.1.

Thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam .............................................. 12

1.2.2.
Kinh nghiệm phát triển du lịch ở các tỉnh, thành phố và bài học rút ra
cho phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi ............................................................. 14

iii


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
....................................................................................................................................... 18
2.1.


Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi ......................................................................... 18

2.1.1.

Vị trí địa lý ............................................................................................. 18

2.1.2.

Đặc điểm tự nhiên .................................................................................. 18

2.1.3.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... 20

2.2.

Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi ................................................ 23

2.2.1.

Tài nguyên du lịch.................................................................................. 23

2.2.2.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật ................................................... 31

2.2.3.

Tình hình kinh tế - xã hội, chính trị ....................................................... 34


2.3.

Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua .......................... 36

2.3.1.

Khách du lịch ......................................................................................... 36

2.3.2.

Doanh thu từ hoạt động du lịch ............................................................. 38

2.3.3.

Nguồn lao động phục vụ du lịch ............................................................ 40

2.3.4.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ................................................. 41

2.3.5.

Loại hình và sản phẩm du lịch ............................................................... 43

2.3.6.

Công tác quảng bá, xúc tiến và đầu tư phát triển du lịch ..................... 47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NGÃI .............. 51
3.1.


Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi ......................... 51

3.1.1.

Quan điểm phát triển ............................................................................. 51

3.1.2.

Mục tiêu phát triển ................................................................................. 51

3.2.

Những cơ hội và thách thức đối với du lịch tỉnh Quảng Ngãi ......................... 53

3.2.1.

Cơ hội..................................................................................................... 53

3.2.2.

Thách thức ............................................................................................. 53

3.3.

Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi .................................................. 54

3.4.

Một số kiến nghị .............................................................................................. 58


C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 62
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 63

iv


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

TNDL

Tài nguyên du lịch

2

SPDL

Sản phẩm du lịch

3

TCLTDL


Tổ chức lãnh thổ du lịch

4

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

5

CSHT

Cơ sở hạ tầng

6

UBND

Ủy ban nhân dân

7

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

8

KH&CN


Khoa học và công nghệ

9

CMKHCN

Cách mạng khoa học cơng nghệ

10

VHTT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

11

UNESCO

United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hiệp Quốc)

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: GRDP tỉnh Quảng Ngãi theo khu vực kinh tế giai đoạn 2016 - 2019 .......... 21
Bảng 2.2: Tổng hợp các tuyến đường bộ chính của Quảng Ngãi ................................. 31

Bảng 2.3: Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 - 2020 ................. 41
Bảng 2.4: Thống kê cơ sở lưu trú tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 – 2020 ................. 42

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình khách du lịch đến Quảng Ngãi giai đoạn 2018 – 2022 ............ 37
Biểu đồ 2.2: So sánh khách du lịch đến ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, ................. 38
Biểu đồ 2.3: Tổng thu từ du lịch của Quảng Ngãi giai đoạn 2018 – 2022 .................... 39
Biểu đồ 2.4: Tổng thu từ du lịch của Quảng Ngãi, Quảng Nam và .............................. 40
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu buồng lưu trú của Quảng Ngãi năm 2020 .................................... 42

vi


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với
nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến
trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc văn hóa, nguồn lao động dồi dào thơng minh, cần
cù và giàu lòng nhân ái. Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có những đổi mới,
từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện thu hút khách nước ngoài để
giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp
ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu
đã thu được những kết quả nhất định về kinh tế. Trong những năm qua, du lịch Việt
Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa
ngày càng tăng.
Nắm bắt xu thế phát triển, những năm gần đây Quảng Ngãi – một tỉnh ven biển nằm
ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn để phát triển du lịch, cũng đã
có những bước phát triển và đạt được nhiều thành quả. Tuy nhiên, đến nay ngành du
lịch Quảng Ngãi vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Trong số đó, nhiều tiềm

năng du lịch cịn chưa được khai thác, môi trường ô nhiễm, phát triển thiếu tính bền
vững, các sản phẩm du lịch cịn đơn điệu, nghèo nàn; đa số các cơ sở, doanh nghiệp kinh
doanh du lịch, dịch vụ tại Quảng Ngãi có quy mơ nhỏ, phân tán, chưa liên kết với nhau,
chưa tạo đặc trưng riêng; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện tiếp cận tài
nguyên, phương thức tổ chức còn lạc hậu chưa gắn với nhu cầu thị trường; hoạt động
du lịch ở nhiều nơi cịn nghiệp dư, khơng hấp dẫn du khách; hiệu quả kinh tế, xã hội,
môi trường mang lại chưa cao, chưa toàn diện…
Xuất phát từ những vấn đề trên, sinh viên quyết định chọn đề tài “Thực trạng và
giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Hy
vọng rằng, việc thực hiện đề tài sẽ làm rõ được thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng
Ngãi những năm qua và tìm được những giải pháp cần thiết góp phần thúc đẩy du lịch
Quảng Ngãi khơng ngừng phát triển trong lương lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm thúc
đẩy phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ngãi trong tương lai.

1


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về khơng gian: Tồn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
+ Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi giai đoạn 2018 – 2022 và đề xuất định hướng, giải pháp, tầm nhìn đến 2030.
+ Phạm vi về nội dung: Đánh giá đặc điểm kinh tế - xã hội, các tiềm năng phát triển
du lịch; đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn trước; đề xuất
định hướng, giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn mới.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu, số liệu, dữ liệu thu thập được từ các văn bản quy phạm pháp
luật, báo cáo hành chính, văn bản quản lý; sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài
khoa học, đề án, dự án; thông tin, dữ liệu thu thập được qua mạng internet trên các trang
thông tin, báo điện tử, cổng thông tin điện tử, website của các cơ quan, tổ chức có liên
quan.
Từ các tài liệu này, trong khóa luận được phân tích, đánh giá tổng hợp để đưa ra các
lý giải, chứng minh cho các vấn đề có liên quan. Phương pháp này rất quan trọng trong
quá trình nghiên cứu địa lý nói chung và du lịch nói riêng. Đây có thể coi là phương
pháp dẫn đến sự thành công của khóa luận. Kết quả của phương pháp này là cơ sở khoa
học cho việc xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các
định hướng, các chiến lược, các giải pháp phát triển của du lịch mang tính khoa học,
thực tiễn và đạt hiệu quả cao.
4.2.

Phương pháp phân tích – tổng hợp

Phân tích, đánh giá chi tiết từng vấn đề liên quan đến phát triển du lịch tại địa phương;
tổng hợp lại các vấn đề riêng lẻ để đưa ra những đánh giá, nhìn nhận chung, bao qt,
tồn diện.
4.3.

Phương pháp đối sánh

So sánh tiến trình phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ngãi theo theo năm, theo thời kỳ
để xác định tốc độ, mức độ phát triển; so sánh, đối chiếu mức độ phát triển du lịch với
các ngành, lĩnh vực khác để xác định vị trí, vai trị của du lịch trong cơ cấu kinh tế - xã
hội của tỉnh; so sánh, đối chiếu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ngãi với các địa phương
khác trong Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

2



4.4.

Phương pháp biểu đồ, bản đồ

Đây là phương pháp đặc thù của địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Phương
pháp này được sử dụng thường xuyên trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu.
Các mối quan hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng, quy mô của các đối
tượng địa lý du lịch được thể hiện trong khóa luận một cách rõ nét thông qua hệ thống
biểu đồ, bản đồ.
Phương pháp này được sử dụng để biểu diễn, thể hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch,
các vùng tài nguyên, không gian du lịch, tuyến điểm du lịch, hạ tầng giao thông kết nối
và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch một cách trực quan trên hệ thống bản đồ, biểu đồ.
5. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống các các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch làm cơ sở lý thuyết
cho hoạt động nghiên cứu phát triển du lịch.
Đề tài này sẽ làm cơ sở cho các doanh nghiệp định hướng trong đầu tư sản phẩm,
liên kết phát triển, đồng thời hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng như
các cấp, ngành liên quan xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho du lịch tỉnh Quảng
Ngãi.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì đề tài được cấu trúc thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi

3



B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch
1.1.1.1.
Khái niệm về du lịch
Thuật ngữ du lịch rất thông dụng, được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi
một vịng. Thuật ngữ này được La Tinh hóa thành Tonus và sau đó thành “Tourisme”
(Tiếng Pháp), “Tourism” (Tiếng Anh).
Trong tiếng việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán. Du lịch có nghĩa
là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi du lịch là du
lãm với ý nghĩa đi chơi để nhận thức.
Do hoàn cảnh (thời gian và khu vực) khác nhau, dưới góc độ nghiên cứu khác nhau,
mỗi người có cách hiểu khác nhau về du lịch.
Theo I.I pirơgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian
rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức
văn hố hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn
hoá.
Luật Du lịch Việt Nam 2017 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định”.
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official
Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi
khác với điạ điểm cư trú thường xun cuả mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn,
tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
1.1.1.2.


Khái niệm về khách du lịch

Có nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch của các tổ chức và nhà nghiên cứu:
Theo nhà kinh tế học người Áo – Jozep Stemder định nghĩa: “Khách du lịch là những
người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xun, để thoả mãn những
nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.

4


Nhà kinh tế người Anh – Olgilvi khẳng định rằng: “Để trở thành khách du lịch cần
có hai điều kiện sau: thứ nhất phải xa nhà một thời gian dưới một năm; thứ hai là phải
dùng những khoản tiền kiếm được ở nơi khác”.
Định nghĩa khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma do
Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời
ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay
hơn”.
Khái niệm khách du lịch được định nghĩa như sau: Tại Khoản 2 Điều 3 Luật du lịch
2017 quy định: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm:
khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước
ngoài”
1.1.1.3.

Khái niệm tài nguyên du lịch

Theo III Pirojnik (1985), “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và
những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi, phát triển thể lực, trí lực, khả năng
lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để

tạo ra dịch vụ du lịch gắn liền với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong
điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho phép".
Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), đưa ra định nghĩa về TNDL như sau: “TNDL
là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn
du khách, đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của
du lịch một cách hiệu quả và bền vững".
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017 quy định tại điều 3, chương I thì “TNDL là
cảnh quan thiên nhiên yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành
sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. TNDL bao
gồm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa”.
1.1.1.4.

Sản phẩm du lịch

Theo Michael M. Coltman: “sản phẩm du lịch (SPDL) là một tổng thể bao gồm các
thành phần khơng đồng nhất hữu hình và vơ hình".
Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), “SPDL là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp
cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách
một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ
trên cơ sở khai thác giá trị TNDL để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.
5


1.1.1.5.

Tổ chức lãnh thổ du lịch

Có nhiều quan niệm khác nhau về tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL). Theo Nguyễn
Minh Tuệ và nnk (2010): “Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian

của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối
ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố
khác nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất”
Cũng theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), TCLTDL có thể chia thành 3 hình thức
chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, cụm tương hỗ phát triển du lịch (thể tổng hợp lãnh
thổ du lịch) và vùng du lịch".
1.1.2. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường
1.1.2.1.
Đối với kinh tế
Ở nhiều Quốc gia du lịch đóng góp một phần đáng kể trong tổng thu nhập hàng năm,
đặc biệt tại Việt Nam du lịch được đánh giá là một trong 3 ngành kinh tế mũi nhọn được
nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, không ngừng phát triển và đóng góp rất lớn
và nền kinh tế đất nước.
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Du lịch phát triển hỗ trợ các
ngành giao thông vật tại, bưu chính viễn thơng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, dịch vụ ăn
uống và nghỉ ngơi. Ngồi ra ngành du lịch phát triển mang lại thị trường tiêu thụ văn
hóa rộng lớn, thúc đẩy tăng trưởng nhanh tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.
Hoạt động du lịch làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang
ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu nhập ngoại tệ đối
với đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có
nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Ngoài ra, du lịch cịn góp phần khuyến khích và
thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.2.2.

Đối với xã hội

Ngành du lịch giúp tạo cơ hội việc làm lớn cho lao động. Bởi các ngành dịch vụ liên
quan đến du lịch đều cần 1 lượng lớn lao động. Ở các vùng cao, ngành du lịch tạo ra
nhiều cơ hội việc làm cho người dân nông thơn, tạo ra những chuyển biến tích cực xã

hội, nâng cao mức sống.
Góp phần làm giảm q trình đơ thị hoá, cân bằng lại sự phân bố dân cư, cơ sở hạ
tầng từ đơ thị về nơng thơn, nhờ đó làm giảm gánh nặng những tiêu cực do đô thị hoá
gây ra.

6


Đồng thời du dịch là cách thức tuyên truyền, quảng bá văn hoá, con người, phong
tục tập quán, các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hóa lịch sử, các làng nghề truyền
thống… của nước chủ nhà đến với bạn bè quốc tế.
Một trong những đặc điểm của du lịch là khuyến khích khơi phục những nét văn
hóa bị mai một, phục hưng và duy trì các loại hình nghệ thuật cổ truyền như âm nhạc
truyền thống, các điệu múa nghi lễ…; làm sống lại các phong tục, tập qn đẹp, bảo tồn
các cơng trình văn hóa và tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật.
Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với
các thành tựu văn hóa phong phú và lâu đời của các dân tộc từ đó nâng cao dân trí, nâng
cao trình độ văn hóa, tăng thêm lịng u nước tinh thần đồn kết quốc tế, hình thành
phẩm chất tốt đẹp như lịng u lao động, tình u q hương đất nước,…
1.1.2.3.

Đối với môi trường

Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nếu như cơng trình được
phối hợp hài hồ. Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có
u cầu tạo thêm các công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo...
Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu
như các giải pháp trong cấp thốt nước được áp dụng.
Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ các
dự án có phát triển công viên cây xanh, khu nuôi chim thú... hoặc bảo tồn các đa dạng

sinh học thông qua các hoạt động nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ những dự án nơi các hoạt động phát triển du lịch cần
đến các quỹ đất còn bỏ hay sử dụng khơng có hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài
nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế trong những dự án phát triển du lịch
tại các khu vực nhạy cảm như : vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên…
1.1.3. Nội dung phát triển du lịch
1.1.3.1.
Quy hoạch phát triển du lịch
Quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là một hoạt động đa chiều và hướng tới
một thể thống nhất trong tương lai. Trong chiến lược phát triển du lịch, công tác xây
dựng quy hoạch tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tiêu cực
mà du lịch có thể mang lại cho cộng đồng.
1.1.3.2.

Phát triển sản phẩm du lịch

Phát triển sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, gồm:
phát triển các dịng sản phẩm chính, sản phẩm mang đặc trưng theo các vùng; đồng thời
đa dạng hóa sản phẩm phục vụ các đối tượng du khách với những nhu cầu đa dạng.

7


1.1.3.3.

Phát triển thị trường du lịch

Phát triển thị trường du lịch nhằm mở rộng thị trường du lịch trên cơ sở cung cấp
thông tin về sản phẩm và thế mạnh du lịch của địa phương cho du khách để thu hút ngày
càng nhiều du khách. Phát triển thị trường du lịch phải dựa trên cơ sở xây dựng các chiến

lược về sản phẩm để mở rộng thị trường với việc xây dựng đan xen sản phẩm và thị
trường với nhau sao cho hoạt động kinh doanh du lịch có được hiệu quả.
1.1.3.4.

Đầu tư phát triển du lịch

Vốn đầu tư là yếu tố giúp duy trì, nâng cấp và mở rộng phát triển các sản phẩm du
lịch; để thu hút khách du lịch trước hết cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống
giao thông, hệ thống khách sạn nhà hàng, phương tiện vận chuyển, ... đồng thời phải tôn
tạo, trùng tu các khu du lịch, khu di tích, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống... để
tạo tính đa dạng trong các sản phẩm du lịch, tạo sức hấp dẫn, phong phú.
1.1.3.5.

Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là lực lượng lao động tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao
gồm trực tiếp và gián tiếp, nếu nguồn nhân lực được trang bị đúng, đủ kiến thức, kỹ
năng quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chun mơn, kỹ năng giao tiếp, trình độ quản
lý, ngoại ngữ... thì đó là những yếu tố thuận lợi để thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
1.1.3.6.

Khai thác và bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch

Du lịch và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm du lịch. Vì vậy, phát triển
du lịch có tác động thúc đẩy cải tạo mơi trường, làm cho cảnh quan, môi trường sinh
thái xanh, sạch đẹp hơn. Mặt khác, phát triển du lịch là động lực thúc đẩy xây dựng các
CSHT, CSVCKT các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng quốc gia...
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch
1.1.4.1.
Vị trí địa lý

Trong q trình phát triển du lịch, vị trí địa lý được coi là một nguồn lực quan trọng.
Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên, vị trí kinh tế - xã hội và chính trị.
Đồng thời vị trí địa lý có ý nghĩa về mặt giao thông, giao lưu trao đổi.
Đối với các hoạt động du lịch, yếu tố quyết định của điều kiện vị trí là điểm du lịch
nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ điểm du lịch đến các nguồn gửi
khách du lịch ngắn. Khi phân tích và đánh giá vị trí địa lý, cần đặt nó trong khung cảnh
của vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.
1.1.4.2.

Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch (TNDL) là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch
(SPDL). Trong hệ thống lãnh thổ du lịch, TNDL là những phân hệ giữ vai trò quan
trọng và quyết định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch. Đặc biệt TNDL
8


có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các phân hệ khác và đối với môi trường kinh tế xã
hội. Do vậy TNDL là nhân tố quan trọng hàng đầu tạo nên SPDL.
Sự phong phú và đa dạng, đặc sắc của TNDL tạo nên sự phong phú, đa dạng, hấp
dẫn của sản phẩm du lịch. Số lượng, chất lượng, sự kết hợp giữa các loại tài nguyên
cùng sự phân bố của TNDL là yếu tố quan trọng hấp dẫn khách du lịch và có mối quan
hệ chặt chẽ, ảnh hưởng đến việc đầu tư CSVCKT du lịch, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân
lực du lịch. TNDL là yếu tố quan trọng mang tính quyết định để tạo nên quy mô, số
lượng, chất lượng sản phẩm du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch.
TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch (hoạt động du lịch mạo
hiểm được tổ chức trên cơ sở các TNDL như núi cao, hệ thống hang động, các khu rừng
nguyên sinh, hoang vắng có đa dạng sinh học cao…; du lịch nghĩ dưỡng tắm khoáng
được phát triển ở những vùng có các suối khống…)
TNDL là bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch. Các phân hệ

của hệ thống lãnh thổ du lịch gồm: Khách du lịch, TNDL, CSHT, CSVCKT du lịch,
đội ngũ cán bộ nhân viên và bộ máy tổ chức điều hành, quản lý du lịch.
1.1.4.3.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Du lịch là những chuyến đi là trải nghiệm. Do đó mà khơng thể kể đến các thuận lợi
và nét cộng hưởng cần thiết từ cơ sở hạ tầng. Bao gồm hệ thống đường xá, nhà ga, sân
bay, bến cảng, đường sắt, hệ thống thông tin viễn thơng, hệ thống cấp thốt nước, mạng
lưới điện… Khi cơ sở hạ tầng hiện đại, các chuyến đi được thực hiện dễ dàng hơn. Đảm
bảo cho du khách tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch, Thỏa mãn được nhu cầu thông
tin liên lạc và các nhu cầu khác trong chuyến đi.
Hệ thống giao thơng đảm bảo cho tính chất an toàn, tiện nghi. Cung cấp dịch vụ vận
tải với chi phí ngày càng rẻ, tăng tốc độ vận chuyển, tiết kiệm được thời gian đi lại. Kéo
dài thời gian ở lại nơi du lịch và đi tận đến cả các nơi xa xôi. Với thời gian cho trải
nghiệm càng nhiều thay vì dành quá nhiều thời gian trong di chuyển. Đảm bảo cho các
lộ trình được triển khai đúng với kế hoạch
Cuối cùng đều là hướng đến đảm bảo tốt nhất nhu cầu cho khách hàng. Trong xu
hướng phát triển những hàng hóa hay dịch vụ trong xu hướng phát triển và hiện đại hơn.
Khi đó, các năng lực trực tiếp hay gián tiếp đều tác động đến tính năng và tiện ích của
các cơng trình. Vừa đáp ứng cho du lịch, vừa phục vụ cho các nhu cầu khác trong phát
triển kinh tế, xã hội. Việc thực hiện thúc đẩy cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của
con người nhằm khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Tạo nên tính đa dạng, phong
phú và hấp dẫn của dịch vụ du lịch.

9


1.1.4.4.


Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

 Dân cư và lao động
Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Điều kiện sống
của dân cư là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành là nhờ tăng
thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sống, nâng cao khẩu phần ăn uống, có đầy đủ cơ
sở y tế, giáo dục, văn hóa,..
Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật
độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người
tùy thuộc vào nhiều đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư.
Cần phải nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lửa tuổi để xác định nhu cầu
nghỉ ngơi du lịch, vì đây là một trong những nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch phát
triển. Sự tập trung dân cư vào các thành phố, tốc độ tăng dân số và mặt độ dân số, tuổi
thọ, q trình đơ thị hóa cũng liên quan mật thiết tới sự phát triển của du lịch.
 Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu
cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Sự phát triển của nền sản
xuất xã hội làm nảy sinh nhu cầu nghỉ ngơi, phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch.
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tác dụng trước hết làm xuất hiện du lịch, rồi
sau đó đưa hoạt động này phát triển với tốc độ nhanh hơn. Sự phát triển du lịch cũng
phụ thuộc vào nền sản xuất xã hội. Để giải quyết nhu cầu ăn ở, đi lại, nghỉ ngơi, du lịch
của con người tất yếu phải có. Đồng thời bên cạnh đó, cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng
và vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ cho du lịch phát triển lên ở mức độ cao hơn. Ngược
lại các nước có nền sản xuất xã hội chậm thì khả năng trên xảy ra chậm hơn.
Hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp và cả giao thơng vận tải
có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch. Công nghiệp phát triển cao, sản xuất ra
những vật liệu đa dạng để xây dựng các cơ sở dịch vụ và hàng loạt hàng hóa các loại
đáp ứng nhu cầu du khách. Nơng nghiệp có ý nghĩa lớn vì du lịch phục vụ cho khách
đều là các sản phẩm chủ yếu từ nông nghiệp mà ra. Đây còn là nguồn ẩm thực rất quan
trọng, bởi vì khách du lịch tham quan, ngắm cảnh cịn thưởng thức các món ăn đặc thù

của từng vùng miền. Giao thông cũng là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch. Các
tuyến, loại hình giao thơng nhằm giúp cho việc kết nối các điểm, khu, vùng du lịch lại
với nhau. Ngày nay, kinh tế càng phát triển thì lồi người càng cải tiến các loại hình
giao thơng rút ngắn về thời gian như đường cao tốc, máy bay, tàu điện,...

10


 Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế
Nhờ vào tiến bộ khoa học và công nghệ, lao động cơ bắp giảm xuống, thay thế vào
đó là các hoạt động sản xuất hiện đại, tự động hóa và cơ giới hóa. Tuy nhiên, dù có lao
động các cơng cụ sản xuất hiện đại, dễ dẫn đến căng thẳng. Cho nên để phục hồi sức lực
sau những ngày làm việc trí óc thì con người thông qua các hoạt động đi du lịch.
 Đô thị hóa
Là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, đơ thị hóa được xem như một trong
những nhân tố phát sinh góp phần đẩy mạnh nhu cầu du lịch. Đơ thị hóa là điều kiện rất
tốt cả về cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch phát triển. Bên
cạnh đó, về mặt kiến trúc các đô thị cũng tạo nên một dấu ấn cho khách tham quan du
lịch.
Mặt khác, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi là những nhu cầu không thể thiếu của
người dân đô thị. Những ngày làm việc với cường độ cao, giảm stress, tải sức lao động...
đây là những nhu cầu thiết yếu mà người đô thị rất cần. Nói mặt khác lối sống người đơ
thị khác hơn lối sống nông thôn cho nên việc đi du lịch của người đô thị lúc nào cũng
cao hơn so với nơng thơn.
1.1.4.5.

Đường lối, chính sách

Thực tế cho thấy, ở mỗi địa phương, vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia du lịch có trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại hiệu quả cao hay khơng thì ngồi tài nguyên du lịch

sẵn có, nhân tố quyết định là nhân tố con người và cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp
cho sự phát triển du lịch.
Ở các nước có ngành du lịch phát triển đứng hàng đầu thế giới là những nước có
nhiều chính sách quan tâm đầu tư phát triển du lịch, có hệ thống văn bản pháp luật, quy
phạm hoàn thiện làm hành lang pháp lý cũng như sự điều chỉnh linh hoạt để thích ứng
trong những điều kiện, hồn cảnh mới.
Cơ chế chính sách phát triển du lịch có tác động đến tất cả các hoạt động du lịch từ
khai thác, bảo vệ tải nguyên du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, các hoạt động xúc tiến phát
triển du lịch, đầu tư quy hoạch du lịch, các hoạt động kinh doanh du lịch.
1.1.4.6.

Điều kiện an ninh chính trị và an tồn xã hội

Tại một khu vực, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ có bầu khơng khí chính trị hịa
bình và ổn định kết hợp với các tài nguyên du lịch sẵn có của lãnh thổ sẽ tạo nên sức
hấp dẫn với đông đảo quần chúng nhân dân – các khách du lịch tiềm năng. Ngược lại,
sự phát triển của du lịch sẽ gặp khó khăn nếu tại phạm vi một lãnh thổ nào đó xảy ra các
sự kiện (như đảo chính, bất ổn chính trị, nội chiến, khủng bố...) làm xấu đi tình hình
chính trị, hịa bình và ổn định thì sẽ trực tiếp và gián tiếp làm giảm sức hút du lịch, ảnh
11


hưởng xấu đến lượng khách du lịch cũng như các cơng trình du lịch, lưu thơng và cả
mơi trường tự nhiên.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam
Nước ta có tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên
phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với
nhiều lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp và độc đáo, nhiều di tích lịch sử, tơn giáo, kiến
trúc nghệ thuật đặc sắc, giàu bản sắc nhân văn, nguồn lao động dồi dào thơng minh, cần

cù và giàu lịng nhân ái. Trong những năm gần đây, ngành du lịch đã có những đổi mới,
từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước
ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân
tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải
trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã thu được kết quả nhất định về kinh tế. Trong
những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng
như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến
nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích
của du khách quốc tế.
Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất quan trọng: Tồn
ngành đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ
85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 720.000 tỷ đồng. Với kết quả này, Việt
Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế
giới. Các danh hiệu đạt được như: “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến văn hóa
hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019”…
Ngành du lịch bước vào năm 2020 đón lượng khách quốc tế kỷ lục trong tháng 1,
đạt 2 triệu lượt, tăng 32,8% so với cùng kỳ 2019. Du lịch Việt Nam đã kỳ vọng vào một
năm thành cơng, vượt chỉ tiêu đón 20 triệu lượt khách quốc tế năm 2020 theo Nghị quyết
08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng toàn
thế giới đã làm gián đoạn hoạt động du lịch. Du lịch Việt Nam bị thiệt hại nặng nề do
thị trường quốc tế đóng băng từ cuối tháng 3, thị trường nội địa cũng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng sau 2 đợt dịch. Nhu cầu đi du lịch giảm mạnh. Lượng khách quốc tế năm
2020 chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 79,5%; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%;
tổng thu từ khách du lịch đạt 312.000 tỷ đồng, giảm 58,7% - tương đương khoảng 19 tỷ
đô-la Mỹ.
Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục làm gián đoạn, đứt gãy chuỗi liên kết dịch
vụ du lịch kéo theo thiệt hại không chỉ cho ngành du lịch mà còn đến các ngành nơng
nghiệp, ăn uống, giải trí, cung ứng thực phẩm, đặc sản, nghề thủ công, hàng lưu niệm,
12



giao thơng... Chỉ tính riêng trong ngành Du lịch đã có 95% doanh nghiệp lữ hành dừng
hoạt động, 35% doanh nghiệp lữ hành xin rút giấy phép kinh doanh; 90% cơ sở lưu trú
du lịch đóng cửa, cơng suất phịng trung bình năm của tồn bộ hệ thống cơ sở lưu trú du
lịch chỉ đạt 5%; hàng triệu lao động du lịch bị mất việc làm chỉ riêng trong năm 2021.
Đứng trước những thách thức chưa từng có trong 2 năm vừa qua, du lịch Việt Nam
đã chủ động thích ứng linh hoạt bằng sự sáng tạo của các doanh nghiệp du lịch, sự nỗ
lực của từng địa phương, sự chủ động của cơ quan quản lý về du lịch từ Trung ương đến
địa phương và từ sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước với những chính sách trực tiếp cho
doanh nghiệp và người lao động du lịch. Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành du
lịch đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, địa phương tiếp tục tập trung thực hiện
“mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa phục hồi trong tình hình mới trong năm 2021. Tổng
cục Du lịch đã tích cực phối hợp với các địa phương tổ chức kích hoạt, tái khởi động du
lịch nội địa liên tỉnh, liên vùng an toàn; tổ chức kết nối các điểm đến, doanh nghiệp du
lịch và hàng khơng xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu đãi
nhằm kích cầu du lịch; triển khai Hệ thống đăng ký an toàn đối với các cơ sở kinh doanh
du lịch với gần 15.000 doanh nghiệp đã đăng ký và tự đánh giá mức độ an tồn đón và
phục vụ khách du lịch...
Chính từ sự thích ứng linh hoạt và triển khai hiệu quả nhiều biện pháp mà ngay sau
khi dịch bênh được kiểm soát, hoạt động du lịch ngay lập tức đã khởi sắc trở lại. Trong
đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5, các điểm đến như Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đón 145.500 lượt
khách; Sầm Sơn (Thanh Hóa) đón 215.000 lượt khách; Nha Trang (Khánh Hịa) đón
125.000 lượt khách; Phú Quốc (Kiên Giang) đón 91.000 lượt khách; Đà Nẵng đón
74.600 lượt khách; Vũng Tàu đón 70.000 lượt khách... Đến cuối tháng 9/2021, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh, Hải Phịng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh...
đã mở lại hoạt động du lịch nội tỉnh.
Du lịch Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của khách nội địa 2022 khi đạt
101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so với kế hoạch, vượt mức trước dịch. Theo số liệu thống
kê từ Tổng cục Du lịch, trước Covid-19, lượng khách nội địa tăng đều qua các năm và
đạt đỉnh vào 2019 với 85 triệu lượt. Năm 2022, sau khi gỡ bỏ mọi hạn chế đi lại, lượng

khách nội địa cả năm đã đạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so với mục tiêu 60 triệu và
vượt con số của 2019. Riêng ba tháng hè, lượng khách đạt hơn 35 triệu. Doanh thu đạt
495.000 tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch. Nhiều chuyên gia khẳng định, đây là năm hồi sinh
của du lịch nội địa.
Số doanh nghiệp lữ hành tái hoạt động và cấp phép mới đã tăng trở lại với 2.563
doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 1.060 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Kể từ sau đại dịch,
90% các cơ sở lưu trú hoạt động trở lại, đạt trên 55% cơng suất phịng với các ngày trong
13


tuần, dịp cuối tuần đạt trên 95%, đặc biệt là những điểm đến có sức hấp dẫn lớn. Hoạt
động vận tải, hàng không đáp ứng khá tốt nhu cầu du khách nước ngồi...
Bên cạnh đó, dữ liệu từ Google cho thấy Việt Nam liên tục nằm trong tốp điểm đến
dẫn đầu thế giới về mức tăng trưởng lượng tìm kiếm thông tin du lịch, đạt mức tăng từ
50% đến 75%. Đặc biệt, theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới, chỉ số
năng lực phát triển của du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm
2019, nằm trong số 3 quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất trên thế giới. Việt Nam được
đề cử tại 61 hạng mục ở giải thưởng du lịch thế giới World Travel Awards.
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở các tỉnh, thành phố và bài học rút ra cho phát
triển du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi
1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh Bình Định
- Thứ nhất, về phát triển thị trường khách du lịch
Đa dạng hóa thị trường khách du lịch, chú trọng phát triển các thị trường khách du
lịch có khả năng chi trả cao. Tập trung thu hút khách du lịch thị trường Thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có đường bay trực tiếp đến Bình Định; thị
trường các tỉnh Tây Ngun có khoảng cách địa lý gần và khác biệt về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên du lịch và một số tỉnh lân cận có khả năng kết nối tour, tuyến.
Đẩy mạnh thu hút khách quốc tế ở các thị trường gần tăng trưởng nhanh, nhất là thị
trường Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) và Đông Nam Á. Tiếp tục thu
hút khách du lịch từ một số thị trường xa, có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài ngày

như: Tây Âu (Anh, Pháp, Đức...), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada...) và Châu Đại Dương (Úc,
New Zealand), trong đó chú trọng các nước đã được miễn thị thực (visa).
-

Thứ hai, về phát triển sản phẩm du lịch và cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch
Xây dựng các chương trình, nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh trên cơ sở

khai thác các tài nguyên du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm du lịch mới.
Tổ chức các hoạt động, sự kiện thu hút khách du lịch theo quý và mùa vụ du lịch;
các hoạt động kích cầu, thu hút khách du lịch mùa thấp điểm; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ
tầng và phát triển các dịch vụ tại các di tích văn hóa - lịch sử.
Khai thác giá trị đặc trưng về ẩm thực Bình Định phục vụ du khách. Nghiên cứu
sản phẩm quà tặng lưu niệm cho khách du lịch; hỗ trợ phát triển du lịch MICE gắn với
triển khai chương trình hợp tác với các hãng hàng khơng.
Hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm đăng ký thủ tục
công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

14


Đôn đốc các khu, điểm kinh doanh dịch vụ du lịch tiếp tục đầu tư, nâng cấp chất
lượng dịch vụ, bảo đảm các điều kiện để được công nhận các khu, điểm du lịch theo quy
định.
-

Thứ ba, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ cho các cơ sở kinh doanh dịch
vụ du lịch, hoạt động du lịch theo từng nhóm lĩnh vực, nhóm dịch vụ.
Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành các quy định về kinh

doanh dịch vụ du lịch, bảo đảm và duy trì chất lượng dịch vụ đã đăng ký, xử lý nghiêm
các vi phạm (nếu có).
Nâng cao hiệu quả hoạt động bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch; tiếp nhận và
kịp thời xử lý phản ánh, kiến nghị của du khách.
-

Thứ tư, truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch

Triển khai các đợt truyền thông quảng bá du lịch trên phương tiện thông tin đại
chúng; các kênh truyền thông của doanh nghiệp, các kênh truyền thông của các tỉnh,
thành phố trong các cụm liên kết phát triển du lịch với tỉnh Bình Định.
Tham gia một số hội chợ, hội thảo về du lịch trong và ngoài nước, xây dựng clip
quảng bá du lịch Bình Định.
Tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng để kết nối các chương trình, sản phẩm
du lịch, khách du lịch giữa các tỉnh: Bình Định – Phú n – Khánh Hịa; Bình Định –
các tỉnh Tây Nguyên. Liên kết với các công ty lữ hành lớn để đưa khách về Bình Định.
Xây dựng kế hoạch kích cầu du lịch mùa thấp điểm để thu hút khách du lịch đến tỉnh.
-

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho lực

lượng lao động nghề du lịch và cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.
Xây dựng các chương trình tổ chức bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ du lịch cho
người lao động trực tiếp phục vụ du lịch: Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch:
lớp lễ tân, lớp buồng, lớp bàn, lớp kỹ thuật chế biến món ăn cho người lao động tại các
cơ sở kinh doanh du lịch.
-

Thứ sáu, công tác quản lý nhà nước về du lịch, môi trường du lịch


Thường xuyên nắm bắt tình hình các doanh nghiệp du lịch triển khai các hoạt động
phục vụ khách du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch; nâng
cao hiệu quả hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và
địa phương, cộng đồng dân cư về xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi
15


trường, vệ sinh an tồn thực phẩm và phịng chống dịch bệnh; an ninh, an toàn cho du
khách, tạo dựng mơi trường du lịch văn minh, an tồn, thân thiện.
Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các dự án ven biển, ven đầm về
giữ gìn mơi trường du lịch lành mạnh, giữ gìn mơi trường sinh thái biển, hồ, đầm; chú
trọng tôn tạo, bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát
triển du lịch bền vững.
1.2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam

Ngành du lịch Quảng Nam phải có biện pháp vừa đón, phục vụ khách du lịch chu
đáo, cung cấp dịch vụ đa dạng, chất lượng vừa phải đảm bảo an tồn, phịng chống dịch
bệnh; nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của phát triển du lịch, tạo sự đồng
thuận trong nhân dân về đón khách du lịch quốc tế; xác định việc phát triển du lịch là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và tồn xã hội.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, trong đó chú trọng việc tạo điều
kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế thực hiện các thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy
định; hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch phát triển, cạnh tranh lành mạnh thu hút khách du
lịch quốc tế.
Tăng cường các hoạt động, sản phẩm du lịch thu hút và phục vụ khách du lịch quốc
tế. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho các hoạt động du lịch; chú

trọng vệ sinh mơi trường, an tồn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, nhất là các địa phương
có nhiều khách du lịch quốc tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và
quản lý điểm đến; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch; đẩy mạnh công tác quản
lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh.
Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có giá trị
gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho du khách phù hợp với nhu cầu các thị trường khách
quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Quảng Nam. Xây dựng các mơ
hình sản phẩm du lịch mới trên nền tảng các giá trị văn hóa dân tộc, tài nguyên tự nhiên
từng vùng, từng địa phương; bổ sung thêm giá trị mang tính sáng tạo, độc đáo để hình
thành các sản phẩm du lịch có tính chất đặc thù riêng của từng vùng, từng địa phương
nhằm thu hút khách du lịch quốc tế; đảm bảo cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, sản
phẩm du lịch, kiên quyết không cạnh tranh phá giá.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp cận thị trường du lịch. Tổ
chức các chiến dịch marketing online trên các nền tảng mạng xã hội. Phát triển các
website giới thiệu điểm đến, sản phẩm dịch vụ của địa phương, doanh nghiệp với phiên
bản tiếng nước ngoài để tiếp thị tới thị trường quốc tế tiềm năng.

16


1.2.2.3.

Bài học rút ra cho phát triển du lịch ở Quảng Ngãi

Cần xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Quảng Ngãi phù hợp với mục tiêu,
định hướng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam, gắn liền với định hướng phát triển
thương hiệu vùng duyên hải miền Trung, đồng thời cải thiện vị thế của Quảng Ngãi
trong bức tranh du lịch vùng và cả nước.
Cần phát triển du lịch theo đúng định hướng, nguyên tắc phát triển bền vững và gắn
với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của các

dân tộc trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội, đảm bảo
lợi ích cộng đồng, tạo nhiều việc làm và giải quyết tốt an sinh xã hội; tôn trọng và bảo
vệ tài nguyên tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, tăng cường năng
lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng
nhanh và phát triển bền vững.
Quảng Ngãi phát triển đồng thời cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Tăng
cường hợp tác, liên kết phát triển du lịch, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, ứng dụng khoa
học hiện đại và cơng nghệ 4.0. Khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng tham gia làm du lịch,
góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao mức sống của người dân, hướng đến xây dựng
xã hội du lịch.
Cần đánh giá khả năng đáp ứng cho du khách trong từng phân khúc thị trường của
Quảng Ngãi so với các tỉnh, thành trong vùng. Trên cơ sở đó, xây dựng quy hoạch, thu
hút đầu tư và tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng, bài bản, giá trị tăng cao và chú
trọng vào dòng khách chuyên biệt để tạo nên sức cạnh tranh, từng bước đưa du lịch phát
triển, rút ngắn khoảng cách so với các tỉnh trong khu vực
Phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tiếp tục phát
triển mạnh 03 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo là: Du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du
lịch sinh thái. Trong đó, lấy du lịch biển, đảo làm mũi nhọn, du lịch văn hóa làm trọng
tâm, du lịch sinh thái làm nền tảng cho phát triển du lịch bền vững.
Thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng dịch vụ du lịch; phát huy lợi thế, tiềm năng du lịch của từng địa phương,
phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của thị trường; phát triển các sản
phẩm du lịch mới, quà tặng lưu niệm…
Mục tiêu đến năm 2030, du lịch Quảng Ngãi thực sự là ngành kinh tế quan trọng,
thúc đẩy sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực khác; khẳng định vị trí vững chắc của
du lịch Quảng Ngãi trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên, từng bước tạo dựng thương
hiệu trên bản đồ du lịch của cả nước.

17



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ngãi là tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý
14°32’04” đến 15°25’00” vĩ độ Bắc và từ 108°14’25” đến 109°09’00” kinh độ Đông.
Về ranh giới tiếp giáp: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp tỉnh Bình Định,
Gia Lai; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum; phía Đơng giáp biển Đơng, với đường bờ biển
dài hơn 130 km.
Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 515.524,8 ha, bao gồm 13 đơn vị hành chính, trong
đó có: 01 thành phố (TP. Quảng Ngãi), 01 thị xã (Đức Phổ) và 11 huyện: Ba Tơ, Bình
Sơn, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Trà
Bồng và huyện đảo Lý Sơn.
Huyện đảo Lý Sơn có toạ độ 15°22’51’’ vĩ độ Bắc, 109°07’3’’ kinh độ Đơng; là đảo
tiền tiêu có vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng của Quảng Ngãi và cả nước. Đảo có
diện tích 10,33 km2, dân số 22.174 người (năm 2019).
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở trung độ của cả nước, trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, có các tuyến giao thơng kết nối quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 24, cao tốc
Bắc - Nam (đoạn nối Đà Nẵng - Quảng Ngãi) và đường sắt Bắc - Nam. Tuy nhiên, có
thể thấy vị trí địa lý của tỉnh Quảng Ngãi không thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội
nói chung và du lịch nói riêng so với hầu hết các địa phương khác trong vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ. Quảng Ngãi là một trong số ít tỉnh thành trong vùng khơng có sân bay,
khoảng cách tương đối xa tới các cảng hàng không của vùng: cách sân bay quốc tế Đà
Nẵng gần 150 km (hơn 2h đi ô tô), cách sân bay Phù Cát (Bình Định) hơn 150 km (khoảng
hơn 3h đi ơ tô), cách sân bay Chu Lai (Quảng Nam) hơn 40 km (khoảng 1h đi ơ tơ) (Xem
hình 2.1 ở phần phụ lục).
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình
Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, vùng núi chiếm khoảng 3/4 diện tích tự

nhiên tồn tỉnh, cịn lại là đồng bằng nhỏ hẹp. Địa hình Quảng Ngãi được chia thành các
dạng chính gắn với 3 vùng như sau:
Vùng núi cao phía Tây: là sườn đơng của dãy Trường Sơn, chủ yếu ở 5 huyện miền
núi là Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long.

18


×