BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THU HÀ
HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ NGOÀI THƯ VIỆN
CỦA THƯ VIỆN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ THU HÀ
HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ NGOÀI THƯ VIỆN
CỦA THƯ VIỆN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Khoa học thư viện
Mã số: 8 320 203
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO THANH PHƯỚC
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tơi thực hiện và hồn thành trên cơ
sở được Giảng viên hướng dẫn khoa học đóng góp ý kiến về các vấn đề nghiên cứu
trong lĩnh vực thư viện. Tơi đã tự tìm kiếm, nghiên cứu và tổng hợp phần lý thuyết
trong suốt quá trình học tập cũng như thực tiễn công tác trong ngành thư viện. Các
tài liệu tham khảo được nêu ở phần cuối của luận văn. Luận văn này không sao
chép nguyên bản từ bất kỳ một nguồn tài liệu nào khác.
Nếu có vi phạm, tơi xin chịu mọi trách nhiệm.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2021
Học viên
Trần Thị Thu Hà
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được dành tặng lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Cao
Thanh Phước – người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tơi hồn thành
luận văn.
Xin gửi tới lời cảm ơn sâu sắc tới tồn thể các thầy cơ giáo khoa Thơng tin –
Thư viện trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, các thầy cơ giáo trực tiếp
giảng dạy lời cảm ơn chân thành cho những kiến thức tơi đã thu thập được trong
q trình học tập tại trường, những kiến thức đã giúp tơi hồn thành luận văn.
Cũng xin cảm ơn các tác giả có tài liệu mà tôi đã dùng để nghiên cứu, so sánh, đối
chiếu trong quá trình viết luận văn.
Xin trân trọng cảm cảm ơn những người đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
thu thập tài liệu, cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin cảm ơn những nguồn động viên lớn lao từ những người thân
trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2021.
Học viên
Trần Thị Thu Hà
1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Các từ viết tắt tiếng Việt
TT
VIẾT TẮT
VIẾT THƯỜNG
1
CNTT
Công nghệ thông tin
2
CSDL
Cơ sở dữ liệu
3
CSVC
Cơ sở vật chất
4
CTMTQG
Chương trình mục tiêu quốc gia
5
KH&CN
Khoa học & công nghệ
6
SP&DV
Sản phẩm và dịch vụ
7
TT-TV
Thông tin thư viện
8
TVCC
Thư viện cơng cộng
9
VHTT - TT
Văn hóa thơng tin, thể thao
10
VHTT&DL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
11
VHTT
Văn hóa thơng tin
2. Các từ viết tắt tiếng Anh
TT
VIẾT TẮT
VIẾT THƯỜNG
1
AACR2
Anglo – American Cataloguing Rules (Quy tắc biên mục
Anh-Mỹ)
2
DDC
Dewey Decimal Classification Phân loại thập phân Dewey
3
MARC
Machine Readable Cataloguing (Biên mục đọc máy)
2
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1.1
Tài liệu bổ sung từ 2016 – 2020
28
Bảng 2.1
Thống kê số liệu thực hiện việc luân chuyển tài liệu tại các
45
thư viện huyện/ tủ sách cơ sở
Bảng 2.2
Thống kê số liệu thực hiện việc luân chuyển tài liệu tại các
47
trường học
Bảng 2.3
Bảng số liệu phục vụ luân chuyển tại các trại giam
49
Bảng 2.4
Bảng thống kê số liệu thực hiện chương trình phục vụ tại
52
các điểm bưu điện văn hóa
3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Nội dung
Trang
Biểu đồ 2.1
Kinh phí bổ sung nguồn tài nguyên thông tin kho sách lưu
41
động từ 2016-2020
Biểu đồ 2.2
Số lượng thư viện/phòng đọc sách xã giai đoạn 2013 – 2019
57
Biểu đồ 2.3
Tổng số nguồn tài nguyên thơng tin hiện có trên xe ơ tơ
66
thư viện lưu động
Biểu đồ 2.4
Mục đích sử dụng tài liệu luân chuyển của người sử dụng
71
thư viện
Biểu đồ 2.5
Mức độ đáp ứng người sử dụng thư viện về mặt nội dung
72
của tài liệu luân chuyển
Biểu đồ 2.6
Nhu cầu nội dung tài liệu luân chuyển tại các thư viện
73
huyện/ điểm bưu điện văn hóa xã mà người sử dụng thư
viện quan tâm
Biểu đồ 2.7
Nhu cầu nội dung tài liệu luân chuyển tại các thư viện xã/
74
phòng đọc sách xã mà người sử dụng thư viện quan tâm
Biểu đồ 2.8
Mức độ đáp ứng về mặt nội dung của tài liệu luân chuyển
75
tại các thư viện/phòng đọc sách xã
Biểu đồ 2.9
Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của xe ô tô thư viện lưu động
77
Biểu đồ 2.10 Độ phù hợp của các trò chơi kèm theo xe ô tô thư viện lưu
78
động
4
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1:
10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
10
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động phục vụ ngoài thư viện
10
1.1.1 Các khái niệm có liên quan
10
1.1.2 Các hình thức phục vụ ngồi thư viện
11
1.1.3 Vai trị của hoạt động phục vụ ngồi thư viện
17
1.1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ ngoài thư viện
19
1.1.5 Các yếu tố tác động tới hoạt động phục vụ ngoài thư viện
21
1.2 Tổng quan về Thư viện tỉnh Đắk Lắk
26
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện tỉnh Đắk Lắk
26
1.2.2 Nguồn lực Thư viện tỉnh Đắk Lắk
27
CHƯƠNG 2:
32
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ NGOÀI THƯ VIỆN
32
CỦA THƯ VIỆN TỈNH ĐẮK LẮK
32
2.1 Các nguồn lực phục vụ ngoài thư viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk
32
2.1.1 Nguồn tài nguyên thông tin
32
2.1.2 Người làm công tác thư viện
33
2.1.3 Người sử dụng thư viện
34
2.1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ ngồi thư viện
37
2.1.5 Kinh phí hoạt động
40
5
2.2 Thực trạng các hình thức hoạt động phục vụ ngoài thư viện của Thư viện tỉnh
Đắk Lắk
41
2.2.1 Luân chuyển tài liệu
41
2.2.2 Xây dựng tủ sách, thư viện cơ sở
54
2.2.3 Thư viện lưu động / Xe ô tô thư viện
59
2.2.4 Tuyên truyền giới thiệu, triển lãm sách/ảnh
66
2.3 Khảo sát người sử dụng thư viện về hoạt động phục vụ ngoài thư viện của Thư
viện tỉnh Đắk Lắk
69
2.3.1 Mục đích khảo sát
69
2.3.2 Nội dung và kết quả khảo sát
70
2.4 Nhận xét và đánh giá thực trạng hoạt động phục vụ ngoài thư viện
79
2.4.1 Thành tựu
79
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
80
CHƯƠNG 3:
85
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
85
PHỤC VỤ NGOÀI THƯ VIỆN CỦA THƯ VIỆN TỈNH ĐẮK LẮK
85
3.1 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động thư viện
86
3.2 Mở rộng phạm vi và đối tượng phục vụ ngoài thư viện
88
3.3 Tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất
90
3.4 Đẩy mạnh số lượng và chất lượng nguồn tài ngun thơng tin phục vụ ngồi thư
viện
92
3.5 Đa dạng hóa các hình thức phục vụ ngồi thư viện
96
3.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phục vụ ngoài thư viện
97
6
3.7 Nâng cao trình độ người làm cơng tác thư viện
3.8 Hướng dẫn người sử dụng thư viện
99
101
KẾT LUẬN
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
106
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, việc đọc sách góp phần
khơng nhỏ vào q trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển
nhân cách con người. Phát triển văn hóa đọc ln là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược
của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn
nhân lực - nhân tố quyết định mọi thành công.
Thư viện tỉnh Đắk Lắk là Thư viện công cộng (TVCC) trung tâm của tỉnh, là
trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ thư viện, tổ chức các hoạt động phục vụ các đối
tượng người sử dụng thư viện trên địa bàn tỉnh, đưa sách báo về cơ sở nhằm nâng
cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng con người. Với mục tiêu “Tất cả vì người
sử dụng thư viện, tất cả hướng tới người dùng”, trong nhiều năm qua công tác phục
vụ người sử dụng thư viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích
cực, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu của người dân. Tổ chức phục vụ người
dùng theo phương thức kho tự chọn tại tất cả các phòng phục vụ, đầu tư trang thiết
bị, tổ chức sắp xếp lại kho sách để người sử dụng lựa chọn tài liệu nhanh chóng.
Trước thực tế hiện nay tại các TVCC lượng sách, báo, tài liệu trong thư viện
rất nhiều nhưng số lượng người dùng đến thư viện còn hạn chế. Để phát triển và
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như thực hiện có hiệu quả quyết định số
329/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 3 năm 2017 phê duyệt đề án
phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
ngoài việc làm tốt công tác phục vụ người sử dụng tại thư viện, Thư viện tỉnh Đắk
Lắk còn tăng cường mở rộng các hình thức phục vụ người sử dụng ngồi thư viện
như phục vụ lưu động, phục vụ thông qua việc luân chuyển sách, phát triển phong
trào đọc và làm theo sách báo, nhất là người sử dụng thư viện ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn tiếp cận với tài liệu của thư viện nhằm thu hút nhiều người
dùng đến sử dụng thư viện góp phần nâng cao mức hưởng thụ sách báo của nhân dân.
2
Mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành tại địa phương cho công
tác thư viện, tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu đọc của người dân trên địa bàn
tỉnh, Thư viện tỉnh Đắk Lắk cịn gặp nhiều khó khăn, nguồn tài ngun thơng tin
chưa được bổ sung phong phú, phù hợp với từng đối tượng người sử dụng, kinh phí
chưa được đầu tư thỏa đáng. Để đáp ứng nhu cầu cho nhiều loại đối tượng người
dùng khác nhau, Thư viện tỉnh Đắk Lắk cần phải tìm kiếm các phương thức mới để
tiếp cận, thu hút và phục vụ được nhiều đối tượng hơn nữa, làm thế nào đưa được
sách đến với người dân, nhất là ở cơ sở, đổi mới hoạt động phục vụ, nhất là phục vụ
sách, báo lưu động.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động phục vụ ngồi thư viện
đối với cơng tác phục vụ người sử dụng thư viện, nâng cao hiệu quả của hoạt động
thư viện, cũng như giúp cho các thư viện quan tâm nghiên cứu, triển khai hoạt động
phục vụ ngoài thư viện cho thư viện mình, tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hoạt
động phục vụ ngoài thư viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn
của mình, với hy vọng đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động phục vụ người sử dụng thư viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk trong giai
đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát, trình bày thực trạng hoạt động phục vụ ngoài thư viện
của Thư viện tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động phục vụ ngoài thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân địa phương
trong toàn tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu, giải
quyết các nhiệm vụ sau:
- Trình bày các cơ sở lý luận có liên quan đến công tác phục vụ người sử dụng
3
thư viện nói chung và hoạt động phục vụ người dùng ngồi thư viện nói riêng.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phục vụ ngoài thư viện của thư viện tỉnh
Đắk Lắk.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ ngoài thư viện của Thư
viện tỉnh Đắk Lắk.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu tổ chức hoạt động thư viện với mục tiêu phát triển văn hóa
đọc hiện nay đang rất cần được các cấp, các ngành, các nhà nghiên cứu văn hóa và
thư viện quan tâm. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu về hoạt động phục vụ ngồi thư
viện có rất ít tài liệu, cơng trình sách báo và các bài viết đề cập tới. Chủ yếu là các
bài viết đăng trên tạp chí thư viện, các tham luận được trình bày trong các hội nghị
tổng kết, các báo cáo tổng kết của ngành…Đề tài phục vụ ngoài thư viện là một đề
tài mới đối với Thư viện tỉnh Đắk Lắk, đồng thời cũng là hướng nghiên cứu nhận
được sự quan tâm của các cơ quan thông tin - thư viện và các đồng nghiệp đang trực
tiếp làm công tác phục vụ bạn đọc/ người sử dụng thư viện.
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến
hoạt động phục vụ bạn đọc/ người sử dụng thư viện nói chung. Luận văn “ Nâng
cao chất lượng phục vụ bạn đọc của Thư viện tỉnh Hà Giang” của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Phương, bảo vệ năm 2002 đề cập một cách tồn diện về cơng tác phục
vụ người sử dụng thư viện tại thư viện tỉnh Hà Giang những năm đầu của thế kỷ 21.
Cùng với hướng nghiên cứu đó, tuy nhiên lại ở địa bàn nghiên cứu của các tỉnh,
thành phố khác như luận văn:“Công tác phục vụ bạn đọc tại Thư viện Hà Nội” của
tác giả Nguyễn Quỳnh Trang, bảo vệ năm 2011; Luận văn “Hoạt động phục vụ bạn
đọc tại Thư viện tỉnh Bắc Giang” của tác giả Giáp Thị Mai Loan, bảo vệ năm 2018.
Luận văn: “Nghiên cứu công tác phục vụ thư viện – thơng tin tại phịng đọc
tổng hợp Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích, bảo vệ
năm 2000, tập trung nghiên cứu về công tác phục vụ bạn đọc tại phòng đọc của Thư
4
viện Quốc gia Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển công tác phục
vụ thư viện – thông tin tại địa điểm nghiên cứu.
Đối với hệ thống Thư viện trường Đại học có các luận văn:
- Luận văn “Hiện đại hóa cơng tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm thông tin –
thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” của tác giả Lê Minh Thu, bảo vệ năm 2006,
luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng tin học hóa, hiện đại hóa cơng tác phục
vụ bạn đọc tại Trung tâm thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, trình bày
các phương thức phục vụ với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Trên cơ sở thực
trạng, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển, đẩy mạnh công tác
phục vụ bạn đọc tại Trung tâm thông tin – Thư viện đại học Quốc gia Hà Nội.
- Luận văn “Công tác phục vụ bạn đọc tại trung tâm thông tin khoa học và tư
liệu giáo khoa trường Đại học Phòng cháy chữa cháy” của tác giả Nguyễn Thị Hà,
bảo vệ năm 2015. Luận văn đề cập đến các cơ sở lý luận về công tác phục vụ bạn
đọc và tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại Trung tâm
thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa trường Đại học phòng cháy chữa cháy, với
các hình thức phục vụ bạn đọc, các dịch vụ thông tin, công tác tuyên truyền, giới
thiệu tài liệu; trình bày các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến cơng tác phục vụ bạn đọc.
Từ đó, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phục vụ bạn đọc tại Trung
tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.
Các đề tài trên đều nghiên cứu về công tác phục vụ bạn đọc/ người sử dụng
thư viện ở các thư viện khác nhau với cách nhìn nhận thực tế để nâng cao chất
lượng phục vụ bạn đọc/ người sử dụng thư viện được tốt hơn.
Bên cạnh đó có nhiều đề tài liên quan đến các đối tượng nghiên cứu khác nhau
như: Phục vụ người dùng thiếu nhi, người khiếm thị, học sinh, sinh viên, bộ đội...
như đề tài “Đổi mới công tác phục vụ thông tin - thư viện ở Thư viện Quân đội” của
tác giả Đặng Thị Phương Thảo, bảo vệ năm 2000; đề tài “Nâng cao hiệu quả công
tác phục vụ thiếu nhi tại các thư viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ” của Giang
Anh Thơ, bảo vệ năm 2012.
5
Các cơng trình nghiên cứu về phục vụ bạn đọc/ người sử dụng thư viện đã đề
cập ít nhiều đến cơ sở lý luận về hoạt động phục vụ bạn đọc/ người sử dụng thư
viện và đi sâu phân tích hiệu quả phục vụ ở từng thư viện. Luận văn có thể kế thừa
một số kết quả nghiên cứu này.
Đề cập đến hoạt động phục vụ ngồi thư viện có cơng trình nghiên cứu: “Cơng
tác ln chuyển sách, báo về cơ sở tại thư viện tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng
sông Hồng” của tác giả Vương Thị Lý, bảo vệ năm 2008 tập trung nghiên cứu về
công tác luân chuyển sách báo về cơ sở của các thư viện tỉnh, thành phố và đưa ra
một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện ở khu vực đồng bằng sông
Hồng; Luận văn: “Công tác phục vụ lưu động của Thư viện Hà Nội”, của tác giả
Đỗ Thu Thủy, bảo vệ năm 2018 tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận công tác phục
vụ người sử dụng thư viện, phục vụ lưu động. Đồng thời phân tích thực trạng và
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phục vụ thư
viện lưu động tại Thư viện Hà Nội.
Trong tạp chí Thư viện Việt Nam số 57 (2016), ở trang 4 và trang 11 có bài
viết của Tiến sĩ Vũ Dương Thúy Ngà viết bài về Thư viện với việc luân chuyển
sách, báo phục vụ nhu cầu đọc, sử dụng thông tin của người dân và một số vấn đề
đặt ra. Bài viết nêu lên các hình thức luân chuyển sách, báo đến với cộng đồng của
các thư viện công cộng; sự quan tâm của Chính phủ đối với việc đọc của người dân
Việt Nam; những khó khăn và thuận lợi của thư viện công cộng trong việc phục vụ
người dân vùng sâu, vùng xa và người khiếm thị.
Nhìn chung các bài viết, các đề tài trên đều đưa ra thực trạng, giải pháp về
hoạt động phục vụ tại chỗ, ngoài thư viện hay hoạt động luân chuyển tài liệu về các
thư viện tỉnh, thành phố. Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề phục
vụ ngoài thư viện tại Thư viện tỉnh Đắk Lắk.
Đề tài luận văn “Hoạt động phục vụ ngoài thư viện của Thư viện tỉnh Đắk
Lắk” được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan, kế thừa và
vận dụng các thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trược, đồng thời căn cứ vào
6
việc khảo sát thực trạng hoạt động phục vụ ngoài thư viện của Thư viện tỉnh Đắk
Lắk.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn tham khảo các
báo cáo tổng kết hoạt động Hệ thống thư viện công cộng từ năm 2016 đến năm
2019 của tỉnh Đắk Lắk. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả luận văn có cái
nhìn khách quan hơn về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
phục vụ ngoài thư viện hiện nay của Thư viện tỉnh Đắk Lắk, từ đó gợi mở ý tưởng
và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cơng tác phục vụ ngồi thư viện.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Thư viện tỉnh Đắk Lắk
+ Về thời gian: Từ năm 2016 đến nay (Năm 2016 - năm bắt đầu triển khai
phục vụ ngoài thư viện tại các trường học và các trại giam trên địa bàn tỉnh)
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng công tác phục vụ ngoài thư viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk hiện
nay ra sao?
- Những yếu tố nào đang trực tiếp tác động đến cơng tác phục vụ ngồi thư
viện?
- Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động phục vụ ngoài thư
viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
7
Để đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, Thư viện tỉnh
Đắk Lắk ngoài việc phục vụ tại chỗ trong thư viện thì cần tổ chức phục vụ người sử
dụng ở bên ngoài thư viện. Tuy nhiên, hoạt động phục vụ ngoài thư viện của Thư
viện tỉnh Đắk Lắk còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài liệu
cho người dùng, đặc biệt là người sử dụng thư viện ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc thiểu số do nhiều nguyên nhân. Có thể do quy trình xây dựng kế hoạch phục vụ
ngồi thư viện chưa khoa học; trình độ nguồn nhân lực dành cho cơng tác phục vụ
ngồi thư viện cịn hạn chế; việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin chưa phát triển; sự
đầu tư của địa phương chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động thư viện.
Bên cạnh đó, các yếu tố như cơ chế chính sách là yếu tố hàng đầu, là đường
lối, quan điểm của Nhà nước định hướng cho sự nghiệp thư viện; nguồn tài nguyên
thông tin là môi trường, là nền tảng cơ bản cho mọi hoạt động; cơ sở vật chất – kỹ
thuật là yếu tố đảm bảo cho mọi hoạt động được tiến hành có chất lượng; yếu tố con
người như người làm công tác thư viện , người sử dụng thư viện…Đây chính là
những yếu tố cơ bản đang trực tiếp tác động đến hoạt động phục vụ ngoài thư viện
trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, nếu hoạt động phục vụ ngồi thư viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk
được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư hơn nữa, thư viện chú trọng đến việc xây
dựng kế hoạch phục vụ ngoài thư viện cụ thể theo từng tuyến phù hợp với các điểm
phục vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa tài liệu, tăng cường
nghiên cứu nhu cầu tin cho người sử dụng thư viện, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất
(CSVC), trang thiết bị... thì chất lượng phục ngoài thư viện sẽ được nâng cao, đáp
ứng nhu cầu đọc của người sử dụng thư viện từ tỉnh đến cơ sở.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp tư duy biện chứng
đảm bảo các nguyên tắc: khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể và thực
tiễn. Đồng thời, tác giả cũng dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát
triển văn hóa nói chung và hoạt động thơng tin - thư viện (TT-TV) nói riêng.
8
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính
+ Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu đối với Lãnh đạo Thư viện tỉnh Đắk Lắk
nhằm thu thập thông tin về kế hoạch, phương hướng phát triển thư viện, hướng đầu
tư cho hoạt động phục vụ ngoài thư viện trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, tiến
hành phỏng vấn sâu cán bộ trực tiếp làm cơng tác phục vụ ngồi thư viện của Thư
viện tỉnh Đắk Lắk nhằm xác định rõ hơn nhu cầu của người dân, tình hình khai thác
nguồn lực thông tin tại cơ sở và khả năng đáp ứng nguồn lực thông tin của thư viện.
+ Tác giả trực tiếp quan sát hoạt động phục vụ ngoài thư viện của Thư viện
tỉnh Đắk Lắk tại các nơi đến phục vụ, như: các trường học, trại giam, các đồn biên
phịng, các điểm bưu điện văn hóa xã…
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
+ Thu thập, phân tích, tổng hợp khái quát về những vấn đề liên quan đến lịch
sử nghiên cứu và cơ sở lý luận để làm sáng tỏ khái niệm và nội dung cơng tác phục
vụ ngồi thư viện từ các tài liệu có liên quan đến đề tài như: sách, bài trích báo - tạp
chí, luận văn khoa học, các kỷ yếu hội nghị - hội thảo, các số liệu điều tra, khảo sát.
+ Thống kê số liệu điều tra, thu thập được từ phiếu khảo sát nhu cầu của người
sử dụng thư viện trong nghiên cứu, học tập và đánh giá hiệu quả của hoạt động phục
vụ ngoài thư viện.
7. Ý nghĩa thực tiễn
Từ thực trạng hiện có, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao
chất lượng phục vụ ngồi thư viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk, đáp ứng nhu cầu đọc
của người dân tại cơ sở.
Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo cho người làm công tác thư
viện, đặc biệt là cán bộ nghiên cứu công tác phục vụ bạn đọc/ người sử dụng
thư viện tại các TVCC.
9
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Chương 1 trình bày cơ sở các lý thuyết nghiên cứu được vận dụng trong luận
văn, đưa ra các khái niệm, từ khóa liên quan đến chủ đề hoạt động phục vụ ngồi
thư viện. Tại chương 1 cũng trình bày tổng quan về lịch sử ra đời và phát triển, về
tổ chức hoạt động phục vụ ngoài thư viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk.
Chương 2: Thực trạng hoạt động phục vụ ngoài thư viện của Thư viện
tỉnh Đắk Lắk.
Chương 2 tập trung nghiên cứu về cơng tác phục vụ ngồi thư viện, công tác
thư viện lưu động, luân chuyển sách báo về cơ sở của Thư viện tỉnh Đắk Lắk ... từ
đó rút ra những nhận xét và đánh giá về hiệu quả hoạt động phục vụ ngoài thư viện
của Thư viện tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ ngoài thư
viện của Thư viện tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3 dựa trên những thực trạng hoạt động phục vụ ngoài thư viện của
Thư viện tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa ra các giải pháp, cách thức cải thiện hiệu quả của
hoạt động này nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của cộng đồng dân cư.
10
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động phục vụ ngồi thư viện
1.1.1 Các khái niệm có liên quan
- Bạn đọc/ người sử dụng thư viện
Thư viện do bốn yếu tố cấu thành là: tài nguyên thông tin, người làm công
tác thư viện, cơ sở vật chất – kỹ thuật và bạn đọc/ người sử dụng thư viện. Như vậy,
bạn đọc/ người sử dụng thư viện là một trong bốn yếu tố cấu thành thư viện.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, xuất bản năm
2011 định nghĩa bạn đọc là người đọc sách, báo; là độc giả trong quan hệ với tác
giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện [21, tr. 42].
Có rất nhiều thuật ngữ dùng để chỉ khái niệm bạn đọc như: người đọc, người
dùng tin (information user), người sử dụng thư viện (library user), khách hàng
(client), người sử dụng (user)... nhưng thực ra về bản chất chúng lại không khác
nhau nhiều. Người sử dụng thư viện vừa là người sử dụng các sản phẩm và dịch vụ
(SP & DV) thông tin thư viện (TT-TV), vừa là đối tác, là khách hàng của hoạt động
TT-TV. Như vậy có thể nói: người sử dụng thư viện là “thượng đế” đối với thư
viện.
Từ đó có thể hiểu người sử dụng thư viện là những cá nhân hay tập thể sử
dụng các SP&DV của thư viện và cơ quan thông tin.
- Hoạt động phục vụ người sử dụng thư viện
Hoạt động phục vụ người sử dụng thư viện là hoạt động của thư viện nhằm
tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của chúng, giúp đỡ
người tới thư viện trong quá trình lựa chọn và sử dụng tài liệu đó. Cơng tác này
được xây dựng dựa trên sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của
việc phục vụ thư viện, phục vụ thông tin, tra cứu.
11
Theo TS. Lê Văn Viết thì “Phục vụ bạn đọc là hoạt động của thư viện nhằm
tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu hoặc là bản sao của chúng giúp đỡ
người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu đó, cơng tác này được xây
dựng trên sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với nhau của việc phục vụ thư
viện, phục vụ thơng tin, tra cứu” [18,tr.370].
Như vậy có thể coi phục vụ người sử dụng thư viện là hoạt động của thư viện
nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của người đọc. Phục vụ người dùng là mục tiêu cuối
cùng của bất cứ thư viện nào. Càng phục vụ nhiều người thì vai trị xã hội của thư
viện càng tăng cao. Theo quan niệm này, phục vụ người sử dụng thư viện bao gồm
các hình thức: phục vụ người dùng trong thư viện; phục vụ ngoài thư viện (phục vụ
lưu động, luân chuyển sách, tuyền truyền giới thiệu tài liệu bên ngoài trụ sở thư viện).
- Hoạt động phục vụ ngồi thư viện
Theo thơng tư số 33/2018/TT-BVHTTDL Quy định về hoạt động thư viện
lưu động và luân chuyển tài liệu thì hoạt động phục vụ ngồi thư viện là hoạt động
phục vụ ngoài trụ sở của thư viện được triển khai bằng việc sử dụng các trang thiết
bị và phương tiện vận tải nhằm cung cấp tài liệu và các sản phẩm, dịch vụ thư viện
một cách chủ động, trực tiếp cho người sử dụng [4].
Tóm lại, hoạt động phục vụ người sử dụng thư viện chính là khâu cuối cùng
trong quá trình hoạt động TT-TV, là khâu trực tiếp thực hiện việc luân chuyển
thông tin, tài liệu tới tay người sử dụng và là khu trung tâm, trực tiếp quyết định
tồn bộ kết quả hoạt động của cơng tác TT-TV. Mục tiêu của hoạt động phục vụ
người sử dụng thư viện cũng chính là mục tiêu hoạt động của cơ quan TT-TV.
1.1.2 Các hình thức phục vụ ngồi thư viện
Mạng lưới TVCC được tổ chức rộng khắp, tuy nhiên thư viện thường được
bố trí ở các trung tâm đơng dân cư, khơng phải mọi người dân đều có điều kiện
thường xuyên sử dụng tài liệu tại thư viện. Người dân ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo,
biên giới..., những vùng có kinh tế khó khăn chưa thể xây dựng được thư viện, hoặc
thư viện tại địa phương đó có nguồn tài ngun thơng tin nghèo nàn chưa thể đáp
12
ứng đủ nhu cầu tin của người sử dụng thư viện. Một số người sử dụng thư viện làm
việc trong hồn cảnh khơng thể đến thư viện như những người đi tàu trên biển,
những người làm việc ở giàn khoan... Phục vụ ngoài thư viện được tổ chức nhằm đáp
ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng này.
Có nhiều hình thức phục vụ ngồi thư viện khác nhau...Tuy nhiên có thể xem
xét các hình thức phục vụ ngồi thư viện bao gồm các hình thức sau:
- Luân chuyển tài liệu
Luân chuyển tài liệu là hoạt động phục vụ ngoài trụ sở của thư viện được
triển khai bằng việc vận chuyển sách, báo và tài liệu khác của thư viện đến một thư
viện hoặc điểm có phục vụ sách, báo khác (điểm luân chuyển) nhằm phục vụ người
sử dụng [4].
Khi luân chuyển tài liệu cần lựa chọn địa điểm luân chuyển, ưu tiên đối với
các điểm xa trung tâm, điểm có thư viện huyện, xã gặp khó khăn về nguồn tài
nguyên thơng tin hoặc người dân có nhu cầu sử dụng tài liệu cao. Trước khi luân
chuyển cần khảo sát nhu cầu của người sử dụng trên địa bàn, ưu tiên tài liệu phục
vụ nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, tài liệu phục vụ thiếu
nhi, người khuyết tật, tài liệu phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.
Luân chuyển sách về cơ sở là thúc đẩy văn hóa đọc đến những người khơng
có điều kiện, thời gian trực tiếp đến thư viện, tạo nguồn tư liệu đa dạng, phong phú,
cần thiết và rút ngắn khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa nơng thơn và thành thị
cho người dân, đồng thời khơi dậy và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.
Trong mạng lưới TVCC, hình thức luân chuyển sách được thực hiện khá
thường xuyên, đặc biệt ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa do địa bàn phức tạp, cư
dân khơng có điều kiện thường xuyên đến sử dụng sách tại thư viện. Đây là một
hoạt động đã có từ rất lâu và được thực hiện hầu hết ở các TVCC. Hoạt động này
được làm thường xuyên, định kỳ, thời gian luân chuyển tùy thuộc vào khả năng
phục vụ của thư viện và tùy thuộc vào nhu cầu của bạn đọc tại địa bàn thư viện
hoạt động.
13
Việc luân chuyển tài liệu hiện nay cũng có nhiều cách thức khác nhau như:
người làm công tác thư viện tại nơi cần luân chuyển sẽ đến tự chọn sách và mang
về; nơi cần tài liệu luân chuyển sẽ gửi yêu cầu đến thư viện tỉnh, thư viện huyện,
sau khi tiếp nhận yêu cầu thư viện tỉnh, thư viện huyện sẽ tự chọn sách đáp ứng với
yêu cầu bên cần luân chuyển và sẽ gửi về cho nơi cần luân chuyển, có thể gửi bằng
xe, gửi qua đường bưu điện, tàu, người làm công tác thư viện tự giao tới nơi cần
luân chuyển, hoặc nơi cần tài liệu luân chuyển sẽ đến tiếp nhận tài liệu luân chuyển.
Số lượng tài liệu cho mỗi đợt luân chuyển sẽ được cân đối theo nhu cầu của nơi
nhận luân chuyển và khả năng cung ứng của thư viện. Đối với các chuyến xe phục
vụ cả hai nhiệm vụ: phục vụ lưu động và luân chuyển tài liệu thì thư viện phải
chuẩn bị số tài liệu tương ứng với cả hai hoạt động đó.
- Xây dựng tủ sách, thư viện cơ sở
Xây dựng tủ sách, thư viện cơ sở là một chiến lược quan trọng trong việc
đem sách xuống những vùng sâu vùng xa, vùng cịn gặp khó khăn về khoa học kỹ
thuật, nơng thơn mới, tủ sách cơ sở cịn là nơi gần với người dân nhất, người dân dễ
tiếp cận với tài liệu nhất. Chính vì vậy, tủ sách cơ sở ln được đầu tư và phát triển
với nhiều loại hình khác nhau như: thư viện huyện, tủ sách xã, phường, tủ sách hộ
gia đình, tủ sách họ tộc, tủ sách bộ đội biên phịng, thư viện trong trại giam.
Nước ta có gần 11.000 xã, phường, thị trấn. Cấp cơ sở này giữ một vị trí hết
sức quan trọng, là cấp cuối cùng của 4 cấp hành chính Nhà nước, nơi dân cư tập
trung sinh sống và lao động, sản xuất, nơi trực tiếp triển khai mọi chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Do vậy, tập trung đầu
tư mọi mặt cho cơ sở luôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong
những năm qua, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã xem việc xây
dựng và nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân ở cơ sở, đặc biệt là bà con nông
dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của ngành. Nhiều hoạt động cơ bản và những thiết chế văn hoá chủ yếu đã được tổ
14
chức, trong đó hoạt động sách, báo gắn liền với việc xây dựng các thư viện, tủ sách
ở cơ sở luôn được quan tâm và đầu tư phát triển.
Hiện nay, chúng ta chưa có một thống kê tồn diện nào để khảo sát nhu cầu
đọc ở tỉnh, huyện và cơ sở (kể cả trong hệ thống TVCC). Song nhu cầu đọc của
người dân ở các cấp nói trên đang ngày một gia tăng, nhất là khi nước ta chuyển từ
bao cấp sang nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế.
Nước ta hiện có những mơ hình thư viện cơ sở chủ yếu sau đây: Thư viện xã, tủ
sách các làng, thôn, khu dân cư do ngành VHTT&DL quản lý; Điểm bưu điện văn
hoá xã là mơ hình thư viện liên kết giữa ngành VHTT&DL và ngành Thông tin và
Truyền thông, do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý; Tủ sách Pháp luật xã,
phường, thị trấn là mơ hình thư viện liên kết giữa Bộ Tư pháp và Bộ VHTT&DL,
do Bộ Tư pháp quản lý; Tủ sách đồn biên phịng là mơ hình thư viện liên kết giữa
Bộ VHTT&DL và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, do Bộ Tư lệnh Bộ đội biên
phịng quản lý.
Đây có thể coi là một trong những nét đặc thù của hoạt động thư viện nước ta
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, nhằm đảm bảo cho
mọi người dân được tiếp xúc với sách, báo, dần dần xoá bỏ sự cách biệt về hưởng
thụ văn hố giữa thành thị và nơng thơn, giữa miền xi và miền núi, góp phần
nâng cao dân trí, giáo dục phổ thơng và xây dựng một "xã hội đọc" trong tương lai.
- Thư viện lưu động/ Xe ô tô thư viện lưu động
Là thư viện sử dụng các phương tiện chở tài liệu thư viện đi phục vụ lưu
động. Các thư viện lưu động khác nhau về kích thước và kiểu dáng sao cho phù hợp
với nhu cầu và địa hình khác nhau. Thư viện lưu động là thư viện thay đổi vị trí
nhằm mục đích phục vụ cho các nhóm dân cư ở xa thư viện cố định.
Như vậy, thư viện lưu động sẽ đi đến tận nơi phục vụ người dân, đặc biệt là
những người khơng có điều kiện hoặc gặp khó khăn khi tiếp cận với thư viện như
người già yếu, người nghèo, người tàn tật, công nhân tại các khu công nghiệp, người
sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu vắng hệ thống nhà sách và thư viện, tủ sách...
15
Một trong những dịch vụ nổi bật của thư viện lưu động là xe ô tô thư viện
lưu động. Để cơng tác phục vụ ngồi thư viện đạt hiệu quả cao, các thư viện trên thế
giới có xu hướng sử dụng xe ô tô chuyên dụng để thuận tiện đưa sách báo và tài liệu
đến với người dân ở vùng sâu, vùng xa và đến với các địa điểm mà người sử dụng
không dễ dàng đến với thư viện công cộng.
Tại các nước phát triển, đã từ lâu các thư viện sử dụng xe ô tô thư viện lưu
động với nhiều dạng khác nhau: xe tải, xe bus. Các xe này được thiết kế như một
tòa nhà thư viện để giúp cho mọi người có thể sử dụng các dịch vụ gắn liền với xe.
Ở Việt Nam, mơ hình xe ô tô thư viện lưu động cũng đã được triển khai khá
sớm. Mơ hình xe ơ tơ thư viện lưu động đa phương tiện được thiết kế là xe tải có
sách, máy tính, máy chủ, phần mềm sử dụng, máy chiếu, ti vi, tài liệu điện tử, sách
nói và các thiết bị phục vụ cho người khiếm thị.
Việc phục vụ sách báo không chỉ đơn giản là đưa sách cho các em đọc mà
cần gần gũi, trao đổi, trò chuyện và lắng nghe, giới thiệu những quyển sách phù hợp
cho các em đúng với tâm lý, nhu cầu hoặc định hướng giúp các em lựa chọn được
những quyển sách theo sở thích, tính cách của mình. Để tạo mơi trường đọc, các thư
viện có thể tổ chức khơng gian đọc trên xe, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ đọc
tại chỗ.
Việc đọc sách là cần thiết và chủ yếu, tuy nhiên, các em ở lứa tuổi thanh
thiếu niên cần có những hoạt động kết hợp. Đi cùng với những bài học trong sách là
những kiến thức, những hoạt động thực tế cuộc sống. Vì vậy, bên cạnh đọc sách các
em còn được tham gia các trò chơi, đố vui và các cuộc thi nhỏ gắn liền với sách hay
những kiến thức được học trên lớp. Các cuộc thi liên quan đến sách như đọc nhanh
nhớ nhanh, đố vui về các nhân vật lịch sử, danh nhân hay kiến thức khoa học cũng
là cách giúp các em có cảm giác đọc sách là một việc làm thư giãn, khơng gị bó, ép
buộc mà cũng có động lực đọc.
Xe thư viện lưu động có phim tài liệu về văn hóa, khoa học và lịch sử cũng
như chuyện cổ tích và phim giải trí phổ biến của giới trẻ; máy tính, internet và các