Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận văn khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong hoạt động du lịch của làng mộc kim bồng tại xã cẩm kim, thành phố hội an, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.28 KB, 136 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 4
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 5
2.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................... 5
2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 5
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 5
3.1 Khai thác giá trị làng nghề trong phát triển du lịch trong nước ................................. 5
3.2 Khai thác giá trị làng nghề trong phát triển du lịch Hội An ...................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 13
5. Phương pháp luận ....................................................................................................... 13
5.1 Quan điểm tiếp cận................................................................................................... 13
5.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 13
5.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 14
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................... 19
7. Bố cục luận văn .......................................................................................................... 20
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .. 21
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 21
1.1.1 Khái niệm .............................................................................................................. 21
1.1.2 Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 33
1.1.3 Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 35
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 42
1.2.1 Thành phố Hội An ................................................................................................. 42
1.2.2 Khái quát về hoạt động du lịch tại thành phố Hội An .......................................... 44
1.2.3 Tổng quan về làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An .................. 49


2


Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................................... 52
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT
THỂ LÀNG MỘC KIM BỒNG TRONG PHÁT TRIỂN ........................................ 53
DU LỊCH ....................................................................................................................... 53
2.1 Giá trị di sản văn hoá của làng mộc Kim Bồng ....................................................... 53
2.1.1 Giá trị di sản văn hoá vật thể ................................................................................ 53
2.1.2 Giá trị di sản văn hoá phi vật thể .......................................................................... 56
2.2 Hoạt động du lịch tại làng nghề ............................................................................... 78
2.2.1 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 78
2.2.2 Nhân sự ................................................................................................................. 80
2.2.3 Sản phẩm du lịch làng nghề .................................................................................. 81
2.2.4 Dự án phát triển du lịch cộng đồng làng nghề (2004 - 2014) .............................. 81
2.2.5 Đề án khôi phục hoạt động du lịch làng nghề 2016 ............................................. 82
2.3 Thực trạng khai thác giá trị di sản VHPVT của làng mộc Kim Bồng trong hoạt
động du lịch .................................................................................................................... 84
2.3.1 Đánh giá việc khai thác giá trị di sản VHPVT của làng mộc Kim Bồng trong hoạt
động du lịch .................................................................................................................... 84
2.3.2 Hoạt động kinh doanh làng nghề .......................................................................... 89
2.3.3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch làng nghề Kim Bồng thuận lợi và thử thách .................................................................................................... 92
Tiểu kết chương 2........................................................................................................... 94
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN ................................ 96
VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ CỦA LÀNG MỘC KIM BỒNG TRONG HOẠT
ĐỘNG DU LỊCHTHEO HƢỚNG BỀN VỮNG ....................................................... 96
3.1 Nguyên tắc xây dựng giải pháp phát triển du lịch bền vững cho làng nghề ............ 96


3

3.2 Phân tích và đề xuất các chiến lược phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên nền
tảng phân tích mơ hình SWOT....................................................................................... 98

3.2.1 Phân tích các giá trị di sản VHPVT của làng mộc Kim Bồng theo mô hình SWOT
........................................................................................................................................ 98
3.2.2 Đề xuất chiến lược phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên nền tảng phân tích
mơ hình SWOT ............................................................................................................. 100
3.3 Đề xuất giải pháp quản lý văn hoá trong phát triển du lịch bền vững cho làng nghề
...................................................................................................................................... 108
3.3.1 Nhóm giải pháp về kinh tế ................................................................................... 109
3.3.2 Nhóm giải pháp về mơi trường ........................................................................... 113
3.3.3 Nhóm giải pháp về xã hội.................................................................................... 115
Tiểu kết chương 3......................................................................................................... 122
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 123
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 131
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 136


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế
giới năm 1999, chính quyền thành phố Hội An đã tận dụng tốt lợi thế để tạo ra nhiều
sản phẩm du lịch đặc trưng làm điểm thu hút khách du lịch hiệu quả.
Nhưng những năm đầu sau khi được công nhận, Hội An chỉ tập trung khai thác
trong khu phố cổ, những vùng lân cận ít được chính quyền quan tâm khai thác để đa
dạng hóa các loại hình du lịch nhất là các làng nghề truyền thống trong đó có làng mộc
Kim Bồng. Đến năm 2004, khi có chương trình khuyến cơng, phịng kinh tế của thành
phố Hội An đã đề xuất lên tỉnh Quảng Nam quyết định “Về phê duyệt lại dự án khôi
phục và phát triển làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng gắn với hoạt động du lịch,
giai đoạn 2004-2007”. Nội dung đề án tập trung nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, quảng bá

giới thiệu sản phẩm du lịch làng nghề để phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng
cao đời sống cho nhân dân. Cùng năm này, International Trade Centre (ITC) thơng qua
chương trình Xố đói giảm nghèo do Liên Hiệp Quốc tài trợ đã chọn làng mộc Kim
Bồng và hình thành nên mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng tại đây. u cầu ITC phải
thành lập mơ hình hợp tác xã do chính người dân của làng nghề quản lý và chính quyền
chỉ tham mưu cho cộng đồng. ITC tập trung thiết kế sản phẩm du lịch mới cho làng
nghề với các điểm dừng chân là khu đóng tàu, ki-ốt bán hàng lưu niệm, đan thúng chai,
tráng mì quảng, dệt chiếu, nhà thờ tộc, đình, chùa… và tham gia hoạt động sinh hoạt
đời thường của người dân tại làng nghề. Có thể thấy cả hai dự án đã được triển khai tại
làng mộc chỉ tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, đời sống người dân và khai thác các giá
trị di sản văn hóa vật thể của làng nghề để phục vụ du lịch.
Xuất phát từ những thực tế trên và nghề mộc Kim Bồng đã được Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) tiêu
biểu của quốc gia theo Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016 của Bộ


5

Văn hố, Thể thao và Du lịch nên chúng tơi quyết định chọn đề tài “Khai thác giá trị
di sản văn hóa phi vật thể trong hoạt động du lịch của làng mộc Kim Bồng tại xã Cẩm
Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” nhằm tìm hiểu và xác định giá trị di sản
VHPVT của làng nghề có thể khai thác du lịch để trên cơ sở đó có hướng đề xuất chiến
lược và giải pháp quản lý văn hóa trong phát triển du lịch bền vững đối với chính
quyền địa phương cho làng nghề.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định giá trị di sản VHPVT của làng nghề Kim Bồng, trên cơ sở đó hình
thành chiến lược và giải pháp quản lý văn hóa các hoạt động du lịch làng nghề tại địa
phương theo định hướng phát triển bền vững.
2.2 Mục tiêu cụ thể

Xác định giá trị di sản VHPVT trong từng lĩnh vực của đời sống làng nghề.
Chỉ ra các giá trị di sản VHPVT có thể khai thác du lịch.
Đề xuất chiến lược phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Giải pháp về phát triển du lịch bền vững cho làng nghề dưới góc độ quản lý văn
hóa.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề khai thác các giá trị của làng nghề trong phát triển du lịch
Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trước đây. Để phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi điểm luận một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
trong nước và thành phố Hội An dưới đây:
3.1 Khai thác giá trị làng nghề trong phát triển du lịch trong nước
Trong bài viết “Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sơng Cửu Long - Một lợi thế
văn hóa để phát triển du lịch” của Nguyễn Phước Phú Quang trong Tạp chí Phát triển
& Hội nhập số 10 (20) (2013), trang 62 - 66, tác giả nêu lên thực trạng du lịch làng


6

nghề ở Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) có nguồn nhân lực thiếu và yếu; tuy cũng
có làng nghề ăn nên làm ra nhưng phần lớn các làng nghề khác rơi vào tình cảnh lay
lắt. Du lịch làng nghề tại khu vực này vẫn chưa được phát triển nguyên nhân chủ yếu là
do thiếu sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong xây dưng, quy hoạch du lịch làng
nghề. Và tác giả đề xuất và kiến nghị một số giải pháp trước mắt như giáo dục đào tạo
người dân đồng thời mở nhiều khoá học nâng cao tay nghề nghệ nhân; áp dụng công
nghệ khoa học cao cho người dân nhưng phải giữ nét văn hóa đặc sắc để bảo tồn truyền
thống, quảng bá làng nghề rộng rãi đến du khách và nhà đầu tư; thu phí từ các công ty
lữ hành để phát triển làng nghề; người dân nên bán hàng ăn, uống và làm sản phẩm kỉ
niệm bán cho du khách; đưa điểm tham quan làng nghề vào tour du lịch. Giải pháp lâu
dài một là rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề; hai là hoàn thiện sản
phẩm du lịch theo hướng bảo tồn và phát triển sản phẩm làng nghề; ba là đẩy mạnh

công tác tuyên truyền quảng bá giúp cho làng nghề tiêu thụ sản phẩm; bốn là nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển du lịch làng nghề.
Luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ” của Bạch Thị Lan Anh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (2010)
gồm 4 chương trong đó chương 1 tác giả đã tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề
tài trong và ngoài nước; chương 2 là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
bền vững làng nghề truyền thống (LNTT) trong đó nêu lên quan niệm về phát triển bền
vững và quan niệm về phát triển bền vững ở Việt Nam, nội dung và các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển bền vững LNTT, sự cần thiết phát triển bền vững LNTT và kinh
nghiệm phát triển LNTT ở một số nước; chương 3 tác giả đi vào phân tích thực trạng
phát triển bền vững LNTT vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nội dung chính là nêu lên
thực trạng phát triển bền vững LNTT tại địa bàn nghiên cứu gồm tình hình sản xuất
kinh doanh, tác động xã hội của sự phát triển làng nghề truyền thống và mơi trường
làng nghề sau đó là đánh giá chúng về phát triển bền vững LNTT về thành tựu, hạn


7

chế, nguyên nhân; chương 4 định hướng và giải pháp phát triển bền vững LNTT vùng
kinh tế trọng điểm Bắc bộ tác giả nêu lên cơ hội, thách thức và xu hướng phát triển
LNTT, quan điểm định hướng phát triển bền vững LNTT trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế và những giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững LNTT gồm phát triển ưu
tiên theo nhóm ngành nghề, về thị trường và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn để thành lập
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở làng nghề, quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng trong làng nghề, đảo tạo nguồn nhân lực, phát triển LNTT gắn
với du lịch, kết hợp “6 nhà”, xây dựng thương hiệu cho LNTT, tuyên truyền nâng cao
nhận thức về nghề thủ công của các LNTT.
“Làng nghề du lịch Việt Nam” của Hoàng Văn Châu - Phạm Thị Hồng Yến - Lê
Thị Thu Hà (2008) nội dung chính theo từng chương gồm chương 1 giới thiệu mạng
lưới làng nghề ở Việt Nam, chương 2 phát triển bền vững làng nghề Việt Nam, chương

3 xu hướng phát triển du lịch làng nghề trên thế giới, chương 4 phát triển du lịch làng
nghề Việt Nam, chương 5 xây dựng mơ hình làng nghề ở Việt Nam.
Bài viết “Lợi thế truyền thống trong xây dựng thương hiệu làng nghề gắn với du
lịch ở đồng bằng sông Hồng” của Vũ Trường Giang trong Kỷ yếu Làng nghề và phát
triển du lịch (2014), trang 448 - 456, tác giả đưa ra khái niệm về làng nghề truyền
thống, nghề thủ cơng truyền thống; trên cơ sở đó nêu lên thực trạng làng nghề thủ công
truyền thống ở đồng bằng sông Hồng như: một là coi nghề thủ công là nghề phụ, hai là
lấy nghề thủ công làm nghề sản xuất chính. Tác giả khẳng định phát triển làng nghề
truyền thống kết hợp với du lịch là một hướng đi đúng đắn và phù hợp với Việt Nam
nói chung và đơng bằng sơng Hồng nói riêng. Gắn du lịch với việc bảo tồn và phát
triển làng nghề cũng cần nhận thấy không phải làng nghề nào cũng làm được du lịch.
Bài viết “Phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội - Trường hợp làng nghề gốm sứ
Bát Tràng” của Nguyễn Hồng Quang trong Kỷ yếu Làng nghề và phát triển du lịch
(2014), trang 373 - 383, đầu tiên tác giả nêu lên những hạn chế khó khăn và đưa ra một


8

số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Hà Nội như tìm làng nghề có tiềm năng cho
phát triển du lịch để đầu tư thí điểm rồi nhân rộng mơ hình, phải có xã hội hóa, đáp ứng
được các nhu cầu du khách như đầu tư nghiên cứu thị trường để tạo ra những sản phẩm
phù hợp, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá, khuyến khích nghệ nhân dạy
nghề, trình diễn nghề và tham gia các hội chợ trong và ngoài nước, nâng cao chất
lượng và nhận thức của đội ngũ những người làm du lịch làng nghề và người dân làng
nghề. Sau đó tác giả đi vào trường hợp cụ thể làng gốm sứ Bát Tràng với mơ hình du
lịch làng nghề gồm: tổng quan về làng gốm, thực trạng làng nghề hiện nay, một số dịch
vụ du lịch, nêu lên những hạn chế và tìm hướng đi mới cho làng nghề, cuối cùng tác
giả đưa ra một số giải pháp để pháp triển làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững
như: nâng cao cơ sở hạ tầng, thêm dịch vụ nghỉ qua đêm cho du khách, thành lập trung
tâm thiết kế mẫu, hướng đến quy trình sản xuất theo mơ hình phát triển sản phẩm

hướng đến bền vững, tăng cường thúc đẩy quảng cáo cho làng nghề.
Trong bài viết về “Một số giải pháp phát triển làng hoa Sa Đéc -Đồng Tháp gắn
với hoạt động du lịch” của Đỗ Thị Tuyết Giang - Trần Minh Hường trong Kỷ yếu Làng
nghề và phát triển du lịch (2014), trang 419 - 430, đầu tiên nhóm tác giả tổng quan về
làng nghề hoa cảnh Sa Đéc, sau đó phân tích mơ hình SWOT phát triển du lịch làng
hoa Sa Đéc với các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức, sau đó nhóm tác giả đưa
ra các giải pháp phát triển du lịch làng nghề hoa cảnh: nhóm giải pháp về cơ chế, chính
sách, cơ sở hạ tầng, vốn, nguồn nhân lực cụ thể là nhóm giải pháp về chiến lược truyền
thơng thương hiệu chính là xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hoa Sa Đéc, tổ
chức và tham gia các hội chợ, hội thảo… để xúc tiến và quảng bá thương hiệu du lịch
làng hoa Sa Đéc, tuyên truyền và giáo dục cũng như nâng cao nhận thức người dân về
vai trò du lịch sinh thái cộng đồng để người dân hiểu du lịch cộng đồng; nhóm giải
pháp về mơ hình du lịch làng nghề gồm liên kết, tổ chức các tour du lịch đến với làng
nghề trong đó có kết hợp với dịch vụ du lịch homestay và kết hợp với ẩm thực miệt


9

vườn, xây dựng khu hoa viên; nhóm giải pháp về loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch
chính là xây dựng “nhà hàng thảo dược” chính là xây dựng nhà hàng với những món ăn
mang nét đặc trưng của làng hoa Sa Đéc là một điểm nhấn cho hoạt động kinh doanh
du lịch nơi đây, đa dạng hoá quà lưu niệm.
3.2 Khai thác giá trị làng nghề trong phát triển du lịch Hội An
Bài viết “Một số định hướng phát triển du lịch tại làng rau Trà Quế - Quảng
Nam” của Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Quang Vũ đăng trong Kỷ yếu Làng nghề và
phát triển du lịch, trang 385 - 392, đầu tiên nhóm tác giả nêu lên nghiên cứu chung về
làng nghề truyền thống gồm khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống đã được
nghiên cứu và vai trò của làng nghề trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Sau đó đi vào
vấn đề phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch với những giá trị truyền thống,
bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương là điểm hấp dẫn cho việc khai thác hoạt

động du lịch và du lịch góp phần quảng bá các giá trị văn hóa của làng nghề, đem lại
giá trị kinh tế cho cộng đồng địa phương. Tiếp theo nhóm tác giả đi sâu vào phần
nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch tại làng rau Trà Quế - Quảng Nam cũng như
đưa ra một số định hướng phát triển du lịch tại làng nghề này gồm: cần đẩy mạnh công
tác quảng bá thương hiệu “rau Trà Quế” liên kết với các công ty du lịch địa phương và
cả nước để làng nghề là điểm đến trong chương trình tham quan; thứ hai, chú trọng
cơng tác đào tạo nguồn nhân lực; thứ ba, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh
loại hình homestay, chương trình đi xe đạp tham quan làng nghề, liên kết với các làng
nghề khác nhằm kéo dài ngày lưu trú và nâng cao doanh thu từ hoạt động du lịch; thứ
tư, phát triển cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật; thứ năm, chú trọng công tác quản
lý của các cấp chính quyền, thành lập cơ quan chuyên trách quản lý về hoạt động du
lịch, đẩy mạnh liên kết ngành, liên kết vùng để nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch;
thứ sáu, nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn và phát huy
giá trị truyền thống thông qua hoạt động du lịch; thứ bảy, cần thu hút vốn đầu tư phát


10

triển du lịch, chính quyền hỗ trợ theo hình thức áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi,
hợp tác xã hỗ trợ cho người dân trong việc vay vốn đầu tư.
Bài viết “Làng nghề Quảng Nam - một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch” của
Nguyễn Thuỵ Diễm Hương - Nguyễn Thị Thanh Tùng trong Kỷ yếuLàng nghề và phát
triển du lịch, trang 477 - 483, nhóm tác giả giới thiệu lợi thế văn hóa để phát triển du
lịch của Quảng Nam là những làng nghề như làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng,
làng rau Trà Quế, làng đúc đồng Phước Kiều… Nhưng thực trạng du lịch làng nghề tại
Quảng Nam còn nhiều tồn tại như cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa cụ thể; chất lượng
nguồn nhân lực còn thấp; nghệ nhân, thợ giỏi chưa được tơn vinh đúng mức… Trước
thực trạng này, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất và kiến nghị cho địa phương như:
cải tạo hạ tầng giao thông, hệ thống điện, hệ thống dịch vụ vệ sinh đường làng, xây
dựng hạ tầng dịch vụ cho làng nghề; kêu gọi đầu tư; tiếp tục tổ chức khai thác hiệu quả

các nhà đón tiếp quảng bá và trưng bày sản phẩm tại các làng nghề có kết hợp trình
diễn văn hố, văn nghệ thu hút du khách; có chính sách hỗ trợ các làng nghề tham gia
các hội chợ, hội thi tay nghề ngoài tỉnh; tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và nguồn vốn từ
các dự án quốc tế để xây dựng khung cấu trúc phát triển nghề thủ công với phát triển
làng nghề, xây dựng và quản lý thương hiệu cho các sản phẩm của làng nghề Quảng;
gắn kết giữa phát triển làng nghề và du lịch cùng với sự tham gia của cộng đồng hướng
đến mục đích gắn lợi ích và trách nhiệm của người dân vào quá trình phát triển du lịch
bền vững cũng là giải pháp tốt cho phát triển làng nghề.
Bền cạnh đó, bài viết “Làng rau truyền thống Trà Quế trong quá trình phát triển
du lịch của thành phố Hội An” của Võ Thị Ánh Tuyết trong Kỷ yếu Làng nghề và phát
triển du lịch (2014), trang 495 - 503, trước tiên tác giả tổng quan về làng rau Trà Quế
Hội An, sau đó tác giả đặt làng rau Trà Quế trong bối cảnh phát triển du lịch của thành
phố Hội An với thuận lợi và khó khăn. Sau đó, tác giả đi vào phân tích: làng rau phát
triển thịnh vượng hơn, điểm đến hấp dẫn với du khách, du khách được chiêm ngưỡng


11

vẻ đẹp xanh tươi của rau, khung cảnh thú vị. Cuối cùng, tác giả đưa ra các giải pháp để
phát triển làng rau: chính quyền cần tạo thu nhập ổn định, đầu tư cho giáo dục để nang
cao trình độ dân trí, tiếp cận với khoa học cơng nghệ mới, hỗ trợ vốn… Về phía nơng
dân chủ động học ngoại ngữ, học hỏi kinh nghiệm nơi khác.
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam” của Phan Văn Tú, trường Đại học Đà Nẵng (2011) với kết cấu
gồm ba chương: chương 1 tác giả đi vào phần lý luận chung về phát triển làng nghề
trong đó nêu lên khái niệm chung về làng nghề, phát triển làng nghề, các nhân tố ảnh
hướng đến sự phát triển làng nghề và kinh nghiệm phát triển làng nghề trong và ngoài
nước; chương 2 là thực trạng phát triển làng nghề tại địa bàn nghiên cứu tập trung vào
3 làng nghề là làng mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà và rau Trà Quế trong đó quan tâm
về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển

làng nghề; chương 3 là giải pháp để phát triển làng nghề như: thị trường sản phẩm,
vốn, nguồn nhân lực, cung cấp nguyên liệu, giải pháp phát triển bền vững mơi trường,
mặt bằng sản xuất, cơ chế chính sách nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn.
Và một luận văn thạc sĩ văn hóa học đã trực tiếp nghiên cứu về làng mộc Kim
Bồng là “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề Kim Bồng, tỉnh Quảng Nam
hiện nay” của Phan Văn Hiển, Học viện Chính trí - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
(2012), trong đó nội dung chính tác giả đi sâu nghiên cứu làng mộc trong ba chương.
Chương 1, tác giả nêu lên những vấn đề lý luận chung về văn hoá làng nghề và bảo tồn
phát huy giá trị văn hóa làng nghề truyền thống gồm quan niệm về làng nghề, giá trị
văn hóa của làng nghề, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề sau đó là tổng
quan về làng nghề, phân tích hệ thống giá trị văn hóa làng nghề và tác động hệ thống
giá trị văn hóa làng nghề đối với vùng đất Quảng Nam cùng một số vùng miền cả nước
và quốc tế. Chương 2, tác giả đi vào phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa làng nghề: đầu tiên là các nhân tố mới tác động đến vấn đề bảo tồn và phát huy


12

giá trị văn hóa làng nghề chính là chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương
và địa phương. Sau đó, tác giả đi sâu phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị
văn hoá làng nghề thời gian qua gồm thành tựu về bảo tồn và phát huy đội ngũ nghệ
nhân làng nghề, đào tạo nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị tri thức làng nghề,
cùng những tồn tại, hạn chế. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế chính là quy mô sản
xuất nhỏ lẻ, thiếu sự năng động và tính liên kết, cơ sở hạ tầng cịn yếu, năng lực lãnh
đạo, điều hành của chính quyền cơ sở cịn nhiều hạn chế, tác động bất lợi của kinh tế
thị trường. Tiếp đến tác giả định vị làng mộc Kim Bồng trong hệ thống các làng nghề
mộc cả nước và một số bài học kinh nghiệm. Trong chương 3, tác giả tập trung vào
phương hướng và giải pháp góp phần nâng cao giá trị văn hóa làng nghề. Trong
chương này, tác giả nhận định xu hướng vận động và phát triển của làng nghề trong
phương hướng phát triển của thành phố Hội An. Nhóm giải pháp được tác giả đưa ra

gồm: nhóm giải pháp về quản lý Nhà nước: nâng cao vai trị lãnh đạo của chính quyền,
hồn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng nơng thơn,
phát huy các hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá
trị văn hóa làng nghề; nhóm giải pháp về kinh tế: tài chính, phát triển nguồn nguyên
liệu bền vững, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại kết hợp với bảo vệ thương
hiệu làng nghề; nhóm giải pháp về văn hóa - xã hội: đãi ngộ và phát huy vai trò của
nghệ nhân, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến, đổi mới mẫu mã,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy du
lịch làng nghề, bảo tồn và phát huy cơ sở vật chất liên quan làng nghề, bảo tồn các giá
trị đạo đức, phong tục tập qn làng nghề
Nhìn chung những cơng trình nghiên cứu về đề tài khai thác giá trị làng nghề để
phục vụ du lịch trong nước cũng như tại thành phố Hội An đều nêu lên thực trạng du
lịch tại từng làng nghề và đề xuất giải pháp để pháp triển làng nghề, đặc biệt với đề tài
nghiên cứu về làng mộc Kim Bồng năm 2012 của Phan Văn Hiển tập trung nghiên cứu


13

về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề mà ít tác giả quan tâm đến vấn
đề khai thác giá trị di sản VHPVT làng nghề để phát triển du lịch dưới góc độ quản lý
văn hóa. Vì vậy, đề tài chúng tơi nghiên cứu sẽ đưa ra hướng tiếp cận mới và có giá trị
thực tiễn trong việc khảo cứu giá trị di sản VHPVT của làng nghề, trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp cụ thể, phù hợp và mang tính ứng dụng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giá trị di sản VHPVT của làng mộc Kim Bồng tại xã
Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và vai trò quản lý nhà nước trong hoạt
động du lịch làng nghề hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam.
Thời gian nghiên cứu: từ khi thành phố Hội An lập dự án đầu tư khôi phục và

phát triển làng nghề truyền thống mộc Kim Bồng gắn với hoạt động du lịch năm 2004
đến nay.
5. Phƣơng pháp luận
5.1 Quan điểm tiếp cận
Tiếp cận liên ngành: tiếp cận vấn đề từ góc độ dân tộc học, văn hóa học, du lịch
học, quản lý văn hóa.
Khảo sát giá trị di sản VHPVT theo chiều kích lịch đại và đồng đại dưới góc độ
quản lý văn hóa.
5.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, chúng tôi đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau
đây:
1. Làng nghề mộc Kim Bồng có những giá trị di sản VHPVT nào?
2. Giá trị di sản VHPVT nào có thể đưa vào khai thác du lịch?


14

3. Thực trạng du lịch làng nghề hiện nay như thế nào?
4. Chiến lược nào phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng tại làng nghề?
5. Các chính sách quản lý văn hóa của chính quyền địa phương trong tương lai phải
được xây dựng như thế nào để khai thác các giá trị di sản VHPVT của làng nghề này
cho phát triển du lịch theo hướng bền vững?
Giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào các câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu
tương ứng sau đây:
1. Làng nghề qua quá trình tương tác giữa kĩ thuật làm nghề mộc và môi trường sống,
người dân làng nghề đã hình thành nên tri thức nghề, phong tục tập qn, tơn giáo tín
ngưỡng, nghệ thuật, và cảnh quan làng nghề có giá trị đặc trưng riêng.
2. Trong đó cảnh quan làng nghề, tay nghề và lối sống, lễ hội có thể thu hút du khách

và làm đa dạng hóa sản phẩm cho du lịch Hội An.
3. Thực trạng du lịch làng nghề hiện nay ít được chính quyền địa phương kiểm soát,
người dân tự tổ chức tour và hoạt động kinh doanh làng nghề ế ẩm.
4. Chiến lược phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng mộc nhằm phát huy các giá
trị làng nghề, quảng bá danh tiếng nghề, đa dạng hóa sản phẩm du lịch làng nghề và
mang lại lợi ích kinh tế cộng đồng địa phương.
5. Chính sách của Nhà nước về quản lý văn hóa theo định hướng phát triển du lịch bền
vững, trong đó ln giữ ngun tắc là khai thác các giá trị văn hóa của làng nghề
nhưng tơn trọng bản sắc và bảo tồn giá trị làng nghề.
5.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
Để việc nghiên cứu đề tài được khoa học, các dữ liệu mang tính thuyết phục
cao, đề tài sẽ sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp thu thập
thông tin định tính như sau:


15

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là những tư liệu sẵn có tại địa bàn nghiên cứu mà chúng tơi
thu thập như:
Đề án của phịng Kinh tế Hội An về khôi phục và phát triển làng mộc Kim
Bồng; báo cáo thực trạng hoạt động du lịch của phòng Thương mại Du lịch Hội An;
quyết định quản lý và phát huy giá trị làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
bền vững tại làng mộc Kim Bồng của thành phố Hội An; số liệu thống kê khách du lịch
ghé thăm làng nghề; các thông tin về vị trí địa lý của thành phố Hội An, làng mộc Kim
Bồng được thu thập từ các trang thơng tin điện tử của Phịng Văn hố - Thơng tin Hội
An và Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hố Hội An.
Ngồi ra nguồn tư liệu thứ cấp cịn là các sách viết về văn hố Hội An liên quan
đến làng mộc Kim Bồng, tài liệu của tổ chức ITC khi khảo sát và đưa thử nghiệm hoạt

động du lịch dựa vào cộng đồng cho làng nghề.
Từ nguồn tư liệu thứ cấp trên, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích để có cái
nhìn lịch đại về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin định tính
Chúng tơi sử dụng phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học với các kĩ thuật
như quan sát tham dự, phỏng vấn sâu… Tất cả là để thu thập dữ liệu định tính, nhằm
miêu tả diện mạo đặc trưng trong cái nhìn đồng đại của cộng đồng mà chúng tôi nghiên
cứu.
Quan sát tham dự
Với công cụ này, chúng tôi tham gia vào sinh hoạt thường nhật của các cơ sở
sản xuất mộc trong làng nghề và quan sát những hình ảnh thực tế đang diễn ra hằng
ngày với nhiều địa điểm khác nhau trong làng nghề nhằm đánh giá chính xác về hình
thức quảng bá thương hiệu làng mộc, đồng thời quan sát các thợ mộc trình diễn mộc
cho du khách. Các địa điểm quan sát tham dự bao gồm: đình Tiền hiền, chùa Kim Bửu,


16

nhà thờ tộc Phan Xuân, nhà gỗ truyền thống, các cơ sở sản xuất mộc trong làng nghề,
cảnh quan sinh thái làng nghề… Chúng tôi chọn các địa điểm này để quan sát tham dự
vì đây là những di tích kiến trúc nổi bật tại Cẩm Kim gắn liền với nghề mộc, quan sát
các cơ sở sản xuất mộc hành nghề để hiểu về tri thức nghề đặc trưng tại đây cũng như
quan sát cảnh quan xung quanh làng nghề để nhận ra sự thay đổi làng nghề hiện nay so
với trước đây.
Phỏng vấn sâu
Chúng tơi chọn hình thức phỏng vấn cá nhân có chủ đích với cách chọn phỏng
vấn bán cấu trúc. Tuy dựa vào các câu hỏi và chủ đề mà chúng tôi quan tâm, nhưng thứ
tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn
mà thay đổi sao cho phù hợp. Trong đó chúng tơi dùng 2 loại phỏng vấn là phỏng vấn
sâu và phỏng vấn lịch sử đời người (hồi cố).

-Đối với cán bộ quản lý Nhà nước:
Chúng tôi đã phỏng vấn sâu một cán bộ phòng Kinh tế của UBND thành phố
Hội An chuyên về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để tìm hiểu chính sách
hỗ trợ của thành phố Hội An đối với làng nghề từ khi thành lập dự án khơi phục làng
nghề đến nay.
Một trưởng phịng Bảo tồn Di tích của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn
hố Hội An chun về di sản VHPVT để tìm hiểu về q trình khơi phục làng nghề,
những giá trị di sản VHPVT của làng nghề.
Một cán bộ phòng Thương mại du lịch Hội An phụ trách khôi phục làng mộc
đến nay để nắm rõ hoạt động du lịch làng mộc hiện nay và định hướng của thành phố
Hội An đối với làng mộc trong thời gian sắp đến.
Một phó phịng Thơng tin - Văn hố để nắm định hướng chung về phát triển du
lịch làng nghề của thành phố Hội An trong đó có làng mộc Kim Bồng.


17

Một cán bộ xã Cẩm Kim được phân công theo dõi tình hình hoạt động làng nghề để
biết mức độ quan tâm và kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và du lịch làng mộc của
chính quyền xã Cẩm Kim.
-Đối với người dân làng nghề:
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu nghệ nhân, thợ lành nghề trong làng nghề
nhằm thu thập tối đa thơng tin để xác định chính xác giá trị di sản VHPVT làng nghề,
phát hiện những vấn đề mới và nghe chia sẻ của họ về nguyện vọng đối với vấn đề mà
chúng tôi nghiên cứu. Chúng tôi đã tiến hành 13 cuộc phỏng vấn sâu: nghệ nhân
Huỳnh Ri và Huỳnh Sướng, thợ khảm trai cơ sở Phúc Cẩn, chủ cơ sở đóng sửa tàu
thuyền Lữ Dui - vợ ơng Dui, thợ đóng ghe thuyền già giỏi - Sáu Cơng, thợ đóng ghe
thuyền già giỏi - Huỳnh Hường, thợ mộc già - Trần Tứ, chủ cơ sở đóng ghe thuyền Phan Nhu, thợ mộc dân dụng - Ngô Xá, thợ mộc chạm trổ giỏi - Phan Xuân Nguyên,
thợ mộc trẻ cháu nghệ nhân Huỳnh Ri, thợ cưa xẻ gỗ - Nguyễn Huề, chủ ki-ốt bán
hàng Hoàng Ca.

Phỏng vấn lịch sử đời người (hồi cố) với các đối tượng là nghệ nhân già, thợ
mộc già và người già trong làng; đối tượng chúng tôi chọn phỏng vấn hồi cố là các bơ
lão trong làng có uy tín cao, tay nghề vững được các lớp thợ trẻ kính trọng, người dân
và chính quyền địa phương tin tưởng nể trọng. Phỏng vấn hồi cố để tìm hiểu về lịch sử
làng nghề, về giá trị di sản VHPVT làng nghề trước đây để có cách nhìn chính xác về
các giá trị hiện nay của làng nghề vì những bơ lão trong làng biết rõ về nghề mộc
khơng cịn nhiều nên chúng tôi chỉ tiến hành 6 cuộc phỏng vấn: nghệ nhân Huỳnh Ri,
thợ mộc già - Trần Tứ, ngư dân già uy tín - Huỳnh Thê, ngun thơn trưởng Kim Bồng
cũ - Đặng Mai Liên, thợ đóng ghe già giỏi - Nguyễn Văn Sáu, thợ đóng ghe bầu và tàu
cá già giỏi - Huỳnh Hường.
-Đối với du khách và hướng dẫn viên:


18

Chúng tôi chọn phỏng vấn thuận tiện du khách và hướng dẫn viên, những người
dân tự tổ chức tour du lịch để tìm hiểu về cảm nhận du khách, hướng dẫn viên đối với
làng nghề và tìm hiểu về hoạt động du lịch tại đây hiện nay.
Phương pháp quan sát tham dự kết hợp với phỏng vấn nhằm đem lại thơng tin
chính xác nhất, giải quyết độ vênh tiềm năng giữa hành vi được mô tả qua phỏng vấn
và hành vi thực tế, có cái nhìn tồn diện hơn về làng nghề này.
Phương pháp chọn mẫu
Làng mộc Kim Bồng gồm 129 lao động chia theo 4 nhóm ngành: đóng sửa tàu
thuyền, mộc dân dụng, mộc điêu khắc, cưa xẻ gỗ.
Nhóm đóng sửa tàu thuyền gồm 35 lao động, nhóm mộc dân dụng gồm 14 lao
động, nhóm mộc điêu khắc 66 lao động, nhóm cưa xẻ gỗ 14 lao động; chọn 10% trên
tổng số lao động của mỗi nhóm để phỏng vấn sâu trong đó cân bằng về độ tuổi và giới
tính. Như vậy có 13 cuộc phỏng vấn sâu phân bổ vào 4 nhóm ngành.
Trong nhóm mẫu phỏng vấn sâu có kết hợp phỏng vấn hồi cố là các đối tượng
như nghệ nhân và thợ mộc già trong làng, bên cạnh đó là những bơ lão ngun trưởng

thơn, người già nhất trong làng gồm 6 cuộc phỏng vấn. Với mỗi phòng, ban liên quan
đến vấn đề quản lý và tham mưu cho làng nghề chọn 1 cán bộ được giao nhiệm vụ theo
sát làng nghề từ khi thành lập đến nay để phỏng vấn sâu.
Với du khách và hướng dẫn viên, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác
suất, với cách chọn mẫu ngẫu nhiên. Mẫu nghiên cứu là các mẫu thuận tiện trong quá
trình thu thập dữ liệu tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Các cuộc phỏng vấn đã được tiến hành gỡ băng (đối với các cuộc phỏng vấn du
khách nước ngoài bằng tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt những đoạn thông tin cần
thiết), phân tích mơ hình SWOT để khảo sát và thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên
cứu, phân tích, giải thích rõ hơn các luận điểm nghiên cứu của đề tài.


19

Mơ hình phân tích SWOT
Mơ hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng cho việc nắm bắt và ra
quyết định trong mọi tình huống đối với bất kỳ tổ chức nào. SWOT cung cấp một cơng
cụ phân tích chiến lược, rà sốt và đánh giá vị trí, định hướng của một tổ chức dựa trên
bốn yếu tố Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và
Threats (nguy cơ).
Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia
làm 4 phần: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức; trong đó điểm mạnh và điểm
yếu được xem là “yếu tố nội tại” còn cơ hội và thách thức được xem là “yếu tố bên
ngồi”.
Phân tích SWOT sẽ giúp chúng tơi đánh giá chủ quan các dữ liệu theo trình tự
lơ-gíc nhằm hiểu rõ vấn đề nội tại cũng như yếu tố bên ngồi của làng mộc Kim Bồng.
Từ đó chúng tơi sẽ đề xuất các nhóm chiến lược để quản lý hoạt động du lịch làng nghề
dựa vào cộng đồng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học
Đóng góp miêu tả dân tộc học về làng mộc Kim Bồng và giá trị di sản VHPVT
của làng nghề.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết và
những kinh nghiệm thực tiễn về khai thác giá trị di sản VHPVT của làng nghề để phát
triển du lịch bền vững dưới góc nhìn quản lý văn hoá.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Xác định các giá trị di sản VHPVT của làng nghề phù hợp để đưa vào khai thác
du lịch.
Đề xuất chiến lược và giải pháp phát triển du lịch bền vững để quản lý hoạt
động khai thác giá trị di sản VHPVT làng nghề.


20

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo nội dung chính của luận
văn được phân bố trong ba chương như sau:
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU
Nội dung chương 1 chúng tôi nêu lên các khái niệm liên quan đến đề tài, các lý
thuyết mà đề tài sử dựng cũng như cơ sở pháp lý liên quan đến đề tài. Sau đó chúng tơi
nêu tổng quan về thành phố Hội An, khái quát về hoạt động du lịch tại thành phố Hội
An và tổng quan về làng mộc Kim Bồng.
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ PHI
VẬT THỂ LÀNG MỘC KIM BỒNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Nội dung chương 2 chúng tôi xác định giá trị di sản VHPVT của làng mộc, sau
đó nêu lên thực trạng và đánh giá việc khai thác giá trị di sản VHPVT của làng nghề
trong hoạt động du lịch.
Chƣơng 3 GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ

PHI VẬT THỂ CỦA LÀNG MỘC KIM BỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
Nội dung chương 3 chúng tôi nêu lên định hướng quản lý văn hoá trong phát
triển du lịch bền vững làng nghề. Phân tích mơ hình SWOT để đưa ra chiến lược phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng và đề xuất giải pháp quản lý văn hoá trong phát triển
du lịch bền vững cho làng nghề.


21

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm
Văn hóa
Văn hóa là tồn bộ những sáng tạo của con người trên nền thế giới tự nhiên - xã
hội. Nó ra đời phản ánh hiện thực khách quan lẫn đời sống của từng cá nhân và cộng
động người trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong tiến trình phát triển, bất cứ
một cộng đồng dân tộc nào cũng muốn tự tạo ra nét văn hóa mang đậm bản sắc riêng
để phục vụ bản thân họ và cho chính cộng đồng ấy. Văn hóa chính là yếu tố nội tại của
xã hội loài người, là sản phẩm của con người sáng tạo nên.
Năm 1871, nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor đã đưa ra định
nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về dân tộc học, nói chung gồm có tri
thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói
quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [24,
tr.13].
Theo F. Boas, Văn hóa được hiểu là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần cấu
thành nên từng cá nhân và tạo ra một nhóm vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng
đồng với mơi trường và các nhóm người khác [9, tr.149]. Như vậy, từ những cá nhân,
tập thể và môi trường khác nhau sẽ tạo nên những nền văn hóa từng tộc người khác

nhau. Văn hóa khơng xét ở mức độ thấp cao chỉ xét ở góc độ khác biệt.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa theo nhiều hướng khác nhau. Năm
1940, Hồ Chí Minh đã viết: Vì sinh tồn và mục đích cuộc sống, lồi người sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng được gọi


22

chung là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi hình thức sinh hoạt và biểu hiện của
nó mà con người đã sáng tạo để đáp ứng nhu cầu đời sống và sinh tồn [10, tr.431].
Trong Cơ sở văn hoá Việt Nam Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa “Văn hóa là một
hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua
q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên xã hội” [12, tr.10]. Khác với những định nghĩa trước, ông đã xem văn hóa là một
hệ giá trị bao gồm bốn đặc tính: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch
sử.
Đặc biệt, trong Tuyên bố Tồn Cầu về Đa dạng Văn hóa của UNESCO năm
2001 đã định nghĩa “Văn hóa được coi là hệ thống các đặc điểm về tinh thần, vật chất,
trí tuệ và cảm xúc của xã hội hay một nhóm người trong xã hội và văn hóa bao gồm
nghệ thuật, văn học, phong cách sống, cách thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và tín ngưỡng” [6, tr.19].
Qua những định nghĩa văn hóa trên, trong luận văn này chúng tơi chọn dùng
định nghĩa văn hóa của UNESCO bởi định nghĩa này nói văn hóa gồm phong cách
sống, cách thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng khơng chỉ vật
chất mà còn tinh thần và xã hội. Và chúng tôi xem làng mộc Kim Bồng như một chủ
thể văn hóa với hệ thống các đặc điểm về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc của
cộng đồng làng mộc trong xã hội.
Di sản văn hóa
Di sản văn hóa là tài sản của một cộng đồng và là một bộ phận của di sản văn

hoá nhân loại.
Điều 1 Chương I của Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế
giới (1972) đã định nghĩa Di sản văn hóa gồm di tích kiến trúc (monuments): các cơng
trình kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ kiến trúc, các bộ phận hoặc kết cấu có tính chất
khảo cổ học, các bia ký, các hang động và các bộ phận kết hợp, xét theo quan điểm lịch


23

sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng tồn cầu; nhóm cơng trình xây dựng
(group of buildings): là các nhóm cơng trình lẻ hoặc liên kết, do tính chất kiến trúc,
tính chất đồng nhất hoặc vị thế của chúng trong cảnh quan, xét theo quan điểm lịch sử,
nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng tồn cầu; các di chỉ (sites): các cơng
trình của con người hoặc cơng trình kết hợp giữa con người và thiên nhiên, các khu vực
có các di chỉ khảo cổ học xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân
học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu [46].
Điều 1 Chương I của Luật Di sản Văn hóa (2001) “Di sản văn hóa bao gồm di
sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá
trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [40].
Trong di sản văn hóa của dân tộc có hai bộ phận hữu cơ cấu thành đó là di sản
văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Chúng ln gắn bó mật thiết với nhau, tác
động qua lại nhưng vẫn tồn tại độc lập bên cạnh nhau.
Trong luận văn này, chúng tôi chọn dùng khái niệm di sản văn hóa theo Luật Di
sản văn hố (2001) vì chúng tơi tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ quản lý văn
hóa.
Di sản văn hóa vật thể
Điểm 2 Điều 4 Chương I của Luật Di sản Văn hóa (2001): “Di sản văn hóa vật
thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [40].
Di sản văn hóa phi vật thể

Điểm 1 Điều 2 Chương I của Công ước về Bảo vệ Di sản VHPVT của
UNESCO (2003) đã định nghĩa: Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán,
các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng cùng với những công cụ, đồ vật, đồ
tạo tác và không gian văn hóa liên quan đến cá nhân, một nhóm người hoặc một cộng


24

đồng; nó được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được cộng đồng không
ngừng sáng tạo để thích nghi với mơi trường và mối quan hệ qua lại của cộng đồng với
môi trường và lịch sử của họ; đồng thời tôn trọng sự đa dạng trong văn hóa khích lệ
tính sáng tạo của con người [6, tr.3].
Điểm 1 Điều 1 của Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi 2009) định nghĩa: “Di sản văn
hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và khơng
gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng
đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” [41].
Nếu di sản văn hóa vật thể tồn tại hữu hình, nhìn và cảm nhận được qua các giác
quan thì di sản văn hóa phi vật thể lại là cái vơ hình, chỉ được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền bí quyết nghề và thường có dị bản.
Với các di sản văn hóa vật thể, chúng ta có thể trùng tu, phục dựng nguyên trạng
qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại của ngày nay, nhưng với di sản văn hóa phi vật
thể thì việc bảo tồn giá trị của nó lại phụ thuộc chủ yếu vào các chủ thể sáng tạo văn
hóa và chính họ mới là người quyết định có nên bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa
nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân và cộng đồng.
Trong luận văn này, chúng tôi chọn dùng định nghĩa của Luật Di sản Văn hóa
(sửa đổi 2009) vì trong Luật đã chỉ rõ di sản VHPVT là sản phẩm tinh thần có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn
hóa liên quan, thể hiện bản sắc của cộng đồng này so với cộng đồng khác, đồng thời
sản phẩm tinh thần này không ngừng tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế

hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn sẽ giúp cho chúng tôi xác định các
giá trị di sản VHPVT của làng mộc trong quá trình nghiên cứu và phân tích ở chương
2.


25

Làng nghề
Làng nghề được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử phát triển
của xã hội, với đặc trưng nền sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ và chế độ làng xã đã
hình thành nên hình thức phân công lao động trong sản xuất. Nếu như trước đây, sản
xuất nơng nghiệp là chính và hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp chỉ là phụ trợ, thì
nay nó đã có thể tách ra thành một nghề độc lập. Người nông dân trước kia chỉ chuyên
làm nông kiêm thợ thủ cơng thì nay đã có thể trở thành thợ thủ công chuyên nghiệp
hoặc bán chuyên kết hợp với làm nơng. Trong q trình phát triển của xã hội, số người
chuyển sang làm thủ cơng chun mơn hố cao tăng dần, họ đã ra một đội ngũ thợ lành
nghề với quy trình sản xuất khép kín với quy mơ từ hộ gia đình rồi cả dịng tộc và lan
ra khắp làng và hình thành nên hình thức sản xuất kinh doanh mới đó chính là làng
nghề.
Với Trần Quốc Vượng gọi một làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Phù
Lãng…, làng đồng Bưởi, Hè Nôm, Phước Kiều…, làng giấy Dương Ô…, làng rèn sắt
Đa Hội v.v…) là làng vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nơng cùng chăn ni nhỏ và một
số nghề phụ nhưng nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với lớp thợ thủ công chuyên
nghiệp có phường với cơ cấu tổ chức nhất định, sống chủ yếu với nghề, sản phẩm là
hàng thủ công mang tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hố có tiếp thị với thị trường
rộng lớn trong và ngoài nước [22, tr.21].
Lê Thị Minh Lý cho rằng “Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được
tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối
liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại
lưu truyền trong dân gian” [26, tr.69].

Dưới góc độ tiếp cận khác, theo Bùi Văn Vượng: “Làng nghề là làng cổ truyền
làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề thủ công.
Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông (nông


×