Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Sản xuất rau an toàn tại thôn trà quế, xã cẩm hà, thành phố hội an, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.76 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
---˜&˜---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THÔN TRÀ QUẾ,
XÃ CẨM HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN,
TỈNH QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Võ Hoàng Ngọc Châu

PGS.TS Phan Văn Hòa

Lớp: K48C – KTNN
Huế, 05/2018


Lời Cảm Ơn
Được sự phân công của Khoa Kinh Tế và Phát triển Trường Đại Học Kinh Tế
Huế, được sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Phan Văn Hòa và Phó Chủ
Tịch UBND Xã Cẩm Hà, thành phố Hội An tôi đã thực hiện đề tài “Sản xuất rau an
toàn tại Thôn Trà Quế,xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”.
Đề hoàn thành tốt khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại
Trường Đại học Kinh Tế Huế.
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Phan Văn Hòa đã tận tình,


chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ UBND Xã Cẩm Hà, lãnh đạo Thôn Trà Quế đã
giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi ở cơ sở thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu làm quen với các công
tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức
và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chưa
thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn sinh viên để
khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 23 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Võ Hoàng Ngọc Châu


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Rau an toàn có vai trò đặc biệt quan trọng cung cấp nguồn dinh dưỡng cho con
người. Trong khi đó, trên thị trường tồn tại rất nhiều loại rau không đạt chất lượng, gây
ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường và suy thoái đất đai. Cần
phải có các chiến lược phát triển rau theo hướng an toàn bảo vệ môi trường và sức
khỏe con người.
Từ những lý do trên mà tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Sản xuất rau an toàn tại
Thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”.
 Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất rau an
toàn. Tình hình sản xuất rau an toàn ở Thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà. Đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất RAT.
 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân

tích số liệu.
 Kết quả nghiên cứu: Xác định quy mô và đánh giá hiệu quả sản xuất rau an
toàn mang lại trong nền kinh tế hiện nay. Với điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm và
truyền thống sản xuất rau lâu đời tạo điều kiện thuận lợi, mở ra hướng phát triển cho
ngành nông nghiệp sản xuất rau an toàn .
Bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ như:
áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất chưa thực hiện tốt. Quá trình sản xuất phụ thuộc
nhiều vào điều kiện thời tiết.
Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục nâng cao hoạt động sản xuất rau an
toàn:
- Tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, đầu tư đồng bộ
cơ sở vật chất, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của thời tiết.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà lưới, tưới tiêu. Chuyển giao
quy hoạch đất đai thuận tiện trong hoạt động sản xuất.
- Cần có sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm tăng cường ký kết hợp đồng mua
bán sản phẩm. Tiếp cận thông tin, đưa ra các chiến lược phát triển tìm kiếm nhiều thị
trường tiêu thụ mới và ổn định giá cả
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.............................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ..........................................................................................vii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI.....................................................................................................viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.......................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu..................................................................3
4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích........................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RAU AN TOÀN.................5
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm về rau an toàn......................................................................................5
1.1.2 Vai trò sản xuất rau an toàn..................................................................................5
1.1.3 Đặc điểm kỹ thuật sản xuất rau an toàn................................................................6
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng.........................................................................................8
1.1.4.1. Nhân tố tự nhiên...............................................................................................8
1.1.4.2. Các yếu tố kinh tế- xã hội...............................................................................10
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất RAT............................15
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................16
1.2.1. Mỹ...................................................................................................................... 16
1.2.2. Đài Loan............................................................................................................16
1.2.3. Hàn Quốc...........................................................................................................17
1.2.4. Indonexia...........................................................................................................18
1.2.5. Ấn Độ................................................................................................................18
1.2.6. Thái Lan............................................................................................................. 19
1.2.7. Australia.............................................................................................................19
1.2.8. Malaysia............................................................................................................. 20
1.2.9. Tình hình sản xuất rau của Việt Nam.................................................................20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THÔN TRÀ QUẾ, XÃ CẨM HÀ, THÀNH
PHỐ HỘI AN.......................................................................23
2.1. Tình hình cơ bản của Làng rau Trà Quế................................................................23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................23
2.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................23
2.1.1.2. Địa hình, khí hậu, chế độ thủy văn..................................................................24
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên....................................................................................25
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội....................................................................................27
2.1.2.1. Dân số và lao động.........................................................................................27
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất.....................................................................................28
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................29
2.1.2.3. Tình hình phát triển KTXH.............................................................................32
2.1.2.4. Hiện trạng cấp điện, nước..............................................................................33
2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại Thôn Trà Quế, Xã Cẩm Hà............................33
2.3. Tình hình các hộ điều tra.......................................................................................35

2.3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động.......................................................................36
2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ.......................................................................37
2.3.3. Tình hình trang bị TLSX của các hộ điều ra......................................................38
2.3.4. Quy mô diện tích và thời vụ gieo trồng các loại rau của các hộ điều tra............39
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

2.3.4.1. Quy mô diện tích đất trồng rau của hộ............................................................39
2.3.4.2. Thời vụ gieo trồng các loại rau.......................................................................40
2.3.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra.........................................41
2.3.5.1 Tình hình đầu tư sản xuất RAT của các hộ điều tra..........................................41
2.3.5.2. Năng suất, sản lượng các loại rau của các hộ điều tra.....................................44
2.3.5.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra...................................45
2.4. Phân tích ma trận SWOT đối với sản xuất RAT tại Thôn Trà Quế, Xã Cẩm Hà,
Hội An......................................................................................................................... 47
2.4.1. Những điểm mạnh..............................................................................................47
2.4.2. Những điểm yếu.................................................................................................47
2.4.3. Những cơ hội....................................................................................................47
2.4.4. Những thách thức...............................................................................................48
2.5. Đánh giá chung về sản xuất rau an toàn ở Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà.................48
2.5.1. Kết quả đạt được................................................................................................48
2.5.2. Những hạn chế...................................................................................................49
2.5.3. Nguyên nhân:.....................................................................................................50
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT...........................51

3.1. Định hướng phát triển sản xuất rau tại Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà..................51
3.2. Một số giải pháp...................................................................................................51
3.2.1. Giải pháp chính sách hỗ trợ...............................................................................51
3.2.2 Giải pháp cụ thể đối với hộ trồng rau..................................................................55
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................57
1.Kết luận....................................................................................................................57
2.Kiến nghị..................................................................................................................57
2.1 Đối với nhà nước...................................................................................................57
2.2. Đối với chính quyên địa phương...........................................................................58
2.3. Đối với các hộ trồng rau.......................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................59

SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân


DV- TM

Dịch vụ- thương mại

ĐX

Đường xá

ĐVT

Đơn vị tính

HTX

Hợp tác xã



Lao động

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

RAT


Rau an toàn

TLSX

Tư liệu sản xuất

TTCN- XD

Tiểu thủ công nghệ- xây dựng

UBND

Uỷ ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSV

Vi sinh vật

SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau của Việt Nam giai đoạn 2015-2017.........................22
Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên của xã Cẩm Hà năm 2017........................................25
Bảng 2.2: Dân số và mật độ dân số của xã Cẩm Hà năm 2017....................................27
Bảng 2.3: Tình hình lao động của xã Cẩm Hà năm 2017.............................................27
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng đất của xã Cẩm Hà năm 2017........................................28
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất RAT của Thôn Trà Quế giai đoạn 2015- 2017...............34
Bảng 2.6: Tình hình số hộ trồng RAT của Thôn Trà Quế giai đoạn 2015-2107...........34
Bảng 2.7: Đặc điểm cơ bản của các hộ trồng rau an toàn được điều tra.......................35
Bảng 2.8: Tình hình nhân khẩu- lao động của các hộ điều tra.....................................36
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra (BQ/hộ)...............................37
Bảng 2.10: Tình hình trang bị TLSX của các hộ điều tra (BQ/hộ)...............................38
Bảng 2.11: Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại RAT các hộ điều tra (BQ/hộ/năm)....39
Bảng 2.12: Chi phí sản xuất các loại rau AT của các hộ điều tra..................................42
Bảng 2.13: Năng suất, sản lượng RAT của các hộ điều tra..........................................45
Bảng 2.14: Kết quả và hiệu quả kinh tế một số loại RAT của các hộ điều tra (tính
BQ/sào/năm)................................................................................................................ 46

SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Thời vụ gieo trồng các loại rau an toàn của các hộ điều tra...........................40


SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1 SÀO = 500 M2
1 SÀO = 0,05 HA
1 TẠ = 100 KG

SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của con
người, đó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hết sức quan trọng, đặc biệt là Vitamin
và chất khoáng. Sản xuất rau hiện nay gặp nhiều khó khăn cùng với sự ô nhiễm môi
trường làm cho chất lượng rau không còn đảm bảo, nhu cầu sử dụng rau sạch của con

người ngày càng tăng. Do đó, vấn đề về an toàn vệ sinh thực phầm trong rau xanh
đang thực sự trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Tuy nhiên trong quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng để tạo ra khối
lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế ngày một cao, tình hình VSATTP trong nông sản ở
Việt Nam nói chung cũng như ở Thôn Trà Quế nói riêng, nhất là trong rau xanh đang
là vấn đề gây ô nhiều lo lắng và bức xúc. Tình trạng rau bị ô nhiễm do thuốc BVTV,
Nitrat (NO3), kim loại nặng, vi sinh vật (VSV) gây hại đã đến mức báo động từ nhiều
năm nhưng những mẫu rau này vẫn được bán tràn lan trên thị trường. Đó là những
nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính cho người sử dụng.
Đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ngộ độc mãn tính
đưa đến bệnh ung thư ngày càng nhiều.
Các hộ sản xuất rau trước đây, họ sản xuất rau chỉ để cải thiện bữa ăn hàng ngày
cho gia đình, hay nhằm kiếm thêm một khoản thu nhập giúp cải thiện cuộc sống gia
đình. Sau này với những chủ trương chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất
nông nghiệp, thì rau xanh được xem như là một giống cây trồng có giá trị kinh tế cao,
thu được nhiều lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy sự
phát triển ở khu vực nông thôn. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới ẩm, điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho các loại rau phát triển. Và theo
những chủ trương phát triển đất nước, thì sản xuất rau xanh ngày càng được chú trọng
và đang dần khẳng định vị trí sản xuất của nó trong nền nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá. Người sản xuất rau ngày càng tăng, sản lượng sản xuất ra ngày càng
lớn, trong khi đó chất lượng rau càng ngày càng giảm do người dân còn thiếu kỹ thuật
sản xuất, hay lạm dụng quá nhiều thuốc BVTV, phân bón hoá học không theo quy
trình, bón không hợp lý. Ngoài ra, một vấn đề được người dân và chính quyền đặt biệt
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

9


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

quan tâm đó là đầu ra cho sản phẩm rau, kênh tiêu thụ, phân phối sản phẩm có ảnh
hưởng rất lớn hiệu quả sản xuất rau của mỗi hộ, do đó ảnh hưởng đến thu nhập.
Xã Cẩm Hà là một trong 13 đơn vị hành chính của Thành phố Hội An ,cách trung
tâm hành chính thành phố 2km về phía Tây Bắc. Trong những năm gần đây, nhân dân
xã Cẩm Hà đã tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng, con vật nuôi từng
bước đem lại hiệu quả, nhất là phát triển cây cảnh, làng rau Trà Quế được cải tạo quy
hoạch, sản phẩm rau an toàn được bạn bè trong và ngoài nước biết đến, làng nghề từng
bước được nâng cấp không chỉ là sản xuất rau an toàn mà còn trở thành khu du lịch
độc đáo tại địa phương.
Thôn Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà thành phố Hội An, cách trung tâm Hội An 2,5
km về phía Đông Bắc, là một cù lao được bao bọc bởi song Cổ Cò và đầm Trà Quế.
Vùng đất Trà Quế có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1.2-1.5m so
với mực nước biển, địa chất chủ yếu là cát.
Cũng như bao địa phương khác của vùng duyên hải miền Trung, Trà Quế chịu
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đời gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng
1 đến tháng 8 theo gió mùa Tây Nam hoạt động thường khô hạn, lượng mưa bốc hơi
nhiều; mùa mưa từ tháng 9 đến thàng 12 kèm theo gió mùa Đông Bắc đem đến lượng
mưa lớn. Đầm Trà Quế cũng là nơi cung cấp nguồn rong cực kỳ dồi dào để nông dân
dùng làm phân bón cho rau. Với đặc điểm khí hậu tự nhiên như vậy nên vùng Trà Quế
đã tạo ra một loại đặc sản mà khó nơi nào có được, các loại rau xanh, rau thơm nơi đây
phong phú về chủng loại, có mùi vị đặc trưng, cung cấp nguồn thực phẩm cho người
dân địa phương và nhiều vùng lân cận.
Xuất phát từ thực tế sản xuất của Thôn Trà Quế, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “ Sản xuất rau an toàn tại Thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Phân tích tình hình sản xuất rau an toàn tại Thôn Trà Quế xã Cẩm Hà thành phố
Hội An, tỉnh Quảng Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng sản xuất, nâng
cao kết quả hiệu quả sản xuất rau an toàn của Thôn Trà Quế trong thời gian đến.

SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

2.2. Mục tiêu cụ thê
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn tại Thôn Trà Quế, Xã Cẩm
Hà, Thành Phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất rau an
toàn tại Thôn Trà Quế, Xã Cẩm Hà, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam trong thời
gian đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề liên quan đến sản xuất rau an toàn của Thôn Trà Quế, Xã Cẩm
Hà Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Tại Thôn Trà Quế, Xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam.
- Phạm vi về thời gian: Tình hình sản xuất tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 20152017, số liệu sơ cấp năm 2017.
- Phạm vi về nội dung: Tình hình sản xuất rau an toàn tại Thôn Trà Quế, Xã Cẩm
Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu về tình hình hoạt động sản
xuất rau an toàn tại Thôn Trà Quế, Xã Cẩm Hà được thu thập từ UBND xã Cẩm Hà.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Để nghiên cứu tình hình sản xuất rau an
toàn tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các
thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất rau an toàn được điều tra theo phiếu điều
tra. Một số nội dung phỏng vấn như: tên chủ hộ, độ tuổi, nhân khẩu, số lao động, diện
tích sản xuất rau an toàn, tình hình đầu tư sản xuất năng suất, chủng loại, thuận lợi và
khó khăn trong sản xuất rau an toàn.
4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp so sánh, số tương đối, số tuyệt đối.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Trao đổi thông tin với cán bộ khuyến nông,
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

các nhà kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất rau an toàn. Tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người sản xuất rau an toàn có kinh nghiệm nhiều
năm ở địa phương nghiên cứu nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp hạch toán kinh tế: hệ thống quan sát, đo lường, tính toán, và ghi
chép các quá trình kinh tế - xã hội.
- Phương pháp phân tích ma trận SWOT.
5. Nội dung nghiên cứu
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất rau an toàn

- Chương 2. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại Thôn Trà Quế, xã Cẩm Hà, thành
Phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- Chương 3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp sản xuất rau an toàn tai Thôn Trà
Quế, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RAU AN
TOÀN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về rau an toàn
- Rau an toàn là một khái niệm chung để chỉ các loại rau được sản xuất cung cấp
đến người tiêu dùng đảm bảo đủ tiều chuẩn an toàn thực phầm. Rau an toàn là những
sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng
đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hóa chất độc và mức độ nhiễm các
sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng
và môi trường thì được coi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. [6]
- Sản xuất rau an toàn vừa là nhu cầu vừa là mục tiêu và định hướng của sản xuất
rau cả nước. Rau an toàn được hiểu với nhiều khái niệm, nhiều hạng bậc khác nhau,
rau an toàn được hiểu là rau đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. [7]
1.1.2 Vai trò sản xuất rau an toàn
Sản xuất rau an toàn có vai trò và ý nghĩa to lớn trong nhiều mặt của đời sống, cụ

thể là:
- Về sức khỏe con người: sản xuất rau an toàn và sử dụng rau an toàn có tác dụng
tốt đến sức khỏe con người giúp con người hấp thụ đầy đủ các vitamin và dưỡng chất
trong rau mà không phải lo lắng về vấn đề ngộ độc thực phẩm hay những ảnh hưởng
lâu dài đến sức khỏe. Hơn nữa, sản xuất rau an toàn còn góp phần bảo vệ sức khỏe của
người sản xuất do giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Về môi trường: bằng việc áp dụng những biện pháp canh tác đảm bảo cho cây
rau hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng, nước mà không để lại tồn dư trong sản phẩm,
sản xuất rau an toàn đã làm nguy cơ ô nhiễm môi trường và thực sự trở nên thân thiện
với môi trường góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
- Về kinh tế: thực tế tại nhiều vùng trồng rau an toàn đã khẳng định trồng rau an
toàn cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng rau theo phương pháp cũ.

SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

- Về hiệu quả xã hội: khác với trồng các loại cây khác, mọi thành viên trong gia
đình đề có thể tham gia trồng rau nói chung hay rau an toàn nói riêng. Điều này có ý
nghĩa trong việc giải quyết lao động ở nông thôn. Mặt khác do hiệu quả kinh tế cao,
trồng rau an toàn làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của họ qua đó
góp phần ổn định trật tự xã hội.
1.1.3 Đặc điêm kỹ thuật sản xuất rau an toàn
 Đất trồng
Đất trồng là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung

cũng như sản xuất rau an toàn nói riêng. Chọn đất trồng như sau:
 Đất cao, thoát nước hợp lý với sự sinh trưởng của rau.
 Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất
thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200m.
 Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại
 Nguồn nước
Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới có ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm:
 Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.
 Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loai rau gia vị).
 Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
 Giống
 Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống, giống nhập nội phải qua kiểm dịch.
 Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang
nguồn sâu bệnh.
 Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu
bệnh.
 Phân bón
 Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoại mục bón cho rau.
 Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi
pha loãng nước để tưới.
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa


 Sử dụng phân hóa học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết
thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.
 Phòng trừ sâu bệnh
 Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated pest
management).
 Luân canh cây trồng hợp lý.
 Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
 Chăm sóc theo yêu câu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
 Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
 Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.
 Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối
với sâu, bệnh
Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết và theo các yêu cầu sau:
 Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
 Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động
vật khác và con người.
 Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thuốc thảo mộc).
 Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu
hoạch.
 Sử dụng một số biện pháp khác
 Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế
sâu bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng
thuốc bảo vệ thực vật.
 Sử dụng màn nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới,
hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
 Thu hoạch
 Thu hoạch rau đúng độ chín, theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo,
trái bị sâu bệnh và dị dạng.
 Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.


SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

 Sơ chế và kiêm tra
 Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, ở đây rau sẽ được
phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi để chứ đựng.
 Vận chuyên
 Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc
trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn.
 Bảo quản và sử dụng
 Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20 0C và thời gian lưu trữ không
quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay
các chất làm sạch khác. Để rau được tươi ngon, khách hàng nên mua vừa đủ và sử
dụng trong ngày.
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng
1.1.4.1. Nhân tố tự nhiên
Thời tiết khí hậu, chất đất, nguồn nước phục vụ cho quá trình sản xuất: có thể
nói điều kiện tự nhiên (khí hậu,chất đất, nguồn nước,…) là những yếu tố quan trọng
hàng đầu quyết định đến chất lượng sản phẩm. Nhà nước, tổ chức, người sản xuất
muốn đưa ra được những quyết định tối ưu trong công tác tổ chức sản xuất đòi hỏi
phải nghiên cứ kĩ những điều kiện trên bởi vì các yếu tố này liên quan trực tiếp đến
việc bố trí cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất, tổ chức cung ứng đầu vào cho
quá trình sản xuất.
 Điều kiện địa lý

Điều kiện địa lý ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như
sản xuất rau nói riêng. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên không gian rộng lớn,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở mỗi vùng, mỗi quốc
gia có điều kiện địa lý, khí hậu rất khác nhau. Điều kiện địa lý có thuận lợi mới có cơ
hội để phát riển sản xuất.
Vùng đất Trà Quế có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1.21.5m co với mực nước biển, địa chất chủ yếu là cát. Trà Quế chịu ảnh hưởng của khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có mùa có 2 mùa rõ rệt: mùa khố và mùa mưa. Với
đặc điểm khí hậu, tự nhiên như vậy nên vùng Trà Quế đã tạo ra một đặc sản mà khó
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

nơi nào có được, các loại rau xanh, rau thơm nơi đây phong phú về chủng loại, có
mùi vị đặc trưng, cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân địa phương và nhiều
vùng lân cận.
 Điều kiện đất đai
Đất đai là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng
như sản xuất rau an toàn nói riêng. Các chỉ tiêu thức của đất đai cần được phân tích,
đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho sản xuất rau an toàn là: Tổng diện tích
đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về đất (nguồn nước đất, hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh
dưỡng đó, độ PH của đất..); đặc điểm địa hình, độ cao của đất đai. Điểm cơ bản cần
lưu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại
cây trồng cụ thể. Rất có thể có một đặc điểm nào đó của đất đai khó khắn cho phát
triển cây trồng này, nhưng lại thuận lợi cho phát triển cây trồng khác. Đồng thời cũng

cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể của năm về ảnh hưởng của đất đai đối với sản
xuất một loại cây trồng nhất định.
 Điều kiện khí hậu
Yếu tố khí hậu mang tính quyết định cho sản xuất nông nghiệp cũng như sản
xuất rau an toàn nói riêng. Cần phải phân tích những thông số cơ bản của khí hậu như:
nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm không khí…, đánh giá về mức độ ảnh hưởng
đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có pha trộn tính chất ôn đới là miền
Bắc và được trải rộng trên vùng 4 rộng lớn, phức tạp: Trung du, miền núi, đồng bằng
và ven biển. Đặc điểm này đem lại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau
an toàn nói riêng nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thời cũng có những khó khăn rất lớn
trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Cũng như bao địa phương khác của vùng duyên hải miền Trung, Trà Quế chịu
ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng
1 đến thàng 8 kèm theo gió mùa Tây Nam hoạt động thường khô hạn, lượng nước bốc
hơi nhiều; mùa mưa từ tháng 9 đến thánh 12 kèm theo gió mùa Đông Bắc đem đến

SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

lượng mưa lớn. Với đặc điểm khí hậu tự nhiên như vậy nên vùng Trà Quế đã tạo ra
một số đặc sản mà khó nơi nào có được, các loại rau xanh, rau thơm phong phú.

SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu


18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

1.1.4.2. Các yếu tố kinh tế- xã hội
 Lao động
Lao động là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển nền kinh tế.
Nước ta là một nước đông dân số, với số nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ
rộng lớn, nhưng đồng thời vấn đề dân số cũng gây trở trại cho phát triển kinh tế cũng
như ổn định đời sống dân cư.
Lao động có ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất rau ở hai mặt: vừa là lực lượng
sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các sản phẩm từ rau. Muốn mang lại hiệu quả
cao trong sản xuất rau, đòi hỏi người lao động phải nắm vững quy luật sinh trưởng của
từng loại rau, đòi hỏi phải mất rất nhiều công chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển
của cây rau.
Truyển thống, kinh nghiệm sản xuất và trình độ của người lao động cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất rau. Người lao động có trình độ cao sẽ nhanh
chóng nắm bắt những công nghệ, kỹ thuật mới đưa vào sản xuất để đạt được hiệu quả
kinh tế cao. Còn những lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất rau thì có khả năng
ứng phó với những khó khăn trong hoạt động trồng.
Nói tóm lại, những người lao động có kinh nghiệm trong sản xuất rau, họ cần
phải được trang bị các kiến thức về khoa học kỹ thuật mới có thể tiến hành sản xuất
theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn
an toàn.
 Vốn
Bên cạnh nguồn lực về lao động, vốn cũng là vấn đề không thể thiếu trong phá

triển rau an toàn. Nhà nước cũng đã có những chính sách để hỗ trợ người dân vay
vốn phục vụ cho sản xuất rau an toàn. Những năm gần đây, Nhà nước đã có những
đổi mới quan trọng trong chính sách tín dụng nông nghiệp, thể hiện tập trung ở Nghị
quyết Trung ương lần thứ năm (khóa VII) và Nghị quyết 14/CP ngày 2/3/1993 của
Chính phủ về chính sách hỗ trợ người sản xuất vay vốn, gồm những nội dung chủ
yếu sau đây:
- Đổi mới tổ chức ngành ngân hàng thành hệ thống hai cấp: ngân hàng Nhà nước
và ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tự nguyện
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

do nhân dân lập ra sẽ tạo khả năng huy động nguồn vốn tối đa đáp ứng nhu cầu phát
triển nông nghiệp.
- Huy động tối đa mọi người vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhân dân
bằng nhiều hình thức thích hợp: tiết kiệm (có và không có kỳ hạn), tín phiếu, trái phiếu
kho bạc, ngân phiếu và kỳ phiếu ngân hàng…
- Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp và thủy sản để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế.
- Ưu tiên cho vay để triển khai các dự án do Nhà nước chỉ định, cho vay đối với
vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ nghèo, góp phần xóa
đói giảm nghèo trong nông thôn.
Vốn trong sản xuất rau, an toàn thường là vốn tự có của người dân, hay vốn đi
vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu đãi. Nhà nước cũng có các
chính sách đầu tư vốn ngân sách cho nông nghiệp qua các tổ chức khuyến nông hoặc

hình thứ cho vay vốn ưu đãi khác nhau.
 Thị trường
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn chi phối quá rình sản xuất kinh doanh
rau an toàn của các cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn.
Về nhu cầu thị trường đối với rau an toàn: cầu thị trường phụ thuộc vào thu nhập,
cơ cấu dân cư ở các vùng, các khu vực. Thu nhập của dân cư tăng lên thì nhu cầu về
rau an toàn cũng tăng lên, do rau an toàn là sản phẩm có nhu cầu thiết yếu hàng ngày
dân cư cũng như đối với các sản phẩm cao cấp đã qua chế biến khác. Hiện nay, thu
nhập của dân cư ngày càng gia tăng, người dân ngày càng chăm lo đến vấn đề sức
khỏe, chính vì vậy nhu cầu về rau an toàn ngày càng tăng lên, thị trường rau an toàn
ngày càng được mở rộng.
Về cung cấp rau an toàn, là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường. Cung
cấp rau an toàn hiện nay còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Các hình thức sản xuất chủ
yếu các hộ sản xuất, hợp tác xã, các mô hình, quy mô còn nhỏ. Để tổ chức sản xuất
kinh doanh rau an toàn được hiệu quả cần có sự quản lý chặt chẽ trong sản xuất rau an
toàn, cung cấp đầy đủ số lượng cũng như chất lượng rau an toàn theo yêu cầu, đúng
thời gian để đảm bảo uy tín đối với khách hàng.
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

Vấn đề giá cả cũng là một yếu tố quan trọng giá rau an toàn thường cao hơn rau
thường do chi phí sản xuất rau an toàn thường cao hơn. Gía quá cao thì người tiêu
dùng sẽ tiêu dùng ít hơn và nếu giá quá thấp thì không đảm bảo cho sản xuất. Chính vì
vậy cơ sở sản xuất kinh doanh rau an toàn cần phải có mức giá hợp lý để đảm bảo cả

hai vấn đề này.
 Chính sách, cơ chế quản lý
Các chính sách, cơ chế quản lý hợp lý sẽ tạo nhiều thuận lợi trong phát triển sản
xuất rau an toàn. Nhà nước có các chính sách để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất rau an toàn nói riêng như: chính sách nhiều thành phần kinh tế,
khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, tăng tính cạnh tranh của thị trường;
Chính sách tiêu dùng nhằm nâng cai đời sống của nhân dân, tăng thu nhập cho các
tầng lớp dân cư trên cơ sở đó tăng sức mua của nhân dân; Chính sách đầu tư và ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp; Chính sách giá cả, bảo trợ sản xuất và tiêu thụ.
Bên cạnh đó, sản xuất rau an toàn cần phải đảm bảo các quy định của nhà nước
về điều kiện sản xuất rau an toàn như:
- Về nhân lực: Phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc hợp đồng bán thuê cán
bộ chuyên ngành về trồng hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn kỹ
thuật an toàn. Người sản xuất rau an toàn phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất
rau an toàn.
- Về đất trồng: có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát
triển của cây rau, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ các nghĩa
trang, đường giao thông lớn. Đất ở các vùng sản xuất rau an toàn phải được kiểm tra
mức độ ô nhiễm định kỳ hoặc đột xuất.
- Về phân bón: Chỉ sử dụng các loại phân bón trong danh mục phân bón được sản
xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không còn nguy cơ ô
nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại. Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô
nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại. Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô
nhiễm cao như: phân chuồng tươi, nước giải, hạn chế biến từ nước thải sinh hoạt, rác
thải công nghiệp để bón trực tiếp cho rau.
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

21



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

- Về nước tưới: Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các
sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu chuẩn quy
định, không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh
viện, khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, nước phân
tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau. Nguồn nước tưới cho cùng
các loại rau toàn phải được kiểm tra định kỳ và đột xuất.
- Về kỹ thuật canh tác rau an toàn: Sử dụng các phương pháp luân canh, xen canh
hợp lý, vệ sinh đồng ruộng thường xuyên. Không sử dụng các loại rau biến đổi gen khi
chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học. Bón phân đúng chủng loại, liều lượng, thời
gian bón và cách bón theo thời gian quy trình trồng trọt an toàn cho từng loại rau;
riêng phân đạm phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và
ít nhất 7 ngày đối với phân bón lá.
- Về phòng trừ sâu bệnh: sử dụng các biện pháp phòng trừ thủ công hay sử dụng
thuốc trừ sâu bệnh có nguồn sinh học. Phát hiện sớm đối tượng sâu bệnh để phòng trừ
kịp thời. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho rau.
Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:
Đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng cách.
- Về thu hoạch và bảo quản rau an toàn: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ
thuật, đúng thời điểm đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, và
phải được bảo quản bằng phương pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng
của sản phẩm.
- Về công bố tiêu chuẩn rau an toàn: Trước khi tiến hành sản xuất, tổ chức sản
xuất, tổ chức sản xuất an toàn phải công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định về
công bố tiêu chuẩn chất lượng hành hóa ban hành kèm theo Quyết định số
03/2006/QD- BKH ngày 10/01/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Sản phẩm rau an toàn do tổ chức chứng nhận rau an toàn cấp, bao gói thích
hợp, nhãn hàng hóa gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp vào từng sản
phẩm (củ, quả); việc ghi nhãn hàng hóa rau an toàn phải thực hiện theo Nghị định
89/2006/ND-CP ngày 30/08/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ghi nhãn hàng
hóa.
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phan Văn Hòa

- Tổ chức sản xuất, kiểm tra và giám sát rau an toàn: Khuyến khích tổ chức sản
xuất rau an toàn theo các hình thức phù hợp với quy mô sản xuất như: tổ hợp tác, hợp
tác xã, doanh nghiệp. Tổ chức sản xuất rau an toàn phải đăng ký và chấp hành nghiêm
túc các quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn, chịu sự kiểm tra, giám sát của các
cơ quan quản lý chuyên ngành.
-Tổ chức cung ứng đầu vào cho sản xuất RAT là một khâu then chốt trong quá
trình sản xuất RAT. Đơn vị cung ứng đầu vào là nhân tố quyết định đến tổ chức cung
ứng đầu vào cho phát triển sản xuất RAT. Trường hợp không có đơn vị cung ứng đầy
đủ những thuốc được phép sử dụng trong RAT hay những đơn vị cung ứng không
hướng dẫn cụ thể người sản xuất cách sử dụng có thể dẫn tới việc sử dụng sai quy cách
ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước tác động trực tiếp đến cung cầu của
một số nông sản trên thị trường. Đi đôi với việc kích thích sản xuất thông qua tác động
của thị trường chính là giá cả, chính sách về tiêu thụ sản phẩm, chính sách về nghiên
cứu một cố giống mới. Nhà nước cần chú ý đến việc đầu tư vốn có, xây dựng các
mạng lưới tiêu thụ cũng như xây dựng các nhà máy chế biến rau.

Ngoài ra còn có các quy định của Nhà nước về thủ tục chứng nhận điều kiện sản
xuất rau an toàn, thủ tục chứng nhận rau an toàn. Các cơ sở sản xuất rau an toàn phải
đảm bảo đầy đủ các quy định của Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến rau an toàn
này mới có thể đi vào sản xuất kinh doanh rau an toàn.
 Cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ
RAT là loại cây đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nếu khu
vực nào cơ sở hạ tầng không đảm bảo thì không thể tổ chức sản xuất RAT được.
- Các nhân tố vê cơ sở vật chất – kỹ thuật bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như
đường xá giao thông, phương tiện vận tải, hệ thống bến cảng kho bãi, hệ thống thông
tin liên lạc… Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nhanh chóng
kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản xuất cũng như tiêu thụ rau an toàn.
- Các nhân tố về kỹ thuật và công nghệ sản xuất đặc biệt quan trọng trong việc
tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ của cơ sở sản xuất kinh doanh
rau an toàn. Đối với các nước tiên tiến, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
SVTH: Võ Hoàng Ngọc Châu

23


×