Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn nghệ thuật cải lương tại thành phố hồ chí minh trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 126 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1

ASEAN

Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội Các quốc gia Đơng Nam Á

2

CLB

Câu lạc bộ

3

CP

Chính phủ

4

ĐHQG

Đại học Quốc gia

5



Nghị định



6

HTV

Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

7

NSND

Nghệ sĩ nhân dân

8

NSƯT

Nghệ sĩ ưu tú

9

NXB

Nhà xuất bản

10

PGS

Phó giáo sư


11

THPT

Trung học phổ thơng

12

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

13

Tr

Trang

14

TS

Tiến sĩ

15

TW

Trung ương


16

UBND

Ủy ban Nhân dân
United Nations Educational, Scientific

17

UNESCO

and Cultural Organization -Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................................3
4. Đới tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................11
5. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................12
6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 12
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................13
8. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................................... 14
9. Bố cục của luận văn .................................................................................................15
Chương 1 ......................................................................................................................16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUÁ TRÌNH .........................................................................16

HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................................16
1.1 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài ...............................................16
1.1.1 Cải lương - Nghệ thuật cải lương .....................................................................16
1.1.2 Đờn ca tài tử và Ca ra bộ ..................................................................................18
1.1.3 Vọng cổ .............................................................................................................19
1.1.4 Khán giả và khán giả cải lương ........................................................................20
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu .....................................................................................20
1.2.1 Lý thuyết sự lựa chọn duy lý.............................................................................20
1.2.2 Lý thuyết ngơi nhà trong văn hóa đại chúng ....................................................22
1.3 Bới cảnh hội nhập tại TP.HCM hiện nay ............................................................ 25
1.3.1 Về kinh tế - xã hội............................................................................................. 25
1.3.2 Về giáo dục .......................................................................................................27
1.3.3 Về văn hóa - nghệ tḥt ....................................................................................28
1.4 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của nghệ thuật cải lương tại
TP.HCM .......................................................................................................................29
1.4.1 Lịch sử hình thành nghệ thuật cải lương .......................................................... 29


1.4.2 Các giai đoạn phát triển của sân khấu cải lương tại TP.HCM.......................... 31
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................48
Chương 2 ......................................................................................................................49
THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG .......................................................49
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...........................................................................49
2.1 Về cơ chế, chính sách của Nhà nước ....................................................................49
2.2 Nhu cầu và thị hiếu của khán giả trẻ đối với nghệ thuật cải lương ..................51
2.3 Tình hình hoạt động nghệ thuật cải lương tại TP.HCM ...................................57
2.3.1 Xu hướng xã hội hóa cải lương ........................................................................57
2.3.2 Cải lương truyền hình .......................................................................................64
2.4 Đội ngũ làm nghề cải lương ..................................................................................67

2.4.1 Nghệ sĩ - diễn viên ............................................................................................ 67
2.4.2 Đạo diễn ............................................................................................................69
2.4.3 Nhạc công .........................................................................................................72
2.4.4 Tác giả - soạn giả .............................................................................................. 74
2.5 Về vấn đề cơ sở vật chất ........................................................................................75
2.6 Vấn đề đào tạo và truyền nghề .............................................................................78
2.6.1 Dịng chính quy .................................................................................................78
2.6.2 Dịng truyền nghề.............................................................................................. 79
2.7 Về chất lượng kịch bản, vở diễn ...........................................................................81
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................83
Chương 3 ......................................................................................................................84
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CẢI
LƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................... 84
3.1 Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu dân tộc tại một số
quốc gia Đông Nam Á ..................................................................................................84
3.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan ...............................................................................84
3.1.2 Kinh nghiệm của Malaysia ...............................................................................91
3.2 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương tại thành phớ Hồ
Chí Minh .......................................................................................................................96
3.2.1 Về phía chủ trương, chính sách của Nhà nước .................................................97
3.2.2 Về nội dung và hình thức cải lương ..................................................................99


3.2.3 Về vấn đề tuyển sinh và đào tạo .....................................................................104
3.2.4 Về phía các tổ chức giáo dục, du lịch và truyền thông ...................................106
3.2.5 Một số kiến nghị .............................................................................................112
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................114
KẾT LUẬN ................................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................117
PHỤ LỤC ...................................................................................................................122



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật sân khấu là một bộ mơn quan trọng của nền văn hóa, trong đó
sân khấu cải lương - một loại hình nghệ thuật dân tộc, một sân khấu ca kịch truyền
thống của Việt Nam được hình thành, tồn tại, phát triển trải qua thời gian dài. Cho
đến nay, mặc dù bộ môn này vẫn còn tồn tại nhưng thực tiễn cho thấy, sân khấu cải
lương có nhiều bất cập trong định hướng phát triển nghệ thuật dân tộc và hiện đại.
Bên cạnh đó, trước xu thế hội nhập hiện nay, sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ
trên nhiều phương diện, các loại hình nghệ thuật hiện đại cũng ngày một du nhập
vào Việt Nam và được đa số giới trẻ đón nhận nồng nhiệt, cải lương lại rơi vào tình
trạng khủng hoảng do không thu hút được khán giả trẻ.
“Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, sân khấu cải lương TP.HCM bước vào con
đường đổi mới. Là một yếu tố của sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật hàng ngày của
thành phố, sân khấu cải lương phục vụ một đối tượng công chúng khán giả đông
đảo. Số lượng khán giả hằng năm của các đoàn cải lương chuyên nghiệp thành phố
khoảng 10 triệu người, chưa kể số lượng thính giả trong và ngồi nước, qua làng
sóng đài tiếng nói Việt Nam, đĩa nhựa, máy ghi tiếng…phải tính bằng đơn vị trăm
triệu” [11, tr 75]. Nhưng hiện nay những con số trên chỉ là quá khứ “vang bóng một
thời”. Thực tế cho thấy, cải lương tại TP.HCM đang lâm vào khủng hoảng và phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách như: sự lấn lướt của các phưng tiện truyền
thông hiện đại, nhất là các phương tiện nghe, nhìn; sự xâm nhập của sản phẩm văn
hóa, nghệ tḥt từ bên ngồi trong quá trình giao lưu và hội nhập; sự phân hóa về
thị hiếu thẩm mỹ của cơng chúng, nhất là công chúng trẻ tuổi; sự chi phối của cơ
chế thị trường; sự lên ngôi của các giá trị nhất thời đang hàng ngày, hàng giờ tác
động sâu sắc đến đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Có nhiều nguyên chủ quan lẫn khách quan làm cho cải lương bị đa phần số

khán giả trẻ bỏ qn, khơng phải vì nó không hấp dẫn và lôi cuốn mà chủ yếu do
những người trong cuộc chưa thật sự đưa cải lương đến gần hơn với khán giả, đội


2

ngũ nghệ sĩ cải lương tuy có tâm huyết với nghề nhưng chưa có những biện pháp
phát huy thế mạnh để thu hút người xem và nghe, những nhà tổ chức và các đơn vị
quản lý còn lúng túng trong việc tìm những giải pháp bảo tồn và phát triển dẫn đến
nghệ thuật cải lương cứ đi vào vòng luẩn quẩn dù đã qua nhiều lần cách tân. Năm
2018 đánh đấu chặng đường 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương
tại Việt Nam, thiết nghĩ công tác nghiên cứu về quá trình hình và phát triển cũng
như những thực trạng của bộ môn nghệ thuật truyền thống này cũng là một nhiệm
vụ quan trọng cần phải được nghiên cứu toàn diện hướng đến mục tiêu “Xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”1.
Từ những vấn đề trên, bản thân tôi là một học viên cao học ngành Quản lý
văn hóa, khi tiếp cận với những kiến thức chuyên ngành, tơi rất lý thú với mảng văn
hóa nghệ tḥt. Qua q trình tìm hiểu và từng có một khoảng thời gian nghiên cứu
về bộ môn nghệ thuật cải lương, tôi nhận thấy rằng, cải lương là bộ môn nghệ thuật
quý giá của vùng đất Nam Bộ, rất đáng để tiếp tục nghiên cứu, gìn giữ và trân trọng.
Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nghệ thuật cải lương tại TP.HCM trong bối cảnh
hội nhập” để làm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa. Thơng qua việc lý giải
những nguyên nhân nghệ thuật cải lương không thu hút được khán giả trẻ trong thời
gian qua; tìm hiểu những bài học kinh nghiệm về phát triển các bộ môn nghệ thuật
biểu diễn truyền thống của một số quốc gia trong khu vực để đề xuất một số giải
pháp phát triển nghệ thuật cải lương tại TP.HCM trong bối cảnh hội nhập.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích góp phần bảo tồn và phát triển nghệ
tḥt cải lương tại TP.HCM trong bối cảnh hội nhập

Nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCH Trung Ương Đảng khoá VIII về “Xây dựng và phát triển
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nhấn mạnh nhiệm vụ bảo tồn và phát huy
các di sản văn hố: “Di sản văn hố là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản
sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá; hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao
gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể; nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt
đẹp do cha ông để lại”.
1


3

* Mục tiêu nghiên cứu
- Khát quát lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của nghệ thuật cải
lương tại TP.HCM, góp phần làm phong phú nguồn tư liệu về nghệ thuật này.
- Xác định được những thực trạng của nghệ thuật cải lương tại TP.HCM hiện
nay.
- Xác định được nhu cầu và cảm nhận của khán giả trẻ là sinh viên tại
TP.HCM đối với nghệ thuật cải lương.
- Tham khảo một số giải pháp bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ thuật truyền
thống tại các nước trong khu vực, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát
triển nghệ thuật cải lương tại TP.HCM.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về nghệ thuật cải lương là một nội dung có ý nghĩa khoa học,
thực tiễn và được nhiều ngành, giới quan tâm ở nhiều cấp độ khác nhau. Qua quá
trình tìm kiếm tư liệu, chúng tôi đã tiếp cận một số công trình nghiên cứu, sách, bài
viết trên các báo, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn, tiêu
biểu là các cơng trình, bài viết sau:
 Những cơng trình nghiên cứu về cơ sở lý luận và nguồn gốc ra đời của
nghệ thuật cải lương.

Một trong những cơng trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến nguồn gốc ra đời
của nghệ thuật cải lương chính là cuốn “Hồi ký 50 năm mê hát” của tác giả Vương
Hồng Sển (1968). Tác giả tự nhận là mê cải lương, tuồng tích, đào kép với sự bồng
bột năm 12 tuổi lẫn cái xao động năm 16 tuổi và sự say mê của cả một đời người.
Tuy vậy, cái sự "mê" của cụ Vương rất có bài bản và ý thức rõ ràng trong việc phải
lưu giữ trên trang viết những gì ơng trải qua, được chứng kiến về một giai đoạn phát
triển đặc biệt của cải lương. Do đó, ơng ghi lại rất chi tiết những nghệ sĩ, những nhà
chí sĩ, những bầu gánh có cơng đầu trong việc hình thành nên hình thức nghệ thuật
sân khấu cải lương, những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp sân khấu của các
nghệ sĩ tài danh mà ông đã từng xem, từng gặp gỡ [tr. 31-32]. Theo chúng tôi, cuốn
sách chứa đựng nhiều tư liệu có giá trị cao về bối cảnh xã hội, người nghệ sĩ và các


4

hoạt động nghệ thuật sân khấu ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX. Được kể lại với
hình thức hồi ký, cuốn sách là một tư liệu đầy đủ và chi tiết nhất về lịch sử hình
thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương từ những ngày đầu sơ khai đến
những năm 60 của thế kỷ XX, mở ra hướng nghiên cứu về tiến trình hình thành và
phát triển nghệ thuật cải lương của nhiều nhà nghiên cứu sau này.
Năm 1970, cuốn “Nghệ thuật sân khấu Việt Nam” của Trần Văn Khải ra đời.
Cuốn sách được viết thành ba chương, mỗi chương trình bày một thể loại nghệ thuật
sân khấu nước nhà, đó là: hát bội, cải lương và kịch. Chương hai đề cập đến lịch sử
cải lương, những đặc điểm của cải lương, các giọng ca cải lương, văn cải lương và
việc soạn bài ca, âm nhạc cải lương và vị trí các nhạc khí [tr. 87 - 90]. Cuốn sách là
nguồn tài liệu tham khảo đáng lưu ý về đặc điểm của các hình thức nghệ thuật sân
khấu: hát bội, cải lương và kịch.
Trương Bỉnh Tòng (1977) đã thể hiện tấm lòng và trách nhiệm của một
người nhiều năm gắn bó với bộ mơn nghệ thuật cải lương, bằng những tư liệu
phong phú, kết hợp với những hiểu biết, bằng mắt thấy, tai nghe và những ghi chép

cá nhân của một người đã hơn năm mươi năm hoạt động sân khấu cải lương ở
miền Nam. Ơng khơng chỉ viết kịch bản cải lương mà cịn am tường âm nhạc, ca
hát, đồng thời còn là nhà quản lý nghệ thuật giàu kinh nghiệm nên có nhiều ưu thế
khi viết cơng trình lịch sử này. Tuy kể chuyện lịch sử, nhưng tác giả còn làm cả
việc đối chiếu những tư liệu khác nhau từ những nhà xuất bản đến những nhà
nghiên cứu đã được công bố làm cho tác phẩm thêm phong phú và thuyết phục
người đọc.
Năm 1982, tác giả Hồng Như Mai cơng bố cuốn “Trần Hữu Trang - soạn
giả ca kịch cải lương”. Cuốn sách này đã phát họa lại lịch sử hình thành và phát
triển của cải lương trong mấy chục năm đầu của thế kỷ XX. Đặc biệt, tác giả nhấn
mạnh sự phát triển của cải lương tại những cơ sở chiến đấu chống Pháp xâm lược
như: căn cứ Hùm Xám của Trương Định, của Phan Liêm, Phan Tôn, Trương Huệ,
Thủ Khoa Huân,…nội dung chính của cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của
soạn giả Trần Hữu Trang. Theo tác giả, Tư Trang đã đi từ hoạt động nghệ thuật


5

đến cách mạng và đã trở thành chiến sĩ cộng sản giương cao ngọn cờ Đảng ngay
trong vùng sáo huyệt Mỹ - Ngụy.
Năm 1984, nhà nghiên cứu, đạo diễn Sỹ Tiến ra mắt cuốn “Bước đầu tìm
hiểu sân khấu cải lương”, cơng trình tìm hiểu về lịch sử cải lương từ buổi hình
thành cho đến giữa thế kỷ XX, quá trình cải lương được lan truyền từ Nam ra Bắc,
rồi trụ lại, đơm hoa kết trái và tỏa hương trên đất Bắc (cụ thể là đất Hà thành) để
trở thành cải lương Bắc với những sắc thái riêng của nó. Ngồi giá trị về tư liệu,về
lịch sử, cơng trình của nhà nghiên cứu Sỹ Tiến cịn có giá trị về mặt lý luận với
những trang viết đầy suy ngẫm, chiêm nghiệm về đặc trưng nghệ thuật của cải
lương. Chúng tôi cảm thấy tâm đắc với luận điểm mà tác giả nhấn mạnh về sự tác
động qua lại, của giao thoa cải lương giữa hai miền Nam Bắc: “Có thể nói, nếu
mảnh đất miền Nam là “cái nôi dưỡng dục và bồi đắp cho nghệ thuật cải lương,

thì sân khấu miền Bắc cũng là “chiếc xe nôi” để thúc đẩy nghệ thuật cải lương
mau chóng trưởng thành đi tới đích vinh quang của nền nghệ thuật dân tộc Việt
Nam” [tr. 130].
Cũng bàn về lịch sử nghệ thuật cải lương, nhà nghiên cứu Đỗ Dũng (2003)
mơ tả có phần chi tiết và cặn kẽ hơn về tiến trình hình thành nghệ thuật cải lương so
với các cơng trình trước, từ nhạc tế lễ miền Trung đến nhạc tài tử Nam Bộ, loại hình
Ca ra bộ rồi đến sân khấu cải lương. Theo tác giả, sân khấu cải lương từ khi mới ra
đời cho đến nay đã trải qua năm giai đoạn: Sự hình thành lực lượng và lưu diễn
(1920 - 1945); sự hình thành ranh giới và phong cách (1945 - 1960); giai đoạn giao
thời (1960 - 1975); giai đoạn hoàng kim nhất (1975 - 1990), đây cũng là giai đoạn
mà cải lương phát triển mạnh nhất ở TP.HCM; giai đoạn hậu hoàng kim và khủng
hoảng (1990 đến 2000), theo nhận định của tác giả, thời kỳ này cải lương TP.HCM
đang lâm vào khủng hoảng, chưa có gì sáng sủa [tr. 117]. Nhìn chung, quyển sách
đã cung cấp những kiến thức rất hữu ích về q trình hình thành và diễn tiến của
nghệ thuật cải lương. Tuy nhiên, phần thực trạng cải lương ở miền Trung và miền
Bắc (cả chương 3) hơi mâu thuẩn với phạm vi không gian mà tác giả đã xác định
ngay từ đầu trong tên gọi của quyển sách, giá như tác giả đi sâu vào phân tích


6

những thành tựu và khó khăn của sân khấu cải lương trong các giai đoạn thì quyển
sách sẽ sâu sắc hơn.
Năm 2013, trong cơng trình “100 năm nghệ thuật cải lương Việt Nam”, nhà
nghiên cứu Hoàng Chương và các cộng sự đã đi sâu phân tích kịch bản cải lương
các thời kỳ từ năm 1920 đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945, rồi sau đó là thời
kỳ 1945 - 1975 và từ năm 1975 đến nay, đưa ra đặc điểm nội dung kịch bản cải
lương nói chung là: cải lương - sản phẩm của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và
trách nhiệm xã hội; có khả năng thể hiện mọi đề tài, mọi thể loại nhân vật. Vai trò
của nghệ sĩ biểu diễn cũng được đề cập khá đầy đủ, các vở diễn đã gắn với tên tuổi

của nghệ sĩ cùng số đông khán giả mến mộ. Theo tác giả, đặc trưng nghệ thuật biểu
diễn được thể hiện rõ nét trên sân khấu cải lương là mối quan hệ chặt chẽ, nhịp
nhàng giữa diễn, ca và nói. Cơng trình nghiên cứu 100 năm nghệ thuật cải lương
Việt Nam đã bám sát quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương
gần một thế kỷ qua, vừa tổng kết thực tiễn một cách khoa học, vừa lấy lý ḷn soi
rọi cho thực tiễn. Cơng trình khơng chỉ giúp ích cho những nhà hoạt động thực tiễn
đi sáng tác, đạo diễn, biểu diễn mà còn giúp cho việc đào tạo bộ môn cải lương ở
các trường nghệ thuật sân khấu trong cả nước cũng như phục vụ cho đông đảo cơng
chúng muốn tìm hiểu về bộ mơn nghệ tḥt đặc sắc này.
Mới đây, tác giả, NSƯT Trần Minh Ngọc (2018) lại có cách phân chia khác
với nhà nghiên cứu Đỗ Dũng trước đó, theo tác giả, cải lương hình thành và phát
triển trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn cải lương chính thống (1918 - 1945); giai đoạn
cải lương cách mạng (1945 - 1986) và giai đoạn cải lương thị trường (1986 đến nay)
[tr. 153]. Đó cũng là một cách phân chia khá mới mẽ và thú vị, đặc biệt, tác giả đã
phân tích q trình dung nạp và thích nghi với những cái mới của nghệ thuật cải
lương qua mỗi giai đoạn với gốc nhìn của một người làm nghề.
Gần đây nhất, Nguyễn Tuấn Khanh (2018), ra mắt quyển sách Bước đường
của cải lương và mơ tả tồn bộ chặng đường tiếp biến âm nhạc phương Tây đến lúc
định hình ra nghệ thuật cải lương theo thứ tự thời gian rõ ràng (từ năm 1900 đến
nay), qua đó, tác giả đã hé mở hai vấn đề cốt lõi được nhiều người quan tâm khi


7

nhắc đến bộ môn nghệ thuật này: thời gian xuất hiện và nguồn gốc của cải lương,
tuy không ồn ào đả kích, khơng mở ra những cuộc tranh ḷn gay gắt nhưng tác giả
xác định thời điểm ra đời của cải lương bằng những dẫn chứng rất khác biệt so với
các nhà nghiên cứu trước đó, tuy chưa biết đúng hay sai nhưng khi tiếp cận với
quyển sách này, chúng tôi cảm thấy rất thú vị với những thông tin mà tác giả cung
cấp.

 Những cơng trình nghiên cứu về phát triển nghệ thuật cải lương tại
TP.HCM:
Từ khi nghệ thuật cải lương tại TP.HCM rơi vào khủng hoảng, một số nghệ
sĩ, nhà nghiên cứu đã bắt đầu xác định những giải pháp và hướng phát triển cho
nghệ thuật cải lương, tác giả Thu Nga (1996) cho rằng: Cải lương cũng như mọi
loại hình nghệ thuật khác, muốn tồn tại và phát triển phải luôn được cách tân, bổ
sung cho phù hợp với hơi thở cuộc sống mới, với những vấn đề và con người đương
đại. Một trong những việc cách tân cải lương là cho cải lương giao duyên với các
loại dân ca ba miền, cũng như hiện đại hóa nó trở thành những khúc thức âm nhạc
cải lương hồn chỉnh.
Nguyễn Thị Minh Ngọc và Đỗ Hương (2007) cho ra mắt quyển sách “Sân
khấu cải lương ở TP.HCM”, quyển sách tập trung giới thiệu cho người đọc những
vấn đề, sự kiện, nhân vật nổi bật trong lịch sử phát triển của nghệ thuật cải lương ở
TP.HCM từ đầu thế kỷ XX trở đi. Điểm nhấn trong cơng trình này là nhóm tác giả
đã cho biết những xu hướng thối trào của cải lương hiện tại, sự thoái trào mà biện
pháp xã hội hóa bằng con đường thốt ly chế độ bao cấp chuyển sang kinh doanh.
Sách trình bày dưới dạng hỏi đáp, cách sắp xếp và bố cục chưa theo chủ đề và nội
dung làm cho người đọc khó tiếp cận, giá như tác giả trình bày các câu hỏi - đáp
theo chủ đề hoặc theo nhóm nội dung thì quyển sách sẽ có giá trị khoa học hơn.
Năm 2012, nhà nghiên cứu Huỳnh Quốc Thắng và các cộng sự đã công bố
bài báo “Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca nhạc tài tử và sân khấu
cải lương”. Bài viết tập trung phân tích thực trạng hình thành hoạt động của ca nhạc
tài tử cải lương (chủ yếu ở TP.HCM và Nam Bộ) dựa trên kết quả khảo sát 1000


8

phiếu trên 3 nhóm đối tượng: cơng chúng xem cải lương nhưng không đến sân
khấu, công chúng thường xem cải lương tại các sân khấu, công chúng sinh viên
đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Kết quả cho thấy, trong 1000 khán giả

đi xem cải lương, tùy theo đối tượng cho thấy có nhiều khán giả xem cải lương để
giải trí chiếm 50% và họ biết đến thơng tin về lịch diễn, 30% xem vì quan tâm đến
nội dung vở diễn, số cịn lại xem vì diễn viên nổi tiếng. Qua kết quả nghiên cứu,
nhóm tác giả khẳng định: nghệ thuật cải lương vẫn còn nhiều khán giả u thích và
đến với nó bằng nhiều hình thức cảm thụ. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã đề
xuất một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật cải lương như xây dựng
cơ sở vật chất, đổi mới nội dung, hình thức, cơ chế quản lý, đào tạo,... Theo chúng
tơi, giá như tác giả có sự so sánh trong sự tương quan về chính sách bảo tồn nghệ
thuật của các quốc gia trong khu vực và thế giới thì bài viết sẽ sâu sắc hơn.
Trong cơng trình “Sân khấu cải lương TP.HCM trong bối cảnh chuyển biến
kinh tế xã hội từ năm 1975 đến nay”, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2013) đã
phân tích tiến trình hoạt động của cải lương từ khi ra đời đến năm 1975. Đáng chú
ý là tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quan về sự phát triển thăng trầm của cải lương
từ năm 1975 đến năm 2013 và đã chỉ ra những yếu tố tác động đến sân khấu cải
lương, sự khủng hoảng của sân khấu cải lương từ đó đưa ra hướng khắc phục. Giá
như tác giả có sự khảo sát, điều ra về nhu cầu và cảm nhận của khán giả trẻ đối
nghệ thuật cải lương thì nội dung nghiên cứu sẽ thuyết phục hơn.
Nhóm tác giả Phan Thị Hồng Xuân và Hoàng Sơn Giang (2014) đã cho rằng:
Trước những băn khoăn lo ngại trước sự mai một, khơng gìn giữ được văn hóa gốc
của nghệ tḥt truyền thống, trước sự tác động của yếu tố thị trường, bằng cách
tham khảo một số cách làm hay về bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật truyền
thống của các nước ASEAN sẽ góp phần giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc nhưng
theo hướng phát triển hiện đại. Theo đó, nhóm tác giả đã chia sẻ những bài học kinh
nghiệm về việc bảo tồn và phát huy các môn nghệ thuật truyền thồng của hai quốc
gia là Thái Lan và Malaysia như chiến lược quảng bá và tiếp thị nghệ thuật, chiến
lược chuẩn bị khán giả lâu dài cho nghệ thuật truyền thống, giáo dục nâng cao ý


9


thức giữ gìn nghệ tḥt trong cơng chúng.,… Đó cũng là nên tảng để chúng tôi tiếp
tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo tồn nghệ thuật cải lương tại TP.HCM từ
kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực.
Cũng bàn về kinh nghiệm của các quốc gia, nhà nghiên cứu Chua Soo Pong
trong một lần đến Việt Nam vào năm 2015 đã đưa ra những chia sẻ vô cùng cởi mở
và xác đáng, đề cập đến những điểm rối đang cần được tháo gỡ của những người
đang tham gia hoạt động sân khấu dân tộc Việt Nam. Bằng những kinh nghiệm
trong nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng với những tích lũy trong
những lần được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa thế giới, Ông đã đưa ra những cách
nhìn, cách tiếp cận mới cho giới nghệ sĩ Việt Nam trong việc giữ gìn nghệ tḥt sân
khấu. Một trong số đó là ví dụ về loại hình nghệ thuật sân khấu Khon của Thái Lan.
Từ những năm 1980, nghệ thuật Khon đã có những biểu hiện của sự suy yếu. Nhận
thức được điều đó, Thái Lan đã đưa ra hàng loạt các giải pháp nhằm phục hồi và
phát triển loại hình nghệ thuật này và tạo nên thành công. Họ đã đưa Khon ra ngoài
đường phố biểu diễn trong thời gian dài; đưa Khon ra nước ngoài biểu diễn tại các
liên hoan, hội chợ quốc tế; cho ra những cuốn sách được nghiên cứu rất kỹ dành cho
trẻ em; mỗi ngày ti vi chiếu Khon 30 phút; chính phủ Thái Lan buộc tất cả học sinh
nước này thuộc và hát được những bài hát về Khon;… Từ những kinh nghiệm và
hiểu biết của mình, nhà nghiên cứu Chua Soo Pong đã đưa ra 5 giải pháp nhằm gìn
giữ và phát triển nghệ thuật sân khấu dân tộc, đó là: thường xuyên tổ chức những
chương trình đào tạo về nghệ thuật tại các trường học; tạo điều kiện để các học sinh
đến những liên hoan quốc tế, cho họ xem những buổi biểu diễn chuyên nghiệp; viết
thêm nhiều tác phẩm mới, đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu hơn; tổ chức những
chương trình giành riêng cho những người trẻ tuổi biểu diễn; xuất bản những cuốn
sách về nghệ thuật truyền thống cho trẻ em và tổ chức những cuộc tọa đàm, nói
chuyện với trẻ em về nghệ thuật truyền thống.
Tác giả La Thoại Vân (2016) trong luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa,
Trường Đại học Văn hóa TP.HCM: “Hoạt động sân khấu cải lương tại TP.HCM
hiện nay - Thị hiếu và nhu cầu của khán giả” đã phân tích tác động của những



10

phương thức quản lý đối với nghệ thuật cải lương, chỉ ra những thực trạng của hoạt
động sân khấu cải lương tư nhân và cải lương công lập tại TP.HCM, từ đó đề xuất
một số giải pháp phát triển nghệ thuật cải lương trong giai đoạn mới như đổi mới
và nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ biểu diễn cải
lương, xây dựng một lực lượng công chúng yêu nghệ thuật truyền thống. Tuy
nhiên, theo chúng tôi, hạn chế của đề tài này là tác giả chưa đi sâu phân tích thị
hiếu của khán giả hiện nay theo tên gọi của đề tài, mẫu khảo sát quá ít (chỉ vài
khán giả là sinh viên, tài xế xe ôm và người lao động tự do) nên tính đại diện
khơng cao và chưa thể hiện được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả.
Nguyễn Cẩm Linh (2016), trong đề tài “Cải lương trên truyền hình
TP.HCM” - Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa TP.HCM đã
chỉ ra những vai trị đặc biệt của cải lương truyền hình trong việc bảo tồn và phát
huy bộ môn nghệ thuật này. Theo tác giả: “trong thời buổi hiện đại, khi sân khấu
cải lương trên sàn diễn ngày càng bị thu hẹp, những vở cải lương trên sân khấu
ngày càng thưa vắng khán giả thì truyền hình TP.HCM, mà tiêu biểu là các kênh
HTV7, HTV9 và Thuần Việt vẫn duy trì phát sóng những chương trình cải lương
hàng tuần là một điểm sáng, phần nào đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ
thuật của một bộ phận khán giả mộ điệu, góp phần làm cho cải lương có thêm kênh
tiếp cận với khán giả và ngược lại” [tr 99]. Theo chúng tôi, tác giả đã có những
phân tích, đánh giá về chất lượng cải lương trên truyền hình hiện nay khá sâu sắc
thơng qua q trình điền dã, quan sát trong những buổi ghi hình tại Đài truyền hình
TP.HCM, góp phần định hướng phát triển cải lương qua kênh truyền hình là một
giải pháp đáng lưu ý trong giai đoạn hiện nay.
Gần đây, kết quả nghiên cứu của Phan Quốc Kiệt báo cáo tại Hội thảo khoa
học: “Một thế kỷ hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương ở Việt Nam”
năm 2018, tác giả cho rằng: thời điểm rực rỡ nhất của cải lương TP.HCM là khi đất
nước còn nghèo, cuộc sống người dân cịn nhiều khó khăn, được đến rạp xem

những vở cải lương do những nghệ sĩ lừng danh bấy giờ thật sự là một điều quý giá.
Những yếu tố như điều kiện sân khấu hay cơ sở vật chất chỉ là yếu tố khách quan


11

bên ngoài. Theo tác giả, để phát triển cải lương, cần một sự chuẩn bị đầy đủ trọn
vẹn một định hướng mới dựa trên 3 nền tảng căn bản nhất, đó là: đội ngũ quản lý có
tâm huyết, nội dung - chất lượng nghệ thuật, quan hệ cộng đồng. Chúng tơi cũng
đồng tình với ý kiến của tác giả, tuy nhiên cần phải cụ thể hóa các giải pháp trên thì
mới có thể triển khai ứng dụng được.
Qua lịch sử nghiên cứu vấn đề đã nêu như trên, có thể thấy, cải lương đã
được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều góc độ khác nhau. Và mặc dù
cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về thực trạng, về giải pháp và những
hướng đi cho sân khấu cải lương, nhưng đến thời điểm hiện tại, sân khấu cải lương
tại TP.HCM vẫn đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng. Đề tài sẽ tiếp tục
đóng góp vào việc tìm hiểu, phân tích những thành tựu và khó khăn của nghệ thuật
sân khấu cải lương tại TP.HCM, khảo sát những nhu cầu và thị hiếu của khán giả
trẻ đối với bộ môn nghệ thuật truyền thống này; những giải pháp phát triển nghệ
thuật cải lương trong sự tương quan và so sánh với các quốc gia trong khu vực, đó
cũng là những điểm mới trong luận văn của tác giả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nghệ thuật cải lương tại TP.HCM:
hướng theo đối tượng ấy, luận văn sẽ giới thiệu những vấn đề thuộc về nguồn gốc ra
đời và các giai đoạn phát triển của nghệ thuật cải lương tại TP.HCM; thực trạng nghệ
thuật cải lương ở TP.HCM, những giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải
lương.
- Khách thể nghiên cứu: các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ cải lương, khán giả trẻ là
sinh viên tại TP.HCM.

 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: từ lúc nghệ thuật cải lương hình thành cho đến nay (năm
2019).
- Phạm vi không gian: nghiên cứu tập trung trên địa bàn TP.HCM.


12

5. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra 3 câu hỏi nghiên
cứu như sau:
1. Tình hình hoạt động của nghệ thuật cải lương tại TP.HCM hiện nay đang
diễn ra như thế nào?
2. Trong bối cảnh hội nhập, khán giả trẻ đặc biệt là sinh viên tại TP.HCM
cảm nhận và đánh giá như thế nào về nghệ thuật cải lương?
3. Những giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương tại TP.HCM
hiện nay là gì?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Tình hình hoạt động của nghệ thuật cải lương tại TP.HCM đang đứng trước
một số khó khăn như: thiếu cơ sở vật chất quy mô lớn, hiện đại; sự thăng hoa của
một số nghệ sĩ trẻ không đủ sức lôi cuốn khán giả đến với cải lương; nhiều bất cập
trong công tác tuyển sinh và đào tạo lực lượng làm nghề; cơ chế quản lý các đoàn
cải lương và chế độ tiền lương cho nghệ sĩ còn nhiều hạn chế; nội dung các vở diễn
và các kịch bản hiện nay đã cũ gây nhàm chán cho khán giả.
- Đa phần khán giả trẻ, đặc biệt là sinh viên tại TP.HCM cho rằng nghệ tḥt
cải lương khơng cịn phù hợp với giới trẻ trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, cũng
có một bộ phận sinh viên rất quan tâm và yêu thích bộ môn nghệ thuật này.
- Đào tạo đội ngũ người làm cải lương chuyên nghiệp, đổi mới nội dung và
hình thức các vở diễn, thông qua du lịch để quảng bá nghệ thuật truyền thống, đặc
biệt đẩy mạnh dự án sân khấu học đường và nâng cao ý thức giữ gìn nghệ thuật

truyền thống cho giới trẻ là những giải pháp căn cơ để phát triển nghệ thuật cải
lương tại TP.HCM. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, rất cần sự hiểu
biết và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia trong khu vực, việc tìm hiểu về kinh
nghiệm bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở một
số quốc gia Đơng Nam Á sẽ giúp Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có
thêm kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương, thực hiện


13

mục tiêu đã đề ra về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc”.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nội dung luận văn, chúng tôi sử dụng những phương pháp
sau:
- Những phương pháp nghiên cứu định tính:
* Thu thập, phân tích các văn bản và tài liệu: Đây là một trong những
phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Để thực hiện
luận văn này, chúng tôi đã tham khảo các nguồn tài liệu đáng tin cậy của nhiều tác
giả có uy tín trong giới nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, kết hợp với so sánh, thống
kê, phân tích để làm rõ lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương, tiến
trình phát triển nghệ thuật cải lương tại TP.HCM.
* Quan sát - tham dự: Là hướng nghiên cứu, khảo sát đặc thù trong lĩnh vực
dân tộc học - nhân học và văn hóa, buộc người nghiên cứu phải có q trình sống và
làm việc tại địa bàn nghiên cứu trong một thời gian dài, tham gia càng nhiều vào
các hoạt động tại địa bàn thì càng tốt cho việc thu thập thông tin. Khi thực hiện cách
tiếp cận này, tác giả có nhiều lợi thế dựa trên cơng việc dẫn chương trình và gắn bó
với một số chương trình về cải lương tại TP.HCM trong một thời gian dài, do đó
chúng tơi đã có q trình điền dã tới một số nhà hát cải lương, các sân khấu, tụ điểm
có biểu diễn nghệ thuật cải lương để tìm hiểu tình hình khán giả, các vở diễn và

nguyên nhân cải lương không phát triển trong thời gian qua.
* Phỏng vấn sâu: Là kỹ thuật khảo sát tìm hiểu sâu một chủ đề cụ thể nhằm
thu thập đến mức tối đa thông tin cho vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là một phương
pháp quan trọng giúp mang lại nhiều thơng tin cho ḷn văn, theo đó, chúng tôi đã
tổ chức 30 cuộc phỏng vấn sâu diễn ra từ ngày 20/5/2019 đến ngày 2/8/2019. Đối
tượng phỏng vấn của chúng tơi gồm các cán bộ quản lý văn hóa, chuyên gia - nhà
nghiên cứu và đội ngũ làm nghề cải lương (nghệ sĩ, đạo diễn, tác giả, nhạc công) để
tìm hiểu về thực trạng của nghệ thuật cải lương ở TP.HCM những năm gần đây,


14

trong phần phụ lục 2 chúng tơi có giới thiệu 21/30 biên bản phỏng vấn sâu có chất
lượng phục vụ cho nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Để tìm hiểu về mức độ quan tâm
của gới trẻ, đặc biệt là sinh viên đối với nghệ thuật cải lương cũng như những
nguyên nhân sinh viên thích và khơng thích xem cải lương, chúng tơi đã lập bảng
hỏi và khảo sát 1.000 sinh viên tại TP.HCM với nhiều chuyên ngành đào tạo: văn
hóa - nghệ thuật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế tương ứng
với các trường: Đại học Văn hóa TP.HCM, Đại học Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - ĐHQG TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM, Đại
học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Kinh tế TP.HCM (mỗi trường 200 sinh
viên). Sở dĩ chúng tôi chọn mẫu khảo sát đa dạng về chun ngành đào tạo như vậy
là để có cái nhìn bao quát về thị hiếu của sinh viên đối với nghệ thuật cải lương.
Đây cũng là những thế hệ tuổi trẻ được xã hội kỳ vọng là những người gìn giữ,
thưởng thức và bảo tồn nghệ thuật sân khấu dân tộc. Các cuộc khảo sát diễn ra từ
tháng 1/2019 đến tháng 4/2019. Sau khi thống kê, chúng tơi phân tích dưới dạng
biểu đồ để tiện quan sát, nhận diện các nguyên nhân giới trẻ chưa quan tâm và yêu
thích bộ môn nghệ thuật cải lương.
8. Ý nghĩa của luận văn

+ Ý nghĩa khoa học:
- Luận văn sử dụng lý thuyết sự lựa chọn duy lý và thuyết ngôi nhà trong
văn hóa đại chúng để phân tích khách quan thực trạng và những nguyên nhân nghệ
thuật cải lương tại TP.HCM không phát triển, những giải pháp bảo tồn và phát triển
nghệ thuật cải lương tại TP.HCM.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan: Sở Văn hóa và
Thể thao TP.HCM, Hội Sân khấu TP.HCM, các trung tâm văn hóa, nhà hát và sân
khấu cải lương tại TP.HCM, giúp các cơ quan này có thêm cơ sở khoa học và định
hướng chiến lược nhằm bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương.


15

Ngồi ra, kết quả phân tích nội dung các bảng hỏi sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo cho những ai có quan tâm về vấn đề thị hiếu của khán giả trẻ đối với sân khấu
truyền thống, đặc biệt là cải lương.
9. Bớ cục của luận văn
Ngồi mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có ba phần chính:
mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung bao gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và quá trình hình thành, phát triển nghệ thuật
cải lương tại TP.HCM
Trong chương 1, chúng tơi trình bày một số khái niệm, thuật ngữ và lý thuyết
làm cơ sở lý luận cho đề tài, đồng thời khái quát quá trình hình thành và các giai
đoạn phát triển của nghệ thuật cải lương tại TP.HCM.
Chương 2: Thực trạng nghệ thuật cải lương tại TP.HCM
Ở chương này, chúng tơi trình bày về một số vấn đề liên quan đến thực trạng
và những khó khăn của nghệ thuật cải lương tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay
như: chủ trương, chính sách của Nhà nước; các cơ chế quản lý; vấn đề tuyển sinh,

đào tạo; tình hình khán giả, lực lượng làm nghề… Qua đó phân tích những ngun
nhân và đề xuất một số giải pháp phát triển nghệ thuật cải lương ở chương 3.
Chương 3: Một số giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương
tại TP.HCM.
Trong chương này, đầu tiên chúng tơi giới thiệu một số giải pháp, chính sách
bảo tồn và phát triển các loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc ở một số quốc gia
trong khu vực Đơng Nam Á, sau đó đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển
nghệ thuật cải lương tại TP.HCM.


16

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài
1.1.1 Cải lương - Nghệ thuật cải lương
Ngày nay, khi nhắc đến cải lương thì hầu hết nhiều người nghĩ ngay đến bài
vọng cổ trước tiên. Điều này cũng khơng mấy khó hiểu, bởi vì giai điệu của bài
vọng cổ mang vóc dáng của loại hình nghệ tḥt cải lương rõ rệt nhất. Nhưng ít ai
biết đến xuất xứ, hình thành và diễn tiến của loại hình sân khấu truyền thống này.
“Nếu giải thích theo nghĩa thơng thường của từ điển bằng cách cắt nghĩa
riêng từng chữ Hán Việt thì “cải” có nghĩa là “sửa đổi” và “lương” có nghĩa là “tốt
lành” rồi ghép lại thì hai chữ “cải lương” có nghĩa là “sửa đổi cho tốt hơn”. Định
nghĩa này quả đúng như hoài bão của Lương Khắc Ninh khi ông muốn “cải lương”
lại bộ môn Hát bội vào những năm 1916, 1917 vì lối diễn xuất cùng hát xướng của
các đào kép hát bội ngày càng sút kém, nên ông kêu gọi chấn chỉnh lại lối hát cùng
diễn xuất cho hay như xưa.” [8, tr. 60].
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Dũng: “Cải lương là một loại hình ca kịch truyền

thống của Việt nam nói chung và Nam Bộ nói riêng, nó sinh sau so với hát bội và
chèo, kế thừa tinh hoa một phần của hát bội về hóa trang và vũ đạo, tính chất dân
gian và hài của chèo, tiếp xúc và tiếp biến một phần văn hóa nghệ thuật âm nhạc và
cấu trúc kịch bản của kịch nghệ phương Tây, cùng một số dòng nhạc dân tộc
khác…” [27, tr. 180]
Cách đây khoảng ba thế kỉ, Nam Bộ là một vùng đất hoang sơ chưa có đơng
người sinh sống. Dần dần các lưu dân Việt trong quá trình Nam tiến đã tới đây khai
hoang lập nghiệp trên vùng đất trù phú này. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp
cũng theo chân họ tới đây, tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh mới đã tạo nên những
giá trị tinh thần vơ cùng phong phú, từ đó làm bệ phóng cho sự ra đời ca nhạc tài tử
và sân khấu cải lương.


17

“Cải lương là một đại từ hay một danh từ chung theo phương diện xã hội,
còn sân khấu cải lương hay nghệ thuật cải lương là một cụm danh từ trong địa hạt
cải lương. Cải lương xưa kia chỉ có một hình thức là sân khấu ca kịch, ngày nay
theo sự phát triển của khoa học cơng nghệ nó được phân chia thành nhiều hình thức:
cải lương audio (băng - đĩa tiếng), cải lương video (băng - đĩa hình), cải lương
truyền hình (đài truyền hình), cải lương truyền thanh (đài phát thanh)… Riêng cụm
từ sân khấu cải lương để chỉ cải lương sàn diễn, tức là ca kịch trên sân khấu. Nghĩa
của cải lương là đổi mới, cải cách làm đẹp và sân khấu cải lương cũng có nghĩa là
sự cách tân về sân khấu. Đó là hàm ý rộng, một sự cách tân trên cơ sở dựa vào yếu
tố truyền thống và phát triển theo quy luật hiện đại” [4, tr. 11,12]. Ngay từ buổi bình
minh của nó, các nghệ sĩ tiền phong đã ý thức xây dựng hai câu liễn như một khẩu
hiệu cho sự cách tân này:
“Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”.
Đây là một dấu ấn về thời gian, một sự định hình của sân khấu cải lương thời

ấy mà gánh cải lương Tân Thinh đã treo trước rạp từ năm 1920. Cái gốc của cải
lương là sân khấu - sàn diễn và linh hồn của nó là âm nhạc, bởi loại hình ca kịch thì
vai trị âm nhạc là chủ đạo. Mà cái gốc của âm nhạc cải lương xuất phát từ dòng âm
nhạc tài tử Nam Bộ, sau đó nó được biến tấu và bổ sung những giai điệu mới để
phát triển phù hợp với sân khấu cải lương. Bên cạnh đó nó cịn dung nạp những loại
hình nghệ thuật khác mà các tác giả đã chắt lọc tinh hoa từng loại riêng. “Nói một
cách khác sân khấu cải lương là một loại hình nghệ thuật cộng sinh, là cầu nối giữa
truyền thống với nghệ thuật hiện đại. Bản chất thẩm mỹ nghệ thuật cải lương đem
đến cái đẹp hài hịa, xúc cảm trữ tình, thẩm mỹ nghệ thuật ấy lúc mới ra đời là cái
đẹp truyền thống dân gian, cổ truyền, mang những giá trị văn học và âm nhạc dân
tộc” [5, tr. 486]. Ngôn ngữ của cải lương rất phong phú, không chỉ ở lời ca, câu
thoại mà còn được thể hiện bằng màu sắc của cảnh trí, ánh sáng, âm thanh trong âm
nhạc, động tác trong biểu diễn…


18

1.1.2 Đờn ca tài tử và Ca ra bộ
- Đờn ca tài tử Nam Bộ:
Thuật ngữ “Đờn ca tài tử Nam Bộ” khơng phải ai cũng gọi giống nhau. Có
người, có nơi gọi là “Ca nhạc tài tử Nam Bộ” hoặc “Đờn ca tài tử Nam Bộ”. Và để
cho thuật ngữ mà gần gũi với bản chất Nam Bộ ta nên gọi là “Đờn ca tài tử Nam
Bộ”. Dân ca Nam Bộ là yếu tố quan trọng tạo thành nhạc tài tử Nam Bộ.
“Trong quá trình Nam tiến của dân tộc ta, ngay đến thế kỷ thứ 17 thì vùng
Đồng Nai và Sài Gòn trở vào vẫn còn là rừng rậm đến mấy nghìn dặm, đất đai
nhiều kênh rạch, đường thủy như mắc cửi không thể đi bằng đường bộ được. Cho
đến khi triều đình nhà Nguyễn đề ra chính sách đinh điền, khai hoang mở cõi thì
nhiều người ở các gia tầng, hoàn cảnh, địa vị khác nhau từ miền Bắc, miền Trung,
nhất là từ Thuận - Quảng kéo vào vùng đất màu mỡ này (theo Lê Quý Đôn và Phan
Huy Chú). Từ đó vùng đất Nam Bộ với sự cộng cư và giao lưu với nhau về những

kinh nghiệm trong lao động sản xuất, vài nét văn hóa riêng của nhiều tộc người
cùng gian lao khổ cực bên nhau đã hình thành nên những phong tục, tập quán,
những làn điệu hị, vè, lý, hát ru… và hình thành làn điệu dân ca Nam Bộ” [8,Tr
32]. Dòng âm nhạc của nhạc tài tử Nam Bộ là do nhiều người, nhiều thế hệ tạo nên
chứ không của riêng cá nhân nào. Buổi đầu phong trào đờn ca tài tử trội nhất là ở
Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc và sau này mới lan rộng ra thành trung tâm quan trọng
như Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Thơ, Bạc Liêu… Âm nhạc đờn ca tài tử là một trong
những cơ sở hình thành nghệ thuật cải lương sau này.
- Ca ra bộ:
Sau khi hoạt động đờn ca tài tử bắt đầu phát triển khắp vùng đất Nam Bộ thì
lúc bấy giờ lối hát ca ra bộ bắt đầu xuất hiện. Từ hình thức ca nhạc thính phịng, tiến
tới diễn xướng, vừa hát vừa biểu diễn bằng động tác để minh hoạ gọi là ca ra bộ. Ca
ra bộ là cầu nối giữa đàn hát thính phịng và sân khấu kịch hát cải lương sau này.
“Về hình thức của các gánh ca ra bộ thì các nghệ sĩ vẫn ăn mặc bình thường giống
như lúc ca nhạc tài tử, nhưng phong trên sân khấu đã được trang trí thêm những
tranh thủy mặc bán ngồi chợ chứ khơng cịn để trống như trước nữa” [8, tr. 113].


19

Tóm lại, ca ra bộ giống với đờn ca tài tử ở phần âm nhạc và bài bản nhưng khác ở
chỗ có thêm phần minh họa khi hát.
1.1.3 Vọng cở
Trong kho tàng cổ nhạc của đờn ca tài tử và cải lương Nam Bộ mà người xưa
còn để lại cho con cháu ngày nay làm tài sản tinh thần thì bản vọng cổ có thể nói là
một trường hợp hi hữu. Bởi vì so với các bài bản khác trong Bảy Bày, Sáu Bắc, Ba
Nam, Tứ Oán… thì bản vọng cổ gần như là bản duy nhất mà người sau vẫn còn biết
rõ danh tánh của người đã sản sinh ra bản gốc của làn điệu này. Mà điệu nhạc ấy
không phải là một bài bản thông thường, NSND Bạch Tuyết 2 gọi đó là “Nữ hồng
của nghệ thuật sân khấu cải lương” [11, tr. 15]. Người đang được nhắc đến đó

chính là nhạc sĩ Cao Văn Lầu (hay cịn gọi là Sáu Lầu 3), tác giả của bản “Dạ cổ
hoài lang” (nghe trống khuya nhớ chồng), sáng tác năm 1919 dựa trên câu chuyện
đời có thật của vợ chồng Ông - bản vọng cổ đầu tiên của nước ta mà cho đến nay nó
vẫn ln là bài bản chủ lực nhất của nghệ thuật cải lương.
Từ khi ra đời, bản Dạ cổ hoài lang đã được sự yêu mến và đón nhận nồng
nhiệt của người dân Bạc Liêu lúc bấy giờ. “Lần đầu tiên nó được kéo thành nhịp tư
để phù hợp với nhịp độ diễn xướng sân khấu là do sáng kiến của ông Bảy Kiên,
được ông Sáu Lầu đồng tḥn, trình diễn trên sân khấu của đồn cải lương Tập Ích
Ban do ơng Huỳnh Thủ Trung làm chủ Bầu. Một bước tiến cực kì quan trọng của
bản Vọng cổ - Dạ cổ hoài lang là cải biến từ nhịp 16 với 20 câu lên nhịp 32 rút lại
Bà tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết, sinh năm 1945 tại tỉnh An Giang. Mồ côi mẹ năm 9 tuổi và bắt đầu
đi hát tân nhạc ở một số nhà hàng. Từ năm 1962 đến 1968 bà đi theo nhiều đồn cải lương và hoạt động nghệ
tḥt sơi nổi.
2

Năm 1985 (40 tuổi), Bạch Tuyết bước vào giảng đường đại học và có được bằng cử nhân Ngữ văn.
Năm 1988, được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT, cũng năm này bà tốt nghiệp khoa đạo diễn ở Viện
hàn lâm Sân khấu và Điện ảnh tại Sofia - Bulgaria. Năm 1995, Bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và trở
thành tiến sĩ nghệ thuật cải lương đầu tiên của Việt Nam. Năm 2012, Bà được Nhà nước phong tặng danh
hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở lần xét duyệt thứ 7 (năm 2011).
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976), Ông sinh ra tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Hiện phần mộ của
Ông nằm trong địa bàn thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, bên cạnh phần mộ người vợ u q của Ơng là bà
Trần Thị Tấn, chính người phụ nữ này đã có mối tình dun trắc trở cùng Ông, khiến Ông đã cảm tác ra bản
Dạ cổ hoài lang.
3


20

còn 6 câu” [11, tr. 16]. Sự kiện ấy xảy ra vào ngày 12-08-1941 trong ngày giỗ Tổ tại

Bạc Liêu. Được phép của thầy Nhạc Khị và với sự đồng thuận của huynh trưởng
Sáu Lầu, ông Trần Tấn Hưng đã độc tấu bằng Ghita phím lõm trở thành bản vọng
cổ nhịp 32. “Trong khi phần âm nhạc được kéo dài thêm nhịp thì tên bản cũng được
thay đổi cho phù hợp. Khi Dạ cổ hoài lang được mở rộng đến nhịp 16 thì tên của nó
được đổi thành “Vọng cổ hồi lang”, về sau chỉ cịn 2 chữ vọng cổ” [10, tr. 223].
Đó chính là gốc tích của những bản vọng cổ ngày nay.
1.1.4 Khán giả và khán giả cải lương
“Khán giả được hiểu là những người xem một chương trình nghệ tḥt biểu
diễn (trình diễn) nào đó. Cơng chúng là những cư dân không phân biệt chủng tộc
cùng chung sống và hoạt động trong một cộng đồng xã hội; cịn khán giả chỉ là một
nhóm người giới hạn trong một cộng đồng người; vì trong cơng chúng có nhiều
thành phần khán giả của từng loại hình nghệ thuật khác nhau. Ví dụ: khán giả của
nghệ thuật biểu diễn như sân khấu kịch, ca nhạc, xiếc - ảo thuật, tạp kỹ; khán giả
truyền hình, điện ảnh, thể thao…” [20, tr.119].
Riêng khán giả cải lương là lớp khán giả phức hợp, nghĩa là khán giả từ
nhiều đối tượng xã hội, độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ, vị trí xã hội…
Nhưng về tâm lý và thị hiếu của khán giả, cải lương có phần đa dạng hơn so với
khán giả của nhiều loại hình nghệ thuật khác như hát bội, ca nhạc, kịch nói, điện
ảnh… Vì trong bộ phận khán giả cải lương có những tiểu bộ phận khán giả xem cải
lương với tâm lý và thị hiếu khác nhau, cũng như một số người xem cải lương vì
mến mộ nghệ sĩ, có người thích nghe ca mà khơng quan tâm đến diễn, có người
thích xem cảnh trí sân khấu đẹp và nghe nhạc hay, còn yếu tố khác họ khơng quan
tâm… Do vậy, khi đánh giá về sở thích và quan điểm của khán giả cải lương phải
căn cứ và tâm lý và thị hiếu làm cơ sở chính.
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu
1.2.1 Lý thuyết sự lựa chọn duy lý
Nguồn gốc của lý thuyết hành vi lựa chọn duy lý xuất phát từ triết học, kinh
tế học và nhân học thế kỷ XVIII - XIX. Theo đó, các nhà triết học cho rằng: “bản



21

chất con người là vị kỷ, ln tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh sự khổ
đau, trong khi đó, các nhà kinh tế học cổ điển thì nhấn mạnh đến vai trị, động lực
cơ bản của động cơ kinh tế, động cơ lợi nhuận khi con người ra quyết định lựa chọn
hành động” [49, tr. 274].
“Fredrik Barth từng đề cập đến chiến lược lựa chọn hành động của con người
để đạt lợi ích tối đa cho mình trong quan hệ xã hội và xem trọng mục đích đạt được
trong hành động của chủ thể” [34, tr. 128]. Theo đó, thuyết lựa chọn duy lý dựa vào
tiền đề cho rằng mỗi hành động của con người trong xã hội ln có chủ đích nhất
định, có q trình suy nghĩ để lựa chọn và vận dụng các nguồn lực một cách duy lý
nhằm tạo ra kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thị hiếu và sở thích âm nhạc của
giới trẻ cũng vậy, trong bối cảnh hội nhập, đứng trước q nhiều loại hình giải trí thì
giới trẻ phải đưa ra sự lựa chọn sao cho phù hợp với các bạn, kết quả khảo sát ngẫu
nhiên của chúng tơi về sở thích âm nhạc của một số sinh viên tại TP.HCM thể hiện
qua bảng 1.1:
Bảng 1.1: Sở thích âm nhạc của sinh viên một số trường Đại học tại TP.HCM
Loại nhạc được ưu thích

STT

Kết quả (%)

1

Nhạc trẻ hiện nay

63.5

2


Nhạc trữ tình, dân ca, bolero

42.8

3

Nhạc nước ngồi

40.1

4

Nhạc tiền chiến, cách mạng

23.5

5

Âm nhạc truyền thống (tuồng, chèo, cải

12.5

lương)
6

Thể loại khác

3.0


7

Khơng ưa thích thể loại nhạc nào

1.5

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Có thể nói, thể loại nhạc trẻ đang được nhiều sinh viên ưa chuộng, chiếm
63,5%; nhạc trữ tình, dân ca, bolero chiếm 42,8%; nhạc nước ngồi chiếm 40,1%;
nhạc tiền chiến cách mạng chiếm 23,5% và thấp nhất là âm nhạc dân tộc (gồm


×