Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn nghi lễ nông nghiệp lúa nước của người mô nâm huyện kon plông tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 115 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích ............................................................................................................... 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 13
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu....................................................... 14
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 15
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 18
8. Bố cục các chương ............................................................................................... 18
Chương 1 ........................................................................................................................ 20
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN .......................................................................... 20
VỀ ĐỊA BÀN, CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 20
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 20
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 20
1.2.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................................... 27
1.2. Tổng quan về địa bàn và tộc người nghiên cứu ................................................. 33
1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu................................................................... 33
1.2.2. Tộc người Mơ Nâm ở Kon Tum ...................................................................... 37
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................ 43
Chương 2 ........................................................................................................................ 44
HỆ THỐNG NGHI LỄ NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC TRUYỀN THỐNG ........... 44
CỦA NGƯỜI MƠ NÂM ............................................................................................... 44
2.1. Nguồn gốc ra đời của nghi lễ nông nghiệp lúa nước truyền thống của người Mơ
Nâm ....................................................................................................................... 44
2.1.1. Về nền nông nghiệp lúa nước ......................................................................... 44


2.1.2. Về nghi lễ nông nghiệp ................................................................................... 48
2.2. Nghi lễ nông nghiệp lúa nước truyền thống của người Mơ Nâm ........................ 50
2.2.1. Lễ làm chuồng trâu ......................................................................................... 50


2.2.2. Lễ gieo mạ ...................................................................................................... 62
2.2.3. Lễ ăn lúa mới (Ka mơ nieo) ............................................................................ 63
2.2.4. Lễ mở cửa kho lúa .......................................................................................... 67
2.3. Những giá trị văn hóa trong nghi lễ nơng nghiệp của người Mơ Nâm................ 69
2.3.1. Thể hiện tính nhân văn ................................................................................... 69
2.3.2. Nghi lễ nông nghiệp là nơi bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật
.................................................................................................................................. 72
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 77
Chương 3 ........................................................................................................................ 78
BIẾN ĐỔI TRONG NGHI LỄ NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC CỦA NGƯỜI MƠ
NÂM HIỆN NAY .......................................................................................................... 78
3.1. Những chiều kích biến đổi trong nghi lễ nông nghiệp của người Mơ Nâm từ
nhận thức đến thực hành ........................................................................................ 78
3.1.1. Những chuyển biến trong nhận thức của người dân ............................................. 78
3.1.2. Biến đổi về quan niệm niềm tin .......................................................................... 79
3.1.3. Biến đổi trong việc thực hành các nghi lễ ......................................................... 82
3.1.4. Những xu hướng biến đổi hiện nay ............................................................... 85
3.2. Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi .......................................................... 87
3.3. Một số giải pháp bảo tồn văn hóa truyền thống của người Mơ Nâm ................. 94
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 100
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 105
PHỤ LỤC...................................................................................................................... 113


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Kon Tum, có 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có bảy dân tộc tiêu

biểu gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ - Triêng, B’râu, Rơ Măm, H’rê, chiếm
54% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum
vốn có nền văn hóa dân gian đa dạng với nhiều giá trị độc đáo. Trong đó, người
Xơ Đăng là tộc người chiếm số dân đơng nhất trong các tộc người tại chỗ. Người
Xơ Đăng hay còn gọi là Hđang, KMrâng, Con Lan, Brila được chia làm các
nhóm Xơ Teng, Tơ Đrá, Mơ Nâm, Ca Dong, Ha Lăng, Ta Trĩ, Châu, phân bố ở
miền núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum. Là cư dân sinh tụ
lâu đời ở Trường Sơn – Tây Ngun, người Xơ Đăng có một truyền thống văn
hóa vơ cùng đặc sắc, hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú. Cư dân bản địa trên địa
bàn tỉnh Kon Tum là quần thể cư dân nơng nghiệp, vì vậy sinh hoạt văn hóa tinh
thần chủ yếu cũng diễn ra theo chu kỳ nơng nghiệp, đề cao vai trị của “mẹ lúa”.
Trong đó có người Mơ Nâm – một nhánh của dân tộc Xơ Đăng sinh sống
chủ yếu trên địa bàn huyện Kon Plông vẫn đang lưu giữ được đời sống văn hóa
độc đáo, đặc sắc. Song, nếu như các tộc người cư trú trên địa bàn tỉnh Kon Tum
có nền nơng nghiệp trồng lúa rẫy đóng vai trị chủ đạo, thì người Mơ Nâm có
một nền nơng nghiệp lúa nước truyền thống, tồn tại và vẫn duy trì đến ngày nay
với các nghi lễ nông nghiệp đặc trưng như: lễ làm chuồng trâu, lễ ăn lúa mới,…
là một trong những thành tố của văn hoá tộc người Mơ Nâm được hình thành từ
lâu đời, biểu hiện sắc thái văn hố của dân tộc.
Ngày nay, các nghi lễ nông nghiệp truyền thống của người Mơ Nâm cũng
như nhiều thành tố văn hóa của các dân tộc tại chỗ khác đang dần có nhiều thay


2

đổi cùng với sự phát triển của xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về mặt
nghiên cứu, hoạch định chính sách. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách chuyên
sâu và toàn diện về tộc người thiểu số ở những vùng xa, vùng sâu, vùng biên giới,
các nhóm địa phương nói chung và người Mơ Nâm nói riêng vốn rất đa dạng còn
những khoảng trống nhất định. Đặc biệt sự biến chuyển của đời sống kinh tế, xã

hội, văn hóa truyền thống của các tộc người trong sự giao thoa, tiếp biến và thích
ứng với xã hội hiện đại, rất cần những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có tính hệ
thống và kịp thời hơn, nhằm tiếp tục tăng cường sự hiểu biết về các tộc người và
những vấn đề dân tộc đương đại cũng như đề xuất các kiến nghị khoa học nhằm
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của
các tộc người phù hợp với thực tiễn của địa phương và nhu cầu của người dân.
Luận văn chọn đề tài nghiên cứu về Nghi lễ nông nghiệp lúa nước của
người Mơ Nâm, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là cơ sở nền tảng để nhận
diện một cách tồn diện, có hệ thống, khách quan và đầy đủ hơn về những nét
văn hóa vơ cùng đặc sắc, cá biệt của người Mơ Nâm, từ đó nhận định những biến
đổi của các nghi lễ, phong tục hiện nay, cung cấp cơ sở khoa học cho công tác
quản lý văn hóa xây dựng, hoạch định các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của tộc người.
Như vậy, nghiên cứu Nghi lễ nông nghiệp lúa nước của người Mơ Nâm,
huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có
giá trị thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phác họa bức tranh lễ nghi nông
nghiệp truyền thống của người Mơ Nâm hiện nay, qua đó luận giải những biến


3

đổi trong lễ nghi nông nghiệp với sự dưới sự tác động của các lĩnh vực của đời
sống.
Từ mục tiêu chung nêu trên, luận văn có những mục tiêu cụ thể như sau:
- Nhận diện, bức tranh chung về đời sống lễ nghi nông nghiệp lúa nước
truyền thống của người Mơ Nâm, với những đặc trưng văn hoá tộc người.
- Phân tích các giá trị của lễ nghi nơng nghiệp trong đời sống người Mơ
Nâm dưới nhiều chiều kích nhận thức và thực hành nghi lễ.

- Xác định xu hướng và lý giải sự biến đổi của lễ nghi nông nghiệp của
người Mơ Nâm trong giai đoạn hiện nay, cũng như những nguyên nhân của sự
biến đổi. Từ đó, có một số kiến nghị trong công tác nghiên cứu, bảo tồn giá trị
trong nghi lễ nông nghiệp của người Mơ Nâm tại Kon Tum trong quá trình
CNH, HĐH và hội nhập hiện nay.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi được tiếp cận với các nguồn tư liệu vơ
cùng q báu. Đó là hệ thống các tài liệu về Tây Nguyên, về các dân tộc thiểu số
tỉnh Kon Tum và đặc biệt về người Mơ Nâm – Xơ Đăng. Chúng tôi xin điểm qua
các tư liệu như sau:
3.1. Các cơng trình nghiên cứu về tộc người Mơ Nâm – Xơ Đăng
* Các cơng trình của các học giả nước ngoài
Nghiên cứu về người Xơ Đăng ở khu vực Kon Tum nói riêng, khu vực Tây
Nguyên nói chung bắt đầu được thực hiên từ những thập niên đầu của thế kỷ 20.
Một trong những tài liệu nghiên cứu đầu tiên của các học giả nước ngoài đề cập đến
tộc người Xơ Đăng là cơng trình Rú mọi (Les Jungles Moi) của Henri Maitre công
bố năm 1912 [40] và sau này được Lưu Đình Tuân dịch sang tiếng Việt với tựa đề
Rừng người Thượng vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam. Cùng với


4

cơng trình Khu vực người mọi ở Nam Đơng Dương - cao nguyên Đăc Lăc (1909)
cũng của Henri Maitre thì Rú mọi là một cơng trình nghiên cứu cơng phu với nhiều
tư liệu quý viết về điều kiện tự nhiên và xã hội của Tây Nguyên lúc bấy giờ. Cả hai
ấn phẩm này H. Maitre đã tiến hành ghi chép dân tộc học về các cư dân tại chỗ bắc
Tây Nguyên, trong đó có người Xơ Đăng. Điều thú vị là Maitre cũng như nhiều học
giả thời kỳ này rất quan tâm đến vai trị của “ơng vua” Xơ Đăng tự phong là Marie de
Mayréna, vì vậy ơng đã giới thiệu “Hiến pháp của vương quốc Sedang (Xê Đăng)”
được lập tại làng Kon Gung vào ngày 3/6/1888 với 11 điều giữa ông Marie de

Mayréna và các thủ lĩnh của những tộc người trong vùng thời bấy giờ. Tại điều hai
của “Hiến pháp” này có ghi: “Do lãnh thổ của người Sedang là lớn nhất trong Hợp
bang này, nên Hợp bang lấy tên là vương quốc Sedang” [40: 300]. Tác giả đã chia
người Xê Đăng thành nhiều nhóm khác nhau như: Reungao, Hamong, Dedrah,
Keumrang, Ka – Giong, Halang, Halang – Duan,... Tuy khơng có những ghi chép
riêng và dầy dặn về hệ thống tín ngưỡng của các cư dân tại chỗ nói chung và người
Xê Đăng nói riêng, nhưng những tư liệu mà H. Maitre để lại, đặc biệt là bản đồ và
các tư liệu ảnh rất quý, được ví như các "đường dẫn" gợi mở cho những vấn đề
nghiên cứu tiếp sau về Tây Nguyên.
Trong số những học giả gắn bó và yêu quý văn hóa Tây Nguyên với tất cả sự
trân trọng và đầy ưu tư phải kể đến là Jacques Dournes (bút danh Dam Bo). Tác giả
đã để lại những tác phẩm được xem là "kinh điển" về Tây Nguyên, như: Pơ tao,
một lý thuyết quyền lực ở người Giarai Đông Dương [18]; Rừng đàn bà và điên
loạn - hành trình qua miền mơ tưởng Gia rai [16]; Miền đất huyền ảo - các dân tộc
miền núi Nam Đông Dương [13];…
Cuốn Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương của Dambo in lần đầu tiên
trong Tạp chí France – Asie số 49 và 50 năm 1950, đến năm 2003 được Nguyên


5

Ngọc dịch ra tiếng Việt với tựa đề Miền đất huyền ảo là cơng trình khoa học vừa
nghiêm túc vừa say mê như một bút ký dân tộc học, một kiểu tác phẩm văn học độc
đáo về Tây Nguyên. Với tính chất khái quát về con người và xã hội Tây Nguyên,
tác giả đã phác thảo diện mạo đặc trưng của các cộng đồng cư dân ở đây như:
"Người Stiêng đi săn", "Kết ước liên minh của người Rơ ngao", "Người Xơ - đăng
ra trận"... qua đó tín ngưỡng của người Xê Đăng trong bức tranh tín ngưỡng chung
của các cư dân tại chỗ Tây Nguyên đã bước đầu được đề cập. Điều đáng q nhất ở
cơng trình này khơng chỉ là các tư liệu phong phú, những nhận định sâu sắc về
nguyên lý, bản chất của tín ngưỡng mà còn là những ưu tư về xu thế biến đổi của

đời sống tinh thần của các cư dân nơi đây.
Năm 1964, Gerald C. Hickey cơng bố tài liệu Các nhóm thiểu số thuộc miền
núi miền Nam Việt Nam (The major ethinic group of the South Vietnammese
Hingland) [26]. Đây là một báo cáo kết quả nghiên cứu, mặc dù được khuyến nghị
là không dùng vào việc hoạch định hay đánh giá các vấn đề liên quan, nhưng những
tư liệu trong báo cáo này đã cho phép người đọc có cái nhìn tổng quan nhất định về
Tây Nguyên nói chung và về cộng đồng Xơ Đăng nói riêng. Báo cáo gồm hai phần:
Phần một là những vấn đề chung của đồng bào vùng cao nguyên và cuộc sống của
họ với các nội dung khái quát về nguồn gốc, đặc điểm văn hóa, hoạt động kinh tế,
tổ chức chính trị xã hội, tơn giáo, giao tiếp với bên ngoài; Phần hai gồm lịch sử
vùng đất và đặc trưng của sáu cộng đồng mà tác giả giới thiệu là Ê-đê, Gia-rai, Bana, Mnông, Stiêng và Xê Đăng. Trên cơ sở giới thiệu các nét khái quát về nguồn
gốc văn hóa, các hoạt động kinh tế cơ bản, cấu trúc xã hội..., trong tài liệu này tác
giả đã nêu những nhận định khái quát về tính chất đa thần, niềm tin vạn vật hữu linh
của các cư dân Tây Nguyên cũng như giới thiệu những điểm khác biệt trong đời
sống tín ngưỡng của người Xê Đăng so với các dân tộc khác. Tài liệu cũng đã miêu


6

tả về đặc điểm cư trú, cấu trúc xã hội và đặc điểm tôn giáo của một số tộc người
trong đó có người Xê Đăng, như: "Sedang" là cái tên được đặt bởi người Pháp, còn
người Xơ - đăng tự nhận mình là Ha(rh) dea(ng) và bao gồm rất nhiều nhánh
(nhóm) như Danja, To-drah (sống trong rừng thưa), Kmrang (sống trong rừng già),
người Duong và Cor (hay Ta Cor). Tuy khơng trực tiếp đưa ra chính kiến của mình,
nhưng tác giả đã nêu lên những khác biệt và chưa thống nhất trong sự phân loại các
nhóm địa phương thời kỳ đó. Trong phần tơn giáo, tác giả đã giới thiệu những nét
tổng quan về tín ngưỡng vạn vật hữu linh với thế giới thần linh, hồn người, hồn ma
và lược thuật một số hành vi tín ngưỡng của tộc người Xê Đăng.
* Các cơng trình của các học giả trong nước
- Các cơng trình nghiên cứu cơng bố trước năm 1975

Năm 1960, ở miền Bắc có các bài viết: “Sơ lược giới thiệu dân tộc Xê Đăng”
của Ngọc Anh trên Tập san Dân tộc số 13.
Năm 1966, Bộ Quân lực Hoa Kỳ xuất bản cơng trình Những nhóm thiểu số ở
Cộng hòa miền Nam Việt Nam [6]. Đây được xem là tập nghiên cứu tổng hợp có
giá trị về các tộc người Tây Nguyên. Trong đó, phần thứ nhất tập trung đề cập đến
18 tộc người là: Ba-na, Bru, Cua, Halang, Ma, Hre, Koho, Katu, Jarai, Ê-đê, Hroi,
Jeh, Mnong, Mường, Raglai, Rơngao, Xê-đăng, Stieng. Cơng trình này xem nhóm
Halang là một tộc người độc lập so với cộng đồng người Xê Đăng, đồng thời chia
người Xê Đăng ra làm năm nhóm: Đangia, Tơđra, K’mrang, Dương và Cor. Đặc
biệt, cơng trình này đã miêu thuật khái quát về văn hóa của người Xê Đăng trên các
phương diện: lịch sử tộc người, định cư, đặc điểm nhân trắc học, chăm sóc sức
khỏe, tổ chức xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng tơn giáo,... Có thể nói, đây là
cơng trình có sự kế thừa các kết quả trước đó và chủ yếu đi vào khảo tả về những
tộc người, trong đó có dân tộc và vấn đề tín ngưỡng của người Xê Đăng.


7

Hai cuốn sách Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam của Nguyễn Trắc Dĩ
công bố năm 1970 [15] và Cao nguyên miền thượng của Toan Ánh - Cửu Long
Giang xuất bản năm 1974 [2] là những công trình chủ yếu mơ tả về địa bàn cư trú, lối
sống và các phong tục tập quán của các tộc người ở Tây Nguyên, trong đó có người
Xê Đăng.
Cùng thời điểm này, “Về sự phân bố dân cư, nguồn gốc, tên gọi và tổ chức xã
hội người Xê Đăng ở đơng bắc tỉnh Cơng Tum” của Vị Hồng (1974) trên Tạp chí
Dân tộc học số 1, các bào viết này đã chia người Xơ Đăng thành bảy nhóm địa
phương: Sêteng, Sêlăng, Kon Lan, Sê Trá, Mơ nâm, Ca dong, B’rina và giới thiệu
sơ lược về tên gọi, địa bàn cư trú và phong tục tập quán của người Xê Đăng.
Nhìn chung, cho đến năm 1975, những hiểu biết của chúng ta về văn hoá các
dân tộc thiểu số ở Tây Ngun cịn thiếu tính hệ thống. Các cơng trình nghiên cứu

về người Mơ Nâm nói riêng và người Xơ Đăng nói chung, đặc biệt là các cơng trình
về nghi lễ nông nghiệp truyền thống cũng chỉ mới dừng ở những phác thảo ban đầu.
- Các cơng trình cơng bố sau năm 1975
Sau 1975, một số cơng trình nghiên cứu đáng chú ý về người Xơ đăng đã được
công bố, như: “Tục lệ cũ và sự đổi mới trong tang lễ của người Xơ đăng” (Gia Lai Công Tum) của Vị Hoàng năm 1977 [30], nội dung đã đề cập sơ lược đến quan niệm
về linh hồn người và thế giới quan của người Xê đăng thể hiện qua hệ thống nghi
thức tang ma trong quá khứ và hiện tại của tộc người này.
Lịch sử nghiên cứu về người Xơ Đăng thực sự tiến một bước đáng kể qua cơng
trình Các dân tộc tỉnh Gia Lai – Công Tum do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên năm
1981, trong đó lần đầu tiên tộc người Xê Đăng được giới thiệu khá toàn diện trên cơ
sở thống nhất về phân loại các nhóm địa phương. Những vấn đề đề cập đến canh tác


8

nương rẫy, quan niệm về các vị thần, ma, vong hồn có liên quan đến tín ngưỡng nơng
nghiệp [74, tr.222].
Năm 1981, Ngơ Vĩnh Bình đã cơng bố tập Truyện cổ Xơ - đăng [5], nội dung
chủ yếu là trên cơ sở trình bày khái quát về tộc người Xơ - đăng, tập truyện đã giới
thiệu 43 câu truyện khác nhau, góp phần cho người đọc thấy được các quan niệm về
trời đất, vũ trụ, nguồn gốc tộc người liên quan đến những hoạt động kinh tế - xã hội
của tộc người Xơ - đăng.
Năm 1998, Đặng Nghiêm Vạn tiếp tục xuất bản cuốn Người Xơ - đăng ở Việt
Nam [75]. Đây là cơng trình dựa trên sự kế thừa các thành quả nghiên cứu trước đó
và bổ sung những tư liệu điền dã khá phong phú của tác giả. Tập sách rất sinh động
bởi những tư liệu ảnh về di sản văn hóa của người Xơ - đăng, nhiều vấn đề văn hóa
nói chung và tín ngưỡng nói riêng được soi rọi bởi quan niệm mới. Đặc biệt, tác giả
đã trình bày khá tập trung về hệ thống thần linh, các nghi thức nông nghiệp của
người Xơ - đăng với những tư liệu chủ yếu lấy từ nhóm Tơ đrá và Ca dong.
Hợp phần đào tạo trong Chương trình điều tra Sử thi Tây Nguyên đã tạo điều

kiện bổ sung thêm một lớp tri thức trẻ là người DTTS tại chỗ Tây Ngun thơng
qua khóa đào tạo thạc sĩ Văn hóa học do Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian liên kết
với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội thực hiện và kết thúc năm 2005. Sau khóa đào
tạo này, năm 2006 Ngô Đức Thịnh đã tuyển chọn và giới thiệu luận văn của 10 học
viên cao học K10 là người DTTS trong cuốn sách có tiêu đề Nghi lễ và phong tục
các tộc người ở Tây Nguyên [63]. Công trình này đã tổng hợp những nghiên cứu về
các nghi lễ trong sản xuất nông nghiệp, nghi lễ cộng đồng, nghi lễ vịng đời người
của các dân tộc như: nhóm Xơ teng, Tơ đrá và Ca-dong (Xơ - đăng), Ê-đê, Mnơng,
Ba-na, Xtiêng. Do các tác giả chính là những chủ thể của mỗi nền văn hóa, dựa trên
cơ sở những tri thức và phương pháp luận khoa học được trang bị, những học viên


9

này đã trình bày các vấn đề nghiên cứu được lựa chọn làm luận văn thạc sĩ hết sức tỉ
mỉ, sinh động, góp phần cung cấp thêm kho tư liệu q giá về văn hóa các dân tộc
tại chỗ Tây Nguyên. Trong số tác giả và tác phẩm đó, có hai người nghiên cứu về
hai nhóm địa phương là Tơ đră và Ca dong của tộc người Xơ - đăng, là: Đinh Thị
Quyết với luận văn về Các nghi lễ nông nghiệp truyền thống của người Tơ Đră ở
xã Đăk Tơ Lung huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum, đã góp phần làm rõ và tái hiện chi
tiết về nghi thức trong nghi lễ nông nghiệp của người Tơ đrá, từ đó đưa ra những
nhận định về giá trị của nghi lễ nông nghiệp trong đời sống của người Tơ đrá; Y Hồ
với luận văn Tang ma của người Ca Dong ở làng Nước Cua xã Ngọc Tem huyện
Kon Plông tỉnh Kon Tum đã đề cập đến hệ thống vũ trụ và quan niệm về thế giới
thần linh của người Ca dong, từ đó đã đi sâu nghiên cứu về các lễ thức, vai trò và
những biến đổi trong tang ma của nhóm Ca-dong.
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, Sở VHTTDL
tỉnh Kon Tum đã triển khai công tác sưu tầm, kiểm kê và phục dựng những di sản
đặc trưng của các dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Một phần kết quả của cơng tác này
là cuốn sách Phác thảo văn hóa dân gian các DTTS tỉnh Kon Tum [47] do Viện Văn

hóa nghệ thuật Việt Nam xuất bản năm 2008, đây là cơng trình tuyển chọn các
nghiên cứu của những tác giả trong tỉnh về văn hóa của các DTTS tại chỗ ở Kon
Tum. Trong đó, diện mạo đời sống nói chung và tín ngưỡng của người Xơ - đăng
cũng đã được giới thiệu trong tập sách này, như ngoài việc giới thiệu tổng quan về
tên gọi, ngôn ngữ, địa vực cư trú, các di sản tiêu biểu…thì những nghi lễ tiêu biểu
của mỗi nhóm địa phương của dân tộc Xơ - đăng cũng được tuyển chọn giới thiệu.
Tuy nhiên, do giới hạn của tập sách mang tính phác thảo, nên các tác giả chủ yếu tập
trung mô tả sơ lược diễn trình của một nghi lễ và các phong tục tập quán liên quan,


10

còn những vấn đề về sự biến đổi hay việc phân tích, đánh giá, nhận định về các giá trị
cũng như vai trò của nghi lễ đối với đời sống tộc người còn để ngõ.
Năm 2009, Sở VHTTDL tỉnh Kon Tum tiếp tục xuất bản cuốn Bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa ở Kon Tum [48]. Cuốn sách là tập hợp các bài nghiên cứu
của đội ngũ công chức viên chức làm cơng tác văn hóa trên địa bàn tỉnh về một số
giá trị tiêu biểu và thực trạng, giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa
cộng đồng các DTTS tại chỗ Tây Nguyên. Những tư liệu về tộc người Xơ - đăng
được trình bày trong tác phẩm này về các nghi lễ, phong tục tập quán của từng
nhóm địa phương được gắn với từng địa bàn nghiên cứu cụ thể. Tập sách cũng
đồng thời phản ánh những khuyến nghị trong chính sách bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa cộng đồng của các dân tộc tại chỗ của tỉnh Kon Tum.
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Xơ Đăng, Sở
VHTTDL tỉnh Kon Tum triển khai nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy ngành nghề thủ
cơng của nhóm Xơ teng và đã xuất bản các cuốn Nghề đan lát của người Xơ - đăng
ở Kon Tum [57]; Nghề dệt thổ cẩm truyền thông của người Xơ - đăng ở Kon Tum
[58]. Đây là những chuyên khảo về ngành nghề thủ công truyền thống, nhưng dưới
góc nhìn văn hóa, nhóm tác giả đã giới thiệu khái quát về tộc người Xơ - đăng, các
hoạt động kinh tế và kỹ thuật của ngành nghề. Nhiều nghi lễ và kiêng kị liên quan

đến sinh kế và ngành nghề thủ công cũng được giới thiệu. Tuy chỉ mang tính khái
quát, nhưng các tư liệu được đề cập trong cuốn sách rất quý.
3.2. Các nghiên cứu về nghi lễ nông nghiệp
Hệ thống lễ hội đặc sắc, đa dạng và phong phú của các dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung đã thu hút sự
quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong đó, hệ thống các nghi lễ nông
nghiệp được quan tâm hơn hết.


11

Khởi nguồn các cơng trình nghiên cứu về lễ hội là những nghiên cứu về nên
kinh tế nông nghiệp của tác giả Bùi Minh Đạo. Trong cuốn “Trồng trọt truyền
thống của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên” [19] công bố năm 1999, tác giả đã cơ
bản nêu rõ đặc trưng kinh tế nương rẫy của khu vực Tây Nguyên, đồng thời
khẳng định có một nền nơng nghiệp lúa nước truyền thống như trong sách Phủ
biên tạp lục (1775) của Lê Q Đơn và sách Đại Nam thực lục chính biên và Đại
Nam thống nhất chí của Quốc sử quán triều Nguyễn đã dành một số đề cập về
hình thức trồng trọt và làm ruộng nước của các cư dân ít người miền núi xứ
Quảng. Năm 1905, H. Ha-ghít góp thêm một số tư liệu về canh tác ruộng nước
nói riêng và trồng trọt nói chung của tộc người Hrê qua cơng trình ghi chép dân
tộc học về người Thượng ở miền núi Quảng Ngãi. Dân tộc học nông nghiệp Tây
Nguyên được các nhà nhân học Pháp chú tâm nghiên cứu hơn vào những năm
40, 50 của thế kỷ XX. Khởi đầu là bài khảo cứu của D. Qui-di-nhê vào năm
1943 mang tiêu đề Người Srê, trong đó có phần miêu tả kỹ thuật làm ruộng của
nhóm tộc người này ở cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh, với luận điểm đáng lưu ý
cho rằng nhóm Srê sở dĩ biết làm ruộng nước là do học hỏi từ người Chàm,
thông qua tộc người nói ngơn ngữ Mã Lai – Đa Đảo cận cư – người Chu ru. Sau
đó, lần lượt các chuyên khảo về Ruộng, rẫy, cây trồng và những khi rừng hoang
xứ Mạ của J.Bun bê, Bộ lạc Ba na ở Kon Tum và từ điển Ba na – Pháp của

P.Guy-lơ-mi-nê, trong đó, dành phần thích đáng khảo kỹ về hệ thống các thuật
ngữ trồng trọt của người Ba na, Trồng trọt của người tiền Đông Dương ở cao
nguyên trung phần Việt Nam của P.B. La-Phong. Đặc biệt, nhà nhân học G.
Gông đô-mi-nát đã bỏ ra nhiều năm quan sát và ghi chép tại thực địa theo kiểu
ba cùng với người dân, ơng đã để lại nhiều cơng tình nghiên cứu quý giá về kinh


12

tế trồng trọt của các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đặc biệt là của người Mnơng
nói riêng.
Sau giải phóng, một số nghiên cứu có tính chun đề về từng hình thức
hay từng khía cạnh của trồng trọt vùng Tây Nguyên cũng được giới thiệu trên tạp
chí chuyên ngành, trong đó, đáng lưu ý là loạt bài về nương rẫy và ruộng nước
của người Ba na nói riêng và của các dân tộc Tây Nguyên nói chung của Bùi
Minh Đạo, về các đặc điểm hoạt động sản xuất cổ truyền Tây Nguyên của Giáo
sư Đặng Nghiêm Vạn, về kinh tế ruộng nước ở người Hrê của Lưu Hùng, về các
nghi lễ trong chu kỳ canh tác nương rẫy ở người Ê đê của Vũ Đình Lợi…
Cho đến nay, tư liệu về ruộng trâu quần ở Tây Nguyên còn chưa nhiều.
Trong một cơng trình nghiên cứu về các hình thái kinh tế truyền thống các dân
tộc thuộc ngôn ngữ Môn – Khơ Me ở miền núi nam Việt Nam, dựa vào một vài
tư liệu của các học giả Pháp, Ia.V.Tréxlốp cho biết “ở một số dân tộc kể trên (tức
một số dân tộc thuộc ngôn ngữ Môn – Khơ me miền núi nam Việt Nam), ruộng
nước được làm bằng một phương pháp đặc biệt: người ta dẫn đàn trâu đi khắp
thửa ruộng ngập nước để trâu làm mịn đất. Công việc này xưa kia đôi khi do
người đảm nhiệm. Ở người Ba na và Xơ đăng, cách làm ruộng này được gọi là
ruộng”. Hiểu biết về ruộng nước trâu quần Tây Nguyên được bổ sung thêm qua
hai cuốn giao chí về các dân tộc ở hai tỉnh Gia Lai – Kon Tum và Đắc Lắk.
Chỉ có vài nhóm tộc người hay bộ phận tộc người ở một số vùng Tây
Nguyên có truyền thống làm ruộng nước trâu quần lâu đời như: hai nhóm Mơ

nâm, Cà dong của người Xơ đăng, nhóm Giẻ của người Giẻ Triêng quanh dãy
Ngọc Linh; một bộ phận người Êđê ven các sông Krông Ana và Krông Knơ;
nhóm Rơ Lâm của người Mnơng ở quanh hồ Lắc (Đắc Lắc) và đần Roòng (Lâm
Đồng), người Chu ru ở Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh (Lâm Đồng)…


13

Một số các cơng trình nghiên cứu về hệ thống nghi lễ nông nghiệp phải kể
đến tác giả Trần Mạnh Cát với “Những nghi lễ có liên quan tới cây lúa của đồng
bào các dân tộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum” đăng trên Tạp chí Dân tộc học số ba
năm 1979. Hay cơng trình nghiên cứu chun sâu hơn của Ngơ Vĩnh Bình – “Mẹ
lúa – đấng tối cao trên cao nguyên miền thượng” đăng trên Tạp chí Văn hóa
nghệ thuật số 21-22 năm 1991.
Trên cơ sở đó, mặc dù hệ thống lễ nghi nông nghiệp truyền thống của người
Xơ đăng đã được nghiên cứu và miêu thuật rất nhiều qua các cơng trình đã điểm
trên, song về nền nông nghiệp lúa nước lại cực kỳ khan hiếm. Dưới góc độ dân tộc
học, sự biến đổi trong những lễ nghi nông nghiệp truyền thống đã được quan
tâm, khảo tả và phân tích ở những mức độ khác nhau. Một số các nhóm trong tộc
người Xơ Đăng đã được nghiên cứu khá kỹ dưới góc độ quan niệm về tín
ngưỡng, về thần linh như nhóm Xơ Teng, nhóm Ca dong, một số các khía cạnh
của nhóm Tơ đra cũng đã được đề cập đến. Riêng về người Mơ Nâm, chỉ được
“nhắc đến” trong một số cơng trình nghiên cứu về nền nơng nghiệp truyền thống,
các cơng trình nghiên cứu chun sâu hiện nay chưa có, trong khi cuộc sống
người Mơ Nâm đang thay đổi mạnh mẽ, nhiều yếu tố mới xuất hiện và nhiều yếu
tố cũ bị mai một. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi có kế thừa những thành
tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, tác giả đi trước kết hợp với các nguồn tư
liệu điền dã thực tế tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính là nghi lễ nơng

nghiệp lúa nước truyền thống của người Mơ Nâm, huyện Kon Plông, tỉnh Kon
Tum; môi trường sinh thái và nhân văn gắn với q trình hình thành nền văn hóa
truyền thống của tộc người cũng được quan tâm khảo cứu để có cái nhìn bao


14

quát đầy đủ hơn về bản chất, chức năng, quá trình vận động và biến đổi của nghi
lễ nơng nghiệp lúa nước từ truyền thống đến đương đại.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá hệ
thống lễ nghi nông nghiệp của người Mơ Nâm, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum
từ truyền thống đến hiện đại. Người Mơ Nâm hiện nay sống tập trung tại các xã:
xã Hiếu, xã Đăk Long, xã Măng Bút và xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum. Đây là vùng đất cư trú lâu đời và là nơi tập trung người Mơ Nâm sinh
sống nhiều nhất trong các xã, đề tài lựa chọn nghiên cứu người Mơ Nâm tại xã
Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum vì đây là vùng đang có sự biến đổi
nghi lễ nhiều nhất.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu nghi lễ nông nghiệp lúa nước của
người Mơ Nâm trong sự vận động và biến đổi từ năm 1975 cho đến nay. Sở dĩ
chúng tơi chọn mốc thời gian này là vì, ngay sau khi đất nước được hồn tồn
giải phóng, các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kon Tum ổn định cuộc sống, lao động
sản xuất. Cho nên, bối cảnh hịa bình đã góp phần ổn định vào đời sống người
dân, hoạt động lễ nghi theo đó cũng đảm bảo tính cân bằng, thường xuyên và
phát huy những giá trị bản sắc trong đời sống văn hóa tinh thần.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tơi nhằm giải quyết hai câu hỏi chính:
- Đời sống lễ nghi nông nghiệp và những giá trị được duy trì và kiến tạo
theo dịng lịch sử của người Mơ Nâm diễn ra như thế nào?
- Dưới tác động của biến đổi nhanh chóng của vùng đất Tây Nguyên thì xu
hướng biến đổi của đời sống lễ nghi của người Mơ Nâm hiện nay ra sao và tâm

thế thực hành nghi lễ nông nghiệp của người Mơ Nâm hiện nay như thế nào?
Với hai câu hỏi nghiên cứu trên chúng tôi xin đưa ra giả thuyết sau:


15

Theo quan điểm của chúng tôi, lễ nghi nông nghiệp trong kho tàng văn hóa
của người Mơ Nâm chiếm giữ vai trò quan trọng, là nơi người Mơ Nâm gửi gắm
niềm tin vào một mùa màng tốt tươi, no ấm, đầy đủ và những điều thiêng liêng
trong cuộc sống. Để có nền nơng nghiệp lúa nước đặc trưng, trước hết, đó là sự
phản ánh của sự thích nghi với mơi trường sống tự nhiên của người Mơ Nâm với
rất nhiều lễ hội được tổ chức theo chu trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.
Chính trong khơng gian tổ chức những nghi lễ nơng nghiệp, nhiều sinh hoạt văn
hóa văn nghệ được ra đời, sinh động và đa dạng; sự cố kết trong cộng đồng được
nêu cao, đồng thời giao lưu học hỏi văn hóa giữa các tộc người trong cùng khu
vực cư trú diễn ra thường xuyên và không ngừng phát triển.
Tuy nhiên, tình hình phát triển chung của xã hội đã tác động sâu rộng trên
nhiều lĩnh vực của đời sống vùng đồng bào dân tộc Mơ Nâm. Nền nông nghiệp
truyền thống – nơi sản sinh ra các nghi lễ nơng nghiệp truyền thống cũng dần có
những biến chuyển. Sự biến đổi diễn ra trên nhiều khía cạnh, trong đó quy mơ,
thời gian tổ chức được rút gọn, một vài nghi thức bị giản lược. Đặc biệt, tính
thiêng trong thực hành các nghi lễ khơng cịn được trọn vẹn, người dân dần dần
có quan niệm “bình thường hóa” các nghi thức, coi trọng phần hội hơn phần lễ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu có tính liên ngành của
khoa học xã hội và nhân văn. Trong đó vận dụng linh hoạt các phương pháp
nghiên cứu của dân tộc học, nhân học văn hoá và văn hoá học. Các phương pháp
điền dã dân tộc học (quan sát, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm…) phân tích tài liệu, thống kê, so sánh đồng đại và lịch đại, lịch sử và
logic… là những phương pháp được sử dụng trong luận văn.



16

Thực hiện đề tài này, sau khi sưu tầm, phân tích, tổng hợp các nguồn tài
liệu từ sách, báo in, báo điện tử, tạp chí, bài giảng… chúng tơi tiến hành khảo
sát, điền dã thực tế để so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu khác nhau, từ đó làm
rõ nội dung nghiên cứu của luận văn.
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp và kỹ
thuật nghiên cứu như sau:
- Điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá
trình thu thập phần lớn tư liệu cho luận luận văn. Địa điểm khảo sát thực tế chủ yếu
là các làng của xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Tại các điểm
nghiên cứu, những kỹ thuật chính được sử dụng bao gồm quan sát tham dự, phỏng
vấn sâu, thảo luận nhóm, phỏng vấn hồi cố, chụp ảnh.
Nhằm bao quát về đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên, chúng tôi đã đến xã
Măng Cành bắt đầu từ tháng 6/2017. Bước đầu quan sát về cảnh quan môi trường,
khu dân cư, một số các sinh hoạt hằng ngày của người Mơ Nâm để có những cảm
nhận, những thơng tin ban đầu, tương đối khái quát về đối tượng, địa bàn nghiên
cứu.
Trong quá trình điền dã, từ tháng 7/2017 đến tháng 11/2018, chúng tôi đã
tham dự 5 lễ hội của người Mơ Nâm. Quan sát, ghi chép phần thực hành nghi lễ
và quan sát, tham dự phần hội tại gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng tơi
cịn tham gia cùng người Mơ Nâm chuẩn bị các bước để thực hiện nghi lễ về các
biểu tượng, ẩm thực, trang phục và thời gian.
Kỹ thuật phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập các thông tin làm nền tảng
cơ bản của đề tài. Đối tượng phỏng vấn sâu được lựa chọn chủ yếu là người có uy
tín trong các làng, bao gồm có già làng, nghệ nhân, thanh niên, thầy cúng. Ngồi ra,
đối tượng phỏng vấn sâu cịn được lựa chọn là các trưởng, phó thơn, đại diện các



17

cán bộ đồn thể tại thơn làng (nơng dân, hội phụ nữ, đồn thanh niên...) cán bộ văn
hóa xã, đại diện lãnh đạo địa phương. Tổng cộng đã phỏng vấn sâu nhiều lần đối
với 35 người. Trong đó, phỏng vấn hai già làng của hai làng Kon Du và Kon
Chênh; phỏng vấn bốn trưởng thơn, phó thơn; bốn bí thư chi, phó bí thư bộ thơn; 12
người thuộc các ban: xóa đói giảm nghèo, phụ nữ, cựu chiến binh, nơng dân, đoàn
thanh niên... và hơn 13 người là các bậc lão nhân am hiểu về văn hóa truyền thống
của dân tộc. Chúng tôi phỏng vấn chủ yếu vào ban đêm tại từng hộ đối với các
người dân, sau khi mọi người kết thúc một ngày lao động sản xuất. Đối với các cán
bộ, chúng tôi mời tập trung tại hội trường thơn. Nhìn chung, việc phỏng vấn được
thực hiện thuận lợi, thu nhận được nhiều thông tin khá đồng nhất, không nhiều các
ý kiến trái chiều.
Để thu thập được nhiều thông tin, chúng tôi phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố
đối với các nhóm theo độ tuổi và ngành nghề. Nhóm theo độ tuổi được chia
thành ba nhóm: nhóm từ 18-30 tuổi gồm có năm người, nhóm từ 35-50 tuổi gồm
có năm người, nhóm từ 55-70 tuổi gồm có năm người, hướng đến việc tìm hiểu
lễ nghi nơng nghiệp trong truyền thống và hiện tại. Nội dung phỏng vấn của
nhóm theo ngành nghề (được chia làm hai nhóm: nhóm làm nghề nơng và nhóm
theo ngành nghề khác) để tìm hiểu vị trí của nơng nghiệp trong đời sống cộng
đồng, đồng thời xác định cơ cấu ngành nghề có những tác động đến lễ nghi nông
nghiệp truyền thống ra sao. Bên cạnh việc phỏng vấn, chúng tơi cịn đưa ra các
chủ đề nhỏ để 3 nhóm thảo luận. Được sử dụng để thu thập thông tin về cách hiểu,
quan điểm của chủ thể văn hóa, các nhà triển khai chính sách về các vấn đề còn ý
kiến khác nhau. Thực hiện luận văn, chúng tôi đã thảo luận, so sánh, phân tích lễ
nghi nơng nghiệp của người Mơ Nâm trong bối cảnh cùng chung sống với các


18


dân tộc tại chỗ đồng thời nghiên cứu diễn tiến văn hóa của người Mơ Nâm theo
thời gian, và nhiều nội dung khác nhau.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở các lý thuyết sinh thái văn hóa, lý thuyết chức năng và đặc thù
luận lịch sử, luận văn đi sâu nghiên cứu các quan niệm, chức năng của lễ nghi,
sự thích ứng với mơi trường tự nhiên, những khía cạnh giao lưu văn hóa, đồng
thời là những biến chuyển trong nhận thức của người dân, biến chuyển trong
thực hành nghi lễ, lý giải những biến đổi, những hiện mang tính khoa học. Qua
đó, cho thấy sự dịch chuyển của một nền văn hóa vơ cùng đặc trưng, dị biệt
trong kho tàng văn hóa nương rẫy của cư dân tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Đồng thời, góp phần khẳng định tính ứng dụng của các lý thuyết văn hóa vào
từng khía cạnh văn hóa cụ thể.
* Ý nghĩa thực tiễn
Đây là nguồn tư liệu quý báu cho các ban ngành, chính quyền địa phương
trong việc vận dụng công tác quản lý tại địa phương, khi mà hiện nay rất ít các
cơng trình, đề tài, dự án nghiên cứu văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh. Đồng thời, luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu và học tập liên quan đến người Mơ Nâm, đặc biệt về lễ nghi nông nghiệp.
8. Bố cục các chương
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được
chia thành ba chương.
 Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn, cộng đồng nghiên cứu.
Chương một trình bày cơ sở các lý thuyết nghiên cứu được vận dụng trong
luận văn bao gồm các lý thuyết về sinh thái học văn hóa, lý thuyết chức


19


năng, thuyết đặc thù luận lịch sử. Đồng thời, đưa ra các khái niệm, từ khóa
liên quan đến chủ đề của luận văn. Tại chương một cũng trình bày về tổng
quan về vị trí địa lý, dân cư, kinh tế xã hội của xã Măng Cành, huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum.
 Chương 2: Hệ thống nghi lễ nông nghiệp lúa nước của người Mơ Nâm:
Chương hai lý giải nguồn gốc của nền nông nghiệp lúa nước của người
Mơ Nâm. Trên cơ sở đó nhận diện hệ thống nghi lễ nơng nghiệp của người
Mơ Nâm từ khi bắt đầu vụ mùa đến kết thúc. Miêu thuật và xác định
những giá trị văn hóa, giá trị nhân văn trong q trình thực hành nghi lễ.
 Chương 3: Biến đổi của các nghi lễ nông nghiệp lúa nước của người Mơ
Nâm.
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, chương ba xác định những biến đổi và làm
rõ những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của các nghi lễ nông nghiệp;
chỉ ra những vấn đề trong cơng tác nghiên cứu văn hóa truyền thống người
Mơ Nâm.


20

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ ĐỊA BÀN, CỘNG ĐỒNG NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Nghi lễ:
Để tiếp xúc và cầu khẩn thế giới thần linh, từ thời nguyên thủy, con người
đã từng bước tạo nên những nghi lễ và phát triển thành hệ thống. E.B. Tylor
trong cơng trình Văn hóa nguyên thuỷ đã dành một chương lớn viết về nghi lễ và
lễ nghi. Theo ông, nghi lễ là: “Phương tiện giao tiếp với những thực thể linh
hồn” và: “Tốt nhất có lẽ nên đặt niềm tin vào các thực thể tinh thần (Spirituels)

như một định nghĩa tối thiểu về tôn giáo”. Thông qua nghi lễ, những người đang
sống ở cõi trần cầu cúng thần linh ở thế giới siêu nhiên những khát vọng cho
cuộc đời của mỗi con người. Còn A.A. Radugin - một nhà văn hóa học Nga đã
nói về nghi lễ như sau: “Nghi lễ xuất hiện trong thần thoại học nhằm thể hiện
mối quan hệ hữu hiệu giữa cuộc sống thường ngày với siêu nhiên (linh hồn tổ
tiên, thần thánh, ma quỷ, số phận v.v…). Nghi lễ được truyền lại không chỉ trong
tôn giáo mà đi vào cả cuộc sống thường ngày, đặc biệt là trong nền văn hóa dân
gian truyền thống. Tại đây, nghi lễ là di tích cịn sót lại của thần thoại”. [83]
Theo nghĩa rộng nhất, nghi lễ liên quan không chỉ đến một loại sự kiện cụ thể
đặc biệt nào mà với toàn bộ khía cạnh hoạt động của con người. Trong chừng mực
nào đó nó chuyển tải các thơng điệp địa vị văn hóa và xã hội của các cá nhân, bất kỳ
một hành động nào có khía cạnh nghi lễ” [65, tr. 682]. Một số nhà nghiên cứu cho
rằng nghi lễ có bốn yếu tố chính: 1). Nghi lễ là một hoạt động xã hội lặp đi lặp lại,


21

gồm một loạt các động tác có tính chất biểu tượng dưới dạng múa, ca hát, lời nói,
điệu bộ, thao tác trên một số các đồ vật...; 2). Nghi lễ tách riêng khỏi các hoạt động
thường ngày trong xã hội; 3). Nghi lễ theo đúng một mơ hình nhất định do văn hóa
đặt ra; 4). Nghi lễ liên quan đến một số tư tưởng về bản chất cái xấu, cái ác, về quan
hệ giữa con người và thế giới thần linh [24, tr. 222 - 223]. Trong nghi lễ, hành động
hiến tế chính là cách con người dâng lễ vật tới các thế lực siêu nhiên mà con người
không thể nhìn thấy với mục đích trơng chờ vào sự che chở và bảo vệ của các thần
linh.
Khi bàn về nghi lễ, Đặng Nghiêm Vạn cho rằng: “Nghi lễ tôn giáo được thực
hành thường gắn liền với một thực thể siêu linh hay một thế giới vơ hình nào đó liên
quan đến niềm tin tôn giáo hoặc do tôn giáo quy định và thường biểu hiện chức năng
tâm lý trong đời sống của tín đồ. Nghi lễ có thể dùng để giải tỏa những nỗi bất an
của con người ở cuộc sống trần tục, cũng có thể đưa con người đến gần hơn với thế

lực siêu nhiêu mà họ tin tưởng” [77, tr. 130]. Nguyễn Văn Minh cho rằng nghi lễ “là
một tập hợp các yế tố cơ bản gồm hành động, lễ nhạc, cầu khấn, hiến tế, nhịn ăn, định
hướng và tẩy uế… mang tính lặp đi lặp lại từ đời này qua đời khác, con người thực
hành chúng và mang truyền thống về hiện tại. Nghi lễ là quá trình xun thời gian và
khơng gian theo đúng chu trình của nó. Nghi lễ khơng chỉ là q khứ, mà còn là hiện
tại và tương lai” [41; tr. 363]
Từ những quan niệm về nghi lễ nêu trên, chúng tôi cho rằng, nghi lễ là hành vi
của con người bao gồm tập hợp một cách có hệ thống các lễ thức trong một khơng
gian thiêng nhằm biểu hiện niềm tin tín ngưỡng; được thực hiện với tư cách cá nhân
hoặc dưới hình thức cộng đồng; nghi lễ tạo điều kiện cho con người liên hệ với đối
tượng họ thờ cúng và ngược lại. Qua đó, con người mong muốn nhận được sự phù
trợ của đối tượng thờ cúng. Một số nghi lễ ở dạng thức là mối liên hệ của tập thể đối


22

với đối tượng tin thờ, thông qua các động tác có tính tập thể như múa, ca hát, lời
nói, điệu bộ gắn với việc cầu mong, cảm tạ thường đi cùng các trò diễn biểu đạt ước
muốn của cộng đồng. Nghi lễ dạng này thường nảy sinh phần hội. Phần hội một
mặt vẫn là hành vi mà cộng đồng bày tỏ mong muốn liên hệ với đối tượng tín
ngưỡng, mặt khác, cũng là môi trường con người giao lưu, tăng cường tính cố kết
cộng đồng. Phần hội trong nghi lễ thường là môi trường thăng hoa của nhiều giá trị
văn hóa độc đáo của các tộc người. Vì vậy, khi nghiên cứu nghi lễ, chúng tôi lưu ý
đến những ý nghĩa trong biểu tượng lẫn hành động nghi thức để cử hành nghi lễ; đặt
nghi lễ trong mối quan hệ với xã hội văn hóa mà nó nảy sinh, tồn tại và những ảnh
hưởng của nó để xem xét.
Tóm lại, nghi lễ là một tập hợp các hành vi mang tính thiêng của con người (cá
nhân hay tập thể) đã được mã hoá, được thực hiện lập đi lập lại theo một trật tự bắt
buộc, nhằm tôn thờ thế lực siêu nhiên của từng cộng đồng cụ thể, được biểu hiện
qua việc thờ cúng và gắn bó mật thiết với đời sống tín ngưỡng của người dân.

* Nghi lễ nơng nghiệp: là tồn bộ những nghi lễ có nội dung phản ánh chu kỳ
sinh trưởng của cây trồng, quy luật của vũ trụ gắn với sản xuất nông nghiệp, chuyển
tải các ước nguyện của con người đến các lực lượng siêu nhiên, tạo sức mạnh tinh
thần trong liên kết cộng đồng để vượt qua các khủng hoảng trong cuộc sống, tránh
được thảm hoạ, thiên tai, hướng đến một mùa bội thu, cộng đồng mạnh khoẻ, đời
sống yên ổn, thịnh vượng.
* Tín ngưỡng: Trong nguyên ngữ Hán - Việt, “tín ngưỡng” là sự hợp thành từ
hai thành tố "tín" và "ngưỡng". Trong đó, “tín” nghĩa là lịng tin, niềm tin và
“ngưỡng” là sự ngưỡng vọng, ngưỡng mộ hướng về một lĩnh vực tâm linh hay một
thế lực siêu nhiên. Ở phương Tây, dùng phổ biến thuật ngữ tơn giáo bình dân
(popular religion) để biểu đạt các yếu tố tâm linh không mang tính tơn giáo


23

chính thống với giáo lý, kinh kệ và hệ thống tổ chức. Một số nhà nghiên cứu lại
sử dụng thuật ngữ tôn giáo sơ khai hay tôn giáo nguyên thủy để chỉ các hình
thức tín ngưỡng. Theo Ngơ Đức Thịnh (2001), cơ sở của mọi tín ngưỡng, tơn
giáo là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên;
hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần
tục” hiện hữu mà con người có thể quan sát được. Ơng cũng phân biệt giữa tín
ngưỡng và tơn giáo, khi sử dụng khái niệm tín ngưỡng với tư cách là một hình
thức thể hiện niềm tin vào cái thiêng liêng của con người, của một cộng đồng
người nào đó ở một trình độ phát triển cụ thể với hình thức biểu hiện và trình
độ tổ chức cụ thể [92, tr.18, 19]. .
Như vậy, khái niệm tín ngưỡng có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau,
trong đó có hai luồng quan điểm chủ đạo là: Thứ nhất, cho rằng tín ngưỡng và tơn
giáo là đồng nhất, tín ngưỡng là niềm tin, ý thức và đạo đức tôn giáo, là một trong
những yếu tố cơ bản tạo thành và không thể tách rời tôn giáo; trong khi quan điểm
thứ hai lại cho rằng, tín ngưỡng là hình thức phát triển sớm hơn và sơ khai hơn tôn

giáo - tức “tiền tôn giáo” vì chưa đạt đến các trình độ phát triển như những tơn giáo
chính thống.
Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo, số 02/2016/QH14) đã giải thích nghĩa của
tín ngưỡng như sau: tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua
những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an
về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng
tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có cơng với nước,
với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo
đức xã hội. Như vậy, hoạt động tín ngưỡng ở đây đã bao gồm cả niềm tin và các


×