Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Luận văn nghi lễ vòng đời của người mạ ở đồng nai trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 129 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích – Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 13
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 14
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 15
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 16
8. Bố cục luận văn ..................................................................................................... 17
Chương 1 ................................................................................................................... 18
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................... 18
1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 18
1.1.1. Các khái niệm .................................................................................................. 18
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 22
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 24
1.2.1. Địa lý tự nhiên và nhân văn xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai ........ 24
1.2.2. Tổng quan về người Mạ ở Đồng Nai .............................................................. 28
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 42
Chương 2 ................................................................................................................... 44
TẬP QUÁN, NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI MẠ HIỆN NAY ..................... 44
2.1. Tập quán và nghi lễ trong giai đoạn mang thai, sinh đẻ và nuôi dưỡng ............ 44
2.1.1. Các quan niệm trong thời kỳ mang thai .......................................................... 44
2.1.2. Các nghi lễ trong sinh đẻ ................................................................................ 46
2.1.3. Các tập quán trong nuôi dạy con cháu ........................................................... 52
2.2. Tập quán và nghi lễ trong giai đoạn trưởng thành ............................................. 54
2.2.1. Nghi lễ cà răng, căng tai (Oọt xệ, chủh tồr) ................................................... 54


2.2.2. Quan niệm về tình u, hơn nhân .................................................................... 57
2.2.3. Các nghi lễ trong hôn nhân............................................................................. 60


2.3. Tập quán, nghi lễ tang ma (wờng bộch) ............................................................ 73
2.3.1. Những quan niệm về tang ma.......................................................................... 73
2.3.2. Các nghi lễ trong tang ma ............................................................................... 75
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 84
Chương 3 ................................................................................................................... 86
CHỨC NĂNG, NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG,
BIẾN ĐỔI TRONG NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI MẠ .............................. 86
3.1. Chức năng của nghi lễ vòng đời người Mạ ở Tà Lài ......................................... 86
3.1.1. Chức năng tâm lý ............................................................................................ 86
3.1.2. Chức năng xã hội ............................................................................................ 90
3.1.3. Chức năng văn hóa ......................................................................................... 93
3.1.4. Chức năng giáo dục đạo đức, nhân cách ........................................................ 96
3.2. Những nhân tố tác động đến nghi lễ vòng đời của người Mạ ở Tà Lài ............. 97
3.2.1. Tác động từ các chính sách quản lý ................................................................ 98
3.2.2. Tác động từ yếu tố kinh tế ............................................................................. 102
3.2.3. Tác động từ yếu tố văn hóa, xã hội, tơn giáo ................................................ 106
3.2.4. Tác động của những yếu tố khoa học, kỹ thuật, công nghệ… ...................... 110
3.3. Xu hướng biến đổi tập quán, nghi lễ vòng đời của người Mạ ......................... 111
3.3.1. Xu hướng biến đổi trong giai đoạn mang thai, sinh đẻ và nuôi dưỡng ........ 111
3.3.2. Xu hướng biến đổi trong giai đoạn hôn nhân ............................................... 112
3.3.3. Xu hướng biến đổi trong giai đoạn tang ma ................................................. 113
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 114
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 122
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 127


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tộc người Mạ ở Việt Nam thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơ-me, sinh sống
chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông và Đồng Nai. Theo danh mục các thành
phần dân tộc ở Việt Nam năm 1979, người Mạ xếp thứ 29/54 dân tộc, có một số tên
gọi như Châu Mạ, Chê Mạ, Mạ… Tộc người Mạ có vốn văn hóa truyền thống
phong phú, biểu hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống và lao động. Địa bàn cư trú
tập trung đông đảo của người Mạ là tỉnh Lâm Đồng, sau đó là Đăk Nông, Đồng Nai.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, người Mạ là một trong những cư dân sinh sống lâu đời,
cư trú ở hai huyện Tân Phú (xã Tà Lài, xã Thanh Sơn, xã Phú Bình, xã Phú Sơn),
huyện Định Quán (ấp Hiệp Nghĩa, thị trấn Định Quán, xã Phú Tân, xã Gia Canh).
Văn hóa của người Mạ góp phần làm đa dạng sắc thái của văn hóa 33 dân tộc hiện
đang sinh sống ở Đồng Nai.
Văn hóa truyền thống ln có một vai trị, vị trí rất quan trọng trong đời sống
xã hội cũng như bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Trong đó, nghi lễ vịng đời người
là một thành tố của văn hóa truyền thống, gắn liền với cuộc đời của mỗi cá nhân
theo trình tự thời gian. Những nghi lễ vịng đời người khơng những làm nên sự khác
biệt, tính đặc thù của mỗi tộc người mà qua đó làm cho đời sống thêm phong phú,
đa dạng, giúp cho con người vun đắp lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghi lễ vịng đời của người Mạ là góp phần làm phong
phú thêm bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam.
Xã Tà Lài huyện Tân Phú là địa bàn có tộc người Mạ sinh sống tập trung đơng
đảo. Tại đây, người Mạ đã hình thành cộng đồng tộc người với những nét văn hóa độc
đáo, được gọi là làng Mạ trong sự cư trú bên cạnh các tộc người khác, đã góp phần cho
sự đa dạng văn hóa tộc người của Đồng Nai. Từ sau năm 1975 đến nay, dưới sự quản
lý của nhà nước, đặc biệt trong thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế, sự chuyển đổi trong phát triển kinh tế cũng như những tác động của xã
hội, lĩnh vực văn hóa, khoa học, cơng nghệ… làm cho nghi lễ vịng đời người Mạ ở xã


2


Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau, có
nguy cơ làm mai một, nhạt nhịa bản sắc.
Trong q trình học tập chun ngành Văn hóa học tại Trường Đại học Văn
hóa TP.HCM, học viên nhận thấy việc nghiên cứu về văn hóa tộc người nói chung –
văn hóa của từng tộc người nói riêng là cần thiết; đặc biệt trong giai đoạn xã hội có
nhiều biến chuyển. Qua những thành tố văn hóa tộc người, nhận thức được những
giá trị văn hóa của cộng đồng được tạo dựng trong quá trình sinh tồn để góp phần
trong cơng tác bảo tồn di sản văn hóa và phát huy trong xây dựng đời sống xã hội
hiện nay. Là người công tác trong ngành văn hóa của Đồng Nai, có điều kiện tiếp
xúc với cộng đồng người Mạ tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú, học viên nhận thấy việc
tìm hiểu những giá trị phong phú, thể hiện hiện qua tập quán, nghi lễ trong chu kỳ
ứng xử của vòng đời người và những yếu tố tác động đến nó là việc làm cần thiết.
Áp dụng những kiến thức được đào tạo và hướng đến góp phần trong cơng tác di
sản văn hóa của bản thân tại địa phương, học viên chọn đề tài: “Nghi lễ vòng đời
của người Mạ ở Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay” (Trường hợp xã Tà Lài,
huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) để làm luận văn tốt nghiệp ngành Văn hóa học tại
trường Đại học Văn hóa TP.HCM.
2. Mục đích – Mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu, nhận
diện các thành tố, chức năng của nghi lễ vòng đời hiện nay trong sự so sánh với
nghi lễ vòng đời truyền thống của người Mạ ở xã Tà Lài nói riêng và Đồng Nai nói
chung. Đồng thời, luận văn sẽ trình bày những yếu tố tác động đến nghi lễ vòng đời
của người Mạ.
Dựa trên những cơ sở tư liệu đã công bố của các nhà khoa học, nhà nghiên
cứu và tư liệu thu thập qua điền dã của học viên, luận văn trình bày một cách có hệ
thống, khoa học và tương đối đầy đủ về nghi lễ vòng đời truyền thống và trong bối
cảnh hiện nay của người Mạ ở xã Tà Lài huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Qua luận
văn, học viên bước đầu xác định các chức năng đặc trưng của nghi lễ vòng đời
người Mạ ở xã Tà Lài biểu hiện qua các thành tố sinh đẻ, nuôi dưỡng, giai đoạn



3

trưởng thành (cà răng, căng tai, hôn nhân) và giai đoạn tang ma. Đồng thời, luận
văn đã trình bày các yếu tố tác động đến nghi lễ vòng đời của người Mạ ở Tà Lài kể
từ sau năm 1975 đến nay.
Trên cơ sở xác định được những yếu tố tác động, học viên trình bày xu
hướng vận động của nghi lễ vòng đời người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú trong
tương lai dựa trên những cứ liệu khoa học để góp phần nâng cao cơng tác quản lý,
ứng xử của chủ thể, khách thể một cách khoa học và phù hợp nhất.
- Mục tiêu nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu đề tài này, học viên làm rõ các
mục tiêu cơ bản sau:
+ Nhận diện, tìm hiểu các thành tố của nghi lễ vòng đời người Mạ ở xã Tà
Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
+ Phân tích các yếu tố, đặc điểm, chức năng của nghi lễ vòng đời người Mạ
ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai;
+ Xác định, phân tích những yếu tố tác động đến nghi lễ vòng đời người Mạ
ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay.
+ Đưa ra xu hướng vận động, biến đổi của nghi lễ vòng đời người Mạ ở xã
Tà Lài trong đời sống xã hội đương đại và tương lai của tộc người Mạ.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Người Mạ có q trình sinh sống lâu đời ở vùng Lâm Đồng, Đăk Nơng và
Đồng Nai, có văn hóa truyền thống độc đáo, đa dạng và đặc trưng trong bức tranh
văn hóa tổng thể 54 dân tộc ở Việt Nam. Chính vì vậy, người Mạ, văn hóa của
người Mạ là những đối tượng quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả, nhà nghiên
cứu, nhà khoa học, các cơ quan, các tổ chức quốc tế… từ những năm đầu thế kỷ
XIX cho đến nay.
- Nhóm cơng trình của các học giả nước ngồi:
Trong những nghiên cứu về văn hóa tộc người Mạ đầu thế kỷ XX chúng ta

phải kể đến các học giả người Pháp mà đại diện tiêu biểu là Jean Boulbet (1926 –
2007). Jean Boulbet xuất thân là một người lính, qua Việt Nam phục vụ trong quân
đội Pháp ở Sài Gòn từ năm 1945. Sau 2 năm phục vụ, Jean Boulbet xuất ngũ nhưng


4

lựa chọn ở lại Việt Nam vì niềm đam mê nghiên cứu các dân tộc bản địa ở vùng đất
huyền bí này. Ơng đã có thời gian dài sinh sống cùng với người Mạ, lấy vợ người
Mạ ở khu vực Đồng Nai Thượng để tìm hiểu, nghiên cứu và cho đời một loạt tác
phẩm xuất sắc về tộc người Mạ. Những cơng trình nghiên cứu của Jean Boulbet
chứa đựng nhiều dữ liệu quý giá và rất cần thiết đối với những nhà nghiên cứu về
người Mạ nói chung và tác giả luận văn này nói riêng. Năm 1957, ơng xuất bản tác
phẩm “Quequees aspects du Coutumier (Ndri) des Chau Maá -Vài phương diện
phong tục tập quán (Ndri) của người Mạ, Ecole Francaiase D’Extreme – Otient
Paris (người dịch: Yên Tri). Công trình đã ghi chép và phân tích khá tỉ mỉ luật tục
(Ndri) của tộc người Mạ ở khu vực Đồng Nai Thượng, bao gồm các quy định về
hôn nhân, tang ma, tập quán sinh hoạt của cộng đồng. Đây là nguồn tài liệu vơ cùng
giá trị và có độ tin cậy cao giúp học viên tìm hiểu, nghiên cứu nghi lễ vịng đời
truyền thống của tộc người Mạ nói chung và tộc người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân
Phú nói riêng.
Năm 1967, tác phẩm Pays des Maa' Domaine des génies, Nggar Yang của
Jean Boulbet được xuất bản ở Paris. Năm 1999, tác phẩm này được Đỗ Văn Anh
dịch, Nxb Đồng Nai phát hành với tựa đề: Xứ người Mạ, lãnh thổ của thần linh.
Cơng trình mơ tả tồn bộ xứ Mạ gồm nếp sống, phong tục tập quán, các dịng họ,
các bài tình ca,... khá chi tiết. Những nguồn tư liệu của cơng trình là những cơ sở dữ
liệu tin cậy để tác giả luận văn nghiên cứu, so sánh đối chiếu trong quá trình điền
dã, thu thập tư liệu thực hiện luận văn.
Năm 1966, một nhóm nghiên cứu người Mỹ thuộc Trung tâm Phân tích
Thơng tin Văn hố (the Cultural Information Social Systems) của American

University gồm Joann L.Schrock, William Stockton, Elaine M. Murphy và Marilou
Fromme đã công bố cơng trình khảo cứu với tựa đề Minority groups in the Republic
of Vietnam. Cơng trình này là nguồn tư liệu hữu ích cho quân đội và những cá nhân
biên soạn thơng tin cho các viện xã hội, kinh tế, chính trị liên quan đến các nhóm bộ
tộc ở miền Nam Việt Nam. Tại chương 4, phần tộc người Mạ với nhan đề: “Cấu
trúc xã hội người Mạ” (từ trang 445 đến trang 449) các nhà nghiên cứu đã miêu


5

thuật cấu trúc gia đình, thói quen hàng ngày, trong đó, nói rõ những quy định,hình
phạt về những vi phạm trong hơn nhân, gia đình của người Mạ.
- Nhóm cơng trình của các tác giả trong nước:.
+ Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận, lý thuyết về nghi lễ vòng đời
Nghi lễ vòng đời người là một thành tố của văn hóa truyền thống, phản ánh
những quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của mỗi dân tộc. Tìm hiểu,
nghiên cứu nghi lễ vịng đời người sẽ góp phần nhận diện những giá trị văn hóa đặc
trưng của từng dân tộc. Do đó, đã có nhiều cơng trình, đề tài nghiên cứu về cơ sở lý
luận, lý thuyết và thực trạng các thành tố cấu thành nghi lễ vịng đời và những biến
đổi của nó trong những giai đoạn khác nhau:
Cơng trình Nghiên cứu văn hóa: lý thuyết và thực hành, Nxb Văn hóa Thơng
tin phát hành năm 2015, Chris Barker đã đưa ra quan điểm, nhận thức mới về văn
hóa và nghiên cứu văn hóa. Theo tác giả văn hóa nên được hiểu là việc thực hành
một phong cách sống, văn hóa thay đổi qua thời gian chứ khơng phải là cái gì bất
biến. Tuy nhiên tốc độ của sự thay đổi khác nhau giữa các xã hội khác nhau. Mọi
văn hóa có khuynh hướng vừa chấp nhận vừa chống lại thay đổi. Có ba nguyên
nhân dẫn đến thay đổi văn hóa: do sự thay đổi nội tại của xã hội; sự tiếp xúc giữa
các nền văn hóa; sự thay đổi trong mơi trường tự nhiên. Đối với việc nghiên cứu
văn hóa, cơng trình là một sự tổng quan về các khái niệm, phương pháp, chủ đề, tài
liệu nghiên cứu văn hóa. Nghiên cứu văn hóa được hiểu về mặt các “Lược đồ ý

nghĩa”: ý nghĩa nào được đưa vào lưu hành, bởi ai, vì mục đích gì và vì quyền lợi
của ai, chú ý tới tổ chức các ký hiệu sinh ra ý nghĩa. Nghiên cứu văn hóa theo
“khuynh hướng ngơn ngữ”, từ đó xem văn hóa như là “văn bản”. Nghiên cứu văn
hóa có 3 hướng tiếp cận mới: dân tộc học, tiếp cận Văn bản, sự tiếp nhận. Cơng
trình của Chris Barker được viết rất công phu, rành mạch, đầy đủ và thông tin đáng
tin cậy, cung cấp cho học viên những quan điểm hữu ích khi nghiên cứu đề tài của
mình.
Dựa trên việc nghiên cứu dân tộc Kinh, cơng trình Nghi lễ vịng đời người
của nhóm tác giả Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Hồng


6

Dương, Nxb Hà Nội phát hành năm 2007, đã chia các tập quán, nghi lễ liên quan
đến mỗi cá nhân từ lúc phôi thai đến khi chết đi gồm: nghi lễ với cuộc sống phôi
thai, từ hai nhi đến tuổi đi học, hôn lễ, lên lão, tiễn đưa, lễ tiết. Theo các tác giả,
nghi lễ vòng đời gồm những tập tục, nghi lễ mà mỗi con người được nhào nặn qua
suốt cuộc đời là thế ứng xử của con người trước các mối quan hệ tổng hòa Nhân –
Địa – Thiên. Cơng trình đưa ra luận điểm cho rằng những tập tục, nghi lễ vòng đời
người biến đổi theo dòng lịch sử, dưới ảnh hưởng của các tơn giáo, tín ngưỡng khác
nhau trở nên đa dạng và có nhiều sắc thái khác nhau, song những nét đặc trưng vẫn
ngày càng tô đậm thêm, được cải biến phù hợp với sự phát triển từng thời đại.
Tác giả Nguyễn Khắc Cảnh và Đặng Thị Kim Oanh với cơng trình “Nhân
học về thân tộc, dịng họ, hơn nhân và gia đình”, Nxb ĐH Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh phát hành năm 2015. Trên cơ sở phân tích các quan điểm về hơn nhân,
chức năng và hình thái hơn nhân của nhiều học giả trong và ngồi nước, nhóm tác
giả cho rằng “Hơn nhân là sự kết hợp giới tính tuân thủ những nguyên tắc, quy
định, thủ tục, nghi lễ… theo tập quán hay pháp luật để được cộng đồng xã hội thừa
nhận là hợp pháp và có giá trị lâu dài trên cơ sở hình thành nên gia đình với những
chức năng nhất định” [10, tr. 78]. Ngồi ra, cơng trình đã cung cấp nhiều cơ sở lý

luận về các chức năng, hình thái của hơn nhân và sự ly dị, hình thái tiêu hơn. Cơng
trình giúp cho học viên xác định được nội hàm của thành tố hôn nhân để từ đó triển
khai nghiên cứu thực tiễn của đề tài luận văn.
Cơng trình Hơn nhân và gia đình của người Chơ-ro truyền thống và biến đổi,
của tác giả Lâm Nhân, Nxb Văn hóa Dân tộc phát hành năm 2010. Trên cơ sở
nghiên cứu, tác giả cho rằng những yếu tố hôn nhân và gia đình truyền thống của
người Chơ-ro chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, thực hiện các chức
năng khác nhau, góp phần tạo dựng nên đặc trưng văn hóa của dân tộc này. Theo
tác giả “Hơn nhân là một bước ngoặt lịch sử của cuộc đời con người, sau hôn nhân,
người vợ, người chồng phải gánh vác một vai trị, chức năng nặng nề trong gia đình
và xã hội”[36, tr. 67]. Chính vì vậy, hơn nhân ln nhận được sự quan tâm đặc biệt,
có rất nhiều nghi thức, lễ tục mang dấu ấn lịch sử văn hóa, văn minh và hệ giá trị


7

chuẩn mực xã hội. Từ sau năm 1975, dưới sự tác động của chính sách của Đảng và
Nhà nước, quá trình phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội và sự phát triển khoa học
kỹ thuật, hôn nhân và gia đình truyền thống của người Chơ- ro bắt đầu biến đổi ở
nhiều yếu tố khác nhau.
Võ Thành Hùng, trong cơng trình Nghi lễ vịng đời người Khmer tỉnh Sóc
Trăng, Nxb Văn hóa dân tộc phát hành năm 2012, đã điểm luận một số khái niệm
về nghi lễ vòng đời, trong đó tác giả dẫn luận rằng “Nghi lễ đời người xuất hiện
cùng với xã hội loài người. Trải qua thời gian, những nghi lễ ấy một mặt được duy
trì, một mặt được phát triển, hoàn thiện và xuất hiện những nghi lễ mới” và “trong
những nghi lễ ấy, có nhiều nghi lễ không chỉ gắn với đời sống tâm linh mà còn đánh
dấu những chặng đường trưởng thành của một con người, là những kỷ niệm mà mỗi
con người trong cuộc đời chỉ trải một lần như lễ đặt tên, lễ cưới, lễ lên lão”[26, tr.
28]. Dựa trên việc nghiên cứu những nghi lễ vòng đời truyền thống gồm những
thành tố lễ tục liên quan đến sinh nở và nuôi dạy con cái, lễ nghi cưới hỏi, lễ tục

liên quan đến tuổi già, lễ tục liên quan đến những cá nhân. Cơng trình cịn nghiên
cứu những ngun nhân và hệ quả của quá trình biến đổi trong nghi lễ vòng đời
người Khmer.
Nghiên cứu về nghi lễ liên quan đến cá nhân, tác giả Trần Hạnh Minh
Phương trong cơng trình nghiên cứu Nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng
Đông ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb ĐHQG Hà Nội phát hành năm 2017 đã tiếp
cận theo hướng cấu trúc của Arnold van Gennep – nghi lễ chuyển đổi của nhóm
phương ngữ người Hoa Quảng Đơng. Tác giả sử dụng lý thuyết chức năng của
Radcliffe Brown và Bronislaw Malinowski để xác định các chức năng của những
nghi lễ đánh dấu những bước ngoặt quan trọng của một đời người liên quan đến các
giai đoạn: sinh ra, trưởng thành, kết hôn và mất đi. Thông qua việc mô tả các phong
tục, nghi thức liên quan đến những nghi lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông,
tác giả đưa ra kết luận rằng, nghi lễ chuyển đổi có những chức năng sau: chức năng
tâm lý, chức năng xã hội và chức năng văn hóa – giáo dục.


8

Nghiên cứu về biến đổi văn hóa các làng ven đô thuộc tỉnh Bắc Ninh và
thành phố Hà Nội trong q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, tác giả Nguyễn Thị
Phương Châm đóng góp hai cơng trình Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay
(Trường hợp làng Đồng Kỵ, Trang Liệt và Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh), Nxb Văn hóa Thơng tin và Viện Văn hóa phát hành năm 2009 và Làng ven
đơ và sự biến đổi văn hóa (Trường hợp làng Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố
Hà Nội), Nxb Khoa học xã hội phát hành năm 2016. Hai cơng trình này đã phát họa
khá rõ nét sự biến đổi các làng giàu truyền thống văn hóa thuộc tỉnh Bắc Ninh và
thành phố Hà Nội dưới tác động của q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, sự tăng
trưởng kinh tế và biến đổi đời sống xã hội… đã làm cho văn hóa vật chất và tinh
thần của các làng thay đổi nhanh chóng. Tác giả cho rằng nghi lễ vịng đời người
cũng khơng nằm ngồi xu hướng biến đổi đó. Tác giả dẫn chứng các tập quán, nghi

thức của các nghi lễ liên quan đến đứa trẻ mới sinh, thành đinh, đám cưới, lên lão,
khao lão, chúc thọ, tang ma… của cộng đồng tại các làng đã có nhiều thay đổi rất
khác so với trước kia; có những tập qn khơng cịn được duy trì trong đời sống
hiện nay như lễ trình hàng giáp, lễ mua chức cho trẻ; lễ tơ hồng, lễ thành hồng
trong hơn nhân; lễ lên lão, khao lão…. Trong nghi lễ vịng đời của người dân nơi
đây, có tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa mới, loại bỏ hoặc cải biến những tập quán,
nghi thức để phù hợp với bối cảnh xã hội mới.
Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận, lý thuyết về nghi lễ vòng đời giúp cho
học viên xác định nội hàm, hướng tiếp cận trong nghiên cứu nghi lễ vòng đời của
người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú mặc dù khách thể nghiên cứu của các tác giả
là các tộc người khác nhau.
+ Nhóm cơng trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số Tây Nguyên:
Đối với các học giả người Việt Nam, việc nghiên cứu về các tộc người bắt
đầu được thực hiện từ đầu thế kỷ XVIII, tiêu biểu là cơng trình chuyên khảo như
Phủ biên Tập lục của Lê Quý Đôn, Gia Định Thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức;
Đại Nam Nhất thơng chí tỉnh Biên Hồ… Những cơng trình kể trên dù không trực
tiếp nghiên cứu đời sống xã hội, văn hóa của tộc người Mạ nhưng đề cập đến vấn đề


9

“thổ dân”, “man sách”, “man” ở khu vực Đông Nam Bộ. Đây là những cứ liệu giúp
tác giả truy tìm dấu tích lịch sử của cư dân Mạ.
Cơng trình Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng do Giáo sư Mạc Đường chủ biên, Sở
VHTT tỉnh Lâm Đồng phát hành năm 1983 đã khái quát những nét cơ bản về các
tộc người thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng. Đặc biệt trong cơng trình này có các chun
khảo nghiên cứu của nhiều tác giả liên quan đến những vấn đề kinh tế, xã hội, hơn
nhân gia đình, văn hóa tinh thần của người Mạ như: Phan Ngọc Chiến: Một số vấn
đề dân tộc học nông nghiệp ở vùng người Mạ tỉnh Lâm Đồng, Phan Xuân Biên: Xã
hội cổ truyền của người Mạ qua một số đặc điểm hơn nhân gia đình, Nguyễn Đình:

Một vài nét về văn hóa tinh thần của người Mạ, Phan Ngọc Chiến, Phan Xuân Biên:
Người Mạ.
Năm 1983, Viện Dân tộc học đã biên soạn sách Sổ tay về các dân tộc ở Việt
Nam do NXb Khoa học xã hội phát hành. Cơng trình đã chú giải những đặc điểm
nhân chủng, ngôn ngữ, tộc danh… các dân tộc ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến
tộc người Mạ. Cơng trình đã giúp cho học viên nhận diện đặc trưng của dân tộc Mạ
trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam thông qua những đặc điểm cơ bản.
Công trình “Từ Tây Nguyên tới Đồng Nai” được Nxb Đồng Nai phát hành
năm 1984 là kết quả tư liệu điền dã dân tộc học từ năm 1976 đến năm 1984 của
PGS. Phan Lạc Tuyên. Tác giả đã dày công nghiên cứu đời sống văn hóa vật chất,
tinh thần, xã hội của vài dân tộc ít người ở Tây Nguyên, Thuận Hải và Đồng Nai.
Đề cập người Mạ ở Đồng Nai, tác giả cho rằng đây là một “bộ tộc” cũng giống như
bộ tộc Châu Ro, Srê… thuộc dân tộc Kơho, sinh sống lâu đời ở bán đảo Đông
Dương. Người Mạ theo chế độ phụ hệ nên mọi việc trong gia đình do người đàn
ơng quyết định bao gồm cả vấn đề hôn nhân và tang ma. Con trai người Mạ mang lễ
vật sang nhà gái để hứa hôn và ngày cưới cơ gái tự mình đến nhà trai làm lễ. Người
Mạ phạt vạ rất nặng đối với việc ngoại tình và loạn luân. Trong tang ma, người Mạ
tin rằng linh hồn người chết sẽ về thế giới bên kia giống như thế giới thực tại, linh
hồn người chết vẫn có mối quan hệ với người sống. Cơng trình đã cung cấp nhiều


10

chi tiết quan trọng giúp học viên có thêm những cứ liệu văn hóa trong việc tìm hiểu
các nghi lễ vòng đời truyền thống của người Mạ.
Năm 1987, các tác giả Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Cơng Bình
đã cơng bố cơng trình nghiên cứu “Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh” Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh phát hành gồm 4 tập. Tập 1, phần Lịch sử, các tác giả thực
hiện dựa trên cơ sở nguồn sử liệu, đã khái quát tên gọi, nhân chủng, địa bàn sinh
sống của tộc người Mạ trong bức tranh tổng thể vùng Đông Nam bộ xưa. Theo các

tác giả, người Mạ “làm lúa rẫy, song cũng biết làm lúa nước, thạo nghề dệt vải có
hoa văn đẹp, nghề rèn sắt, nghề làm thuyền độc mộc, ở nhà sàn dài, cũng có tục cà
răng và xâu lỗ tai lớn”[24, tr. 138].
Vấn đề hôn nhân của người Mạ ở khu vực Lâm Đồng được các tác giả Lâm
Tâm và Linh Nga Niek Đam đề cập trong cơng trình nghiên cứu “Một số nét đặc
trưng của phong tục tập quán các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa Dân tộc phát
hành năm 1996. Theo tác giả, người Mạ theo chế độ phụ hệ, con trai, con gái có
quyền đi hỏi vợ, hỏi chồng nhưng lễ vật hỏi cưới khác nhau tùy theo người đi hỏi là
ai. Đám cưới người Mạ diễn ra trong 4 – 5 ngày, loạn luân được xem là trọng tội
với rất nhiều lễ vật nộp phạt. Xã hội người Mạ cũng cho phép lấy vợ lẻ nhưng phải
có sự đồng ý của vợ cả và nộp lễ vật cho vợ cả.
Sách 54 dân tộc Việt Nam và các tên gọi khác của tác giả Bùi Thiết, Nxb
Thanh niên phát hành năm 1999. Đây là cơng trình nghiên cứu cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Phần dân tộc Mạ tác giả nêu một số nét như: nguồn gốc tộc người,
địa bàn cư trú, đời sống kinh tế, tín ngưỡng và các phong tục… Mục đích của cơng
trình mang tính giới thiệu một số đặc điểm cơ bản nên chưa đi sâu phân tích rõ
những đặc trưng văn hóa của các dân tộc.
+ Nhóm cơng trình nghiên cứu về văn hóa người Mạ:
Năm 1986, Ban Dân vận Tỉnh Đồng Nai phối hợp với Viện Khoa học Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu “Các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai”.
Cơng trình đã sử dụng phương pháp liên ngành xã hội học, dân tộc học để bước đầu
tìm hiểu, nghiên cứu quy luật xã hội chung, đặc thù những hoạt động và phát triển


11

hình thái kinh tế và xã hội của những cộng đồng người Chơro, Xtiêng, Mạ ở Đồng
Nai. Đặc biệt, công trình đã đề cập nhiều vấn đề đời sống xã hội, kinh tế của các
dân tộc ở Đồng Nai qua từng giai đoạn 1945- 1954, 1954 – 1975 và sau năm 1975.
Bộ sách 5 tập “Địa chí Đồng Nai” là một cơng trình khoa học của tập thể

nhiều giáo sư, nhà khoa học biên soạn, được xuất bản vào năm 2001, chia theo các
lĩnh vực: tổng quan, địa lý, lịch sử kinh tế, văn hóa, xã hội… Tập 5 (Văn hóa – xã
hội) hơn 16 trang (từ trang 678 đến 694) giới thiệu tổng quan về tộc người Mạ ở
Đồng Nai: thành phần dân cư và dân số, phương thức sản xuất, cấu trúc gia đình, xã
hội và phong tục tập qn. Do đặc điểm của một cơng trình địa chí, nên hàm lượng
thơng tin mang tính khái lượt những đặc trưng văn hóa truyền thống. Cơng trình đã
gợi mở nhiều nội dung liên quan nghi lễ vòng đời giúp học viên có được thơng tin
bước đầu để tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn trong đề tài.
Năm 2005, tác phẩm “Văn hóa Đồng Nai (Sơ thảo)” của tác giả Huỳnh Văn
Tới, Phan Đình Dũng, Nxb Đồng Nai xuất bản là tập hợp nhiều bài viết giới thiệu
văn hóa vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Trong 26 bài viết của cơng trình, có 04 bài
viết đề cập những nội dung cơ bản của tộc người Mạ ở Đồng Nai như phong tục, tập
quán, chuyện kể, hát kể Tăm pơt, lễ hội… Trên nhiều lĩnh vực văn hóa các tộc
người được đề cập, tác giả phác họa những đặc điểm cơ bản nhất về văn hóa truyền
thống và nghi lễ vòng đời người Mạ ở Đồng Nai.
Tác giả Lê Ngọc Canh với cơng trình Nghệ thuật múa tộc người Mạ, Nxb
Văn hóa Dân tộc in ấn năm 2005. Ngồi phần giới thiệu tổng quan, phần lớn nội
dung tác giả phân tích nghệ thuật múa của người Mạ biểu hiện qua các thể loại múa
lao động, múa sinh hoạt, múa tín ngưỡng…Theo tác giả, nghệ thuật múa của người
Mạ vùng Đồng Nai, Lâm Đồng, Đăk Nơng cùng với văn hóa nghệ thuật của đồng
bào là một kho tàng quý giá, tồn tại lâu đời trong nhân dân.
Thơng qua truyện cổ tích, truyện hài ngụ ngôn và dân ca... những yếu tố văn
hóa tinh thần, quan niệm, nhận thức về thế giới tâm linh và trần tục, những luật lệ
(luật tục) của người Mạ được thể hiện khác rõ nét trong các cơng trình nghiên cứu
như cơng trình Khảo luận Tăm Pớt (Loại hình hát kể của người Mạ ở Đồng Nai)


12

của Bảo tàng Đồng Nai sưu tầm năm 2001; Truyện kể người Mạ ở Đồng Nai của tác

giả Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng, Nxb Đồng Nai năm 2008.
Nằm trong dự án “Công bố và phổ biến tài sản văn hóa – văn nghệ dân gian
các dân tộc Việt Nam” của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, năm 2013 các tác giả
Huỳnh Văn Tới, Lâm Nhân, Phan Đình Dũng và cộng sự đã giới thiệu cơng trình
“Văn hóa người Mạ”, do Nxb Văn hóa Thơng tin phát hành. Đây là một cơng trình
nghiên cứu tồn diện, chun sâu về tộc người Mạ ở các khu vực Lâm Đồng, Đồng
Nai và Đăk Nơng. Ngồi lời giới thiệu, kết luận và phụ lục hình ảnh, tư liệu về
truyện kể, dân ca, cơng trình đã phác họa cơng phu bức tranh người Mạ qua các
chuyên đề: lịch sử tộc người, văn hóa vật chất, hoạt động kinh tế, phong tục tập
quán, văn học dân gian, âm nhạc dân gian và nghệ thuật dân gian. Trong cơng trình
này, nghi lễ vịng đời của tộc người Mạ được tác giả trình bày khá chi tiết qua các
thành tố sinh đẻ, hôn nhân, tang ma. Đặc biệt qua những mẫu truyện của tộc người
Mạ đã phản ánh khá rõ nét về những quan niệm, nhận thức của đồng bào về các lĩnh
vực đời sống trong đó có lĩnh vực hơn nhân, tang ma. Theo các tác giả, nghi lễ vòng
đời được thực hành trong những chuẩn mực mà xã hội người Mạ quy định thông
qua trí nhớ, những quy định đó chúng ta thường gọi là luật tục. Luật tục có giá trị
cho tất cả các thành viên, nếu ai vi phạm sẽ bị cả làng phạt tội. Chính nhờ các luật
tục này mà xã hội tộc người Mạ được duy trì ổn định trong mơi trường đặc trưng.
Cơng trình là nguồn tư liệu q, giúp cho tác giả luận văn có được những cơ sở dữ
liệu để so sánh, đối chiếu với tư liệu mà mình sưu tầm, nghiên cứu ở địa bàn xã Tà
Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu đã được công bố dưới dạng sách hoặc
chuyên khảo… văn hóa của tộc người Mạ cịn là đối tượng để học viên các lớp sau
đại học nghiên cứu làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Năm 2003, tác giả Nguyễn
Thành Đức bảo vệ thành công luận án tiến sĩ lịch sử tại Viện Khoa học xã hội tại
Thành phố Hồ Chí Minh về đề tài Múa dân gian các tộc người Mạ, Chơ-ro, Xtiêng
vùng Đông Nam Bộ.. Trong cơng trình tác giả đã khái lượt nghi lễ vịng đời gồm
sinh đẻ, đặt tên, hôn nhân và tang ma của ba tộc người Mạ, Chơ-ro, Xtiêng.



13

Năm 2005, Nguyễn Đăng Hiệp Phố bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với
đề tài Tìm hiểu đời sống tinh thần của người Mạ qua hát kể (kết quả sưu tầm ở
Đồng Nai) cơng trình nghiên cứu các bài hát kể của người Mạ, thể hiện đời sống
tâm linh, phong tục tập qn, lễ hội, tình u hơn nhân gia đình, tình yêu thiên
nhiên, cuộc sống, tâm hồn của tộc người Mạ. Đây là những tư liệu quan trọng để tác
giả có thể nghiên cứu nghi lễ vịng đời truyền thống qua những lời hát kể.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã khắc họa được đặc
điểm văn hóa phong phú và sống động về tộc người Mạ trong bức tranh tổng thể 54
dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong chừng mực tổng luận những tài liệu nghiên
cứu và sưu tầm được, học viên chưa thấy có cơng trình nào nghiên cứu chun biệt
về nghi lễ vòng đời của người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trong
bối cảnh hiện nay. Vì vậy, học viên đã mạnh dạn chọn đề tài này làm luận văn tốt
nghiệp cao học của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các nghi lễ vòng đời của
người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, bao gồm các thành tố: giai đoạn mang thai,
sinh đẻ và nuôi dưỡng, giai đoạn trưởng thành (cà răng, căng tai, hôn nhân) và giai
đoạn tang ma. Khách thể nghiên cứu là cộng đồng người Mạ ở xã Tà Lài, huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, gồm các vị chức sắc trong bòn (làng), cá nhân thụ hưởng
và tham gia các hoạt động liên quan đến tập quán, nghi lễ vòng đời.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu chính của luận văn là khơng gian người
Mạ đang sinh sống tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh tìm hiểu
ở địa bàn chính, học viên sẽ mở rộng tìm hiểu người Mạ đang sinh sống tại địa
phương khác thuộc tỉnh Đồng Nai như huyện Định Quán (thị trấn Định Quán, xã
Gia Canh, xã Phú Tân); huyện Tân Phú (xã Phú Bình, xã Phú Sơn, xã Thanh Sơn).
Việc tìm hiểu thêm ở các địa bàn khác để bổ sung thêm nguồn tư liệu, làm cơ sở để
đối chiếu so sánh nhằm có cái nhìn tồn diện hơn.



14

+ Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở những nghi lễ vòng đời
người truyền thống và bối cảnh hiện nay (từ sau năm 1975 đến nay). Qua việc
nghiên cứu đó sẽ nhận diện được những yếu tố tác động làm biến đổi của các nghi
lễ vòng đời của người Mạ ở Tà Lài.
+ Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu những vấn đề về tập tục, nghi
lễ vòng đời của người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, qua các thành tố: giai đoạn
mang thai, sinh đẻ và nuôi dưỡng, giai đoạn trưởng thành (cà răng, căng tai, hôn
nhân) và giai đoạn tang ma. Trong quá trình nghiên cứu sẽ mở rộng sang một số
lĩnh vực có liên quan đến nghi lễ vịng đời như ẩm thực, văn nghệ, các hoạt động
tơn giáo, chính sách quản lý; q trình giao lưu, tiếp nhận và biến đổi nghi lễ vòng
đời của người Mạ với các tộc người láng giềng khác.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Từ những mục tiêu nghiên cứu của đề tài, học viên đưa ra hai câu hỏi và giả
thuyết nghiên cứu làm định hướng cho quá trình nghiên cứu.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Nghi lễ vịng đời của người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú bao gồm
những thành tố nào, được thực hành và trao truyền ra sao trong cộng đồng?
+ Từ năm 1975 đến nay, những yếu tố nào tác động đến nghi lễ vòng đời
người Mạ và những xu hướng vận động, biến đổi trong thời gian tới?
- Giả thuyết nghiên cứu:
+ Nghi lễ vòng đời của người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú gồm những
thành tố giai đoạn mang thai, sinh đẻ, giai đoạn trưởng thành (cà răng, căng tai, hôn
nhân) và giai đoạn tang ma. Mỗi thành tố của nghi lễ vịng đời người Mạ là tập hợp
có hệ thống của nhiều phong tục và nghi thức như các quan niệm, nhận thức, các
diễn trình nghi lễ, luật tục, các sinh hoạt văn hóa – văn nghệ… nhằm đáp ứng một
hoặc nhiều chức năng khác nhau cho từng cá nhân, gia đình, thân tộc và cộng đồng.

Người Mạ tự nguyện tổ chức thực hành và trao truyền các phong tục, nghi thức gắn
với cuộc đời mỗi cá nhân cho các thế hệ kế truyền. Các nghi lễ vòng đời được hình


15

thành, tồn tại, phản ánh những đặc trưng của môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội mà tộc người Mạ ở Tà Lài đang cư trú.
+ Từ sau năm 1975 đến nay, dưới tác động của chính sách, mơ hình phát
triển kinh tế, q trình đơ thị hóa, tiếp nhận các tơn giáo, sự bùng nổ dân số, q
trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa với nhiều tộc người khác… đã làm thay đổi các nghi
lễ vòng đời của người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú theo nhiều chiều hướng khác
nhau.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, học viên tiếp cận theo hướng liên ngành Dân tộc
học, Sử học, Văn hóa học, Nhân học… và sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính. Trong phương pháp nghiên cứu định tính, học viên sử dụng các kỹ thuật sau:
- Quan sát – tham dự: Đây là kỹ thuật quan trọng trong nghiên cứu các ngành
khoa học xã hội, trong đó có ngành văn hóa học. Để viết luận văn này, học viên đã
xuống địa bàn nơi tộc người Mạ sinh sống tại ấp 4 xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai để trực tiếp tham dự những sinh hoạt cộng đồng trong dài ngày. Đặc biệt,
học viên đã được trực tiếp tham dự trước, trong và sau tập tục, nghi lễ hôn nhân và
tang ma của cộng đồng người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú nói riêng và các khu
vực khác nói chung. Trên cơ sở quan sát, tham dự học viên đã ghi chép cẩn thận,
đầy đủ, chi tiết về các hoạt động này, sau đó về nhà, học viên tổng hợp thành nguồn
tư liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài.
- Phỏng vấn hồi cố là kỹ thuật phỏng vấn những người lớn tuổi đã từng sinh
sống trong những giai đoạn lịch sử mà luận văn nghiên cứu. Nghiên cứu qua lời kể
là một kỹ thuật khá quan trọng trong nghiên cứu này vì nó liên quan đến phục dựng
ký ức, liên quan đến tập tục, nghi lễ vòng đời mà những người cao tuổi đã trải qua

và hiện tại xã hội khơng cịn được duy trì như trước.
- Phỏng vấn sâu: Là kỹ thuật khảo sát tìm hiểu sâu một chủ đề cụ thể nhằm
thu thập đến mức tối đa thông tin cho vấn đề cần nghiên cứu. Đây là một kỹ thuật
quan trọng khi thực hiện đề tài nhằm mang lại nhiều thông tin sâu, chi tiết cho đề
tài. Học viên đã ưu tiên phỏng vấn sâu có chủ định nhiều đối tượng cao tuổi nhưng


16

cịn minh mẫn để khai thác những thơng tin liên quan đến nghi lễ vòng đời (truyền
thống và hiện nay) của người Mạ. Đồng thời, phỏng vấn sâu một số người Mạ đã có
q trình tham gia hoạt động chính trị, một số thanh niên, người trẻ tuổi… để nhận
diện thái độ ứng xử của họ đối với những xu hướng biến đổi nghi lễ vịng đời hiện
nay.
Trong q trình thực hiện, học viên đã sử dụng tiếng Việt để phỏng vấn
những người Mạ biết tiếng Việt.
- Thu thập và xử lý thơng tin qua hình ảnh, âm thanh bằng các công cụ như
máy ảnh, máy quay, máy ghi âm… đã được học viên sử dụng để mô tả, bổ trợ cho
các diễn giải, phân tích theo chủ đề mà nội dung nghiên cứu đề cập. Ngồi ra, trong
q trình thực hiện học viên đã nghiên cứu và tham khảo tài liệu từ các sách, báo,
các bài nghiên cứu, các luận văn, luận án, các tư liệu điện tử, các trang web và tư
liệu thu thập từ các cơ quan ban ngành địa phương… nghiên cứu về tộc người Mạ
đã được công bố.
Các kết quả nghiên cứu thực địa từ những cuộc phỏng vấn sâu, quan sát –
tham dự, hình ảnh, âm thanh… đã được xử lý theo các tiêu chí khác nhau, qua đó so
sánh đối chiếu với những kết quả, thông tin thu thập từ các tài liệu đã công bố trước
đây nhằm đưa đến kết quả khách quan và chính xác nhất.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn tìm hiểu, nghiên cứu nghi lễ vòng đời của
người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai sẽ góp phần cung cấp thêm

nhiều cứ liệu khoa học trong việc bổ sung, kiểm chứng cho những lý thuyết mà luận
văn sử dụng. Bên cạnh đó, luận văn sẽ cung cấp những thơng tin, tư liệu về nghi lễ
vịng đời như giai đoạn mang thai và sinh đẻ, giai đoạn trưởng thành (cà răng, căng
tai, hôn nhân), giai đoạn tang ma. Phân tích, xác định các yếu tố tác động, qua đó
góp phần vào vấn đề nghiên cứu cho các tộc người khác ở Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Những nội dung, thông tin từ luận văn sẽ bổ sung nguồn
tư liệu nghiên cứu về dân tộc ở Việt Nam, chủ yếu người Mạ trên một cộng đồng
phạm vi cụ thể. Từ đó sẽ là nguồn tư liệu cho các cơ quan nhà nước, các nhà nghiên


17

cứu tham khảo … trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy
các nghi lễ vịng đời người, văn hóa truyền thống của người Mạ nói riêng và các tộc
người khác nói chung.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục (bản đồ, hình
ảnh, biên bản phỏng vấn) luận văn chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Nội dung của chương này trình bày những cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu,
làm rõ các khái niệm liên quan đến văn hóa, tập qn, nghi lễ, nghi lễ vịng đời
người, tộc người, văn hóa tộc người…; các khung lý thuyết được sử dụng để làm
sáng tỏ những vấn đề luận văn. Đồng thời, luận văn trình bày tổng quan địa bàn
nghiên cứu, đặc điểm đối tượng nghiên cứu tộc người Mạ.
Chương 2: Tập quán, nghi lễ vòng đời của người Mạ hiện nay
Nội dung đi sâu tìm hiểu, miêu tả, phân tích những thực hành các thành tố
của nghi lễ vòng đời người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trong
mối tương quan giữa truyền thống và hiện nay. Đồng thời trình bày chi tiết những
luật tục, quy định của cộng đồng liên quan đến từng nghi lễ để xác định quan điểm,
nhận thức về thế giới quan và nhân sinh quan của người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân

Phú, tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Những yếu tố tác động và xu hướng vận động, biến đổi trong
nghi lễ vòng đời của người Mạ
Nội dung chương này, tập trung làm rõ các chức năng của nghi lễ vòng đời
của người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và những yếu tố tác động
đến nó từ năm 1975 đến nay. Qua xác định những yếu tố tác động, sẽ dự báo xu
hướng vận động của nghi lễ vòng đời người Mạ trong thời gian tới.


18

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
- Tập quán: Tập quán là một thuật ngữ được hiểu theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tập quán được nêu tại khoản 1, Điều 5
của Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng
để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể,
được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận
và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong
một lĩnh vực dân sự”. Dưới cách tiếp cận ở lĩnh vực khoa học xã hội thì tập qn là
“thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt hàng
ngày, được mọi người công nhận và làm theo” [62, tr. 886].
Mặc dù có nhiều các tiếp cận khác nhau nhưng có chung quan điểm về tập
qn, đó là những thói quen được hình thành, tồn tại lâu dài trong cuộc sống, lao
động hàng ngày, có tính phổ biến, được cộng đồng thừa nhận và thực hiện một cách
thường xuyên. Tập quán gần với thói quen vì nó có tính ổn định, khó thay đổi trong
thời gian ngắn.
- Nghi lễ (ritual): Về mặt từ nguyên, “nghi lễ” có nguồn gốc từ tiếng La tinh

là ritus – dùng để chỉ những hành vi tơn giáo có trật tự trong sự quan hệ với thế giới
siêu nhiên. Từ điển Tiếng Việt thì nghi lễ là “nghi thức và trình tự tiến hành của
một cuộc lễ” [58;430]. Như vậy chúng ta có thể hiểu nghi lễ là diễn trình thực hiện
một cuộc lễ được chuẩn bị và sắp xếp các nghi thức khác nhau trong mỗi một nghi
lễ khác nhau. Đồng thời mỗi nghi lễ lại có nhiều nghi thức khác nhau, song đôi khi
cũng giống nhau. Tuy nhiên đứng trên các quan điểm nghiên cứu Dân tộc học, Văn
hóa học, Xã hội học, Nhân học… thì nghi lễ có những ý nghĩa khác nhau. Theo một
số cơng trình nghiên cứu, từ xa xưa con người đã biết tổ chức thực hành những hoạt
động nhằm cầu khấn với đấng thần linh nhằm che chở cho con người trước những


19

hiện tượng bất lợi của thiên nhiên. Những hoạt động đó được gọi là nghi lễ - nhằm
đáp ứng nhu cầu cần được bình an của con người để chống chọi với những hiểm
nguy ln rình rập. E. B Tylor trong cơng trình “Văn hóa ngun thủy”, đã dành
một chương cuối cùng để viết về nghi thức và lễ nghi. Ơng có quan điểm cho rằng
giữa nghi thức tơn giáo và nghi lễ có những đặc điểm chung, nội hàm chung: “các
nghi thức tôn giáo được chia làm hai phần nhưng thực tế là hịa làm một. Một phần
có ý nghĩa mơ tả - ghi nhớ hay tượng trưng, vì đó là biểu hiện theo lối kịch của tư
tưởng tơn giáo, hay ngơn ngữ điệu bộ của tơn giáo, cịn phần khác thì đó là phương
tiện giao tiếp với những thực thể linh hồn hay tác động tới chúng”[22, tr. 946].
Đồng thời E. B. Tylor còn cho rằng nghi lễ là “cầu nguyện, hiến tế, nhịn ăn, định
hướng và tẩy uế” [22, tr. 948]. Xuất phát từ nhu cầu của đời sống tâm linh, ứng với
tâm lý lo sợ và mong muốn sự bảo hộ của các vị thần linh, cho nên xã hội loài nguời
ngay từ thời xa xưa đã hình thành nên một hệ thống tín ngưỡng phong phú và đi
kèm theo đó là hệ thống nghi lễ liên quan. Nhờ việc thực hành nghi lễ, những người
đang sống trong một xã hội trần tục cầu cúng thần linh những khát vọng, ước muốn
của bản thân mỗi con người.
Trong cơng trình Nhân học Đại cương của Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cơng bố năm 2013 có nhận
định “nghi lễ trong phạm vi nào đó cũng như phong tục tập quán là quy ước lặp đi,
lặp lại thành thói quen, ăn sâu thành nếp vào tâm thức tơn giáo, vào đời sống xã
hội – văn hóa, trong sản xuất và sinh hoạt của cá nhân hoặc của cả cộng đồng,
được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và làm theo” [16, tr. 213] . Nghi lễ
bao gồm hai loại nghi lễ thế tục và nghi lễ tơn giáo. Tuy nhiên, qua cơng trình
nghiên cứu khác, các nhà khoa học lại chia nghi lễ ra nhiều loại khác nhau như hệ
thống nghi lễ trong nông nghiệp cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hịa;
nghi lễ trong ngư nghiệp cầu cho thuận buồm xi gió; nghi lễ trong việc thờ cúng
tổ tiên những thế hệ đã có cơng sinh thành và dưỡng dục; nghi lễ cộng đồng tơn
giáo và nghi lễ liên quan đến vịng đời của mỗi con người.


20

Từ những tập hợp quan niệm về nghi lễ nêu trên, học viên cho rằng nghi lễ là
các nghi thức được thực hiện theo diễn trình một cách có trật tự, hệ thống trong một
không gian thiêng được những cá nhân tạo nên trên cơ sở những đặc điểm văn hóa
truyền thống với những mục đích khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và
cộng đồng.
- Nghi lễ vòng đời người: Nghi lễ vòng đời người được các nhà nghiên cứu
tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và được nhiều ngành khoa học quan tâm như
Dân tộc học, Nhân học, Văn hóa học… Trong cơng trình Nghi lễ vịng đời người
Khmer tỉnh Sóc Trăng, tác giả Võ Thành Hùng dẫn từ một cơng trình nghiên cứu
khác đã nhận định rằng “nghi lễ vòng đời người xuất hiện cùng với xã hội loài
người. Trải qua thời gian, những nghi lễ ấy một mặt được duy trì, một mặt được
phát triển, hoàn thiện và xuất hiện những nghi lễ mới. Trong những nghi lễ ấy, có
nhiều nghi lễ khơng chỉ gắn với đời sống tâm linh mà còn đánh dấu những chặng
đường trưởng thành của một con người, là những kỷ niệm mà con mỗi con người
trong cuộc đời chỉ trải một lần như: lễ đặt tên, lễ cưới, lễ lên lão” [26, tr. 27-28].

Như vậy, nghi lễ vòng đời người gắn với mỗi dân tộc, phản ánh những đặc điểm
văn hóa xã hội của mỗi cộng đồng. Thơng qua nghi lễ, từng cá nhân được khẳng
định ở mỗi giai đoạn của vòng đời. Đặc biệt, nghi lễ vòng đời khơng phải là yếu tố
bất biến mà nó được bồi đắp, loại bỏ, hồn thiện trong tiến trình lịch sử của mỗi dân
tộc. Do vậy, khi nghiên cứu nghi lễ vịng đời người Mạ, chúng tơi sẽ tìm hiểu biến
đổi của những hiện tượng văn hóa liên quan trong các nghi lễ so với khoảng thời
gian được xác định. Đây cũng là điểm quan trọng của luận văn này hướng tới.
Theo Ngơ Đức Thịnh thì nghi lễ vịng đời là “những nghi lễ liên quan đến cá
nhân, từ khi sinh ra đến khi chết” [50, tr. 23]. Nghi lễ vòng đời là cách ứng xử của
cộng đồng đối với một cá nhân, cũng như đối xử với toàn bộ xã hội và thế giới tự
nhiên. Đồng thời nghi lễ vịng đời là nghi lễ mà gia đình, dịng họ, các tôn giáo…
thực hiện cho mỗi cá nhân trong phạm vi xã hội quản lý; là nghi lễ gắn với chu kỳ
sinh học của mỗi cá nhân, từ lúc còn phôi thai cho đến lúc chết. Cũng như những
nghi lễ khác, nghi lễ vòng đời thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa con người với


21

nhau nhằm bảo tồn nịi giống và bảo tồn xã hội loại người. Chúng ta có thể thấy
rằng tập tục, nghi lễ vòng đời là “thế ứng xử của mỗi con người trước các mối quan
hệ tổng hòa Nhân – Địa – Thiên” [63, tr. 6]. Nghi lễ vòng đời không chỉ giới hạn ở
phạm vi từng cá nhân riêng lẻ mà nó có liên quan đến nhiều cá nhân, cộng đồng,
chịu sự tác động của những đặc điểm văn hóa, xã hội của cộng đồng mà chủ thể là
một thành viên. Nghi lễ chu kỳ vòng đời người bao gồm nhiều giai đoạn như: mang
thai, sinh đẻ, thời ấu thơ, tuổi dậy thì, hơn nhân, tuổi già và qua đời. Mỗi giai đoạn
của đời người đều chứa đựng những nhân tố, giá trị văn hóa khác nhau. Hầu hết,
mỗi cá nhân sống trong xã hội đều phải trải qua nhiều giai đoạn theo chu kỳ sinh
học.
- Sự khác nhau giữa nghi lễ vòng đời và nghi lễ chuyển đổi:
Nghi lễ chuyển đổi là thuật ngữ do nhà nhân học Arnold Van Gennep lần đầu

đưa ra trong cơng trình nghiên cứu Rites of Passage (1905). Cơng trình nghiên cứu
khá sâu những nghi lễ liên quan đến thời kỳ chuyển tiếp, có tính chất quyết định đến
đời sống xã hội con người. Theo ông giữa nghi lễ chuyển đổi và nghi lễ vòng đời
khác nhau ở nhiều đặc điểm. Trong khi nghi lễ vòng đời người là những chu kỳ đời
người thiên về quy trình sinh học (sinh ra, trưởng thành, kết hơn, già yếu và chết
đi), thì nghi lễ chuyển đổi được tiến hành khi một cá nhân được chuyển từ vị thế xã
hội này sang vị thế xã hội khác. Nghi lễ chuyển đổi thể hiện được nhiều sự kiện và
nhiều biến đổi có thể mang tính sinh học nhưng cũng có thể mang tính xã hội. Theo
Arnold Van Gennep nghi lễ chuyển đổi bao gồm ba giai đoạn: trước ngưỡng: giai
đoạn tách rời (Separation); trong ngưỡng: giai đoạn quá độ (transition) và sau
ngưỡng: giai đoạn tái hội nhập (incorporation). Tức là “một cá nhân trước hết sẽ bị
tách ra khỏi xã hội theo nghi thức, sau đó bị cô lập trong một khoảng thời gian và
cuối cùng tái hội nhập với xã hội trong vai trị vị trí mới” [16, tr. 218]. Như vậy,
trong mỗi xã hội, mỗi cộng đồng có đặc điểm văn hóa khác nhau thì hình thức thực
hiện nghi lễ chuyển đổi sẽ hồn tồn khác nhau. Đồng thời, trong suốt cuộc đời của
mỗi cá nhân nghi lễ chuyển đổi không chỉ diễn ra một lần mà có thể có nhiều lần
nhằm thay đổi vị thế của cá nhân trong xã hội mà họ đang sinh sống.


22

Trong cơng trình này, học viên quan tâm, nghiên cứu nghi lễ vòng đời theo
những chu kỳ sinh học gắn với cuộc đời của mỗi con người từ lúc sinh ra đến khi
chết đi.
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết chức năng (Funtinonalism):
Trước hết, luận văn của học viên áp dụng lý thuyết chức năng gắn liền với tên
tuổi nhà khoa học Bronislaw Malinowski (1884 - 1942) và Radcliffe – Brown (1881 –
1955). Bronislaw Malinowski quan tâm đến chức năng nhu cầu của cá nhân và đại
diện cho chức năng tâm sinh lý cá thể. Bronislaw Malinowski cho rằng chức năng

của các tập tục là để thỏa mãn những nhu cầu sinh học chủ yếu của cá nhân thông
qua phương tiện văn hóa. Để giải thích các tập tục phải dựa vào các chức năng hiện
có của nó. Ơng đưa ra ví dụ về những kết quả nghiên cứu về người Trobriand ở một
đảo của Thái Bình Dương là trong khi đóng thuyền đi biển, người thợ mỗi khi
chuyển sang một cơng đoạn khác trong kỹ thuật đóng thuyền thường đọc thần chú.
Hành động đọc thần chú có chức năng trấn an tâm lý để có được sự yên tâm và tự
tin hoàn thành chiếc thuyền một cách hoàn hảo. Ngồi ra, người Trobriand cịn có
hình thức trao đổi q tặng rất kỳ lạ gọi là Kalu. Từ những sự việc trên, Bronislaw
Malinowski cho rằng những tập tục và nghi lễ xuất hiện gắn với mỗi cá nhân và
cộng đồng trong xã hội đều đáp ứng nhu cầu nào đó cho những thành viên và cộng
đồng. Mỗi một tập tục, nghi lễ đều có chức năng nhất định, nếu triệt tiêu yếu tố nào
đó trong tập tục, nghi lễ thì sẽ làm văn hóa tộc người lâm vào trình trạng suy thoái
và hủy hoại.
Radcliffe – Brown cho rằng chức năng của các thành tố văn hóa, chẳng hạn như
phong tục tập quán, hay nghi lễ vòng đời là để đáp ứng nhu cầu của con người nhằm duy
trì sự ổn định, cố kết của xã hội, gìn giữ và trao truyền những truyền thống của các thế hệ
trước cho thế hệ sau. Ông quan điểm rằng xã hội bao gồm nhiều bộ phận hợp thành như
kinh tế, văn hóa, giáo dục... kết hợp chặt chẽ với nhau theo một trật tự nhất định, gọi là
cấu trúc xã hội. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ có những chức năng khác nhau nhằm duy trì
ổn định và sự tồn tại của một sự việc, hiện tượng, nghi lễ hoặc một xã hội.


23

Cách lý giải này của Bronislaw Malinowski và Radcliffe – Brown phù hợp
với luận văn của học viên khi nghiên cứu những thực hành nghi lễ trong chu kỳ
vòng đời của người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đó là mỗi
thành tố của nghi lễ vịng đời người Mạ ln có một hoặc nhiều chức năng nhất
định nào đó, nhằm để đáp ứng nhu cầu của cá nhân, gia đình và tập thể. Chức năng
nghi lễ vòng đời người Mạ dựa theo lý thuyết của Bronislaw Malinowski và

Radcliffe – Brown là chức năng tâm lý, chức năng xã hội, chức năng văn hóa – giáo
dục... Phụ thuộc vào từng giai đoạn đời người, các chức năng sẽ có những mức độ
biểu hiện khác nhau, khơng đồng nhất với nhau.
- Lý thuyết đặc thù luận lịch sử (Historical particularision)
Bên cạnh lý thuyết chức năng của Bronislaw Malinowski, luận văn này học
viên sử dụng lý thuyết đặc thù luận lịch sử mà đại diện tiêu biểu là Franz Boas.
Trong bài viết “Các phương pháp nghiên cứu dân tộc học” vào năm 1920 (R.Jon
Mcgee - Richard L. Warms (2010), Lý Thuyết nhân loại học, Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội), Franz Boas nêu các khái niệm về tiếp biến văn hóa, biến đổi văn
hóa. Đặc biệt, Franz Boas cho rằng văn hóa ln biến đổi, để thích nghi với mơi
trường sống. Văn hóa của mỗi cá nhân, cộng đồng đều bị chi phối, ảnh hưởng bởi
môi trường xã hội, môi trường tự nhiên và ngược lại sự thay đổi của môi trường xã
hội, môi trường tự nhiên sẽ ngay lập tức tác động đến văn hóa. Đặc biệt khi hai nền
văn hóa có thời gian tiếp xúc lẫn nhau thì sẽ tiếp thu yếu tố của nhau làm thay đổi
vốn văn hóa truyền thống của cộng đồng mình.
Tiếp cận quan điểm của Franz Boas, học viên cho rằng trong mỗi một môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội sẽ thúc đẩy sự hình thành đặc điểm văn hóa
của dân tộc khác nhau. Khi con người, cộng đồng thay đổi mơi trường sống thì văn
hóa sẽ thay đổi để phù hợp. Đối chiếu với điều kiện cụ thể nghi lễ vòng đời của
người Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hiện nay có
nhiều sự khác biệt so với giai đoạn trước năm 1975 là do sự thay đổi từ môi trường
sống (mơi trường tự nhiên và xã hội), chính sách quản lý và quá trình sàng lọc, lựa
chọn, tiếp thu những yếu tố văn hóa từ bên ngồi. Trước năm 1975, người Mạ ở Tà


×