Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Luận văn nghi lễ vòng đời của người nùng ở huyện thống nhất, tỉnh đồng nai trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 130 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ danh nhân ở
thành phố Biên Hịa tỉnh Đồng Nai” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích
dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Hằng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học, trường Đại học Văn hóa
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn
này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Phan Công Khanh - người
đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này với tất cả lịng nhiệt tình và
sự chu đáo.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo đã trang bị cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm học tập, nghiên cứu khoa học trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Tơi gửi lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi
trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Hằng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 7
5. Lý thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 8
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 11
7. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 12
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................. 15
9. Bố cục luận văn ..................................................................................................... 16
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................... 17
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 17
1.1.1. Quan niệm về tín ngưỡng ................................................................................ 17
1.1.2. Hệ giá trị của tín ngưỡng ................................................................................ 23
1.1.3. Phân biệt đình, đền .......................................................................................... 27
1.2. Tổng quan địa bàn và đối tượng nghiên cứu ................................................. 29
1.2.1. Khái quát thành phố Biên Hoà ........................................................................ 29
1.2.2. Khái qt về tín ngưỡng ở thành phố Biên Hịa ............................................. 31
1.2.3. Tổng quan về tín ngưỡng thờ danh nhân ở thành phố Biên Hòa .................... 33
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 37
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG THỜ DANH NHÂN Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA
................................................................................................................................... 38
2.1. Đặc điểm về đối tượng thờ cúng ..................................................................... 38



2.1.1. Nguyễn Hữu Cảnh (1650 – 1700) ................................................................... 38
2.1.2. Trần Thượng Xuyên (chưa rõ năm sinh - 1720) ............................................. 40
2.1.3. Nguyễn Tri Phương (1800-1873).................................................................... 41
2.1.4. Đoàn Văn Cự (1835 - 1905) ........................................................................... 42
2.2. Đặc điểm về không gian thờ cúng ................................................................... 47
2.2.1. Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh............................................................................. 47
2.2.2. Đền thờ Trần Thượng Xuyên .......................................................................... 49
2.2.3. Đền thờ Nguyễn Tri Phương ........................................................................... 51
2.2.4. Đền thờ Đoàn Văn Cự ..................................................................................... 54
2.3. Đặc điểm về chủ thể thờ cúng ......................................................................... 60
2.4. Đặc điểm về nghi lễ thờ cúng .......................................................................... 64
2.4.1. Thời gian tổ chức nghi lễ ................................................................................ 65
2.4.2. Nội dung nghi lễ .............................................................................................. 67
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 80
Chương 3
Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ DANH NHÂN Ở THÀNH
PHỐ BIÊN HỊA .....................................................................................................81
3.1. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ danh nhân ở thành phố Biên Hòa ................... 81
3.1.1. Đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân thành phố Biên Hòa ...................... 81
3.1.2. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Việt trên vùng đất mới .............. 84
3.1.3. Cố kết cộng đồng trên địa bàn thành phố Biên Hòa ....................................... 87
3.2. Giá trị của tín ngưỡng thờ danh nhân đối với người dân thành phố Biên
Hòa ............................................................................................................................91
3.2.1. Giá trị nhận thức.............................................................................................. 91
3.2.3. Giáo dục truyền thống ..................................................................................... 96
3.2.3. Giá trị nghệ thuật........................................................................................... 101
3.2.4. Giá trị kinh tế ................................................................................................ 102
3.3. Những vấn đề đặt ra trong tín ngưỡng thờ danh nhân ở thành phố Biên
Hòa hiện nay ..........................................................................................................104



3.3.1. Về không gian thờ tự ..................................................................................... 105
3.3.2. Về chủ thể ..................................................................................................... 108
3.3.3. Về nghi lễ ...................................................................................................... 109
3.4. Một số khuyến nghị.......................................................................................... 110
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 115
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 120
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 125


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biên Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử khai phá hơn 300 năm, với người
Việt từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc đến khai phá, lập nghiệp cùng với sự
du nhập của người Hoa từ Trung Quốc sang, hình thành nên những khu vực dân
cư khá sớm ở Nam Bộ như: Bàn Lân, Bến Cá, Bến Gỗ, Cù Lao Phố… Những tín
ngưỡng dân gian phong phú như: đình, đền, miếu, chùa... hằng năm, có nhiều lễ
hội diễn ra là một trong những sinh hoạt văn hóa đáp ứng nhu cầu tinh thần của
người dân Biên Hịa. Tín ngưỡng thờ danh nhân, là một loại hình tín ngưỡng đã
có từ lâu đời của người Việt, khi đến vùng đất mới Biên Hòa sinh sống và lập
nghiệp, họ mang theo cả niềm tin tín ngưỡng vào vùng đất mới, đồng thời xây
dựng những cơ sở thờ cúng nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng
dân tộc đã có cơng khai phá nên vùng đất Biên Hòa.
Hiện nay, Biên Hòa là thành phố cơng nghiệp, phát triển nhiều loại hình
kinh tế thị trường, giao lưu văn hóa từ bên ngồi, hội nhập quốc tế, là trung tâm
kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh Đồng Nai, là đầu mối giao lưu đa dạng của
vùng Đông Nam Bộ. Thêm vào đó, sự cộng cư của nhiều thành phần dân tộc trên

địa bàn thành phố Biên Hòa qua các giai đoạn lịch sử đã làm đa dạng, phong phú
thêm những sắc thái văn hóa vùng đất Biên Hịa. Song song với việc phát triển
kinh tế, xã hội thì văn hóa cũng là một phương diện để xây dựng và phát triển.
Cũng như các phạm trù văn hóa, văn hóa tâm linh một yếu tố của tín ngưỡng dân
gian truyền thống đang dần được phục hồi sau một thời gian bị lãng qn. Cùng
với xu thế khơi phục nền văn hóa truyền thống dân tộc, trên thành phố Biên Hòa
đang từng bước trùng tu, tơn tạo các di tích lịch sử, nhằm để góp phần vào việc
giữ gìn tín ngưỡng truyền thống trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời, góp phần nhận diện các giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng truyền
thống trong tình hình hiện nay. Việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ danh nhân trên


2

địa bàn thành phố Biên Hòa là việc làm cần thiết, góp phần giữ gìn đạo lý ”uống
nước nhớ nguồn”, một đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam suốt
mấy nghìn năm lịch sử, do vậy tơi chọn đề tài: ”Tín ngưỡng thờ danh nhân ở
thành phố Biên Hịa tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống và khái quát những đặc điểm của tín ngưỡng thờ danh nhân ở
thành phố Biên Hịa
- Xác định các giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ danh nhân trong đời
sống tinh thần của người dân thành phố Biên Hịa. Đồng thời, tìm hiểu những
biến đổi trong việc thực hành tín ngưỡng thờ danh nhân của người dân.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tín ngưỡng là một chủ đề đã từ lâu được các nhà khoa học trong và ngồi
nước nghiên cứu, nhiều cơng trình khoa học lớn nhỏ đã được công bố, trong
khuôn khổ luận văn, tác giả tìm hiểu một khía cạnh nhỏ trong hệ thống tín
ngưỡng đó là tín ngưỡng thờ danh nhân.
Nhóm nghiên cứu về tín ngưỡng thờ thần

Nguyễn Duy Hinh trong cuốn “Tín ngưỡng thành hồng Việt Nam”, của
Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1996), đã trình bày về Thành hồng làng bắt
nguồn từ đâu và hình thành từ khi nào. Theo tác giả thành hồng làng có cả nhân
thần là các nhân vật anh hùng lịch sử, những tiền hiền khai hoang lập ấp, tổ sư
các nghề… trong đó nhân thần là loại thành hồng có số lượng lớn nhất, tác giả
chia làm bốn bộ phận chính: bộ phận thứ nhất là những bậc đế vương, danh
tướng danh nhân lịch sử, các đời sử sách chính được lưu truyền; bộ phận thứ hai
là những nhân vật vô danh trong sử sách nhưng có thể là những anh hùng địa
phương đã huyền thoại hóa, bộ phận thứ ba là những người khai hoang lập ấp
được dân thờ làm thành hoàng, bộ phận thứ tư là một số nhân vật có thật hay
khơng có thật nói chung là những nhân vật cứu khổ, cứu nạn cho nhân dân địa
phương. Tác giả luận văn trình bày theo hướng thờ vị thần có thật trong lịch sử,


3

họ là những danh nhân, danh tướng anh hùng đã có cơng với đất nước được lưu
danh từ đời này sang đời khác để làm sáng tỏ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”,
một đạo lý đã có từ lâu đời của dân tộc Việt. Vì nói theo cách của tác giả “tín
ngưỡng thành hồng thực chất là tín ngưỡng phúc thần, đóng vai trị liên kết
cộng đồng người trong một cộng đồng lãnh thổ nông nghiệp hữu hạn làm nơi
quy y tâm linh cho cư dân. Tín ngưỡng đó mang màu sức Việt trong bản
chất…đó khơng phải là mê tín, chưa phải là tôn giáo (phổ quát). Chỉ mang lại
phước lành cho người nông dân…”[24, tr 410], trên tinh thần đó tác giả luận văn
đồng tình với quan điểm này và mong muốn tín ngưỡng thờ danh nhân trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai phát huy hết tác dụng vốn có của nó.
“ Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ” của Nguyễn Hữu Hiếu, Hội văn
nghệ dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên (2011) đã khái quát văn hóa
tâm linh thành ba dạng trong đó: “văn hóa tinh thần (vơ hình): đó là những hiểu
biết, những suy luận, nhận thức về một niềm tin thiêng liêng đối với một đối

tượng nào đó; văn hóa vật chất (hữu hình)”:là cơ sở vật chất, nơi chốn thờ
phụng: Đình, chùa, miếu, đền thờ…với các đồ khí tự và những biểu tượng liên
quan; văn hóa hoạt động: đó là nghi thức cúng tế [10], Tác giả trình bày các
dạng văn hóa tâm linh, lý giải nguồn gốc tín ngưỡng thờ thần và quá trình định
hình làng Việt. Đồng thời, tác giả trình bày thêm một số tín ngưỡng mang đậm
dấu ấn thời khai hoang của lưu dân ở Nam Bộ. Cơng trình của tác giả làm đa
dạng thêm tư liệu cho luận văn bởi tín ngưỡng thờ danh nhân cũng là một nét
đẹp tâm linh của người Việt từ ngàn đời nay.
Trong cuốn “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” của Tạ Ngọc
Tấn chủ biên, Nhà xuất bản Lý luận chính trị (2015), là tập hợp của rất nhiều bài
viết về tín ngưỡng thờ Hùng Vương, mỗi bài viết trong cuốn sách mang những
nội dung sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương của dân tộc ta, tìm hiểu về
vai trị, giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương, là một cuốn tài


4

liệu tham khảo quý gợi ý cho tác giả viết luận văn có những phát hiện mới trong
q trình viết luận văn
Nhóm nghiên cứu về tín ngưỡng thờ danh nhân ở thành phố Biên Hịa
Trong cơng trình “Cơ sở tín ngưỡng và lễ hội truyền thống ở Biên Hòa”
của Phan Đình Dũng, Nhà xuất bản Đồng Nai (2010) tác giả đã trình bày q
trình hình thành tín ngưỡng của người Việt từ khi vào khai hoang lập ấp: “Trên
địa bàn Biên Hịa có 34 ngơi đình. Có thể nói đình làng là một dấu ấn xác định
sự hình thành của cộng đồng người Việt trên vùng đất mới. Khi nhà nước chưa
quản lý, những người di dân tự do đến vùng đất mới gắn kết nhau trong làng qua
hình thức cộng đồng chung trong tín ngưỡng thờ phụng mà ngơi đình là cơ sở
tiêu biểu nhất” [13]. Ngồi việc nêu lên những thành tố kiến trúc trong đình, tác
giả đã trình bày đối tượng thờ trong đình: Thờ thần hồng bổn cảnh, thờ nhân
thần: Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Tri Phương, Trần Thượng Xun, Đồn Văn

Cự, Trương Cơng Định. Mỗi nhân vật tác giả trình bày hồn cảnh xuất thân và
sự nghiệp. Đồng thời, tác giả đã miêu tả phần lễ và hội khá chi tiết. Những thơng
tin đã trình bày của tác giả là những tư liệu quý cho tác giả luận văn, tuy nhiên
tác giả chưa đi sâu phân tích ý nghĩa và giá trị của từng đối tượng trong tín
ngưỡng. Dựa trên cơ sở tín ngưỡng của người Việt ở Biên Hòa luận văn này sẽ
đi sâu vào phân tích giá trị và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ danh nhân.
“Đồng Nai góc nhìn văn hóa” của đồng tác giả Huỳnh Văn Tới - Phan
Đình Dũng, Nhà xuất bản Đồng Nai (2013): Trong phần đình và lễ hội ở Biên
Hịa đã trình bày về sự hình thành và tên gọi, thành tố kiến trúc, đối tượng thờ.
Theo tác giả cuốn sách thì “đối tượng thờ trong đình ở Biên Hịa rất phong phú,
đó là tập hợp những thần linh mà dân làng tôn thờ và thể hiện trong việc bài trí
trong khn viên đình và nội thất của đình: Thờ thần thành hồng bổn cảnh và
thờ nhân thần, theo tác giả thì một số đình ở Biên Hịa thờ thần là những con
người có thật trong lịch sử, có những cơng lao trên nhiều mặt đối với vùng đất
Biên Hòa hay cả Nam Bộ hoặc của cả đất nước. Những nhân vật này có một số


5

được triều đình nhà Nguyễn phong thần qua sắc phong (thượng đẳng thần) hoặc
cũng có những người khơng được sắc phong nhưng lịng dân tơn thờ. Chắc chắn,
những nhân vật này có sau khi đình thành lập. Như vậy, thuở ban đầu thành lập,
đình là nơi thờ thần hồng bổn cảnh. Khi những nhân vật lịch sử được tôn thờ
trong đình, xem như dân làng của đình ấy tơn thờ họ là Thành hoàng hoặc đồng
nhất với vị thành hoàng có khái niệm chung chung trước đó” [54], tác giả đã
trình bày đối tượng thờ sau: Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Tri Phương, Trần
Thượng Xuyên, Đoàn Văn Cự.
Với tư cách là một dạng văn hóa tâm linh, các tục thờ cúng của người Việt
trên đất Đồng Nai được nhiều tác giả quan tâm. Các cơng trình thường nghiêng
về mơ tả hiện thực, đi sâu vào nghi thức cầu cúng, truy nguồn gốc, bối cảnh lịch

sử ra đời cũng như tác động của hồn cảnh, mơi trường địa lý, lịch sử… đến q
trình vận động chuyển hóa của các dạng sinh hoạt của tín ngưỡng hơn là tìm hiểu
cái ý nghĩa thực sự và giá trị của tín ngưỡng thờ danh nhân của người Việt hiện
nay.
Ngoài ra một số tài liệu viết về đền thờ cụ thể là những nguồn tư liệu tham
khảo để tác giả hồn thành luận văn này:“Di tích đền thờ Nguyễn Tri Phương”
của Ban Quản lý di tích tỉnh Đồng Nai (2013) đã giới thiệu và khái quát về
Phường Bửu Long nơi có ngơi nền tọa lạc, giới thiệu về thành phố Biên Hịa,
đồng thời trình bày thân thế và sự nghiệp, lịch sử hình thành và phát triển của di
tích, cuốn sách cịn khẳng định đền thờ là di sản vật thể và phi vật thể của người
dân Biên Hịa và của cả nước nói chung, đồng thời nêu lên những định hướng
bảo tồn và phát huy giá trị di tích: Tác giả cuốn sách nêu ra bảo tồn: Bảo tồn
cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các cơng trình kiến trúc, bảo tồn, phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn và phát huy lễ hội. Tác giả có nêu rằng: Đặc
biệt cần phổ biến sâu rộng giá trị văn hóa nhân văn, ý nghĩa của việc thờ Nguyễn
Tri Phương và đổi tên đình thành đền nhưng chưa nêu lên cụ thể ý nghĩa gì và
giá trị như thế nào? Cuốn sách là nguồn tư liệu quý cho luận văn, dựa trên cuốn


6

sách tác giả luận văn có những gợi ý, là cơ sở chính để tác giả triển khai các ý
nghĩa và giá trị mà thực hành tín ngưỡng mang lại. Từ đó, đi sâu vào khái qt
vai trị và tầm quan trọng của tín ngưỡng thờ danh nhân tại đền, khơng dừng lại ở
đó tác giả có thể triển khai ra những đền lân cận dựa trên những chi tiết mà sách
đã trình bày.
Trong cuốn “Đình Tân Lân kiến trúc và mỹ thuật” (Từ góc nhìn Văn hóa
Việt – Hoa) của tác giả Nguyễn Viết Vinh (2016) Nhà xuất bản Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã trình bày những giá trị văn hóa, chức năng
và vai trị của đình Tân Lân, đồng thời chỉ ra những yếu tố văn hóa Việt – Nam

qua kiến trúc - mỹ thuật qua trang trí, hệ thống tượng thờ và lễ hội của đình Tân
Lân. Trong cuốn “Di tích, đền thờ Đồn Văn Cự” của Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Đồng Nai (Ban quản lý di tích và danh thắng), tác giả đã tổng quan vùng
đất và con người, giai đoạn lịch sử: thực dân pháp đánh chiếm Biên Hòa và cuộc
khởi nghĩa của các sĩ phu yêu nước, trong đó giới thiệu sự ra đời của tổ chức hội
kín thiên địa hội do Đồn Văn Cự lãnh đạo. Phần IV tác gải trình bày về mộ và
đền thờ Đoàn Văn Cự, phần V, khái quát văn hóa vật thể qua các tượng thờ và
phi vật thể qua phần thực hành nghi lễ thờ cúng của người dân, đây là nguồn tư
liệu quý giúp tác giả tham khảo trong quá trình xác định ý nghĩa và giá trị của
việc thờ cúng danh nhân tại đền thờ Đoàn Văn Cự.
Ngồi ra cịn một số tài liệu như: “Đồng Nai di tích văn hóa” của Đỗ Bá
Nghiệp (chủ biên) (1993) Nhà xuất bản Đồng Nai, “Văn hóa Đồng Nai sơ thảo”
của Huỳnh Văn Tới, Phan Đình Dũng, Phan Xuân Biên (2005), Nhà xuất bản
Đồng Nai; “Đình Miếu và lễ hội dân gian Miền Nam” của Sơn Nam (2009), Nhà
xuất bản trẻ TP. Hồ Chí Minh; “Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh với công cuộc
khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ XVII” của Nguyễn Ngọc Hiền là
những nguồn tư liệu tham khảo quý để tác giả hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các đình, đền ở Biên Hịa
trên nhiều phương diện khác nhau. Nhưng cho đến hiện nay, chưa có cơng trình


7

chuyên biệt nào nghiên cứu đầy đủ về tín ngưỡng thờ danh nhân tại Thành phố
Biên Hịa để từ đó xác định ý nghĩa và giá trị của nó. Do vậy luận văn dựa trên
những cơng trình nghiên cứu đi trước để trả lời những câu hỏi được tác giả luận
văn nêu ra ở mục 6 của phần mở đầu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu cơ sở thờ danh nhân và hệ thống lễ nghi để xác định giá

trị, ý nghĩa và vai trị của tín ngưỡng thờ danh nhân trong đời sống tinh thần của
người dân thành phố Biên Hòa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Không gian nghiên cứu
Hiện nay, trên thành phố Biên Hòa thờ rất nhiều danh nhân thuộc các lĩnh
vực khác nhau: danh nhân lịch sử, danh nhân văn hóa, danh nhân qn sự...
Trong khn khổ luận văn tác giả chọn bốn danh nhân để nghiên cứu:
Nguyễn Hữu Cảnh (1650 – 1700) là quan lại đầu tiên của triều đình được
giao nhiệm vụ vào Gia Định chính thức xác lập vị thế hành chính của vùng đất
mới.
Nguyễn Tri Phương (1800 – 1873) là vị quan của triều đình lúc bấy giờ đã
anh dũng chống Pháp và hi sinh.
Trần Thượng Xuyên (chưa rõ năm sinh - 1720) là người Hoa có cơng khai
khẩn vùng đất Biên Hịa.
Đồn Văn Cự (1835-1905) là người dân có lịng u nước, dám đứng lên
chống Pháp.
Việc thờ cúng các danh nhân trên đây tiêu biểu cho văn hố của người dân
Biên Hịa cũng như người dân Nam Bộ tỏ lịng biết ơn người có công đối với
vùng đất, biết ơn với người đã hi sinh vì Tổ quốc và đồng thời thể hiện tính dung
hợp trong đời sống văn hóa tâm linh của người dân trên vùng đất mới.


8

4.2.2. Thời gian nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của tín ngưỡng thờ
danh nhân ở thành phố Biên Hòa. Nhưng đối với những sinh hoạt thờ cúng cụ
thể, luận văn tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2001 trở lại đây.
Ngày 24/7/2001 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT phê duyệt quy

hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa và danh lam
thắng cảnh đến năm 2020.
5. Lý thuyết nghiên cứu
5.1. Thuyết cấu trúc luận
Lý thuyết cấu trúc có nguồn gốc từ các cơng trình ngơn ngữ học của
Ferdinand de Sausure và Roman Jackobson, được Claude lévi-strauss đưa vào
nhân học văn hóa xã hội, và được Edmund Leach và Victor Turner ứng dụng vào
việc nghiên cứu lễ nghi và lễ hội.
- Ý nghĩa của mỗi biểu tượng phụ thuộc vào nền văn hố sản sinh ra nó,
phụ thuộc vào bối cảnh và thời điểm mà nó ra đời, và tất nhiên, mục đích sử
dụng của nó cũng thay đổi tuỳ thuộc vào các yếu tố trên để giải mã các thành tố
văn hố trong đời sống của con người. Tín ngưỡng thờ danh nhân là một biểu
tượng tâm linh, lập luận này của ông giúp tác giả lý giải sự ra đời của tín ngưỡng
và mục đích mà người Việt gìn giữ cho đến hơm nay.
- Những phối hợp của chúng có thể biến thành nhiều “bản hồ tấu” trong
thế giới của những ký hiệu, tượng trưng và thần thoại. Từ tư duy cặp đối lập, họ
tìm ra yếu tố trung gian xen vào giữa, yếu tố có sứ mạng hoà giải để tạo nên sự
cân bằng. Ngoài tục thờ ông bà tổ tiên, người Việt còn thờ các Vua Hùng và
những người có cơng với đất nước, nó là biểu tượng tinh thần nằm sâu trong
tiềm thức của mỗi con người, thuyết linh hồn, ý niệm giữa người sống và người
chết là cặp đối ngẫu để khi thực hành tín ngưỡng thờ danh nhân tạo nên thế cân
bằng âm dương. Cực âm và cực dương là trung gian giữa “sống và chết”


9

- Biểu tượng và sự đối ngẫu
Việc suy tôn những biểu tượng bảo vệ cho sự tồn vong của cộng đồng thể
hiện tập trung trong nghi thức lễ của hội lễ hằng năm, các nghi thức thường cố
định thành trật tự thể hiện mối quan hệ giữa con người với thần linh, giữa con

người với con người, lễ là thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của mỗi thành viên
trong cộng đồng với thần linh và cầu mong sự trợ giúp của họ, các nghi thức tế
lễ, rước, trong đó có cả việc ăn mặc, động tác, điệu bộ đều mơ phỏng nghi thức
của triều đình phong kiến mà cho tới nay vẫn cịn duy trì [25]. Tín ngưỡng thờ
danh nhân cũng như hình thức văn hóa khác là hệ thống các biểu tượng. Thánh
thần khơng phải là cái gì khác mà là biểu tượng tâm linh của ước vọng con người
vươn tới: chân-thiện-mỹ, biểu tượng của lòng yêu nước, của nghĩa lớn, vì cộng
đồng, vì dân tộc. Các vị thần linh trước hết là tổ tiên của gia tộc, dịng họ của
tồn dân tộc, là thánh mẫu, là các anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, khi sống là
những con người có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp cao cả dựng nước và giữ
nước, khi mất hiển linh còn là chỗ dựa tinh thần cho lớp lớp thế hệ mai sau tiếp
tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Bởi thế, từ bao đời nay tín ngưỡng thờ
danh nhân cũng là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng. Tín ngưỡng là do con
người nghĩ ra trước, chứ khơng phải tín ngưỡng đã có sẵn và gán cho con người
buộc con người phải theo, phải tuân thủ, khi con người đã nghĩ ra niềm tin tín
ngưỡng bằng mọi cách, từ đời này qua đời khác họ có trách nhiệm phải gìn giữ,
bảo lưu và thực hành niềm tin đó.
5.2. Thuyết chức năng
Quan điểm xã hội học của E. Durkheim (1858-1917)
Trong cơng trình “Những hình thái sơ đẳng của đời sống tôn giáo”, ông
nghiên cứu chức năng của tôn giáo đối với xã hội. Theo ông, sự tồn tại của tơn
giáo trong xã hội chứng tỏ nó có một chức năng: góp phần duy trì sự thống nhất
đạo đức trong xã hội. Những nghi lễ tơn giáo góp phần củng cố sự đoàn kết các
thành viên trong một xã hội: chúng chỉ ra cho các thành viên thấy rằng tất cả họ


10

là phần tử của cùng một xã hội, cùng có chung những quy tắc cơ bản về đạo đức,
mong đợi và trách nhiệm [40]. Lập luận này của ông giúp tác giả nhận diện niềm

tin tín ngưỡng là một dạng văn hóa rất đặc biệt của con người, ngồi tính thiện,
tính nhân văn, nó cịn có yếu tố thiêng đồng thời xác định được giá trị nhân văn,
khía cạnh đạo đức, tình cảm riêng và tính cộng đồng gắn bó.
Quan điểm chức năng văn hóa của Bronislaw Malinowski (1884-1942)
Khi “quan sát tham dự” một hiện tượng nào đó trong xã hội (cần quan sát
trực tiếp các nền văn hóa trong tình trạng hiện tại) để tìm ra các hợp phần của
văn hóa phối hợp với nhau để phục vụ như cầu của con người
Theo ông, thiết chế là những cách thức chung và tương đối ổn định để tổ
chức các hoạt động của con người trong xã hội nhằm đáp ứng hay thoả mãn
những nhu cầu hay yêu cầu cơ bản của xã hội. Những đặc trưng chung nhất của
mọi thiết chế bao gồm: điều lệ, con người tham gia, chuẩn mực, cơ sở vật chất,
hoạt động, chức năng. Phân tích thiết chế là phân tích 6 khía cạnh đó trong sự
vận hành của chúng (cấu trúc và quá trình). Đối với Malinowski, ở cấp độ cấu
trúc (xã hội) có 4 yêu cầu cơ bản mang tính phổ quát: sản xuất và phân phối vật
phẩm tiêu dùng, kiểm soát và điều chỉnh hành vi, giáo dục (xã hội hóa), tổ chức
và điều hành các quan hệ quyền lực. Những yêu cầu này được đáp ứng bởi
những thiết chế tương ứng [18]. Tác giả dựa trên lập luận này để giải thích sự
vận hành của làng Việt từ đó giới thiệu đình và cách vận hành của ngơi đình dẫn
đến nơi thờ Thành hoàng làng, thờ thần và thờ danh nhân. Do vậy, việc thờ cúng
các anh hùng đã có cơng với nước là nhu cầu hồn tồn chính đáng và phù hợp
với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Ông tập trung vào nghiên cứu việc các nền văn hóa đương đại vận hành
như thế nào. Theo quan điểm của ông, văn hóa là phương tiện để thỏa mãn các
nhu cầu của các cá nhân riêng biệt và cộng đồng nói chung. Do đó, mọi vật thể
văn hóa (hữu hình hay vơ hình) đều có ý nghĩa và chức năng cụ thể nhằm phục
vụ cho các cá nhân riêng rẽ hay xã hội nói chung. Vấn đề trong tín ngưỡng thờ


11


thành hồng, thờ danh nhân đó là niềm tin vơ hình mà mắt thường khơng thể
nhìn thấy được, nhưng nhu cầu tâm linh ấy, tín ngưỡng của người dân cũng bức
thiết như nhu cầu về ăn, mặc, ở hằng ngày vậy. Hữu hình ở đây được hiểu là các
cơ sở đình đền: với các Kiến trúc mỹ thuật, đồ phối thờ đang được lưu giữ và
trùng tu. Thuyết chức năng giúp tác giả nghiên cứu và giải thích sâu hơn sự tồn
tại qua thời gian của tín ngưỡng thờ thành hoàng làng trong cộng đồng người
Việt, mặc dù qua thời gian, qua biết bao thăng trầm của lịch sử nó cũng bị biến
đổi hay mai một, nhưng nó vẫn giữ được nguyên bản và được truyền từ đời này
qua đời khác.
Theo thuyết chức năng: từ các thiết chế xã hội có thể suy rộng ra các thiết
chế văn hóa: Nhiều thiết chế văn hóa có thể tồn tại được qua thời gian vì chúng
có những chức năng riêng của chúng. Áp dụng thuyết chức năng có giá trị rất lớn
trong việc nghiên cứu và giải thích sự tồn tại qua thời gian của tín ngưỡng thờ
danh nhân.
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Vì sao người dân thành phố Biên Hòa thờ
cúng danh nhân Nguyễn Hữu Cảnh, Trần Thượng Xuyên, Nguyễn Tri Phương,
Đoàn Văn Cự?
Hồn cảnh lịch sử và vị trí địa lý của vùng đất Biên Hòa đã tạo nên những đặc
điểm khác biệt trong tín niệm thờ danh nhân của người dân khi đến vùng đất mới
Biên Hòa lập nghiệp. tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Tín ngưỡng thờ
danh nhân ở Biên Hịa có những đặc điểm gì?
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Tín ngưỡng thờ danh nhân có ý nghĩa và giá
trị gì trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân thành phố Biên Hịa hiện
nay?
Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất giả thuyết được đưa ra là: Tín ngưỡng
thờ danh nhân giúp con người đang sống ở hiện tại nhớ về cội nguồn dân tộc,
biết ơn những người đã có cơng với đất nước, đồng thời có chức năng giáo dục



12

thế hệ hôm nay phải sống, làm việc, học tập và cống hiến hết mình cho sự
nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai, tác giả luận văn tiên liệu rằng: Hoàn cảnh
lịch sử và môi trường tự nhiên đã tác động nhiều đến tín ngưỡng thờ danh nhân ở
thành phố Biên Hịa.
Liên quan đến câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Tác giả luận văn cho rằng: Tín
ngưỡng thờ danh nhân đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân, cố kết cộng
đồng và cân bằng xã hội để từ đó truyền tải những nguyên tắc chuẩn đạo đức
trong cộng đồng và xã hội, đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, ổn định - cân bằng xã hội và phát triển kinh tế.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tiến hành điền dã và sử
dụng hai phương pháp: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để thu
thập thông tin.
Đối với việc chọn điểm cho nghiên cứu định tính:
Quan sát tham dự
Nhằm mục đích đưa ra những hình dung cụ thể về môi trường tự nhiên,
môi trường cư trú, đời sống sinh hoạt của người dân đang thực hành tín ngưỡng
thờ cúng. Phương pháp này giúp tôi thu thập những thông tin ban đầu về đối
tượng nghiên cứu, từ đó đưa ra những định hướng cụ thể cho những vấn đề cần
tìm hiểu, nghiên cứu. Tác giả đang sống và làm việc tại Thành Phố Biên Hòa,
được trải nghiệm thực tế hằng ngày với người dân. Tác giả tiến hành quan sát
tham dự các nghi lễ thờ cúng danh nhân của cộng đồng người Việt tại đây. Để
hiểu rõ hơn về cách thức và nội dung mà họ thể hiện trong từng nghi thức khi
cúng tế cũng như tìm hiểu về quan niệm của họ về tín ngưỡng văn hóa truyền
thống này. Thông qua phương pháp này tôi chứng kiến trực tiếp các hoạt động,
các sự việc, sự kiện diễn ra một cách chân thực, đầy đủ, đồng thời giúp tác giả
thiết lập được mối quan hệ gắn bó với những người tham gia dự lễ giúp thu thập



13

được nhiều thơng tin hữu ích và đáng tin cậy phục vụ cho đề tài. Bên cạnh đó,
quan sát tham dự giúp tác giả nhận diện được những thay đổi trong cách thức tổ
chức lễ hiện nay so với truyền thống. Từ đó, tiến hành tổng hợp, so sánh và phân
tích những thơng tin có được qua quan sát tham dự.
Phỏng vấn sâu
Phương pháp này giúp tác giả tìm hiểu vai trị và giá trị của tín ngưỡng
thờ danh nhân đối với đời sống của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hịa.
Thơng tín viên sẽ cung cấp cho nhà nghiên cứu về trình tự các nghi lễ, lý do và ý
nghĩa của các nghi thức, các biểu tượng trong nghi lễ, tâm thế khi tham gia sinh
hoạt tín ngưỡng, những trải nghiệm cá nhân. Chúng tôi sử dụng phương pháp
phỏng vấn sâu cấu trúc và bán cấu trúc.
Đối với phỏng vấn sâu cấu trúc, trên cơ sở lên danh sách các hộ dân ở xã,
phường nơi có đền thờ, chúng tôi sẽ tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
(mẫu xác suất), tránh mất thời gian của thông tín viên chúng tơi hẹn giờ, hẹn nơi
làm việc và thơng báo trước mục đích cuộc nói chuyện, sử dụng phương án ghi
tốc ký.
Việc chọn mẫu để phỏng vấn sâu chúng tôi cũng cân nhắc chúng tôi cũng
cân nhắc đến các yếu tố như nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính. Để biết những
người cao tuổi có am hiểu về hoạt động tín ngưỡng, người có uy tín, hiểu biết về
lịch sử văn hóa, sở hữu nhiều câu chuyện kể về thần linh, lý giải nhiều hiện
tượng trong hoạt động thờ cúng chúng tơi chọn mẫu dắt dây. Bên cạnh đó, chúng
tơi phỏng vấn những người trẻ tuổi vì độ tuổi này họ sẽ có cách nhìn nhận riêng,
họ có cái nhìn vừa chung vừa riêng so với thế hệ người cao tuổi, nhất là về tính
kế thừa. Đồng thời, yếu tố giới cũng được chúng tôi quan tâm, do khi thực hành
các nghi lễ thì nam giới chủ yếu tiến hành các nghi thức, chúng tôi ưu tiên phỏng
vấn phần lớn là nam giới, nữ giới chỉ tham gia trong các khâu chuẩn bị nên

chúng tơi phỏng vấn ít hơn. Yếu tố nghề nghiệp cũng được chúng tôi chú trọng,


14

vì mỗi nghề nghiệp người dân sẽ có nhận thức và cách thực hành tín ngưỡng
cũng khác nhau.
Mỗi cộng đồng sẽ tiến hành phỏng vấn các đối tượng theo các chiều kích:
độ tuổi 3 giá trị (thanh niên, trung niên và cao niên); nghề nghiệp 6 giá trị (trí
thức, cơng nhân, nông dân, ngư dân, buôn bán, làm nghề tự do), giới tính 2 giá
trị (nam và nữ). Theo đó để có độ thơng tin thống nhất cao, đối với chiều kích độ
tuổi, phỏng vấn 1 thanh niên, 1 trung niên và 1 cao niên, đối với chiều kích giới
tính, phỏng vấn 2 nam và 1 nữ.
Với phỏng vấn bán cấu trúc, chúng tơi tiến hành nhiều cuộc trị chuyện
phi chính thức với người dân ở nhiều vị thế khác nhau trong cộng đồng, cách
làm này sẽ có nhiều tư liệu về lịch sử, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, quan hệ xã
hội. Bên cạnh đó để định hình các đặc trưng của nghi lễ, phong tục truyền thống,
chúng tôi phỏng vấn hồi cố, tác giả lựa chọn phỏng vấn hồi cố theo phương pháp
chọn mẫu có chủ đích, đó là những người cao tuổi đến tham dự nghi thức lễ:
trưởng ban quý tế, và các thành viên nam nữ trong các ban đó. Mặt khác, chúng
tơi cũng tiến hành thảo luận nhóm tập trung (2 cuộc) những người làm cơng tác
quản lý – những người chun nghiên cứu tín ngưỡng dân gian để kiểm định lại
thông tin thu thập được từ cộng đồng qua quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu để
đảm bảo tính chính xác của thơng tin.
Nghiên cứu định lượng
Tiêu chí chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu là cá nhân am hiểu về các nghi lễ,
mang tính đại diện về giới, tuổi, tín ngưỡng.
Đây là điều tra mẫu cá nhân, kết hợp phương pháp chọn mẫu khu vực điển
hình chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
+ Quy trình chọn mẫu:

Dựa theo số liệu di tích đền thờ danh nhân trên địa bàn thành phố Biên
Hịa, chúng tơi chọn 4 điểm nơi có 4 đền thờ và số dân sống lâu đời ở xung


15

quanh các đền thờ danh nhân thuộc xã Hiệp Hòa, Phường Tam Hiệp, Quyết
Thắng, ….
Bằng cách tập hợp danh sách các di tích do ban quản lý danh thắng cung
cấp, lên danh sách tất cả các hộ dân trong các tổ, khóm, cụm gọi chung là tổ dân
phố được chọn và thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với bước
nhảy k (bước nhảy k = tổng số đền thờ/90), trên cơ sở đó chúng tơi lập được
danh sách cá nhân cần phỏng vấn.
Các đơn vị mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, mẫu
nghiên cứu sẽ đa dạng và mang tính đại diện về các yếu tố: giới, tuổi, nguyên
quán, tín ngưỡng, nghề nghiệp.
Bằng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, xử lý tài
liệu, đề tài thu thập những tài liệu đã được công bố, tài liệu liên quan đến chuyên
đề, tài liệu được công bố của các nhà khoa học, tham khảo, kế thừa cơng trình
của các tác giả đi trước để phân tích, nhận định và đánh giá. Chúng tơi cố gắng
làm rõ giá trị vai trò và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ danh nhân đối với người dân
thành phố Biên Hòa.
Dù chọn phương pháp nghiên cứu nào, quy mơ mẫu ra sao chúng tơi cũng
cần có cái nhìn so sánh, đối chiếu, kiểm chứng tư liệu để hạn chế những sai sót.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Việc nghiên cứu những vấn đề về cơ sở lí luận của tín ngưỡng thờ danh
nhân ở Biên Hòa - Đồng Nai nhằm làm phong phú thêm trong việc tìm hiểu giá
trị văn hóa tâm linh của người Việt trên vùng đất mới. Vì Biên Hịa là một vùng
đất thuộc vùng Đơng Nam Bộ, là nơi người Việt đến khai phá đầu tiên, sau đến

người Hoa, nơi đây đã từng là đô thị sầm uất nhất của đất Gia Định xưa.
8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Nghiên cứu tín ngưỡng thờ các danh nhân lịch sử tiêu biểu nhằm xác định
giá trị văn hóa của người Việt trên vùng đất mới Biên Hòa.


16

Bổ sung tài liệu thành văn về nghiên cứu tín ngưỡng thờ danh nhân nói
riêng và tín ngưỡng nói chung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và kết quả nghiên cứu
của đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan
tâm.
Kết quả nghiên cứu của luận văn trong một chừng mực nhất định sẽ hữu
ích cho các nhà quản lý về cơng tác tín ngưỡng ở thành phố Biên Hịa hiện nay.
9. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu
Chương một, trình bày cơ sở lý luận, các khái niệm về tín ngưỡng, nguồn
gốc và bản chất của tín ngưỡng, phân loại tín ngưỡng, so sánh tín ngưỡng và tơn
giáo; trình bày cách hiểu về tín ngưỡng thờ danh nhân. Nêu tổng quan địa bàn
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm của tín ngưỡng thờ danh nhân ở thành phố Biên
Hịa
Chương hai, trình bày các đặc điểm của tín ngưỡng thờ danh nhân trên địa
bàn thành phố Biên Hịa về đối tượng, khơng gian và nghi lễ thờ cúng để từ đó
nêu lên những nhận định, đánh giá về tín ngưỡng thờ danh nhân trong đời sống
văn hóa tinh thần của người dân thành phố Biên Hịa .
Chương 3: Tín ngưỡng thờ danh nhân trong đời sống tinh thần của
người dân thành phố Biên Hịa hiện nay
Chương ba, trình bày ý nghĩa và giá trị của tín ngưỡng thờ danh nhân,

qua đó có những nhận xét về tín ngưỡng thờ danh nhân và cách người dân thực
hành tín ngưỡng.


17

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm về tín ngưỡng
* Khái niệm
Tín ngưỡng là một phương diện quan trọng trong đời sống tinh thần của
con người, đồng thời còn là một hiện tượng văn hóa độc đáo, phản ánh được
niềm tin, ước vọng của con người từ xưa đến nay. Do vậy, tín ngưỡng nhận được
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều chuyên ngành khác nhau như văn
hóa dân gian, tơn giáo học, nhân học… Ở mỗi chuyên ngành, do có cách tiếp cận
riêng, nên việc hiểu khái niệm tín ngưỡng cũng chưa thống nhất với nhau.
Từ điển tiếng Việt giải thích tín ngưỡng là: “Lịng tin và sự tơn thờ một
tơn giáo”, tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn giáo [62, tr 1646]. Theo
giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “lịng ngưỡng mộ, mê tín đối với một
tơn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1, tr. 283].
Theo Ngơ Đức Thịnh: “Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào cái gì
đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào
“cái thiêng”, nó đọc lập với cái “trần tục”,hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan
sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây là niềm tin của tôn giáo, tức là
niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy niềm tin về cái thiêng thuộc về bản chất của
con người, nó ra đời và tồn tại cùng với con người và lồi người, nó là nhân tố
cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật
chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần – tư tưởng đời sống tình cảm…” [44]
Trần Ngọc Thêm cho rằng tín ngưỡng thuộc về văn hóa tổ chức đời sống

cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức
cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo những tập
tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời sống và trình


18

độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do họ
tưởng tượng ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống
cá nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa
thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường… tín ngưỡng trở thành tơn giáo. Ở xã
hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển được thành tôn
giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những mầm mống của những tơn giáo như
thế - đó là Ơng Bà, đạo Mẫu [49, tr. 262].
Luận văn chủ yếu kế thừa các quan điểm nghiên cứu về tín ngưỡng của
các nhà khoa học đi trước để tìm kiếm các giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ
danh nhân, nói theo tác giả Nguyễn Hữu Thơng: “Dù hiểu trên góc độ nào, tín
ngưỡng - tơn giáo vẫn là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một nhu cầu của xã
hội. Và một khi những nhu cầu ấy chưa được những hình thái khác của ý thức xã
hội hồn tồn thỏa mãn thì đối với một số tầng lớp xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo
vẫn là nguồn gốc của giá trị đạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý” [51,
tr.12]. Hoặc nói theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc
(UNESCO): “Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cần có tự hào về quá khứ của mình để
bảo vệ và phát triển văn hóa của mình vào kho tàng văn hóa nhân loại. Sự đa
dạng trong tín ngưỡng, tức niềm tin tín ngưỡng, biểu hiện rất khác nhau, xuyên
qua không gian và thời gian, phụ thuộc hoàn cảnh địa lý - lịch sử của từng quốc
gia, từng dân tộc” [59, tr. 71].
Như vậy, theo tác giả luận văn hiểu tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin
và cách thức thể hiện đức tin của con người đối với những hiện tượng tự nhiên
hay xã hội; nhân vật lịch sử hay huyền thoại có liên quan đến cuộc sống của họ

nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ những đối tượng siêu hình mà người ta
thờ phụng.
Khi tìm hiểu về tín ngưỡng khơng thể khơng nhắc đến nguồn gốc và bản
chất của tín ngưỡng. Theo nhiều nhà nghiên cứu, tín ngưỡng có 2 nguồn gốc cơ
bản: nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lí.


19

Nguồn gốc nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách
quan bởi con người, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện
thực khách quan. Nhờ có nhận thức con người mới có ý thức về thế giới. Ý thức
về cơ bản là kết quả của quá trình nhận thức thế giới của con người.
Con người không lý giải được các hiện tượng tự nhiên nên thần thánh hóa
nó. Từ đó sợ hãi, thờ cúng để được yên lành, được chở che. Mặt khác, con người
tin rằng có một thế giới khác sau khi chết nên người sống cần phải thờ cúng.
Nguồn gốc tâm lý: Tín ngưỡng ra đời trên cơ sở của tâm lý, tình cảm con
người và cộng đồng người trong xã hội. Trong cuộc sống con người, có những
trạng thái tâm lý khác nhau: như bất hạnh, sợ hãi, chán nản... con người dần hình
thành tín ngưỡng để mong được sự chở che, phù hộ, an ủi. Trong cuộc sống hàng
ngày, con người không chỉ tiếp xúc với cái hiện hữu mà cịn phải tiếp xúc với vơ
số những cái vơ hình, trừu tượng, khơng thể lý giải được bằng lý trí mà chỉ có
thể cảm nhận được từ tâm thức, linh cảm. Trong thế giới của tam thức và linh
cảm đó, chỉ có niềm tin vào sự hiện tồn và cứu giúp của các vị thần mà con
người tơn thờ mới có thể giúp họ lý giải, đứng vững và vượt qua những bất trắc
trong hiện thực cuộc sống.
Đồng thời với những trạng thái hân hoan vui sướng, mãn nguyện, lịng
thành kính, sự tự hào, thăng hoa... trong những cung bậc của cuộc sống đôi khi
của là nguyên nhân hình thành tín ngưỡng. Vì sự thành đạt, may mắn, hạnh
phúc, trong cuộc sống đôi khi lại được hiểu là do thần thánh ban cho. Trong các

lễ hội tín ngưỡng, bên cạnh nghi lễ thiêng liêng là phần hội vui vẽ. Tâm lý hồ
hởi, tự giác trong việc tham gia các lễ hội tín ngưỡng cũng là một trong những
điều kiện hình thành tín ngưỡng. Ngồi ra khơng thể khơng nhắc đến các yếu tố
như thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán cũng là những yếu tố dẫn đến
sự hình thành và phát triển tình cảm và niềm tin tín ngưỡng.


20

* Tín ngưỡng và tơn giáo
Về phạm vi: Tín ngưỡng, theo nghĩa rộng bao hàm trong nó có tơn giáo,
theo nghĩa hẹp (niềm tin) là một bộ phận cấu thành tơn giáo. Tín ngưỡng rộng
hơn tơn giáo vì tơn giáo nào cũng có tín ngưỡng, song khơng phải mọi tín
ngưỡng đều là tơn giáo. Tơn giáo phải có đầy đủ: Giáo chủ, giáo lý, giáo luật và
tín đồ. Trong khi đó các loại hình tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ thần thành
hồng, thờ mẫu... đều khơng có hoặc thể hiện một cách mờ nhạt những đặc trưng
cơ bản vừa kể trên của tôn giáo.
Về tổ chức: Tôn giáo được hình thành và tồn tại trên cơ sở lý luận chặt
chẽ, có giáo lý, giáo luật rõ ràng, kinh sách đồ sộ, với những quan niệm về nhân
sinh quan, giải thoát luận, những luận giải, để chứng minh cho sự đúng đắn của
niềm tin tơn giáo. Trong khi đó, tín ngưỡng thường là sự phản ánh đời sống thực
tế một cách trực tiếp, mang tính dân gian đời thường; hình thức thể hiện khá đơn
giản: một bài văn tế (cúng thần thành hoáng) hay một bài khấn (thờ tổ tiên).
Về thiết chế: Các tơn giáo đều có giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp được
đào tạo bài bản và hành nghề suốt đời, đối với tín ngưỡng dân gian thì làm theo
kinh nghiệm, khơng có ai làm một cách chun nghiệp. Đối với tín đồ tơn giáo,
một người trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tơn giáo, nhưng một
người dân bình thường có thể sinh hoạt đồng thời nhiều loại hình tín ngưỡng
khác nhau (vừa thờ cúng tổ tiên, vừa thờ thành hồng bổn cảnh).
Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tơn giáo (nay là Luật Tơn giáo, Tín ngưỡng –

2016) của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 4/2004) đã
phân biệt và quy định rõ hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo như sau:
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tơn thờ tổ tiên, tưởng
niệm và tơn vinh những người có cơng với nước, với cộng đồng, thờ cúng thần
thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian
khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội;


×