Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn nhu cầu giải trí của sinh viên trường đại học văn hóa thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 107 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................................5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................8
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................9
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................................10
Chƣơng 1 ......................................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............11
1.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................11
1.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................11
1.1.2. Phân loại hoạt động giải trí cho sinh viên hiện nay ...........................................20
1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu............................................................................................22
1.2. Tổng quan về đối tƣợng và chủ thể nghiên cứu .....................................................28
1.2.1. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh ............................................28
1.2.2. Sinh viên trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh ..............................29
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................34
Chƣơng 2 ......................................................................................................................36
NHU CẦU GIẢI TRÍ CỦA SINH VIÊN VÀ THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG CỦA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .........................36
2.1. Nhu cầu giải trí của sinh viên trƣờng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh ..36
2.1.1. Nhu cầu tham gia hoạt động câu lạc bộ - đội – nhóm ........................................36
2.1.2. Nhu cầu tham gia biểu diễn văn hóa - nghệ thuật...............................................39
2.1.3. Nhu cầu tham gia các hội thi về văn hóa – nghệ thuật .......................................42
2.1.4. Nhu cầu xem các chương trình văn hóa, nghệ thuật do nhà trường tổ chức ......44
2.1.5. Nhu cầu tham gia dã ngoại, tham quan di tích lịch sử, về nguồn .......................46
2.1.6. Nhu cầu tham gia các hoạt động thể dục thể thao ..............................................48
2.2. Thực trạng đáp ứng nhu cầu giải trí cho sinh viên của trƣờng Đại học Văn hóa
1




thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................50
2.2.1. Thực trạng đáp ứng nhu cầu tham gia hoạt động câu lạc bộ - đội – nhóm ........51
2.2.2. Thực trạng đáp ứng nhu cầu tham gia biểu diễn văn hóa - nghệ thuật .....................53
2.2.3. Thực trạng đáp ứng nhu cầu tham gia các hội thi về văn hóa – nghệ thuật .......55
2.2.4. Thực trạng đáp ứng nhu cầu xem các chương trình văn hóa - nghệ thuật do nhà
trường tổ chức ...............................................................................................................57
2.2.5. Thực trạng đáp ứng nhu cầu tham gia dã ngoại, tham quan các di tích lịch sử,
về nguồn .........................................................................................................................59
2.2.6. Thực trạng đáp ứng nhu cầu tham gia các hoạt động thể dục thể thao ..................61
2.3. Đánh giá chung .......................................................................................................63
2.3.1. Thành quả ............................................................................................................63
2.3.2. Tồn tại ..................................................................................................................65
2.3.3. Nguyên nhân ........................................................................................................67
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................68
Chƣơng 3 ......................................................................................................................70
GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU GIẢI TRÍ .........................................................70
CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ ......................70
HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................................70
3.1. Những yếu tố tác động đến nhu cầu giải trí của sinh viên trƣờng Đại học Văn hố
thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................................70
3.1.1. Những yếu tố khách quan ....................................................................................70
3.1.2. Những yếu tố chủ quan ........................................................................................80
3.2. Giải pháp tổ chức các hoạt động giải trí phục vụ nhu cầu của sinh viên trƣờng Đại
học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới .......................................................82
3.2.1. Nhóm giải pháp chung.........................................................................................82
3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể .........................................................................................86
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................................95
KẾT LUẬN ..................................................................................................................97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 101
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 107
2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên hiện nay sinh ra và lớn lên trong môi trƣờng thông tin đa chiều
và xu thế hội nhập quốc tế, họ là lớp ngƣời chịu nhiều ảnh hƣởng tích cực cũng
nhƣ tiêu cực từ những biến đổi của đất nƣớc và thế giới. Tuy nhiên, phần lớn
sinh viên đều phát huy đƣợc những ƣu điểm và truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
thi đua học tập, rèn luyện, tiếp thu tiến bộ khoa học, cơng nghệ, tạo nên lớp sinh
viên mang tính cách truyền thống và hiện đại.
Đối với sinh viên thì việc học tập là ƣu tiên hàng đầu trong môi trƣờng
giáo dục, để trau dồi kiến thức, kỹ năng chuẩn bị hành trang cho quá trình lập
thân, lập nghiệp. Trong q trình học tập, sinh viên ln cần có sự nỗ lực và đầu
tƣ về thời gian, công sức để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong học tập. Sự cố
gắng đó đơi khi khiến sinh viên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, làm
ảnh hƣởng không tốt đến kết quả học tập của họ. Chính vì thế, giải trí đã trở
thành nhu cầu của mọi sinh viên nhằm lấy lại sự thăng bằng sau thời gian học
tập căng thẳng của mỗi sinh viên. Hoạt động giải trí giúp sinh viên xố tan đi
cảm giác mệt mỏi, tái sản xuất sức lao động, khiến cho quá trình học tập, cống
hiến của họ khơng bị gián đoạn. Nói nhƣ vậy để thấy vai trị của giải trí là rất
quan trọng trong đời sống của sinh viên nói riêng, của mỗi cá nhân trong xã hội
nói chung.
Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế của nƣớc ta đã có nhiều biến chuyển
mạnh mẽ. Thu nhập bình qn đầu ngƣời tăng, mức sống đƣợc cải thiện, nhu
cầu của cá nhân cũng ngày một cao hơn không chỉ là nhu cầu vật chất, mà cịn là
nhu cầu văn hố tinh thần. Nó địi hỏi một sự đáp ứng tốt nhất, kịp thời nhất và
có hiệu quả nhất. Sinh viên là những ngƣời chủ tƣơng lai của xã hội. Xã hội hiện

đại đòi hỏi ở họ khả năng tƣ duy, mong đợi ở họ sự cố gắng không ngừng để
chiếm lĩnh thành công trong học tập và công việc. Nhu cầu giải trí trong sinh
3


viên là vô cùng lớn, nhất là sinh viên đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh,
một đơ thị năng động trong q trình phát triển và hội nhập.
Có thể nói, sinh viên nói chung và sinh viên trƣờng Đại học Văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, hiện nay đang hàng ngày hàng giờ tiếp cận
với những phƣơng tiện thông tin đại chúng hiện đại, với rất nhiều loại hình giải
trí mà chỉ mới cách đây khoảng một, hai thập kỷ cịn khá hiếm hoi. Tính đa dạng
của các loại hình giải trí đã khiến cho cơ hội lựa chọn xu hƣớng giải trí của sinh
viên đƣợc mở rộng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hình này
hiện nay cũng nhƣ sự đáp ứng nhu cầu giải trí cho sinh viên vẫn cịn nhiều bất
cập. Đó là các hoạt động tổ chức tại trƣờng cịn chƣa hấp dẫn, chƣa lơi kéo, thu
hút đƣợc đơng đảo sinh viên tham gia, nội dung chƣơng trình chƣa tốt, có nhiều
chƣơng trình cứ “đến hẹn lại lên”…, trong khi đó các hoạt động giải trí bên
ngồi nhà trƣờng diễn ra rất mạnh mẽ và có sức lơi cuốn sinh viên tham gia.
Thực tế cho thấy, những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhƣng
nguyên nhân quan trọng nhất đó là trong thời gian qua các tổ chức của nhà
trƣờng chƣa tìm hiểu rõ nhu cầu giải trí của sinh viên toàn trƣờng. Nhà trƣờng
chƣa đầu tƣ thật đúng mức cho việc phát triển cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt
động giải trí, chƣa tạo ra đƣợc các sân chơi hợp lý để cuốn hút sinh viên tham
gia trong thời gian rỗi.
Với mục đích nghiên cứu một cách khoa học về nhu cầu giải trí của sinh
viên trong trƣờng cho chúng ta thấy sinh viên hiện nay ƣa chuộng loại hình giải
trí nào, qua đó đề ra những giải pháp cụ thể có tính khả thi trong việc tổ chức tốt
các hoạt động giải trí phù hợp với họ. Và đặc biệt, thơng qua các hoạt động giải
trí đó để giáo dục tƣ tƣởng, bồi dƣỡng lý tƣởng thẩm mỹ, hình thành lối sống
đẹp cho sinh viên nhà trƣờng trong thời gian tới.

Xuất phát từ những lý do trên, tơi chọn đề tài "Nhu cầu giải trí của sinh
viên trƣờng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ
của mình.
4


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm tìm hiểu nhu cầu giải trí của sinh
viên tại trƣờng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, đề ra những
giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tổ chức các hoạt động giải trí, góp phần
phát triển tồn diện các mặt trí – đức – thể - mỹ cho sinh viên tại trƣờng hiện
nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung
giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nhu cầu, nhu cầu giải
trí của sinh viên;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng nhu cầu giải trí và các hình thức tổ chức
hoạt động đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên Đại học Văn hố thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay;
+ Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí
của sinh viên, nâng cao chất lƣợng chƣơng trình, đảm bảo sự phù hợp giữa tính
định hƣớng giáo dục, giá trị văn hóa với nhu cầu giải trí của sinh viên Đại học
Văn hố thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về nhu cầu của con ngƣời đã trở thành đối tƣợng của nhiều
ngành khoa học khác nhau, đặc biệt đối với ngành xã hội học nhu cầu của con
ngƣời đƣợc nghiên cứu theo nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhu
cầu giải trí mà nhà trƣờng phải đáp ứng cho sinh viên theo quy định của Bộ giáo
dục đào tạo thì chƣa đƣợc đề cập đến. Đây cũng là vấn đề khó và mới, mà tác
giả đã và đang kế thừa, vận dụng các cơng trình có liên quan để tìm ra cái mới

của các cơng trình dƣới đây, để phục vụ cho luận văn của mình.
Có thể thấy trong những cơng trình nghiên cứu đã đƣợc cơng bố dƣới hình
thức luận văn, luận án, sách, bài viết tạp chí, đã có khá nhiều tác giả đã đề cập
5


đến thanh niên, sinh viên về các vấn đề văn hóa, giá trị lý tƣởng, nhu cầu và các
hoạt động giải trí dành cho họ.
Cơng trình “Mấy nhận xét về biến đổi nhu cầu giải trí của thanh niên Hà
Nội hiện nay” (2001) của tác giả Đinh Thị Vân Chi. Những kết quả chủ yếu của
nghiên cứu này đã điểm lại sự thay đổi nhu cầu giải trí của ngƣời Việt Nam nói
chung và của thanh niên nói riêng trong thời gian dài (1945-1965). Đó là, giải trí
dƣới hình thức tham gia các trò chơi truyền thống từ cá nhân sang các hình thức
giải trí mang tính tập thể. Sau đó, do những hồn cảnh của lịch sử hình thức giải
trí ít đƣợc thực hiện. Khi đất nƣớc đổi mới, do những thay đổi điều kiện kinh tế,
xã hội, nhƣ xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trƣờng, có sự quản lý
của nhà nƣớc, từ năm 1990 trở lại đây, các hình thức giải trí của ngƣời dân, cụ
thể là thanh niên có những thay đổi, nhƣ từ hình thức giải trí tập thể là chủ yếu,
chuyển sang hình thức giải trí mang hình thức cá nhân. Ngồi ra, cơng trình đã
đánh giá đƣợc sự thay đổi trong việc tham gia các hình thức giải trí của thanh
niên. Các hình thức giải trí đƣợc đƣa ra xem xét là: Giải trí cá nhân: đọc báo,
nghe đài, xem ti vi, giao tiếp; Giải trí tập thể: Hoạt động thể thao... Những nhận
xét chủ yếu đƣợc rút ra từ các hình thức trên, đó là sự thay đổi nhu cầu giải trí
của thanh niên bị ảnh hƣởng bởi thời gian làm việc, đặc điểm cơ quan thanh
niên làm việc hoặc học tập. Sinh viên đa số là những ngƣời trẻ họ là những
ngƣời có nhu cầu giải trí và các hình thức giải trí hiện nay có thể giống nhƣ mọi
thanh niên khác. Vì thế chúng tơi có thể sử dụng các hình thức giải trí đã đƣợc
đề cập ở đây để nghiên cứu nhu cầu giải trí của sinh viên hiện nay.
Nguyễn Ánh Hồng (Đại học sƣ phạm Hà Nội, 2002), trong nghiên cứu
“Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh

trong giai đoạn hiện nay” cung cấp nhiều góc nhìn đáng lƣu ý về sự chuyển biến
các hệ giá trị nói chung cũng nhƣ nhu cầu văn hóa nói riêng của sinh viên trong
sự chuyển đổi ngày càng tăng của xã hội đƣơng đại dƣới tác động của cơ chế thị
trƣờng.
6


Đại học Cơng đồn (2003)“ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet của sinh
viên” do tác giả Hoàng Thị Nga chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã phân tích đƣợc thực
trạng nhu cầu sử dụng Internet của sinh viên; đánh giá đƣợc những yếu tố tác
động đến nhu cầu sử dụng internet nhƣ học tập, tƣ tƣởng đạo đức, lối sống...
Nhƣng nhóm tác giả chỉ dừng lại ở dịch vụ giải trí Internet, tức là mới chỉ đánh
giá đƣợc một khía cạnh của nhu cầu giải trí của đối tƣợng.
Cuốn sách “Nhu cầu giải trí của Thanh niên”, (Nxb Chính trị Quốc gia,
2003) của tác giả Đinh Thị Vân Chi đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về nhu cầu giải trí của thanh niên từ góc độ xã hội học, khn mẫu giải trí của
thanh niên hiện nay, đƣa ra đƣợc xu hƣớng biến đổi nhu cầu giải trí của thanh
niên.
Cuốn sách “Nhu cầu động lực và định hƣớng xã hội” (Nxb Khoa học Xã
hội, 2005) của tác giả Lê Thị Kim Chi đã đề cập đến động lực của nhu cầu, tiền
đề tạo nhu cầu. Qua đó, làm rõ các căn cứ lý luận và thực tiễn cho luận văn, bởi
vì trƣớc nay, có rất ít các cơng trình nghiên cứu đƣợc triển khai theo phƣơng
pháp này... sẽ giúp ngƣời đọc nhận diện sâu sắc hơn những khía cạnh nhu cầu
động lực và phát triển xã hội. Đề tài có thể vận dụng nó để nghiên cứu tiền đề
tạo nhu cầu của sinh viên hiện nay.
Hồng Trần Dỗn trong luận án “Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh
viên” (Đại học sƣ phạm Hà Nội, 2006) nghiên cứu các quá trình tâm lý tác động
tới một nhu cầu văn hóa cụ thể của sinh viên trong xã hội đƣơng đại là điện ảnh.
Bùi Thị Hƣờng trong luận văn “Chiến lƣợc "diễn biến hịa bình" chống
Việt Nam và ảnh hƣởng của nó đối với sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay” (Đại học KHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, 2012) cung cấp nhiều góc nhìn về
các hiện tƣợng văn hóa mới của sinh viên cũng nhƣ sự hình thành và âm mƣu sử
dụng các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhƣ là chiêu bài trong hoạt động diễn
biến hịa bình.
Đỗ Văn Biên (Ban cơng tác sinh viên –VNUHCM, 2013), trong bài viết
7


“Thực trạng đời sống văn hóa và lối sống của thanh niên, học sinh, sinh viên ở
thành phố Hồ Chí Minh” trên website của Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh nêu khái qt các hoạt động văn hóa cũng nhƣ đời sống văn hóa của sinh
viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay dƣới góc nhìn xã hội học và mỹ học; đề ra
một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa của sinh viên; cơng trình này
nhấn mạnh tới các yếu tố về lối sống, các quan hệ xã hội – cộng đồng của sinh
viên, khơng nghiên cứu đời sống văn hóa của sinh viên dƣới góc độ tự thân của
các hoạt động này.
Nhƣ vậy, các cơng trình trên với nhiều góc độ tiếp cận đến sinh viên,
thanh niên và nhu cầu giải trí của sinh viên hiện nay nói chung cũng nhƣ những
biến đổi của nó qua các giai đoạn, các mối quan hệ trong xã hội. Tuy nhiên,
chƣa có cơng trình nào nghiên cứu đánh giá nhu cầu giải trí của sinh viên trƣờng
Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Kế thừa những kết quả nghiên cứu
của các tác giả đi trƣớc làm cơ sở để tác giả nghiên cứu vấn đề của đề tài đề ra.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: nhu cầu giải trí của sinh viên tại trƣờng Đại học
Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi khơng gian: Sinh viên tại trƣờng Đại học Văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh. Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu tại 7 khoa chuyên
môn và 01 tổ bộ mơn của trƣờng: Quản lý văn hóa, nghệ thuật; Du lịch; Xuất
Bản; Di sản Văn hóa; Thƣ viện Thơng tin; Văn hóa dân tộc thiểu số; Văn hóa

học và tổ bộ mơn Truyền thơng văn hố.
+ Phạm vi thời gian: Nhu cầu giải trí của sinh viên trƣờng Đại học Văn
hóa thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (năm 2016). Do hoạt động giải trí của sinh
viên ln ln có sự thay đổi theo nhu cầu của sinh viên ở từng thời điểm cụ
thể. Vì vậy, tác giả chỉ tập trung vào giai đoạn ngắn để có thể đánh giá chính xác
nhất nhu cầu giải trí của sinh viên cũng nhƣ sự biến đổi nhu cầu của sinh viên tại
8


Trƣờng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp khảo sát xã hội học (định lƣợng): Đối tƣợng đƣợc khảo
sát là sinh viên của trƣờng có liên quan đến đề tài. Khảo sát 500 sinh viên ở tất
cả các khoa, bộ môn trong trƣờng:
-

Khoa Quản lý văn hóa, nghệ thuật 100 sinh viên

-

Khoa Du lịch 100 sinh viên

-

Khoa Xuất bản 50 sinh viên

-

Khoa Di sản Văn hóa 50 sinh viên


-

Khoa thƣ viện thơng tin 50 sinh viên

-

Khoa Dân tộc thiểu số 50 sinh viên

-

Khoa Văn hóa học 50 sinh viên

-

Bộ mơn Truyền thơng 50 sinh viên

+ Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành quản lý văn hóa, văn hóa học, tâm
lý học, xã hội học, nghệ thuật học, đồng thời sử dụng phƣơng pháp thống kê,
tổng hợp, phân tích, các tài liệu sơ cấp và thứ cấp.
Thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu này cơ bản sẽ đánh giá đƣợc nhu
cầu hƣởng thụ các hoạt động giải trí của sinh viên theo sở thích, thị hiếu, thẩm
mỹ để đƣa ra những giải pháp cũng nhƣ những hoạt động giãi trí phù hợp cho
sinh viên của từng khoa và sinh viên toàn trƣờng trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài bƣớc đầu nhằm xác định đƣợc những đặc trƣng trong nhu cầu giải
trí của sinh viên trƣờng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Đồng thời, đề tài còn giúp khẳng định vai trò của các hoạt động giải trí nhƣ các
chƣơng trình văn hóa nghệ thuật, các hoạt động giao lƣu, tham quan, về nguồn,
hoạt động thể dục thể thao..., không chỉ đơn thuần là phƣơng tiện giải trí dành

cho sinh viên mà nó cịn phải mang tính giáo dục sâu sắc, tác động tích cực đến
9


tƣ duy, lối sống, thẩm mỹ và thái độ của sinh viên tại trƣờng Đại học Văn hóa
thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy hoặc tài liệu giúp các đơn vị trong trƣờng đƣa ra những chính sách
phù hợp phục vụ cơng tác đào tạo, tổ chức các hoạt động giải trí phù hợp nhằm
xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tốt hơn cho sinh viên trong nhà trƣờng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
Chƣơng 2: Nhu cầu giải trí của sinh viên và thực trạng đáp ứng của
trƣờng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Giải pháp đáp ứng nhu cầu giải trí của sinh viên trƣờng Đại
học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

10


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Sinh viên
Thuật ngữ "sinh viên" có nguồn gốc từ tiếng La-tinh "Student" [55] có
nghĩa là ngƣời làm việc, học tập nhiệt tình, ngƣời đi tìm kiếm, khai thác tri thức.

Nó đƣợc dùng cùng nghĩa tƣơng đƣơng với từ "Student" trong tiếng Anh,
"Etudiant" trong tiếng Pháp và "Cmgenm" trong tiếng Nga. "Sinh viên" là để chỉ
những ngƣời theo học ở bậc đại học và phân biệt với học sinh đang theo học ở
bậc phổ thông.
Từ điển Việt Nam (2001) định nghĩa: “ngƣời học ở bậc đại học” [57].
Theo Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trƣờng đào tạo của
Bộ giáo dục và đào tạo: "sinh viên" là ngƣời đang theo học hệ đại học và cao
đẳng [8].
Từ đó ta có thể hiểu: Sinh viên là những ngƣời đang học tập tại các
trƣờng đại học, cao đẳng, nơi đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã
hội trên mọi lĩnh vực.
1.1.1.2. Nhu cầu
Hiện nay tùy theo khía cạnh tiếp cận mà chúng ta có những định nghĩa
khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất thì nhu cầu đƣợc hiểu là một hiện tƣợng
tâm sinh lý của con ngƣời; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con
ngƣời về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận
thức, mơi trƣờng sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi ngƣời có những nhu
cầu khác nhau. Vì là hiện tƣợng tâm sinh lý nên nhu cầu mang tính chất biến đổi
khơng ổn định.
11


Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, xã hội loài ngƣời vận động và phát triển
theo quy luật thay thế của các hình thái kinh tế, xã hội, sự thay thế này chịu sự
quy định theo sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Những lực lƣợng sản xuất
này sẽ góp phần thoả mãn những nhu cầu cơ bản, sống còn và thoả mãn những
nhu cầu ngày một cao của con ngƣời. Điều đó có nghĩa là nhu cầu kích thích lực
lƣợng sản xuất. Karl Marx viết: “khơng có nhu cầu thì khơng có sản xuất”[72,
tr.865]. Điều này chứng tỏ nhu cầu của con ngƣời không phải là bất biến mà nó
biến đổi và phát triển thƣờng xuyên. Trong mỗi con ngƣời đều tồn tại một hệ

thống nhu cầu, nhu cầu nào lớn hơn thì sẽ chi phối các nhu cầu khác và đòi hỏi
con ngƣời phải đáp ứng nhu cầu đó.
Nhƣng bên cạnh đó, nhu cầu là một mâu thuẫn, vừa xuất hiện, lại vừa mất
đi khi nó hồn tồn đƣợc thoả mãn, rồi lại nảy sinh nhu cầu mới. Chính vì vậy,
những nhu cầu nhất định của con ngƣời là có tính lịch sử, cụ thể nhƣng tổng các
nhu cầu thì tồn tại vĩnh viễn với đời sống hoạt động của con ngƣời. Do đó, hoạt
động giải trí của sinh viên trƣờng Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản của sinh viên, cũng nhƣ tạo ra nhu cầu mới
nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của sinh viên đồng thời
nó cịn mang bản chất xã hội và nhân văn của hoạt động chính bản thân sinh
viên.
Karl Marx khẳng định: “Bản thân các nhu cầu đầu tiên đã đƣợc thoả mãn.
Hoạt động và công cụ để thoả mãn đã có đƣợc đƣa tới những nhu cầu mới, và sự
nảy sinh ra những nhu cầu mới này là hành vi lịch sử đầu tiên” [71, tr.40].
Theo từ điển tóm tắt Xã hội học, “Nhu cầu là địi hỏi điều gì đó cần thiết
để đảm bảo hoạt động sống của cơ thể, của nhân cách con ngƣời, của nhóm xã
hội hoặc tồn xã hội nói chung; là nguồn thôi thúc nội tại của hoạt động” [75,
tr.243].
Khái niệm trên cho thấy nhu cầu mang tính sinh học, nhằm đáp ứng
những đòi hỏi của sự phát triển sinh học của con ngƣời, song mặt khác nhu cầu
12


cũng mang tính xã hội thể hiện ở chỗ dù là của riêng cá nhân nhƣng nhu cầu chỉ
có thể đƣợc đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội. Nhu cầu của con ngƣời là giống
nhau nhƣng ở mỗi thời đại, mỗi xã hội lại đáp ứng chúng theo những cách khác
nhau. Nhu cầu cịn đƣợc đáp ứng trong khn khổ của phong tục tập quán cộng
đồng và bị quy định bởi văn hố cộng đồng.
Có nhiều loại nhu cầu, các loại nhu cầu khác nhau không tồn tại đơn lẻ,
tách rời mà nằm trong mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc tƣơng tác lẫn nhau

trong một chỉnh thể thống nhất. Nhu cầu giải trí là một nhu cầu thiết yếu của con
ngƣời nằm trong hệ thống đó.
Theo tác giả Lê Thị Kim Chi, Viện Triết học đƣa ra khái niệm: “Nhu cầu
là những trạng thái thiếu hụt và những đòi hỏi cần đƣợc đáp ứng của chủ thể
(con ngƣời và xã hội) để tồn tại và phát triển” [12, tr.29].
Theo quan điểm của Tâm lý học thì khái niệm “Nhu cầu” dùng để chỉ “Sự
đòi hỏi tất yếu mà con ngƣời thấy cần đƣợc thoả mãn để đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển” [62, tr.186]. “Nhu cầu bao giờ cũng có đối tƣợng cụ thể và nội
dung của nó do những điều kiện và phƣơng thức thoả mãn quy định. Khi nào đối
tƣợng của nhu cầu có khả năng đáp ứng thì lúc đó nhu cầu trở thành động lực
thúc đẩy sự hoạt động của các cá nhân hay nhóm xã hội" [62, tr.187].
Nhƣ vậy, với cách hiểu về nhu cầu nhƣ trên, chúng ta có thể hiểu: Nhu
cầu là q trình địi hỏi một vấn đề cụ thể của con ngƣời nảy sinh trong hoạt
động của đời sống vật chất và đời sống tinh thần, khi vấn đề đƣợc giải quyết sẽ
phát sinh cái mới tạo nên sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Tóm lại, khi nghiên cứu hệ thống nhu cầu của sinh viên cần phải nghiên
cứu điều kiện xã hội, thời gian rỗi, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, đặc
điểm tâm lý của họ. Chính những điểm đó quy định hệ thống nhu cầu của con
ngƣời. Thƣờng thì con ngƣời thực hiện một hành vi nào đó là để thoả mãn một
hệ thống nhu cầu. Trong hệ thống nhu cầu đó có những nhu cầu cấp thiết hơn nó
thúc đẩy mạnh mẽ con ngƣời tới hành vi và ta gọi những nhu cầu đó là nhu cầu
13


nổi trội.
1.1.1.3. Giải trí
Giải trí là dạng hoạt động mang tính chất tự do hơn các dạng hoạt động
khác, nó khơng hề mang tính cƣỡng bức; con ngƣời có quyền lựa chọn theo sở
thích của mình, trong khn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bƣớc chuyển
từ những hoạt động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt động tự nguyện, đồng

thời cùng là hoạt động không vụ lợi, nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh
thần để đạt sự thƣ giãn, thƣ thả trong tâm hồn, và cao hơn nữa là đạt tới những
rung cảm thẩm mỹ của cá nhân nhƣ thƣởng thức nghệ thuật, chơi các trị chơi,
sinh hoạt tơn giáo…; là những hoạt động giải trí và thời gian dành cho giải trí
đƣợc gọi là thời gian rỗi.
Theo từ điển xã hội học “Giải trí là một dạng hoạt động của con ngƣời,
đáp ứng những nhu cầu phát triển của con ngƣời về các mặt thể chất, trí tuệ và
mỹ học” và “giải trí khơng phải là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu
của đời sống cộng đồng” [63, tr.116].
Theo tác giả Đinh Thị Vân Chi: “Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời
gian rỗi, nhằm giải toả căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con ngƣời và là
điều kiện phát triển con ngƣời và lao động điều kiện phát triển con ngƣời một
cách tồn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ” [14, tr.39-40].
Theo tác giả Đồn Văn Chúc, “Giải trí là hoạt động sản xuất và tiêu dùng
các các tác phẩm văn hoá” [15, tr.28], tác phẩm văn hố đƣợc hiểu theo nghĩa
rộng, là tồn bộ những sản phẩm của các lĩnh vực thuộc nhu cầu tinh thần theo
nghĩa rộng nhất. Để tạo ra sản phẩm văn hố trong khi giải trí là sáng tạo những
sản phẩm tinh thần với nghĩa rộng nhất, không chỉ là viết truyện làm, thơ, vẽ
tranh theo sở thích, khơng chỉ là hoạt động nghệ thuật không chuyên hoặc tham
gia các câu lạc bộ năng khiếu, mà còn gồm cả giao tiếp, tâm sự, tổ chức những
cuộc vui chơi... [14, tr.39].
Giải trí là sản phẩm của lao động. Lao động phải đạt tới trình độ phát triển
14


nhất định mới tạo đƣợc thời gian rỗi cho giải trí. Ngƣợc lại, giải trí giúp con
ngƣời phát triển tồn diện, và nhờ vậy sẽ lao động tốt hơn. Nghĩa là có lao động
thì mới có giải trí, giải trí tốt sẽ lao động tốt, lao động tốt sẽ lại giải trí tốt hơn...
Lao động và giải trí nằm trong mối tƣơng tác chặt chẽ, chuyển hoá và hỗ trợ cho
nhau, nên khơng có lao động thì khơng có giải trí đích thực, khơng có giải trí thì

con ngƣời khơng có cảm nhận về cuộc sống, cũng khơng biết hƣởng thụ những
thành quả lao động của chính mình.
Giải trí là hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi để con ngƣời có thể thực
hiện nhiều hoạt động khác nhau: Có ngƣời tranh thủ làm thêm tăng thu nhập
hoặc học thêm để nâng cao trình độ; Cũng có ngƣời dùng thời gian rỗi để thực
hiện những hoạt động khơng hề có tác dụng gì đối với sự phát triển tồn diện cá
nhân, thậm chí là vơ bổ hoặc có hại nhƣ ăn nhậu, rong chơi hoặc dính vào các tệ
nạn xã hội, những hoạt động lệch chuẩn nhƣ vậy không thuộc nội hàm khái
niệm giải trí.
Giải trí khơng phải là nghỉ ngơi thụ động mà là những hoạt động mang
tính chủ động. Tức là giải trí hồn tồn tự do, do cá nhân lựa chọn và tham gia
một cách chủ động, không hề bị thúc bách bởi một nghĩa vụ, bổn phận nào. Tất
nhiên cùng một hoạt động, có thể là giải trí, có thể khơng là giải trí, tuỳ thuộc
vào thời gian và mục địch hoạt động. Có thể thấy cùng là chơi thể dục, thể thao
nhƣng đối với cầu thủ là hoạt động nghề nghiệp, còn đối với sinh viên thì nó là
hoạt động giải trí, hoặc cùng là hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhƣng đối với
nghệ sĩ thì đó là hoạt động nghề nghiệp, nhƣng đối với sinh viên đó là hoạt động
giải trí. Hoạt động giải trí của sinh viên sau một ngày học tập căng thẳng và mệt
mỏi là các hoạt động nhƣ xem ti vi, nge đài, nghe nhạc, xem chƣơng trình văn
nghệ, đọc sách báo, chơi thể dục thể thao, giao lƣu bạn bè là chủ yếu để tái tạo
sức lao động sau những giờ học tập.
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu: Giải trí là nhu cầu cơ bản
của con ngƣời mà qua đó con ngƣời đƣợc đáp ứng và thõa mãn những yêu cầu.
15


Khi nhu cầu đƣợc đáp ứng sẽ tạo thành nguồn động lực thúc đẩy tái tạo sức lao
động để con ngƣời phát triển tồn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ.
1.1.1.4. Nhu cầu giải trí
Nhu cầu giải trí là nhu cầu hoạt động thẩm mỹ trong thời gian rỗi, vì

khơng bị bức bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi các nghĩa vụ
cá nhân hoặc sự đòi hỏi của nhu cầu vật chất, con ngƣời hồn tồn tự do, thốt
khỏi những băn khoăn, lo lắng thƣờng nhật. Khi đó, với sự thanh thản về trí óc,
sự bay bổng về tâm hồn, con ngƣời tìm đến hoạt động giải trí. Ví dụ, hoạt động
giải trí của sinh viên là giao lƣu gặp gỡ bạn bè, xem phim, xem chƣơng trình
nghệ thuật ca múa nhạc, đọc báo… Theo tác giả Đoàn Văn Chúc, trong bất kỳ
xã hội nào cũng có 4 dạng hoạt động mà con ngƣời phải thực hiện [15, tr.224225]. Cụ thể là:
Thứ nhất, hoạt động lao động sản xuất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của cá nhân và xã hội. Đó là nghĩa vụ xã hội của mỗi ngƣời.
Thứ hai, hoạt động thuộc các quan hệ cá nhân trong xã hội nhƣ ni dạy
con cái, chăm sóc gia đình, thăm viếng họ hàng, bạn bè… Đó là nghĩa vụ cá
nhân của mỗi con ngƣời.
Thứ ba, hoạt động thuộc đời sống vật chất của con ngƣời nhƣ nấu nƣớng,
ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân… Đó là hoạt động thoả mãn nhu cầu vật
chất của mỗi ngƣời.
Thứ tƣ, hoạt động thuộc đời sống tinh thần của cá nhân nhƣ thƣởng thức
nghệ thuật, chơi các trị chơi, sinh hoạt tơn giáo… Đó là hoạt động thoả mãn
nhu cầu tinh thần của mỗi ngƣời.
Qua bốn hoạt động giải trí trên thì hoạt động thứ nhất diễn ra trong
khoảng thời gian nghiêm ngặt, chặt chẽ. Còn ba hoạt động còn lại đƣợc thực
hiện linh hoạt, theo cụ thể của mỗi cá nhân và nó là hồn tồn tự do mà cá nhân
tồn quyền lựa chọn theo sở thích, trong khn khổ chuẩn mực của xã hội. Hoạt
động giải trí trong thời gian rỗi là hoạt động để con ngƣời bộc lộ rõ những khả
16


năng tiềm ẩn của mình. Điều đó là có thể, bởi giải trí là những hoạt động sở
thích, giúp cá nhân bộc lộ và nâng cao khả năng mà trong thời gian lao động
khơng có điều kiện thể hiện [14, tr.47].
Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Khi xuất hiện nhu cầu

giải trí, con ngƣời bị thôi thúc hành động để thoả mãn nhu cầu đó. Nhu cầu giải
trí thuộc các bậc cao của thang nhu cầu con ngƣời do không gắn liền với sự tồn
tại sinh học mà là sự vƣơn cao, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, tự hoàn thiện
và tự khẳng định mình. Nhu cầu giải trí cũng là một bộ phận quan trọng cấu
thành các nhu cầu tinh thần.
Giải trí là nhu cầu của con ngƣời vì nó đáp ứng những địi hỏi bức thiết
của cá nhân, nếu thiếu nó thì sự phát triển của cá nhân khơng thể đầy đủ và toàn
diện. Sau thời gian học tập, lao động mệt mỏi và căng thẳng, các hoạt động giải
trí trở nên vô cùng cần thiết cho việc tái sản xuất sức lao động của con ngƣời.
Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí.
Giải trí là hoạt động thẩm mỹ diễn ra trong thời gian nhàn rỗi, mà thời
gian rỗi có những cấp độ khác nhau cho nên hoạt động giải trí cũng đƣợc phân
theo những cấp độ tƣơng ứng nhƣ giải trí cấp ngày, giải trí cấp tuần, giải trí cấp
năm. Trong xã hội hiện đại, thời gian rỗi có xu hƣớng gia tăng nên nhu cầu giải
trí cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Theo viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thì: nhu
cầu giải trí là nhu cầu nghỉ ngơi về tinh thần, chuyển trạng thái hoạt động của cơ
thể từ các hoạt động sinh tồn sang các hoạt động thƣ giãn về thể chất, trí tuệ,
tâm hồn. Nhu cầu giải trí phụ thuộc vào thời gian rỗi, phƣơng tiện giải trí và sự
phát triển các năng lực cảm thụ thẩm mỹ của con ngƣời. Nhu cầu thẩm mỹ gắn
với các đối tƣợng và cảm xúc thẩm mỹ; phản ánh năng lực thẩm mỹ của con
ngƣời và khả năng tự điều chỉnh năng lực ấy thông qua nghệ thuật.
Đặc điểm của nhu cầu giải trí là mang đến sự thƣ giãn, mang tính phổ
biến, tính thời thƣợng, tính đại chúng. Nhu cầu thẩm mỹ chú ý đến tính nghệ
17


thuật và chức năng thanh lọc của nghệ thuật, thể hiện tính độc đáo của cá nhân,
thể hiện khả năng tinh tế và trình độ văn hóa cao của con ngƣời. Hai nhu cầu
này đều phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nội tại (tƣ tƣởng, tình cảm, trình độ,

nhận thức) của chủ thể. Vậy, thƣởng thức nghệ thuật không phải chỉ để thỏa
mãn nhu cầu giải trí và càng không phải chỉ để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ.
Qua phân tích trên, thì nhu cầu giải trí của sinh viên thể hiện thơng qua
những hoạt động giải trí mà họ thƣờng tham gia sau giờ học tập vào các ngày
thƣờng và ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày tết.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu: Nhu cầu giải trí là những hoạt động thƣ
giãn diễn ra trong thời gian rỗi của con ngƣời đáp ứng yêu cầu của con ngƣời về
thể chất, trí tuệ và tâm hồn mang tính định hƣớng giá trị thẩm mỹ cho con ngƣời
và xã hội.
1.1.1.5. Thời gian rỗi
Theo Karl Marx, quỹ thời gian của cá nhân và xã hội đƣợc phân chia
thành thời gian lao động và thời gian tự do. Thời gian lao động là khoảng thời
gian tất yếu mà mỗi cá nhân buộc phải thực hiện công việc lao động để đảm bảo
sự sinh tồn. Thời gian tự do là khoảng thời gian cịn lại ngồi thời gian lao động,
dành cho những hoạt động mà cá nhân có quyền tự quyết định, tức là thời gian
khơng lao động.
Chính Karl Marx cũng tiên đốn rằng ở xã hội tƣơng lai lao động khơng
cịn cực nhọc mà là lao động sáng tạo, mang lại niềm vui cho con ngƣời. Khi đó,
thời gian rỗi tăng chứng tỏ năng suất lao động đã đủ cao, tạo điều kiện cho con
ngƣời thoát khỏi sự nặng nhọc, vất vả của lao động để phát triển nhân cách đầy
đủ và tồn diện [72].
Thời gian tự do càng nhiều thì cơ cấu của nó càng phức tạp dần với những
bộ phận nhỏ dành cho hoạt động khác nhau. Về cấu trúc, thời gian nhàn rỗi hiện
đại là một hiện tƣợng phức tạp bao gồm nhiều dạng hoạt động khác nhau có hai
chức năng cơ bản: chức năng khơi phục lại sức lực cho cá nhân đã tiêu phí trong
18


sản xuất và những nhiệm vụ không thể không làm, và chức năng phát triển cá
nhân về tinh thần và thể lực. Phân tích nội dung của thời gian nhàn rỗi, có thể

xem xét theo đối tƣợng của hoạt động (làm gì?) hoặc theo tính chất của hoạt
động (làm nhƣ thế nào?); trong đó, có thể xem xét chuẩn đánh giá các dạng hoạt
động theo tính chất: có ích, có hiệu quả tốt lành hay ngƣợc lại ít hiệu quả, có
hại...
Theo tác giả Đồn Văn Chúc, thời gian rỗi theo cấp độ khác nhau [15,
tr.239]: Thời gian rỗi cấp ngày gồm hai dạng; dạng thứ nhất là khoảng nghỉ giữa
buổi lao động, học tập để phục hồi sức lao động; dạng thứ hai là khoảng nghỉ
sau một ngày lao động và sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, đáp ứng mọi
nhu cầu vật chất. Đây là thời gian dành cho các hoạt động tinh thần. Thời gian
rỗi cấp tuần, là gồm những ngày nghỉ cuối tuần. Thời gian rỗi cấp năm, là kỳ
nghỉ phép hay nghỉ hè hàng năm. Thời gian rỗi cấp đời ngƣời, là thời gian nghỉ
hƣu. Nên thời gian rỗi với các cấp độ khác nhau cho phép con ngƣời thực hiện
những hoạt động giải trí khác nhau.
Theo Từ điển tóm tắt Xã hội học, thời gian rỗi đƣợc coi là khái niệm đồng
nghĩa với thời gian tự do, nghĩa là “Phần thời gian ngoài giờ lao động của cá
nhân (nhóm xã hội) cịn lại sau khi đã trừ đi chi phí thời gian cho những hoạt
động cần thiết không thể thiếu” [75, tr.299]. Sự xuất hiện và phát triển khái niệm
thời gian rỗi cũng đƣợc từ điển này quan niệm với tƣ cách là một bộ phận cấu
thành trong cơ cấu của thời gian tự do.
Theo tác giả Đinh Thị Kim Chi: Thời gian rỗi là khoảng thời gian mà
trong đó con ngƣời khơng bị thúc bách bởi các nhu cầu sinh tồn, không bị chi
phối bởi bất cứ nghĩa vụ khách quan nào. Nó đƣợc dành cho các hoạt động tự
nguyện, theo sở thích của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con
ngƣời.
Qua phân tích trên, chúng ta có thể hiểu: Thời gian rỗi của sinh viên là
khoảng thời gian mà sinh viên không bị chi phối bởi các nội quy, quy chế trƣờng
19


lớp. Thời gian đó dành cho các hoạt động tự do, với sự thanh thản về trí óc,

thoải mái về tâm hồn, tìm đến những hoạt động giải trí nhằm thoả mãn nhu cầu
đời sống tinh thần của mình.
Chúng ta có nhiều cấp độ thời gian rỗi khác nhau nhƣ thời gian rỗi cấp
ngày, thời gian rỗi cấp tuần, thời gian rỗi cấp kỳ (kỳ nghỉ) dịp (lễ tết), thời gian
rỗi cấp năm, thời gian rỗi cấp đời ngƣời. Thời gian rỗi đối với các cấp độ khác
nhau cho phép con ngƣời thực hiện những hoạt động giải trí khác nhau. Vì thế
khi nghiên cứu về nhu cầu giải trí không thể không nghiên cứu theo các cấp độ
thời gian rỗi này.
1.1.2. Phân loại hoạt động giải trí cho sinh viên hiện nay
Theo Quyết định số: 60/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 05 tháng 11 năm 2008
về “Ban hành quy định tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên trong
các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp” của Bộ trƣởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo, tại điều 9, chƣơng III Quyết định này đã quy định cụ thể nhƣ
sau:
Các hoạt động văn hoá cho học sinh, sinh viên phải gắn với những sự kiện
trọng đại của đất nƣớc, những sự kiện lịch sử, truyền thống của trƣờng, của địa
phƣơng và các hoạt động theo quy định của ngành. Các trƣờng xây dựng kế
hoạch tổ chức hoạt động văn hoá cho học sinh, sinh viên theo từng năm học, học
kỳ, hoặc theo từng quý nhƣng phải đảm bảo có ít nhất có 02 hoạt động đƣợc tổ
chức trong một học kỳ hoặc ít nhất 01 hoạt động trong một quý. Mỗi học sinh,
sinh viên đƣợc tham gia ít nhất 04 hoạt động văn hóa trong một năm học do
trƣờng tổ chức hoặc phối hợp tổ chức [8].
Theo Quyết định số: 72/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 23 tháng 12 năm 2008
về “Ban hành quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh,
sinh viên”, của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại điều 3, 4 Chƣơng II của
Quyết định này đã quy định cụ thể nhƣ sau:
- Các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh, sinh viên đƣợc thực
20



hiện theo chƣơng trình, kế hoạch hàng năm của nhà trƣờng. Các hoạt động trọng
tâm phải đƣợc gắn với những sự kiện trọng đại của đất nƣớc, những sự kiện lịch
sử, truyền thống của nhà trƣờng, của địa phƣơng và các hoạt động chuẩn bị cho
các kỳ thi đấu thể thao các cấp.
- Thành lập các câu lạc bộ thể thao, trung tâm thể thao của nhà trƣờng để
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của học sinh, sinh viên tham gia tập luyện
và thi đấu.
- Tổ chức các giải thể thao hoặc Hội thi thể thao ít nhất một năm một lần;
Đại hội thể dục thể thao (cho sinh viên, học sinh chuyên nghiệp) hoặc Hội khoẻ
Phù Đổng (cho học sinh) hàng năm tại các nhà trƣờng. [9].
Nhƣ vậy, tuy hoạt động giải trí của sinh viên hiện nay rất đa dạng, nhƣng
ở môi trƣờng đại học, việc đáp ứng tất cả nhu cầu giải trí của sinh viên là điều
khơng thể, vì trong nhu cầu giải trí của sinh viên có cả những nhu cầu tự thân
sinh viên vận động thực hiện, và nhu cầu cơ bản mà một trƣờng đại học phải đáp
ứng cho sinh viên theo qui định của Bộ Giáo dục đào tạo. Vì vậy, trong luận văn
này, tác giả tập trung nghiên cứu nhu cầu và việc đáp ứng nhu cầu hiện nay của
nhà trƣờng ở các loại hình giải trí chính mà một trƣờng đại học phải tổ chức để
đáp ứng nhu cầu giải trí cho sinh viên bao gồm: Hoạt động câu lạc bộ - đội –
nhóm; Tham gia biểu diễn văn hóa - nghệ thuật; Tham gia các hội thi về văn
hóa – nghệ thuật; Xem các chương trình văn hóa, nghệ thuật; Hoạt động dã
ngoại, tham quan các di tích lịch sử, về nguồn và hoạt động thể dục thể thao.
Hoạt động giải trí là các hoạt động nằm ngồi chƣơng trình học chính
khóa của sinh viên. Hoạt động này liên quan đến tất cả các hoạt động văn hóa thể thao - giải trí - xã hội ngồi giờ học trên lớp. Đây là một trong những sân
chơi để sinh viên tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân. Đối
với sinh viên, hoạt động giải trí đóng vai trị rất lớn khơng chỉ trong quá trình
tham gia học tập tại giảng đƣờng đại học mà còn sau khi ra trƣờng.

21



Trƣớc hết, tham gia các hoạt động này giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng
trong việc học với khối lƣợng kiến thức lớn ở giảng đƣờng đại học. Ngoài giờ
học, sinh viên có thể tham gia các hoạt động thể thao nhƣ bóng đá, bóng chuyển,
cầu lơng…Các hoạt động này mang lại nhiều ích lợi về sức khỏe, giúp sinh viên
năng động hơn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng giúp các bạn cải thiện tốt chất lƣợng học tập cũng nhƣ các tích cực trong
các hoạt động khác.
Bên cạnh đó, hoạt động giải trí cịn mang lại lợi ích rất lớn trong việc giúp
sinh viên phát triển kĩ năng. Việc tham gia các phong trào thể thao, văn hóa, văn
nghệ, tham gia các hoạt động của các câu lạc bộ trong trƣờng học nhƣ: Câu lạc
bộ ngƣời dẫn chƣơng trình, câu lạc bộ tiếng anh… là một trong những cách để
khám phá bản thân, phát triển những kĩ năng mới và củng cố những gì sinh viên
có. Sinh viên cịn tập làm quen với việc lập kế hoạch và thực hiện các chƣơng
trình giúp triển khai các mục tiêu, dự định cũng nhƣ có thêm nhiều kinh nghiệm
quản lý, đào tạo và làm việc theo nhóm. Đây là những kỹ năng mà sinh viên có
thể học và phát triển khi tham các hoạt động này.
Khơng chỉ vậy, tham gia tích cực vào các hoạt động giải trí giúp sinh viên
cân bằng cuộc sống, thƣ giãn và tiếp thêm sinh lực từ đó khám phá ra những sở
thích mới mẻ, những trải nghiệm thú vị. Tích cực tham gia các hoạt động để
tăng thêm tính chuyên nghiệp, khám phá cơ hội và mở rộng tầm nhìn ngồi
những kiến thức tích lũy khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Hơn nữa,
kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giải quyết tình huống của sinh viên đƣợc cải thiện
rõ rệt thông qua các hoạt động này.
1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu
1.1.3.1. Lý thuyết nhu cầu
Nhu cầu là những đòi hỏi thƣờng xuyên của mỗi cá nhân, là trạng thái
thấy thiếu thốn ở trong con ngƣời. Khi xuất hiện nhu cầu, những ngƣời đó ở
trạng thái đặc biệt, đòi hỏi đƣợc đáp ứng bằng vật chất hoặc bằng một sản phẩm
22



tinh thần hoặc bằng một dịch vụ nào đó.
Nhƣ vậy, các nhu cầu của con ngƣời, một mặt đƣợc tạo ra do những đòi
hỏi bên trong của cơ thể, mặt khác đƣợc tạo ra từ trong những điều kiện nhất
định của xã hội, Nhu cầu nào đó thƣờng xuyên xuất hiện và đƣợc thoả mãn thì
gọi là thói quen. Thói quen là nhu cầu đòi hỏi đƣợc thoả mãn thƣờng xuyên.
Con ngƣời càng làm chủ đƣợc các nhu cầu của mình thì càng có bản lĩnh hơn
và sống tốt đẹp hơn.
Để tiện cho việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết nhu cầu dẫn đƣờng,
định hƣớng cho luận văn thì khơng thể bỏ qua nhà Tâm lý học. Đó là, Abraham
Maslow
Abraham Maslow (1908-1970) trong “Thuyết về động lực con ngƣời” căn
cứ vào tính chất của nhu cầu đã phân chia thành 5 thứ bậc của các nhu cầu [12].

Theo ông, con ngƣời ta cố gắng thoả mãn đƣợc những nhu cầu quan trọng
nhất và khi nhu cầu nào đó đã đƣợc thoả mãn thì lại xuất hiện sự địi hỏi thoả
mãn những nhu cầu tiếp theo.
Mức thấp: Nhu cầu về sinh lý: là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu,
và đƣợc ƣu tiên hàng đầu, bao gồm: ăn uống, nghỉ ngơi, vận động; Nhu cầu an
23


tồn: bao hàm cả an tồn về tính mạng và an tồn về tinh thần. Khi đó, nhu cầu
là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và
do đó phân biệt nó với mơi trƣờng sống, là nhu cầu tối thiểu, hay còn gọi là nhu
yếu tuyệt đối, đã đƣợc lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến
hóa.
Mức cao: Nhu cầu xã hội: nhu cầu tình cảm quan hệ bạn bè, hàng xóm,
gia đình và xã hội; Nhu cầu tự trọng: nhu cầu đƣợc ngƣời khác quý mến, nể
trọng thông qua các thành quả lao động của mình...; Nhu cầu tự khẳng định: là

mức cao nhất trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow.
Nhu cầu về thể chất và sinh lý là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu,
và đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Nhu cầu thể chất bao gồm: oxy, thức ăn, nƣớc uống,
bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi... Các nhu cầu này cấn đƣợc đáp ứng tối thiểu
để duy trì sự sống.
Nhu cầu an tồn và đƣợc bảo vệ đƣợc xếp ƣu tiên sau nhu cầu thể chất
bao hàm cả an tồn về tính mạng và an tồn về tinh thần. An tồn về tính mạng
nghĩa là bảo vệ cho ngƣời ta tránh đƣợc các nguy cơ đe dọa cuộc sống và an
toàn về tinh thần là tránh đƣợc mọi sự sợ hãi, lo lắng.
Nhu cầu tình cảm và quan hệ: mọi ngƣời đều có nhu cầu tình cảm quan hệ
bạn bè, hàng xóm, gia đình và xã hội. Các nhu cầu này đƣợc xếp vào nhu cầu ở
mức cao. Nó bao hàm sự trao - nhận tình cảm và cảm giác là thành viên của gia
đình, đồn thể, xã hội... Ngƣời khơng đƣợc đáp ứng về tình cảm, khơng có mối
quan hệ bạn bè, xã hội có cảm giác buồn tẻ và cô lập.
Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Sự tơn trọng tạo cho con ngƣời lịng tự tin và
tính độc lập. Khi sự tơn trọng khơng đƣợc đáp ứng ngƣời ta tin rằng họ không
đƣợc ngƣời khác chấp nhận nên sinh ra cảm giác cô độc và tự ty.
Nhu cầu tự hoàn thiện: là mức cao nhất trong hệ thống phân loại nhu cầu
của Maslow và ông đánh giá rằng chỉ 1% dân số trƣởng thành đã từng đạt đến
mức độ tự hoàn thiện. Nhu cầu tự hoàn thiện diễn ra trong suốt đời, nó chỉ xuất
24


hiện khi các nhu cầu dƣới nó đƣợc đáp ứng trong những chừng mực nhất định.
Các nhu cầu cơ bản càng đƣợc đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự
hồn thiện ở mỗi cá thể.
Theo ơng, con ngƣời ta cố gắng thoả mãn đƣợc những nhu cầu quan trọng
nhất và khi nhu cầu nào đó đã đƣợc thoả mãn thì lại xuất hiện sự địi hỏi thoả
mãn những nhu cầu tiếp theo. Nhu cầu tinh thần đƣợc nảy sinh trên cơ sở của
nhu cầu vật chất và đƣợc nhu cầu vật chất nuôi dƣỡng. Nhu cầu tinh thần làm

cho nhu cầu vật chất biến dạng cao thƣờng phức tạp thêm lên. Nhu cầu tinh thần
cũng vô cùng đa dạng: Nhu cầu học tập, nhu cầu làm khoa học nghệ thuật, chính
trị, nhu cầu cơng bằng xã hội, nhu cầu vui chơi, giải trí. [12]
Nhƣ vậy, vận dụng lý thuyết nhu cầu vào nghiên cứu nhu cầu giải trí của
sinh viên có ý nghĩa rất lớn. Sinh viên sẽ cảm thấy đời sống tinh thần đƣợc nâng
lên và gắn bó hơn với cơng việc học tập, giúp sinh viên hăng say trong học tập
và các hoạt động khác của nhà trƣờng, khi họ đƣợc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu.
Sự thoả mãn nhu cầu càng cao thì lịng hăng say trong học tập càng đƣợc củng
cố.
1.1.1.2. Lý thuyết chức năng
Thuyết chức năng đƣợc khởi xƣớng từ H. Spencer và E. Durkhiem [74]
trong bối cảnh của xã hội châu Âu đầu thế kỷ XX đầy khủng hoảng. Những
ngƣời theo thuyết chức năng mong muốn nhanh chóng lập lại trật tự để có một
xã hội ổn định và phát triển. Chức năng đƣợc hiểu là nhu cầu, lợi ích, sự cần
thiết, sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực
hiện để đảm bảo sự tồn tại, vận động của cả hệ thống.
Thuyết này cho rằng, mỗi một yếu tố, một thành phần, một bộ phận cấu
thành của xã hội đều thực hiện những chức năng và thoả mãn những nhu cầu
nhất định của xã hội. Thay đổi một yếu tố hay một bộ phận nào đó sẽ kéo theo
sự thay đổi ở các bộ phận, các yếu tố khác và làm biến đổi hệ thống [28, tr. 58].
Nghĩa là một xã hội tồn tại và phát triển đƣợc là do các bộ phận cấu thành của
25


×