Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Luận văn quản lý hoạt động nhạc lễ nam bộ trong sinh hoạt của người dân ở quận gò vấp thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

PHAN NHỨT DŨNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHẠC LỄ NAM BỘ
TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HĨA

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

PHAN NHỨT DŨNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHẠC LỄ NAM BỘ
TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Quản lý văn hóa
Mã số:
8229042

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI MỸ DUYÊN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Quản lý hoạt động Nhạc Lễ Nam bộ trong
sinh hoạt của người dân ở quận Gị Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh là cơng
trình nghiên cứu do tơi viết và chưa được công bố. Những kế thừa từ số liệu
và nội dung tài liệu của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo trước đó đều
được trích dẫn và phụ chú rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2019

Phan Nhứt Dũng


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn, hỗ trợ, hợp tác từ
nhiều nguồn. Bằng tất cả sự kính trọng người viết xin được:
Chân thành tri ân Ban Giám hiệu và Khoa sau đại học đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
người viết trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề
tài luận văn. Đặc biệt, người viết xin tri ân sâu sắc đến Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên người đã hết lòng giúp đỡ, động viên tinh thần vượt khó, và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho người viết hoàn thành luận văn này giúp hoàn thành nhiệm vụ học
tập với nhà trường và xã hội.
Chân thành tri ân các nghệ nhân, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu, nhà quản lý của
quận Gị Vấp đã cung cấp thơng tin, không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho người viết trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, người viết xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và
các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho người viết rất nhiều trong suốt quá trình học

tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, nghiên cứu Quản lý hoạt động Nhạc Lễ Nam bộ trong sinh
hoạt của người dân ở quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh cịn những
thiếu sót về phương diện kỹ thuật và nội dung là điều không tránh khỏi. Rất
mong được sự chỉ bảo và đồng cảm, giúp người viết hồn thiện cơng trình này.
Trân trọng!
Học viên

Phan Nhứt Dũng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 3
3.1. Nhóm tài liệu liên quan đến Nhạc Lễ ............................................................ 3
3.2. Nhóm tài liệu liên quan đến quản lý di sản văn hóa ...................................... 5
3.3. Những tài liệu nghiên cứu về Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh ................ 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 8
5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 8
6. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 9
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 9
8. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 10
9. Bố cục luận văn ............................................................................................... 10
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 11
1.1. Các khái niệm cơ sở ..................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý văn hóa ...................................................... 11
1.1.2. Khái niệm Nhạc Lễ, Nhạc Lễ dân gian Nam bộ ....................................... 13
1.1.3. Khái niệm sinh hoạt và sinh hoạt văn hóa ................................................ 14

1.1.4. Khái niệm Lễ cúng đình và Lễ tang .......................................................... 15
1.1.5. Khái niệm Di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn và phát huy ..................... 17
1.2. Khái lược về Nhạc Lễ ở Việt Nam............................................................... 20
1.2.1. Nhạc Lễ trong cung đình và trong đời sống dân gian .............................. 21


1.2.2. Cơng cuộc khẩn hoang - cơ sở hình thành Nhạc Lễ Nam bộ ................... 25
1.2.3. Những nghệ nhân tiên phong trong phong trào Nhạc Lễ Nam bộ ............ 26
1.3. Tổng quan quận Gị Vấp Thành phố Hồ Chí Minh .................................... 29
1.3.1. Địa danh Gò Vấp ...................................................................................... 29
1.3.2. Quận Gò Vấp trong sự phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh .... 31
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 34
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHẠC LỄ
NAM BỘ TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN GÒ VẤP THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............................................................................................36
2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động Nhạc Lễ ở quận Gị Vấp Thành phố Hồ
Chí Minh ................................................................................................... 36
2.1.1. Lễ cúng đình – Khơng gian văn hóa cộng đồng của Nhạc Lễ .................. 37
2.1.2. Lễ tang – Khơng gian văn hóa tại gia của Nhạc Lễ ................................ 38
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động Nhạc Lễ trong sinh hoạt người dân ở quận Gò
Vấp Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................. 42
2.2.1. Ban Nhạc Lễ - tổ chức dân sự tự quản Nhạc Lễ ....................................... 42
2.2.2. Các cơ quan Nhà nước quản lý Nhạc Lễ ở Thành phố Hồ Chí Minh....... 44
2.3. Những vấn đề rút ra từ thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động Nhạc Lễ
trong sinh hoạt của người dân ở quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh .......46
2.3.1. Vai trị, ý nghĩa và những hạn chế trong tổ chức hoạt động Nhạc Lễ ...... 47
2.3.2. Những hạn chế trong quản lý hoạt động Nhạc Lễ .................................... 54
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 64
Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHẠC LỄ TRONG SINH
HOẠT NGƯỜI DÂN Ở QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..... 65

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .............................................................................. 65
3.1.1. Quan điểm, đường lối lãnh đạo văn hóa của Đảng về bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa trong đời sống cộng đồng ................................................................ 65


3.1.2. Công ước quốc tế ...................................................................................... 68
3.1.3. Những văn bản pháp qui ban hành liên quan đến di sản văn hóa ............ 69
3.2. Giải pháp tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý văn hóa và nâng cao
chất lượng tổ chức hoạt động Nhạc Lễ ............................................................... 72
3.2.1. Xúc tiến hồ sơ công nhận Nhạc Lễ là di sản văn hóa phi vật thể cấp thành
phố và quốc gia ................................................................................................... 72
3.2.2. Thực hiện chế độ, chính sách kịp thời đối với nghệ nhân hoạt động Nhạc Lễ...75
3.2.3. Công tác đào tạo và giáo dục kiến thức liên quan đến Nhạc Lễ ............... 76
3.2.4. Tổ chức Liên hoan Nhạc Lễ cấp Thành phố ............................................. 82
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 82
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 87


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam bộ là vùng đất mới được khai khẩn cách đây khoảng 300 năm. Trên hành
trình Nam tiến, cùng với ý chí khẩn hoang, lập nghiệp người Việt cịn mang trong
mình tâm thức hướng về cội nguồn và những di sản văn hóa tinh thần để làm hành
trang mà sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất mới khai khẩn. Một trong số đó là Nhạc Lễ
được sử dụng trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và gia đình.
Nhạc Lễ Nam bộ được hình thành trên nền tảng tâm thức hướng về cội nguồn và
nhu cầu tín ngưỡng của cư dân Nam bộ. Trên vùng đất có những điều kiện địa lý tự nhiên –

xã hội đặc thù như Nam bộ, Nhạc Lễ đã lan tỏa trong đời sống dân gian, hòa vào các sinh
hoạt cộng đồng như lễ hội, ma chay, tế tự, tạo nên một cảm thức văn hóa sâu sắc trong mỗi
con người. Nhạc Lễ vừa trang trọng, vừa gần gũi, mỗi khi nghe tiếng trống, tiếng kèn người
ta biết rằng có một lễ thức đang diễn ra ở đình, miễu hoặc tại một gia đình nào đó trên địa
bàn sinh sống của họ. Nhạc Lễ gắn với từng bước đi của lịch sử khi phá vùng đất Nam bộ.
Nhạc Lễ vẫn hiện tồn trong sinh hoạt của người dân qua Lễ cúng đình, cúng miễu (tín
ngưỡng cộng đồng) và Lễ tang (tín ngưỡng tại gia).
Nhạc Lễ là di sản văn hóa phi vật thể, là giá trị văn hóa truyền thống của cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Đối với Nam bộ, Nhạc Lễ hiện hữu trong đời sống cộng đồng
người Việt kể từ khi công cuộc khẩn hoang lập ấp định hình. Đây là một dịng nhạc
ảnh hưởng Nhạc Lễ cung đình Huế trong âm luật, quy cách trình diễn, lại rất linh hoạt
và có sức lan tỏa mạnh trong đời sống cộng đồng. Biểu hiện rõ nét nhất hai đặc tính
trên của Nhạc Lễ Nam bộ là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh tuy đang phát triển theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nhưng các quận, huyện nội ngoại thành vẫn cịn lưu giữ nhiều giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể cổ truyền, như: đình, miễu, chùa, lễ hội, nghệ thuật trình
diễn, nghệ dân gian, phong tục tập quán, ... Trong số đó, Nhạc Lễ gắn với nghi lễ tang
ma và nghi lễ cúng đình là bằng chứng sống động cho quá trình lưu giữ giá trị truyền
thống trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi như ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc
biệt ở quận Gị Vấp, nơi sớm có lưu dân Việt đến khai phá vùng Sài Gịn – Gia Định
thì Nhạc Lễ vẫn hiện diện trong nghi lễ tại gia và cộng đồng, góp phần tạo nên nét đẹp
trong văn hóa sinh hoạt của người dân ở quận Gị Vấp nói riêng và Thành phố Hồ Chí
Minh nói chung.


2

Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nghi thức và âm nhạc
trong lễ tang và lễ cúng đình đang đứng trước nguy cơ mai một dần những giá trị
truyền thống. Nhiều bài bản cổ nhạc bị cắt xén, cải biên lai tạp; trang phục ban nhạc

không thống nhất, nhiều khi luộm thuộm giảm sự trang nghiêm; nhạc khí dân tộc
mai một dần cùng với sự xuất hiện của các nhạc khí điện tử (Guitare điện tử, Hạ uy
di, Organ) diễn tấu không đúng phong cách âm nhạc cổ truyền, thậm chí gây phản
cảm trong dư luận. Khơng ít dàn Nhạc Lễ lạm dụng kỹ thuật âm thanh gây ồn ào,
náo nhiệt, ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi của cộng đồng. Đặc biệt
trong Lễ tang, các cơ sở mai táng và tang chủ do ít hiểu biết về văn hóa truyền
thống, chủ quan đưa những hình thức diễn xướng phản cảm, tạo dư luận bất lợi cho
việc bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ truyền. Họ đánh đồng giữa nhạc nghi lễ và nhạc
giải trí, làm giảm khơng khí trang trọng, linh thiêng vốn cần phải có trong các nghi
lễ tại gia và cộng đồng. Mặt khác, do quan niệm “Nghĩa tử là nghĩa tận” cùng với
cách quản lý lỏng lẽo của ngành chức năng (Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ
Chí Minh) vốn chưa xem Nhạc Lễ là di sản văn hóa để có biện pháp quản lý phù
hợp. Cho nên tình trạng bất cập nói trên trong mấy thập niên qua (từ sau năm 1975)
vẫn tồn tại mà chưa có giải pháp để khắc phục có hiệu quả.
Căn cứ Luật Di sản văn hóa thì Nhạc Lễ xứng đáng xếp vào di sản văn hóa phi
vật thể, có giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật và giá trị tâm linh sâu sắc, rất cần được
xem là đối tượng quản lý văn hóa trên địa bàn. Lịch sử hình thành Nhạc Lễ Nam bộ
cịn gắn với q trình khẩn hoang lập ấp, phát triển đô thị và là thành tố quan trọng
góp vào diện mạo văn hóa chung trong sinh hoạt của người dân quận Gò Vấp và
Thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, Nhạc Lễ tồn tại trên cơ sở đời sống tâm linh của
cộng đồng mà đi liền với nó là hệ thống nghi lễ đang được cộng đồng trân trọng giữ
gìn. Loại hình âm nhạc dân tộc này đang bị tác động rất lớn bởi quá trình giao lưu văn
hóa đang diễn ra mạnh mẽ và đang đứng trước nguy cơ mai một dần các giá trị truyền
thống mà vẫn chưa có giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của nó.
Cho nên, việc nghiên cứu Nhạc Lễ gắn với sinh hoạt của người dân trong nghi
lễ tang ma và nghi lễ cúng đình là rất cần thiết và cấp bách đối với chuyên ngành đào
tạo là Quản lý văn hóa và cơng tác quản lý văn hóa trong bối cảnh hiện nay ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, học viên được sinh ra trong một gia đình có 4 đời làm
Nhạc Lễ, đã và đang có q trình thực hành âm nhạc này (giảng dạy, trình diễn) gần



3

40 năm. Do vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài Quản lý hoạt động Nhạc Lễ Nam bộ
trong sinh hoạt của người dân ở quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh vừa để góp
phần cơng sức để bảo vệ di sản Nhạc Lễ trong xã hội hiện nay, vừa thể hiện lòng tri ân
đối với Tổ nghiệp và cũng để truyền thống văn hóa trong gia đình khơng bị đứt đoạn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ vai trò Nhạc Lễ trong sinh hoạt tinh thần của người dân quận Gị
Vấp và thực trạng cơng tác quản lý văn hóa đối với loại hình di sản này ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Để đạt mục đích trên, luận văn nghiên cứu những nội dung sau đây:
Cơ sở lý luận của đề tài, những điều kiện tự nhiên - xã hội của quận Gò Vấp
(địa bàn nghiên cứu), cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý di sản văn hóa ở Thành phố
Hồ Chí Minh;
Tìm hiểu thực trạng hoạt động Nhạc Lễ trong đời sống tinh thần của người dân
ở quận Gò Vấp; thực trạng quản lý Nhạc Lễ của cơ quan chức năng; qua đó nhận định
và đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế.
Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn học viên đã tham khảo các tài liệu sau đây:
3.1. Nhóm tài liệu liên quan đến Nhạc Lễ
Quyển Cội nguồn và Lễ bái của Đỗ Văn Rỡ (1992), trình bày những hình thức
cúng tế tại gia và cộng đồng; trong đó có Lễ Kỳ yên ở các đình thờ Thần hồng và
Lễ cúng tế nữ thần ở các miễu. Tuy nhấn mạnh phần khảo tả, chưa phân tích và đánh
giá sâu sắc song quyển sách đã cung cấp cho học viên những cứ liệu quan trọng để
có thể so sánh với hoạt động Nhạc Lễ ở quận Gị Vấp, qua đó thấy được sự biến đổi
của Nhạc Lễ về hình thức và nội dung ở quận Gị Vấp và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài cấp tỉnh Sưu tầm nghiên cứu Nhạc Lễ và ca Nhạc Tài tử ở Bình

Dương (1998) do Vũ Hồng Thịnh chủ biên đã sưu tầm và hệ thống lại những bài
bản của Nhạc Lễ và Nhạc Tài tử ở Bình Dương. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng
trình bày q trình hình thành Nhạc Tài tử Nam bộ nói chung và Bình Dương nói
riêng, phác họa được diện mạo của hai dòng âm nhạc này. Đề tài giúp học viên
nhận ra những điểm tương đồng về bài bản, cách thức diễn tấu của Nhạc Lễ ở Gò


4

Vấp và Nhạc Lễ Bình Dương trong khơng gian văn hóa chung của Miền Đơng
Nam bộ.
Quyển Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức (tái bản 1998) ở phần
Phong tục chí đã miêu thuật về đời sống tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng cư dân
Nam bộ; trong đó có tục thờ thần ở đình miễu, các hình thức diễn xướng phục vụ nghi
lễ được bảo lưu bởi cộng đồng người Việt và đã sửa đổi, sáng tạo thêm cho phù hợp
với hoàn cảnh mới. Nội dung quyển sách giúp học viên nhận ra đặc điểm Nhạc Lễ
Nam bộ có sự khác biệt với Nhạc Lễ Bắc và Trung bộ do q trình giao lưu và tiếp
biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ ở vùng đất Phương Nam, đặc biệt ở vùng Gia Định.
Quyển Gia Định xưa của Huỳnh Minh (tái bản 2001) thuộc thể loại địa chí viết
trên cơ sở sưu tầm tư liệu, qua các câu chuyện dân gian và sự chiêm nghiệm của tác
giả. Trong quyển này, Huỳnh Minh cũng đã sơ nét về phong tục, tập quán của cư dân
Gia Định vào thế kỷ XIX – XX, trong đó có tục thờ thần ở đình làng và những nghi lễ
vòng đời con người gắn liền với Nhạc Lễ.
Quyển Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam (2004) của Trần Văn
Khê, đã trình bày tóm lược về vai trị, đặc điểm, tính độc đáo và khơng gian văn hóa
của âm nhạc dân gian, thính phịng và nhạc sân khấu của người Việt ở ba miền: Bắc,
Trung, Nam. Riêng ở phần Phụ bản, từ trang 391 - 397 tác giả đề cập đến Nhạc Lễ Miền
bắc và Miền nam; giúp học viên nắm những đặc điểm cơ bản tạo nên sự khác biệt trong
cấu trúc dàn nhạc, các loại nhạc khí và bài bản của Nhạc Lễ ở hai miền.
Quyển Nhạc Lễ dân gian người Việt ở Nam bộ (2018) của Nguyễn Thị Mỹ Liêm,

nêu rõ nguồn gốc, diễn trình hình thành và biến đổi của Nhạc Lễ; hệ thống các bài
bản, nhạc khí, nhạc mục gắn với nghi lễ dân gian ở Nam bộ, trong đó có Nhạc Lễ
tang; đồng thời tác giả phân tích những đặc trưng của Nhạc Lễ dân gian (hơi nhạc,
ngẫu hứng diễn tấu) trong sự so sánh với nhạc cung đình và nhạc Hát bội. Ở phần Kết
luận, tác giả nêu một vài khuyến nghị góp phần bảo tồn và phát huy giá trị Nhạc lễ
Nam bộ trong bối cảnh hiện nay.
Ngồi ra cịn có các cơng trình dưới dạng sách, báo cáo khoa học, luận văn
nghiên cứu về Đàn ca tài tử, nghệ thuật Hát Bội ở Nam bộ cũng có đề cập đến Nhạc
Lễ. Đồng thời, học viên cũng sưu tập được một số bài báo, tham luận viết về vai trò
Nhạc Lễ trong đời sống tinh thần của cư dân Nam bộ đề cập đến những nghi thức chủ
yếu trong lễ cúng đình, cũng như sự thay đổi về biên chế dàn nhạc, bài bản, cách diễn


5

tấu; hoặc viết về các thể loại diễn xướng dân gian như Thài, Rỗi, Chặp... mà trong đó
nhạc khí và hệ thống bài bản ít nhiều có mối liên hệ với Nhạc Lễ. Tuy nhiên, nghiên
cứu Nhạc Lễ dưới góc độ quản lý văn hóa cịn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu về
Nhạc Lễ ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhóm tài liệu liên quan đến quản lý di sản văn hóa
Quyển Khoa học tổ chức và quản lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn (1999)
của nhóm tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Nội dung
cơ bản của cơng trình là làm rõ khái niệm tổ chức và quản lý trong mối quan hệ giữa
lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức và quản lý ở
một số lĩnh vực xã hội, nhóm tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan
về những thành tựu cũng như yếu kém của Việt Nam. Cơng trình này được ứng dụng
nghiên cứu trong trong lĩnh vực quản lý giáo dục và văn hóa – xã hội ở Việt Nam.
Cơng ước quốc tế về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (2003) do Cục Di sản
văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam) và Văn phòng UNESCO tại
Việt Nam biên dịch và xuất bản năm 2003 gồm 40 điều, khẳng định tầm quan trọng

của di sản văn hóa phi vật thể trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia; nêu rõ
nguy cơ biến dạng, mai một trong xu hướng tồn cầu hóa và quy định rõ về trách
nhiệm, quyền hạn của các quốc gia thành viên (trong đó có Việt Nam) khi tham gia
cơng ước này. Đây là văn bản có tính pháp lý quốc tế, tác động rất lớn đến chính sách
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở Việt Nam.
Quyển Một số kinh nghiệm quản lý và hoạt động tư tưởng – văn hóa (2007) và
bài viết Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và tổ chức lễ hội hiện nay của Nguyễn
Hữu Thức1 đã trình bày những vấn đề lý luận và rút ra từ thực tiễn của Việt Nam trong
lĩnh vực văn hóa tư tưởng và quản lý lễ hội. Những đánh giá khách quan từ 2 tài liệu
nói trên cho đến ngày nay (sau 10 năm) vẫn còn phù hợp với bối cảnh đất nước.
Quyển Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
(2012) của Phan Hồng Giang và Bùi Hồi Sơn trình bày những quan điểm chung về
quản lý, quản lý văn hóa; đánh giá thực trạng quản lý văn hóa trong bối cảnh đổi mới
và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đồng thời giới thiệu những kinh nghiệm quản lý
văn hóa của một số quốc gia trên thế giới; qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao
năng lực và hiệu quả quản lý văn hóa trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
1

PGS.TS Nguyễn Hữu Thức, Khoa Văn hóa – Nghệ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương


6

Luật Di sản văn hóa – Văn bản hợp nhất (2013) số 10/VBHN-VPQH được
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội xác thực vào ngày 23/7/2013 với 7 chương và 74
điều quy định những vấn đề liên quan đến di sản văn hóa ở Việt Nam. Đây là văn bản
có tính pháp lý cao nhất, khẳng định di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của
Việt Nam, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Để bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa, cần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và nâng cao trách
nhiệm của nhân dân. Văn bản là cơ sở pháp lý cao nhất để điều chỉnh hoạt động quản

lý di sản văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước hiện nay.
Bài viết Bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa phục vụ sự nghiệp
phát triển bền vững ở Việt Nam (2016) của Trương Quốc Bình2 trình bày sự phong
phú, đa dạng của di sản văn hóa ở Việt Nam, trong đó có nhiều di sản đã được cơng
nhận cấp quốc gia và thế giới. Theo tác giả, di sản văn hóa đang là tài nguyên quý giá,
có vai trị quan trọng trong phát triển văn hóa và kinh tế du lịch trong bối cảnh hiện
nay. Tuy nhiên, di sản văn hóa ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ biến dạng và mai
một, địi hỏi phải có những chủ trương, chính sách phù hợp. Qua đó, tác giả cũng đề
xuất những giải pháp cơ bản, nhằm tăng cường các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa
phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững ở Việt Nam.
Quyển Quản lý hoạt động văn hóa cơ sở ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu
hóa (2017) của Phạm Thanh Tâm, trình bày cơ sở lý luận, đặc điểm, nội dung và thực
trạng hoạt động phong phú, đa dạng của văn hóa cơ sở ở Việt Nam. Trên cơ sở nhận
định thành tựu và hạn chế hoạt động văn hóa cơ sở trong cơng tác quản lý văn hóa, tác
giả đề xuất những giải pháp khả thi trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
Bài viết Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể trong phát triển cộng đồng hướng đi còn bỏ ngỏ (2017) của Đặng Thị Phương Anh, phân tích mối liên hệ giữa di
sản văn hóa phi vật thể và sự phát triển cộng đồng. Cộng đồng là “cái nơi” sản sinh và
ni dưỡng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể và là nguồn lực quan trọng trong
việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản và sáng tạo ra các giá trị mới phù hợp với bối cảnh
xã hội. Do đó cần có hướng đi thích hợp và những biện pháp hữu hiệu trong việc quản
lý di sản văn hóa của cộng đồng.
Tài liệu Di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững (2018) của Ủy ban
quốc gia UNESCO Việt Nam do Vũ Thị Hồng Nga biên dịch. Tài liệu được phát hành
2

PGS.TS Trương Quốc Bình, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội.


7


trong Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể tại Châu Á - Thái Bình Dương 2018 tại
Thành phố Huế từ ngày 06 - 08/11/2018 với chủ đề “Các tổ chức phi chính phủ bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể vì sự phát triển cộng đồng bền vững”3. Nội dung tài liệu
trình bày vai trị quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể đóng góp trên các phương
diện đời sống xã hội, như: sản xuất nơng nghiệp, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa, phát
triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ mơi trường, hịa bình và an ninh. ... Do đó mỗi
quốc gia thành viên cần nâng cao nhận thức và có những hành động thiết thực nhằm
bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, địa phương.
3.3. Những tài liệu nghiên cứu về Gị Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh
Quyển Lịch sử Gị Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh - sơ khảo (1994) do Mạc
Đường chủ biên đã nghiên cứu có hệ thống về lịch sử vùng đất và con người ở quận
Gò Vấp trong mối liên hệ với Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gịn). Nội dung quyển
sách cịn trình bày được những đặc điểm về văn hóa, xã hội cùng với những ưu thế
của quận Gị Vấp làm nền tảng phát triển trong thời kỳ đổi mới và mở cửa giao lưu,
hội nhập.
Bài viết “Gò Vấp ngày nay” (1994) của tác giả Lê Hồng Liêm, Quách Thu
Nguyệt, nội dung giới thiệu các thành tựu đạt được của Gị Vấp trong q trình xây
dựng; các vấn đề đang đặt ra trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa giáo dục
của Gị Vấp trên hành trình phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sĩ Lịch sử Q trình đơ thị hóa ở quận Gị Vấp, Thành phố
Hồ Chí Minh từ 1986 đến 2010 (2013) của Cao Thị Qun. Cơng trình tiếp cận
dưới góc độ lịch sử đã miêu tả q trình đơ thị hóa ở quận Gị Vấp qua các thời kỳ
khác nhau. Đặc biệt là, sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, dân cư, văn
hóa – xã hội của quận; làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động
đến q trình đơ thị hóa ở Gị Vấp làm cơ sở hình thành các giải pháp nhằm phát
triển quận Gò Vấp phù hợp với định hướng phát triển đô thị bền vững của Thành
phố Hồ Chí Minh.
Ngồi ra cịn có một số bài đăng trên các website phản ánh những vấn đề kinh
tế, xã hội, văn hóa của Gị Vấp giúp học viên tiếp cận với những vấn đề có tính thời sự
liên quan đến đề tài của luận văn.

3

Tham dự Hội nghị có đại diện của 35 tổ chức trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đến từ 16
quốc gia.


8

Tóm lại, qua các tài liệu đã thu thập được, học viên nhận thấy đề tài nghiên cứu
này chưa trùng hợp với những cơng trình nghiên cứu trước. Tuy nhiên, các tài liệu
chính thống liên quan đến quản lý Nhạc Lễ với tư cách là một di sản văn hóa thì hầu
như khơng có, kể cả ở các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa như Sở
Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác. Đây chính là
khoảng trống trong công tác nghiên cứu khoa học và quản lý văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực trạng quản lý Nhạc Lễ với tư cách là một di sản
văn hóa phi vật thể và thực trạng tổ chức hoạt động Nhạc Lễ trong sinh hoạt người
dân ở quận Gị Vấp Hồ Chí Minh.
Khơng gian nghiên cứu: để có thể xem xét việc quản lý di sản văn hóa của
Thành phố và của quận Gị Vấp, học viên đã chọn 2 khơng gian nghiên cứu:
- Đình Thông Tây Hội (số 321, Thống Nhất, Phường 11, Quận Gị Vấp, Thành
phố Hồ Chí Minh). Đây là ngơi đình xưa nhất ở Nam bộ trong lịch sử khẩn hoang ở
Nam bộ, cho đến ngày nay vẫn duy trì nghi lễ và âm nhạc trong lệ cúng hàng năm.
- Khảo sát Nhạc Lễ gắn với Lễ tang của 5 gia đình tại các phường: 1, 3, 5, 12
và 16 (những gia đình này trong thời gian nghiên cứu luận văn đã có tổ chức tang lễ).
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 đến nay. Học viên chọn mốc thời gian này
là tính từ khi Nghị quyết 33 ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Hội nghị lần
thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nội dung và tinh
thần của nghị quyết này đã tác động rất lớn đến chính sách văn hóa và những vấn đề

liên quan đến công tác quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở các tỉnh thành và Thành
phố Hồ Chí Minh.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, học viên tập trung vào 3 câu hỏi nghiên cứu sau:
Nhạc Lễ hình thành và phát triển trên những điều kiện cụ thể gì và có vai trị
như thế nào trong đời sống cộng đồng?
Thực trạng quản lý và tổ chức Nhạc Lễ trong sinh hoạt của người dân ở quận
Gị Vấp -Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ra sao?
Cần làm gì để bảo tồn và phát huy Nhạc Lễ ở quận Gò Vấp trong bối cảnh xã
hội và điều kiện của Thành phố Hồ Chí Minh?


9

6. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu học viên định ra các giả thuyết nghiên cứu
như sau:
Nhạc Lễ Nam bộ là tài sản quý báu của dân tộc, có lịch sử lâu đời, được
hình thành, phát triển trên cơ sở nhu cầu tâm linh và có vai trị quan trọng trong đời
sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Trong xu thế phát triển và hội nhập, Nhạc
Lễ rất cần được chú trọng trên phương diện quản lý Nhà nước và đối xử bình đẳng
như các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc đang hiện tồn trên địa bàn quận Gò
Vấp. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Nhạc Lễ Nam bộ cần phù hợp với
điều kiện thực tiễn của một đơ thị có sự phát triển kinh tế xã hội và giao lưu tiếp
biến diễn ra mạnh mẽ như Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ nội dung đề tài theo hướng quản lý văn hóa, học viên đã áp dụng các
phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể qua các thao tác sau đây:
Điền dã thực địa: Học viên tiến hành khảo sát các ban Nhạc Lễ hiện đang hoạt
động trên địa bàn Gò Vấp.

Quan sát tham dự: tham dự Lễ Kỳ Yên năm 2018 (lệ vào ngày 14/8 âm lịch) ở
đình Hạnh Thơng Tây và 05 Lễ tang diễn ra trên địa bàn quận Gị Vấp.
Tổng hợp, phân tích: tập hợp các loại tài liệu, số liệu liên quan đề tài, trên cơ sở
đó đối chiếu với thực trạng Nhạc Lễ trên địa bàn quận Gị Vấp, để có những nhận định
và đánh giá hợp lý, khách quan trong nội dung luận văn.
Phỏng vấn sâu: Nhạc Lễ hay nghi lễ trong tang ma và nghi lễ cúng đình là
những giá trị văn hóa phi vật thể ln gắn với chủ thể trình diễn và chủ thể quản lý.
Do vậy, học viên còn tiếp cận, phỏng vấn và trao đổi chuyên môn trực tiếp với 9
nghệ nhân, 4 bậc cao niên ở đình Thơng Tây Hội và Lăng Ông Bà Chiểu; phỏng
vấn 04 cán bộ cơng tác chính quyền và quản lý hoạt động văn hóa ở quận Gị Vấp,
Quận 7 để làm sáng tỏ nhận thức xã hội về quản lý di sản văn hóa trên địa bàn
Thành phố hiện nay; đồng thời phỏng vấn chủ 02 cơ sở mai táng và 05 hộ dân tổ
chức Lễ tang ở các phường 7, 12 trên địa bàn quận Gị Vấp, … Qua đó, nắm biết
những vấn đề liên quan đến cách thức tổ chức dịch vụ mai táng và nhận thức, nhu
cầu của người dân đối với Nhạc Lễ.


10

Nguồn tài liệu:
- Các tài liệu liên quan đến lịch sử, đặc điểm và giá trị của Nhạc Lễ (sưu tập
được) của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam và Nam bộ
- Các chủ trương, quan điểm chung về quản lý văn hóa trong xu thế giao lưu,
hội nhập và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc ở Việt Nam và Thành phố Hồ
Chí Minh, thể hiện trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, trong chính sách, pháp luật
của Nhà nước và của UNESCO.
8. Đóng góp của đề tài
Đóng góp về lý luận: làm rõ vai trị, vị trí, ý nghĩa và giá trị của Nhạc Lễ
trong việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng. Phân tích những tác động, ảnh
hưởng làm biến đổi Nhạc Lễ trong bối cảnh phát triển và hội nhập của Thành phố

Hồ Chí Minh.
Đóng góp về thực tiễn: đề tài cung cấp những kiến thức cơ bản trong công tác
quản lý văn hóa với đối tượng là Nhạc Lễ. Đề tài có thể dùng tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy về quản lý di sản văn hóa. Những giải pháp và khuyến nghị
của đề tài có thể tham khảo ứng dụng trong công tác quản lý di sản văn hóa ở quận
Gị Vấp và Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và giải pháp, tài liệu tham khảo đề tài được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động Nhạc Lễ Nam bộ trong
sinh hoạt của người dân quận Gị Vấp Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy Nhạc Lễ Nam bộ trong sinh hoạt
người dân quận Gị Vấp Thành phố Hồ Chí Minh


11

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Các khái niệm cơ sở
Trong đề mục này học viên đi sâu tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến đề
tài, như: quản lý văn hóa, Nhạc Lễ, sinh hoạt, di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn và
phát huy làm cơ sở lý luận nghiên cứu việc quản lý, tổ chức hoạt động Nhạc Lễ trong
sinh hoạt người dân quận Gò Vấp và trong bối cảnh xã hội hiện nay của Thành phố
Hồ Chí Minh.
1.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý văn hóa
Quản lý là một khái niệm đa nghĩa. Mỗi thời đại lịch sử, mỗi lĩnh vực của đời
sống xã hội đều gắn với vai trò quản lý cho nên khái niệm này được định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt thì quản lý là: “1/ Trơng coi và giữ gìn

theo những u cầu nhất định. 2/ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu
cầu nhất định” [46, tr. 880].
Mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội đều được cấu trúc thành một hệ thống, có
chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Quản lý là duy trì được sự bền vững và phát triển
của hệ thống đó theo những mục tiêu đặt ra. Do đó, quản lý là một khoa học vì phải
dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Quản lý là một
nghệ thuật vì phải tác động đến các đối tượng khác nhau bằng tri thức, kỹ năng và sự
linh hoạt với từng hồn cảnh cụ thể.
Quản lý cịn là chức năng, vai trò của các tổ chức xã hội. Theo Đặng Quốc
Bảo thì: “Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra
những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ
chức để đạt được những mục tiêu cụ thể” [07, tr. 56]. Như vậy, quản lý là một quá
trình tiến hành các hành động cụ thể có hướng đích nhằm đạt một hay nhiều kết quả
như mong muốn. Do đó, để hình thành nên hoạt động quản lý cần xác định rõ các
vấn đề: chủ thể quản lý (ai quản lý?), đối tượng quản lý (quản lý cái gì?), mục đích
quản lý (quản lý vì cái gì?), mơi trường và điều kiện quản lý (quản lý trong hoàn
cảnh nào?) và biện pháp quản lý (quản lý bằng cách nào?). Trong cơng trình Quản lý
văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Phan Hồng Giang
và Bùi Hoài Sơn đã nhận định: Quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự


12

kết hợp của ba phương diện: “Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực
của cá nhân. Thứ hai, điều hòa quan hệ giữa người và người, giảm mâu thuẫn giữa
hai bên. Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm được
những việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo nên giá trị
lớn hơn giá trị cá nhân – giá trị tập thể” [20, tr. 24].
Do đó, khi ứng dụng khái niệm quản lý vào trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam
cần chú trọng các yếu tố tác động đến hình thức, nội dung và phương thức quản lý.

Bởi vì bao giờ hoạt động quản lý cũng gắn với một thể chế chính trị - xã hội nhất định.
Quản lý văn hóa
Hiểu một cách đơn giản thì quản lý văn hóa là tiến hành một quy trình: ban
hành văn bản, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát hình thức, nội dung, biện
pháp quản lý theo đúng quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa. Mục đích cuối
cùng của cơng tác quản lý văn hóa là làm sao bảo tồn, phát huy được giá trị văn hóa
dân tộc; tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và
quốc gia.
Trên quan điểm: Văn hóa là sự nghiệp của tồn dân, cho nên chủ thể quản
lý trên lĩnh vực này bao gồm nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức dân sự và cá nhân
tham gia vào quá trình quản lý. Những điều kiện chủ yếu của quản lý văn hóa được
biểu hiện: Xác lập quan điểm chủ đạo và những nguyên tắc cơ bản xây dựng và
phát triển văn hóa là cơ sở của việc xây dựng nội dung và phương thức quản lý văn
hóa; bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý văn hóa từ trung
ương đến cơ sở và theo từng lĩnh vực; cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành, các đơn
vị và tổ chức hữu quan; hệ thống pháp lý bao gồm: luật, pháp lệnh, nghị định, chỉ
thị, thông tư ... và các văn bản quy phạm pháp luật khác; hệ thống chính sách trên
từng lĩnh vực (của đời sống văn hóa), từng phạm vi lãnh thổ (trung ương, địa
phương, nông thôn, đô thị, vùng sâu xa, hải đảo); hoạt động giám sát, kiểm tra,
khen thưởng và xử lý vi phạm …[20].
Nội hàm của khái niệm quản lý và quản lý văn hóa cũng được biểu hiện cụ thể
qua cơ cấu tổ chức bộ máy và những quy định về chức năng, nhiệm vụ của ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch từ trung ương đến các tỉnh – thành. Ở Thành phố Hồ Chí
Minh, lĩnh vực quản lý di sản văn hóa thuộc chức năng của Phịng Quản lý di sản văn
hóa, cơ quan này trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao.


13

Luận văn ứng dụng khái niệm quản lý và quản lý văn hóa để nghiên cứu thực

trạng quản lý di sản của các cơ quan chức năng: Phòng Di sản văn hóa thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh và Phịng Văn hóa và Thơng tin quận Gò Vấp.
1.1.2. Khái niệm Nhạc Lễ, Nhạc Lễ dân gian Nam bộ
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một nền âm nhạc được nhân dân sáng tạo
để đáp ứng cho nhu cầu vốn rất phong phú và đa dạng của đời sống văn hóa tinh
thần. Trong số đó, có một dòng âm nhạc được sáng tạo nhằm phục vụ nhu cầu tâm
linh thường gắn với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, biểu hiện rõ nét trong các
hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và nghi lễ vịng đời của con người. Dịng âm nhạc
này ln gắn với các nghi thức hành lễ, tạo nên khơng khí trang nghiêm, huyền bí,
tác động rất lớn đến lịng tin và cảm xúc của con người. Dịng nhạc đó được gọi
chung là Nhạc Lễ.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hồng Phê thì Nhạc Lễ là một danh từ dùng để
chỉ: “Loại nhạc có tính chất lễ nghi, thờ cúng, dùng làm nghi thức trong triều đình
phong kiến hay trong việc tế lễ ngày trước” [46, tr 702]. Vì tính chất quan trọng gắn
liền với các loại lễ thức từ cung đình cho đến dân gian nên các triều đại phong kiến ở
Việt Nam đều rất coi trọng dòng nhạc này. Để phân biệt với âm nhạc dân gian (còn
gọi là Tục nhạc), Nhạc Lễ trong cung đình được gọi là Nhã nhạc (tiếng Việt: [ɲǎːˀ

ɲàːk] 雅 樂 "nhạc thanh lịch") có nghĩa là loại nhạc cao quý, tao nhã, “dùng trong
các buổi lễ trang nghiêm nơi tơn miếu của triều đình thời phong kiến” [46, tr. 702].
Trong một số tài liệu nghiên cứu về Nhã nhạc thì thuật ngữ này được sử dụng phổ
biến thời Lê thế kỷ XV đến triều Nguyễn vào cuối thế kỷ XX (mặc dù âm nhạc cung
đình Việt Nam đã được hình thành rõ nét dưới thời Trần). Nhã nhạc được sử dụng
trong lễ nghi thờ cúng (tế Giao, tế Thần Nông, tế miếu) và lễ nghi đại triều và
thường triều (đăng quang, đón tiếp sứ thần, khánh đản, đại yến, lâm triều...) được
thực hiện bởi các nhạc sĩ, vũ công và ca nhi được đào tạo theo đúng các trình thức
quy chuẩn của triều đình.
Với Trần Văn Khê thì “Nhạc Lễ là loại nhạc gắn liền với nghi lễ và tôn giáo”
[28, tr.391]. Cũng đồng quan niệm trên khi nghiên cứu về Nhạc Lễ Nam bộ, Nguyễn
Thị Mỹ Liêm đã viết: “Trên nền tảng văn hóa, âm nhạc cổ truyền được đưa vào Nam,

Nhạc Lễ Nam bộ được xem là loại nhạc dành cho lễ thức đầu tiên trên vùng đất mới.


14

Đây là thể loại khí nhạc, được xây dựng trên sự kế thừa truyền thống cũ, đồng thời thể
hiện sáng tạo mang đặc trưng Nam bộ” [35, tr. 22]. Trong bài viết Nhạc Lễ Nam bộ
của tác giả Ngô Ái Long và Ngơ Quốc Chính thì định nghĩa: “Nhạc Lễ là loại âm nhạc
chuyên dùng trong lễ nghi, thờ cúng” [36, tr. 56].
Tuy mỗi nhà nghiên cứu tiếp cận Nhạc Lễ khác nhau song qua các định nghĩa
trên học viên đã đúc kết ý nghĩa của Nhạc Lễ: Nhạc Lễ là loại nhạc do con người sáng
tạo ra để sử dụng vào các lễ thức của cộng đồng và gia đình. Nhạc Lễ ra đời trên cơ sở
nhu cầu tâm linh của con người. Nhạc Lễ gắn liền với nghi thức hành lễ làm tăng thêm
sự trang trọng, gợi tưởng sự thiêng liêng, huyền bí làm cũng cố thêm niềm tin của con
người vào sự thiêng liêng. Nhạc Lễ là một phần diện mạo văn hóa của dân tộc.
Nhạc Lễ dân gian Nam bộ: là tên gọi dòng âm nhạc hiện diện trong nghi lễ
cộng đồng và tại gia; là di sản văn hóa phi vật thể được hình thành và phát triển cùng
với lịch sử khẩn hoang lập ấp của cộng đồng, góp phần làm nên diện mạo văn hóa đặc
trưng của vùng đất Nam bộ. Đỗ Văn Rỡ nói về Nhạc Lễ dân gian: “Dân tộc Việt Nam
bắt đầu có nhạc từ thời kỳ thơn ổ, đã biết thờ trời, thờ tổ tiên, thờ Thánh Thần (gọi là
thần linh). Từ lâu, việc thờ cúng rất thịnh hành trong gia đình, trong xã hội, rồi ở triều
đình. Các tơn giáo có tổ chức đã đến sau” [54, tr. 183].
Theo bước chân những người Nam tiến, dòng âm nhạc gắn với nghi lễ dân gian
này đã hiện diện trên vùng đất Nam bộ. Tuy nhiên, khi đến miền cực Nam, có nhiều
ảnh hưởng ngoại lai tác động đến nội dung và hình thức diễn tấu nên Nhạc Lễ đã có
nhiều thay đổi. Sự thay đổi đó được nhận thấy qua cấu trúc nhạc khí (phe Văn, phe
Võ), hệ thống bài bản đi liền với các hành động lễ tương ứng. Cũng từ dòng Nhạc Lễ
dân gian qua sự sáng tạo và cải tiến của các nghệ nhân tiên phong mà một thể loại âm
nhạc dùng trong tiêu khiển và giải trí đã ra đời: Đàn ca tài tử Nam bộ. Từ lúc hình
thành đến nay Nhạc Lễ dân gian vẫn hiện tồn trong đời sống văn hóa tinh thần của

cộng đồng cư dân quận Gị Vấp Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.3. Khái niệm sinh hoạt và sinh hoạt văn hóa
Trong Hán –Việt từ điển thì sinh hoạt (生活) là “sống” cuộc sống hằng ngày
[01, tr. 195]. Tuy nhiên, Wiktionary Tiếng Việt lại đưa ra 2 định nghĩa: “1/ Sinh hoạt là
những hoạt động thuộc về đời sống hằng ngày của một người hay một cộng đồng
người (nói tổng quát). Sinh hoạt vật chất và tinh thần. Tư liệu sinh hoạt. 2/ Những


15

hoạt động tập thể của một tổ chức (nói tổng quát): Sinh hoạt câu lạc bộ. Sinh hoạt của
đoàn thanh niên” [87].
Như vậy, sinh hoạt là hoạt động sống của con người. Qua hoạt động sống mà
con người tạo ra văn hóa. Do vậy, ở Phần tự luận trong quyển Việt Nam văn hóa sử
cương Đào Duy Anh đã định nghĩa về văn hóa: “Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ
chung tất cả các phương diện sinh hoạt của lồi người cho nên ta có thể nói rằng: Văn
hóa tức là sinh hoạt” [02, tr. 13]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã định nghĩa về văn
hóa: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn” [37, tr.431]. Từ những định nghĩa về văn hóa cho thấy gốc
của văn hóa là sinh hoạt. Q trình sống con người đã tạo ra văn hóa từ những hoạt
động sinh tồn của mình. Đây là khái niệm quan trọng giúp học viên nhìn nhận Nhạc
Lễ là sản phẩm văn hóa được sáng tạo để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người.
Từ khái niệm sinh hoạt đã phái sinh khái niệm khác có ý nghĩa liên quan: sinh
hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần. Sinh hoạt vật chất là những hoạt động nhằm duy
trì sự tồn tại thể lực của con người, đáp ứng những nhu cầu cơ bản: ăn, mặc, ở, đi lại
và duy trì nịi giống. Sinh hoạt tinh thần là những hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu
giáo dục, tâm linh và vui chơi giải trí của con người. Với ý nghĩa trên, Nhạc Lễ thuộc
loại sinh hoạt tinh thần. Nhạc Lễ nảy sinh và phát triển gắn liền với hoạt động sống
của con người, quan trọng hơn nó đáp ứng được nhu cầu tâm linh của cộng đồng và

gia đình trong quá khứ cũng như hiện tại.
1.1.4. Khái niệm Lễ cúng đình và Lễ tang
Lễ cúng đình: là cách gọi khác của người Nam bộ về Lễ Kỳ n ở các đình
thờ Thần hồng làng. Theo lệ xưa, hàng năm ở mỗi đình đều tổ chức 2 lệ cúng:
Thượng điền và Hạ điền. Trong Giản yếu Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì từ
này có hai nghĩa: “1/ Thượng điền (上 田) là đám ruộng tốt thứ nhất, khác với trung
- điền, hạ - điền. 2/ Tục lệ nhà nông khi bắt đầu ra làm ruộng, mỗi năm có lệ tế Thần
- nơng, tế xong mới rủ nhau ra cày ruộng, gọi là lễ Thượng điền" [01, tr. 466].
Trong Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn, Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và
Từ điển Việt Nam phổ thơng của Đồn Văn Tập đều thống nhất: “Thượng điền là


16

ruộng tốt nhứt. Lễ Thượng điền là lễ cúng thần nông khi đã cấy xong" [77]4. Cũng
theo Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khơn thì “Hạ điền (下田) là ruộng xấu và
Lễ Hạ điền là khi bắt đầu làm ruộng” [29, tr. 562].
Ở Nam bộ, Lễ Hạ điền thường tổ chức vào đầu mùa mưa, hay còn gọi là Lễ
xuống đồng, khai trương việc cày cấy. Còn Lễ Thượng điền thường tổ chức vào cuối
mùa mưa, lúc đồng ruộng đã xong mùa thu hoạch. Trước kia, Lễ Hạ điền làm long
trọng hơn Lễ Thượng điền; tuy nhiên có nơi chỉ tổ chức hạ điền mà không làm
thượng điền; hoặc thu hoạch xong mới làm Lễ thượng điền để cảm tạ Thần nông,
trời đất. Trên thực tế hai lễ này đều tổ chức giống nhau; do đó, để có thể để tiết kiệm
thời gian và kinh phí tổ chức cho phù hợp với hoàn cảnh của mỗi địa phương. Hiện
nay nhiều ngơi đình ở Nam bộ trong đó có quận Gị Vấp Thành phố Hồ Chí Minh đã
“gộp lại” làm Lễ Kỳ n hay cịn gọi là Lễ cúng đình.
Tóm lại, Lễ cúng đình hay cịn gọi là Lễ Kỳ n (Lễ Cầu an) là loại nghi lễ có
tính phổ biến ở khắp vùng Nam bộ, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của địa
phương, thể hiện niềm tin và sự biết ơn của con người đối với các vị thần thánh đã ban
cho họ mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cuộc sống ấm no hạnh phúc. Lễ cúng

đình ở Nam bộ cịn thể hiện tính liên kết cộng đồng, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên; qua
đó cịn trao đổi về kinh nghiệm làm ăn, cũng cố tình tương thân tương ái xóm làng, giữ
gìn đạo lý truyền thống và cùng giúp nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. Dù trải qua bao
biến đổi xã hội song các ngơi đình trên địa bàn quận Gò Vấp vẫn giữ được vai trò quan
trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Lễ cúng đình vẫn gắn bó được tinh thần
cộng cư, cộng cảm của cộng đồng cư dân Gò Vấp trong suốt mấy thế kỷ qua.
Lễ tang: hay còn gọi là tang lễ, đám ma, đám tang, đám hiếu, “là các nghi lễ
chôn cất người chết” [46, tr. 890]. Đây là nghi lễ quan trọng trong vòng đời của con
người, tổ chức theo một quy trình có tính truyền thống được kế thừa từ đời này qua
đời khác. Lễ tang là mô thức (pattern) văn hóa có tính phổ biến trong mỗi dân tộc, mỗi
vùng miền, được hình thành và duy trì qua nhiều đời trở thành một thứ phong tục tập
quán truyền thống của người Việt Nam.
Lễ tang được xem là lễ trọng vì nó kết thúc vịng đời của con người. Dân gian
ta có câu: “Nghĩa tử là nghĩa tận” để nói về tính nhân sinh của văn hóa Việt Nam; nói

4

Tài liệu đã dẫn


17

về tình thần nhân văn trong mối quan hệ xã hội của con người. Dù lúc sống từng có
hiềm khích, bất hòa nhưng khi đối diện với cái chết nên thể hiện sự bao dung, đồng
cảm với người đã khuất, thể hiện trong hành động giúp đỡ, đến phúng viếng, đưa tang.
Như trên đã trình bày, Lễ tang là một quy trình của những nghi thức được thực
hành một cách quy chuẩn. Q trình giao lưu văn hóa cho thấy Lễ tang của người Việt
ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ chữ lễ của văn hóa Trung Hoa. Bàn về lễ, Phạm Đình
Hổ trong Vũ trung tùy bút đã viết:
Phàm những điều nhân sinh vật dụng làm ra đề có phép tắc, đấng thánh

nhân mới theo thứ tự mà bày ra hình thức; chẳng một lễ nghi gì mà khơng hợp
với lẽ thiên nhiên... Ông Chu Tử biên tập những lễ cần dùng của các nhà sĩ thứ;
có bốn lễ: quan, hôn, tang, tế, hợp với một thiên thông lễ nữa là năm thiên, giải
thuyết rõ ràng giản dị hơn cả mọi nhà [23, tr. 35].
Trong Lễ tang, âm nhạc là một phần quan trọng, gắn với các nghi thức hành lễ.
Theo Gia Định thành thơng chí: “Về việc tang lễ thì hay dùng gia lễ Văn cơng và nghi
tiết Khâu thị; phần nhiều trong tang tế đều dùng nhạc” [18, tr. 9].
Cho đến nay, chưa có tài liệu nào định nghĩa một cách đầy đủ về Nhạc Lễ tang,
song điểm qua các tài liệu liên quan và qua khảo sát thực tế, học viên nhận thấy Nhạc
Lễ tang ở quận Gị Vấp Thành phố Hồ Chí Minh thuộc dịng Nhạc Lễ dân gian ở Nam
bộ được sử dụng trong đám tang, gắn với trình tự nghi thức được tiến hành một cách
“bài bản”, mang đặc trưng văn hóa vùng và đáp ứng được nhu cầu tâm linh của cộng
đồng cư dân nơi đây.
1.1.5. Khái niệm Di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy
Di sản văn hóa: Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “1/ Di sản là tài sản của người
chết để lại. 2/ Là cái của thời trước để lại” [46, tr. 254]. Từ di sản có gốc Hán (遗
产): di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại; sản là những gì q giá, có giá trị.
Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp các nghĩa nói trên. Như vậy có thể hiểu di
sản văn hóa là những tài sản văn hóa có giá trị trong quá khứ còn tồn tại trong đời
sống đương đại.
Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa đã sớm được xem là nhiệm vụ quan trọng trong
xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký Sắc lệnh 65/SL nhằm xác định nhiệm vụ của Đông phương Bác cổ học viện


18

(Vietnam Oriental Institute) là bảo tồn tất cả các cổ tích trong tồn cõi Việt Nam. Sắc
lệnh đánh giá cao vai trị của di sản văn hố coi “Việc bảo tồn cổ tích là việc cần thiết
cho cơng cuộc kiến thiết nước nhà”. Sắc lệnh cũng nêu rõ: “Nghiêm cấm việc phá hủy

những đình chùa, đền miếu hoặc nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng
lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng,
giấy má, sách vở có tính cách tơn giáo hay khơng, có ích cho lịch sử, nhưng chưa
được bảo tồn”[75]. Những quan điểm trong Sắc lệnh 65 đã thể hiện chủ trương của
Đảng về di sản văn hóa của dân tộc; đồng thời khẳng định vai trị quan trọng của di
sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước và trách nhiệm của mỗi
công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
Khơng chỉ ở Việt Nam, trong xu hướng tồn cầu hóa thì trên thế giới vấn
đề bảo vệ di sản văn hóa ở các nước rất được coi trọng. Năm 1982, Hội nghị thế
giới về các Chính sách Văn hóa diễn ra tại thành phố Mexico. Bên cạnh việc định
nghĩa lại khái niệm văn hóa, Hội nghị đã thơng một định nghĩa mới về di sản văn
hóa, bao gồm các di sản vật thể và phi vật thể - những di sản mà thể hiện tính
sáng tạo của con người. Hội nghị thống nhất đề nghị UNESCO không chỉ bảo tồn
và nghiên cứu di sản văn hóa vật thể mà phải hướng đến các di sản văn hóa phi
vật thể, đặc biệt là các truyền thống văn hóa có tính truyền khẩu vốn rất dễ mai
một ở các quốc gia.
Di sản văn hóa phi vật thể (intangible culture) là dạng thức văn hóa tiềm ẩn
trong trí nhớ, kí ức cộng đồng, hành vi ứng xử của biểu hiện thông qua các hoạt động
sống, giao tiếp của con người đối với tự nhiên và xã hội. Nếu con người mất đi, khơng
gian dung chứa loại hình văn hóa phi vật thể khơng cịn thì mặc nhiên loại hình đó
cũng mai một. Điều 1 của Luật Di sản văn hóa nêu rõ định nghĩa:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa có liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được sáng tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình
diễn và các hình thức khác [49, tr. 4].
Trong phạm vi luận văn này, học viên sử dụng nội hàm của khái niệm Di sản
văn hóa phi vật thể được trích ra từ Luật Di sản văn hóa. Như vậy, Nhạc Lễ thuộc di
sản văn hóa phi vật thể, được các bậc tiền bối sáng tạo, cải tiến và truyền dạy từ nhiều



×