Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Luận văn tín ngưỡng của người hoa triều châu ở vĩnh long truyền thống vè biến đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 117 trang )

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 11
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu............................................. 12
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 12
5.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 12
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 12
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 14
7.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................ 14
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 14
8. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 15
CHƢƠNG 1..................................................................................................... 16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI HOA TRIỀU CHÂU.... 16
Ở VĨNH LONG ............................................................................................... 16
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 16
1.1.1. Các khái niệm.................................................................................. 16
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu ....................................................................... 21
1.2. Tổng quan về ngƣời Hoa và tín ngƣỡng của ngƣời Hoa Triều Châu ở
Vĩnh Long ....................................................................................................... 23
1.2.1. Khái quát về người Hoa ở Vĩnh Long ............................................. 23


2



1.2.2. Tổng quan về tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long
......................................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2..................................................................................................... 39
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI TÍN NGƢỠNG TRONG GIA ĐÌNH
NGƢỜI HOA TRIỀU CHÂU Ở VĨNH LONG .............................................. 39
2.1. Tín ngƣỡng gắn với quan hệ huyết thống ................................................ 39
2.1.1. Tín ngưỡng thờ tổ tiên trong gia đình............................................. 39
2.1.2. Tín ngưỡng thờ tổ tiên trong dịng họ ............................................. 42
2.2. Các tín ngƣỡng khác gắn với sinh hoạt gia đình ...................................... 49
2.2.1. Tín ngưỡng thờ thần bảo mệnh gia đình......................................... 49
2.2.2. Tín ngưỡng thờ thần bảo hộ gia đình ............................................. 52
CHƢƠNG 3..................................................................................................... 66
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI TÍN NGƢỠNG TRONG ....................... 66
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA TRIỀU CHÂU Ở VĨNH LONG ..................... 66
3.1. Tín ngƣỡng gắn với hoạt động tổ chức cộng đồng .................................. 66
3.1.1. Tín ngưỡng thờ thần cộng đồng ...................................................... 66
3.1.2. Tín ngưỡng thờ cơ hồn trong bang hội ........................................... 77
3.2. Tín ngƣỡng gắn với hoạt động mƣu sinh ................................................. 87
3.2.1. Tín ngưỡng ở các làng nghề ........................................................... 87
3.2.2. Tín ngưỡng trong hoạt động nghề nghiệp ...................................... 93
KẾT LUẬN ................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 112
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 117


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Vĩnh Long, vùng đất nằm ở giữa sông Tiền và sông Hậu, là một tỉnh
nhỏ ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long với 08 huyện, thị, thành phố gồm
các huyện Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ơn, Bình Tân, thị
xã Bình Minh và thành phố Vĩnh Long. Cũng nhƣ nhiều tỉnh ở đồng bằng
sông Cửu Long khác, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngƣời Hoa
có dân số đứng hàng thứ 03 sau đồng bào Kinh và Khmer, tính đến tháng
3/2010, dân số ngƣời Hoa là 5.689 ngƣời, trong đó ngƣời Hoa Triều Châu
chiếm 80% dân số ngƣời Hoa trong tỉnh. Dân số ngƣời Hoa đƣợc phân bố
tại thành phố và các huyện nhƣ sau: Thành phố Vĩnh Long là 3.363 ngƣời;
thị xã Bình Minh là 1.198 ngƣời; huyện Trà Ôn là 595 ngƣời; huyện Vũng
Liêm là 517 ngƣời và huyện Long Hồ là 16 ngƣời [35, tr.201-202]. Ngƣời
Hoa gồm năm nhóm ngơn ngữ Phúc Kiến, Triều Châu (Tiều), Hẹ (Khách
Gia), Quảng Đông và Hải Nam [1]. Từ lâu, ngƣời Hoa ln gắn bó, hịa
nhập với cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh
Long là một trong năm nhóm ngơn ngữ địa phƣơng ở vùng Đông Nam
Trung Quốc di cƣ sang Việt Nam qua nhiều đợt và đã sinh sống ở nhiều
tỉnh, thành phố tại Nam Bộ (cả nông thôn và thành thị). Tại Nam Bộ nói
chung và Vĩnh Long nói riêng, họ thƣờng có hai tên gọi: Thứ nhất, theo
quy định chung, ngƣời Hoa là một cộng đồng cƣ dân (chủ yếu là ngƣời Hán
và những ngƣời đã bị Hán hóa) di cƣ sang Việt Nam có xuất xứ từ vùng
Triều Châu - một huyện của tỉnh Quảng Đông tiếp giáp với tỉnh Phúc Kiến
và một phần thuộc tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Họ sang định cƣ tại
Việt Nam không phân biệt địa phƣơng cƣ trú trƣớc khi di cƣ đến Việt Nam.
Thứ hai, ngƣời Hoa Triều Châu đƣợc gọi theo nhóm ngơn ngữ địa phƣơng
xuất cƣ (đƣợc gọi theo địa phƣơng gốc ở Trung Quốc: ngƣời Hoa Triều


4

Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Hẹ). Nhƣ vậy, ngƣời Hoa Triều

Châu trong trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể tại Vĩnh Long sẽ đƣợc hiểu cả hai
nghĩa trên: ngƣời Hoa Triều Châu – một bộ phận của dân tộc Hoa ở Việt
Nam.
Xun suốt q trình lịch sử, tín ngƣỡng của ngƣời Hoa nói chung, của
ngƣời Hoa ở Vĩnh Long nói riêng, đã sớm trở thành một thực hành văn hóa
quan trọng, là một trong những chỗ dựa lớn về mặt tinh thần, giúp cộng đồng
giữ vững tinh thần và ra sức lập nghiệp, phát triển. Chính vì thế, tín ngƣỡng
của ngƣời Hoa tuy rất đa dạng nhƣng phản ánh khá đầy đủ các mặt đời sống
xã hội. Đại đa số ngƣời Hoa ở Vĩnh Long vẫn cịn duy trì một số giá trị văn
hóa mang tính nhận diện riêng theo truyền thống dân tộc có từ thời di dân.
Mặt khác, từ năm 1986 đến nay, trong quá trình đổi mới, xu thế đơ thị hóa
diễn ra với tốc độ nhanh chóng, cùng với tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tất
yếu đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa,
xã hội của ngƣời Hoa, nhất là ở vùng ven đô và nông thôn. Một trong những
biến chuyển thấy rõ nhất là đời sống văn hóa. Tín ngƣỡng là một thành tố
trong văn hóa ngƣời Hoa, có vai trò rất quan trọng đối với từng cá nhân trong
gia đình, cũng nhƣ trong cộng đồng, cũng từ đó mà chịu ít nhiều sự tác động
và sự thay đổi trong nhận thức và thực hành. Nghiên cứu, làm rõ tính chất, xu
hƣớng tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long trong
bối cảnh hiện nay sẽ góp thêm tƣ liệu để nhận diện văn hóa ngƣời Hoa ở đồng
bằng sơng Cửu Long nói chung, sự biến đổi văn hóa của tộc ngƣời này trong
q trình phát triển của tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Trên nền tảng đó luận văn
gián tiếp đề xuất một số giải pháp hợp lý cho việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc
văn hóa riêng của ngƣời Hoa trƣớc xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay. Đó
chính là lý do tơi chọn đề tài “Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu ở tỉnh


5


Vĩnh Long - truyền thống và biến đổi” để làm luận văn tốt nghiệp ngành Văn
hóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn mong muốn giới thiệu sắc thái tộc ngƣời thơng qua những tín
ngƣỡng truyền thống trong gia đình cũng nhƣ trong cộng đồng ngƣời Hoa
Triều Châu ở Vĩnh Long, qua đó nhận diện xu thế và nguyên nhân dẫn đến sự
biến đổi tín ngƣỡng truyền thống của cộng đồng này ở Vĩnh Long trong bối
cảnh hiện nay.
Từ nghiên cứu trên, luận văn cung cấp các luận cứ khoa học cho các
nhà quản lý hoạch định những chính sách, giải pháp phù hợp, hiệu quả cho
cơng tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của ngƣời Hoa
ở Vĩnh Long trong giai đoạn mới.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ngƣời Hoa, đã
thảo luận nhiều vấn đề, bình diện văn hóa cụ thể của ngƣời Hoa ở Nam Bộ
nói riêng, ở Việt Nam nói chung nhƣ:
Trƣớc 1975 chủ yếu là các bài viết nhỏ lẻ của một vài tác giả ở Sài
Gòn. Chẳng hạn Nguyễn Anh với bài “Mạc Cửu với đất Hà Tiên” (1957),
Trần Văn Đỉnh với bài “Vấn đề Hoa Kiều Nam Dương” (1960), bút danh Tân
Việt Điểu với hai bài “Gốc tích Minh hương” và bài “Tổ chức xã hội Hoa
Kiều” (1961), Tsai Maw Kuey với luận án Người Hoa ở miền Nam Việt Nam
(1968), Khƣơng Hữu Điểu với bài “Người Việt gốc Hoa và nền kinh tế Việt
Nam” (1970), Fujiwara Rochiro với bài “Chính sách đối với dân Trung Hoa
di cư của các triều đại Việt Nam” (1971). Dù vậy, giai đoạn này vẫn có
những đặc khảo quan trọng nhƣ:
Đào Trinh Nhất (1929) có cuốn Thế lực Khách trú và vấn đề di dân ở
Nam Kỳ (Hội Nhà văn, tái bản 2016) miêu thuật cái nhìn tƣơng đối phiến diện


6


về cộng đồng này, mặc dù qua nhiều nghiên cứu khác của các tác giả phƣơng
Tây và Việt Nam, ngƣời Hoa sớm từ các thể kỷ XVII đã rất nỗ lực vƣơn lên
hòa nhập vào cuộc sống ở Việt Nam. Kế đến, học giả ngƣời Hoa gốc Chợ Lớn
là Tsai Maw Kuey có cuốn Người Hoa ở miền Nam Việt Nam (Thƣ viện Quốc
gia Paris 1968). Ông đã dành hẳn một chƣơng trong phần ba (xã hội ngƣời
Hoa) để khảo cứu về đời sống tôn giáo gồm: thờ cúng trong gia đình (thờ
cúng ơng bà, thần Bếp, thần Đất, các thần giữ cửa, thần Tài và các gia thần
khác); thờ cúng cộng đồng (Bà Thiên Hậu, Quan Cơng Xích Đế, Ngọc Hồng
Thƣợng Đế, Kim H Thánh Mẫu,… Nhìn chung, tuy có nhiều tƣ liệu cụ thể,
song Tsai Maw Kuey thực ra chỉ ghi lại những gì ơng tìm hiểu đƣợc về các
tập tục tín ngƣỡng, một số thần tích các đối tƣợng thờ tự chính ở đền, miếu
ngƣời Hoa.
Sau 1975 cho tới nay là giai đoạn bùng nổ các nghiên cứu về ngƣời
Hoa ở Nam Bộ. Năm 1985 tác giả Đào Hùng có cuốn Người Trung Hoa lưu
lạc, đã đặc tả quá trình di dân, định cƣ của ngƣời Hoa ở Việt Nam và Đơng
Nam Á cùng một số bình diện văn hóa – xã hội quan trọng.
Nguyễn Cẩm Thúy (chủ biên) (2000), Định cư của người Hoa trên đất
Nam bộ (Từ thế kỷ XVII đến năm 1945), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà
Nội. Khi tìm hiểu lịch sử cộng đồng ngƣời Hoa ở Nam Bộ, tác giả đã cung
cấp nhiều tƣ liệu đƣợc lƣu trữ thành văn về sự hình thành cộng đồng Hoa ở
Nam Bộ, trong đó đề cập đến sự hình thành các cơ sở tín ngƣỡng Hoa.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam
Bộ” của Võ Thanh Bằng năm 2005, đã hệ thống các loại hình tín ngƣỡng dân
gian của ngƣời Hoa, bao gồm: thần vũ trụ, nhân thần, thần nghề nghiệp, thần
bảo hộ,… Qua đó tác giả nêu lên mối quan hệ giữa tín ngƣỡng dân gian với
các lĩnh vực trong đời sống của ngƣời Hoa: kinh tế, xã hội, văn hóa.


7


Phan An (2005), Người Hoa ở Nam Bộ, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
Hà Nội, đã tập hợp một số bài viết cho các chƣơng trình, đề tài về ngƣời Hoa
ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Nam Bộ nói chung, cụ thể có: Ngƣời Hoa ở
thành phố Hồ Chí Minh (Tổng quan); Nguồn nhân lực ngƣời Hoa ở thành phố
Hồ Chí Minh - hiện trạng và phát triển; Bƣớc đầu tìm hiểu lối sống của thanh
niên ngƣời Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh; Tín ngƣỡng, tơn giáo của ngƣời
Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh; Chùa Hoa - một nét văn hoá đặc sắc của thành
phố Hồ Chí Minh; Phố ngƣời Hoa trong cảnh quan đơ thị ở thành phố Hồ Chí
Minh; Ngƣời Hoa thành phố Hồ Chí Minh với ngƣời Hoa Đơng Nam Á - quá
khứ và hiện tại; Ngƣời Hoa ở Sóc Trăng - lịch sử và hiện đại. Cơng trình này
nhìn chung đã phác họa chân dung văn hóa ngƣời Hoa ở Nam Bộ nói chung,
chƣa đi sâu nghiên cứu trƣờng hợp ở một địa phƣơng cụ thể ở Tây Nam Bộ.
Trần Hồng Liên (2005), Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - Tín ngưỡng và
tơn giáo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, cũng đã phân tích các bình
diện văn hóa tín ngƣỡng – tơn giáo của ngƣời Hoa ở Nam Bộ một cách có hệ
thống qua nhiều bài viết cụ thể nhƣ: Miếu cổ của ngƣời Hoa ở Chợ Lớn; Kiến
trúc chùa miếu của ngƣời Hoa ở Nam Bộ; Lễ hội của ngƣời Hoa ở thành phố
Hồ Chí Minh; Tín ngƣỡng - tơn giáo ngƣời Hoa quận 5 thành phố Hồ Chí
Minh; Phong tục tập quán của ngƣời Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh; Nghiên
cứu ngƣời Hoa ở Nam Bộ sau năm 1975; Giao lƣu tín ngƣỡng - tôn giáo giữa
Việt Nam và Trung Quốc từ thế kỷ XVII đến nay. Cơng trình này đã cung cấp
các dữ liệu quan trọng mang tính tham chiếu và bổ trợ cho các dữ liệu đầu tay
mà chúng tôi thu thập đƣợc trong nghiên cứu này.
Trần Hồng Liên (2007), Văn hóa người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, là một chuyên khảo đề cập đến
những đặc trƣng của văn hóa ngƣời Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh qua các
dạng thức văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, biểu hiện trên nhiều lĩnh vực



8

nhƣ văn hóa - nghệ thuật, tín ngƣỡng - tơn giáo, giáo dục, thể dục thể thao,
hội họa,... trên cơ sở đó, tác phẩm cung cấp tƣ liệu vào việc đề ra chính sách
phù hợp cho cộng đồng ngƣời Hoa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật
chất cho cộng đồng Hoa trong giai đoạn cách mạng mới của đất nƣớc. Cơng
trình này cung cấp dữ liệu tham chiếu, so sánh quan trọng cho nghiên cứu của
chúng tôi.
Một số tác phẩm khác cũng có giá trị tham khảo quan trọng nhƣ: Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2007) với cuốn Người Hoa tại Thành
phố Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Văn hóa, Thơng tin); cuốn Văn hóa các dân
tộc thiểu số ở Nam Bộ do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố
Hồ Chí Minh biên tập. Các cơng trình này ít nhiều có đề cập đến văn hóa và
tín ngƣỡng của ngƣời Hoa trong các trang viết, có thể bổ sung hiểu biết và
cách tiếp cận văn hóa tín ngƣỡng ngƣời Hoa hiện nay.
Trần Đăng Kim Trang (2008), Tín ngưỡng của người Hoa ở quận 5,
thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Thành phố Hồ Chí
Minh, trong mỗi chƣơng trình bày đã nêu và phân tích các vấn đề về quá trình
định cƣ và phát triển của cộng đồng ngƣời Hoa ở quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh; Các dạng thức văn hóa nhƣ: Văn hóa ăn, mặc, ở,… Tác giả phân loại
theo quy mơ, phạm vi, tín ngƣỡng của ngƣời Hoa ở quận 5 gồm: tín ngƣỡng
cá nhân, gia đình và dịng họ, theo các nhóm phƣơng ngữ. Tín ngƣỡng của
ngƣời Hoa ở quận 5 cịn có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh tế,
nhằm phục vụ cho nhu cầu tín ngƣỡng nhƣ nghề làm vàng mã; may áo mão
cho các đối tƣợng thờ cúng, làm bánh cúng,…
Tác giả Nguyễn Công Hoan trong Luận án Tiến sĩ Nghi lễ chuyển đổi
của người Hoa Triều Châu ở Nam Bộ (Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, 2011). Tác giả đã phân tích dƣới góc độ sự chuyển đổi vai trị, vị
thế, nghĩa vụ, quyền lợi của cá nhân trong gia đình, dịng tộc hoặc cả một



9

cộng đồng trong xã hội là ngƣời đƣợc hƣởng thụ chính hoặc ngƣời đƣợc thụ
tang chính. Sự chuyển đổi vai trò, vị thế, nghĩa vụ, quyền lợi đƣợc đánh dấu
sang một giai đoạn khác khi mỗi cá nhân hoặc cộng đồng ngƣời thực hiện
đƣợc thụ hƣởng hoặc chỉ là những thành phần tham gia có thể chuyển đổi
hoặc khơng chuyển đổi trong bất cứ sự kiện nào. Mỗi giai đoạn chuyển đổi
trong mỗi nghi lễ đều mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống của ngƣời Hoa
Triều Châu ở Nam Bộ nói riêng và các tộc ngƣời khác nói chung trong sự
giao thoaa văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng nhấn
mạnh vai trò, vị trí và đóng góp của nghi lễ, phong tục ngƣời Hoa trong kho
tàng văn hóa Nam Bộ.
Huỳnh Ngọc Trảng (2012), Đặc khảo văn hóa người Hoa ở Nam Bộ,
Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, trong mỗi chƣơng trình bày đã nêu và
phân tích các vấn đề về quá trình định cƣ và phát triển của cộng đồng ngƣời
Hoa ở Nam Bộ; Các dạng thức văn hóa truyền thống bao gồm: Văn hóa ăn,
mặc, ở, tín ngƣỡng cộng đồng, tín ngƣỡng gia đình, hội họa, thƣ pháp, tranh
kiếng, văn học Hán Nôm, nghệ thuật biểu diễn, giáo dục hoa ngữ, võ thuật,…
Ở mỗi dạng thức văn hóa, các tác giả đều dựa trên những tài liệu Hán Nôm cổ
để phân tích từ nguồn gốc, q trình hình thành, những đặc điểm chính qua
từng thời kỳ hƣng thịnh, suy vong và trong thời hiện đại. Tác phẩm này cung
cấp các hiểu biết quan trọng về các bình diện đời sống văn hóa – xã hội ngƣời
Hoa ở Nam Bộ nói chung, rất hữu ích cho nghiên cứu này.
Luận án Tiến sĩ Văn hóa dân gian “Tín ngưỡng dân gian của người
Hoa ở Đồng Nai” của Nguyễn Thị Nguyệt năm 2015 là cơng trình nghiên cứu
tín ngƣỡng ngƣời Hoa ở Đồng Nai, trong đó bao gồm ngƣời Hoa di cƣ vào
Nam Bộ trong những thế kỷ trƣớc và ngƣời Hoa gốc Tày, Nùng di cƣ từ tỉnh
Quảng Ninh vào Nam Bộ năm 1954. Cơng trình góp phần nhận diện đặc
trƣng văn hóa tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Hoa ở Đồng Nai, làm cơ sở để



10

phân biệt tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Hoa ở Nam Bộ nói riêng và ngƣời
Hoa ở Việt Nam nói chung. Qua đó, tác giả đặt ra các vấn đề bàn luận nhƣ:
giữ gìn bản sắc tộc ngƣời, tính mở, tính hội nhập của cộng đồng ngƣời Hoa
dẫn đến sự giao lƣu văn hóa, biến đổi của tín ngƣỡng dân gian ngƣời Hoa
Đồng Nai hiện nay trong quá trình cộng cƣ với các dân tộc khác.
Năm 2017, tác giả Nguyễn Ngọc Thơ cùng nhóm các nhà nghiên cứu
Trần Hồng Liên, Phan An,... xuất bản cuốn Tín ngưỡng Thiên Hậu vùng Tây
Nam Bộ, trong đó có phần miêu thuật và phân tích tín ngƣỡng phổ biến này
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cùng quá trình biến đổi và hội nhập văn hóa – xã
hội ở địa phƣơng.
Rõ ràng chƣa có các chuyên khảo quan trọng khảo tả và phân tích về
đời sống tín ngƣỡng ngƣời Hoa ở Vĩnh Long nói riêng; do vậy vấn đề luận
văn nêu ra là một vấn đề mới. Để thực hiện chủ đề này chúng tôi khơng thể
khơng tham khảo các tài liệu mang tính bổ trợ trên văn đàn, cụ thể nhƣ:
Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long (2002), Vĩnh Long di tích và danh lam thắng
cảnh;
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long (2003), Tìm hiểu văn hóa Vĩnh
Long (1732 – 2000), Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long (2009), Di tích lịch sử văn
hóa Vĩnh Long;... Một số luận văn thạc sỹ của một số tác giả có nghiên cứu về
phong tục ngƣời Hoa nhƣ lễ cƣới, tang ma, phong tục vòng đời, song đến nay
chƣa có luận văn nào đặc tả, khảo luận về tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời
Hoa ở Vĩnh Long.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hệ thống tín ngƣỡng truyền thống

của cộng đồng ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long trong truyền thống và hiện


11

tại cùng xu hƣớng, tính chất biến đổi của nó. Nhƣ vậy khách thể chính là
ngƣời Hoa Triều Châu đang sống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong mối quan
hệ với các cộng đồng ngƣời Hoa khác, với ngƣời Việt và xa hơn là ngƣời
Khmer. Do giới hạn về nội dung và phƣơng pháp, luận văn tạm thời chƣa mở
rộng khảo sát các cộng đồng phƣơng ngữ Hoa Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải
Nam và Khách Gia (Hẹ). Tƣơng tự, do đối tƣợng nghiên cứu chính là các tín
ngƣỡng truyền thống (gia đình, cộng đồng), luận văn cũng chƣa bàn tới hoặc
so sánh với các tôn giáo hay các hiện tƣợng tôn giáo đa dạng đang tồn tại
trong cộng đồng ngƣời Hoa Triều Châu nhƣ Phật giáo, Đạo giáo, Minh Sƣ,
Nhất Quán Đạo, Minh Nguyệt Cƣ sĩ Lâm, Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa,
Tin Lành,...
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu chính của luận văn là khơng gian tỉnh
Vĩnh Long, trong đó đi sâu vào khảo sát 03 nơi có ngƣời Hoa tập trung sinh
sống. Đó là Thành phố Vĩnh Long, huyện Trà Ơn và thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long (những nơi ngƣời Hoa định cƣ đông đúc nhất, đồng thời cũng là
ba địa điểm quan trọng trên con đƣờng thủy thƣơng mại nội địa sông Tiền –
sơng Mang Thít – sơng Hậu).
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở những tín ngƣỡng
truyền thống, so sánh để nhận diện những biến đổi của nó từ sau 1975 cho đến
nay. Chúng tôi chọn mốc thời gian 1975 đến nay để nghiên cứu sự biến đổi
của những tín ngƣỡng truyền thống là vì chúng tơi thấy rằng sau giải phóng
đến năm 1986 ngƣời Hoa chịu nhiều tác động trƣớc tình hình chung của đất
nƣớc và đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới năm 1991 - 1992. Trên cơ sở đƣợc chia
tách từ tỉnh Cửu Long ra thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, Vĩnh Long có

những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ, có những chính sách làm thay đổi nhiều


12

mặt trong đời sống văn hóa, xã hội của đất nƣớc, trong đó có tín ngƣỡng
ngƣời Hoa.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Hệ thống tín ngƣỡng truyền thống trong gia đình và trong cộng đồng
của ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long mang những đặc điểm cơ bản nào?
- Những biến đổi và yếu tố tác động làm biến đổi những tín ngƣỡng
truyền thống trong gia đình và trong cộng đồng của ngƣời Hoa Triều Châu ở
Vĩnh Long hiện nay ra sao?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Hệ thống tín ngƣỡng truyền thống ngƣời Hoa đƣợc hình thành và phát
triển theo lịch sử vùng đất Vĩnh Long nói riêng, Tây Nam Bộ nói chung, đã
trở thành phần cấu trúc văn hóa gia đình và cộng đồng cơ bản nhất, trực tiếp
góp phần thiết lập và củng cố các quan hệ gia đình, kết nối cộng đồng – liên
cộng đồng và hƣớng tới xây dựng đời sống văn hóa xã hội tiến bộ, tơn trọng
truyền thống và các chuẩn mực xã hội.
Tín ngƣỡng truyền thống ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long đã biến
đổi mạnh mẽ theo hƣớng thế tục hóa theo xu thế chung của thời đại, thể hiện
qua các tín ngƣỡng trong gia đình và cộng đồng. Nói khác hơn, tín ngƣỡng
của ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long còn đƣợc bảo lƣu nhiều yếu tố văn
hóa truyền thống bên cạnh các yếu tố văn hóa mới do tác động của kinh tế xã
hội và q trình tiếp xúc giao lƣu văn hóa với các tộc ngƣời trong bức tranh
đa văn hóa ở địa phƣơng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn đƣợc thực hiện bằng những phƣớng pháp nghiên cứu khác
nhau:


13

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chúng tôi tiến hành thu thập những
tài liệu đã đƣợc công bố, tài liệu liên quan đến đề tài, tài liệu ở Trung ƣơng và
địa phƣơng, kế thừa các cơng trình của các tác giả đi trƣớc để phân tích, nhận
định và đánh giá các quá trình lịch sử di dân, hình thành cộng đồng tín
ngƣỡng dân gian ngƣời Hoa ở Vĩnh Long, diễn biến và quy luật phát triển của
nó.
- Phương pháp quan sát tham dự: Với đề tài này, chúng tôi tiến hành
quan sát tham dự tại 06 miếu, hội quán tiêu biểu mang tính đại diện cụ thể
gồm: Hội quán Minh Hƣơng, Thất Phủ miếu, miếu Bà Thiên Hậu, thành phố
Vĩnh Long; miếu Bà Thiên Hậu, xã Song Phú, huyện Tam Bình; miếu Bà
Thiên Hậu, phƣờng Cái Vồn, thị xã Bình Minh và Thất Phủ An Lạc cung
(chùa Ơng Bổn), thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long trong một
thời gian. Khi nghiên cứu, chúng tôi thực hiện điền dã tại các hội quán nơi
diễn ra cách hành xử của con ngƣời với những đấng quyền linh mà họ cho là
linh thiêng, từ đó để tìm ra ý nghĩa của hành vi cũng nhƣ giá trị tín ngƣỡng
đối với cộng đồng ngƣời Hoa nơi đây. Đồng thời, quan sát tham dự ngẫu
nhiên 15 gia đình ngƣời Hoa trong thành phố Vĩnh Long; thị xã Bình Minh và
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (mỗi huyện, thị, thành phố 05 gia đình) nhằm
mục đích tìm ra đặc trƣng riêng, ý nghĩa của đối tƣợng thờ tự trong từng loại
tín ngƣỡng gia đình và cộng đồng của ngƣời Hoa ở Vĩnh Long.
- Phỏng vấn sâu và phỏng vấn hồi cố: Khi thực hiện đề tài, chúng tôi
chọn phỏng vấn bằng phƣơng pháp chọn mẫu có chủ đích 18 ngƣời (mỗi
miếu, Hội qn 03 ngƣời). Vì nghiên cứu tín ngƣỡng truyền thống, nên tôi
chọn đối tƣợng phỏng vấn sẽ là những ngƣời sống lâu năm tại các hội quán,

miếu, phỏng vấn mỗi nơi 02 ngƣời theo kiểu chọn mẫu có chủ đích nhƣ Ban
trị sự để so sánh thông tin với nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc nhằm kiểm chứng
lại thông tin. Đồng thời, phỏng vấn hồi cố 09 ngƣời lớn tuổi (mỗi huyện, thị


14

xã, thành phố 03 ngƣời) trong gia đình ngƣời Hoa để so sánh sự biến đổi của
hệ thống tín ngƣỡng hiện đại với tín ngƣỡng truyền thống. Ngồi ra, tơi chọn
mẫu ngẫu nhiên 30 ngƣời đi thăm viếng, tham quan miếu, hội qn để tìm
hiểu vai trị của tín ngƣỡng đối với ngƣời dân khi họ đến hành lễ.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tiến hành phỏng vấn những ngƣời làm
công tác quản lý, Ban công tác ngƣời Hoa tỉnh Vĩnh Long, những ngƣời
chuyên nghiên cứu về văn hóa Hoa giúp chúng tôi kiểm định lại những thông
tin thu đƣợc từ cộng đồng qua quan sát tham dự, phỏng vấn để đảm bảo tính
chính xác của thơng tin.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Hoa Triều
Châu ở Vĩnh Long. Đây có thể đƣợc coi là cơng trình nghiên cứu một cách
tƣơng đối có hệ thống, mang tính khái quát về các tín ngƣỡng của cộng đồng
ngƣời Hoa ở Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu các loại hình tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣời
Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long giúp ngƣời đọc thấy đƣợc nét đặc trƣng trong
đời sống tinh thần của ngƣời Hoa Triều Châu. Từ những kết quả nghiên cứu
khoa học của đề tài về sự biến đổi hệ thống tín ngƣỡng truyền thống của
ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long, đề tài cung cấp thêm nguồn tƣ liệu góp
phần bổ sung và làm sáng tỏ về hệ thống tín ngƣỡng truyền thống, về sự biến
đổi cũng nhƣ vấn đề kế thừa văn hóa dân tộc Hoa và cung cấp nguồn tƣ liệu

cho các nhà quản lý tơn giáo, tín ngƣỡng ở Vĩnh Long.
Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu các vấn đề về văn hóa, tín ngƣỡng của ngƣời
Hoa ở Vĩnh Long.


15

8. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì
phần chính văn đƣợc bố cục 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về ngƣời Hoa Triều Châu ở
Vĩnh Long
Trong chƣơng này, chúng tơi sẽ trình bày một số khái niệm liên quan
đến đề tài. Trên cơ sở đó, trình bày quan điểm tiếp cận cũng nhƣ lý thuyết sử
dụng để lý giải các vấn đề đặt ra trong đề tài.
Chƣơng 2: Truyền thống và biến đổi tín ngƣỡng trong gia đình
ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long
Trong chƣơng này, chúng tơi sẽ trình bày những tín ngƣỡng truyền
thống trong gia đình nhƣ: tín ngƣỡng gắn với quan hệ huyết thống và tín
ngƣỡng gắn với sinh hoạt gia đình; những biến đổi và yếu tố tác động làm
biến đổi những tín ngƣỡng truyền thống trong gia đình của ngƣời Hoa Triều
Châu ở Vĩnh Long.
Chƣơng 3: Truyền thống và biến đổi tín ngƣỡng trong cộng đồng
ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long
Trong chƣơng này, chúng tơi sẽ trình bày những tín ngƣỡng truyền
thống trong cộng đồng nhƣ: tín ngƣỡng gắn với hoạt động tổ chức cộng đồng
và tín ngƣỡng gắn với hoạt động mƣu sinh; những biến đổi và yếu tố tác động
làm biến đổi những tín ngƣỡng truyền thống trong cộng đồng của ngƣời Hoa
Triều Châu ở Vĩnh Long.



16

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI HOA TRIỀU CHÂU
Ở VĨNH LONG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm “tín ngƣỡng”
Theo Đặng Nghiêm Vạn, thuật ngữ tín ngưỡng có thể hiểu dƣới hai
tầng nghĩa. Khi nói đến tự do tín ngƣỡng, ngƣời ngoại quốc có thể hiểu đó là
niềm tin nói chung (belief, lelieve, croyance) hay niềm tin tơn giáo (belief,
believe). Nếu hiểu tín ngƣỡng là niềm tin thì có một phần ở ngồi tơn giáo,
nếu hiểu là niềm tin tôn giáo (belief, believer theo nghĩa hẹp croyance
riligieuse (tiếng Corsica)) thì tín ngƣỡng chỉ là một bộ phận chủ yếu nhất cấu
thành của tôn giáo [8, tr.76].
Tác giả Ngô Đức Thịnh đƣa ra quan điểm “tín ngƣỡng đƣợc hiểu là
niềm tin của con ngƣời vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói
gọn lại là niềm tin, ngƣỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với “cái trần tục”,
hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát đƣợc. Có nhiều loại niềm tin, nhƣng ở
đây niềm tin của tín ngƣỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Nhƣ vậy, niềm tin
vào “cái thiêng” thuộc về bản chất của con ngƣời, nó là nhân tố cơ bản tạo
nên đời sống tâm linh của con ngƣời, cũng nhƣ giống đời sống vật chất, đời
sống tinh thần, tƣ tƣởng, đời sống tình cảm,...” [17, tr.16].
Hiện nay, Nhà nƣớc ta cũng phân biệt rõ ràng giữa tín ngƣỡng và tôn
giáo, điều này thể hiện ngay trong Luật Tín ngƣỡng, tơn giáo số
02/2016/QH14 đƣợc Quốc Hội thơng qua ngày 18/11/2016 và có hiệu lực kể
từng ngày 01/01/2018, trong Chƣơng I, điều 2 có qui định nhƣ sau: “Tín
ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn



17

liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần
cho cá nhân và cộng đồng. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ
tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tơn vinh người có cơng với đất
nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử,
văn hóa, đạo đức xã hội.” [33].
Nhƣ vậy, qua tìm hiểu chúng tơi cho rằng tín ngưỡng là niềm tin, lòng
ngưỡng mộ của con người vào các vị thần thánh linh thiêng; tưởng niệm và
tơn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng nhằm đem lại cuộc sống
bình an, sung túc cho mọi người. Là một cộng đồng thiểu số có đời sống kinh
tế khắm khá, ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long đã hết sức khéo léo, tinh tế
để vận hành hệ thống tín ngƣỡng truyền thống dân tộc mình vừa phù hợp với
các chuẩn mực chung của xã hội vừa có lợi cho việc tơ đắp bản sắc văn hóa
dân tộc mình.
1.1.1.2. Khái niệm “văn hóa tín ngưỡng”
Dƣới góc độ văn hóa học, tín ngƣỡng đƣợc xem là một hiện tƣợng, là
một biểu hiện của văn hóa (cụ thể là văn hóa phi vật thể). Bởi tín ngƣỡng ln
hiện diện trong cuộc sống hàng ngày ở mọi quốc gia, mọi cộng đồng dân tộc.
Qua tín ngƣỡng, có thể nhìn thấy đƣợc đặc điểm văn hóa tâm linh của một
cộng đồng dân tộc cụ thể, từ nguồn gốc, cách thức thờ cúng, thời gian cúng, lễ
vật cúng tế, nhân vật đƣợc tôn thờ cho đến những tập tục kiêng kỵ trong thờ
cúng cũng nhƣ trong sinh hoạt hàng ngày.
Theo tác giả Nguyễn Duy Bính, “tín ngưỡng dân gian cũng có thể và
cần được xem là một yếu tố, một bộ phận văn hóa dân gian. Từ quan niệm đó,
nếu văn hóa dân gian (folklore) được hiểu là loại hình văn hóa ra đời nhờ sự
sáng tạo của chính nhân dân, thì tín ngưỡng dân gian cũng có thể xem là loại
hình tín ngưỡng tơn giáo do chính nhân dân - trước hết là những người lao

động - sáng tạo ra trên cơ sở những tri thức phản ánh sai lạc dưới dạng kinh


18

nghiệm cảm tính từ cuộc sống thường nhật của bản thân mình” [19, tr.2]. Tín
ngƣỡng truyền thống cịn phản ánh những ƣớc nguyện tâm linh của con ngƣời
và cả cộng động, là niềm tin vào thần linh thông qua những nghi lễ, gắn liền
với phong tục tập quán, truyền thống.
Nguyễn Đăng Duy nhấn mạnh:“Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện
những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin
thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng, tơn giáo” [22, tr.29]. Tín ngƣỡng ra
đời và tồn tại dựa trên niềm tin, sự tin tƣởng và ngƣỡng mộ của con ngƣời đối
với các thế lực siêu nhiên trong cuộc sống mà họ cho rằng những thế lực đó
đã, đang và sẽ định đoạt cuộc đời và số phận của họ.
Trong luận văn này, khái niệm văn hóa tín ngƣỡng đƣợc hiểu hệ thống
các giá trị nhân sinh mà cộng đồng kiến tạo và thu hoạch được qua sự tin
tưởng, ước vọng của con người đối với cuộc sống qua hiện tượng ký gửi vào
sự mầu nhiệm của thế giới siêu nhiên, đồng thời còn là kho tàng tri thức (lý
tính lẫn cảm tính) nhằm để lý giải về thế giới tự nhiên và nhân sinh, hướng tới
sự kỳ vọng khắc phục được thử thách từ thế giới tự nhiên và xã hội. Qua đó để
thấy tín ngƣỡng là một hiện tƣợng rất quan trọng trong văn hóa của một cộng
đồng dân tộc, tín ngƣỡng có khả năng chi phối con ngƣời về mặt tâm linh,
đồng thời có sự tác động đến tơn giáo, kinh tế xã hội và một số lĩnh vực khác
trong đời sống xã hội.
1.1.1.3. Khái niệm “biến đổi văn hóa”
Biến đổi văn hóa là một quá trình lịch sử. Xét theo quan điểm Chủ
nghĩa Mác - Lênin thì đó là sản phẩm lịch sử của thế giới khách quan. Biến
đổi hay biến dị, là q trình thay đổi một hay nhiều khía cạnh cụ thể của cấu
trúc và ý nghĩa của các thực hành văn hóa xã hội do tác động của những

nguyên nhân nội tại và ngoại tại. Biến đổi văn hóa là một quá trình phổ quát
của nhân loại, bởi văn hóa là sản phẩm của q trình ứng xử với môi trƣờng


19

sống, một khi môi trƣờng sống thay đổi (biến động của tự nhiên, thay đổi
hoàn cảnh lịch sử - xã hội, phƣơng thức sản xuất xã hội thay đổi,...) ắt sẽ có
nhu cầu điều chỉnh thực hành văn hóa cho phù hợp [11].
Lịch sử nghiên cứu về biến đổi văn hóa đã cung cấp những lý thuyết rất
quan trọng cho các nghiên cứu thực địa về sự biến đổi của các xã hội đang
chuyển đổi, trong đó đáng lƣu ý là cơng trình “Hiện đại hóa, biến đổi văn hóa
và sự duy trì những giá trị văn hóa truyền thống” của Ronald Inghart và
Waye E. Baker [44], đã cung cấp một cái nhìn tổng quan và các lý thuyết về
sự biến đổi văn hóa trong các xã hội đang trong tiến trình hiện đại hóa. Với
quan điểm này, văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, cũng tự không
ngừng biến đổi. Sự ổn định chỉ là sự ổn định của bề ngồi, cịn thực tế nó
khơng ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền
văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn
biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn. Mọi
cái đều biến đổi và xã hội cũng giống nhƣ các hiện thực khách quan khác,
không ngừng vận động và thay đổi, với một thực trạng đứng yên trong sự vận
động liên tục.
Nghiên cứu về biến đổi văn hóa ở Việt Nam, cuốn Biến đổi văn hóa ở
các làng quê hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Châm là một trong số
những cơng trình nghiên cứu về chủ đề này. Tác giả đã đƣa ra một mơ hình
phân tích. Sự biến đổi đầu tiên và quan trọng nhất làm nên diện mạo mới ở
nông thôn hiện nay là do biến đổi về nghề nghiệp. Từ sự chuyển đổi nghề
nghiệp đến những tác động của q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã làm
cho đời sống xã hội của dân cƣ ba làng có những thay đổi nhanh chóng. Từ

nền tảng này, tác giả đi vào trả lời cho câu hỏi chính của vấn đề quan tâm, đó
là văn hóa làng xã đang biến đổi nhƣ thế nào trong quá trình đơ thị hóa và
cơng nghiệp hóa hiện nay?. Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả đã tập trung


20

phân tích trong bốn lĩnh vực chủ yếu: (1) Khơng gian và cảnh quan làng; (2)
Di tích, tín ngƣỡng và lễ hội; (3) Phong tục tập quán; (4) Sự tiếp cận thơng tin
và các loại hình giải trí. Tác giả đã đƣa ra một mơ hình phân tích: sự biến đổi
đầu tiên và quan trọng nhất làm nên diện mạo mới ở nông thôn hiện nay là do
biến đổi về nghề nghiệp. Từ sự chuyển đổi nghề nghiệp đến những tác động
của q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã dẫn đến hệ quả của sự biến đổi
này là: (1) Không gian của làng nay đã rất khác không gian của làng xƣa: mở
hơn, thoáng đạt hơn, nhiều sự giao lƣu hơn, tính chất cơng nghiệp, đơ thị đã
thể hiện rõ và ăn sâu vào trong cả nếp nghĩ và lối sống của dân làng; (2) Di
tích, lễ hội, tín ngƣỡng đều đƣợc đƣa trở lại với vai trị đặc biệt của chúng
trong đời sống tâm linh bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ trùng tu lại di
tích, dựng lại các lễ hội, thực hành và phát triển tín ngƣỡng; (3) Các phong
tục tập quán có sự đan xen và giao lƣu rõ rệt giữa làng và phố, hiện đại và
truyền thống; (4) Tiếp cận thông tin và đa dạng hóa các loại hình giải trí, đặc
biệt là sựcố kết ngƣời dân theo mạng lƣới quan hệ và lợi ích trong làng, là
những biểu hiện nổi bật của sự biến đổi và hình thành những yếu tố văn hóa
mới ở ba làng quê này [29].
Với nội dung của biến đổi văn hóa trên giúp chúng tơi nhận thấy sự
biến đổi trong tín ngưỡng của người Hoa bằng nhiều hình thức, có sự đan xen
và giao lưu rõ rệt giữa truyền thống và hiện đại, qua đó chúng ta có thể nhận
diện mức độ hịa nhập văn hóa của cộng đồng này trong tổng thể bức tranh
xã hội ở địa phương. Mỗi nền văn hóa có cách tiến hóa khác nhau tùy thuộc
vào những điều kiện đặc thù của nền văn hóa đó, vì thế, cùng với sự tiến hóa,

con người, văn hóa cũng biến đổi theo. Đó là quy luật của sự phát triển của
thế giới khách quan, vượt lên trên mọi ý kiến chủ quan của con người.


21

1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tơi cần phải dựa vào hai lý thuyết có
quan hệ mật thiết với nhau, cả hai đều nhấn mạnh tới q trình tƣơng tác và
biển đổi (nếu có) của truyền thống văn hóa đối với mơi trƣờng sống, đó là
thuyết đặc thù lịch sử và thuyết diễn giải, tái diễn giải văn hóa gắn với ngữ
cảnh.
Thuyết đặc thù lịch sử xuất hiện ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX với đại diện là Franz Boas (1858 - 1942) và Alfred Kroeber (1876 –
1960). Franz Boas là ngƣời tiên phong đã “nhấn mạnh tính phức tạp bề ngồi
của sự biến đổi văn hóa và nhận thấy rằng những n t văn hóa riêng l phải
được nghiên cứu trong bối cảnh của x hội mà nó đ xuất hiện” và “văn hóa
của mỗi một dân tộc được hình thành trong q trình lịch sử gắn liền với mơi
trường x hội nhất định và trong điều kiện địa l cụ thể” [15, tr.24]. Nhƣ vậy,
nghiên cứu truyền thống văn hóa của một cộng đồng ngƣời khơng phải chỉ
dựa vào nguồn gốc xuất thân, đặc điểm bản thể của truyền thống ấy qua sách
vở thi thƣ, mà phải dựa vào chính mối quan hệ tƣơng tác giữa truyền thống ấy
với hoàn cảnh sống tại thời điểm quan sát, nghiên cứu. Trong khn khổ này,
luận văn sẽ đặt vấn đề tín ngƣỡng truyền thống, cụ thể là tín ngƣỡng của
ngƣời Hoa Triều Châu trong bối cảnh lịch sử, di dân, định cƣ và phát triển của
cộng đồng ngƣời Hoa ở Vĩnh Long trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể ở
Tây Nam Bộ từ thời tiền hiện đại cho tới nay. Trong cách tiếp cận này, luận
văn tôn trọng tính khách quan của lịch sử, coi đó là sản phẩm tất yếu của các
quá trình lịch sử - xã hội ở địa phƣơng.
Thứ hai là lý thuyết diễn giải và tái diễn giải văn hóa gắn với ngữ

cảnh cụ thể (context-based reinterpretation) của Robert P. Weller (1953 - ).


22

Theo Robert P. Weller1, khơng phải nền văn hóa, hiện thực văn hóa nào cũng
đƣợc định hình sẵn hệ thống các giá trị bất biến để có thể soi chiếu cho mọi cá
thể, nhóm cá thể qua các thời đại. Trƣớc Robert P. Weller, Edward Sapir
(1934)2 cũng từng nhận định: “Văn hóa khơng phải là thứ đ sẵn có mà là cái
con người khám phá dần dà qua thực tiễn cuộc sống”3. Robert P. Weller là
ngƣời hồn thiện dịng lý thuyết này với điểm nhấn là phải sử dụng một
phƣơng thức diễn giải văn hóa chủ động (active interpretation) khi nhìn nhận,
đánh giá các bình diện thực tiễn của đời sống văn hóa. Ơng nói: “Hầu hết các
thực hành văn hóa, tuy nhiên, đều khơng phải là những hệ thống đ được
định chế hóa hay l tưởng hóa hồn chỉnh. Thay vào đó, nó tồn tại như là một
q trình diễn giải và tái diễn giải thực tế” (Robert P. Weller 1987: 7)4. Nhƣ
vậy ý nghĩa của các hiện thực văn hóa chỉ tồn tại trong mối quan hệ với thực
tiễn đời sống chứ không phải là những giá trị đƣợc mã hóa sẵn dƣới hào
quang của các ký hiệu, biểu tƣợng hay truyền thuyết, thần thoại. Theo dòng lý
thuyết này, các nhóm cộng đồng khác nhau rất có thể sẽ có cách diễn giải
khác nhau về cùng một hiện tƣợng hay một truyền thống văn hóa; ngay cả
cùng một cộng đồng nhƣng ở các thời điểm khác nhau thì kết quả diễn giải
cũng có thể rất khác biệt nhau. Ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh Long có thể sẽ
khác ngƣời Hoa Triều Châu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu hay Cà Mau trong cách
nhận thức và tổ chức thực hành tín ngƣỡng, do đó, trong nghiên cứu này
1

Weller, Robert P. (1987), Unities and Diversities in Chinese Religion. London: Macmillan/Seattle:
Univ. of Washington Press [45].
Edward Sapir (1934): “The emergence of the concept of personality in a study of culture”, in

Edward Sapir 1949: Culture, Language and personality, Berkeley: University of California Press, tr.
200 [42, tr.200].
2

Edward Sapir (1934): “The emergence of the concept of personality in a study of culture”, in
Edward Sapir 1949: Culture, Language and personality, Berkeley: University of California Press, tr.
205 [42, tr.205].
3

“Much culture, however, is neither strongly institutionalized nor strongly ideologized. It exists
instead as a process of pragmatic interpretation and reinterpretation”.
4


23

chúng tôi hết sức coi trọng bối cảnh xã hội và những tác động đa chiều của
bối cảnh đối với truyền thống tín ngƣỡng của ngƣời Hoa Triều Châu ở Vĩnh
Long. Tuy vậy, trong khn khổ có hạn của tài liệu và phƣơng pháp, chúng
tôi chƣa thể tiến hành nghiên cứu so sánh đồng đại giữa hai nhóm Hoa Triều
Châu khác nhau ở hai địa phƣơng khác nhau để nhận diện tính chất và xu
hƣớng tác động của mơi trƣờng sống đến văn hóa.
1.2. Tổng quan về ngƣời Hoa và tín ngƣỡng của ngƣời Hoa Triều
Châu ở Vĩnh Long
1.2.1. Khái quát về người Hoa ở Vĩnh Long
1.2.1.1. Đặc điểm về địa lý
Ngay từ buổi đầu thành lập Vĩnh Long là một vùng khá rộng lớn đƣợc
đặt tên là Châu Định Viễn thuộc Long Hồ dinh. Tuy nhiên trong quá trình
hình thành và phát triển, địa giới hành chính của Vĩnh Long thƣờng xuyên
thay đổi và sự thay đổi này đã làm thay đổi vị trí địa lý tƣơng ứng với từng

thời kỳ lịch sử.
Theo “Gia Định Thành Thơng Chí” của Trịnh Hoài Đức, vào năm Kỷ
Mùi 1679, trấn thủ Long Mơn là Tổng binh Dƣơng Ngạn Địch, phó tƣớng
Hồng Tiến và trấn thủ Cao Lôi Liêm là Tổng binh Trần Thắng Tài (Trần
Thƣợng Xun), phó tƣớng Trần An Bình đem quân lính và ngƣời nhà hơn
3.000 ngƣời và hơn 50 chiến thuyền đến hai cửa biển Tƣ Dung5, Đà Nẵng ở
đất kinh đơ, tâu lên nói là bề tơi xi dạt ở nhà Minh, vì nƣớc tỏ lịng trung,
sức hết thế cùng, phúc nhà Minh đã hết, không chịu làm tơi nhà Đại Thanh,
đến phƣơng Nam thực lịng hàng phục, xin làm tôi tớ. Mùa hạ tháng năm năm
ấy họ đƣợc Chúa Nguyễn cho vào Nam. Họ chia ra làm hai nhóm, Tổng Binh
Dƣơng Ngạn Địch lập Mỹ Tho Đại Phố ở Mỹ Tho, thuộc trấn Định Tƣờng,
Tên cửa biển ở Đông Nam huyện Phú Lộc, thừa Thiên Huế (theo chú thích của sách “Định cƣ của
ngƣời Hoa trên đất Nam Bộ”.
5


24

Tổng Binh Trần Thƣợng Xuyên lập xã Thanh Hà và Nông Nại Đại Phố ở
Trấn Biên. Họ dựng nên phố chợ, mua bán giao thƣơng với ngƣời Tây
Dƣơng, Nhật Bản,... Thuyền bn tấp nập và phong hóa Trung Quốc đã dần
dần thấm thía xanh tốt khắp đất Đơng Phố [39, tr.75-76]. Đó là thuở ban sơ
của những ngƣời Minh Hƣơng khi đến miền Nam nƣớc Việt.
Nhƣng đến năm Mậu Thìn 1688, phó tƣớng Long Mơn là Huỳnh Tấn
làm phản, giết chủ tƣớng của mình rồi đắp lũy, đóng tàu và cầu viện nƣớc
ngoài vào giúp đỡ để chống lại Đại Việt. Chúa Nguyễn sai quân đánh dẹp vất
vả. Cuối cùng lập kế giết chết Huỳnh Tấn và giao bọn làm phản này cho Tổng
Binh Trần Thƣợng Xuyên quản lý. Để tiện việc, Trần Thƣợng Xuyên đã đem
quân đến Doanh Châu (nay là thành phố Vĩnh Long) để lập đồn lũy. Đó là
những ngƣời Minh Hƣơng đầu tiên đến vùng đất Vĩnh Long.

Vĩnh Long là một tỉnh thuộc trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu
Long, đƣợc xem là một cù lao nổi ở giữa sông Tiền và sông Hậu, với tọa độ
địa lý từ 9052’ đến 10019’50” vĩ độ Bắc và từ 104041’25” đến 106017’00” vĩ
độ Đơng, có vị trí tiếp giáp ranh giới hành chính nhƣ sau: (1) Phía Bắc và
Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; (2) Phía Đơng và Đơng Nam giáp
tỉnh Trà Vinh; (3) Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng;
(4) Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Với vị trí nhƣ trên, Vĩnh Long có trục quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ
54, Quốc lộ 80 chạy ngang qua nối liền với các tỉnh nhƣ: Trà Vinh, Đồng
Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre. Đồng thời cùng với tuyến sông Hậu,
sông Tiền, sông Cổ Chiên hợp cùng với trục sơng Măng Thít, kết hợp với
mạng lƣới sông, rạch khá dày tạo ra lợi thế rất lớn cho tỉnh trong việc kết hợp
khai thác mạng lƣới giao thông thủy, bộ giữa Vĩnh Long với các tỉnh đồng
bằng sơng Cửu Long nói riêng và quốc tế nói chung [35, tr.20].


25

Ngồi ra, với vị trí nằm cạnh thành phố Cần Thơ nên tốc độ đơ thị hóa
của Vĩnh Long sẽ tăng nhanh và thị xã Bình Minh sẽ là nơi trực tiếp chịu sự
tác động này. Đồng thời dọc theo các tuyến Quốc lộ 54 (thuộc địa bàn thị xã
Bình Minh) và Quốc lộ 1A đang phát triển và hình thành các khu vực sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp.
1.2.1.2. Đặc điểm về dân cƣ
Những ngày đầu di cƣ vào Việt Nam, các di dân ngƣời Hoa đã đƣợc
gọi là ngƣời Minh Hƣơng (明香) với ý nghĩa là “hƣơng hỏa cho triều đại nhà
Minh”. Nhƣng qua quá trình nhập cƣ và sinh sống ở Việt Nam, ngƣời Hoa đã
tạo nên những làng Minh Hƣơng (明乡) với ý nghĩa là “làng của những ngƣời
hậu duệ từ thời nhà Minh”. Dƣới thời Chính quyền Ngơ Đình Diệm ở Sài Gịn
đã ban hành một số Sắc dụ liên quan đến các cƣ dân ngƣời Hoa đã thúc đẩy

q trình Việt hóa và hội nhập của dân tộc này. Theo Dụ số 10 đƣợc ban hành
ngày 07/12/1955 quy định: Tất cả trẻ em đƣợc sinh ra từ các cặp vợ chồng
ngƣời Hoa – Việt sẽ mang quốc tịch Việt Nam; theo điều 16 của Dụ số 48
đƣợc ban hành ngày 21/8/1956 cũng có quy định: Ngƣời Hoa kiều nào có cha
mẹ vốn gốc Trung Hoa sinh tại Việt Nam trƣớc hay sau ngày ban hành Dụ
này đều là ngƣời Việt Nam [40, tr.114]. Sau năm 1975, việc thống kê lại dân
số ngƣời Hoa đã đƣợc tiến hành và qua đó các khái niệm về ngƣời Hoa đã
đƣợc xác định: Có nguồn gốc Hán hay bị Hán hóa; Sống ổn định và thƣờng
xuyên ở nƣớc ngồi; đã nhập quốc tịch nƣớc sở tại; ít hoặc nhiều chƣa bị
đồng hóa; tự nhận mình là ngƣời Hoa. Đây chính là một q trình biến đổi tộc
ngƣời lần thứ nhất của các cƣ dân Nam Trung Hoa khi nhập cƣ vào Việt Nam.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có 19 dân tộc cùng sống cộng cƣ trên địa bàn
với 1.045.037 ngƣời. Ngƣời Kinh chiếm khoảng 97,3%, các dân tộc khác
chiếm khoảng 2,7% dân số tồn tỉnh, trong đó ngƣời Khmer chiếm gần 2,1%,
ngƣời Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%. Tính đến tháng 3/2015,


×