Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Luận văn tín ngưỡng và nghi lễ nông nghiệp của chơ ro ở tỉnh đồng nai dưới góc nhìn quản lý văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 116 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 4
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 5
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................................ 7
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 8
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................................. 10
8. Bố cục luận văn .................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1............................................................................................................. 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI CHƠ-RO ........................... 11
Ở TỈNH ĐỒNG NAI .............................................................................................. 11
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 11
1.1.1. Thao tác hóa khái niệm .................................................................................. 11
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 21
1.2. Tổng quan về người Chơ-ro ở Đồng Nai .......................................................... 27
1.2.1. Môi trường tự nhiên và xã hội của người Chơ-ro ở các địa bàn nghiên cứu 28
1.2.2. Hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ................................................................ 31
Tiểu kết chương 1..................................................................................................... 39
CHƢƠNG 2............................................................................................................. 41
TÍN NGƢỠNG VÀ CÁC NGHI LỄ NÔNG NGHIỆP ....................................... 41
CỦA NGƢỜI CHƠ-RO Ở ĐỒNG NAI ............................................................... 41
TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI ....................................................................... 41
2.1. Tín ngưỡng và các nghi lễ nông nghiệp truyền thống của Người Chơ-ro ở
Đồng Nai .................................................................................................................. 41
1


2.1.1. Tín ngưỡng ..................................................................................................... 41
2.1.2. Lễ hội Cúng thần Lúa (Sa Yang Va, Ốp Yang Va)......................................... 42


2.1.3. Cúng thần Rẫy (Ốp Yang Mir) ....................................................................... 47
2.1.4. Cúng thần Rừng (Ốp Yang Bri) ..................................................................... 48
2.2. Biến đổi về văn hóa, tín ngưỡng và các nghi lễ nông nghiệp của người Chơ-ro
ở tỉnh Đồng Nai ........................................................................................................ 50
2.2.1. Biến đổi về văn hóa ........................................................................................ 50
2.2.2. Sự tác động của tơn giáo đến tín ngưỡng truyền thống người Chơ-ro.......... 55
2.2.3. Sự tác động của tôn giáo đến việc thực hành và tham gia các nghi lễ, lễ hội
truyền thống.............................................................................................................. 61
2.2.4. Biến đổi trong các nghi lễ, lễ hội của người Chơ-ro ở tỉnh Đồng Nai .......... 66
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................... 72
CHƢƠNG 3............................................................................................................. 74
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ............................................................ 74
TÍN NGƢỠNG VÀ NGHI LỄ NÔNG NGHIỆP CỦA NGƢỜI CHƠ-RO ...... 74
Ở ĐỒNG NAI ......................................................................................................... 74
3.1. Phân tích bối cảnh ............................................................................................. 74
3.1.1. Bối cảnh chính sách ....................................................................................... 74
3.1.2. Bối cảnh kinh tế của tỉnh Đồng Nai ............................................................... 81
3.1.3. Bối cảnh văn hóa, xã hội ............................................................................... 82
3.1.4. Bối cảnh phát triển của khoa học và kỹ thuật và công nghệ ......................... 92
3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa tín ngưỡng và nghi lễ nông
nghiệp của dân tộc Chơ-ro ở Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay ........................... 94
3.2.1. Giải pháp về chính sách ................................................................................. 94
3.2.2. Giải pháp về tài chính .................................................................................... 96
3.2.3. Giải pháp về giáo dục, đào tạo ...................................................................... 99
3.2.4. Giải pháp về nghiệp vụ văn hóa ................................................................... 100
3.2.5. Giải pháp về nhân sự ................................................................................... 101
2


Tiểu kết chương 3................................................................................................... 102

KẾT LUẬN ........................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 107
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 116

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc
đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo thành nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong
đa dạng. Văn hóa gắn liền với một tộc người và góp phần làm nên sức mạnh để
tộc người đó phát triển và giữ được bản sắc của mình. Trong bối cảnh hiện nay,
khi tồn cầu hóa như là một xu thế tất yếu thì việc nghiên cứu văn hóa tộc người
là một đòi hỏi và cũng là một yêu cầu khách quan, góp phần vào sự phát triển và
phát triển bền vững đất nước. Cùng với người S’Tiêng, Mạ, Cơ Ho, người Chơro là một trong những dân tộc ít người đã có mặt từ rất sớm ở miền Đơng Nam
Bộ, địa bàn cư trú chủ yếu của họ ở tỉnh Đồng Nai. Họ thuộc nhóm ngơn ngữ
Mơn–Khơ-me, cuộc sống gắn liền với hệ sinh thái núi rừng trung du miền Đông
Nam bộ. Kho tàng văn hóa dân tộc của người Chơ-ro khá phong phú, nhất là văn
hóa tín ngưỡng và nghi lễ nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng
với cả nước, Đồng Nai đang đẩy mạnh công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và sự xâm nhập, ảnh hưởng của tơn giáo vào tín ngưỡng truyền thống của người
Chơ-ro. Cho nên, tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro ở Đồng
Nai đã và đang đối mặt với những thử thách, biến đổi.
Mặt khác, hiện nay tôi đang cơng tác tại Phịng Dân tộc-Tơn giáo của Ban
Dân vận Tỉnh ủy Đồng Nai, cơ quan làm công tác nghiên cứu, tham mưu cho
Tỉnh ủy chính sách về dân tộc, tơn giáo, do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa
tín ngưỡng của người Chơ-ro và tìm ra những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến tín
ngưỡng và nghi lễ nông nghiệp của người Chơ-ro ở Đồng Nai là cần thiết, phù
hợp và rất hữu ích với vị trí cơng tác của tơi hiện nay.

Chính vì thế, tác giả mạnh dạn chọn đề tài Tín ngưỡng và nghi lễ nơng
nghiệp của người Chơ-ro ở tỉnh Đồng Nai dưới góc nhìn quản lý văn hóa để làm

4


đề tài cho luận văn tốt nghiệp Cao học Quản lý văn hóa tại Trường Đại học Văn
hóa Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, thực trạng và những yếu tố tác động đến sự
biến đổi tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro ở Đồng Nai.
Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tín
ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro ở Đồng Nai trong giai đoạn
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển hiện nay.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Người Chơ-ro được nhắc đến trong các tài liệu nghiên cứu từ giữa thế kỷ
XX, do các học giả người Pháp. Tuy nhiên, các tài liệu này không trực tiếp
nghiên cứu về người Chơ-ro, mà chỉ lấy người Chơ-ro là đối tượng so sánh với
dân tộc Mạ sống cùng địa bàn. Tiêu biểu là cuốn sách Xứ người Mạ lãnh thổ của
thần linh của tác giả J. Boulbet, dịch giả Đỗ Vân Anh, Phân Viện Văn hố thơng
tin tại TP. Hồ Chí Minh, NXB Đồng Nai 1999.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, với nhiều nguyên nhân khách quan,
vấn đề nghiên cứu về người Chơ-ro không được đề cập đến. Chỉ từ sau năm
1975, do nhu cầu của đất nước, ngay sau khi miền Nam được giải phóng, các học
giả trong nước đã bước đầu nghiên cứu về người Chơ-ro trên các lĩnh vực như:
kỹ thuật trồng trọt, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, cưới xin, ma chay,
kiến trúc, ngành nghề thủ công... Trong những cơng trình nghiên cứu này, phải
kể đến 2 tập sách: Những vấn đề về dân tộc học Miền Nam Việt Nam, Ban Dân
tộc học - Viện Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1978 và
Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam) của tác giả Lê Bá Thảo Đặng Nghiêm Vạn, Viện Dân tộc học - Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam xuất

bản năm 1984. Bên cạnh đó cũng phải kể đến tác giả Phan Lạc Tuyên với cơng
trình Từ Tây Ngun đến Đồng Nai; Tây Ngun tiềm năng và Triển vọng của tác
5


giả Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Diệu; Việt Nam hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc
do Thơng tấn xã Việt Nam xuất bản năm 1996; Bức tranh văn hoá các dân tộc
Việt Nam do Nguyễn Văn Huy chủ biên, xuất bản năm 1997. Trong báo cáo về
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỷ XX của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
năm 2000 có giới thiệu về người Chơ-ro với vai trò là dân tộc bản địa ở hai tỉnh
Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài ra, một vài cơng trình nghiên cứu khác về
kiến trúc hay văn nghệ dân gian của người Chơ-ro được xuất bản vào những năm
1998, 2000 như: Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai của tác giả Huỳnh Văn
Tới; Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam của tác giả Nguyễn Khắc Tụng, Hội
Khoa học lịch sử xuất bản, 1994. Đặc biệt, có hai tác phẩm “Người Châu ro ở
Đồng Nai” của chi hội Văn nghệ dân gian Đồng Nai xuất bản năm 1998 và Văn
hóa người Chơ-ro của nhóm tác giả Huỳnh Văn Tới, Lâm Nhân, Phan Đình
Dũng, do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản năm 2013, hai cơng trình
này khai thác các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chơ-ro.
Những biến đổi trong thời kỳ hiện nay.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình nghiên cứu trên đã giới thiệu khái quát
văn hoá của người Chơ-ro trên 2 phương diện: văn hoá vật thể và văn hoá phi vật
thể bằng các phương pháp tiếp cận và các mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy
nhiên, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu về tín ngưỡng
và nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro dưới góc nhìn quản lý văn hóa. Trong
q trình nghiên cứu, đề tài kế thừa các kết quả nghiên cứu của những người đi
trước. Nhưng kết quả chính trong luận văn chủ yếu là các phân tích, so sánh, hệ
thống, dự báo thơng qua tư liệu nghiên cứu điền dã. Đây là công việc khó khăn,
lâu dài song cũng là mục đích của luận văn đề ra.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tín ngưỡng và nghi lễ nông nghiệp của
người Chơ-ro hiện nay và những nguyên nhân tác động đến sự biến đổi; Bên
6


cạnh đó, để có cái nhìn tồn diện, luận văn mở rộng nghiên cứu về văn hóa
truyền thống của người Chơ-ro, về tín ngưỡng trong mối quan hệ với các tôn
giáo trong bối cảnh hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: Luận văn tìm hiểu về tín ngưỡng và nghi lễ nơng
nghiệp của người Chơ-ro từ năm 2006 đến nay (10 năm). Tuy nhiên, để nhận
diện được tổng quan theo lịch đại, luận văn sẽ nghiên cứu, phỏng vấn hồi cố các
già làng và những người cao tuổi am hiểu về văn hóa tín ngưỡng truyền thống
của cộng đồng Chơ-ro.
- Phạm vi về không gian: Luận văn sẽ chọn nghiên cứu chính ở ba điểm: xã
Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu; xã Túc Trưng, huyện Định Quán và xã Bảo Quang,
Bảo Vinh, thị xã Long Khánh. Đây là những địa bàn có cộng đồng người Chơ-ro
sinh sống. Đồng thời, đây cũng là những địa bàn có nhiều người Chơ-ro đã theo
một số tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành. Tuy nhiên, để nhận diện sự
tương đồng và khác biệt về văn hoá của một tộc người sinh sống ở những địa bàn
khác nhau, luận văn sẽ khảo sát thêm một số điểm có người Chơ-ro sinh sống ở
tỉnh Đồng Nai.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Tín ngưỡng và các các nghi lễ nông nghiệp truyền thống của người Chơ-ro
ở Đồng Nai là những gì và hiện nay nó diễn ra như thế nào, có bị biến đổi
khơng?
Phải chăng, nguyên nhân của sự biến đổi đó là do quá trình cùng chung
sống với đồng bào có tơn giáo đơng như tỉnh Đồng Nai, hay còn những nguyên
nhân nào khác?

Để bảo tồn và phát huy những giá trị của tín ngưỡng, nghi lễ truyền thống,
cần phải bảo tồn những gì và bảo tồn như thế nào?
7


5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Các loại hình tín ngưỡng và nghi lễ nông nghiệp của người Chơ-ro đã bị
mai một đi rất nhiều do điều kiện sống hiện tại. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa
truyền thống vẫn cịn được duy trì trong đời sống hàng ngày của cộng đồng.
- Các giá trị văn hóa tín ngưỡng, tơn giáo mới xuất hiện nhiều trong đời
sống hàng ngày và ít nhiều đóng vai trị quyết định.
- Hoạt động bảo tồn và phát huy tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp của
cộng đồng người Chơ-ro đã được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư. Tuy
nhiên, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa này vẫn cịn máy móc, chưa
đồng bộ và khoa học nên hiệu quả khơng cao.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu


Tiếp cận tương đối văn hố

- Trong văn hố, khơng có “đúng” hay “sai”, “cao” hay “thấp” mà văn hóa
là sự đa dạng và sự khác biệt. Các truyền thống văn hố đều có giá trị như nhau
do mỗi nền văn hố đều được sáng tạo và thích ứng với mỗi môi trường tự nhiên
và xã hội mà chúng được sinh ra và tồn tại. Do vậy, để tiếp cận vấn đề về sự hài
hồ, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa tự nhiên và con người, tập quán, tín
ngưỡng, lễ hội, tơn giáo để khẳng định sự tín ngưỡng và thực hành tín ngưỡng
của đồng bào Chơ-ro trong bối cảnh hiện nay.
- Tôn trọng quan điểm người trong cuộc, những suy nghĩ, diễn giải về ý
nghĩa của một thực hành văn hố nào đó từ chính chủ nhân của các thực hành

văn hố đó. Do đó, tiếp cận bằng sự trao đổi với người thực hành tín ngưỡng, tôn
giáo (đồng bào Cho-ro) tôn trọng quan điểm và nhận định của họ tiếp cận. Từ
đó, có thể so sánh, tìm kiếm những điểm tương đồng và sự khác biệt trong quá
8


trình biến đổi văn hóa tín ngưỡng, nghi lễ, tơn giáo…từ đó tìm ra những biện
pháp để bảo tồn và phát huy.


Tiếp cận văn hoá trong phát triển

- Văn hoá khơng tĩnh tại mà văn hóa là một thực thể sống, ln vận động và
biến đổi khơng ngừng. Q trình biến đổi đó tạo ra sự phát triển, song cũng tạo
ra những sự đào thải, tàn lụi. Trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập như hiện nay, tín ngưỡng của đồng bào Chơ-ro ở Đồng Nai đã và đang
phải đối mặt với nhiều thách thức, biến đổi.
- Tính hai mặt của vấn đề phát triển: Vấn đề ứng dụng các khoa học kỹ
thuật, công nghệ vào q trình sản xuất nơng nghiệp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
cao, hàng hóa phong phú, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy
nhiên, bên cạnh sự phát triển này, các yếu tố văn hóa truyền thống sẽ dần bị mất
đi. Đặc biệt là vấn đề bị mất mùa, đói ăn khơng trở thành quan trọng nữa, yếu tố
“thiêng”, “che chở” từ các lực lượng siêu nhiên sẽ dần bị xem nhẹ. Vì vậy, việc
duy trì các tín ngưỡng, nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro ở Đồng Nai cũng
có nguy cơ “mất đi” trong quá trình phát triển hiện nay.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu (định tính, định lượng): luận văn sử dụng
các phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn cán bộ quản lý, phỏng vấn người
dân tộc Chơ-ro, quan sát tham dự các lễ hội tín ngưỡng và thực hành tôn giáo
của đồng bào Chơ-ro,… nhằm để so sánh, đánh giá mức độ tác động, biến đổi tín

ngưỡng và nghi lễ của đồng bào Chơ-ro, nhất là tác động từ kinh tế, văn hóa, xã
hội, tơn giáo giữa các địa bàn nghiên cứu hoặc so sánh với các cơng trình nghiên
cứu trước. Tham dự các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, tức là những thực hành
lễ nghi tôn giáo của người dân tộc Chơ-ro ở 3 địa bàn nghiên cứu để đánh giá
khách quan các hoạt động tôn giáo của họ.

9


- Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, tiếp cận
nghiên cứu liên ngành như: sử học, văn hoá học, dân tộc học, nghệ thuật học,
nhân học, xã hội học,...
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn hệ thống và tổng hợp tương đối đầy đủ về các loại hình tín
ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro, qua đó nêu lên những giá trị
văn hóa tín ngưỡng truyền thống của họ, tầm quan trọng của nó trong đời sống
văn hóa, tâm linh người Chơ-ro tỉnh Đồng Nai.
- Việc tìm hiểu, nghiên cứu về các loại hình tín ngưỡng và nghi lễ nông
nghiệp của người Chơ-ro sẽ giúp chúng tôi đưa ra những giải pháp thiết thực,
những hướng đi mới trong công tác bảo tồn loại hình văn hóa này, cũng như
đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn văn hoá truyền
thống của người Chơ-ro ở Đồng Nai.
- Đề tài cũng mong muốn góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản
lý văn hóa, giảng viên, sinh viên tìm hiểu về văn hóa người Chơ-ro nói chung và
các loại hình tín ngưỡng và nghi lễ nông nghiệp của người Chơ-ro ở địa bàn tỉnh
Đồng Nai nói riêng.
8. Bố cục luận văn
Ngồi phần Mở đầu, luận văn bố cục gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan về người Chơ-ro ở Đồng Nai
- Chương 2: Tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro ở Đồng

Nai Truyền thống và biến đổi
- Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy tín ngưỡng và nghi lễ nông
nghiệp của người Chơ-ro ở Đồng Nai.

10


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ NGƢỜI CHƠ-RO Ở TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Thao tác hóa khái niệm
Trong luận văn, tác giả nhận thấy có rất nhiều khái niệm cần phải làm rõ
như về văn hóa, quản lý văn hóa, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, tín
ngưỡng, nghi lễ,… vì vậy, việc thao tác hóa khái niệm là rất cần thiết nhằm đơn
giản hóa các khái niệm theo các cấp độ khác nhau để cụ thể hóa thành các chỉ
báo, các biến số tạo điều kiện cho luận văn có thể thu thập thơng tin một cách hệ
thống và chính xác.
- Khái niệm về văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại
học Mỹ là Alfred Kroeber và ClydeKluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa
được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại
học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu
Âu), địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên
cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều
và cách tiếp cận khác nhau nên cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có
nhiều.
Theo Federico Mayor, Tổng Giám đốc UNESCO: “Đối với một số người,

văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối
với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này
khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín
ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã
11


được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên Chính phủ về các chính sách
văn hóa họp năm 1970 tại Venise”. [92, tr 20].
Tác giả Hồ Chí Minh quan niệm về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [92, tr 4]
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả quan niệm văn hóa là tất cả
những gì do con người làm ra, được thực hành trong hoạt động thực tiễn, có giá
trị phù hợp với cộng đồng, được cộng đồng gìn giữ, sử dụng và lưu truyền. Tác
giả nhìn nhận lĩnh vực tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro ở
Đồng Nai như là một lĩnh vực trong hệ giá trị văn hóa của cộng đồng người Chơro.
- Di sản văn hóa
Di sản văn hóa được quy định tại Luật Di sản văn hóa năm 2011 (sửa đổi bổ
sung năm 2009) bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là
sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. [62, tr 32-33]
- Di sản văn hóa phi vật thể
Cơng ước quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO được đưa ra
tại cuộc họp đại hội đồng, phiên họp thứ 32 tại Pari từ ngày 29/9 đến 17/10 năm
2003 đã đưa ra công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Cụ thể như sau:

“Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,
biểu đạt, kỹ năng kèm theo đó là những cơng cụ, những đồ vật, đồ tạo tác và
không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong
một số trường hợp là cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ.
12


Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể
được cộng đồng và các nhóm người khơng ngừng tái tạo để thích nghi với môi
trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ,
đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích
lệ thêm sự tơn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tinh thần sáng tạo của con
người.
Từ định nghĩa trên, UNESCO xác định di sản văn hóa phi vật thể thể hiện ở
những loại hình sau [104, tr 380]:
+ Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngơn ngữ là phương
tiện của di sản văn hóa phi vật thể.
+ Nghệ thuật trình diễn.
+ Tập qn xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội.
+ Tri thức và tập tục liên quan đến tự nhiên và vũ trụ.
+ Nghề thủ công truyền thống
Ở Việt Nam, khái niệm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
được quy định tại điều 4 Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn
hóa như sau: “Di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm tinh thần gắn với
cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch
sử văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo
và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn các hình thức khác”. [72, tr 40-41]
Tại Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di 15 sản văn

hóa chia di sản văn hóa phi vật thể bao gồm bảy lĩnh vực là: Tiếng nói, chữ viết;
Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín
ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề truyền thống; Tri thức dân gian. Trong đó,
các lĩnh vực có thể hiểu như sau [97, tr 1]:

13


- Tiếng nói, chữ viết: Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng của cộng đồng. Nó
được hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển của loài người. Đối với
chữ viết, có những dân tộc đã xuất hiện chữ viết từ xa xưa và phát triển hoàn
thiện cho đến ngày nay, có những dân tộc cho đến nay, chữ viết cũng chỉ mới
dừng lại ở hình thức sơ khai. Đó là đặc trưng riêng của mỗi dân tộc.
- Ngữ văn dân gian: Bao gồm tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền
thuyết, truyện cười, ngụ ngơn, vè, sử thi, truyện thơ... Trữ tình dân gian (ca dao,
dân ca); Thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian.
- Nghệ thuật trình diễn dân gian: Đó là các loại hình nghệ thuật tạo hình dân
gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian, trị chơi dân
gian...); nghệ thuật trình diễn dân gian (múa dân gian, âm nhạc dân gian, các trò
diễn,...).
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng: Bao gồm các phong tục tập quán, các tín
ngưỡng dân gian do cộng đồng sáng tạo ra từ lâu đời.
- Lễ hội truyền thống: Các lễ hội truyền thống do cộng đồng sáng tạo ra qua
quá trình hoạt động thực tiễn nhằm đáp ứng các nhu cầu về tinh thần của cộng
đồng.
- Nghề thủ công truyền thống: Là các nghề sản xuất các vật dụng, công cụ
lao động, sản phẩm thủ công mỹ nghệ,… đáp ứng nhu cầu sử dụng của cộng
đồng.
- Tri thức dân gian: Đó là các tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời
tiết, khí hậu...); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian; tri thức ứng xử

xã hội (ứng xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức về lao động sản xuất (kinh
nghiệm sản xuất, kỹ thuật và công cụ sử dụng để sản xuất).
Như vậy, so với định nghĩa của UNESCO đưa ra, định nghĩa về di sản văn
hóa phi vật thể của Việt Nam có thêm hai loại hình là Lễ hội truyền thống và ngữ
văn dân gian. Tuy nhiên, thực chất hai loại hình này chỉ là sự tách riêng từ năm
loại hình do UNESCO đưa ra (Trong định nghĩa của UNESCO, Lễ hội là một bộ
14


phận của loại hình Tập qn xã hội, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống; Ngữ văn
dân gian là một bộ phận của nội dung Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu,
trong đó ngơn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể). Sự tách ra này
có mục đích làm rõ hơn các nội dung để các cơ quan tập trung hơn, quan tâm,
nghiên cứu sâu. Một vấn đề khác, trong khái niệm của Việt Nam, một số nội
dung rõ hơn và cụ thể hơn, phù hợp hơn với đặc điểm văn hóa của các cộng đồng
cư dân ở Châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng. Điều này cũng giúp cho công
tác nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tốt hơn. Đó là xác định di sản
tri thức dân gian bao hàm cả tri thức dân gian về tự nhiên và xã hội, khơng chỉ có
tri thức về tự nhiên và vũ trụ. Trong di sản tiếng nói, chữ viết và truyền khẩu dân
gian cũng được tách ra để phân rõ từng nội dung cụ thể.
- Khái niệm tôn giáo
Trong các tác phẩm tiêu biểu như: Luận cương và Phoiơbách, Hệ tư tưởng
Đức, Lời nói đầu. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen;
Chống Đuyrinh; Phoiơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức; Chủ
nghĩa xã hội và tôn giáo; Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo…,
các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra những quan niệm về
nguồn gốc, bản chất, vai trị và chức năng của tơn giáo cũng như thái độ của
Đảng công nhân đối với tôn giáo... Về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, C.Mác
cho rằng: “Con người sáng tạo ra tôn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con
người”. Cụ thể là: “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa

tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa” [12,
tr.569]. Quan niệm này của Mác được xem như một định nghĩa về tôn giáo.
Trong tác phẩm "Chống Đuyrinh", Ph.Ăngghen cho rằng: Tất cả mọi tôn giáo
chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực
lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong
đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế... Nhưng
chẳng bao lâu bên cạnh những lực lượng thiên nhiên, lại còn có cả những lực
15


lượng xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người một cách
cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ và cũng thống trị họ với
cái vẻ tất yếu bề ngoài giống như bản thân những lực lượng tự nhiên vậy [13,
tr.437]. Quan niệm này của Ăngghen cũng được những người mácxít xem như
một định nghĩa về tơn giáo. Cả hai quan niệm về tôn giáo của Mác và Ăngghen
trên đây đều nhấn mạnh đến nguồn gốc, bản chất của tôn giáo, đó là những định
nghĩa tơn giáo mang tính "bản thể luận".
Sau này Lênin nhấn mạnh đến nguồn gốc tâm lý xã hội của tôn giáo dưới
chủ nghĩa tư bản: “Sự sợ hãi đã tạo ra thần linh. Sự sợ hãi thế lực mù quáng của
tư bản - mù quáng vì quần chúng nhân dân khơng thể đốn trước được nó - là thế
lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe
dọa đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản "đột ngột", "bất ngờ",
"ngẫu nhiên", làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ
bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói. Đó chính là nguồn gốc sâu
xa của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý đến trước hết, nếu người ấy
không muốn cứ mãi mãi là một người duy vật sơ đẳng” [59, tr.515].
Về vai trị, chức năng của tơn giáo, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng, chức năng quan trọng nhất của tôn giáo là chức năng đền bù hư
ảo, đồng thời Mác cũng nhấn mạnh đến vai trị phản kháng của tơn giáo chống
lại nỗi khốn cùng thực tại. Đoạn văn hết sức nổi tiếng của Mác được Lênin cũng
như các nhà mácxít cho là quan niệm nền tảng của chủ nghĩa Mác về tôn giáo:

“Sự khốn cùng của tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực và
mặt khác là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng hiện thực ấy. Tôn giáo là
tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim
cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội khơng có tinh thần.
Tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân [12, tr.569].”
Quan niệm này của Mác về tôn giáo được các nhà xã hội học Pháp coi như
một định nghĩa nổi tiếng về tôn giáo (định nghĩa theo chức năng của tôn giáo).
16


Mặc dù luận điểm "tôn giáo là thuốc phiện" không phải do Mác nghĩ ra, mà Mác
chỉ tiếp nhận và phát triển nó, đặc biệt trong việc phân tích chức năng an ủi của
tôn giáo trong luận đề nổi tiếng, "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" (chứ
không phải thuốc phiện đối với nhân dân). Thuốc phiện thời Mác chỉ có ý nghĩa
giảm đau chứ chưa mang ý nghĩa "ma túy" như ngày nay và nhất là Mác đã đặt
câu nói nổi tiếng đó trong một đoạn văn bất hủ, có sức lay động, thức tỉnh ý thức
của con người khi suy nghĩ về tôn giáo. Nhưng rất tiếc luận điểm "tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân" do Mác đưa ra trong một thời gian dài, khơng ít
những đảng mácxít hiểu một cách phiến diện, cực đoan dẫn đến những sai lầm tả
khuynh đối với tôn giáo.
Ơ Pháp tác giả M.Bertrand đã có những suy nghĩ: rõ ràng tôn giáo không
chỉ đơn thuần là sự sùng bái đức tin của con người với lực lượng siêu trần thế
nào đó, mà nó cịn là một lực lượng xã hội biểu hiện thành các hành vi tập thể có
tính văn hóa và kết cấu xã hội. M.Bertrand viết: "Một tơn giáo không chỉ là tập
hợp những biểu tượng và những niềm tin, mà cịn là những thực hành có tính
nghi thức và văn hóa. Nó cũng cịn là một thể chế xã hội, một tổ chức có tính
chất một cộng đồng" [51, tr.32].
Ở Việt Nam, theo tác giả Đỗ Quang Hưng: “Cho đến nay, dù có hơn 150
định nghĩa về tơn giáo, nhưng nhìn chung người ta vẫn cho rằng tôn giáo là
tương quan giữa con người với sự linh thiêng (Sacred), với quyền năng (Power);

đấng siêu việt (Transcendent); cái tuyệt đối (Absolute), thực tại tối cao
(Supereme reality)... [51, tr.130].
Mặc dù một định nghĩa hồn chỉnh về tơn giáo cịn đang được các nhà khoa
học trên thế giới cũng như ở Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cho hồn
thiện, song những vấn đề thuộc về nhận thức tơn giáo như bản chất, vai trị, tổ
chức tơn giáo... thì đã tương đối sáng tỏ và đó cũng là những tiêu chí cho việc
xem xét, nghiên cứu tơn giáo.
Ở Trung Quốc, năm 1998, Lữ Đại Cát đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo:
17


"Tôn giáo là sự phản ánh hư ảo lực lượng chi phối cuộc sống hàng ngày của con
người thành một loại ý thức xã hội về lực lượng siêu trần thế, là một chỉnh thể
văn hóa xã hội tổng hợp những loại ý thức và hành vi này và làm cho nó quy
phạm hóa" [51, tr.131].
Tóm lại, trên cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin và các nhà nghiên cứu tôn giáo trên thế giới, trong phạm vi nội
dung luận văn này, chúng ta có thể hiểu khái niệm tơn giáo như sau: Tơn giáo là
một thực thể xã hội có cùng một niềm tin vào lực lượng siêu trần thế, là kết quả
của sự phản ánh một cách hư ảo đời sống hiện thực của con người và có sức
mạnh chi phối đời sống hàng ngày của con người. Mỗi tơn giáo đều có hệ thống
lý luận (giáo lý) và hệ thống thực hành riêng để giao lưu với lực lượng siêu trần
thế (nghi lễ, thờ cúng...) và do vậy hình thành một cộng đồng người có những
đặc trưng riêng về văn hóa - xã hội và một hình thức quản lý nhất định.
- Khái niệm tín ngưỡng
Cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào cho rằng các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác-Lênin coi tôn giáo và tín ngưỡng là hai khái niệm khác nhau
về chất. Trái lại, Mác, Ăngghen, Lênin cũng như nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo
phương Tây đều dùng thuật ngữ religion để chỉ cả tơn giáo và tín ngưỡng.
Ăngghen trong tác phẩm "Lútvích Phoiơbách và sự cáo chung của triết học cổ

điển Đức" cho rằng: "Tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thủy, từ
những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của con người về bản chất của
chính họ và về giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh họ” [14, tr.445], ở đây khái
niệm tôn giáo bao hàm cả tín ngưỡng.
Hồ Chí Minh trong “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa” tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và lương giáo đồn kết”. Khái
niệm tín ngưỡng ở đây là dùng cho cả tơn giáo.
Tôcarép - nhà tôn giáo học Xô Viết nổi tiếng cũng coi các hiện tượng như:
Tô tem giáo, sự yểm bùa; Saman giáo, thờ thần bộ lạc; Sự thờ cúng tổ tiên trong
18


gia đình... là những hình thức tơn giáo sơ khai [101, tr.57].
Như vậy, qua ý kiến của các nhà khoa học, tơn giáo và tín ngưỡng đều có
chung bản chất, đều do con người sáng tạo ra, dựa trên sự phản ánh một cách hư
ảo hiện thực khách quan bởi đầu óc của con người. Song các nhà nghiên cứu đều
cho rằng tín ngưỡng ra đời sớm hơn tơn giáo, là hiện tượng tiền tơn giáo, hay nói
theo nhà nghiên cứu tơn giáo Tơcarép, tín ngưỡng thuộc hình thức tơn giáo sơ
khai. Trên thực tế, tín ngưỡng và tơn giáo vẫn được phân biệt tương đối rõ nhờ
một số đặc điểm như sau: Tín ngưỡng là khái niệm có nội hàm rộng hơn tơn
giáo. Tơn giáo nào cũng có tín ngưỡng, song khơng phải mọi tín ngưỡng đều là
tơn giáo. Thí dụ, các tơn giáo lớn như Kitơ giáo có tín ngưỡng về Chúa Kitơ,
Islam giáo có tín ngưỡng về Thánh Ala... Đó là niềm tin về sự tồn tại và cứu giúp
của chúa Kitô, của Thánh Ala đối với các tín đồ. Cịn các tín ngưỡng như thờ
cúng tổ tiên, thờ Mẫu... đều được xem chưa phải là tôn giáo vì các tín ngưỡng
này thiếu hoặc thể hiện một cách mờ nhạt một số đặc trưng cơ bản của tơn giáo
như khơng có giáo chủ, khơng có đấng sáng tạo chưa có hệ thống giáo lý, kinh
sách, chưa có hệ thống tổ chức chặt chẽ...
Tín ngưỡng thường là sự phản ánh đời sống thực tế một cách trực tiếp,
mang tính dân gian, đời thường. Sự phản ánh này chưa đạt đến trình độ khái

quát, hệ thống và thiếu cơ sở lý luận, niềm tin của tín ngưỡng dựa trên những
cảm xúc, kinh nghiệm về các phép lạ, về thần linh, ma quỷ... Niềm tin trong tín
ngưỡng mang tính chất đơn giản, mơ hồ và thường gắn liền với các tập tục, thói
quen của từng cộng đồng người. Trong khi đó tơn giáo được hình thành và tồn
tại trên cơ sở lý luận chặt chẽ. Khi nghiên cứu sự ra đời của đạo Cơ Đốc, C.Mác,
Ph.Ăngghen cho rằng đạo Cơ Đốc "đã lặng lẽ ra đời từ sự hỗn hợp của thần học
Đông phương đã được khái quát, nhất là thần học Do Thái, với triết học Hy Lạp
đã được thơng tục hóa, nhất là triết học khắc kỷ [14, tr.446]. Hệ thống kinh sách
của các tôn giáo rất đồ sộ với những quan niệm về bản thể, nhân sinh quan, giải
thoát luận, những luận giải, chứng minh cho sự đúng đắn của niềm tin tôn giáo...
19


Các tơn giáo lớn ln có một hệ thống tổ chức, hệ thống giáo luật chặt chẽ.
Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 18/11/2016 và bắt đầu có hiệu lực từ ngà 01/01/2018
đã quy định rõ về hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tơn giáo, theo đó:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ
nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh
thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh
thiêng; tưởng niệm và tơn vinh người có cơng với đất nước, với cộng đồng; các
lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
- Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ
nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
- Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt
động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
- Tín đồ là người tin, theo một tơn giáo và được tổ chức tơn giáo đó thừa
nhận.


- Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo
luật, lễ nghi tôn giáo.
- Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và
quản lý tổ chức của tơn giáo,…
Những quy định trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo đã làm rõ sự khác nhau
về hoạt động tín ngưỡng với hoạt động tơn giáo; đồng thời cũng làm rõ nhiều
biểu hiện khác nhau giữa tín ngưỡng và tơn giáo trong phạm vi thuộc về hình
thức thể hiện bên ngồi giữa tín ngưỡng và tơn giáo. Những sự khác nhau này là
những tiêu chí giúp mọi người dễ dàng phân biệt được những hiện tượng nào
thuộc về tín ngưỡng, những hiện tượng nào thuộc về tôn giáo.
Trong luận văn này, chúng tơi quan niệm: tín ngưỡng là hình thức tôn giáo
20


sơ khai, được phân biệt với tôn giáo bằng những tiêu chí được quy định trong
Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo năm 2004 của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
- Khái niệm nghi lễ
Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngồi, thuộc phần hình thức; Lễ là cách
bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tơn kính bên
trong.
Như vậy, trong nội dung luận văn này, có thể hiểu Nghi-lễ là cách thể hiện
niềm tin của con người vào một lực lượng siêu nhiên, siêu trần thế, ở bên ngoài
cuộc sống trần thế nhưng có khả năng chi phối đến cuộc sống của con người
thông qua các nghi thức cúng bái, cầu khấn, phẩm vật cúng tế thần linh,… nhằm
thể hiện sự ước ao, sự mong muốn được che chở, nâng đỡ, giúp đỡ của các lực
lượng siêu nhiên đối với con người trong đời sống hang ngày, nhất là trong sản
xuất nông nghiệp.
1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu



Lý thuyết chức năng

Trong luận văn, chúng tôi sử dụng lý thuyết chức năng của hai nhà nhân học
người Anh Bronislaw Malinowski (1884 - 1942) gắn với chức năng tâm lý và
Reginald Radcliffe - Brown (1881 - 1955) gắn với chức năng cấu trúc. Lý thuyết
chức năng với việc nhìn nhận những hiện tượng của mỗi xã hội trong vai trò,
chức năng tồn tại của nó với xã hội, cho rằng tất cả các thực hành và thể chế đều
có một chức năng nào đó trong tổng thể của nền văn hóa mà nó được sinh ra và
tồn tại. Nhấn mạnh vai trò chủ động của cá nhân trong quan hệ với cấu trúc của
xã hội và các thể chế văn hóa. Khẳng định mỗi thành tố của một nền văn hóa
đều có một giá trị, chức năng riêng trong tổng thể song chúng có sự kết nối chặt

21


chẽ mang tính hữu cơ với nhau. Vì vậy chỉ có thể hiểu đầy đủ giá trị và chức
năng của chúng khi đặt các thành tố đó trong tổng thể1.
Lý thuyết chức năng của Brown nhấn mạnh đến chức năng xã hội của mỗi
hiện tượng xã hội và mỗi hiện tượng đều là một thành phần hữu cơ cho sự tồn tại
của cơ cấu xã hội.2 Với quan điểm đó, chúng tơi áp dụng để tìm hiểu những giá
trị tín ngưỡng và nghi lễ nông nghiệp của người Chơ-ro. Luận văn áp dụng lý
thuyết này để phân tích và lý giải vai trò, chức năng của lễ nghi cộng đồng thơng
qua việc thực hành tín ngưỡng của Chơ-ro.
Lý thuyết chức năng của Malinowski nhấn mạnh đến chức năng tâm sinh lý
của lễ nghi và những phong tục khác. Thông qua một thí dụ về đời sống người
dân Trobriand trên một đảo ở Thái Bình Dương, thường làm lễ và phù phép để
trấn an chính mình về mặt tâm lý, mong đi biển được an toàn và được mẻ cá to,
“lý thuyết của Malinowski đã đưa ra giả thuyết là môi trường càng bất trắc và
kết quả càng bấp bênh thì con người lại càng cần đến lễ nghi phù phép”. [47, tr

238]
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng lý thuyết chức năng để tìm hiểu
chức năng của nghi lễ tín ngưỡng trong đời sống của người Chơ-ro; trải qua
những thăng trầm của lịch sử, chiến tranh và dịch bệnh, cộng đồng Chơ-ro vẫn
còn bảo lưu được những giá trị văn hóa ấy. Luận văn vận dụng chức năng “tính
thiêng” để thấy vai trị của nghi lễ nơng nghiệp cũng như tín ngưỡng của người
Chơ-ro trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng. Trong giai
đoạn hiện nay, vai trị của tín ngưỡng và nghi lễ đó có giá trị như thế nào trong
đời sống cộng đồng, chức năng duy trì sự ổn định của cộng đồng cũng như cân
bằng những giá trị văn hóa tinh thần trong cộng đồng.


Lý thuyết khuếch tán văn hóa

1 Lương Văn Hy (2016), Lý thuyết văn hoá và nhân học văn hố tại lớp Cao học QLVH khóa 5, trường Đại học Văn hóa, tháng 5/2015
2 Lương Văn Hy (2016), Lý thuyết văn hoá và nhân học văn hoá tại lớp Cao học QLVH khóa 5, trường Đại học Văn hóa, tháng 5/2015

22


Trường phái văn hóa – lịch sử ở Đức và Áo. Các đại diện chính của trường
phái này là L. Frobenius, F.Ratsel, F. Grabner, W. Schmidt.
F.Ratsel là người xây dựng những cơ sở đầu tiên cho lý thuyết này. Ông đã
đưa ra các khái niệm về “khu vực văn hóa”, “vịng văn hóa”. Ơng coi sự tiếp xúc
và truyền bá (lan truyền) các thành tựu văn hóa là thuộc tính cơ bản của văn hóa.
Ơng cũng nêu ra phương thức lan truyền, đó là: Lan truyền tồn bộ văn hóa từ
cộng đồng này sang cộng đồng khác hay còn gọi là hỗn dung văn hóa và lan
truyền hay dịch chuyển từng yếu tố văn hóa riêng lẻ theo những hình thức khác
nhau từ điểm cư dân này sang điểm cư dân khác.
Sau F.Ratsel thì người học trị của ơng là L.Frobenius đã đưa ra hai hình

thức truyền bá văn hóa, đó là: Ubertragung – tức là truyền bá khơng có sự vận
động đáng kể của tộc người ( khơng có di dân ) và Verpflanzung – lan truyền
cùng với sự di cư của tộc người.3
Kế tục các nhà nghiên cứu thuộc trường phái văn hóa lịch sử và trở thành
người đại biểu xuất sắc cho trường phái này là F.Grabner. Sau đó W.Schimidt là
người kế tục. Grabner đã có cơng đưa ra các vấn đề về lý thuyết và xác lập
phương pháp để nghiên cứu các mối giao tiếp văn hóa giữa các dân tộc, làm rõ
mối quan hệ khơng chỉ mặt không gian mà cả thời gian cũng như hệ quả của
những giao tiếp văn hóa đó.
Văn hóa là một chỉnh thể sống động, luôn luôn vận động trong sự phát
triển. Tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro là một bộ phận cấu
thành của văn hóa của người Chơ-ro. Do đó, văn hóa tín ngưỡng của người Chơro ở Đồng Nai cũng ln có sự giao lưu, tiếp biến. Trong bối cảnh hiện nay,
cùng với cả nước, Đồng Nai đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và sự xâm nhập, ảnh hưởng của tơn giáo vào tín ngưỡng truyền thống của
người Chơ-ro. Cho nên, tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp của người Chơ-ro ở
Đồng Nai đã và đang đối mặt với những thử thách, biến đổi. Vận dụng thuyết
3

Ngô Đức Thịnh, “ Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa việt Nam”, NXB Trẻ

23


này để giúp tơi giải thích về sự biến đổi về tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp
của người Chơ-ro ở Đồng Nai là do kết quả của sự giao lưu, tiếp xúc với văn
hóa, tơn giáo của các cộng đồng lân cận bên ngồi cộng đồng mình.


Các quan điểm về quản lý văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa


- Quản lý văn hóa
Quản lý văn hóa thường được hiểu là công việc của Nhà nước, được thực
hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa.
Ở một góc độ rộng hơn, quản lý văn hóa cịn được hiểu là sự tác động chủ
quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các cơ quan Đảng,
nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền và trách
nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên đời sống
văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn (bảo đảm văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, nâng cao vị thế quốc gia, cải thiện chất lượng sống của người
dân...). [82, tr. 26]
Như vậy, từ các khái niệm trên cho thấy quản lý văn hóa được Cơ quan
quản lý Nhà nước thực hiện những công việc sau:
+ Xác lập quan điểm chủ đạo (hệ tư tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, đạo
đức…), những nguyên tắc cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa – đây là cơ sở
của việc xác lập nội dung và phương thức quản lý văn hóa… thường được thể
hiện trong các Văn kiện của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và các chương trình,
chiến lược về văn hóa của Chính phủ.
+ Tổ chức bộ máy, cán bộ cơng chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về văn hóa từ trung ương đến cơ sở và các lĩnh vực có liên quan.
+ Cơ chế phối hợp liên ngành (các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể từ trung ương
đến cơ sở).
+ Hệ thống pháp luật (các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị, văn
bản hướng dẫn và các quy chế quy định).
24


+ Hệ thống các chính sách trên từng lĩnh vực văn hóa (lối sống, nếp sống,
văn học nghệ thuật, di sản văn hóa, văn hóa dân tộc,…) và theo địa bàn lãnh thổ
(trung ương, địa phương, đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi,…)

+ Công tác kiểm tra giám sát khen thưởng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực
văn hóa và hoạt động văn hóa.
Trong lĩnh vực tín ngưỡng và nghi lễ nông nghiệp của người Chơ-ro, tác
giả tiếp cận vấn đề quản lý nhằm để cho cộng đồng nhận thức được giá trị văn
hóa truyền thống của mình để từ đó có định hướng trong việc gìn giữ, bảo tồn và
phát huy những giá trị phù hợp với môi trường sống hiện tại. Loại bỏ những hủ
tục lạc hậu, khơng cịn giá trị và khơng cịn phù hợp với hệ thống pháp luật và
với bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
- Bảo tồn di sản văn hóa
Bảo tồn di sản văn hóa là một trong những hoạt động được Đảng và Nhà
nước quan tâm trong thời gian qua. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn như thế nào để
vừa đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đang là vấn đề có nhiều quan
điểm khác nhau. Bàn về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa, ơng Đặng Văn Bài trong
báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học “Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại” diễn
ra tại Hà Nội ngày 16/1/2007 về phương pháp tiếp cận. Đó là Giải quyết thật
thoả đáng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa nói chung, giữa bảo tồn và phát
triển nói riêng là vấn đề mang tính tồn cầu, được quan tâm ở tất cả các quốc gia,
đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và hội nhập như Việt Nam. Các lý
thuyết nghiên cứu mà tác giả tiếp cận trên có liên quan trực tiếp đến vấn đề
nghiên cứu của luận văn, đó là: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật
thể, có mối liên hệ biện chứng và rất cần thiết để tiếp cận và giải quyết vấn đề
một cách hợp lý, khoa học. Trong tình hình thế giới đang phát triển nhanh như
hiện nay đã tác động nhiều mặt đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong
đó có vấn đề bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Các nước trên thế giới và Việt
Nam đã có những nghiên cứu để đưa ra các chính sách bảo tồn và phát huy phù
25


×