MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 7
5. Lý thuyết nghiên cứu................................................................................................... 7
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 8
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 8
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................................... 9
9. Bố cục luận văn ......................................................................................................... 10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........... 12
1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 12
1.1.1 Các khái niệm ............................................................................................................ 12
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã.. 18
1.1.3 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã .................... 25
1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 26
1.2.1 Sơ nét về huyện Nhà Bè – thành phố Hồ Chí Minh ................................................ 26
1.2.2 Khái quát về Trung tâm Văn hóa huyện Nhà Bè .................................................... 28
1.2.3 Khái quát về các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã trên địa bàn huyện
Nhà Bè ................................................................................................................................. 29
Tiểu kết ...................................................................................................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO XÃ, LIÊN XÃ TẠI
HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...................................................... 36
2.1 Thực trạng cơng tác tổ chức ................................................................................ 36
2.1.1 Các quan điểm chỉ đạo và văn bản pháp lý liên quan............................................ 36
2.1.2 Cơ cấu nhân sự ......................................................................................................... 40
2.1.3 Nguồn kinh phí hoạt động ........................................................................................ 44
2.1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng.............................................................. 46
2.2 Thực trạng nội dung hoạt động ........................................................................... 50
2.2.1 Hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động trực quan........................................... 51
2.2.2 Hoạt động đào tạo năng khiếu văn hóa nghệ thuật và năng khiếu thể dục thể
thao ...................................................................................................................................... 53
2.2.3 Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí ........................ 55
2.2.4 Hoạt động xã hội hóa dịch vụ văn hóa .................................................................... 59
2.2.5 Hoạt động phối hợp – hỗ trợ các đơn vị, ban ngành đoàn thể .............................. 61
2.3 Đánh giá nhận định .............................................................................................. 63
2.3.1 Thành tựu................................................................................................................... 63
2.3.2 Hạn chế ...................................................................................................................... 65
2.3.3 Nguyên nhân các mặt hạn chế ................................................................................. 71
Tiểu kết ...................................................................................................................... 74
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ ĐỔI
MỚI NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CÁC TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO
XÃ, LIÊN XÃ TẠI HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................... 75
3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các Trung tâm Văn hóa – Thể
thao xã, liên xã trong thời gian tới............................................................................. 75
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và đổi mới nội dung hoạt
động các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã ................................................. 77
3.2.1 Về công tác tổ chức ................................................................................................... 77
3.2.2 Về đổi mới nội dung hoạt động tại các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên
xã ......................................................................................................................................... 82
3.3 Đề xuất mơ hình quản lý, tổ chức hoạt động mới đối với các Trung tâm Văn
hóa – Thể thao xã, liên xã tại huyện Nhà Bè – thành phố Hồ Chí Minh .................. 89
3.3.1 Nội dung thực hiện .................................................................................................... 89
3.3.2 Cơ sở pháp lý triển khai thực hiện ........................................................................... 89
3.3.3 Biện pháp triển khai thực hiện ................................................................................. 91
3.3.4 Hiệu quả mang lại..................................................................................................... 92
3.4 Khuyến nghị ........................................................................................................ 93
3.4.1 Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ................................................ 93
3.4.2 Đối với Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 94
3.4.3 Đối với Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè ............................................... 94
3.4.4 Đối với Trung tâm Văn hóa huyện.......................................................................... 95
3.4.5 Đối với UBND các xã Phước Lộc, Nhơn Đức, Phước Kiển .................................. 95
Tiểu kết ...................................................................................................................... 96
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 101
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 109
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thiết chế văn hóa ở cơ sở có vai trị đặc biệt quan trọng, quyết định đến
sự thành công của việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng như vấn đề
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Các nội dung hoạt động phong phú, thiết thực của hệ thống thiết chế văn hóa
trên địa bàn cả nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho người dân sinh
hoạt văn hóa cộng đồng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân góp phần xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều kết quả,
thành tựu điển hình về cơ chế xây dựng, quy hoạch thiết chế văn hóa và cách
làm sáng tạo trong nhân dân đã góp phần tích cực trong việc xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở.
Bên cạnh đó, cơng tác xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết
chế văn hóa cơ sở hiện nay ở nước ta còn nhiều bất cập. Nhiều địa phương từ
cấp huyện đến cấp xã, các khu cơng nghiệp, khu chế xuất khơng có các thiết
chế văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân hoặc có nhưng
hoạt động khơng có hiệu quả, gây lãng phí. Trong những năm qua, trên địa
bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, các Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã, liên xã là nơi vui chơi, sinh hoạt, học tập chính trị - văn hóa - thể thao
của quần chúng nhân dân. Các Trung tâm này đã được đầu tư xây dựng, hoàn
thiện, củng cố hệ thống, chú trọng đổi mới nội dung hoạt động nhằm phục vụ
tốt nhu cầu giao lưu, sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa của người dân trên địa bàn
huyện. Tuy nhiên, công tác quản lý và tổ chức hoạt động tại các Trung tâm
này vẫn chưa được thống nhất, lúc thì Ủy ban nhân dân Huyện giao các Trung
tâm này cho Trung tâm Văn hóa huyện quản lý, lúc thì giao lại cho Ủy ban
nhân dân các xã quản lý chính vì thế hoạt động của các Trung tâm chưa có
2
nhiều nổi bật, bộc lộ nhiều hạn chế về công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật
chất, kinh phí, tổ chức bộ máy…
Nhằm xác định tầm quan trọng của các thiết chế văn hóa cơ sở trong đó
có thiết chế Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã đối với thực tiễn hiện
nay, đồng thời đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trong thời gian qua, đề ra
những giải pháp, mơ hình tổ chức hoạt động mới góp phần nâng cao hiệu quả
cơng tác tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên
xã trong thời gian tới, tác giả chọn đề tài “Tổ chức hoạt động Trung tâm
Văn hóa - Thể thao xã, liên xã tại huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh”
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chun ngành Quản lý Văn hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá công tác tổ chức và thực trạng hoạt động của các
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã ở huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian qua để làm rõ vai trị hiện nay của thiết chế văn hóa này.
Tác giả tiến hành khảo sát, phân tích, làm rõ những yếu tố tác động,
những nguyên nhân, tồn tại bất cập hiện nay về công tác tổ chức và hoạt động
từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, mơ hình quản lý mới nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã tại huyện
Nhà Bè.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, các cơng trình nghiên cứu khoa học về vấn đề xây
dựng, quản lý thiết chế văn hóa cơ sở được thực hiện nhiều. Nhìn chung, các
cơng trình nghiên cứu, luận văn, bài viết liên quan đến hoạt động của thiết chế
văn hóa cơ sở nói chung và Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã nói
riêng cịn có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau tùy vào từng địa bàn nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu. Tác giả trình bày một số cơng trình, bài viết sau
đây:
3
- Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy (2002), “Đại
cương Cơng tác Nhà Văn hóa” [2]. Đối với cơng trình này, nhóm tác giả trình
bày nội dung gồm có 03 chương. Chương 1: Nhà Văn hóa - một thiết chế
trung tâm của cơng tác văn hóa quần chúng, nội dung chính phần này trình
bày các khái niệm, các cơ sở khoa học về cơng tác Nhà Văn hóa và thực tế
phát triển Nhà Văn hóa, câu lạc bộ ở nước ta. Chương 2: Cơ sở lý luận công
tác Nhà Văn hóa và xây dựng Nhà Văn hóa, nội dung phần này trình bày những
chức năng, đặc điểm, nhiệm vụ, những nguyên tác cơ bản của Nhà Văn hóa,
tên gọi và mơ hình thiết chế theo từng cấp. Chương 3: Hệ phương pháp cơng
tác Nhà Văn hóa, phần này trình bày quan niệm về phương pháp Nhà Văn
hóa, phân loại hệ phương pháp Nhà Văn hóa, Trung tâm Văn hóa - Thể thao,
nội dung thực hành của hệ phương pháp cơng tác Nhà Văn hóa, Trung tâm
Văn hóa - Thể thao.
- Trần Văn Ánh, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Hy (2002), “Đại
cương công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” [3]. Nội dung gồm hai
phần ứng với hai nội dung chính của cơng tác văn hóa quần chúng. Phần thứ
nhất: Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nước ta hiện nay, phần
này trình bày những lý luận, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về
xây dựng và phát triển văn hóa. Phần thứ hai: trình bày cơng tác xây dựng nếp
sống văn hóa, các khái niệm về nếp sống, lối sống, đồng thời nhóm tác giả
cũng nêu ra những mơ hình khn mẫu văn hóa mới, hình thành nên những
nếp sống văn hóa mới.
- Cơng trình nghiên cứu Quản lý hoạt động văn hóa của tập thể nhóm
tác giả Phan Văn Tú, Nguyễn Văn Hy, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần
Thị Diên [50]. Nêu những vấn đề chủ yếu như: Chính sách quản lý, hoạt động
văn hóa, nội dung quản lý hoạt động văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa
cơ sở hiện nay.
4
- Cuốn Quản lý Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập
quốc tế (2012) của tác giả Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn [18]. Nội dung
cuốn sách giới thiệu những quan điểm chung về quản lý văn hóa trong bối
cảnh cơng cuộc đổi mới đang được đẩy mạnh toàn diện ở nước ta và hội nhập
quốc tế, giới thiệu kinh nghiệm quản lý văn hóa của một số quốc gia trên thế
giới, đánh giá thực trạng quản lý văn hóa ở Việt Nam từ khi bắt đầu tiến trình
đổi mới (1986) đến nay, đề xuất những định hướng, giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả quản lý văn hóa trong tiến trình đổi mới và hội
nhập quốc tế.
Một số tài liệu, bài viết có liên quan đến định hướng, hướng dẫn nghiệp
vụ tổ chức hoạt động cũng như bình luận về hoạt động của các Trung tâm
Văn hóa - Thể thao ở cơ sở là:
- Lưu Huy Chiêm, “Xây dựng Nhà Văn hóa xóm, bản, thành công và
vướng mắc” [14]. Nội dung đề cập những khó khăn trong cơng tác quản lý và
tổ chức hoạt động của Nhà Văn hóa tại cơ sở, tác giả giới thiệu một số giải
pháp.
- Vương Hà, “Khắc phục những bất cập trong thiết chế văn hóa nơng
thơn” [69]. Nội dung bài viết đánh giá hiệu quả thiết thực của các thiết chế
văn hóa cơ sở trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, bên cạnh đó tác giả cũng nhìn nhận, chỉ ra những bất cập đối với các
thiết chế văn hóa cơ sở ở một số địa phương nhất định.
- Nguyễn Huy Phòng, “Xây dựng và hồn thiện thiết chế văn hóa ở Việt
Nam” [67]. Nội dung bài viết đề cập đến vai trị, thực trạng xây dựng hệ thống
thiết chế văn hóa của nước ta đồng thời tác giả cũng đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy vai trò của thiết chế văn hóa trong việc xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Ngọc Thiện, “Đổi mới, kiện toàn, củng cố, sắp xếp lại hệ
5
thống tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực các thiết chế văn hóa cơ sở” [70].
Nội dung bài viết đánh giá khái quát về thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa
cơ sở hiện nay ở nước ta, phản ánh một số mặt hạn chế và đề ra những giải
pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở
trong thời gian tới, qua đó đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và
Nhà nước đề ra.
- Sở Văn hóa Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, “Sổ tay nghiệp vụ văn
hóa” [33]. Gồm những nội dung: Trích lược Nghị quyết của Đảng về cơng tác
văn hóa văn nghệ, cập nhật thơng tin các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố. Giới
thiệu các tài liệu chuyên mơn, nghiệp vụ, bài giảng, tham luận… được trích
lược biên soạn lại. Ngồi ra cịn có các bài viết là của các cán bộ nghiệp vụ ở
cơ sở mang tính chất trao đổi kinh nghiệm, phương pháp tác nghiệp…
Ngoài ra, cịn có các luận văn với đề tài nghiên cứu trực tiếp đến trường
hợp thiết chế Trung tâm Văn hóa tiêu biểu đó là:
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa của tác giả Võ Mạnh Lực, đề tài
“Nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm Văn hóa cấp huyện, thị
xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” [28]. Nội dung tập trung tổng hợp những
vấn đề lý luận có liên quan đến tổ chức hoạt động của các Trung tâm Văn hóa
cấp huyện; Nghiên cứu tìm hiểu những phương thức hoạt động và đề ra
những giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Văn
hóa cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa của tác giả Ngô Thị Hồng Thu, đề
tài “Nâng cao hoạt động của Trung tâm Văn hóa thơng tin thể thao huyện
Cần Giuộc, tỉnh Long An” [38]. Nội dung giới thiệu vấn đề lý luận về Nhà
Văn hóa (Trung tâm Văn hóa), các hoạt động của Trung tâm Văn hóa Thơng
tin – Thể thao huyện Cần Giuộc và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
6
hoạt động của Trung tâm.
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa của tác giả Nguyễn Hữu Hồng
Thi, đề tài “Quản lý thiết chế văn hóa cơ sở tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền
Giang” [37]. Nội dung giới thiệu về các thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, làm rõ vai trị, vị trí của các thiết chế văn hóa cơ sở
từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thiết chế
văn hóa cơ sở tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý Văn hóa của tác giả Lâm Văn Thà, đề tài
“Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và học tập
cộng đồng xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An” [35]. Nội dung
khảo sát đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, nội dung hoạt
động và đội ngũ điều hành qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao và học tập cộng đồng
xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Các cơng trình, đề tài nghiên cứu, bài viết trên là nguồn tư liệu quý,
cung cấp kiến thức quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học, là
nguồn tài liệu tham khảo để tác giả thực hiện đề tài luận văn. Ngoài ra, tác giả
cũng tham khảo thêm các báo cáo, kế hoạch hoạt động hàng năm của các đơn
vị chuyên môn và các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã để làm tài
liệu nghiên cứu.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh chưa có
cơng trình nghiên cứu riêng biệt nào về tổ chức hoạt động của các Trung tâm
Văn hóa – Thể thao xã, liên xã. Trước yêu cầu thực tiễn công việc đang công
tác cũng như hiệu quả hoạt động của các Trung tâm thời gian qua, tác giả
mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài về công tác tổ chức và hoạt động các
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã với mong muốn có cái nhìn tổng thể
và đánh giá thực chất, khách quan về vai trò, hiệu quả của thiết chế văn hóa
7
này trên địa bàn huyện từ đó đề xuất những giải pháp, mơ hình quản lý, tổ
chức hoạt động mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của
thiết chế văn hóa này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Là công tác tổ chức và thực trạng nội dung hoạt động tại Trung tâm
Văn hóa - Thể thao xã Phước Lộc và Trung tâm Văn hóa – Thể thao liên xã
Nhơn Đức – Phước Kiển.
- Thời gian nghiên cứu: Tác giả tập trung khảo sát, đánh giá, nhận định
kết quả quá trình hoạt động từ năm 2015 đến năm 2018. Đây là giai đoạn các
Trung tâm Văn hóa thể thao xã, liên xã được bàn giao về cho Trung tâm Văn
hóa huyện quản lý và khai thác, bên cạnh đó giai đoạn này cũng là giai đoạn
diễn ra nhiều sự kiện chính trị, văn hóa đặc biệt quan trọng của huyện Nhà
Bè, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội...
- Không gian nghiên cứu: xã Phước Lộc, xã Phước Kiển và xã Nhơn
Đức thuộc huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh.
5. Lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết chức năng cấu trúc luận: Radcliffe – Brown được xem như
người sáng lập ra thuyết chức năng cấu trúc luận (structural – functionalism)
trong nhân học. Đây là một học thuyết nói về những cách thức qua đó các thể
chế khác nhau của một xã hội góp phần vào sự ổn định của xã hội đó.
Malinowski khơng phải là nhà chức năng cấu trúc luận, mặc dù ông tự cho
mình là chức năng luận. Trong khi Radcliffe – Brown và các học trị của ơng
xem các cá nhân và hành động của họ như là “các tác dụng phụ” của xã hội
mà ý nghĩa sâu xa nhất là góp phần vào sự hội nhập xã hội thì Malinowski lại
khăng khăng cho rằng xã hội tồn tại để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân. Sự
tương phản của những nhân vật dẫn đầu này trong ngành nhân học hiện đại
8
ban đầu có thể cịn thấy đến tận ngày hơm nay; một số nhà nhân học có
khuynh hướng xem xã hội như là một kết quả khơng tính trước của các hành
động của các cá nhân, trong khi những người khác lại có khuynh hướng xem
con người trên bình diện lớn như là các sản phẩm của xã hội của họ [49,tr 22].
Tác giả vận dụng lý thuyết này để phân tích chức năng, đặc điểm và các
cấu trúc bên trong của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã tại huyện
Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh qua đó làm rõ thực trạng cơng tác tổ chức và
thực trạng nội dung hoạt động của các Trung tâm này.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác tổ chức, nội dung hoạt động, vai trò của các
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã tại huyện Nhà Bè hiện nay như thế
nào?
- Cần làm gì để tổ chức hoạt động tại các Trung tâm Văn hóa - Thể
thao xã, liên xã tại huyện Nhà Bè phát huy được hiệu quả trong thời gian tới?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã tại huyện Nhà Bè thời
gian qua hoạt động chưa thành cơng lắm, cịn nhiều bất cập bởi những lý do
chủ quan, khách quan cần phải được phân tích kỹ.
- Để nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và đổi mới hoạt động tại các
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã trong thời gian tới cần phải dựa vào
thực tiễn hoạt động, đánh giá kết quả nghiên cứu từ đó đưa ra các giải pháp,
mơ hình quản lý, tổ chức hoạt động mới phù hợp với giai đoạn hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành thực hiện bằng phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng.
Trong phương pháp nghiên cứu định tính, tiến hành nghiên cứu, phân
9
tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài (bao gồm báo cáo, kế hoạch…),
chú trọng thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu đối với mỗi trường hợp
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã, tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn 05
người dân (bao gồm 02 người dân sinh sống cạnh trụ sở các Trung tâm và 03
người dân ngẫu nhiên khi tham gia các hoạt động được tổ chức tại các Trung
tâm) và phỏng vấn 04 cán bộ, viên chức (bao gồm 01 viên chức trực tiếp phụ
trách hoạt động của Trung tâm, 01 cán bộ phó chủ tịch xã phụ trách văn hóa
xã hội, 01 cán bộ văn hóa thơng tin xã, 01 cán bộ Trung tâm Văn hóa huyện
phụ trách hoạt động các Trung tâm); tiến hành quan sát tham dự, chụp ảnh các
hoạt động được tổ chức tại Trung tâm để tổng hợp thành nguồn tư liệu phục
vụ đề tài.
Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành thu thập,
tổng hợp thông tin bằng cách phát 150 phiếu hỏi: theo quy mô tổ chức, đối
với Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Phước Lộc phát 50 phiếu (bao gồm 40
phiếu cho người dân khi đến tham gia các hoạt động; 10 phiếu cho cán bộ,
viên chức, người lao động làm việc ở Trung tâm, UBND xã Phước Lộc); đối
với Trung tâm Văn hóa - Thể thao liên xã Nhơn Đức - Phước Kiển phát 100
phiếu (bao gồm 80 phiếu cho người dân khi đến tham gia các hoạt động; 20
phiếu cho cán bộ, người lao động làm việc ở Trung tâm, UBND xã Nhơn Đức
và xã Phước Kiển).
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng các cách tiếp cận liên ngành như văn hóa
học, xã hội học, quản lý văn hóa để làm rõ mục đích, đối tượng nghiên cứu.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả thực hiện luận văn này góp phần xác định vị trí, vai trị, tầm
quan trọng của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã trong xây dựng, phát
triển văn hóa ở địa phương phù hợp với những điều kiện phát triển hiện nay
10
của đất nước và khẳng định rằng mơ hình này vẫn cịn hiệu quả đối với hoạt
động văn hóa ở cơ sở theo đúng chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước.
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cấp chính quyền, các nhà lãnh đạo,
cán bộ làm cơng tác quản lý văn hóa có cái nhìn khách quan và tồn diện về
hệ thống các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã trên địa bàn huyện
Nhà Bè, trên cơ sở đó sẽ có những chỉ đạo, kế hoạch hoạt động, nội dung hoạt
động, giải pháp và quan trọng là đề xuất mơ hình quản lý, tổ chức hoạt động
mới hiệu quả hơn, phù hợp hơn với những đặc điểm và các điều kiện đặc thù
của địa phương.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 3 chương nội dung
chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu
Giới thiệu các khái niệm liên quan đến đề tài; khái quát về đặc điểm,
chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã; giới
thiệu khái quát về huyện Nhà Bè, giới thiệu tổng quan về Trung tâm Văn hóa
huyện và các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và nội dung hoạt động các
Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã tại huyện Nhà Bè, thành phố Hồ
Chí Minh.
Nội dung tập trung đánh giá về thực trạng công tác tổ chức và nội dung
hoạt động tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, liên xã. Đánh giá nhận
định về thành tựu, hạn chế trong công tác tổ chức và hoạt động tại các Trung
tâm.
11
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và đổi mới
nội dung hoạt động các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã tại huyện
Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thiết
chế văn hóa, đề xuất những giải pháp liên quan đến công tác tổ chức và đổi
mới nội dung hoạt động, một số khuyến nghị và tác giả đề xuất mơ hình quản
lý, tổ chức hoạt động mới tại các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã.
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm
Khái niệm văn hóa
Khái niệm về văn hóa có nội hàm hết sức phong phú và đa dạng, trên
thế giới hiện nay có rất nhiều định nghĩa về văn hóa của các nhà nghiên cứu
với những cách tiếp cận khác nhau điều đó cho chúng ta thấy rằng văn hóa là
một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm các mặt đời sống, sinh hoạt, lao động, sản
xuất… của con người. Mỗi một định nghĩa về văn hóa đều phản ánh một cách
nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh
vực nghiên cứu khoa học khác nhau như dân tộc học, văn hóa học, xã hội
học… và đối với mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó thì định nghĩa về văn hóa cũng
khác nhau.
- Trong lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa (tại Paris
tháng 12/1986), Tổng Giám đốc UNESSCO F. Mayor đã đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và
trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động, sáng tạo ấy đã hình thành nên một
hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị yếu – những yếu tố xác định các
đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [19].
Định nghĩa này tập trung vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng
người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải
qua một khoảng thời gian dài để tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ
qt, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của mỗi dân
tộc. Định nghĩa trên cịn cho ta thấy khơng phải hoạt động nào của con người
cũng tạo nên giá trị văn hóa, chỉ có các hoạt động sáng tạo mới có thể tạo ra
13
những giá trị mà con người có thể coi là văn hóa của mỗi tộc người. Mặt
khác, định nghĩa này cịn nhấn mạnh tính riêng biệt của mỗi nền văn hóa, cổ
vũ cho việc giữ gìn tính đa dạng của văn hóa thế giới.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những
sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [29,
tr.431].
Định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp cho chúng ta có
thể hiểu về văn hóa một cách cụ thể và đầy đủ hơn. Nói cho cùng thì tất cả
các hoạt động của con người trước hết đều vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, những hoạt động đó phải được trải qua thực tiễn và thời gian
được lặp đi lặp lại để trở thành thói quen, phong tục, tập quán được chắt lọc
thành những giá trị vật chất và tinh thần tích lũy, lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng
đồng dân cư từ đó gom góp lại thành di sản văn hóa của nhân loại.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hóa được hiểu theo cả ba
nghĩa đó là nghĩa rộng, nghĩa hẹp và nghĩa rất hẹp:
Theo nghĩa rộng thì văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do loài người sáng tạo ra. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích
ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Theo nghĩa hẹp thì văn hóa là những giá trị tinh thần. Người viết:
“Trong cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi
14
là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa
là một kiến trúc thượng tầng (báo Cứu quốc, tháng 8 năm 1945).
Theo nghĩa rất hẹp thì văn hóa đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con
người được đánh giá bằng trình độ học vấn phổ thơng, thể hiện ở việc Hồ Chí
Minh yêu cầu mọi người phải đi học văn hóa, phải xóa mù chữ.
Ngồi các định nghĩa nêu trên, tác giả nhận thấy cịn rất nhiều định
nghĩa khác về văn hóa theo những cách tiếp cận cũng như nghiên cứu khác
nhau. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy rằng văn hóa là một lĩnh vực hết sức
phong phú và rộng lớn, nó bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực trong đời
sống, lao động, sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí… của con người. Ở đây,
tác giả chọn định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm cơ sở lý
luận, vận dụng nghiên cứu thực hiện đề tài. Bởi vì, định nghĩa này giúp tác
giả có cái nhìn một cách đầy đủ, rõ ràng và chính xác về văn hóa và phù hợp
với vai trị, chức năng của đối tượng cũng như nội dung đề tài nghiên cứu.
Khái niệm quản lý văn hóa
- Khái niệm quản lý văn hóa trong xã hội hiện đại có thể hiểu là công
việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức, kiểm tra
và giám sát việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn
hóa, đồng thời nhằm phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng,
cả nước nói chung. Ngồi ra, quản lý văn hóa cịn được hiểu là sự tác động
một cách chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý
(gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân
được trao quyền và trách nhiệm quản lý), đối với khách thể (gồm các thành tố
tham gia và làm nên đời sống văn hóa), nhằm đạt được mục tiêu mong muốn
(bảo đảm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nâng cao vị thế quốc gia,
cải thiện chất lượng sống người dân…) [18, tr25 – tr26].
15
Bản chất của quản lý nhà nước về văn hóa ở nước ta là việc thực thi
công tác quản lý của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương đối với
hoạt động văn hóa nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Hiểu theo cách đơn giản: là một hệ thống tác động có mục
đích của Đảng, Nhà nước thơng qua các chủ trương, chính sách, biện pháp và
thực thi bằng pháp luật trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng nhằm định hướng,
điều khiển hoạt động, hành vi của các tổ chức, thành viên trong xã hội, khơi
dậy tiềm năng sáng tạo, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy các
giá trị văn hóa của dân tộc.
Từ cách hiểu trên, chúng ta có thể làm rõ thêm nội hàm của quản lý nhà
nước về văn hóa và các yếu tố hình thành hoạt động quản lý nhà nước về văn
hóa ở nước ta đó là:
- Đối với chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa ở nước ta đó là Nhà
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức thống nhất từ Trung
ương đến địa phương, được phân cấp, phân quyền quản lý đồng bộ: cấp Trung
ương, cấp tỉnh (do tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương quản lý), cấp
huyện – quận (do huyện thuộc tỉnh, huyện – quận thuộc thành phố quản lý),
cấp xã – phường (do xã thuộc huyện, phường thuộc quận quản lý). Do đó,
quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp nào thì cơ quan nhà nước ở cấp đó trực
tiếp quản lý. Ví dụ như: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn xã “X” thì
sẽ do Ủy ban nhân dân xã “X” trực tiếp quản lý và cơng chức văn hóa xã hội
xã “X” được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa cho Ủy ban nhân
dân xã “X”.
Vì vậy, người làm cơng tác quản lý văn hóa phải hiểu rõ đối tượng
mình quản lý chính là văn hóa, bên cạnh đó phải có kiến thức vững về văn
hóa và quản lý nhà nước, trong quản lý văn hóa phải giữ vững nguyên tắc
16
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước –
dân chủ hóa cơng tác quản lý, tập trung dân chủ.
- Đối với khách thể quản lý nhà nước về văn hóa đó là văn hóa và các
cá nhân, tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoặc có mối quan
hệ trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa. Văn hóa với góc độ là khách thể quản lý có
thể hiểu theo nghĩa là các hoạt động văn hóa (bao gồm các dịch vụ văn hóa,
các hoạt động sáng tạo, truyền dạy…); các giá trị văn hóa bao gồm văn hóa
vật thể và văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, trong hệ thống các cơ quan quản
lý nhà nước thì khơng phải tồn bộ những hoạt động văn hóa được hiểu theo
nghĩa rộng đều do ngành văn hóa quản lý, đơn cử như văn hóa giáo dục sẽ do
cơ quan giáo dục quản lý.
- Đối với mục đích của việc quản lý nhà nước về văn hóa nhằm giữ gìn
và phát huy những bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
được hình thành trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hơn 4.000 năm
lịch sử đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, qua
đó xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong
hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa tại từng địa phương, từng cấp chính
quyền phải xác định mục đích quản lý một cách rõ ràng, cụ thể, bám sát nội
dung, nhiệm vụ yêu cầu có như vậy mới mang lại hiệu quả thiết thực.
- Đối với cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về văn
hóa chính là Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Vì vậy
với hoạt động quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nói
chung cũng như lĩnh vực văn hóa nói riêng đều có cơng cụ quản lý đó chính là
Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan chứ khơng
phải quản lý bằng ý chí chủ quan của nhà quản lý.
Cách thức quản lý là sự tác động thường xuyên, liên tục, có chủ đích
chứ khơng phải là việc làm thời vụ, cảm tính, nhất thời của nhà quản lý.
17
Trong thời đại ngày nay, đất nước ta đang trong q trình hội nhập
quốc tế, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, bên cạnh việc phát triển kinh tế,
chăm lo đời sống vật chất cho người dân thì vai trị của văn hóa trong việc
nâng cao đời sống tinh thần cho người dân cũng được đặc biệt quan tâm thực
hiện bằng những chủ trương, chính sách, nghị quyết đúng đắn kịp thời. Song
song với sự phát triển của văn hóa thì vai trị của quản lý văn hóa đặc biệt
quan trọng. Hoạt động quản lý văn hóa có hiệu quả, đúng đắn sẽ có tác động
tích cực đến sự phát triển văn hóa của quốc gia, góp phần giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc chính vì vậy muốn quản lý văn hóa hiệu quả thì phải
có cơ sở khoa học thực tiễn làm nền tảng và chủ trương, đường lối, cơ chế
chính sách đúng đắn phù hợp với tình hình của đất nước cũng như từng vùng
miền, địa phương.
Khái niệm thiết chế văn hóa
Thiết chế văn hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ các cơ quan, đơn vị
hoạt động văn hóa do Nhà nước hoặc cộng đồng xã hội lập ra trong khuôn
khổ Pháp luật hoặc quy chế của ngành, đồn thể quy định, nhằm đáp ứng nhu
cầu văn hóa tinh thần của cơng chúng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở
địa phương.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2005), thiết chế văn hóa là thuật
ngữ rộng rãi trong ngành văn hóa từ những năm 70 của thế kỷ XX. Thiết chế
văn hóa được hiểu là một chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố: cơ sở
vật chất, trang thiết bị; bộ máy tổ chức, nhân sự; quy chế hoạt động; nguồn
kinh phí… Chỉ riêng ngơi nhà hoặc cơng trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết
chế văn hóa. [51, tr 230].
Từ khái niệm nêu trên, tác giả nhận thấy rằng thiết chế văn hóa khơng
chỉ đơn thuần là những cơng trình vật chất cụ thể mà trong đó bao gồm cả hệ
18
thống cơ chế, chính sách vận hành hoạt động; nguồn nhân lực làm công tác
quản lý, tổ chức hoạt động; nguồn tài chính phục vụ cho việc tổ chức bộ máy,
duy trì hoạt động và các chủ thể hoạt động. Có thể hiểu thiết chế là một tổ
chức xã hội có kết cấu bên trong khá chặt chẽ, nó ra đời nhằm đáp ứng nhu
cầu thường xuyên của con người cho nên nó tồn tại bền vững trong đời sống
xã hội. Trong đó thiết chế văn hóa có các dạng hình thức đó là: Nhà Văn hóa,
câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, cung văn hóa, nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu
phim, cơng viên văn hóa…
Thiết chế văn hóa cịn là nơi đảm bảo cho các hoạt động sáng tạo, sản
xuất, bảo quản, phân phối, trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa được
diễn ra một cách tập trung để lưu giữ và chuyển tải các giá trị văn hóa đến
từng cá nhân và cộng đồng xã hội. Thiết chế văn hóa ở cơ sở có vai trị đặc
biệt quan trọng, quyết định đến sự thành công của việc xây dựng đời sống văn
hóa ở cơ sở cũng như việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay bởi vì thiết chế văn hóa là nơi sinh hoạt văn
hóa, chính trị của cộng đồng địa phương, phản ánh một cách khách quan,
chân thật nhất về diện mạo văn hóa của một cộng đồng hay một quốc gia, chất
lượng cuộc sống cũng như nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần,
vật chất của người dân.
Nhiều thiết chế văn hóa truyền thống như đình, chùa, nhà hát, sân
khấu… đã trở thành biểu tượng trong đời sống văn hóa tinh thần của người
dân, thể hiện trình độ phát triển trong từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, đó
chính là những tài sản vô giá chứa đựng giá trị kiến trúc, mỹ thuật, lịch sử,
văn hóa, có ảnh hưởng đến giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức con người
Việt Nam. Thiết chế văn hóa khơng chỉ là địa điểm để cho người dân đến vui
chơi giải trí, hưởng thụ văn hóa sau giờ học tập, lao động sản xuất mà còn là
nơi phát hiện, bồi dưỡng những ý tưởng, năng khiếu sáng tạo văn hóa nghệ
19
thuật, là nơi trao truyền, quảng bá, trình diễn những sản phẩm nghệ thuật dân
gian. Chính sức hút hấp dẫn này của thiết chế văn hóa đã tạo được sự đồn
kết, tình u thương trong cộng đồng làng xã, địa phương.
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Văn hóa – Thể
thao xã, liên xã
Trung tâm Văn hóa hay một số nơi cịn có cách gọi khác là Nhà Văn
hóa, đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Ngun cịn gọi là nhà Rơng, nhà
Dài. Đây là một thiết chế nằm trong hệ thống thiết chế văn hóa của nước ta,
bằng hệ thống những biện pháp cụ thể để thu hút người dân tham gia các hoạt
động văn hóa xã hội, chủ yếu diễn ra trong thời gian rỗi, nhằm bồi dưỡng,
nâng cao, hoàn thiện nhân cách và thỏa mãn nhu cầu văn hóa của họ.
Theo các tác giả trong cuốn “Đại cương công tác Nhà Văn hóa” thì:
Nhà Văn hóa - Trung tâm Văn hóa, hiểu theo nghĩa thông thường là nơi diễn
ra các hoạt động văn hóa của quần chúng, được lặp đi, lặp lại theo một chu kỳ
thời gian nhất định. Các hoạt động đó bao gồm từ sản xuất đến tiêu thụ các
sản phẩm văn hóa trong thời gian rỗi. Nhà Văn hóa - Trung tâm Văn hóa
mang tính tổng hợp, nó bao gồm hoạt động của các câu lạc bộ và các loại hình
hoạt động văn hóa khác như: Lễ hội, hội chợ, triển lãm, thông tin tuyên truyền
cổ động, hoạt động khai trí (nói chuyện thời sự, chun đề…) biểu diễn nghệ
thuật, các hoạt động vui chơi, giải trí… Nhưng để có được những hoạt động
văn hóa quần chúng đó một cách tốt đẹp, Nhà Văn hóa - Trung tâm Văn hóa
cịn là nơi đảm trách việc dàn dựng, hướng dẫn chính những phong trào, hoạt
động văn hóa văn nghệ quần chúng ấy [2, tr 17,19].
Trung tâm Văn hóa là loại hình thiết chế văn hóa được du nhập từ Liên
Xơ (cũ) vào Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ XX với mục đích nhằm
phát triển phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở. Đây là một cơ quan giáo
dục ngoài nhà trường, là nơi tổ chức các hoạt động chính trị, văn hóa, vui chơi
20
giải trí, thể dục thể thao của người dân, là nơi sáng tạo, truyền bá, giảng dạy
những tinh hoa, bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, phù hợp với
thuần phong mỹ tục, hướng con người đến với chân - thiện - mỹ, những điều
tốt đẹp nhất trong cuộc sống.
Thực tế chúng ta có thể thấy rằng, hệ thống Trung tâm Văn hóa ở nước
ta trong thời gian qua và hiện nay được xây dựng phát triển với quy mô rộng
khắp từ Trung ương đến địa phương, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng
đến miền núi, các Trung tâm được xây dựng để tạo thành nơi tụ họp nhân dân
phục vụ cho các hoạt động chính trị, tuyên truyền, giao lưu, học tập, hưởng
thụ văn hóa, tập luyện thể dục thể thao. Trung tâm Văn hóa là cơng cụ của
Đảng, Nhà nước, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân để thực hiện
nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng đất nước, phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội thơng qua các hoạt động tại Trung tâm. Bên cạnh đó, Trung
tâm Văn hóa cịn tạo nên mối quan hệ tương tác qua lại giữa Đảng và nhân
dân, mang đến những giá trị vật chất, tinh thần, lợi ích thiết thực cho nhân
dân, xây dựng tính cố kết cộng đồng, tinh thần đoàn kết dân tộc.
Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã trên địa bàn huyện Nhà Bè là
một thiết chế văn hóa cấp cơ sở do Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè thành lập
theo quy định của pháp luật, trên cơ sở hợp nhất Nhà Văn hóa xã, các câu lạc
bộ đội nhóm văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, trạm truyền thanh và trung
tâm học tập cộng đồng của xã. Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã
được phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân xã cùng cấp, tổ chức hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định.
Thiết chế Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã trên địa bàn cả nước hoạt
động dựa trên quy chế mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số
12/2010/TT–BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể
21
thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm
Văn hóa – Thể thao xã quy định. Tuy nhiên, do với tình hình đặc thù tại thành
phố Hồ Chí Minh, thiết chế Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã, cụm
(gọi tắt là Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã) là đơn vị sự nghiệp công lập, được
giao cho Trung tâm Văn hóa huyện hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao
huyện hoặc Trung tâm Thể dục Thể thao huyện quản lý, điều hành hoạt động
của các Trung tâm.
Để quy định, hướng dẫn thực hiện về công tác tổ chức và hoạt động của
các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh, vào ngày 30 tháng 8 năm 2014, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh đã ban hành quyết định số 4360/QĐ-UBND quy định quy chế mẫu về tổ
chức và hoạt động của các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã, cụm
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở một số nội dung theo
hướng dẫn của Thông tư số 12/2010/TT–BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm
2010 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động
và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã. Theo đó, các Trung tâm này
có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Chức năng
- Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi
giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân tộc;
bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao; nâng cao dân trí và mức
hưởng thụ văn hóa, thể thao cho nhân dân; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi
cho các tầng lớp nhân dân tham gia tất cả hoạt động văn hóa, thể thao; phục
vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương [53].
Trên cơ sở quy định đó, vai trị của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên
xã thực hiện các chức năng cụ thể sau:
22
- Chức năng giáo dục
Đây là hình thức giáo dục ngồi nhà trường, trong thời gian rỗi; với
tính chất tự do, tự giác và tự nguyện thơng qua các hình thức tổ chức, tham
gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tác động vào nhận thức
con người giúp con người điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn
mực xã hội nhất định, hướng con người ngày càng hồn thiện về trí lực, thể
lực, nhân cách.
- Chức năng giao tiếp
Giao tiếp chính là sự giao lưu tiếp xúc nhằm tiếp nhận, trao đổi và xử lý
thông tin giữa con người với nhau. Đây được xem là chức năng đặc thù của
hoạt động tại các thiết chế văn hóa, nó biểu hiện thơng qua hoạt động của các
câu lạc bộ, đội nhóm, các chương trình giao lưu sinh hoạt, đối thoại…
- Chức năng phát triển năng khiếu sáng tạo
Sáng tạo là thuộc tính của văn hóa, là bản chất của con người. Hoạt động
văn hóa là sự sáng tạo mang tính ngẫu hứng của người dân thơng qua q trình
sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của mình,
đồng thời tạo ra các giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần xây dựng các nền văn hóa
mới.
- Chức năng vui chơi, giải trí
Việc tổ chức nghỉ ngơi, giải trí chính là nhằm đáp ứng nhu cầu giải tỏa
căng thẳng, lập lại thế cân bằng cho mỗi người và cho toàn xã hội. Những
hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, liên xã phải tạo được khơng
khí vui tươi thoải mái, góp phần tạo ra tâm lý lạc quan, yêu đời, có như thế
các Trung tâm mới phát huy được chức năng tổ chức nghỉ ngơi giải trí cho
người dân.