Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Luận văn tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt và bảo vệ nguồn thủy sản của người việt ở tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.91 MB, 245 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ MINH HẠNH

TRI THỨC DÂN GIAN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT
VÀ BẢO VỆ NGUỒN THỦY SẢN CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Tp. Hồ Chí Minh, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ MINH HẠNH

TRI THỨC DÂN GIAN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT
VÀ BẢO VỆ NGUỒN THỦY SẢN CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở TỈNH VĨNH LONG
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã ngành: 8229040


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Văn Thắng

Tp. Hồ Chí Minh, 2021


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn tơi đã nhận được nhiều sự động viên, giúp đỡ của các
cá nhân và đơn vị cơ quan.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Văn Thắng đã
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới các thầy cô giáo, người đã cho tôi những kiến thức bổ ích, giá trị và vơ cùng
ý nghĩa trong những năm học vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học trường Đại
học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, Phịng Quản lý Văn hóa và Gia đình – Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long, Bảo tàng Vĩnh Long, đã tạo điều kiện cho tơi
trong q trình học tập tại Trường. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Cục Thủy sản
Vĩnh Long, chính quyền địa phương và các ngư dân ở các huyện, thị trong tỉnh Vĩnh
Long đã giúp đỡ cho những đợt khảo sát thực địa tại địa phương.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng
Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia lớp Cao học và có thời gian thực
hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, hỗ trợ và khuyến tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Trân trọng!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày


tháng

Học viên

Dương Thị Minh Hạnh

năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên DƯƠNG THỊ MINH HẠNH, học viên lớp Cao học khóa 5, chuyên
ngành Văn hóa học, khóa 2017 – 2019. Tôi xin cam đoan luận văn đề tài “Tri thức
dân gian trong hoạt động đánh bắt và bảo vệ nguồn thủy sản của người Việt ở Vĩnh
Long” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng
Văn Thắng. Các số liệu, tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là của quá trình
nghiên cứu, khảo sát tại thực địa.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Người cam đoan

Dương Thị Minh Hạnh

năm 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
2.1. Mục đích của đề tài ...........................................................................................2
2.2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 3
3.1. Nhóm cơng trình liên quan đến tri thức dân gian qua ngư cụ đánh bắt thủy
sản
3
3.2. Nhóm cơng trình liên quan đến tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt
ở Vĩnh Long .............................................................................................................6
3.3. Nhóm cơng trình mang tính tổng quan về môi trường vùng Đồng bằng sông
Cửu Long ..................................................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 8
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................8
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................8
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 9
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................9
5.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................9
6. Lý thuyết tiếp cận ..................................................................................................... 9
Lý thuyết sinh thái văn hóa (Cultural Ecology). ............................................................ 9
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 10
7.1.Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 10
7.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 10
8. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 11
8.1. Phương pháp luận ...........................................................................................11
8.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 11
9. Bố cục của luận văn................................................................................................... 13
CHƯƠNG 1. ...................................................................................................................... 15



CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG .................................. 15
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 15
1.1.1.Thao tác hóa khái niệm..................................................................................15
1.1.2. Lý thuyết tiếp cận ..........................................................................................22



Lý thuyết sinh thái văn hóa (Cultural Ecology) ........................................22

1.2. Tổng quan về tỉnh Vĩnh Long ............................................................................... 24
1.2.1.

Đặc điểm địa lý tự nhiên ..........................................................................24

1.2.2. Đặc điểm cộng đồng dân cư .........................................................................31
1.2.3.

Đặc điểm kinh tế........................................................................................34

1.2.4.

Đặc điểm văn hóa – xã hội .......................................................................37

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................. 40
CHƯƠNG 2. ...................................................................................................................... 41
TRI THỨC DÂN GIAN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT THỦY SẢN CỦA
NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH VĨNH LONG ............................................................................ 41
2.1. Tri thức về nguồn lợi thủy sản với đời sống của người dân Vĩnh Long ........... 41
2.1.1. Tri thức nhận biết nguồn lợi thủy sản ..........................................................41

2.1.2. Tri thức nhận biết về ngư trường đánh bắt ..................................................46
2.2. Tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt thủy sản ....................................... 47
2.2.1. Tri thức dân gian trong nhận biết về mùa vụ đánh bắt ................................ 48
2.2.2. Tri thức nhận biết về lịch con nước và trăng sao .........................................50
2.3. Tri thức dân gian qua loại hình ngư cụ đánh bắt thủy sản truyền thống ........ 55
2.3.1. Kinh nghiệm đánh bắt thủy sản ...................................................................56
2.3.1.1. Kinh nghiệm đánh bắt bằng ghe cào .........................................................56
Đánh bắt bằng cào gọng.........................................................................................56
Đánh bắt bằng cào dép ...........................................................................................56
2.3.1.2. Cách sử dụng bàn cào cá chạch ................................................................ 58
2.3.1.3. Cào hến bằng tay .......................................................................................58
2.3.1.4. Kinh nghiệm đánh bắt bằng câu ................................................................ 59
2.3.1.5. Cách dùng chài quăng ...............................................................................62


2.3.1.6. Cách dùng chài rê ......................................................................................64
2.3.1.7. Kinh nghiệm săn ếch đồng.........................................................................65
2.3.1.8. Bắt lươn bằng chỉa ....................................................................................65
2.3.1.9. Sử dụng dớn bắt cá ....................................................................................66
2.3.1.10. Đánh bắt bằng đáy...................................................................................67
+ Đáy khơi đóng cọc .............................................................................................. 68
+ Đáy khơi bỏ neo ..................................................................................................69
2.3.1.11. Kinh nghiệm đánh bắt bằng đăng lưới ....................................................70
2.3.2.12. Bắt cá bằng lưới ......................................................................................71
+ Lưới cá cơm, cá lòng tong (lưới giăng) .............................................................. 71
+ Lưới cá cơm, cá lòng tong (lưới giăng) .............................................................. 72
+ Lưới cá kết (lưới giăng) ......................................................................................73
+ Lưới cá mè vinh (lưới bén, lưới rê) .....................................................................74
+ Lưới cá sủ (lưới bén, lưới rê) ..............................................................................75
+ Lưới cá úc (lưới bén cố định)..............................................................................76

2.3.1.13. Kinh nghiệm vớt cá mè vinh ....................................................................77
2.3.1.14. Kéo côn bắt cá .........................................................................................78
2.3.1.15. Cách sử dụng kẹp cá ................................................................................79
2.3.1.16. Đánh bắt bằng xiệp nhủi (đẩy te) ............................................................ 80
2.3.2. 17. Bắt cá bằng chất chà ..............................................................................81
2.3.1.18. Dùng đó bắt cá.........................................................................................82
2.3.1.19. Kinh nghiệm bắt cá sặc............................................................................83
Đặt lờ bắt cá sặc .....................................................................................................83
Đặc lờ bắt tôm càng xanh .......................................................................................83
2.3.1.20. Kinh nghiệm bắt cá bằng lọp ...................................................................84
Đặt lợp bắt cá bóng đen (bóng dừa) ......................................................................85
Đặt lợp bắt tôm càng xanh .....................................................................................86
2.3.1.21. Dùng nơm bắt cá......................................................................................86


2.3.1.22. Sử dụng móc để bắt cua đồng ..................................................................87
2.3.1.23. Trúm (dùng đặt lươn) ..............................................................................87
2.3.1.24. Sử dụng vó cất để bắt cá .........................................................................89
2.3.1.25. Sử dụng mười hai cửa ngục bắt cá ..........................................................90
2.3.1.26. Dùng chụp bắt cá .....................................................................................91
2.3.1.27. Tát đìa bắt cá ...........................................................................................92
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................. 94
CHƯƠNG 3. ...................................................................................................................... 95
BẢO TỒN TRI THỨC DÂN GIAN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ...................... 95
3.1. Quan niệm về vấn đề bảo vệ nguồn thủy sản ...................................................... 95
3.1.1. Tín ngưỡng thờ bà cậu với vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản......................95
3.1.2. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên ...............................................98
3.2. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi của tri thức dân gian về vấn đề bảo vệ
nguồn lợi thủy sản ....................................................................................................... 100
3.2.1. Yếu tố về kinh tế- xã hội ..............................................................................101

+ Tác động về dân số ................................................................................................... 103
3.2.2. Yếu tố tác động từ môi trường tự nhiên ......................................................107
3.3. Bảo tồn và phát huy tri thức dân gian trong bảo vệ nguồn thủy sản .............. 111
3.3.1. Bảo tồn tri thức dân gian trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ........................112
3.3.2. Tuyên truyền, phổ biến giá trị tri thức dân gian ........................................115
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................... 119
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 127
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 134
PHỤ LỤC 1. BẢNG PHỎNG VẤN NGƯ DÂN .......................................................... 134
PHỤ LỤC 2. .................................................................................................................... 136
DANH SÁCH PHỎNG VẤN SÂU VÀ PHỎNG VẤN HỒI CỐ TẠI TỈNH VĨNH
LONG .............................................................................................................................. 136
PHỤ LỤC 3. .................................................................................................................... 138


THÔNG TIN PHỎNG VẤN SÂU ................................................................................. 138
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN 1........................................................................................... 138
PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................................... 196
THÔNG TIN PHỎNG VẤN HỒI CỐ .......................................................................... 196
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN 1........................................................................................... 196
PHỤ LỤC 5. .................................................................................................................... 206
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT .................... 206


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AL

Âm lịch


ĐBSMC

Đồng bằng sông Mê Kông

GS

Giáo sư

TS

Tiến sĩ

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

Trang

Ha

Héc ta

Sđd

Sách đã dẫn

Stt


Số thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân

BĐKH

Biến đổi khí hậu

XNM

Xâm nhập mặn

BBPV

Biên bản phỏng vấn


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Stt

Nội dung

Trang

Bảng 1


Một số loài cá nước ngọt phân bố trên thủy vực tỉnh Vĩnh 44
Long

Bảng 2

Thành phần lồi cá và tơm nước lợ phân bố trên thủy vực 44
tỉnh Vĩnh Long

Bảng 3

Lịch con nước ở tỉnh Vĩnh Long

53

Bảng 4

Lịch thời vụ của các loại ngư cụ

107

Bảng 5

Sản lượng thủy sản

108

Bảng 6

Các loại nghề và ngư cụ khai thác thủy sản tỉnh Vĩnh Long


110


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như lịch sử và các tác giả khai phá vùng đất Nam Bộ cho biết và miêu tả, đồng
bằng sông Mê Kông là đồng bằng rộng lớn nhất Việt Nam, nhưng môi trường tự nhiên
ở đồng bằng sông Mê Kông không giống nhiều vùng khác trên đất nước Việt Nam. Nó
chứa đựng nhiều tiềm năng vơ cùng q giá, thuận lợi, đồng thời cũng ẩn chứa trong
đó những khó khăn, là một vùng hoang vu, sình lầy, sơng rạch chằn chịt, cây rừng rậm
rạp, thú dữ thì chực chờ, đối với họ chuyện “hùm tha, sấu bắt” là điều thường tình.
Nhưng với kinh nghiệm truyền thống của một dân tộc nổi tiếng nghề trồng lúa nước
người Việt đã khắc phục những trở ngại của điều kiện tự nhiên khi đặt chân khai phá
vùng đất này. Từ nắm bắt được hồn cảnh tự nhiên, có phương thức, người Việt đã
chinh phục môi trường thiên nhiên biết phát huy một cách sáng tạo, trong hoạt động
sản xuất, khai hoang, làm thuỷ lợi và đặc biệt là sáng tạo ra các loại ngư cụ để đánh
bắt thuỷ sản nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở giữa sông Tiền và sông Hậu, là trung tâm đồng
bằng sông Mê Kông, không nằm ngồi địa lý tự nhiên đó, được thiên nhiên ưu đãi, có
nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống sơng ngịi dầy đặc, có nguồn thuỷ sản dồi dào,
phong phú nên nhiều cư dân sống bằng nghề đánh cá. Đặc biệt những thuỷ sản mà
ngư dân đánh bắt được không chỉ đáp ứng kịp thời nguồn cá cho thị trường trong vùng
mà cịn cung cấp ngồi khu vực. Kinh nghiệm mơi trường sơng nước từ khi hình thành
vùng đất Vĩnh Long đã cho người dân nơi đây nguồn tri thức vô cùng phong phú, được
tính bằng thời gian, mà khơng phải ai cũng biết, nhằm để chinh phục thiên nhiên đó là
những kiến thức dân gian, giá trị văn hoá tốt đẹp còn lưu đến ngày nay.
Việc nghiên cứu tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt thuỷ sản là một vấn
đề tuy không mới mẽ nhưng vẫn cần được sự quan tâm nghiên cứu, sưu tầm nguồn tư

liệu thêm ở nhiều địa phương. Vì thế việc tìm hiểu nghiên cứu tri thức dân gian là một
vấn đề vô cùng cần thiết, đối với đời sống hiện nay, góp phần làm rõ giá trị và ý nghĩa
to lớn đối với đời sống của cư dân hoạt động nghề đánh bắt thuỷ sản ở tỉnh Vĩnh Long
nói riêng và vùng đồng bằng sơng Mê Kơng nói chung.


2

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động đánh bắt thuỷ sản và thuỷ hải sản
của cư dân ven biển hay những đề tài có liên quan như tri thức dân gian ở nhiều địa
phương trên cả nước. Nhưng đến nay, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu riêng biệt về
tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt thuỷ sản của cư dân tỉnh Vĩnh Long. Có
chăng đó là những nghiên cứu mơ tả khái qt về ngư cụ đánh bắt truyền thống ở tỉnh
Vĩnh Long.
Chúng ta biết rằng, tri thức dân gian là thành quả đúc kết của một q trình lao
động lâu dài, có sự sáng tạo, kinh nghiệm và được toàn thể cộng đồng cơng nhận và có
ảnh hưởng to lớn đến nhận thức của cộng đồng và địa phương. Là một người công tác
trong lĩnh vực văn hóa, cịn là người con của quê hương Vĩnh Long, chúng tôi rất quan
tâm đến những giá trị văn hóa của tỉnh nhà. Có thể ai đó sẽ nghĩ rằng đến một lúc nào
đấy, có thể có những thứ sẽ mất hẳn trong đời sống hiện đại khiến cho các thế hệ mai
sau không hiểu hết được tổ tiên ta đã sống như thế nào để có ngày hơm nay. Để có
được giá trị to lớn của cuộc sống hiện tại, chúng ta cần phải hiểu được cái giá của
những ngày đã qua. Trên cơ sở nghiên cứu sẽ là nguồn dữ liệu để xây dựng nên bộ sưu
tập hiện vật bảo tàng mang giá trị văn hóa về hoạt động đánh bắt truyền thống của một
thời đã qua, mặc khác nếu tri thức sử dụng hiệu quả sẽ góp phần bảo vệ mơi trường
sinh thái và bảo tồn được nguồn thủy sản tự nhiên. Đề tài, mong muốn góp một phần
nhỏ của mình vào việc lưu giữ những “tài sản” quý mà các thế hệ đi trước đã tạo ra,
đóng góp một phần vào hành trang cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Chính từ những
lý do nêu trên, tơi quyết định chọn đề tài: “Tri thức dân gian trong hoạt động đánh
bắt và bảo vệ nguồn thuỷ sản của người Việt ở tỉnh Vĩnh Long” làm luận văn thạc

sĩ cho mình.
2. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu về tri thức và vai trò của tri thức dân gian với hoạt động đánh bắt,
bảo vệ nguồn thủy sản gắn với việc bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Trên cơ sở
vận dụng lý thuyết văn hóa sinh thái, luận văn tập trung ngiên cứu, phân tích tri thức
dân gian trong hoạt động đánh bắt và bảo vệ nguồn thủy sản của người Việt ở Vĩnh
Long.


3

Trên cơ sở nghiên cứu của luận văn về tri thức dân gian của cộng đồng sẽ là
nguồn tư liệu hỗ trợ cho bảo tàng địa phương, cũng như các ngành khoa học khác có
liên quan là cơ sở khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Từ nghiên cứu tri thức dân gian trong đánh bắt và bảo vệ nguồn thủy sản, luận
văn phân tích các vấn đề bảo vệ và phát huy tri thức dân gian về bảo vệ nguồn thủy
sản với vấn đề phát triển bền vững môi trường sinh thái.
2.2. Mục tiêu của đề tài
Nhận diện được những tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt thuỷ sản và
vai trò của tri thức đem lại trong đời sống cộng đồng của cư dân Việt ở Vĩnh Long.
Phân tích, giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi phương thức, công
cụ đánh bắt thuỷ sản của người Việt, để so sánh và đánh giá hoạt động đánh bắt ngày
xưa và hiện nay.
Dự báo những biến đổi và sự tồn tại của hoạt động đánh bắt thủy sản truyền
thống và định hướng việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống này.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tri thức dân gian từ lâu đã trở thành mảnh đất giàu tiềm năng khai thác đối với
các nhà nghiên cứu, nhiều cơng trình đã được cơng bố, là nguồn tư liệu phong phú cho
các học giả có mối quan tâm tới vấn đề tri thức dân gian. Đặc biệt trong những năm

gần đây, dưới tác động của bối cảnh xã hội theo xu hướng phát triển, các đề tài nghiên
cứu về tri thức dân gian càng được các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn. Trong phạm
vi nghiên cứu của một đề tài thạc sĩ, tác giả giới thiệu những nghiên cứu về tri thức
dân gian trong hoạt động đánh bắt thuỷ sản, điểm luận theo các nhóm cơng trình:
3.1. Nhóm cơng trình liên quan đến tri thức dân gian qua ngư cụ đánh bắt thủy
sản
Nhìn chung, những nghiên cứu trước đây và hiện nay có xu hướng tập trung
nghiên cứu về công cụ đánh bắt sơng nước, văn hóa đánh bắt, cơng cụ thủ cơng truyền
thống và ngư cụ truyền thống. Đầu tiên có thể kể đến là cơng trình của Sơn Nam
(1993), Đồng bằng sơng Mê Kơng nét sinh hoạt xưa, có đề cập: “Về cách bắt cá đồng,


4

ngồi đìa và cây giăng, câu cắm, câu rê, cịn nhiều kiểu rọ, dùng đăng để tóm thâu cá
từ trên đồng gom về, chặn ngang con rạch mà bắt. .. ; “Bắt cá sông (gọi cá trắng, để
phân biệt với cá đồng, là cá đen), có chài lưới, chất chà, đóng đáy. Lờ, lọp dùng trên
ruộng, mé rừng tràm”; “Bắt lươn là nguồn lợi đáng kể, mỗi người có thể đặt mỗi đêm
hàng trăm ống trúm, kéo xuống trên cánh đồng hoang, nửa cạn nửa sâu, đặt trúm nơi
vừa ý, chờ sáng hôm sau gom lại, trút ra” [27:72,73].
Đặng Văn Thắng (1996), Nông và ngư cụ truyền thống ở Đồng Tháp Mười
trong “Địa chí Đồng Tháp Mười”. Tuy tác giả chỉ trình bày một số loại ngư cụ tiêu
biểu được dùng phổ biến, nhưng đây được xem là cơng trình đầu tiên mô tả và giới
thiệu khá chi tiết về các loại hình ngư cụ, tác giả đã căn cứ vào ngư trường đánh bắt
chia ngư cụ thành hai nhóm: nhóm ngư cụ dùng trên ruộng và nhóm ngư cụ dùng dưới
sông. Giúp cho người nghiên cứu dễ hiều và nắm rõ các phương thức từ khía cạnh kỹ
thuật qua hệ thống ngư cụ [46: 181, 213].
Kế đến là công trình của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam – Chi hội văn nghệ
dân gian Hội An với cơng trình Công cụ đánh bắt sông nước truyền thống ở Hội An,
xuất bản năm 2001. Đây được xem là cơng trình đầu tiên mô tả khái quát các loại công

cụ đánh bắt sơng nước chủ yếu hiện cịn tồn tại ở địa phương; trong đó phân chia rõ
ràng nhóm cơng cụ nào dùng để đánh bắt nước ngọt, nước lợ và nước mặn [13].
Tiếp theo là cơng trình của Đồn Nơ (2003), Ngư cụ thủ công chủ yếu và nghề
cá ở Kiên Giang, có thể nói tác giả mơ tả và giới thiệu khá đầy đủ, chi tiết từ các loại
ngư cụ đánh bắt như họ lưới, họ câu; nghề đánh bắt thủ công như làm hang bắt cá, đắp
hầm, đặt trúm, giăng lưới, đốt cỏ bắt rùa,.. và các ngư cự trợ giúp đánh bắt gồm: cây
gạt lưới, thùng đựng cá, rộng, vợt, giỏ, bội,..; đến những kinh nghiệm đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản và cả cách chế biến thủy sản như cách làm nước mắm ở Phú Quốc [31].
Nếu như các nghiên cứu trên miêu tả và giới thiệu chi tiết các loại hình ngư cụ
đánh bắt thủy sản, thì cơng trình của Hồng Tuấn Phổ (2004), Văn hóa đánh bắt chim
thú cá ở Thanh Hóa, chú trọng về kỹ thuật đánh bắt từ đôi bàn tay khéo léo, cách đánh
bắt hay nghề đánh bắt truyền thống, là cơng cụ chủ yếu mà người Thanh Hóa cịn bảo
lưu đến hôm nay. “Nếu đôi bàn tay tổ tiên chúng ta là cơng cụ đánh bắt đầu tiên thì


5

chiếc gậy, hịn đá lại là những cơng cụ được tạo tác trước tiên từ chính bàn tay ấy”,
“Từ đơi bàn tay trần trụi, các công cụ đánh bắt được sinh ra, hồn thiện dần và phát
triển khơng ngừng” [23:10, 11].
Kế đến là cơng trình của Mai Đức Hạnh, Đỗ Thị Bẩy (2006) về “Công cụ thủ
công truyền thống đánh bắt thủy hải sản của người Ninh Bình”do Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội xuất bản, bố cục cơng trình gồm có 6 chương. Trong đó, tác giả dành 3
chương (chương II, III, IV) giới thiệu về công cụ thủ công truyền thống đánh bắt tôm
cá nước ngọt, lợ và nước mặn; kinh nghiệm trong đánh bắt thủy sản như: chọn vũng tát
cá, đặt lờ bóng bắt cá, dùng lá sắn bắt ốc nhồi, câu cá chuối, chắn tôm rảo bằng
giậm,... và cách nuôi trồng thủy sản [15].
Bên cạnh những nghiên cứu mang tính riêng biệt về cơng cụ đánh bắt theo từng
địa phương, thì cũng có những nghiên cứu mang tính tồn diện, bao qt như “ Bộ sưu
tập ngư cụ nội địa vùng đồng bằng sông Mê Kông”(2006), của nhiều tác giả: Nguyễn

Văn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xn Trinh, Nguyễn Trọng
Tín. Cơng trình này gồm có 3 phần: + Phần 1 (có 3 chương): Chương 1: Giới thiệu vài
nét về nguồn lợi thủy sản vùng đồng bằng sông Mê Kông; Chương 2: Giới thiệu về
hiện trạng khai thác thủy sản nội địa vùng đồng bằng sơng Mê Kơng và mục tiêu của
cơng trình; Chương 3: Tư liệu và phương pháp nghiên cứu. +Phần 2 (có 13 chương),
Chương 1: Thu nhặt; Chương 2: Vợt – Xúc; Chương 3: Ngư cụ sát thương; Chương 4:
Giới thiệu các loại câu; Chương 5: Bẫy; Chương 6: Lưới rê – Lưới giăng; Chương 7:
Lưới vây – Lưới Rùng; Chương 8: Ngư cụ kéo; Chương 9: Ngư cụ đẩy; Chương 10:
Vó; Chương 11: Ngư cụ chụp; Chương 12: Lưới túi; Chương 13: Ngự cụ khác. Phần
3: Kết luận và kiến nghị [7].
Năm 2010, Nguyễn Hữu Hiếu với cơng trình Nghề cá Đồng Tháp Mười năm
xưa, Tác giả dựa vào quy luật, địa hình tự nhiên của Đồng Tháp Mười giới thiệu
những ngư cụ và cách đánh bắt cá thay đổi theo con nước, tiêu biểu trong mùa nước
lên gồm: ví dăng, đặt đó; đặt lờ lọp, xà di, dớn; chài, lưới, vó; đóng đó, câu, xây tum
đâm cá bơng; câu cắm, câu giăng,...địa bàn đánh bắt là trên đồng ruộng. Vào mùa
nước rút, trên đồng ruộng thì bắt cá cạn, đào đìa, đào mương xây rọ, vó gạt, đặt đụt,...


6

Dưới sơng rạch thì đóng đáy xây nị, đăng cản, thả lưới trên sơng,...Ngồi giới thiệu về
hoạt động đánh bắt, tác giả còn giới thiệu cách chế biến thủy sản đánh bắt được [16].
3.2. Nhóm cơng trình liên quan đến tri thức dân gian trong hoạt động đánh
bắt ở Vĩnh Long
Riêng các cơng trình nghiên cứu viết về tỉnh Vĩnh Long có liên quan đến đề tài
có thể kể đến là : Đặng Văn Thắng (2003), Nông và ngư cụ truyền thống ở Vĩnh Long
trong “Tìm hiểu Văn hóa Vĩnh Long” (1732 – 2000) do NXB Văn Nghệ Thành Phố Hồ
Chí Minh. Đây có thể xem là phần giới thiệu đầu tiên về ngư cụ ở Vĩnh Long, tác giả
phân ra nhóm ngư cụ dùng trên ruộng có: lờ, lọp, cái thời, nom, xà no-xà búp, ống
trúm, chĩa lươn, câu, câu giăng, câu cắm, câu cần, câu rê, câu lươn, câu ếch; và nhóm

ngư cụ dùng dưới sơng: chài, đóng đáy, lưới, đăng, vó, bung, chất chà- cái bị, câu (câu
tơm, câu phao, câu diềm, câu cắm), móc cá trạch [47: 65,79].
Một cơng trình nghiên cứu đáng chú ý là đề tài Khoa học xã hội cấp tỉnh, Sở
Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long- Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ, của
Nguyễn Thu Vân (2012), Nông - ngư cụ ở tỉnh Vĩnh Long trong thế kỷ XX (1919 2000). Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu chun biệt về các loại hình nơng, ngư cụ
tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, tác giả đã miêu tả và giới thiệu một cách khá đầy đủ về các
loại hình ngư cụ trong đánh bắt thủy sản, các phương pháp đánh bắt khác và yếu tố tác
động đến việc hình thành cải tiến ngư cụ ở Vĩnh Long [60].
Có thể nói đến là “Địa chí tỉnh Vĩnh Long” năm 2017, do NXB Chính trị Quốc
gia Sự thật ấn hành, ở Tập II, Chương III (từ trang 351 đến 357) có viết về ngư cụ.
Trong chương này, ngư cụ được phân ra thành hai nhóm: nhóm ngư cụ dùng trên
ruộng và nhóm ngư cụ dùng dưới sông. Tuy số lượng giới thiệu về loại hình chưa đa
dạng nhưng các loại ngư cụ trong hai nhóm này được khảo tả khá chi tiết từ kích
thước, chất liệu, kỹ thuật tạo tác đến cách sử dụng, và tùy theo từng loại thủy sản sẽ có
cách chế tác ngư cụ phù hợp cho việc đánh bắt. Ngồi ra, cịn có sự so sánh giữa ngư
cụ Vĩnh Long với ngư cụ ở địa phương khác như Hội An, Kiên Giang [42: 351, 357].
Nhìn chung các nghiên cứu trên là những đóng góp quan trọng giúp hiểu về các
loại hình ngư cụ đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, đến nay tỉnh Vĩnh Long chưa có cơng


7

trình nghiên cứu chuyên sâu nào về tri thức dân gian trong đánh bắt, và bảo vệ nguồn
thủy sản, vẫn là mảnh đất cịn bỏ ngõ. Do đó, những cơng trình kể trên là những là tài
liệu vơ cùng q giá làm cơ sở cho nền tảng lý luận để tác giả nghiên cứu, định hướng
cho việc viết luận văn của mình.
3.3. Nhóm cơng trình mang tính tổng quan về mơi trường vùng Đồng bằng sơng
Cửu Long
- Nhóm cơng trình nghiên cứu ở trong nước về Đồng bằng sông Cửu Long
Ngồi các cơng trình nghiên cứu tri thức dân gian qua ngụ cụ đánh bắt thủy sản

của các tác giả, cịn có các dự án nghiên cứu liên quan đến tri thức vùng Đồng bằng
sông Cửu Long như: dự án “Nghiên cứu tri thức vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, tài
tài trợ bởi Chương trình Thách thức nước và Lương thực (CPWF) triển khai tại địa bàn
xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp và xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh
An Giang, nhóm nghiên cứu viên địa phương đã cùng với cán bộ Trung tâm Bảo tồn
và Phát triển Tài nguyên nước (WARECOD) thực hiện [81].
Cụ thể các chủ đề nghiên cứu đã được thực hiện bao gồm: lịch sử ấp, phong tục
tập quán, hệ sinh thái sông lạch (cùng sơng lạch, vùng lịng hồ, vùng cá trú ẩn…) hệ
sinh thái ven sông (vùng đất trầm thủy, vùng cồn, vùng đất đồng bằng), các loại cây tự
nhiên, các loại cây trồng, nơng cụ trong sản xuất nơng nghiệp.
Nhìn chung, dự án nghiên cứu về sự đa dạng của hệ sinh thái tại địa phương và
mối quan hệ phức tạp giữa các thành phần cấu thành, góp phần thực hiện mục tiêu bảo
tồn và phát triển nguồn tài nguyên nước tại các địa phương lân cận nói riêng và khắp
các địa phương trên cả nước nói chung.
-

Nhóm cơng trình nghiên cứu nước ngồi về Đồng bằng sơng Cửu Long

Có cơng trình tiêu biểu như: “Thích nghi với biến đổi khí hậu thơng qua di cư Một nghiên cứu về trường hợp Đồng bằng sông Cửu Long”, dựa án được Tổ chức Di
cư Quốc tế (International Orgnization for Migration) gọi tắt là IOM thực hiện. Di cư,
Môi trường và Biến đổi khí hậu: Bằng chứng cho chính sách (MECLEP) là dự án thực
hiện trong ba năm được Liên Minh Châu Âu tài trợ và IOM triển khai thông qua khối
liên kết gồm sáu đối tác nghiên cứu gồm Cộng hòa Dominica, Haiti, Kenya, Mauritius,


8

Papua New Guinea và Việt Nam. Dự án đề cập tăng cường sự hiểu biết về mối quan
hệ giữa di cư và biến đổi mơi trường, trong đó có biến đổi khí hậu như sự biến đổi khí
hậu ở Việt Nam, dự án tái định cư tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tác động

ở các tỉnh Cà Mau, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, nghiên cứu này cịn
nhằm mục đích đưa ra một số khuyến nghị chính sách liên quan đến những đóng góp
của việc di cư cho các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và mơi trường [79].
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt và bảo vệ nguồn thủy sản của người
Việt ở tỉnh Vĩnh Long. Trong đó tập trung nghiên cứu: Khách thể (là tri thức dân gian
gồm: mơi trường đánh bắt, các loại hình ngư cụ, kỹ thuật và kinh nghiệm đánh bắt);
Chủ thể (người đánh bắt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu ở một số
huyện thị trên địa bàn của tỉnh Vĩnh Long (huyện Trà Ôn, huyện Vũng Liêm, huyện
Tam Bình, thị trấn Bình Minh, huyện Long Hồ và thành phố Vĩnh Long). Vì hoạt động
đánh bắt, phương tiện đánh bắt thủy sản trên sông ở Vĩnh Long không tập trung, bị
phân tán, rải rác nhiều nơi khác nhau. Do đó, phải khảo sát nhiều địa điểm để có lượng
tri thức đầy đủ.
+ Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích tri thức dân
gian của người Việt trong hoạt động đánh bắt và bảo vệ nguồn thủy sản từ 30/4/1975
đến năm nay. Để thấy được hoạt động đánh bắt, các tác động và sự biến đổi của hoạt
động này cũng như tri thức trước đó và hiện nay.
+ Phạm vi về nội dung: Các loại hình ngư cụ, đối tượng, cách thức, kỹ thuật,
thời gian, để tìm hiểu và nhận định giá trị sáng tạo, độ tư duy được đúc kết trong quá
trình lao động, chinh phục điều kiện tự nhiên của con người nhằm phục vụ nhu cầu
cuộc sống.


9

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu

-

Đánh bắt thủy sản có vai trị như thế nào trong đời sống của người dân ở tỉnh
Vĩnh Long?

-

Những kinh nghiệm được đúc kết từ môi trường tự nhiên trong cuộc sống được
ngư dân Việt vận dụng như thế nào?

-

Trong xã hội phát triển hiện nay, tri thức dân gian, hoạt động đánh bắt thủy sản
truyền thống có bị tác động và biến đổi?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Hoạt động đánh bắt thủy sản không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho bữa ăn hàng

ngày của người dân mà còn cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, đáp ứng nhu cầu
cuộc sống ấm no của ngư dân nói riêng và người dân Vĩnh Long nói chung chun
sống nghề sơng nước từ bao năm qua.
- Những ngư dân biết sáng tạo ra các loại công cụ trong hoạt động sản xuất,
khai hoang, làm thuỷ lợi và đặc biệt là sáng tạo ngư cụ để đánh bắt các loài thuỷ sản
(các lồi cá nước ngọt) theo các con sơng, kênh rạch. Và tùy theo từng loại thủy sản
mà người dân có cách chế tạo các loại ngư cụ khác nhau, biết quan sát quy luật vận
động của cá, về lịch con nước, đoán định thời tiết, kiêng cữ trong đánh bắt, đó là cách
thức chinh phục mơi trường thiên nhiên được cư dân nơi đây phát huy một cách đầy
sáng tạo phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
- Hiện nay, nguồn lợi thủy sản tự nhiên tại địa phương đã và đang suy giảm một
cách nghiêm trọng. Các yếu tố về gia tăng dân số, phương tiện khai thác mang tính ủy
diệt cao, việc đánh bắt hàng loạt và liên tục, việc lạm dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ,

các loại thuốc hóa học thuốc trừ sâu cho cây trồng vật nuôi đã ảnh hưởng đến môi
trường, đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
6. Lý thuyết tiếp cận
Lý thuyết sinh thái văn hóa (Cultural Ecology).


10

Lý thuyết sinh thái văn hoá cung cấp một cái nhìn về sự tương tác giữa con người
và mơi trường thơng qua thích nghi văn hố. Lý thuyết sinh thái văn hố có giá trị hữu
ích khi lý giải cho sự thích nghi của con người với các vùng sinh thái cụ thể.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1.Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tìm hiểu tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt thủy sản qua
kinh nghiệm, kỹ thuật, ngư cụ và môi trường đánh bắt ở tỉnh Vĩnh Long, đặt ra những
vấn đề trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên ở địa phương.
Luận văn nghiên cứu, phân tích về tri thức dân gian trong đánh bắt và bảo vệ
nguồn thủy sản của cư dân Vĩnh Long. Tập trung vào hoạt động mưu sinh trên sông
nước, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên trong hoạt động đánh bắt
thuỷ sản.
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm rõ văn hóa ứng xử của cộng đồng với môi
trường thiên nhiên, cũng như quá trình gìn giữ tri thức dân gian trong hoạt động mưu
sinh trên vùng đất Vĩnh Long được thể hiện qua các loại hình ngư cụ đánh bắt thủy
sản. Từ đó đã tạo nên sắc thái riêng cho vùng đất Vĩnh Long.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là một công trình nghiên cứu có thể có những đóng góp thực tiễn
trong cơng tác nghiên cứu, góp phần tạo cơ sở dữ liệu mang tính khoa học cho việc
thành lập các tư liệu về tri thức dân gian qua kỹ thuật, kinh nghiệm đánh bắt thủy sản
và các loại hình ngư cụ truyền thống trong hoạt động khai thác. Đặc biệt là trong bối
cảnh đơ thị hóa, đã có những tác động ảnh hưởng về nguồn lợi thủy sản tự nhiên và

vấn đề bảo vệ mơi trường hiện nay. Đây cịn là tư liệu về sưu tập ngư cụ quí giá, tạo
tiền đề cho việc thành lập “Bảo tàng nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Mê
Kông” tại tỉnh Vĩnh Long ra đời sau này.
Luận văn góp phần bổ sung những tư liệu mới về đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long,
một trong những tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Mê Kông.


11

8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề tri thức dân gian, một trong những vốn kinh
nghiệm của cư dân đã đúc kết trong quá trình chinh phục thiên nhiên và trong cuộc
sống mưu sinh ở miền sơng nước. Trên cơ sở đó, đánh giá và phân tích mối quan hệ
hữu cơ với qui luật vận động và phát triển. Ngồi ra, cịn vận dụng những thành tựu
nghiên cứu lý luận, phương pháp luận khoa học của các nhà dân tộc học, nhân học
trong và ngồi nước.
8.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính là chiến lược thu thu thập thơng tin được nhấn mạnh qua
từ ngữ, diễn ngôn hơn là những con số cụ thể trong việc thu thập và phân tích dữ liệu
về hoạt động đánh bắt thủy sản. Để lấy dự liệu cho đề tài này, tác giả sẽ sử dụng
những phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Điền dã dân tộc học: Đây là chiến lược thu thập thông tin xã hội thiết yếu,
được xem là nền tảng của nhân học/dân tộc học, địi hỏi người nghiên cứu cần có các
kỹ năng trong suốt q trình thu thập thơng tin từ thực địa. Để thực hiện phương pháp
này, tác giả đã đi được 17 chuyến điền dã tại các huyện thị, xã, ấp của tỉnh Vĩnh Long,
và mỗi điểm thời gian từ 3 ngày đến 4 ngày, đặc biệt là vùng nơng thơn, nơi mà người
dân cịn sử dụng nhiều ngư cụ truyền thống trong hoạt động đánh bắt thủy sản hoặc địa
phương nổi tiếng chuyên sống bằng nghề đánh bắt để thu thập thông tin.

Trong phương pháp này, đã sử dụng các kỹ thuật quan sát tham dự, ghi chép,
phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố, phỏng vấn chiến lược, ghi âm, chụp hình, khảo tả và
hệ thống hóa tư liệu điền đã.
 Quan sát tham dự
Để có lượng thông tin phong phú, tác giả đã tham gia và hòa nhập vào các hoạt
động thường ngày của người dân, của cộng đồng nhằm nắm thông tin địa bàn nghiên
cứu, đặc biệt trong hoạt động đánh bắt thủy sản để có cái nhìn xun suốt; qua đó
dùng các giác quan của mình để thu thập thơng tin và làm cơng việc ghi chép nhật ký
cẩn thận, đầy đủ và có hệ thống những vấn đề được quan sát về các hoạt động diễn ra


12

trong đánh bắt như hành động, lời nói, khơng gian. Do đó, tác giả đã sử dụng các loại
sổ như sổ ghi nhanh, sổ ghi đầy đủ, sổ ghi lịch trình và sổ ghi phỏng vấn để dễ dàng
quản lý dự án nghiên cứu của mình. Ngồi ra, đã sử dụng cơng cụ là máy chụp hình để
ghi lại các hoạt động đánh bắt và công cụ đánh bắt. Do đó, tác giả đã lắng nghe và
tham gia vào các cuộc trị chuyện cùng người dân. Từ đó, thấy được tồn cảnh hoạt
động kinh tế, văn hóa truyền thống trong hoạt động đánh bắt thủy sản của cư dân tỉnh
Vĩnh Long. Với phương pháp này, góp phần làm cho đề tài mang tính xác thực và việc
đi điền dã giúp cho tác giả nắm rõ vấn đề cần nghiên cứu và khám phá quy luật vận
hành của hoạt động đánh bắt thủy sản qua tri thức dân gian.
 Phỏng vấn sâu
Với kỹ thuật này, tác giả chọn hình thức khai thác thông tin cá nhân tại thực địa
với những người có thâm niên, có kinh nghiệm từng hoạt động trong đánh bắt và hiện
đang đánh bắt thủy sản gồm: Đàn ông lớn tuổi; đàn ông ở độ tuổi trung niên; phụ nữ
hỗ trợ đánh bắt; thanh niên đánh bắt hiện nay.
Nội dung phỏng vấn chủ yếu tập trung vào sự trải nghiệm của đối tượng về thời
gian, kinh nghiệm, cách thức, kỹ thuật, công cụ, thủy sản… trong hoạt động đánh bắt.
Thông tin thu được qua các cuộc phỏng vấn dùng để phân tích và minh chứng cho

những nhận định của đề tài.
Trên cơ sở này, tác giả đã thực hiện kỹ thuật phỏng vấn phi cấu trúc và phỏng
vấn cấu trúc, để làm rõ độ chính xác của thơng tin cần nghiên cứu, qua đó hiểu rõ
thơng tin về cá nhân của người trả lời phỏng vấn. Để nắm được dữ liệu, thông tin của
cuộc phỏng vấn một cách tốt nhất tác giả đã sử dụng những công cụ như máy ghi âm,
máy chụp hình hiệu Canon EOS 750 và khung bảng hỏi, giấy A0, viết. Ngoài ra, tác
giả đã phỏng vấn những cán bộ xã, ấp và người dân quanh vùng để nắm tình hình về
kinh tế, chính trị, văn hóa; và những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, nghi lễ và
những việc kiêng kị gắn với hoạt động đánh bắt thủy sản trước kia và hiện nay.
 Phỏng vấn hồi cố
Đây là kỹ thuật giúp tác giả khai thác, thu thập thông tin đã qua lâu còn lưu giữ
trong ký ức theo lời kể của người dân địa phương về các loại ngư cụ và cách thức, kỹ
thuật sử dụng đối với từng loại thủy sản trong hoạt động đánh bắt. Để lấy được lượng


13

thông tin này, đối tượng phỏng vấn là những lão ngư những người nơng dân có kinh
nghiệm lâu năm trong hoạt động đánh bắt truyền thống.
 Phỏng vấn chiến lược
Tác giả đã phỏng vấn 3 người có vị trí, vai trị trong ngành văn hóa của tỉnh,
như lãnh đạo Sở văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Trung tâm xúc
tiến và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, lãnh đạo Cục Thủy sản Vĩnh Long. Đây là cuộc phỏng
vấn quan trọng nên sẽ được tiến hành một cách trang trọng. Để thực hiện tốt, tác giả
xin phép và hẹn trước về thời gian (ngày, giờ) có thể đến phỏng vấn, có sự đồng ý của
cộng tác và sự chuẩn bị của người được phỏng vấn. Do đó, tác giả đã đến sớm hơn giờ
hẹn để đảm bảo tiến độ của cơng việc, nói rõ mục đích, xin phép được ghi âm (máy
ghi âm tốt) để đảm bảo bản gỡ băng phỏng vấn và ghi lại thông tin cá nhân khi trước
bắt đầu phỏng vấn (nếu được sự đồng ý của người được phỏng vấn). Qua đó, giúp tác
giả rút ra nhận định, đánh giá cho đề tài nghiên cứu của mình được hồn thiện.

- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu: Để nghiên cứu đề tài
này, tác giả đã đi sưu tầm, thu thập, chọn lọc tài liệu và các tạp chí đã xuất bản có liên
quan đến đề tài. Các kết quả nghiên cứu từ các cơng trình sách, dự án nghiên cứu của
tổ chức trong nước và nước ngoài thực hiện, tổng hợp các tài liệu, hệ thống hóa tư liệu
và xử lý các thông tin liên quan đến ngư cụ nói chung và ngư cụ ở Vĩnh Long nói
riêng của các nhà nghiên cứu đi trước. Tôi đã truy xuất dự liệu bằng phần mềm Word
2010 và phần mềm chuẩn quốc tế APA. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, so sánh,
đánh giá và kế thừa, làm cơ sở lý luận và định hướng trong quá trình thực hiện đề tài.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu (14 trang), kết luận (6 trang), tài liệu tham khảo (7 trang)
và phụ lục (100 trang). Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về tỉnh Vĩnh Long (26 trang)
Thao tác hóa khái niệm về văn hóa, tri thức dân gian, đánh bắt, thủy sản, văn
hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, giao lưu văn hóa…và các quan điểm tiếp cận; đồng
thời giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - văn hóa- xã hội, lịch
sử hình thành và phát triển vùng đất Vĩnh Long làm cơ sở xác định nội dung nghiên
cứu đề tài.


14

Chương 2: Tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt thủy sản của người
Việt ở tỉnh Vĩnh Long (57 trang)
Luận văn tập trung nghiên cứu tri thức dân gian có liên quan đến hoạt động
đánh bắt thủy sản của người dân tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, xác định vai trò nguồn lợi
thủy sản đối với đời sống, cách nhận biết về ngư trường, về đặc tính và thành phần loài
cá, về mùa vụ đánh bắt, về thời tiết và lịch con nước để đánh bắt. Đặc biệt, quan tâm
nghiên cứu tri thức dân gian qua các loại hình ngư cụ đánh bắt truyền thống và kinh
nghiệm đánh bắt của người dân. Qua đó, thấy rõ vai trị và tầm quan trọng của tri thức
dân gian đối với đời sống nói chung và trong hoạt động đánh bắt thủy sản nói riêng.

Chương 3: Tri thức dân gian trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản của người
Việt ở tỉnh Vĩnh Long (26 trang)
Trên kết quả khảo sát, nghiên cứu tri thức dân gian trong hoạt động đánh bắt ở
chương này luận văn sẽ làm rõ việc ứng xử của người dân nơi đây với môi trường tự
nhiên. Đồng thời nêu các yếu tố tác động đến sự biến đổi của tri thức dân gian về hoạt
động đánh bắt trong bối cảnh đơ thị hóa với vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Qua đó,
đánh giá những biến đổi của ngư cụ làm cơ sở dự báo và kiến nghị những định hướng
bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng bền vững trong điều kiện hiện nay. Từ đó nhận
diện giá trị của tri thức dân gian .


×