Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường đại học công nghệ sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 103 trang )

`1

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 3
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................... 8
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 8
7. Bố cục của luận văn.......................................................................................... 9
CHƢƠNG 1 ......................................................................................................... 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN VỀ ............................... 10
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ SÀI GỊN .............................................. 10
1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 10
1.1.1 Một số khái niệm liên quan ....................................................................... 10
1.1.2 Đặc điểm, vai trị chức năng của văn hố giao tiếp ................................. 17
1.1.3 Những yếu tố tác động đến văn hoá giao tiếp của sinh viên ................... 19
1.1.4 Những biểu hiện của văn hoá giao tiếp của sinh viên ............................. 21
1.2 Khái quát về trƣờng Đại học Công Nghệ Sài Gịn .................................... 27
1.2.1 Q trình hình thành, phát triển ............................................................... 27
1.2.3 Các ngành nghề đào tạo ............................................................................ 30
Tiểu kết ................................................................................................................ 32
CHƢƠNG 2 ......................................................................................................... 33
THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN ......................... 33
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN .............................................. 33
2.1 Nhận thức của sinh viên về văn hóa giao tiếp............................................ 33
2.2 Thái độ của sinh viên trong giao tiếp ......................................................... 35
2.2.1 Thái độ trong học tập ................................................................................ 35
2.2.2 Thái độ tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau của sinh viên ............................... 39
2.3 Văn hóa giao tiếp thể hiện qua lời nói, hành vi, cử chỉ của sinh viên............ 41



`2

2.3.1 Văn hóa giao tiếp thể hiện qua lời nói ...................................................... 41
2.3.2 Văn hóa giao tiếp thể hiện qua hành vi, cử chỉ ........................................ 44
2.4 Đánh giá chung ............................................................................................. 65
2.4.1 Ưu điểm ....................................................................................................... 65
2.4.2 Nhược điểm................................................................................................. 67
2.4.3 Nguyên nhân .............................................................................................. 68
Tiểu kết ................................................................................................................ 70
CHƢƠNG 3 ......................................................................................................... 71
CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO TIẾP .............................. 71
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ SÀI GỊN .............. 71
3.1 Định hƣớng chung ........................................................................................ 71
3.2 Các nhóm giải pháp cụ thể .......................................................................... 78
3.2.1 Thống nhất về chủ trương xây dựng văn hóa giao tiếp trong nhà
trường .................................................................................................................. 78
3.2.2 Xây dựng chương trình đào tạo hướng đến các kỹ năng giao tiếp ............... 79
3.2.3 Nâng cao nhận thức cho sinh viên về văn hóa giao tiếp trong nhà trường .. 81
3.2.4 Phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong triển khai,
kiểm tra, đánh giá việc thực thi xây dựng văn hóa giao tiếp trong nhà trường
của sinh viên ........................................................................................................ 83
3.2.5 Xây dựng quy chế khen thưởng, nêu gương và các biện pháp chế tài
trong việc xây dựng văn hóa giao tiếp ................................................................ 89
Tiểu kết ................................................................................................................ 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 97


`3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một hoạt động xã hội đặc thù của con người. Hoạt động này
được hình thành trên cơ sở những chuẩn mực, những quy ước, khế ước và
thậm chí là luật pháp của mỗi dân tộc, quốc gia. Trên bình diện tổng thể, mỗi
dân tộc, quốc gia, nhóm cộng đồng có những phương thức, văn hóa giao tiếp
khác nhau. Giao tiếp cịn được xem là một nghệ thuật, mà ở đó mỗi cá nhân
phải tự tạo cho mình một nét đẹp riêng, nó được biểu hiện qua thái độ, hành
vi, lời nói, lối sống, qua cách ứng xử, giao tiếp… Khơng những thế, văn hóa
giao tiếp cịn phản ánh trình độ văn hóa, đạo đức, lối sống của mỗi cá nhân.
Vì là một sản phẩm của xã hội loài người, nên văn hóa giao tiếp cũng có
nhiều biến đổi cùng với xu hướng vận động và phát triển của xã hội.
Sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên đại học Cơng nghệ Sài Gịn nói
riêng là nhóm xã hội có nhiều thuộc tính đặc thù do mơi trường sống, khả
năng tiếp nhận tri thức mới. Văn hóa giao tiếp của nhóm xã hội này cũng địi
hỏi phải phản ánh tính năng động của tuổi trẻ; tính văn hóa trong mơi trường
sư phạm; tính cập nhật những phương thức giao tiếp hiện đại. Tất cả những
vấn đề này phải được vận hành và phát triển trên nền tảng những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, văn hóa giao tiếp của sinh viên Đại học
Cơng nghệ Sài Gịn đang nổi lên một số vấn đề làm cho các nhà làm giáo dục
phải tâm tư, suy nghĩ như tính thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, ngôn ngữ giao
tiếp, tác phong – phong cách giao tiếp. Từ thực trạng đó, tơi chọn đề tài “Văn
hóa giao tiếp của sinh viên Trường Đại Học Công Nghệ Sài Gòn” làm Luận
văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý văn hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện nhằm nghiên cứu lý thuyết về văn hóa giao
tiếp, thực trạng văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Sài



`4

Gịn, từ đó đề xuất các giải pháp để xây dựng văn hóa giao tiếp cho sinh viên
tại trường đại học này nhằm góp phần hồn thiện mục tiêu xây dựng văn hóa
học đường.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Văn hóa giao tiếp nói chung là mảng đề tài nhận được khá nhiều sự quan
tâm của các học giả cả về lý luận lẫn thực tiễn. Tiêu biểu có các cơng trình sau:
Cơng trình “Nghệ thuật giao tiếp nam – nữ” của tác giả Trương Thụ
Ảnh; biên dịch Nguyễn Khắc Khoái cũng đáng để quan tâm. Tài liệu này đề
cập đến nhiều vấn đề như tâm lý của phụ nữ, cách thức để giao tiếp với phụ
nữ, vấn đề phụ nữ cần quan tâm trong giao tiếp với người khác,… Cơng trình
này đặc biệt có giá trị tham khảo khi chúng tơi nghiên cứu về văn hóa giao
tiếp của sinh viên – đối tượng thường xuyên có những mối quan hệ nam – nữ
trong quá trình học tập tại trường đại học [2].
Cơng trình “Văn hóa giao tiếp ứng xử - biết có biết duỗi” của tác giả
Đinh Viễn Trí, Đơng Phương Tri là một cơng trình tiêu biểu khác. Với dung
lượng 597 trang, cơng trình đã bàn đến những vấn đề nghệ thuật giao tiếp,
những đức tính cần thiết mà mỗi con người phải rèn luyện để có thể giao tiếp
thành cơng [56].
Cơng trình “Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa” của
tác giả Nguyễn Quang đã phân tích những nội dung như “Lịch sử trong giao
tiếp”; “Quyền lực – khoảng cách – mức độ áp đặt và lịch sự trong giao tiếp”;
“Các chiến lược lịch sự âm tính trong giao tiếp”; “Một số khía cạnh của bình
diện phạm trù trực tiếp – gián tiếp trong dụng học giao văn hóa”; và cuối cùng
là “Đề xuất một số phương pháp tiếp cận giao tiếp văn hóa và giao văn hóa”.
Tác giả cịn đưa ra nguyên tắc trong nghiên cứu giao tiếp như nguyên tắc Ưu
tiên định lượng, nguyên tắc xây dựng, nguyên tắc tránh thái q…”. [44]
Cơng trình “Văn hóa giao tiếp trong nhà trường” do tác giả Nguyễn Thị

Kim Ngân thật sự là một tài liệu rất quý giá đối với chúng tôi. Tài liệu này đã


`5

tập hợp 35 bài viết của 35 nhà nghiên cứu văn hóa giao tiếp từ nhiều góc độ
tiếp cận khác nhau. Trong đó, một số bài viết tiêu biểu như “Giao tiếp, giáo
dục và giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường” của tác giả Lê Ngọc Trà.
Trong bài viết này, tác giả đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục văn hóa để
hình thành văn hóa giao tiếp của con người. Tác giả nhấn mạnh “Giao tiếp
không chỉ là hình thức, phương tiện mà cịn là nội dung quan trọng của giáo
dục” [39, tr.12]. Ngồi ra cịn có bài viết “Kỹ năng giao tiếp cơ bản cho sinh
viên” của tác giả Hoàng Thúy Hà. Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến
vai trị của văn hóa giao tiếp đối với sinh viên. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề
xuất một số kỹ năng giao tiếp mà sinh viên cần rèn luyện như Kỹ năng hòa
nhập cộng đồng, kỹ năng quản lý nhận thức của bản thân, kỹ năng lựa chọn
ngôn từ và điều chỉnh giọng nói, kỹ năng giao tiếp phi ngơn ngữ, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu sự khác biệt và giải quyết xung đột, kỹ năng
trình bày. Cuối cùng, tác giả nhận định “Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên
tự tin khẳng định vị trí của mình trong giao tiếp với mọi người, đồng thời tạo
dựng hình ảnh đẹp về người sinh viên trong xã hội ngày nay – người có lối
sống đẹp, sống có ý nghĩa” [39, tr. 67]. Bên cạnh đó, cịn có một số bài viết có
giá trị khoa học cao như “Giáo dục văn hóa giao tiếp cho sinh viên sư phạm”
của tác giả Nguyễn Thị Diễm, bài viết “Quan hệ thầy trò và sự thay đổi cách
xưng hô trong môi trường giáo dục đại học” của tác giả Trần Bình Minh…
Cơng trình “Văn hóa ứng xử & nghệ thuật giao tiếp nơi công sở” của nhóm
tác giả Thùy Linh, Việt Trinh. Với dung lượng 427 trang, các tác giả đã trình bày
kết quả nghiên cứu cơng phu của mình với các vấn đề: Giao tiếp – kỹ năng giao
tiếp. Tác giả cũng tập trung phân tích nội dung của nhiều văn bản liên quan đến
những quy định quy tắc ứng xử, giao tiếp của một số ban ngành như Bộ Y tế,

Kiểm toán Nhà nước, Bộ Cơng Thương… Qua cơng trình này, chúng tơi nắm
bắt được các vấn đề chung về lý luận trong nghệ thuật giao tiếp, ứng xử nơi công
sở làm nền tảng lý luận cho quá trình thực hiện đề tài. [34]


`6

Giáo trình “Văn hóa giao tiếp” của tác giả Đỗ Ngọc Anh, Đậu Thị Ánh
Tuyết là một trong những công trình có tính chất lý luận về văn hóa giao tiếp
được xuất bản gần đây nhất (2014). Cơng trình gồm 3 chương nội dung chính
và một phần phụ lục. Trong đó, ở chương 1, các tác giả đã bàn luận đến các
vấn đề chung của hoạt động giao tiếp như giao tiếp là gì, bản chất, vai trị, các
loại hình của hoạt động giao tiếp; những yếu tố tâm lý giao tiếp. Đến chương
2, các tác giả tập trung phân tích các đặc trưng văn hóa giao tiếp của người
Việt Nam, làm rõ những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Việt Nam đến
con người và xã hội Việt Nam… Tiếp đến chương 3, nhóm tác giả đi vào
phân tích vấn đề kỹ năng giao tiếp, trong đó, nội dung đáng chú ý nhất là một
số kỹ năng giao tiếp tiêu biểu như kỹ năng định hướng, định vị và điều khiển
trong giao tiếp, các kỹ năng giao tiếp trong quản lý, kỹ năng lắng nghe, thuyết
trình, làm việc nhóm… Ngồi 3 chương nội dung chính, cơng trình này cịn
có phần phụ lục giới thiệu về văn hóa giao tiếp của một số nước trên thế giới
như Anh, Pháp, Nhật… Phải nói rằng, đây là cơng trình rất có giá trị về mặt lý
luận. Những hệ thống tri thức của tài liệu này đã cung cấp cho chúng tôi một
nền tảng kiến thức quan trọng để thực hiện đề tài này. [1]
Ngồi ra, một số học giả cũng đã cơng bố các kết quả nghiên cứu của
mình trên một số tạp chí khoa học, báo chí sau:
Bài viết “Văn bản như một đơn vị giao tiếp” của tác giả Trần Ngọc
Thêm, đăng trên tạp chí Ngơn ngữ, số 1-2 năm 1989, và được đăng lại trên
website của Văn hóa học của Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng,
trường Đại học KHXH&NV TP.HCM ngày 09/6/2010 chứa đựng những cơ

sở lý luận quan trọng về văn hóa giao tiếp. Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý
luận, tác giả đã xây dựng một mơ hình hành vi giao tiếp mới để giúp con
người nâng cao hiệu quả trong giao tiếp trên cơ sở xây dựng các văn bản giao
tiếp. [47]


`7

Bài viết “Văn hóa ứng xử, nói thêm những điều cần nói” của tác giả Hồ
Sĩ Vịnh, đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 332, tháng 2-2012, trang 32
cũng có nhiều thơng tin khoa học đáng quan tâm. Trong bài viết của mình, tác
giả đã bàn đến các vấn đề về văn hóa giao tiếp giữa con người với thiên nhiên
thể hiện qua việc ứng xử với thiên nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên;
ứng xử giữa con người với con người trong các diện như văn hóa tham gia
giao thông đô thị; hiện thượng tham nhũng đang tồn tại phổ biến cũng là một
dạng thức văn hóa ứng xử giữa người và người. Đặc biệt, tác giả đã phân tích
mối quan hệ giữa văn hóa ứng xử với nhân cách và quá trình biểu hiện nhân
cách của con người trong quá trình ứng xử với với xã hội. Từ những phân tích
vừa mang tính lý luận và thực tiễn, tác giả đi đến kết luận “Ý thức tự giác
phải song hành với hành động tự giác. Đó chính là văn hóa ứng xử của cá
nhân đối với chính mình một cách hồn thiện trong bất cứ hồn cảnh nào”.
[60, tr.34]
Tác giả Lương Thị Hiền với bài viết “Tìm hiểu giá trị văn hóa – quyền
lực được đánh dấu bằng hành vi xưng hô trong giao tiếp gia đình người Việt”,
đăng trên website Văn hóa học của Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng
dụng, trường Đại học KHXH&NV TP.HCM ngày 11/11/2015. Dù chỉ gói gọn
trong một bài viết, nhưng báo cáo này có giá trị khoa học cao khi tác giả phân
tích mối quan hệ hữu cơ giữa việc phân chia quyền lực trong các mối quan hệ
trong gia đình và cách thức xưng hơ - ứng xử - giao tiếp của ông, bà - cháu;
cậu, mợ, dì - cháu; bố, mẹ - con; vợ - chồng… các thành viên trong gia đình

người Việt những năm đầu thế kỷ XX. [23]
Tóm lại, qua khảo cứu bước đầu về tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy,
văn hóa giao tiếp đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu từ cả góc
độ lý thuyết và thực tiễn. Tuy nhiên một đề tài nghiên cứu về văn hóa giao
tiếp của sinh viên tại trường Đại học Cơng nghệ Sài Gịn thì chưa có học giả
nào đề cập.


`8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn giao tiếp của sinh viên Trường Đại học
Cơng nghệ Sài Gịn (STU) và cách thức nâng cao văn hóa giao tiếp cho sinh
viên trong nhà trường.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: năm học 2015 - 2016
+ Phạm vi không gian: Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn
+ Phạm vi đối tượng khảo sát: để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu, chúng
tôi tập trung khảo sát toàn bộ sinh viên bậc đại học, ở tất cả các chuyên ngành
tại Trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn.
+ Phạm vi nội dung: Trong đề tài này, chúng tơi chỉ nghiên cứu văn hóa
giao tiếp của sinh viên Trường Đại học Cơng Nghệ Sài Gịn thơng qua hai
mối quan hệ cơ bản là: sinh viên – sinh viên; sinh viên – giảng viên.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các góc độ: tiếp cận giá trị, tiếp cận hoạt
động - nhân cách, tiếp cận hệ thống và trên cơ sở của những chủ trương chính
sách phát triển văn hoá giáo dục của Đảng, Nhà nước và thực tế hoạt động
quản lý đào tạo của nhà trường ở Trường đại học Cơng Nghệ Sài Gịn.
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên tổng số lượng sinh viên của cơ

sở đào tạo được nghiên cứu, chúng tôi chọn 400 sinh viên thuộc tất cả các
chuyên ngành của trường để khảo sát theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên
thuận tiện. Tuy nhiên, kết quả thu phiếu về chỉ đạt 380 phiếu hợp lệ. Ngoài
ra, đề tài cũng kết hợp với quan sát, phỏng vấn sâu.
6. Đóng góp của luận văn
- Về lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về văn hóa
giao tiếp trong các nhóm xã hội thuộc tầng lớp tri thức.


`9

- Về thực tiễn
Những giải pháp được đề xuất trong luận văn khi được thực hiện sẽ góp
phần xây dựng được mơi trường văn hóa tích cực, góp phần thực hiện tốt mục
tiêu đào tạo của Trường trong giai đoạn phát triển hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài và tổng quan về Trường Đại học Cơng
nghệ Sài Gịn.
Chương 2: Thực trạng văn hố giao tiếp của sinh viên Trường Đại học Công
Nghệ Sài Gịn.
Chương 3: Các giải pháp xây dựng văn hố giao tiếp cho sinh viên Trường
Đại học Cơng Nghệ Sài Gịn.


`10

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN VỀ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÕN

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
Khái niệm văn hóa
Dưới nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học như: Ngôn ngữ học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, khảo cổ học...
đã đi sâu và tìm hiểu về văn hóa. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, song tất
cả các định nghĩa về văn hóa đều có những điểm đồng nhất khi cho rằng: Văn
hóa là sản phẩm do con người tạo ra, làm nên sự khác biệt giữa con người và
con vật, đưa con người ra khỏi thế giới động vật. Có thể điểm qua một số
quan điểm tiêu biểu về văn hóa sau:
Tổ chức UNESCO cho rằng: Văn hóa phải được xem như một tập hợp
những nét khác biệt, về vật chất và tinh thần, về trí tuệ và cảm xúc, làm rõ nét
một xã hội, hay một nhóm xã hội;… ngồi nghệ thuật và thơ văn, văn hóa bao
hàm phong cách sống, cách chung sống, hệ thống các giá trị, truyền thống và
tín ngưỡng. [64, tr.37]
Theo Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi
người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về ăn, mặc, ở, và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát
minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. [24, tr.431]


`11

Trần Ngọc Thêm thì cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá

trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt
động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội”. [48, tr.10]
Trong Nghị quyết Trung ương 05 (khóa VIII) của Đảng cộng sản Việt
Nam, Đảng ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất
và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình
dựng nước và giữ nước, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền
văn minh thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun
đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang
của dân tộc.
Khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng được nhiều nhà nghiên cứu tán
thành là: Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do lao động của
con người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định, tích lũy, tạo nên bản sắc
riêng của từng tộc người, từng xã hội. Khi xem lại các khái niệm về văn hóa,
chúng ta hiểu theo nghĩa nào cũng thấy rằng: Văn hóa bao giờ cũng là một
thực thể tồn tại khách quan cùng với lịch sử và hiện hữu trong chính cuộc
sống con người. Văn hóa do con người sáng tạo ra - là sản phẩm của con
người. Mặt khác, con người lại là sản phẩm của chính nền văn hóa do chính
mình sáng tạo nên.
Suy đến cùng, chúng ta có thể hiểu: Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật
chất và tinh thần, do con người sáng tạo, tích lũy và trao truyền trong quá
trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, các giá trị ấy nói lên trình độ phát
triển của xã hội loài người.


`12

Các giá trị của văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất gắn kết chặt chẽ với
nhau, khơng tách rời, biệt lập. Con người và văn hóa có mối quan hệ tương
tác mật thiết với nhau. Con người là chủ thể của văn hóa, với hoạt động sống

của mình, sáng tạo ra văn hóa và khơng ngừng làm cho văn hóa phát triển.
Văn hóa làm phát huy những nhu cầu và năng lực tinh thần của con người, tạo
ra các chuẩn mực, giá trị; thường xuyên tác động đến con người, thông qua
giáo dục và bằng giáo dục, văn hóa điều chỉnh các khn mẫu ứng xử của con
người trong cuộc sống. Vì vậy, xây dựng một mơi trường văn hóa có tính
nhân văn cũng chính là góp phần xây dựng và hoàn thiện con người theo
hướng chân - thiện - mỹ, tạo nên một xã hội nhân văn và phát triển.
Giao tiếp
+ Khái niệm
Giao tiếp là một phương thức tồn tại cơ bản của con người, do đó, những
nghiên cứu về giao tiếp rất đa dạng, phong phú, bao trùm một phạm vi rộng, từ
lý luận đến những nghiên cứu thực nghiệm, xuất phát từ nhiều quan điểm, quan
niệm khác nhau. Theo các nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Như Ý thì giao tiếp
là “trao đổi, tiếp xúc với nhau” [63, tr. 626]. Và theo các tác giả Thùy Linh,
Việt Trinh trong cuốn Văn hóa ứng xử & nghệ thuật giao tiếp nơi công sở trong
các cơ quan hành chính nhà nước, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, khi
tham gia giao thơng” thì “giao tiếp là một q trình thiết lập và thực thi mối
quan hệ giữa người và người và trong q trình đó thì con người sáng tạo lẫn
nhau” [34, tr.5]. Như vậy, bất kỳ hoạt động giao tiếp nào cũng là mối quan hệ
tương tác qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể. Trong giao tiếp, mỗi người có động
cơ riêng, thơng qua các phương tiện riêng, con người nhận thức được về nhau,
về thế giới xung quanh. Vì vậy, giao tiếp ln thể hiện bản chất xã hội của
mình, và suy cho cùng, động cơ, phương tiện giao tiếp đều do xã hội quy định.
Trong đề tài này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các khái niệm về văn
hóa giao tiếp mà được các tác giả Đỗ Ngọc Anh, Đậu Thị Ánh Tuyết phân tích


`13

trong “Giáo trình Văn hóa giao tiếp”, xuất bản năm 2014 dưới góc nhìn của

nhiều ngành khoa học khác nhau. Theo đó, dưới góc nhìn truyền thống thì
“Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với con người trong cuộc sống để trao
đổi truyền đạt thông tin”. [1, tr.20]; dưới góc nhìn của ngơn ngữ học văn hóa
thì giao tiếp là “hoạt động giao lưu, tiếp xúc, trao đổi tình cảm, tư tưởng, thơng
tin, liên kết hành động... giữa hai hoặc nhiều người”. [1, tr.20] Hoặc theo góc
nhìn của triết học – văn hóa, giao tiếp được hiểu:
Là một hoạt động của con người mang tính người nhất, bởi đó là một
dạng hoạt động của ý thức nhằm góp phần trao đổi, bảo lưu hoặc phát triển
các giá trị văn hóa đã được sáng tạo và tích lũy trong lịch sử, để qua đó, con
người có thể thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần của mình (nhận thức,
sáng tạo, giao lưu...) là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển con người và xã
hội trong bất kỳ mơi trường hay hồn cảnh nào. [1, tr.20, 21]
Dưới góc nhìn tâm lý học, nhóm tác giả Đỗ Ngọc Anh, Đậu Thị Ánh
Tuyết trong cơng trình của mình cũng cho rằng:
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người
với người trong đời sống xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Giao tiếp nhằm trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động phối hợp,
tri giác và tìm hiểu người khác” . [1, tr. 21]
Như vậy, qua nhiều khái niệm khác nhau thì giao tiếp có đặc điểm:
+ Là một dạng hoạt động đặc biệt của con người trong xã hội.
+ Là đối tượng của nhiều ngành khoa học: xã hội học, ngơn ngữ học,
tâm lý học xã hội, văn hóa học,...
+ Trong giao tiếp có sự tác động giữa con người với con người. Con
người trong giao tiếp giữ vai trò vừa là chủ thể, vừa là khách thể.
+ Giao tiếp bắt nguồn từ đặc điểm và yêu cầu của q trình hoạt động
của con người, nó là nhu cầu của con người trong đời sống xã hội.[1, tr. 21]


`14


+ Các yếu tố cấu thành hoạt động giao tiếp
Theo các tác giả Đỗ Ngọc Anh, Đậu Thị Ánh Tuyết trong cuốn Giáo trình
Văn hóa giao tiếp thì trong bất kỳ hoạt động giao tiếp nào cũng có các yếu tố cấu
thành cơ bản sau:
+ Người giao tiếp: là người tham gia vào quá trình giao tiếp, tạo nên quá
trình giao tiếp. Họ vừa là chủ thể, đồng thời vừa là khách thể của q trình giao
tiếp.
+ Hồn cảnh giao tiếp: chính là yếu tố quy định cho tính chất hay đặc trưng
của hoạt động giao tiếp, chi phối trực tiếp đến việc sử dụng phương tiện giao tiếp
của các đối tượng. Hồn cảnh giao tiếp gắn liền với khơng gian và thời gian cụ
thể, nhưng bao giờ cũng thể hiện sự chi phối của các yếu tố khách quan: số lượng
người tham gia giao tiếp, các phương tiện truyền tải thông tin, các loại nhiễu....
+ Sự truyền tin: là nội dung thông tin mà các chủ thể giao tiếp muốn truyền
đạt bằng phương tiện giao tiếp.
+ Sự phản hồi: là nội dung thông tin mà các khách thể giao tiếp muốn phản
hồi bằng các phương tiện giao tiếp. [1, tr. 21]
Các yếu tố cấu thành hoạt động giao tiếp được mơ hình hóa như sau:
Truyền tin

Người phát A
(chủ thể giao tiếp,
khách thể giao tiếp)

Hoàn cảnh giao tiếp

Phản hồi

Nguồn: 1, tr. 26

Người phát B

(chủ thể giao tiếp,
khách thể giao
tiếp)


`15

Văn hóa giao tiếp, văn hóa giao tiếp trong nhà trường
+ Văn hóa giao tiếp
Giao tiếp là sản phẩm đậm chất xã hội của con người. Vì vậy, giao tiếp
ln gắn liền với những giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng nhất định. Đó
chính là cơ sở quan trọng để hình thành “văn hóa giao tiếp”. Đây là thuật ngữ
có thể phân tích, bình luận từ nhiều góc độ khoa học khác nhau. Theo tác giả
Nguyễn Văn Đồng trong cuốn “Tâm ký học giao tiếp”, do Nxb Chính trị Hành chính xuất bản năm 2009 thì xét từ góc độ tâm lý học, văn hóa giao tiếp
“là tổng thể nói chung những chuẩn mực về ứng xử và cách nói năng được
cộng đồng dân cư xây dựng trong tiến trình lịch sử” [13, tr.361]. Hoặc tiếp
cận từ góc độ văn hóa học, xã hội học, tác giả Lê Văn Chưởng trong cuốn Cơ
sở văn hóa Việt Nam cho rằng “Văn hóa giao tiếp là những chuẩn mực giao
tiếp ổn định, bền vững và hồn thiện có giá trị tinh thần được tiếp xúc, trao
đổi với nhau thông qua cử chỉ, lời nói, văn tự... trong mối quan hệ với cá
nhân, tập thể, cộng đồng xã hội và nhân loại” [6, tr.167]. Và theo Hữu Đạt
trong cuốn Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, ấn hành năm
2009 thì “Văn hóa giao tiếp là một khái niệm dùng để chỉ các hình thức giao
tiếp mang tính đặc thù cho hồn cảnh giao tiếp hoặc trình độ giao tiếp ở
những cộng đồng người thuộc các nhóm nghề nghiệp hoặc các nhóm xã hội
khác nhau”. [11, tr. 94]
Và theo tác giả Trần Đình Thích, trong bài viết “Đơi điều suy nghĩ về
giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường”, in trong tập sách “Văn hóa giao
tiếp trong nhà trường”, do Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ấn
hành năm 2011 thì “Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa,

nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội (giao tiếp
một cách lịch sự, thái độ thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng
nhau), là tổ hợp các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử...”.
[55, tr. 48]


`16

Từ các quan niệm trên, có thể thấy “Văn hóa giao tiếp là một bộ phận
của nền văn hóa dân tộc, gắn với quan niệm và cách ứng xử của con người
với con người trong xã hội” [1, tr.62]. Văn hóa giao tiếp của mỗi người là kết
quả của quá trình được giáo dục và tự giáo dục trên cơ sở tiếp thu văn hóa
giao tiếp của những cộng đồng từ môi trường xã hội, trong sự tương tác giữa
cá nhân với cá nhân; cá nhân với nhóm xã hội. Trình độ giao tiếp của cá nhân
khơng đồng nhất hoặc tỷ lệ thuận với trình độ tri thức, học vấn của cá nhân
đó. Trong hoạt động thực tiễn, có thể có hiện tượng người có trình độ học vấn
cao nhưng trình độ văn hóa giao tiếp thấp và ngược lại.
Văn hóa giao tiếp trong nhà trường là một trong những bộ phận tạo nên văn
hóa học đường. Theo tác giả Trần Đình Thích thì, văn hóa học đường “Là khơng
gian văn hóa bao trùm tồn bộ các hoạt động phong phú, đa dạng trong nhà
trường (hoạt động dạy – học, sinh hoạt vui chơi, giải trí...). Tất cả các hoạt động
đều đảm bảo những chuẩn mực văn hóa trong nhà trường” [55, tr. 48]. Tác giả Tô
Như Huyền trong bài viết “Một số vấn đề giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà
trường”, in trong tập sách “Văn hóa giao tiếp trong nhà trường” thì “Văn hóa học
đường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường,
các thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh có suy nghĩ, tình cảm, hành động
tốt đẹp” [39, tr. 147, 148]. Cũng theo tác giả này, nội dung cụ thể của văn hóa học
đường gồm: làm cho mọi thành viên hiểu mục tiêu và giá trị của nhà trường;
chuẩn học các bộ môn; làm cho người học cam kết có trách nhiệm học tập tốt; xây
dựng quan hệ hợp tác trong nhà trường; tạo cơ hội để cán bộ và giáo viên phản

ánh kịp thời tình hình, tập thể kiểm tra lẫn nhau và cùng chia sẽ kinh nghiệm thực
tiễn; rèn giũa động cơ nâng cao tay nghề, cải tiến giảng dạy, tạo sự thống nhất
trong cán bộ và nhà giáo.
+ Văn hóa giao tiếp trong nhà trường
Trường học là nơi truyền bá những nét văn hóa một cách khn mẫu và bài
bản nhất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng địi hỏi các nhà sư phạm dạy cho


`17

người học những mẫu mực nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi
trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung. Tác
giả Nguyễn Thị Kim Ngân với bài viết “Biến quá trình giáo dục thành hoạt động
giao tiếp”, in trong tập sách “Văn hóa giao tiếp trong nhà trường” cho rằng: Nói
đến văn hóa giao tiếp trong nhà trường là nói đến các quan hệ tiếp xúc, ứng xử
trong môi trường học đường của giáo viên, học viên, sinh viên,...” [39, tr. 98]. Và
tác giả Nguyễn Thị Thu trong bài viết “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà
trường cần một cách làm mới” cũng in trong cuốn “Văn hóa giao tiếp trong nhà
trường” thì cho rằng “Văn hóa giao tiếp trong nhà trường là tổng thể những nét
riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, thể hiện giá trị đạo đức và
thẩm mỹ học đường trong giao tiếp” [39, tr.138]. Như vậy, văn hóa giao tiếp trong
nhà trường khá đa dạng về hình thức và nội dung, liên quan đến nhiều đối tượng,
tình huống, hồn cảnh cụ thể. Vì vậy, giáo dục năng lực giao tiếp – văn hóa giao
tiếp trong nhà trường là yêu cầu cấp bách, mang tính khách quan, gắn liền với sự
phát triển của nền giáo dục nước nhà.
1.1.2 Đặc điểm, vai trị chức năng của văn hố giao tiếp
Đặc điểm của văn hóa giao tiếp
Giao tiếp là sản phẩm của xã hội lồi người trong q trình lao động, sản
xuất. Nhờ có giao tiếp mà con người mới có thể trao truyền các giá trị văn hóa
của mình cho cá nhân, cho cộng đồng từ đời này sang đời khác. Vì vậy, văn

hóa giao tiếp ln chứa đựng những đặc điểm mang tính chất xã hội của con
người. Cụ thể, tác giả Đỗ Ngọc Anh, Đậu Thị Ánh Tuyết trong giáo trình Văn
hóa giao tiếp đã phân tích một số đặc điểm của văn hóa giao tiếp như sau:
+ Văn hóa giao tiếp là sự điêu luyện trong việc sử dụng các phương tiện
giao tiếp. Phương tiện giao tiếp là những yếu tố được sử dụng để giao tiếp
gồm ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp thể
hiện trình độ giao tiếp và nghệ thuật giao tiếp của mỗi cá nhân. Để có thể sử
dụng thành thục các phương tiện giao tiếp, đòi hỏi mỗi cá nhân phải có sự


`18

quan sát, học hỏi và thường xuyên rèn luyện trong mơi trường giao tiếp.
+ Văn hóa giao tiếp là sự hiểu biết sâu sắc những vấn đề tâm lý của đối
tượng giao tiếp để vận dụng và sử dụng các phương tiện giao tiếp cho phù hợp.
Hoạt động giao tiếp là hoạt động có tính mục đích, diễn ra giữa hai người. Trong
quá trình diễn ra hoạt động giao tiếp, cả hai đều phải cố gắng chuyển tải tâm lý
của mình đến đối tượng, đồng thời phải cố gắng giải mã các trạng thái tâm lý của
đối tượng thông qua các biểu hiện bên ngồi. Vì vậy, chỉ khi có sự hiểu biết thấu
đáo tâm lý của đối tượng, chủ thể giao tiếp mới có thể chủ động lựa chọn các
phương tiện giao tiếp phù hợp, hướng đến hoàn thành mục tiêu giao tiếp. Hiểu
sâu sắc tâm lý của đối tượng giao tiếp cịn thể hiện ở thái độ thơng cảm, thấu
cảm và biết tự kiềm chế trạng thái tâm lý tiêu cực của bản thân, tạo khơng khí
cởi mở thân mật để đối tượng có thể chủ động giao tiếp.
+ Văn hóa giao tiếp góp phần xây dựng và phát triển văn hóa truyền
thống, hiện đại của một dân tộc: lễ phép, kính trọng người trên, trách nhiệm
và giữ gìn uy tín của tổ chức, cá nhân... Một hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả
là khi cả hai bên chủ thể và khách thể giao tiếp đều nắm vững văn hóa giao
tiếp và thực hiện giao tiếp đạt mục đích. Muốn vậy, các bên tham gia giao tiếp
phải biết tôn trọng lẫn nhau dựa trên hệ giá trị chuẩn mực của xã hội, của văn

hóa truyền thống và hiện đại của dân tộc, giai tầng, nhóm xã hội. Mỗi con
người ln mang trên mình nền văn hóa của cộng đồng mà họ là đại diện, vì
vậy, trong hoạt động giao tiếp, mỗi cá nhân phải luôn ý thức trong việc giữ
gìn bảo vệ danh dự, văn hóa cộng đồng.
Vai trị, chức năng của văn hóa giao tiếp
Theo nhóm tác giả trong giáo trình “Văn hóa giao tiếp” thì về cơ bản,
văn hóa giao tiếp có một số vai trị sau:
+ Văn hóa giao tiếp biểu thị đạo đức, bản sắc văn hóa, trình độ học vấn,
tính lịch thiệp và thái độ tôn trọng con người trong giao tiếp. Giao tiếp là một
kênh thơng tin rất quan trọng để có thể đánh giá đối tượng giao tiếp. Bởi lời


`19

ăn tiếng nói, ngơn ngữ của cơ thể, cử chỉ, diện mạo, trang phục, phong cách...
bộc lộ khá rõ bản chất, tính cách con người. Hiểu rõ mối quan hệ này, trong
hoạt động giao tiếp, các dân tộc đều chú ý tạo nên ấn tượng tốt đẹp ngay lần
đầu gặp gỡ hoặc trị chuyện và ln cố gắng làm đẹp hình ảnh của mình trước
đối tượng giao tiếp.
+ Văn hóa giao tiếp tác động trực tiếp vào hiệu quả của giao tiếp: một
nền tảng tri thức văn hóa vững vàng, một thái độ tập trung lắng nghe tích cực,
một cái nhìn thể hiện thái độ đồng cảm, một gương mặt tươi tỉnh, một tâm thế
thoải mái và sự động viên khuyến khích đúng lúc... giúp cho các bên giao tiếp
hiểu đúng đối tượng giao tiếp, tạo điều kiện thuận lợi truyền đạt hết những ý
nghĩ, thái độ của mình; giúp cho các bên tham gia giao tiếp xây dựng được
mối quan hệ tốt đẹp với nhau và đạt hiệu quả cao trong cơng việc; sự hiểu biết
về văn hóa giao tiếp cịn góp phần khơng nhỏ vào việc tăng cường giao lưu
văn hóa, hồn thiện nhân cách cá nhân.
+ Văn hóa giao tiếp tăng cường giao lưu văn hóa giữa cá nhân và cộng
đồng: theo nhà nghiên cứu Hoàng Vinh, “văn hóa cộng đồng là văn hóa của

một nhóm xã hội... là toàn bộ giá trị và chuẩn mực xã hội cùng với các hệ
thống biểu tượng được cộng đồng chấp nhận và thực thi một cách tự nguyện”
[61, tr.48, 1999]. Điều đó nghĩa là, cá nhân con người khơng có nền văn hóa
riêng của mình mà họ có trách nhiệm mang vác nền văn hóa cộng đồng trong
đời sống. Chính trong đời sống, thơng qua hoạt động giao tiếp, văn hóa của
một cộng đồng được trao truyền, phát huy giá trị. [1, tr. 66, 67]
1.1.3 Những yếu tố tác động đến văn hố giao tiếp của sinh viên
Văn hóa giao tiếp cho sinh viên các trường đại học chịu ảnh hưởng bởi cả
những yếu tố khách quan và chủ quan, đặt biệt là yếu tố khách quan, bao gồm:
- Trước hết là sự tác động từ phía Nhà trường. Đó là sự quan tâm của
Ban Giám hiệu, giáo viên, phịng Cơng tác học sinh sinh viên, Đồn, Hội sinh
viên để xây dựng các tiêu chí văn hóa giao tiếp. Từ những tác động của Nhà


`20

trường, Đoàn, Hội sinh viên cần xây dựng các tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Các
tiêu chí văn hóa giao tiếp đó được coi như là thước đo để đánh giá sinh viên.
Xác định những tiêu chí trong cách hành xử chung và riêng của sinh viên
trong nhà trường. Xây dựng được hệ thống các chuẩn mực giao tiếp. Trong
các chuẩn mực, có chuẩn mực về hình thức và chuẩn mực về nội dung. Chuẩn
mực về hình thức như Lơgơ, biểu tượng; Khẩu hiệu, phương châm làm việc;
Kiến trúc và cách bài trí nơi làm việc; Trang phục. Chuẩn mực về nội dung:
Sứ mệnh, mục tiêu của nhà trường; Quy trình, thủ tục, nề nếp, phong cách
làm việc, xưng hơ, các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa những con
người trong tập thể, tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong cơng
việc, sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi mới thường xuyên để nâng
cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục. Mỗi tổ chức nhà trường, dù có ý
thức hay vơ thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Phong
cách làm việc đó phần lớn được hình thành từ các chuẩn mực giao tiếp được quy

định trong nội bộ của tổ chức đó. Xây dựng văn hóa giao tiếp trong nhà trường
là quá trình định hướng tư duy về cách thức giao tiếp, phương thức thể hiện văn
hóa giao tiếp của tập thể giảng viên, sinh viên trong nhà trường. Như vậy, xây
dựng văn hóa giao tiếp cho sinh viên phù hợp với môi trường học đường, cần sự
tham gia tích cực của Nhà trường, tập thể giảng viên, cán bộ Nhà trường, Đoàn,
Hội sinh viên.
- Yếu tố tác động thứ hai là gia đình, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
hình thành nhân cách, lối sống của mỗi sinh viên. Một gia đình có nền tảng tốt về
giáo dục ngay từ nhỏ sẽ tạo được một môi trường tốt để mỗi thành viên trong gia
đình rèn luyện những kỹ năng sống khi ra ngoài xã hội, trong đó văn hóa giao tiếp
là một giá trị quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, thực trạng biến đổi theo chiều
hướng tiêu cực phần nào làm ảnh hưởng đến văn hóa trong giao tiếp, nạn bạo
hành gia đình, tình trạng ly hôn... đã tạo nên những chấn động lớn về tâm lý cùng
với đó là sự biến đổi tiêu cực cấu trúc gia đình và các giá trị về văn hóa cũng biến


`21

đổi theo. Những điều này làm ảnh hưởng đến hành vi giao tiếp trong học đường.
Để xây dựng được văn hóa giao tiếp cho sinh viên cần sự hỗ trợ từ phía gia đình,
Nhà trường.
- Ngồi ra yếu tố xã hội, yếu tố vùng miền, cũng tác động không nhỏ đến
văn hóa giao tiếp của sinh viên.
1.1.4 Những biểu hiện của văn hố giao tiếp của sinh viên
Văn hóa giao tiếp trong nhà trường được biểu hiện dưới nhiều bình diện,
trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, trong nhiều mối quan hệ khơng giống nhau
như văn hóa giao tiếp thể hiện qua cách xưng hô giữa các chủ thể giao tiếp,
các phản biện kiến thức chuyên môn; trong các mối quan hệ cơ bản thầy –
thầy; thầy – trò; trò – trị; trong các hồn cảnh như trên giảng đường; trong
các văn phịng khoa, trung tâm; và ngồi giảng đường nhưng vẫn trong khuôn

viên trường. Xem xét những biểu hiện của văn hóa giao tiếp của sinh viên
trong nhà trường, chúng tơi xem xét qua một số hình thức giao tiếp tiêu biểu
của sinh viên trường và với một số tiêu chí cụ thể.
Các hình thức giao tiếp trong nhà trường
Giao tiếp giữa con người với con người được thể hiện qua nhiều hình
thức khác nhau. Các hình thức giao tiếp này phát triển như thế nào, phụ thuộc
vào sự phát triển văn hóa, văn minh, kinh tế của mỗi cộng đồng xã hội, vào
những thời kỳ lịch sử khác nhau. Việc phân loại các hình thức giao tiếp chỉ có
tính chất tương đối, phục vụ cho công việc nghiên cứu.
Tùy vào những căn cứ khác nhau mà có thể có nhiều cách phân loại
những hình thức giao tiếp cơ bản sau:
Nếu căn cứ vào phương tiện hỗ trợ trong giao tiếp thì có giao tiếp trực
tiếp và giao tiếp gián tiếp (thông qua các phương tiện hỗ trợ giao tiếp như
điện thoại, mạng xã hội, email,...)
Nếu căn cứ vào phương thức thể hiện trong ngơn ngữ giao tiếp thì có
giao tiếp phi ngơn ngữ và giao tiếp có ngơn ngữ.


`22

Trong nhà trường, nhìn từ chủ thể giao tiếp là sinh viên, có thể có một số
hình thức giao tiếp tiêu biểu:
+ Giao tiếp giữa sinh viên với giảng viên.
+ Giao tiếp giữa sinh viên với sinh viên.
+ Giao tiếp giữa sinh viên với lãnh đạo nhà trường.
+ Giao tiếp giữa sinh viên với cán bộ nhân viên hành chính.
Các tiêu chí đánh giá văn hóa giao tiếp của sinh viên trong nhà trường
+ Nhận thức
Mọi hành vi, cử chỉ của con người là kết quả của quá trình nhận thức
thực tại khách quan, nó thuộc về cái vơ hình và không dễ dàng để nắm bắt.

Nhận thức về văn hóa giao tiếp là khả năng nắm bắt những chuẩn mực văn
hóa trong hoạt động giao tiếp của con người. Vì lẽ đó, để đánh giá văn hóa
giao tiếp của sinh viên trong nhà trường trước hết, cần đánh giá khả năng,
trình độ nhận thức của sinh viên về vấn đề văn hóa giao tiếp. Nghiên cứu của
sinh viên về văn hóa giao tiếp là sự hiểu biết của họ về văn hóa giao tiếp.
Nghĩa là cần phải làm rõ xem theo sinh viên có cho rằng cần có văn hóa giao
tiếp trong mơi trường học đường khơng? Sinh viên hiểu gì về văn hóa giao
tiếp trong mơi trường đại học? Họ hiểu về văn hóa giao tiếp ở mức độ nào?
Sinh viên quan niệm như thế nào về văn hóa giao tiếp trong học đường?
Trong thời đại bùng nổ thơng tin như hiện nay, sinh viên nói riêng, tầng
lớp thanh niên nói chung chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hoá truyền thống
kết hợp với những giá trị văn hố ngoại quốc. Những yếu tố văn hóa đó được
một bộ phận thanh niên tìm hiểu và tiếp nhận qua phim ảnh, ca nhạc, thời
trang và sách báo. Tất cả đều làm thay đổi nhận thức của sinh viên về nhiều
vấn đề, trong đó có vấn đề văn hóa giao tiếp nói chung và văn hóa giao tiếp
trong mơi trường học đường nói riêng theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực.


`23

+ Thái độ
Thái độ trong giao tiếp là sự thể hiện trạng thái tâm lý cá nhân trong
những bối cảnh, trường hợp giao tiếp cụ thể. Văn hóa giao tiếp của sinh viên
trong nhà trường qua thái độ của họ có thể xem xét ở một số mặt sau:
Thái độ tích cực đối với việc thực hiện nội quy trường lớp
Trường đại học là một tổ chức xã hội gồm nhiều con người hợp thành để
cùng nhau thực hiện những mục tiêu giáo dục. Vì vậy, việc đặt ra hệ thống
các nội quy để kiểm soát và vận hành mọi hoạt động của một tập thể con
người theo đúng quỹ đạo của hoạt động học tập – giáo dục – đào tạo là cần
thiết. Đối với sinh viên, có thể đó là những quy định về trang phục, thời gian

lên lớp, vấn đề trung thực trong thi cử; những quy định về vệ sinh trường lớp,
phòng cháy chữa cháy, giữ gìn tài sản cơng cộng,... Cụ thể:
Trang phục và cách ăn mặc, trong mơi trường học đường địi hỏi sinh
viên khi đến trường phải ăn mặc kín đáo, trang phục lịch sự, nhã nhặn. Một số
trường, khoa cịn có quy định sinh viên mặc đồng phục vào những ngày nhất
định trong tuần.
Quy định về thời gian lên lớp bao gồm thời lượng đến lớp, tổng thời gian
học của một học phần, học kỳ hay năm học. Về vấn đề này, trên thực tế, tùy
vào từng loại hình đào tạo, chương trình đào tạo và tính đặc thù riêng của
ngành nghề, hay ở những cơ sở đào tạo khác, sẽ có những quy định khác
nhau, nhưng tất cả những quy định mà các cơ sở đào tạo đặt ra không được đi
vượt những quy định chung về giáo dục đào tạo mà Nhà nước đã ban hành.
Trung thực trong thi cử, đây là vấn đề mà hầu như bất kỳ cơ sở đào tạo
nào cũng đặt ra, yêu cầu sinh viên khơng được quay cóp tài liệu, trao đổi nội
dung bài làm trong quá trình kiểm tra, thi hết các học phần, thi tốt nghiệp. Đối
với những sản phẩm mang tính khoa học, thì đó phải là kết quả từ q trình
nghiên cứu độc lập của sinh viên dựa trên cơ sở những nguồn dữ liệu thu thập
được. Những quy định về sự trung thực trong thi cử nhằm đảm bảo chất lượng


`24

của quá trình đào tạo. Đồng thời, người học cũng có thể tự đánh giá năng lực
của bản thân, từ đó trao dồi, rèn luyện để phát huy những lợi thế, khắc phục
những điểm cịn hạn chế của mình.
Để đảm bảo một mơi trường học đường an tồn, cảnh quan trong lành,
sạch - đẹp; đảm bảo việc sử dụng lâu dài các điều kiện cơ sở vật chất, cũng
như chống lại hành vi lãng phí của cơng, hầu hết các trường đại học đều ban
hành những quy định về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, phịng cháy chữa
cháy và giữ gìn tài sản cơng trong việc sử dụng điện, nước sinh hoạt, và các

hạng mục cơ sở vật chất khác. Những quy định này góp phần rèn luyện cho
sinh viên ý thức bảo vệ tài sản cơng, giữ gìn, bảo vệ mơi trường sống. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa khi mà hiện nay, thực tế cho thấy ý thức của sinh viên
Việt Nam về vấn đề này khá kém so với sinh viên ở các nước phát triển.
Thái độ cụ thể trong giao tiếp
+ Tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau trong giao tiếp
Trong quá trình giao tiếp, sinh viên và giảng viên cần thể hiện sự tôn
trọng đối tượng giao tiếp. Điều đó địi hỏi giảng viên, cán bộ cơng nhân viên
trong nhà trường phải có những đánh giá đúng về nhân phẩm của sinh viên,
mọi sinh viên phải được đối xử bình đẳng, dân chủ, giảng viên phải tơn trọng
cái riêng – thuộc về cá tính của sinh viên. Sự tôn trọng trong giao tiếp giữa
sinh viên với giảng viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường được thể
hiện rõ nét ở ngơn ngữ nói, giọng điệu sao cho đảm bảo những chuẩn mực về
văn hóa nơi học đường.
Bên cạnh thái độ tôn trọng lẫn nhau, thì niềm tin – sự tin tưởng giữa các
chủ thể tham gia giao tiếp là một trong những điều kiện quan trọng để đi đến
q trình thành cơng. Nếu giữa người thầy và sinh viên thiếu sự tin tưởng thì
chắc chắn những thông tin, thông điệp được truyền đi thiếu độ tin cậy, dẫn
đến hệ lụy trong quá trình giao tiếp thất bại là điều tất yếu. Với người thầy có
sự tin tưởng vào sinh viên đã góp phần tạo dựng nguồn cổ vũ, động viên giúp


`25

người học tự tin hơn trong giao tiếp, nhờ đó có thể vượt qua những trở ngại
trong q trình thiết lập quan hệ giao tiếp giữa thầy và trò. Ở chiều ngược lại,
sinh viên cũng cần đặt niềm tin vào người thầy trong q trình giao tiếp thơng
qua cách thức tiếp nhận và phản biện những thông tin tri thức mà người thầy
đã truyền đạt. Tất nhiên, niềm tin mà người học dành cho người thầy không
đồng nghĩa với “niềm tin mù quáng”, thiếu tín phản biện khoa học trong môi

trường học đường.
+ Sự vô tư (không vụ lợi) trong giao tiếp
Một trong những yêu cầu về văn hóa giao tiếp của sinh viên là thái độ vô
tư – không vụ lợi trong việc thiết lập các mối quan hệ giao tiếp. Trong quan
hệ thầy – trị, đó là việc người thầy phải ln biết đặt lợi ích của người học
lên trên, trong tất cả mọi hoạt động dạy và học của bản thân. Khơng vì lợi ích
bản thân mà gây thiệt hại đến kinh tế, uy tín, nhân cách của người học. Khẩu
hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu” thực chất là một trong những nguyên tắc
ứng xử, giao tiếp của người thầy đối với người học. Trong văn hóa Việt Nam,
thực tế người thầy vẫn ở một bậc cao hơn so với người học. Họ có quyền
trong việc đánh giá chất lượng cuối cùng của người học thông qua việc chấm
điểm, kết quả học tập. Do quyền lực này mà người thầy, nếu khơng có tính
bình đẳng, cơng bằng thì rất dễ sai lầm trong việc đánh giá sinh viên. Từ đó
dẫn đến những hệ lụy khơng nhỏ trong quá trình giao tiếp. Vì vậy, là một
người thầy có văn hóa trong giao tiếp học đường, cần có sự cơng bằng, cơng
tâm, vơ tư trong việc đánh giá sinh viên. Hiện nay, vai trò của người học
trong việc đánh giá chất lượng người thầy đã được đề cao hơn rất nhiều.
Nghĩa là, người học có nhiều quyền lực hơn trong việc đánh giá, thậm chí
quyết định sự “tồn tại” trên bục giảng của một người thầy. Trong q trình
giao tiếp, người học cũng cần có cái nhìn khách quan để đánh giá người thầy.
Người học cần hiểu rằng, đánh giá, đóng góp ý kiến là để giúp người thầy tốt


×