Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên dũng tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.55 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------------

------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------------

------------------------

NGUYỄN ANH TUẤN


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG - TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN DANH THÌN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Nguyễn Anh Tuấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Khoa Môi Trường, cảm ơn các thầy, cô giáo
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Nhận dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Danh Thìn, người đã
dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi , hướng dẫn về phương pháp khoa
học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Mơi Trường
Huyện n Dũng, các Phịng, Ban, ngành của huyện, đã cung cấp thơng tin, và
nhiệt tình giúp đỡ cho q trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng để hoàn thành luận văn,
tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến của thầy, cô và bạn bè
đồng môn, Song do điều kiện, thời gian và khả năng cịn hạn chế nên khó tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến
của các thầy, cơ giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Nguyễn Anh Tuấn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục ............................................................................................................. iv

Danh mục bảng ................................................................................................ vii
Danh mục hình ................................................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................3
1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT .................................3
1.1.1. Phân loại rác thải sinh hoạt .................................................................4
1.1.2. Thành phần của rác thải sinh hoạt .......................................................5
1.1.3 Tính chất của rác thải sinh hoạt ............................................................8
1.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO RÁC THẢI SINH HOẠT.......................... 15
1.2.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường đất ......................... 15
1.2.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường nước ...................... 15
1.2.3 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với mơi trường khơng khí .............. 16
1.2.4 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với cảnh quan và sức khỏe con người ..... 16
1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT .................................................................................... 17
1.3.1 Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới...................... 17
1.3.2 Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam ...................... 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................... 38
2.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 38
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 38
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 38
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................... 38
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp...................................................................... 39
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................. 39
2.3.4. Phương pháp dự báo lượng rác thải phát sinh .................................... 40
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv



CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 41
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN YÊN DŨNG ........ 41
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 41
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng ................................. 43
3.2 HIỆN TRẠNG PHÁT SINH RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI HUYỆN
YÊN DŨNG ............................................................................................... 49
3.2.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt ............................................... 49
3.2.2 Khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn huyện Yên Dũng .............. 49
3.2.3 So sánh tỷ lệ phát sinh Rác thải sinh hoạt giữa các khu vực ............... 51
3.2.4 Khối lượng Rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn nghiên cứu ...... 53
3.2.5 Thành phần rác thải trên địa bàn nghiên cứu ...................................... 54
3.2.6 Đánh giá chung về hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa
bàn huyện Yên Dũng ......................................................................... 56
3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
HUYỆN YÊN DŨNG ................................................................................ 57
3.3.1 Công tác tổ chức quản lý Rác thải sinh hoạt ...................................... 57
3.3.2 Các văn bản pháp quy về quản lý Rác thải Sinh hoạt ........................ 58
3.2.3 Kinh phí đầu tư cho quản lý rác thải.................................................. 59
3.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU GOM, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH
HOẠT TẠI HUYỆN YÊN DŨNG ............................................................. 61
3.4.1 Quy trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại huyện Yên
Dũng ................................................................................................. 61
3.4.2. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Dũng ....... 65
3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ DỰ BÁO RÁC
THẢI SINH HOẠT TẠI HUYỆN YÊN DŨNG ......................................... 69
3.5.1. Ý kiến của người dân về quản lý Rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện ................................................................................................ 69
3.5.2. Dự báo lượng phát sinh rác thải sinh hoạt huyện Yên Dũng đến
2020 .................................................................................................. 74


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.6. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH
HOẠT TẠI HUYỆN YÊN DŨNG ............................................................. 74
3.6.1. Giải pháp về cơ chế........................................................................... 75
3.6.2. Giải pháp tuyên truyền giáo dục ........................................................ 76
3.6.3. Giải pháp về quản lý ......................................................................... 77
3.6.4. Giải pháp về lao động và cơ sở hạ tầng ............................................. 79
3.6.5. Giải pháp về công nghệ ..................................................................... 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 88
1. Kết luận ......................................................................................................... 88
2. Kiến Nghị ...................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang


1.1

Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh, thành phố ............................. 6

1.2

Thành phần rác thải ở một số nước trên thế giới ....................................... 6

1.3

Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt ............................................. 7

1.4

Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn .................................... 9

1.5

Độ ẩm của rác thải sinh hoạt ................................................................... 10

1.6

Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được có trong CTR từ
khu dân cư .............................................................................................. 12

1.7

Thu gom chất thải rắn đơ thị trên tồn thế giới năm 2010 ....................... 18

1.8


Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam năm 2014 ..................... 27

1.9

Lượng CTRSH đô thị phát sinh theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2014 ...... 28

1.10

Các biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt cấp xã, thị trấn (%) ............. 36

2.1

Các thông tin cơ bản về địa điểm điều tra hộ gia đình ............................. 39

3.1

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Dũng năm 2012 – 2014 ... 48

3.2

Khối lượng RTSH phát sinh tại các địa điểm nghiên cứu ........................ 50

3.3

Khối lượng RTSH phát sinh bình qn/người/ngày ................................ 51

3.4

Ước tính phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trung bình/ngày trên địa bàn

nghiên cứu .............................................................................................. 53

3.5

Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Yên Dũng ..................... 54

3.6

Thành phần RTSH trên địa bàn huyện Yên Dũng ................................... 54

3.7

Nguồn kinh phí dành cho hoạt động BVMT cấp huyện ........................... 60

3.8

Tình hình thu gom RTSH trên địa bàn huyện Yên Dũng ......................... 62

3.9

Tần suất thu gom RTSH của các tổ vệ sinh trên địa bàn huyện Yên Dũng ... 64

3.10

Thời gian thu gom RTSH của các tổ vệ sinh trên địa bàn huyện Yên Dũng .. 65

3.11

Thông tin các bãi chôn lấp RTSH trên địa bàn huyện Yên Dũng ............ 68


3.12

Nhận xét của người dân về mức phí VSMT ............................................ 70

3.13

Ý kiến của người dân về chất lượng môi trường ..................................... 71

3.14

Kết quả điều tra, đánh giá của người dân về công tác quản lý rác thải
sinh hoạt tại một số xã huyện Yên Dũng ................................................. 73

3.15

Dự báo khối lượng RTSH phát sinh của một số xã huyện Yên Dũng
đến năm 2020 ......................................................................................... 74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang


1.1.

Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt..................................................4

1.2.

Bộ máy quản lý CTR tại Nhật .............................................................. 20

1.3.

Bộ máy quản lý CTR tại Singapore ...................................................... 24

1.4.

Tỷ lệ phát sinh CTRSH tại các đô thị Việt Nam năm 2014 ................... 26

3.1.

Vị trí địa lý huyện Yên Dũng ............................................................... 41

3.2.

So sánh lượng phát sinh RTSH theo khu vực nghiên cứu ..................... 51

3.3.

Thành phần rác thải sinh hoạt khu vực đô thị ....................................... 53

3.4.


Thành phần rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn ................................. 56

3.5.

Sơ đồ tổ chức quản lý RTSH trên địa bàn huyện Yên Dũng ................. 57

3.6.

Sơ đồ thu gom, vận chuyển RTSH trên địa bàn huyện.......................... 62

3.7.

Tỷ lệ phân loại rác trên địa bàn 6 xã/thị trấn của huyện Yên Dũng ...... 63

3.8.

Sơ đồ quy trình tái chế RTSH thành phân hữu cơ của Công ty Cổ
phần Môi trường Đô Thị ...................................................................... 67

3.9.

Sơ đồ đề xuất hệ thống quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt............... 78

3.10.

Hệ thống làm phân Compost Lemna từ chất hữu cơ trong chất thải
rắn sinh hoạt......................................................................................... 84

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

CN – DVTM

: Công nghiệp – dịch vụ thương mại

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

KT - VHXH

: Kinh tế - Văn hóa xã hội

PLRTN

: Phân loại rác tại nguồn

RTCC – DV


: Rác thải công cộng – Dịch vụ

RTHGD

: Rác thải hộ gia đình

RTSH

: Rác thải sinh hoạt

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

TN & MT

: Tài nguyên và môi trường

TP

: Thành phố

TX

: Thị xã

XDCB

: Xây dựng cơ bản


UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Yên Dũng là một huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh Bắc
Giang được bao bọc bởi 3 con sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam.
Huyện có diện tích tự nhiên là 19.024 ha bao gồm 19 xã và 2 thị trấn. Dân số của
huyện tính đến hết năm 2013 là 169.189 người. Là huyện nông nghiệp nhưng đang
được định hướng trở thành huyện công nghiệp của tỉnh, huyện nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.
Trên địa bàn huyện sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính, giữ vai
trị quan trọng trong nền kinh tế của huyện, là nguồn thu nhập chính của đại bộ
phận dân cư, tuy nhiên huyện đang được định hướng trở thành một huyện công
nghiệp. Trong khi nền nông nghiệp chủ yếu vẫn là tự cung tự cấp, năng suất cây
trồng tăng nhưng sự gia tăng rác thải trong sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên
đáng kể trong những năm gần đây, cùng với xu hướng phát triển công nghiệp làm
lượng rác thải ngày càng gia tăng. Sự chú trọng vào việc thu gom, vận chuyển và
xử lý rác thải trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp còn nhiều hạn chế.
Mấy năm trở lại đây, cùng với định hướng phát triển của tỉnh, các thế mạnh

trong sản xuất cơng nghiệp, đa dạng hóa các loại hình tiểu – thủ công nghiệp ngày
càng phát triển, cùng với sự gia tăng dân số dẫn đến nguồn rác thải ngày càng phức
tạp và nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm và giải quyết ô nhiễm môi trường là một vấn
đề cấp bách và cần thiết, nhằm bảo vệ sự trong lành của môi trường, bảo vệ sức
khỏe và tạo ra vẻ đẹp mỹ quan. Do đó, việc đánh giá hiện trạng mơi trường nhằm
phân tích dự báo các tác động có lợi, có hại trực tiếp, gián tiếp trước mắt và lâu dài
của một cơng trình, một dự án đến mơi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Từ đó
tìm ra phương pháp tối ưu để hạn chế tác động có hại, góp phần thúc đẩy chất lượng
cuộc sống của người dân.
Dựa vào điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội và
phương hướng phát triển của huyện Yên Dũng. Dưới sự hướng dẫn của TS. Trần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Danh Thìn, tơi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải
sinh hoạt tại huyện Yên Dũng- Tỉnh Bắc Giang’’.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại
địa phương.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Dũng
Điều tra số lượng, thành phần của rác thải sinh hoạt và tình trạng ô nhiễm
môi trường do rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Dũng
Đánh giá công tác quản lý, vận chuyển, thu gom, xử lý, công tác tuyên
truyền vệ sinh môi trường và nhận thức của người dân về rác thải sinh

hoạt huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người. nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Trong các loại phế thải thì rác thải sinh hoạt là
chất thải phức tạp không những ở thành phần của chúng mà còn ở sự quản lý và
biện pháp xử lý, sao cho phù hợp với mức sống và tập tục của từng địa phương.
Rác thải sinh hoạt thường khơng kiểm sốt được các nguồn ngun liệu ban đầu,
do đó khơng đồng nhất về thành phần. Chúng phụ thuộc vào mức sống của con
người ở các khu dân cư, du lịch, dịch vụ, vui chơi.
Các đặc trưng điển hình của rác thải sinh hoạt: Hợp phần có nguồn gốc
hữu cơ cao (56% - 65%). Thành phần của chúng chủ yếu là các hợp chất hữu cơ
cao phân tử, mà trước hết là xenluloza và lignin, thường là 40 - 50%, có nhiều
trường hợp chiếm 70 - 80%; Độ ẩm cao; Có lẫn đất cát, sỏi đá vụn, gạch vỡ,
mảnh sành sứ. (Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, 2001).
Nguồn gốc hình thành rác thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động kinh tế, xã hội của con người
bao gồm (Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, 2001).
+ Các quá trình sản xuất.
+ Các quá trình phi sản xuất.
+ Hoạt động sống và tái sản sinh con người.
+ Các hoạt động quản lý.

+ Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Các hoạt động kinh tế - xã hội của con người

Các
quá trình
sản xuất

Các
quá trình
phi sản
xuất

Hoạt động
sống và tái
sản sinh con
người

Các
hoạt động
quản lý

Các hoạt
động giao
tiếp, đối

ngoại

CHẤT THẢI SINH HOẠT
Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Chất thải tạo ra từ các nguồn khác nhau tồn tại chủ yếu ở 3 dạng: rắn (chất
thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, các loại khác…), lỏng (bùn ga cống, chất
thải dầu mỡ) và khí (hơi độc hại).
1.1.1. Phân loại rác thải sinh hoạt
Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu dân
cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
- Chất thải cơng nghiệp: phát sinh từ trong q trình sản xuất công nghiệp
và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ yếu là
các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tơng vỡ, vôi
vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mịn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này
tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm
môi trường đất, nước và khơng khí

- Chất thải khơng nguy hại: là các chất thải khơng chứa các chất và các
hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh
hoạt gia đình, đơ thị….
Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vơ cơ như tro, bụi, xỉ, vật
liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng
thải bỏ gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và
các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Phân loại theo trạng thái chất thải: Phân loại theo các trạng thái rắn,
lỏng, khí.
- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở
chế tạo máy, xây dựng ( kim loại, da, hoá chất sơn , nhựa, thuỷ tinh, vật liệu xây
dựng…)
- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ
nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh
công nghiệp….
- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong các
máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật
liệu…
1.1.2. Thành phần của rác thải sinh hoạt
Thành phần lý, hoá học của chất thải sinh hoạt rất khác nhau tuỳ thuộc vào
từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác.
* Thành phần cơ học: Một trong những đặc điểm rõ nhất thấy ở rác thải
sinh hoạt ở Việt Nam là thành phần các chất hữu cơ chiếm rất cao, khoảng 56% 65%. Còn các cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thuỷ tinh, mảnh sành, sứ, ...) chiếm
khoảng 12 - 15%. Phần còn lại là những cấu tử khác (Bảng 1.1). Ở các nước phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 5


triển, do mức sống của người dân cao cho nên tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác
thải sinh hoạt thường chỉ chiếm 35 - 40% (Bảng 1.2).
Bảng 1.1. Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh, thành phố
Thành phần (%)

Hà Nội

Hải Phịng

TP. Hồ Chí Minh

Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật

50,27

50,07

62,24

Giấy

2,72

2,82

0,59


Giẻ rách, củi, gỗ

6,27

2,72

4,25

Nhựa nilon, cao su, da

0,71

2,02

0,46

Vỏ ốc, xương

1,06

3,69

0,50

Thuỷ tinh

0,31

0,72


0,02

Rác xây dựng

7,42

0,45

10,04

Kim loại

1,02

0,14

0,27

Tạp chất khó phân huỷ

30,21

23,9

15,27

Nguồn: Đặng Kim Cơ, kĩ thuật môi trường, NXB khoa học kĩ thuật 2004
Bảng 1.2. Thành phần rác thải ở một số nước trên thế giới
Thành phần(%)


Nhật Bản

Pháp

Singapo

Mỹ

Các chất dễ cháy

28,2

0

0

0

Giấy

12,1

30

20 - 25

30 -40

Thực phẩm


8,1

34

26 - 45

9,4

Vải

5,1

2

0

2,0

Gỗ

1,9

4

23 - 26

0,5

Chất dẻo


19,8

0

0

7,0

Cao su

1,4

10

1-2

0,5

Da

0,8

7

2-4

0,5

Kim loại


20

0

3-7

0,5

Thuỷ tinh

22,7

13

5-9

7,9

Đất cát

3,9

0

0

0

Vật liệu khác


3,2

0

5 - 10

3,2

Nguồn: PGS. TS Nguyễn Xn Thành, giáo trình cơng nghệ vi sinh vật trong xử
lý ô nhiễm môi trường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


* Thành phần hoá học: Trong các cấu tử hữu cơ của của rác thải sinh
hoạt thành phần hoá học của chúng chủ yếu là C, H,O, N, S và các chất tro.
Hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong một khoảng rộng. Kết luận này
có thể được minh hoạ qua số liệu ở bảng 1.3. Qua bảng 1.3 ta thấy, nếu rác
thải đô thị phân huỷ một cách vơ tổ chức thì mơi trường sẽ bị ơ nhiễm một
cách ghê gớm. Nhưng nếu chúng được xử lý để tạo ra nguồn phân hữu cơ thì
đây chính là nguồn dinh dưỡng khổng lồ sẽ được trả về cho đất, tạo ra được sự
cân bằng về mặt sinh thái (Lê Văn Nhương, 1998).
Bảng 1.3. Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt
Thành phần ( % )
Các chất
Cacbon

Hydro


Oxy

Nito

Lưu huỳnh

Tro

Thực phẩm

48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Giấy

43,5

6,0

44,6


0,3

0,2

6,0

Cattông

41,0

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Chất dẻo

60,0

7,2

22,8

-


-

10,0

Vải

55,0

6,6

31,2

1,6

0,15

-

Cao su

78,0

10,0

-

2,0

-


10,0

Da

60,0

8,0

11,6

10,0

0,4

10,0

Rác làm vườn

49,5

6,0

38,0

3,40

0,3

4,5


Gỗ

49,5

6,0

42,7

0,2

0,1

1,5

Nguồn: PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, giáo trình vi sinh vật học nơng nghiệp
NXB sư phạm, 2004

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


1.1.3 Tính chất của rác thải sinh hoạt
1.1.3.1 Tính chất lý học
Việc lựa chọn và vận hành thiết bị, phân tích và thiết kế hệ thống xử lý, đánh
giá khả năng thu hồi năng lượng… phụ thuộc rất nhiều vào tính chất vật lý của chất
thải rắn.
Những tính chất vật lý quan trọng của chất thải rắn bao gồm: khối lượng
riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm

là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam.
a. Khối lượng riêng
Khối lượng riêng (hay mật độ) của rác thải thay đổi theo thành phần, độ ẩm,
độ nén của chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, khối lượng riêng là thông
số quan trọng phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Qua đó
có thể phân bổ và tính được nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác thu gom vận
chuyển, khối lượng rác thu gom và thiết kế quy mô bãi chôn lấp chất thải. Khối
lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên một đơn vị thể tích
(kg/m3). Dữ liệu về khối lượng riêng cần thiết để định mức tổng khối lượng và thể
tích chất thải cần phải quản lý. Khối lượng riêng của các hợp phần trong chất thải
rắn được trình bày ở bảng 1.4.
Khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi một cách rõ ràng theo vị trí địa
lý, mùa trong năm và thời gian lưu trữ, do đó cách tốt nhất là sử dụng các giá trị
trung bình đã được lựa chọn. Khối lượng riêng của chất thải sinh hoạt thay đổi từ
120 đến 590 kg/m3. Đối với xe vận chuyển, rác có thể ép lên đến 830 kg/m3.
Khối lượng riêng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để
xác định tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m3

Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Bảng 1.4. Khối lượng riêng các thành phần của chất thải rắn

Chú thích: 1lb/yd3 = 593 kg/m3
b. Độ ẩm
Độ ẩm của chất thải rắn là thơng số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng
của chất thải, được xem xét nhất lựa chọn phương án xử lý, thiết kế bãi chơn lấp
và lị đốt. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Rác thải

thực phẩm có độ ẩm từ 50 – 80%, rác thải là thủy tinh, kim loại có độ ẩm thấp
nhất. Độ ẩm trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kỵ khí phân
hủy gây thối rữa. Độ ẩm của chất thải rắn thường được biểu diễn bằng hai cách:
- Phương pháp trọng lượng ướt: độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng %
của trọng lượng ướt vật liệu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


- Phương pháp trọng lượng khô: độ ẩm của mẫu được biểu diễn bằng %
của trọng lượng khô vật liệu
Phương pháp trọng lượng ướt thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý
chất thải rắn. Độ ẩm theo phương pháp trọng lượng ướt được biểu diễn dưới dạng
toán học như sau:
M = [(w – d)/w]x100
Trong đó:
M: độ ẩm
W: trọng lượng ban đầu của mẫu, kg (g)
D: trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở 1050 C, kg(g)
Bảng 1.5. Độ ẩm của rác thải sinh hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


1.1.3.2 Tính chất hóa học của chất thải rắn
Các chỉ tiêu quan trọng nhất của chất thải rắn bao gồm chất hữu cơ, chất

tro, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị
a. Chất tro
Chất tro là phần còn lại sau khi nung ở 9500 C, tức là các chất trơ dư hay
chất vô cơ
Chất vô cơ (%) = 100 – Chất hữu cơ (%)
b. Hàm lượng cacbon cố định là lượng cacbon cịn lại sau khi đã loại các chất vơ
cơ khác không phải là cacbon không tro khi nung ở 9500C, hàm lượng này
thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vơ cơ khác
trong tro bao gồm thủy tinh, kim loại,…
c. Nhiệt trị
Nhiệt trị là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt chất thải rắn. Giá tị nhiệt được
xác địnhtheo công thức Dulong:
Btu = 145C + 610 [(w – d)/w]x100 (H2 + 610 (H2 - 1/80o2)
d. Công Thức Phân Tử Của CTR
Các nguyên tố cơ bản trong CTR cần phân tích bao gồm C (carbon), H
(Hydro), O (Oxy), N (Nitơ), S (Lưu huỳnh) và tro. Các nguyên tố thuộc nhóm
halogen cũng đượcxác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong thành
phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử
dụng để xác định cơng thức hóahọc của thành phần chất hữu cơ có trong CTR
cũng như xác định tỷ lệ C/N thíchhợp cho quá trình làm phân compost. Số liệu về
các nguyên tố cơ bản của từng thànhphần chất thải cháy được có trong CTR của
khu dân cư theo nghiên cứu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Bảng 1.6. Thành phần các nguyên tố của các chất cháy được
có trong CTR từ khu dân cư


e. Q Trình Chuyển Hóa Hóa Học
Biến đổi hóa học của CTR bao hàm cả quá trình chuyển pha (từ pha rắn
sang pha lỏng, từ pha rắn sang pha khí, …). Để giảm thể tích và thu hồi các sản
phẩm, những q trình chuyển hóa hóa học chủ yếu sử dụng trong xử lý CTRĐT
bao gồm (1) đốt (q trình oxy hóa hóa học), (2) nhiệt phân, và (3) khí hóa.
Đốt (Oxy hóa hóa học). Đốt là phản ứng hóa học giữa oxy và chất hữu
cơ có trong chất thải rắn tạo thành các hợp chất bị oxy hóa cùng với sự phát
sáng và tỏa nhiệt. Nếu khơng khí được cấp dư và dưới điều kiện phản ứng lý
tưởng, quá trình đốt chất hữu cơ có trong CTR có thể biểu diễn theo phương
trình phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Khơng khí (dư) → CO2 + H2O + khơng khí dư + NH3 +
SO2 + NOx+ Tro + Nhiệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Lượng khơng khí được cấp dư nhằm đảm bảo q trình cháy xảy ra hồn tồn.
Sản phẩm cuối của q trình đốt cháy chất thải rắn bao gồm khí nóng
chứa CO2, H2O, khơng khí dư (O2 và N2) và phần khơng cháy cịn lại. Trong thực
tế, ngồi những thành phần này cịn có một lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx và
các khí vi lượng khác tùy theo bản chất của chất thải.
Nhiệt phân. Vì hầu hết các chất hữu cơ đều khơng bền nhiệt, chúng có thể
bị cắt mạch qua các phản ứng cracking nhiệt và ngưng tụ trong điều kiện khơng
có oxy, tạo thành những phần khí, lỏng và rắn. Trái với quá trình đốt là quá trình
tỏa nhiệt, quá trình nhiệt phân là quá trình thu nhiệt. Đặc tính của 3 phần chính
tạo thành từ q trình nhiệt phân chất thải rắn như sau: (1) dịng khí sinh ra chứa
H2 CH4, CO, CO2 và nhiều khí khác tùy thuộc vào bản chất của chất thải đem
nhiệt phân, (2) hắc ín và/hoặc dầu dạng lỏng ở điều kiện nhiệt độ phịng chứa

các hóa chất như acetic acid, acetone và methanol và (3) than bao gồm carbon
nguyên chất cùng với những chất trơ khác. Quá trình nhiệt phân cellulose có thể
biểu diễn bằng phương trình phản ứng sau:
3(C6H10O5) → 8 H2O + C6H8O + 2CO + 2CO2 + CH4 + H2 + 7C
Trong phương trình này, thành phần hắc ín và/hoặc dầu thu được chính là
C6H8O.
Khí hóa. Q trình khí hóa bao gồm q trình đốt cháy một phần nhiên
liệu carbon để tạo thành khí nhiên liệu cháy được giàu CO, H2 và một số
hydrocarbon no, chủ yếu là CH4. Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy
trong động cơ đốt trong hoặc nồi hơi. Nếu thiết bị khí hóa được vận hành ở điều
kiện áp suất khí quyển sử dụng khơng khí làm tác nhân oxy hóa, sản phẩm cuối
của q trình khí hóa sẽ là (1) khí năng lượng thấp chứa CO2, CO, H2, CH4, và
N2, (2) hắc ín chứa C và các chất trơ sẵn có trong nhiên liệu và (3) chất lỏng
ngưng tụ được giống như dầu pyrolic.
1.1.3.3 Tính chất sinh học
Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành phần chất hữu cơ có trong
CTR là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


thành khí, chất rắn 2-37 hữu cơ trơ và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra
trong quá trình thối rữa chất hữu cơ (rác thực phẩm).
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ. Hàm
lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C, thường
được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ trong
CTR. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ tiêu VS để biểu diễn khả năng phân hủy sinh
học của phần chất hữu cơ có trong CTR khơng chính xác vì một số thành phần

chất hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng rất khó bị phân hủy sinh học (ví dụ giấy in báo
và nhiều loại cây kiểng). Cũng có thể sử dụng hàm lượng lignin có trong chất
thải để xác định tỷ lệ chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học theo phương
trình sau (Tchobanoglous và cộng sự, 1993):
BF = 0,83 - 0,028 LC
Trong đó:
- BF : phần có khả năng phân hủy sinh học biểu diễn dưới dạng VS;
- 0,83 : hằng số thực nghiệm;
- 0,028 : hằng số thực nghiệm;
- LC : hàm lượng lignin có trong VS tính theo % khối lượng khơ.
Sự hình thành mùi
Mùi sinh ra khi tồn trữ CTR trong thời gian dài giữa các khâu thu gom,
trung chuyển và đổ ra BCL, nhất là ở những vùng khí hậu nóng, do khả năng
phân hủy kỵ khí nhanh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTR.
Các q trình chuyển hóa sinh học
Các q trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong CTR có thể
áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost dùng bổ
sung chất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí methane. Những vi sinh vật chủ
yếu tham gia q trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi
khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các q trình này có thể được thực hiện
trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy sẵn có. Những điểm
khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là bản chất của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


các sản phẩm tạo thành và lượng oxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện q
trình chuyển hóa hiếu khí.

Những q trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong chất
thải rắn bao gồm q trình làm phân compst hiếu khí, q trình phân hủy kỵ khí và
q trình phân hủy kỵ khí với ở nồng độ chất rắn cao.
1.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO RÁC THẢI SINH HOẠT
Tình trạng phổ biến hiện nay là khả năng phát sinh rác thải sinh hoạt đã và
đang vượt quá năng lực thu gom, xử lý và tiêu huỷ tại các địa phương. Điều này
là nguyên nhân chủ yếu gây nên các tác động xấu tới môi trường đất, nước,
khơng khí và sức khoẻ cộng đồng:
1.2.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường đất
+ Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được
lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon,
hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất như: Thay
đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vơi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị
đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thối hóa.
1.2.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường nước
CTRSH, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong mơi trường nước sẽ bị phân
hủy nhanh chóng.
+ Lượng rác thải rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa rác rơi vãi sẽ
theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ,
sơng ngịi, gây ơ nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
+ Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây
mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ơ nhiễm hoặc chứa
nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy
hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước cũng giảm,
dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm
sinh khối của các thủy vực.
+ Ở các bãi chôn lấp rác chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối lân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 15


×