Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân cho giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.16 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 2
ĐỀ TÀI
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân cho giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp

Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:

1


Hà Nội, ngày…tháng…năm…
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU....................................................................................................................3
1. Đặt vấn đề...........................................................................................................3
2. Mục tiêu..............................................................................................................4
3. Bố cục:................................................................................................................5
NỘI DUNG................................................................................................................6
Chương 1.................................................................................................................6
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN...6
1.1. Khái niệm......................................................................................................6
1.2. Cấu trúc của kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên...................................8
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng dến kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên...........10
Chương 2...............................................................................................................18
CÁC KỸ NĂNG ĐỂ QUẢN LÝ CẢM XÚC BẢN THÂN CỦA GIÁO VIÊN..18


2.1. Tập trung vào tình huống............................................................................18
2.2. Tập trung vào nhận thức.............................................................................19
2.3. Tập trung vào phản ứng..............................................................................20
2.4. Kỹ năng điều khiển cảm xúc của bản thân.................................................23
2.5. Kĩ năng sử dụng cảm xúc...........................................................................24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................26
3.1. Kết luận..........................................................................................................26
3.2. Đề Nghị..........................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................28

2


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người làm việc
bất kể họ làm gì. Cảm xúc cịn có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những
lựa chọn đầy sáng tạo. Đời sống cảm xúc là lĩnh vực trong đó người ta có thể chứng
tỏ năng lực của mình. Theo Caroll E. Izard (1992)- nhà tâm lý học nghiên cứu hàng
đầu về cảm xúc cho rằng cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ chính của con người.
Các cảm xúc có ý nghĩa phi thường trong hoạt động của cá nhân và hồn tồn
khơng nên coi chung là cái đối lập với trí tuệ. Đúng hơn là bản thân các cảm xúc là
cấp bậc cao của trí tuệ. [1]
Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động có
hiệu quả, mặt khác, nếu không được quản lý và định hướng đúng đắn, cảm xúc sẽ
làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân, dẫn đến
việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng” và sai lầm. Vì vậy,
quản lý và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một trong những
yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động. Thực tế cho thấy, những người hiểu
được các cảm xúc của mình, nắm được và làm chủ được chúng, đoán được những

cảm xúc của người khác và biết hòa hợp với họ một cách hữu hiệu, là những người
có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc đời để thành công và hạnh phúc.
Ngược lại, những người khơng kiểm sốt được đời sống cảm xúc của mình sẽ
thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng lực tập trung chú ý và
tư duy của họ sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả
hoạt động cũng như cuộc sống của họ.
Cảm xúc và quản lý cảm xúc của con người hình thành, phát triển và thay
đổi trong các giai đoạn lứa tuổi. Những thành công, niềm vui, hạnh phúc hoặc
những thất bại, khó khăn, đau khổ… của mỗi con người phụ thuộc rất nhiều vào
cảm xúc, trong đó quản lý cảm xúc của bản thân đóng vai trị rất quan trọng. Trong
3


những năm cuối thế kỷ 20, nghiên cứu cảm xúc đã ngày càng được quan tâm ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các trường học. Giáo dục phẩm chất nhân
cách là những nội dung cốt lõi đều có liên quan đáng kể đến cảm xúc và quản lý
cảm xúc bản thân. Ở nước ta chủ yếu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và đã thu được
một số kết quả đáng nghi nhận. Các kết quả đó làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
và thích nghi các phương pháp, kỹ thuật đánh giá và điều tra thực trạng trình độ
phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh, sinh viên. Vấn đề hình thành và phát triển
những kỹ năng kiểm soát và kỹ năng biểu hiện cảm xúc cho thanh thiếu niên nhằm
phát triển nhân cách hài hịa, thuận lợi ít đươc quan tâm nghiên cứu.
Với giáo viên việc quản lý cảm xúc là hết sức quan trọng. Nhân cách của họ
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh khi họ
trở thành người giáo viên thực thụ. Một mặt người giáo viên phải làm chủ cảm xúc
để làm chủ các tình huống sư phạm diễn ra rất đa dạng, phong phú. Mặt khác, họ
phải định hướng và giáo dục cho học sinh kỹ năng quản lý cảm xúc giúp các em
làm chủ cảm xúc của mình nhằm phát triển nhân cách hài hòa, thuận lợi. Trên cơ sở
đó họ phải biết vận dụng việc quản lý cảm xúc trở thành một cơng cụ trong q
trình dạy học.

Vì vậy, tác động hình thành cho giáo viên kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân
là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn.
2. Mục tiêu
Phát hiện được thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của giáo viên phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên, đề xuất
được một số biện pháp tác động nhằm cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân
cho giáo viên.

4


3. Bố cục:
Bài tiểu luận “Kĩ năng quản lý cảm xúc bản thân cho giáo viên trong hoạt động
nghề nghiệp” gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận và đề nghị. Phần mở đầu: đặt
vấn đề, mục tiêu, bố cục của bài tiểu luận. Phần nội dung bao gồm 2 chương, đưa
ra được các nội dung như sau: khái niệm; cấu trúc kỹ năng quản lý cảm xúc của
giáo viên; các yếu tố ảnh hưởng và các kỹ năng quản lý cảm xúc cho giáo viên.
Phần 3 là phần kết luận về đề nghị.
Mong nhận được sự đóng góp của bạn đoc để bài tiểu luận được hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

5


NỘI DUNG
Chương 1
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA GIÁO VIÊN
1.1. Khái niệm
1.1.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc

Khái niệm “Quản lý cảm xúc” được phân tích nhiều trong khái niệm trí tuệ
cảm xúc. Theo J. Mayer và P. Salovey (2000) đưa ra khái niệm về trí tuệ cảm xúc
là: “Quản lý cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của
người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy
nghĩ và hành động của mình” [2, tr.99].
Trong một quyển sách xuất bản năm 1996, H. Nicky cũng đưa ra định nghĩa
với các tác giả trên. Theo ơng: “Trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về
cảm xúc có tính chất tự nhiên với các kỹ năng quản lý cảm xúc có được nhờ vào
việc tự học hỏi, nhằm giúp con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống” [3,
tr.176]. Ơng cho rằng: trí tuệ cảm xúc là một tiềm năng bẩm sinh để cảm nhận, sử
dụng, giao tiếp, nhận biết, ghi nhớ, mô tả, xác định, học hỏi, quản lý hiểu và giải
thích cảm xúc.
Năm 1990, J. Mayer và P. Salovey lần đầu tiên đưa ra mơ hình trí tuệ cảm
xúc, cho đến nay đã có một số mơ hình trí tuệ cảm xúc được đề xuất: mơ hình của
D. Goleman (1995), R. Bar - On (1997), Robert K.Cooper và Ayman Sawaf (1997),
Hendrie Weisinger (1998)… Nhìn một cách tổng qt có thể phân thành hai nhóm
mơ hình trí tuệ cảm xúc bao gồm: mơ hình trí tuệ thuần năng lực và mơ hình cảm
xúc hỗn hợp.
Đại diện tiêu biểu cho mơ hình trí tuệ cảm xúc theo quan điểm này là P.
Salovey và J. Mayer. Ban đầu hai ơng cho rằng mơ hình trí tuệ cảm xúc bao gồm
bốn loại khả năng, trong đó các tác giả có đưa ra khái niệm về quản lý cảm xúc:

6


- Tiếp nhận cảm xúc - khả năng phát hiện giải mã các cảm xúc trên gương mặt,
tranh ảnh, giọng nói và các nền văn hóa. Tiếp nhận cảm xúc đại diện cho một khía
cạnh của trí tuệ cảm xúc.
- Sử dụng cảm xúc - khả năng khai thác các cảm xúc để thuận tiện cho nhiều hành
vi nhận thức, ví dụ như nghĩ và giải quyết vấn đề. Trí tuệ cảm xúc cá nhân có thể

tích lũy đầy đủ ngay lúc con người thay đổi tâm trạng để phù hợp nhất với công
việc.
- Hiểu cảm xúc - khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ các mối quan
hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Đơn cử như hiểu cảm xúc, khả năng nhạy bén trước
các thay đổi rất nhỏ giữa các cảm xúc, và khả năng nhận biết, mơ tả các cảm xúc
tiến hóa theo thời gian.
Như vậy: Quản lý cảm xúc là quá trình điều chỉnh cảm xúc của bản thân cho
phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Với kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân được phân thành những mức độ có sự liên
hệ và tùy thuộc vào những khả năng đã có trước đó:
- Kỹ năng cảm nhận, đánh giá, biểu lộ cảm xúc một cách chính xác, bao gồm các
khả năng cá nhân nhận thức được cảm xúc của họ và suy nghĩ của họ về cảm xúc
đó.
- Kỹ năng truy cập và phát hiện những cảm xúc theo nhu cầu để có thể dễ hiểu bản
thân và người khác. Việc đánh giá cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc đó
đều liên quan đến sự thấu cảm.
- Kỹ năng hiểu những cảm xúc và những nguyên nhân của nó. Đề cập tới kinh
nghiệm cảm xúc của cá nhân và những xử sự để thay đổi, điều hoà cảm xúc.

7


- Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc để thúc đẩy sự phát triển cảm xúc và trí tuệ. Cảm
xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động. Vì vậy việc sử dụng cảm xúc để
điều khiển hành vi là một trong những thành phần quan trọng trong trí tuệ cảm xúc.
Như vậy: Kỹ năng quản lý cảm xúc là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm,
hiểu biết vào việc nhận diện, kiểm soát, điều chỉnh và sử dụng những rung động
của cá nhân khi có những kích thích tác động nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động
của mình.
1.1.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên

Dựa trên định nghĩa về kỹ năng quản lý cảm xúc xác lập khái niệm : “Kỹ
năng quản lý cảm xúc của giáo viên là khả năng điều chỉnh, điều khiển cảm xúc
của bản thân và người khác một cách hiệu quả nhằm đạt được những mục đích nhất
định trong q trình giáo dục trẻ.”
1.2. Cấu trúc của kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên
Trên cơ sở về cấu trúc kỹ năng QLCX trong mơ hình trí tuệ cảm xúc (1997)
của nhóm tác giả Peter Salovey, John D. Mayer và David R. Caruso, xác lập cấu
trúc của kỹ năng QLCX của giáo viên bao gồm bốn thành phần cơ bản sau:
-Thứ nhất: kỹ năng chấp nhận cảm xúc, bao gồm cảm xúc tích cực và tiêu cực của
bản thân và người khác. Là một giáo viên với áp lực lớn từ phía cơng việc, việc nảy
sinh những cảm xúc tiêu cực là điều dễ dàng xảy ra, chẳng hạn khi trẻ bướng bỉnh
khơng vâng lời hoặc quấy khóc khi khơng vừa ý. Việc đón nhận những cảm xúc
xảy đến với bản thân hay người khác kể cả cảm xúc vui sướng hay tức giận, lo lắng
hay sợ hãi như một điều tất yếu trong cuộc sống, trong nghề nghiệp là một kỹ năng
nền tảng để giáo viên phát triển kỹ năng QLCX.
- Thứ hai: kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc dựa trên sự đánh giá
những thông tin liên quan hoặc đánh giá tính thiết thực của cảm xúc đó. Khi trưởng
thành, một người có khả năng điều khiển cảm xúc của mình bằng cách lí luận về
8


nó, có thể giảm cường độ một cảm xúc mạnh và bình tĩnh hơn để thảo luận về các
vấn đề, hoặc có thể khơi gợi một cảm xúc mạnh mẽ nơi mình và người khác để đạt
được mục đích nào đó. Kỹ năng này giúp tránh sự lúng túng trong lúc căng thẳng
hoặc điều khiển người có thái độ chống đối để cơn nóng giận của họ khơng quay
trở lại. Hoặc một giáo viên dù đang căng thẳng vì áp lực cơng việc nhưng khi đi
dạy thì có thể tách khỏi sự căng thẳng và vẫn giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ
khi tiếp xúc với trẻ.
- Thứ ba: kỹ năng quan sát, phản ánh cảm xúc trong mối quan hệ với người khác.
Kỹ năng này bao gồm khả năng đánh giá được những đặc trưng, mức độ, tính hợp

lý, sự ảnh hưởng của một cảm xúc xảy đến với bản thân hay người khác trong quá
trình tương tác. Với đối tượng giao tiếp thường xuyên trong công việc là trẻ, một
giáo viên địi hỏi phải có kỹ năng quan sát, đánh giá cảm xúc để có thể sử dụng
cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. Đơn cử như trong tiết kể chuyện văn học, kỹ năng
này có thể giúp giáo viên đánh giá được cảm xúc của trẻ trong tiết học ra sao, cảm
xúc của trẻ đối với nhân vật hiền lành khác với nhân vật hung ác như thế nào, điều
gì ảnh hưởng mạnh đến cảm xúc của trẻ, ảnh hưởng của cảm xúc đến trẻ ở mức độ
nào. Từ đó, giáo viên có thể chủ động làm cho giờ học trở nên sinh động và hiệu
quả hơn.
- Thứ tư: kỹ năng điều chỉnh cảm xúc bằng cách làm giảm nhẹ, duy trì hoặc gia
tăng cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của bản thân và người khác. Việc điều chỉnh
cảm xúc không chỉ đối với cảm xúc tiêu cực mà cả cảm xúc tích cực cũng cần được
điều chỉnh. Sự điều chỉnh này có thể là làm gia tăng, duy trì hoặc giảm nhẹ một
cảm xúc tích cực như duy trì niềm vui để làm động lực phấn đấu, gia tăng sự phấn
khởi khi làm việc hoặc điều chỉnh giảm bớt niềm vui của bản thân để chia sẻ nỗi
buồn với một ai đó. Sự điều chỉnh đối với cảm xúc tiêu cực có thể là làm giảm nhẹ
cường độ sự tức giận để hạn chế những hành vi không mong muốn hoặc làm gia
tăng giận dữ một cách có kiểm sốt để đấu tranh chống lại sự bất công. Kỹ năng
9


này không chỉ thể hiện ở việc quản lý được cảm xúc của bản thân mà còn thể hiện
ở việc điều khiển cảm xúc nơi người khác. Một giáo viên có kỹ năng QLCX khơng
những biết cách làm chủ bản thân mà cịn có khả năng điều khiển được cảm xúc
của trẻ, có thể làm gia tăng nơi trẻ những cảm xúc tích cực như sự vui vẻ, hứng
khởi hoặc làm giảm những cảm xúc không mong muốn như lo lắng hay sợ hãi. Với
nhiều nghiên cứu về cảm xúc nơi làm việc, Goleman cho rằng “Người có khả năng
kiểm sốt cảm xúc và xung động là người có khả năng sáng tạo một môi trường tin
tưởng và công bằng” [4, tr.12].
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng dến kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên

1.3.1. Yếu tố chủ quan
a. Yếu tố sinh học, khí chất
Các yếu tố sinh học, thể chất, khí chất cũng có những ảnh hưởng nhất định đến kỹ
năng QLCX của giáo viên. Các nghiên cứu đã chỉ ra có bốn kiểu khí chất điển hình
với những đặc điểm riêng:
- Kiểu hoạt (mạnh, cân bằng, linh hoạt) cho thấy cảm xúc dễ thay đổi nhưng chủ
yếu ở trạng thái cân bằng, thoải mái và thường trong tâm trạng vui vẻ, lạc quan.
- Kiểu trầm (mạnh, cân bằng, khơng linh hoạt) có đặc điểm thường ở trong trạng
thái bình thản, ít bị kích động và ít biểu hiện rõ nét các cảm xúc và trạng thái tình
cảm.
- Kiểu nóng (mạnh, khơng cân bằng) có đặc điểm thường hăng hái, nóng nảy, phản
ứng mạnh, các rung cảm diễn ra nhanh và cảm xúc bộc lộ rõ quan nét mặt, ngơn
ngữ. Kiểu người này dễ có những thay đổi đột ngột trong tâm trạng và thường có
những cảm xúc bột phát, tự kiềm chế kém.
- Kiểu ưu tư (kiểu thần kinh yếu) có đặc điểm nhạy cảm, đa sầu, đa cảm, dễ bị ức
chế, dễ bi quan, lo lắng, sợ hãi [5].

10


Yếu tố sức khỏe thể chất giúp sinh viên vượt qua sức ép cơng việc trong q
trình giảng dạy, một sức khỏe tốt cũng là tiền đề tạo nên trạng thái tâm lý tích cực
hơn. Trong q trình giảng dạy, sức khỏe là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
chất lượng học tập cũng như kỹ năng QLCX của giáo viên. Với thời gian biểu khá
nghiêm ngặt, giáo viên thường phải thức dậy từ sáng sớm và ở lại trường cho đến
chiều tối mới được nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, việc soạn giáo án, làm đồ chơi hoặc các
mơ hình để dạy trẻ cũng tạo nhiều áp lực cho giáo viên. Nếu giáo viên có sức khỏe
khơng tốt có thể dễ dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, và kỹ năng QLCX cũng bị ảnh
hưởng.
b. Độ tuổi

Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến kỹ năng QLCX.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về cách điều chỉnh cảm xúc giữa các độ
tuổi khác nhau. Một nghiên cứu của Laura Cartensen và đồng nghiệp chỉ ra rằng
những kinh nghiệm cảm xúc, sự quan trọng của cảm xúc và khả năng điều chỉnh
hay kiểm soát cảm xúc của con người có những thay đổi căn bản trong quá trình
trưởng thành [6]. Khi một người lớn lên, họ đặt sự chú ý đến những vấn đề tình
cảm nhiều hơn. Cartensen và Turk- Charles (1994) đã tiến hành một nghiên cứu
yêu cầu những người tham dự trong độ tuổi từ hai mươi đến tám mươi đọc hai
trang trích từ một cuốn tiểu thuyết, và sau đó dành thời gian tiếp theo để làm những
yêu cầu khác. Kết quả cho thấy: mặc dù trí nhớ có giảm sút theo lứa tuổi, nhưng
những người tham gia lớn tuổi thể hiện trí nhớ tốt hơn đối với các khía cạnh cảm
xúc của câu chuyện. Bên cạnh đó, người lớn tuổi tường thuật lại ít những sự kiện
và cảm giác tiêu cực hơn.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng trung bình những người lớn tuổi hơn không
chỉ tránh những cảm xúc tiêu cực, mà còn cảm thấy hạnh phúc hơn những người trẻ
tuổi. Một số ý kiến cho rằng người trẻ phải lo lắng nhiều hơn chẳng hạn về việc
kiếm một công việc tốt, có mức lương cao và việc thanh tốn những hóa đơn.
11


Người lớn tuổi thì đang ở trong hoặc gần tới giai đoạn nghỉ hưu, do đó khơng phải
q lo lắng về sự thành công trong công việc. Khi một người già đi, họ cố gắng để
gia tăng tối đa những cảm xúc dễ chịu và giảm tối thiểu những cảm xúc khó chịu
[6].
Một trong những khía cạnh của sự khơn ngoan là biết cách QLCX một cách
hiệu quả: biết lựa chọn tham gia vào những tình huống bổ ích và tránh những tình
huống khó chịu, suy nghĩ về những sự kiện theo cách tạo điều kiện cho nhiều trải
nghiệm tích cực hơn và duy trì sự cân bằng cảm xúc trong những tình huống khó
khăn [6, tr.290]. Jame Gross và đồng nghiệp (1997) đã tiến hành phỏng vấn những
người Mỹ và Na Uy tham gia nghiên cứu về những trải nghiệm và hành vi cảm xúc

của họ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người lớn tuổi hơn đánh giá
mình ít có biểu hiện cảm xúc tiêu cực hơn, ít những cơn bốc đồng hơn và có khả
năng tốt hơn trong việc QLCX so với những người trẻ hơn [6].
Một nghiên cứu khác của Birditt và Fingerman (2003) cho thấy trung bình
những người lớn tuổi hơn miêu tả những những xung đột với ít căng thẳng hơn
người trẻ, và người lớn tuổi ít bị phản ứng với cơn giận hơn [6]. Nhiều cơng trình
nghiên cứu đã chứng thực rằng những người lớn tuổi ít thấy tức giận hơn so với
người trẻ, và khi họ trở nên giận dữ, họ giải quyết tình hình một cách bình tĩnh hơn
và khoan dung hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy những người lớn tuổi thường
dùng cách thay đổi nhận thức bằng việc đánh giá tích cực trong việc điều chỉnh
cảm xúc, họ ít kể về những sự đau khổ hơn và ít bộc phát những phản ứng sinh lý
hơn [6].
c. Kiến thức, kỹ năng sẵn có
Những kiến thức về cảm xúc, về cách thức QLCX hay những kỹ năng mềm
sẵn có là những tiền đề để giáo viên điều khiển, điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu
quả. Các nhà nghiên cứu cho rằng kiến thức về cảm xúc cho phép mỗi cá nhân hình
12


thành những lý thuyết về con đường hình thành và lý do mà cảm xúc nảy sinh
trongnhững tình huống khác nhau [7]. Các kiến thức về cảm xúc sẽ là nền tảng để
một cá nhân nhận biết, hiểu và điều chỉnh cảm xúc một cách linh hoạt.
Theo John D. Mayer và Peter Salovey, việc học hỏi những kỹ năng xã hội cơ
bản (có thể khơng bao gồm trí tuệ cảm xúc) cũng có thể giúp ích cho những kỹ
năng cảm xúc [8]. Vì vậy, các kỹ năng sẵn có về mặt giao tiếp sẽ tạo điều kiện cho
kỹ năng QLCX của giáo viên phát triển.
d. Tính tích cực trong học tập và rèn luyện
Kỹ năng QLCX đòi hỏi khả năng tự giác, tính tích cực, ý chí nỗ lực trong học tập
cũng như trong hoạt động rèn luyện nghề nghiệp. Kỹ năng được hình thành trong
hoạt động và thơng qua hoạt động. Để có thể hoạt động hiệu quả, con người phải có

kỹ năng và kỹ năng chỉ có thể phát triển thơng qua q trình rèn luyện. Tác giả Vũ
Dũng khẳng định: “Kỹ năng được hình thành qua luyện tập” [9, tr.20]. Vì vậy, tính
cực trong học tập và rèn luyện là điều kiện quan trọng để giáo viên phát triển và
nâng cao kỹ năng QLCX.
e. Kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp xã hội
Kỹ năng giao tiếp xã hội và những kinh nghiệm cũng là các yếu tố ảnh
hưởng đến kỹ năng QLCX của giáo viên. Giao tiếp có một vai trị đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển tâm lí và nhân cách của một người. Qua quá trình tương
tác với người khác, con người lĩnh hội các chuẩn mực văn hóa, những kinh nghiệm
của người khác và từ đó điều chỉnh, điều khiển cảm xúc, hành vi của mình cho phù
hợp. Qua giao tiếp, mỗi người hình thành những kinh nghiệm cho chính mình. Kỹ
năng QLCX là một trong những kỹ năng quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giao
tiếp xã hội. Và cũng qua mối liên hệ giữa người với người, mỗi cá nhân sẽ nhận
biết được cảm xúc nào nên biểu lộ, cảm xúc nào cần được điều chỉnh cho phù hợp
với hoàn cảnh. Kinh nghiệm trong quá trình tương tác xã hội càng nhiều thì kỹ
13


năng QLCX càng có nhiều cơ hội được nâng cao. Đây chính là một điều kiện thuận
lợi để giáo viên có kỹ năng QLCX tốt trong q trình hành nghề.
1.3.2. Yếu tố khách quan
a) Sự giáo dục gia đình
Những kỹ năng cảm xúc bắt đầu từ gia đình với sự tương tác giữa cha mẹ và
con cái. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cha mẹ đến cảm
xúc của con cái đã cho thấy những tác động sâu xa và lâu dài đối với đời sống xúc
cảm của chúng.
Cha mẹ giúp những đứa trẻ nhận dạng và gắn tên cho cảm xúc của chúng để
chúng tơn trọng những cảm giác của mình và bắt đầu kết nối chúng với những tình
huống xã hội. Quá trình này có thể đạt được thành cơng ở những mức độ khác nhau
tùy theo mỗi gia đình. Một số bậc cha mẹ có thể có những giới hạn về tâm lí, vì vậy

họ khơng thể bắt đầu một tiến trình học hỏi nhận thức cảm xúc. Từ đó, đứa trẻ có
thể học những bài học sai lầm về cảm xúc như: cha mẹ có thể né tránh cảm xúc,
hay cha mẹ có thể phủ nhận họ đang giận dữ trong khi họ đang có những hành vi
với thái độ thù địch. Kết quả là, những đứa trẻ có thể phát triển những rối loạn hình
thành từ việc xóa bỏ cảm xúc của mình hoặc hiểu sai về chúng [36].
Các nhà nhân chủng học nhấn mạnh ảnh hưởng của những mối tương tác
hàng ngày trong gia đình [33]. Như một quy luật, những cha mẹ thể hiện hầu hết
những cảm xúc tích cực thì những đứa con của họ cũng thể hiện những cảm xúc
tích cực, ngược lại những cha mẹ thể hiện nhiều cảm xúc tiêu cực thì những đứa
con cũng thể hiện cảm xúc tương tự bởi vì sự giống nhau về mặt di truyền.
Daniel Goleman cho rằng cách cha mẹ thể hiện tình cảm đối với nhau và
quan hệ trực tiếp giữa cha mẹ với con cái để lại dấu ấn sâu sắc ở con cái [3]. Ông
cũng nhấn mạnh vai trò chủ đạo của cha mẹ trong việc tập luyện cách làm chủ cảm
xúc của đứa trẻ, cách điều khiển tình cảm biểu hiện ra trong mối quan hệ với người
14


khác. Carole Hooven và John Gottman đã tiến hành những phân tích sâu về quan
hệ giữa cha mẹ và hệ quả của những quan hệ ấy với con cái, kết quả cho thấy
những cặp vợ chồng thông minh nhất về mặt xúc cảm cũng là những người giúp đỡ
tốt nhất cho con cái mình vượt qua những dao động về xúc cảm [3]. Các nhà
nghiên cứu trên nhận thấy rằng khi cha mẹ có trí tuệ xúc cảm, con cái của họ hịa
hợp và u thương họ hơn. Ngồi ra, những đứa trẻ này dễ làm chủ xúc cảm của
mình hơn, biết cách tự trấn tĩnh và ít bực mình hơn. Daniel Goleman cũng đề cập
rất nhiều hậu quả để lại khi một đứa trẻ không được quan tâm hay bị cha mẹ đối xử
sai. Một số nghiên cứu đã cho thấy sự thiếu quan tâm có thể hủy hoại nhiều hơn
việc bị đối xử sai. Theo một cuộc điều tra về những trẻ em bị đối xử tồi tệ và bị
đánh đập cho thấy: những đứa trẻ nào hoàn tồn khơng được quan tâm sẽ trở thành
hư hỏng nhất, chúng lo sợ nhiều hơn, dửng dưng hơn và chán chường hơn, khi thì
gây hấn, lúc thì thu mình lại và 65% trong số đó bị lưu ban [3, tr.345]. Daniel

Goleman cũng lưu ý nhiều đến sự truyền thụ tính gây hấn hay sự thông cảm truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác. Khi một ông bố, bà mẹ trừng phạt nhẫn tâm với con
cái mình và khơng hề chăm nom tới chúng, lúc lớn lên, con cái của họ cũng lặp lại
khuôn mẫu ấy ở nhà trường hay sân chơi như chính điều mà chúng đã phải hứng
chịu trong quá khứ. Các nghiên cứu đã cho thấy những năm đầu tiên của cuộc đời
là khoảng thời gian quan trọng để luyện tập trí tuệ xúc cảm [3].
Như vậy có thể thấy rằng, mơi trường gia đình và giáo dục gia đình là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kỹ
năng QLCX của sinh viên ngành GDMN.
b) Văn hóa
Sự giáo dục trong các nền văn hóa khác nhau cũng tác động đến các kỹ năng
cảm xúc của sinh viên ngành GDMN. John D. Mayer và Peter Salovey cho rằng
những kiểu tình cảm khác nhau tồn tại trong những hệ thống khác nhau. Đơn cử
như truyền thống phổ biến của phương Tây là coi trọng cuộc sống cá nhân, nền dân
15


chủ, sự bình đẳng giữa các cá nhân và nền giáo dục, trong khi ghê tởm sự phá hoại
cuộc sống và quyền sở hữu, sự phân biệt đối xử và sự ngu dốt. Những giá trị như
vậy sẽ giúp xác định những đáp ứng cảm xúc được mong đợi [8].
Shiota và Kalat cho rằng nhiều khía cạnh quan trọng của sự phát triển cảm
xúc phụ thuộc vào môi trường. Bản chất sinh học cho chúng ta khả năng để cảm
nhận những xúc cảm, và yếu tố di truyền ảnh hưởng mạnh đến việc chúng ta cảm
nhận chúng như thế nào, nhưng chúng ta được học từ nền văn hóa về những cách
thích hợp để biểu lộ chúng và những tình huống mà bạn nên che giấu hay thay đổi
chúng[6].
Trong năm đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã được học về những quy tắc văn
hóa và giải thích cảm xúc của người khác như thế nào. Đứa trẻ cũng học về những
quy tắc văn hóa khi cha mẹ hay những người chăm sóc khác tăng cường hoặc ngăn
cản việc thể hiện cảm xúc. Thỉnh thoảng các bậc cha mẹ dạy con cái những bài học

về điều chỉnh cảm xúc mà họ không nhận ra. Trong một nghiên cứu của Conroy,
Hess, Azuma và Kashiwagi (1980), các nhà nghiên cứu hỏi những bà mẹ của
những đứa trẻ ba đến bốn tuổi người Nhật và người Mỹ về cách họ sẽ phản ứng với
các kiểu hành vi sai trái, như vẽ phấn lên tường hay đụng vào những sản phẩm trên
kệ siêu thị. Các bà mẹ Mỹ thường nói rằng họ sẽ yêu cầu đứa trẻ ngừng hành vi,
hoặc họ sẽ dùng sức mạnh thể chất để đứa trẻ ngừng lại. Các cách thức này kích
hoạt xung đột ý chí, khuyến khích đứa trẻ tranh cãi hoặc giận dữ. Nếu cha mẹ tham
gia vào cơn giận dữ của đứa trẻ, hành vi cảm xúc sẽ được củng cố rằng: “Nếu bạn
không được những gì bạn muốn, hãy giận dữ, đấu tranh và bạn sẽ thắng”. Nhưng
ngược lại, các bà mẹ Nhật nói rằng họ sẽ giải thích tại sao hành vi sai trái làm tổn
thương đến người khác, dẫn dắt đứa trẻ vào mong ước làm hài lòng và hợp tác.
Trong việc huấn luyện những đứa trẻ giải thích lại những trường hợp như vậy từ
quan điểm của người khác, những bà mẹ Nhật khuyến khích sự phát triển những

16


cảm xúc xã hội tích cực và ngăn cản việc đánh giá tập trung vào bản thân có thể
dẫn đến giận dữ [6].
c) Nhà trường
John D. Mayer và Peter Salovey nhận định “hầu hết các kỹ năng có thể được
cải thiện thông qua giáo dục” [8, tr.19] Theo các nhà nghiên cứu này, một số bài
học quan trọng xảy ra nơi những mối quan hệ giữa đứa trẻ và giáo viên; giáo viên
thường đóng vai trị của một mẫu người lớn quan trọng và khơn ngoan. Các đứa trẻ
có thể học hỏi những kỹ năng cảm xúc thông qua những nhân vật văn học. Từ
những nhân vật này, đứa trẻ học cách cảm nhận và đáp ứng với cảm xúc, cách mà
cảm xúc thúc đẩy hành động như thế nào [8].
d) Môi trường thực tế
Yếu tố từ môi trường thực tế là các cơ sở thực tập cũng có những ảnh hưởng nhất
định đến kỹ năng QLCX của giáo viên. Các yếu tố như nội quy, quy định tại các

trường mầm non hay các mối quan hệ tại cơ sở thực tập như thái độ, cách thức ứng
xử của giáo viên với trẻ, với phụ huynh, đồng nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến
cách thức làm việc, ứng xử của sinh viên. Kỹ năng QLCX của giáo viên hướng dẫn
là một trong những nhân tố quan trọng hình thành kỹ năng QLCX của giáo viên
trong môi trường nghề nghiệp.

17


Chương 2
CÁC KỸ NĂNG ĐỂ QUẢN LÝ CẢM XÚC BẢN THÂN CỦA GIÁO VIÊN
2.1. Tập trung vào tình huống
2.1.1. Kĩ năng lựa chọn tình huống
Ở kỹ thuật này, giáo viên có thể dự báo trước được những cảm xúc có thể
xảy ra khi tham gia vào một tình huống nào đó, từ đó lựa chọn tham gia vào tình
huống có khả năng làm gia tăng cảm xúc muốn có hoặc tránh các tình huống làm
gia tăng cảm xúc khơng mong muốn. Chẳng hạn trước khi diễn ra một kì thi quan
trọng, giáo viên có thể chọn gặp gỡ một người bạn ln làm mình cảm thấy thoải
mái thay vì gặp gỡ những người có thể gây thêm căng thẳng. Giáo viên có thể chủ
động tạo ra những sự kiện tạo cảm giác dễ chịu cho mình hạn như đi bộ thư giãn,
nghe nhạc, tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh… Folkman và
Moskowitz nhận thấy rằng những người chủ động tạo ra các sự kiện mang đến sự
dễ chịu có khả năng phục hồi khi đối mặt với căng thẳng cực độ [6].
Giáo viên có thể áp dụng kỹ thuật này để tránh những nhân tố gây căng
thẳng không cần thiết ngay từ đầu. Tuy nhiên, sinh viên cũng cần cân nhắc đối với
các tình huống khác nhau để tránh làm mất đi các cơ hội để phát triển bản thân.
2.1.2. Kĩ năng thay đổi tình huống
Trong cách thức này, giáo viên có thể chủ động để thay đổi tình huống để tạo
điều kiện cho những trạng thái cảm xúc mong muốn. Chẳng hạn trong trường hợp
của một cô giáo cảm thấy dễ nổi giận mỗi khi trẻ khơng tập trung và nói chuyện

trong giờ học, cơ giáo có thể thay đổi tình hình bằng cách thay đổi giọng nói, ánh
mắt, cách thức truyền đạt để thu hút, lôi cuốn trẻ tập trung hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người áp dụng cách thay đổi tình huống
để điều chỉnh cảm xúc có sức khỏe thể lý và tâm lý tốt hơn [6]. Tuy nhiên trong
một số trường hợp không thể thay đổi được, giáo viên vẫn có thể QLCX của mình
bằng cách nghĩ về tình huống theo một cách khác hoặc đặt sự chú ý vào một khía
cạnh khác ít tạo nên cảm xúc tiêu cực hơn.
18


2.2. Tập trung vào nhận thức
2.2.1. Kĩ năng triển khai sự chú ý
Một vấn đề có nhiều khía cạnh, một người có thể kiểm sốt cảm xúc của
mình bằng cách chú ý đến những khía cạnh ít tạo những cảm xúc khơng mong
muốn cho mình. Chẳng hạn, một giáo viên cảm thấy căng thẳng mỗi khi nghĩ đến
áp lực của cơng việc, thay vì nghĩ đến khối lượng cơng việc sẽ gây căng thẳng ra
sao, giáo viên có thể nghĩ đến việc gặp gỡ, chơi đùa với trẻ sẽ phấn khởi như thế
nào. Hoặc trong trường hợp một trẻ đang buồn bã vì bạn khác đã chơi món đồ u
thích của mình, giáo viên có thể lấy một món đồ chơi hấp dẫn khác để thu hút trẻ,
phân tán sự chú ý khỏi đồ chơi yêu thích cũ.
2.2.2. Kĩ năng thay đổi nhận thức
Một kỹ thuật được các nhà nghiên cứu đánh giá khả quan mà giáo viên có
thể áp dụng là thay đổi nhận thức. Thay đổi nhận thức đề cập đến việc thay đổi
cách suy nghĩ về vấn đề, tìm hiểu vấn đề theo hướng tích cực hoặc giải thích những
sự kiện tiêu cực theo hướng ơn hịa hơn. Nhìn nhận những đau khổ theo góc nhìn
khác là một kỹ thuật hữu hiệu, giáo viên có thể đặt những câu hỏi như: “Có thể có
điều gì tốt từ nó khơng?” “Ta có thể tạo ra được cơ hội nào để làm điều gì đó có giá
trị khơng?”.
Các kỹ thuật thay đổi nhận thức như suy nghĩ về tình huống với một sự hài
hước, nhìn nhận quan điểm của người khác hoặc tha thứ cho người khác cũng giúp

sinh viên cải thiện tâm trạng của mình. Chẳng hạn như trường hợp một phụ huynh
tỏ thái độ giận dữ với cơ giáo vì con của họ bị trầy xước trong giờ vui chơi, suy
nghĩ “Vị phụ huynh đó khơng thích mình” hoặc “Tại sao họ khơng thơng cảm với
mình? Họ khơng có quyền giận dữ với mình như thế!” sẽ làm cảm xúc của cô giáo
trở nên tồi tệ và tức giận hơn. Giáo viên có thể thay đổi suy nghĩ theo hướng tích
cực hơn như “Có lẽ hơm nay họ đang trong tâm trạng khơng tốt” hoặc “Bởi vì họ
rất thương con, nếu là mình, mình cũng sẽ phẫn nộ như thế”. Việc nhìn nhận quan
19


điểm dưới góc độ của người khác cũng có thể giúp giáo viên cải thiện tâm trạng,
làm hạ nhiệt cơn giận và giảm bớt các ý nghĩ trả thù.
Tuy nhiên, giáo viên cũng cần cân nhắc khi sử dụng cách thức này. Cách
thức này cũng không luôn là lựa chọn tốt nhất cho tất cả mọi trường hợp, đôi khi
việc suy nghĩ rằng mọi thứ không tồi tệ như sự thật có thể làm giảm động lực để cải
thiện tình hình. Điều quan trọng là vẫn phải cố gắng để giải quyết vấn đề.
2.3. Tập trung vào phản ứng
Cách thức này tập trung vào việc thay đổi tác động của cảm xúc một khi chúng đã
bắt đầu.
2.3.1. Kĩ năng thể hiện cảm xúc
Giáo viên có thể QLCX của mình bằng cách khám phá ra các vấn đề của
mình qua việc viết nhật kí hoặc suy nghĩ về các sự kiện gây căng thẳng và tìm ra
các giải pháp khả thi. Những kĩ thuật này giúp giáo viên hiểu rõ hơn về vấn đề của
mình và phản ứng của mình với nó.
Ở cách thức này, sinh viên cũng có thể cải thiện cảm xúc bằng cách gợi sự
hỗ trợ xã hội từ những người khác dưới hình thức như sự an ủi hay các cử chỉ thân
thiện. Với các hình thức mở rộng của mạng xã hội hiện nay, một phần đơng giáo
viên chọn cách thể hiện cảm xúc hay tình trạng của mình trên mạng xã hội để chia
sẻ cảm xúc hoặc kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng. Tuy nhiên, việc thể hiện cảm xúc
trên mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cảm xúc của giáo viên tiêu cực

hơn khi nhận được những luồng ý kiến trái chiều khác nhau từ cộng đồng mạng.
Ngoài ra, các nguồn hỗ trợ an toàn và đáng tin cậy mà sinh viên có thể chia sẻ cảm
xúc như các chuyên viên tư vấn tâm lý, cha mẹ hay một người tin tưởng.
2.3.2. Kĩ năng làm xao nhãng nguồn gốc cảm xúc tiêu cực
Giáo viên có thể áp dụng các biện pháp gây xao nhãng nguồn gốc gây cảm
xúc tiêu cực như: tập thể dục, thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, xem truyền hình,…
Các nghiên cứu đã cho thấy bất cứ loại hình gây xao nhãng nào như nghe nhạc
20



×