Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu Luận Phương Pháp Học Đại Học Và Nghiên Cứu Khoa Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.88 KB, 31 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Bình
Dương đãđưa mơn học Phương pháp học đại học và nghiên cứu khoa học vào chương
trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn thầy
Nguyễn Phương Tâm đã truyền đạt những kiến thức hữu ích cho chúng em trong thời
gian học tập vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến
thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức, những trải nghiệm đáng quý, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ mơn Phương pháp học đại học và nghiên cứu khoa học là mơn học thú vị, bổ ích và
có tính thực tế cao mang lại cho nhóm em những kinh nghiệm mới mẻ. Đảm bảo cung
cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận, khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong thầy
xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hồn thiện hơn.
Nóm em xin chân thành cảm ơn!”


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................
1
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài .................................................................................
1
2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan ...........................................................................
2
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................
2
3.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................
2


3.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................
2
4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................
2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................
3
5.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................
3
5.2 Phạm phi nghiên cứu ..............................................................................................
3
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................
3
7. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................................
4
8. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...
5
1.1 Một số khái niệm ....................................................................................................
5
1.1.1. Khái niệm lễ hội ..............................................................................................
5
1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng .....................................................................................
5


1.1.3. Khái niệm du lịch và du lịch tâm linh ............................................................ 6
1.2 Khái quát thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang ...................................................
6
1.2.1. Sơ lược lịch

sử ................................................................................................ 6
1.2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự
nhiên ................................................................... 7
1.2.3. Cư
dân ............................................................................................................. 8
1.2.4. 1.3. Tóm tắt chương
1.................................................................................................. 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI ĐÌNH NGUYỄN TRUNG TRỰC TẠI
THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ........................................................
10
2.1. Hiện trạng đình Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang .....
10
2.2. Sơ lược lịch sử về Nguyễn Trung Trực ..............................................................
11
2.3. Tiến trình của lễ hội đình Ngũn Trung Trực ...................................................
13

2.3.1.

Phần

lễ........................................................................................................... 13
2.3.2. Phần hội ........................................................................................................
13

2.4

Tóm

tắt


chương

2 ................................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: LỄ HỘI ĐÌNH NGUYỄN TRUNG TRỰC TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG ..................
16
3.1. Lễ hội đình Nguyễn Trung Trực trong đời sống tinh thần của người dân ..........
16
3.1.1. Giá trị tâm linh ..............................................................................................
16
3.1.2. Giá trị giáo dục truyền thống ........................................................................
16
3.1.3. Giá trị cố kết cộng đồng ................................................................................
17


3.2. Những tác động của lễ hội đình Nguyễn Trung Trực .........................................
17
3.2.1. Đối với môi trường tự nhiên .........................................................................
17

3.2.2.

Đối

với

đời


sống



hội ................................................................................ 18
3.3. Định hướng và giải pháp phát triển lễ hội đình Nguyễn Trung Trực gắn với du
lịch
18

..............................................................................................................................

3.3.2. Giải pháp đảm bảo môi trường tự nhiên .......................................................
18
3.3.3. Giải pháp đảm bảo mơi trường văn hóa .......................................................
19
3.3.4. Giải pháp về dịch vụ .....................................................................................
20
3.3.5. Giải pháp về bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống lễ hội Nguyễn
Trung Trực ..............................................................................................................
21
3.4 Tóm tắt Chương 3 ................................................................................................
24
KẾT LUẬN ...................................................................................................................
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
26


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Rạch Giá có nền văn hóa bản địa đặc sắc. Người Hoa, người Việt và
người Khmer đã tạo nên văn minh xứ Rạch Giá cực kỳ độc đáo Tại Rạch Giá có rất
nhiều ngơi đền, chùa và nhiều cơng trình thờ tự linh thiêng nổi tiếng khắp vùng Nam
Bộ. Trong đó tiêu biểu là lễ hội đình Nguyễn Trung Trực. Đây là lễ hội truyền thống tổ
chức hằng năm nhằm để tưởng niệm, bày tỏ lòng tri ân công đức đối với vị anh hùng
Nguyễn Trung Trực một nhân vật lỗi lạc đã ghi một dấu son chói lọi vào trang sử hào
hùng của dân tộc với câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới
hết người Nam đánh Tây”. Kiên Giang với điểm mạnh về di tích văn hóa - lịch sử và
lễ hội đặc sắc. Đó là tiền đề đưa ngành du lịch Kiên Giang trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn trong những năm tới, đặc biệt là du lịch tâm linh.
Trong bài viết này chúng tôi tập trung nghiên cứu về lễ hội đình Nguyễn Trung
Trực tại đình thần Nguyễn Trung Trực, tọa lạc tại số 14, đường Nguyễn Công Trứ,
phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, nơi đây được cơng nhận là
di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Trong đình có phần mộ của ơng Ngũn Trung
Trực và phía bên sơng là chứng tích chiến tranh tiểu hạm Espérance được phục chế lại.
Hằng năm vào những ngày 26, 27, 28 tháng tám âm lịch người dân, khách thập
phương hội tụ về đình Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá để cùng nhau tổ
chức và tham gia lễ hội.
Điểm mạnh của lễ hội là mang đến số lượng lớn khách du lịch từ thập phương
đổ về mang lại giá trị phát triển kinh tế rất cao cho Thành phố Rạch Giá nói riêng và
tỉnh Kiên Giang nói chung. Các loại hình lưu trú, lữ hành, ẩm thực được khai thác và
mang lại hiệu quả rất lớn. Và cũng qua đó hình ảnh tỉnh nhà Kiên Giang, nơi mà nổi
tiếng với “Gạo Rạch Giá, Cá Hà Tiên, Tiền Phú Quốc” lại được đông đảo từ khắp mọi
nơi biết đến. Bên cạnh những lợi ích của lễ hội mang lại, cũng xuất hiện nhiều những
hạn chế liên quan đến địa điểm lưu trú, vệ sinh an tồn và tệ nạn trong lễ hội.
Chính vì thế tơi chọn đề tài “Lễ hội Ngũn Trung Trực với việc phát triển du
lịch Tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang từ năm 2022 đến năm 2025” làm đề tài

1



nghiên cứu. Qua đó đóng góp một số ý kiến, giải pháp để phát triển có hiệu quả du lịch
tại tỉnh Kiên Giang.
2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan
1.

Võ Thanh Xuân. 2014. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội

anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. Luận văn thạc sĩ
Văn hóa học.
Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
2.

Huỳnh Quốc Huy. 2017. Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn

Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học. Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
3.

Đồn Cơng Mạnh. 2019. Nghiên cứu, định hướng bảo tồn và phát huy

giá trị di sản văn hóa phi vật thể lễ hội. Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học. Đại Học Hà
Nội.
4.

Giang Minh Đoán. 1991. Nguyễn Trung Trực – anh hùng kháng chiến

chống Pháp. NXB Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
5.


Cao Tự Thanh. 2005. Việt Nam bách gia thi. NXB Văn hố Sài Gịn.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Tổng hợp các lý thuyết và thực tiễn liên quan đến lễ hội Nguyễn Trung Trực
gắn với du lịch tâm linh, phân tích thực trạng du lịch tâm linh tại thành phố Rạch Gía
tỉnh Kiên Giang, đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh gắn liền
với lễ hội Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ
năm 2022 đến năm 2025.
3.2 Mục tiêu cụ thể
-

Tổng hợp các lý thuyết và thực tiễn liên quan đến lễ hội Nguyễn Trung

Trực gắn với du lịch tâm linh.
-

Phân tích thực trạng du lịch tâm linh tại thành phố Rạch Gía tỉnh Kiên

Giang

2


-

Đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh gắn liền với

lễ hội Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang giai đoạn từ năm
2022 đến năm 2025.

4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Các lý thuyết liên quan đến việc phát triển du lịch văn hóa, tâm

-

Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại Kiên Giang?

-

Các giải pháp về dịch vụ và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền

linh?

thống của lễ hội Nguyễn Trung Trực gắn liền với sự phát triển du lịch tại Thành
phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lễ hội truyền thống Nguyễn Trung Trực tại
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
5.2 Phạm phi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về lễ hội Ngũn Trung Trực phương pháp chính mà nhóm sử
dụng ở đây là tổng hợp và phân tích tài liệu Phương pháp phân tích lý thuyết:
+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài
liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài

cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗi tác giả
có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
Phương pháp tổng hợp lý thuyết:
+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch.
+ Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.
3


+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng
động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác.
+ Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu,
chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
+ Giải thích quy luật. Cơng việc này địi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để
đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.
7. Mơ hình nghiên cứu
(1) Vị anh hùng dân tộc
(2) Lịch sử lâu đời
(3) Chính quyền tạo điều kiện

Lễ Hội Nguyễn Trung Trực
Gắn với du lịch tâm linh

(4) Người dân ủng hộ
(5) Nghi lễ thờ cúng độc đáo
(6) Dịch vụ, cơ sở hạ tầng tốt

8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Và Tổng Quan Về Địa Bàn Nghiên Cứu

Chương 2: Thực Trạng Lễ Hội Đình Nguyễn Trung Trực Tại Thành Phố Rạch
Giá, Tỉnh Kiên Giang
Chương 3: Lễ Hội Đình Nguyễn Trung Trực Trong Việc Phát Triển Du Lịch
Tại Thành Phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA
BÀN NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm lễ hội
Lễ hội gồm hai phần: phần Lễ và phần Hội.
4


Phần lễ (hay còn gọi là nghi lễ): Tùy theo tính chất của lễ hội mà phần lễ sẽ
mang sắc thái riêng, có thể là những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ
niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó, cũng có thể thuộc về tín ngưỡng tơn giáo bày tỏ
lịng tơn kính với các bậc thánh hiền và thần linh cầu mong điều tốt đẹp đến với cuộc
sống. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng và thiêng liêng, chứa đựng những giá trị
truyền thống tốt đẹp, giá trị thẩm mĩ và triết học sâu sắc.
Phần hội: Là cuộc vui chung được tổ chức cho đông đảo người dân tham gia,
theo phong tục hoặc dịp đặc biệt. Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hóa truyền
thống nhưng nội dung phạm vi của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt, luôn
luôn được bổ sung bởi các yếu tố văn hóa mới. Cũng có những lễ hội mà ở đó hai phần
lễ và phần hội hịa quyện với nhau, trong đó trọng tâm là phần Hội, nhưng bản thân
phần hội đã mang trong mình ý ngĩa tâm linh của phần Lễ. Vì vậy, phần Lễ và phần
Hội là một thể thống nhất, không thể chia tách; Lễ là nội dung, Hội là hình thức; Lễ là
phần Đạo, Hội là phần đời; Lễ là cộng mệnh, Hội là cộng cảm; Hội gắn liền với lễ và
chịu sự quy định nhất định của Lễ. Cũng có nhà nghiên cứu đã cho rằng, để tìm hiểu
văn hóa Việt Nam, văn hóa lúa nước, văn hóa làng xã Việt Nam, người ta có thể tìm
hiểu thơng qua các lễ hội hoặc trực tiếp tham gia vào các lễ hội. Từ đó có thể thấy các
lễ hội là một tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng.

1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng
Từ xưa đến nay nhân dân Việt Nam luôn quan niệm rằng bên cạnh cuộc sống
vật chất với thân xác cịn có cả cuộc sống tinh thần với tâm linh. Từ đó đã hình thành
nên một hệ tư tưởng rất sâu bền ở mọi người là hệ tư tưởng về thần quyền với một hệ
thống
thần linh mà ai nấy đều tôn trọng, hệ tư tưởng ấy đã dần trở thành tín ngưỡng.
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi
gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho
cá nhân và cộng đồng.
1.1.3. Khái niệm du lịch và du lịch tâm linh
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
5


dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Nhìn từ góc độ kinh tế, du lịch là một
ngành kinh tế, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi,
có hoặc khơng kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và
các nhu cầu khác. Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế độc đáo phức tạp, có tính đặc
thù, mang nội dung văn hố sâu sắc và tính xã hội cao.
Du lịch tâm linh là một loại hình du lịch văn hóa tâm linh, lấy yếu tố tâm linh là
mục tiêu để thỏa mãn nhu cầu từ con người. Chính vì thế du lịch tâm linh được diễn ra
bằng các hoạt động khai thác giá trị văn hóa phi vật thể, nhận thức của con người về
tín ngưỡng, tôn giáo, yếu tố tâm linh, và những điều đặc biệt khác để thỏa mãn nhu cầu
của con người. Từ du lịch tâm linh sẽ mang đến cho khách du lịch những cảm xúc
thiêng liêng và giá trị tận sâu tâm hồn. Trong những năm gần đây, ngành du lịch tại
Việt Nam đang trên đà phát triển khá mạnh mẽ, cùng với đó là loại hình du lịch tâm
linh đã góp một phần khơng nhỏ vào sự phát triển đó.
1.2 Khái quát thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
1.2.1. Sơ lược lịch sử

Theo khẩu truyền, có tên gọi Rạch Giá vì xưa kia nơi đây có rừng cây Giá mọc
theo ven biển, có một lạch nước chảy ngang qua ra biển. Theo sách Gia Định thành
thơng chí: Lạch Giá có tên chữ thường gọi là Giá Khê. Ngồi ra, còn gọi là Giá Đà, Sái
Phu…Tương truyền xưa, khu rừng cây giá này rất nhiều ong mật đóng ổ, người “ăn”
ong cạo mật bỏ tàng ong, sáp trắng trôi đầy sơng, từ đó người Khmer mới gọi là chợ
Kramuol-so (sáp ong màu trắng).
Năm 1739, Mạc Thiên Tứ lập ra huyện Kiên Giang, đặt trấn lỵ tại đây. Trong
Đại Nam nhất thống chí, mục “Thành Trì” có ghi: “Huyện nảo (đồn canh của huyện)
Kiên
Giang mặt trước dài 19 trượng 2 thước, bề ngang dài 12 trượng 6 thước, ở địa phận xã
Vân Tập, vào năm Thiệu Trị nguyên niên (1841). Chợ Sái Phu, ở huyện Kiên Giang,
tục danh là chợ Lạch Giá, phố xá liền lạc, ghe buôn đến đậu đông đảo.” Mục Từ Miếu
ghi:
“Đền cổ Giá Đà, ở huyện Kiên Giang, nguyên trước gọi là miếu Hội đồng…; Đền cổ
Bắc Đế: Ở Kiên Giang, phía tả Lạch Giá…; Đền Nguyễn Văn Điểu: Ở địa phận xã
6


Vân Tập, huyện Kiên Giang. Ông Nguyễn Văn Điều, nguyên Quản cơ Vĩnh Long, năm
Minh Mạng thứ 21 (1840) ông đi bộ vụ (đi bắt giặc bị trận vong, được tặng chức Phó
Quản cơ
và thường có hiển linh, nên năm Thiệu Trị thứ 2 (1842) người nơi ấy lập đền thờ.”
Xưa kia, phía Bắc chợ Rạch Giá là vùng đất hoang vắng, nhiều nơi đất bị ngập
nước khá sâu; thú dữ thường lui tới…Người Việt và nhất là người Hoa ở xung quanh
chợ Rạch Giá chỉ chuyên lo buôn bán, cuốc rẫy trên đất giồng. Cũng có nhiều người
Việt, người Khmer ở ngoại vi chợ làm ruộng.
Sau đó, chợ Rạch Giá có bước phát triển, dần dần trở thành một hải cảng, quy tụ
cư dân, thuyền bè từ Hải Nam (Trung Quốc), Tân Gia Ba (Singapore), Xiêm (Thái
Lan) …ra vào tấp nập. Tả ngạn của Rạch Giá là làng Vĩnh Huề (Vĩnh Hòa) với chợ
búa, phố xá, chùa chiền sầm uất. Bên cạnh làng Vân Tập với số đông cư dân làm nghề

rẫy. Hữu ngạn Rạch Giá là làng Thanh Lương nằm trên giồng đất cao; rừng chạy dọc
theo biển, ở đây có khá đơng người Khmer cư ngụ.
1.2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là một trong 4 đô thị trọng điểm của
Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là đơ thị lớn của vùng, là khu vực có nền kinh
tế phát triển năng động của cả nước. Thành phố Rạch Giá có 12 đơn vị hành chính cấp
xã trực thuộc gồm 11 phường: An Bình, An Hịa, Rạch Sỏi, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hiệp,
Vĩnh Lạc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thông và xã
Phi Thông.
Về đường bộ, từ trung tâm thành phố Rạch Giá cách thành phố Cần Thơ
120 km về phía Đơng, cách thành phố Hồ Chí Minh 248 km về Đơng – Bắc,
cách thị xã Hà Tiên thuộc Kiên Giang 90 km về phía Tây – Bắc.
Đường biển, từ cửa biển Vịnh Thái Lan – Rạch Giá cách huyện đảo Phú Quốc
trên 70 hải lý về hướng Tây, cách thị trấn Hòn Tre – Trung tâm huyện đảo Kiên Hải
khoảng 15 hải lý về hướng Tây – Nam. Về đường hàng không, du khách có thể đi từ
sân bay Rạch Giá đến với Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.
Phía Đơng – Nam tiếp giáp huyện Châu Thành;
Phía Đơng – Bắc tiếp giáp với huyện Tân Hiệp;
7


Phía Tây – Nam giáp vịnh Thái Lan có thể nhìn thấy các đảo gần, đảo xa. Gần
tầm mắt nhất là đảo Hòn Tre (Hòn Rùa) thuộc huyện Kiên Hải nằm đối diện với cửa
biển Rạch Giá;
Phía Tây – Bắc là cụm núi Ba Hòn: Hòn Đất, Hòn Me và Hịn Sóc thuộc huyện
Hịn Đất.1
Điều kiện thời tiết, thể hiện rõ 2 mùa khô và mùa mưa. Hằng năm, mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, thông thường mưa từ 120 ngày đến 170 ngày/
năm, mưa nhiều nhất vào thời kỳ gió Tây – Nam chiếm khoảng 90% đến 95% lượng
mưa trong năm, những cơn mưa lớn nhất có thể đạt vũ lượng trên 350 m.m vào khoảng

tháng 7 và tháng 8 hàng năm.
Do đặc điểm về điều kiện địa lý và tự nhiên, Vịnh Thái Lan – Rạch Giá là một
miền biển trù phú, được biết đến xưa nay với kinh tế rất phong phú, đa dạng, đó là
thương mại-dịch vụ và du lịch, khai thác và chế biến hải sản, cung cấp cho nhiều nơi
trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Rạch Giá, tuy khơng có bãi cát,
khơng có đảo, nhưng nếu du khách đến Rạch Giá bằng đường bộ, sau những cảnh
quang mênh mơng của ruộng lúa phì nhiêu ở các vùng phụ cận, du khách sẽ cảm nhận
được hương vị của biển. Vị trí thích hợp là dọc theo tuyến ven biển thuộc khu lấn biển
420 ha và khu 16 để ngắm nhìn ra biển vào buổi chiều sẽ thấy mặt trời hồng hơn đỏ
rực về phía biển Tây; xa xa lô nhô những đảo lớn nhỏ ẩn hiện trên nền xanh của biển;
những tàu đánh cá lướt sóng chập chùng; những vạt cây rừng của vùng ngập mặn xanh
ngát ven bờ…tất cả hòa trộn nên cảnh sắc “Hồng hơn biển Tây” thơ mộng và quang
cảnh đặc trưng của Rạch Giá trong quần thể vùng đất Biển – Đảo Kiên Giang.
1.2.3. Cư dân
Từ vùng đất rộng người thưa, Rạch Giá là nơi cộng cư của người Việt, Hoa và
Khmer, nhưng chiếm đa số là người Việt và Khmer. Trước đời Vua Gia Long, dân
chúng đã chọn lựa vài gị cao ven các sơng rạch để cư trú. Từ làng chài nhỏ ven cửa
sông, Rạch Giá dần phồn thịnh hơn nhờ buôn bán lúa gạo và thương mại sung túc. Vào
TK XVII, tức thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vùng Rạch Giá nay là một trong 7 đơn
vị hành chính thuộc Trấn Hà Tiên xưa.
1 Bản đồ Việt Nam (2021) />
8


1.3. Tóm tắt chương 1
Thơng qua một số lý thuyết khái niệm về du lịch, tín ngưỡng, tâm linh… và
tổng quan về địa bàn nghiên cứu, đã cung cấp cơ bản kiến thức nền tảng để đi sâu
nghiên cứu về thực trạng và giải pháp ở chương 2 và chương 3.
Qua đó ta thấy, Tùy theo hồn cảnh, trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi
dân tộc, mỗi địa phương, quốc gia mà niềm tin váo cái thiêng thể hiện ra các hình thức

tín ngưỡng cụ thể khác nhau, chẳng hạn như niềm tin vào đức chúa, niềm tin vào đức
phật, thần...Các hình thức tín ngưỡng này dù rộng hay hẹp khác nhau, dù phổ quát trên
toàn thế giới hay là đặc thù của mỗi dân tộc thì cũng là một thực tế biểu hiện niềm tin
vào cái thiêng liêng chung của con người mà thôi.
Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Kiên
Giang. Rạch Giá cũng là nơi đầu tiên của Việt Nam tiến hành việc lấn biển để xây
dựng đơ thị mới. Nơi đây ngồi các di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, cịn có khu thể
thao đạt chuẩn quốc gia và rất nhiều khu vực vui chơi giải trí hấp dẫn. Ngày nay, thành
phố biển này khá nhộn nhịp với nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa và du lịch, đây thực
sự là điểm dừng chân, nghỉ ngơi lý tưởng của du khách trước khi đến với Hà Tiên, Phú
Quốc, Nam Du và các địa danh khác của Kiên Giang. Thành phố Rạch Giá có các cơ
sở thờ tự đã được nhà nước cấp bằng công nhận “Di tích Lịch sử Văn hóa - Kiến trúc”
như: Chùa Tam Bảo, Phật Lớn, Láng Cát, Quan Đế, đền thờ Anh hùng dân tộc Ngũn
Trung Trực, đình Vĩnh Hịa… Đặc biệt, Lễ hội truyền thống kỷ niệm Ngày hy sinh của
Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào các ngày 26, 27 và 28 tháng Tám
Âm lịch hàng năm thu hút trên 1 triệu lượt du khách hành hương khắp các nơi đến
dâng hương, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng lễ hội; là dịp giới
thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh nhà và xúc tiến, đầu tư, phát triển kinh tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI ĐÌNH NGUYỄN TRUNG TRỰC

9


TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG
2.1. Hiện trạng đình Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang
Đền thờ Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại số 14 đường Nguyễn Công Trứ, phường
Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Mặt đền quay ra cửa biển.
Ban đầu, đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá do dân chài dựng nên
bên dịng sơng Kiên và rạch Lăng Ơng và chỉ cách biển Đơng độ chừng trăm mét. Qua

lần sửa chữa vào năm 1881, ngơi đình đã khang trang hơn. Nhưng để có diện mạo như
ngày hơm nay, chính là nhờ lần khởi cơng sửa chữa lớn vào ngày 20 tháng 12 năm
1964, khánh thành ngày 24 tháng 2 năm 1970, do kiến trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết
kế, với tồn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân đóng góp.
Đình thần được xây dựng theo kiểu chữ tam (chữ Hán: 三), gồm có chánh điện,
đơng lang và tây lang. Cổng đền có ba cửa (tam quan), cổ kính với mái ngói hai tầng
trang trí hình “lưỡng long tranh trân châu” trên đỉnh không chỉ là biểu tượng cho sức
mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước
vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Trong tâm thức người dân Việt Nam,
Rồng có vị trí đặc biệt về văn hố, tín ngưỡng, đó là biểu tượng cho quyền uy tuyệt đối
của các đấng Thiên Tử. Rồng cũng đứng đầu trong tứ linh "Long, Lân, Quy, Phượng".
Hình ảnh Rồng cũng xuất hiện thuở sơ khai với sự tích "con rồng, cháu tiên" và tập
quán trồng lúa nước, trong đó Rồng đóng vai trị giúp gió mưa thuận hồ. Hình ảnh
Rồng ngẩng cao đầu, miệng há rộng ngậm ngọc quý, mào rồng hình lửa cùng tai bờm
và râu vút lên uy nghi hướng về phía mặt trời là biểu tượng cho sức mạnh thần thánh.
Hai bên là đôi câu đối bằng chữ Quốc ngữ được đắp nổi sơn vàng trên nền đỏ. Đó là
hai câu trong bài thơ Điếu Nguyễn Trung Trực của danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt: “Hỏa
hồng Nhật Tảo oanh thiên địa, Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”.
Qua khỏi cổng, là một lư hương lớn bằng đá, và bức tượng Nguyễn Trung Trực
đúc bằng đồng, có màu nâu đỏ. Trước đây, tượng thờ này đặt trước khu “chợ nhà lồng”
Rạch Giá, nay sơn lại màu nâu đỏ, và được di dời vào đây. Kế đến là ngơi chánh điện
được thiết kế với mái ngói cong bốn góc, ở các viền góc đều có trang trí hoa văn hình
rồng và lá cúc. Mặt trước chánh điện có hai trụ cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới
10


lên quấn quanh cột. Trong chánh điện, cột và kèo đều bằng bê tơng. Đền có tất cả
mười cột, mà mỗi cột đều có chân hình bát giác, phía trên có đắp nối hai lớp cánh sen.
Ngồi ra, ở nơi đây các hoành phi, câu đối đều được sơn son thiếp vàng, làm cho các
nơi thờ vừa trang nghiêm vừa lộng lẫy. Trong chánh điện có rất nhiều bàn thờ, lần lượt

từ ngồi vào trong có các bàn thờ chính như sau:
-

Bàn thờ Chánh soái Đại càn.

-

Bàn thờ 30 vị anh hùng dân tộc.

-

Bàn thờ Cửu huyền thất tổ

-

Long đình cùng di ảnh (ảnh nhỏ) Nguyễn Trung Trực.

-

Bàn để di ảnh (ảnh lớn) Nguyễn Trung Trực.

-

Bàn thờ Chư vị.

-

Bàn thờ hội đồng trăm quan cựu thần

Gian cuối ngơi đền có ba ngai thờ chính:

-

Ngai chính giữa thờ Nguyễn Trung Trực. Phía trên bệ thờ, có bức

hồnh ghi bốn chữ: Anh Khí Như Hồng (英 气 如 虹), tức ca ngợi khí tiết hào
hùng của ơng sáng như cầu vồng bảy sắc.
-

Phía bên trái có ngai thờ chung thờ Phó cơ Ngũn Hiền Điều và

Phó lãnh binh Lâm Quang Ky.
-

Phía bên phải là ngai thờ thần Nam Hải Ðại tướng quân.

Đông lang và tây lang, có các bàn thờ: Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu
hiền, Thủy long, Đồng bào nghĩa quân liệt sĩ.
Mộ Nguyễn Trung Trực nằm trong khuôn viên, Ở góc phải mộ có một tảng đá
nhỏ ghi ngày đặt viên đá đầu tiên xây mộ là là ngày 18 tháng 10 năm 1986. Bên phải là
nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thơng tin đã cơng nhận mộ và đền Ngũn Trung
Trực là di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia.
2.2. Sơ lược lịch sử về Nguyễn Trung Trực
Nguyễn Trung Trực là vị anh hùng dân tộc mà tên tuổi gắn liền với những chiến
công vang dội đã đi vào trang sử hào hùng, đó là: trận đốt cháy tàu Espérance trên vàm
11


Nhật Tảo năm 1861 và lần đầu tiên tiêu diệt đồn lũy đầu não của giặc Pháp ngay tại
tỉnh lỵ Rạch Giá vào năm 18682 . Nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt, ca ngợi vị anh

hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống thực dân
Pháp tại tỉnh Long An năm 1861 với hai câu thơ nổi tiếng trích trong bài Điếu Nguyễn
Trung Trực “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ
thần” 3. Thể hiện ý chí độc lập tự do của người dân phương Nam nói riêng, dân tộc
Việt Nam nói chung.
Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, tự là Chơn. Do tính tình ngay
thật và cũng từ tên Chơn mà thầy dạy học đã đặt tên Trung Trực cho ơng. Ơng sinh
năm 1838 tại thơn Bình Nhật, tổng Cửu Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định
(nay là xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ơng xuất thân từ một gia đình
sinh sống bằng nghề chài lưới.
Năm 23 tuổi, Nguyễn Trung Trực tham gia lực luợng nghĩa quân chống Pháp,
giữ chức quyền sung quản binh đạo, thường được gọi là Quản Lịch.
Ngày 10/12/1851 sau khi nắm được tình hình qui luật hành quân của giặc,
Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy nghĩa quân phối hợp cùng nhân dân địa phuơng dùng
mưu kế tổ chức tấn cơng, tiêu diệt lính Pháp trên tàu, tiêu hủy tồn bộ chiếc tàu
Espérance trên sơng Nhật Tảo.
Sáng ngày 16 tháng 06 năm 1868 Nguyễn Trung Trực đã chủ động tấn công đồn
Rạch Giá. Sau một trận quyết chiến giáp lá cà, hầu hết quân địch trong đồn bị giết, kể
cả đồn truởng và chủ tỉnh Rạch Giá.
Tháng 9 năm 1868 quân Pháp do tên bán nước Huỳnh Công Tấn dẫn đường đổ
bộ lên Phú Quốc bao vây, tiêu diệt nghĩa quân. Lưc lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng
nề. Bị vây hãm nhiều ngày, lương thực cạn kiệt, để tránh cho nghĩa quân khỏi bị tiêu
diệt hoàn toàn ông đành phải để cho giặc bắt.

2 Cổng thông tin điện tử Kiên Giang (2013) />3 Cao Tự Thanh (2005): Việt Nam bách gia thi, NXB Văn hố Sài Gịn />%B3nh-M%E1%BA%ABn-%C4%90%E1%BA%A1t/%C4%90i%E1%BA%BFuNguy%E1%BB%85n-Trung-Tr%E1%BB
%B1c/poem-9ire0WuhNkVlutASDT1gyQ.

12



Ngày 27/10/1868 Nguyễn Trung Trực bị địch giải về Rạch Giá xử tử, anh hùng
Nguyễn Trung Trực hy sinh, để lại cho đời sau câu nói bất hũ “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ
nước Nam thì nước Nam mới hết người đánh Tây”.
2.3. Tiến trình của lễ hội đình Nguyễn Trung Trực
2.3.1. Phần lễ
Theo phóng sự về “Lễ hội Nguyễn Trung Trực ở thành phố Rạch Giá” 4. Lễ rước
sắc bắt đầu vào 4 giờ sáng để tưởng niệm ngày 16/06/1868 vào lúc 4 giờ sáng Nguyễn
Trung Trực dẫn quân xuất phát từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu
Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang gây hoang mang trong quân lính
Pháp5. Về sau nhân dân chọn 4 giờ để khởi hành lễ rước sắc, hàng nghìn người đã có
mặt tại cổng Tam Quan một địa điểm nổi bật của thành phố Rạch Giá. Đi đầu là đội cờ
cùng các đoàn Lân – Sư – Rồng, theo sau là Ban chức sắc của đình trong trang phục áo
dài, khăn đống màu lam người đánh chiêng, người cầm khay rượu, tiếp theo là kiệu
thỉnh bài vị của Nguyễn Trung Trực, đi song song hai bên kiệu là đồn binh khí. Học
sinh của các trường cầm cờ với trang phục trang nghiêm, trịnh trọng để thể hiện lòng
biết ơn và tiếp nối các giá trị truyền thồng. Tiếp đến là mơ hình tàu Espérance được
trang hồng lộng lẫy và phát họa hình ảnh anh hùng Nguyễn Trung Trực trên tàu trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau cùng là đoàn xe hoa và phẩm vật dâng
cúng từ nhân dân. Đoạn đường diễu hành hơn 3km đi rất chậm khoảng 6 giờ sáng đồn
dừng lại tại cơng viên tượng đài Nguyễn Trung Trực. Đến nơi Ban trị sự cùng ban
chức sắc thỉnh bài vị từ kiệu vào bàn lễ trước tượng đài Nguyễn Trung Trực. Tại đây
nhân dân dự lễ được nghe lại những chiến công lớn và sự hy sinh anh dũng của
Nguyễn Trung Trực cùng các vị tiền bối. Đến 8 giờ sáng đoàn đưa sắc về nhập đình,
người dân đón sắc thần với lịng thành kính như đang được đón vị anh hùng dân tộc từ
cõi xa trở về. Sau khi thỉnh sắc vào đình chờ làm lễ tế chính thức người dân sẽ vào
dâng hương.

4 Huỳnh Quang Vũ (2019), lễ rước sắc thần Nguyễn Trung Trực 2019 từ cổng Tam Quan về công viên tượng đài
ông Nguyễn, [video], />5 Người kể sử khơi dậy tình yêu sử />
13



2.3.2. Phần hội
Phần hội tùy theo đặc điểm của từng năm, quy mơ tổ chức trị chơi sẽ có nhiều
hoặc ít. Trong lễ hội có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cải lương, hát bội, đờn ca
tài tử, trò chơi dân gian diễn ra xuyên suốt trong vòng 3 ngày ở nhiều địa điểm trên địa
bàn thành phố. Một số trị chơi dân gian với quy mơ lớn như: đua xuồng 3 lá, hội hoa
đăng. Cùng các trò chơi dân gian như: đập nồi, nhảy bao, kéo co, đẩy gậy, đấu cờ.
Được tổ

chức thường mang tính cộng đồng và hơn là ý nghĩa tín ngưỡng. Ngồi ra phần hội có
nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sơi động, thi múa Lân – Sư – Rồng, thi ẩm thực,
triển lãm thư pháp, triển lãm ảnh đường phố, giao lưu văn nghệ giữa 03 dân tộc Kinh,
Hoa, Khmer.
2.4 Tóm tắt chương 2
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ghi danh sử sách với câu nói khí phách
bất hủ: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người nước Nam đánh Tây."
Sự hy sinh của cụ Nguyễn Trung Trực đã góp phần hun đúc lịng u nước, ý
chí quật khởi, kiên cường chống giặc ngoại xâm của người dân vùng Đồng bằng sơng
Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Lễ hội được tổ chức quy mơ lớn thu hút được đơng đảo du khách trong và ngồi
tỉnh đến tham gia, số lượng du khách tăng dần theo các năm. Ngồi ra cịn có những
người là hậu duệ của cụ Nguyễn từ các nơi khác về tham dự. Các nghi lễ được tiến
hành nghiêm trang đảm bảo tính thiêng liêng của lễ hội. các hiện tượng xin xăm, mê
tín dị đoan, bói tốn, ... khơng có trong lễ hội. Đây là lễ hội được thực hiện từ sự vận
động tài chính, nguồn lực từ chính bà con nhân dân trong và ngồi tỉnh, đội ngũ tình
nguyện viên phục vụ lễ hội đông đảo. Khách tham quan không chỉ đến cúng đình, ăn
uống và xem nghệ thuật miễn phí mà cịn được ngủ nghỉ, khám bệnh miễn phí. Ban tổ
chức và ban tổ chức hợp tác để khơng có sự hiện diện của các tổ chức và không bán
hàng trong khu vực diễn ra các hoạt động lễ hội. Công ty bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm được thắt chặt, không để thực hiện các trạng thái độc quyền ăn uống trong thời
14


gian diễn ra lễ hội. Môi trường bảo vệ được bảo mật, khơng xảy ra tình trạng Lắng
đọng rác. Lưu trú dịch vụ mặc định dù cháy phịng nhưng khơng có dịch vụ tăng trạng
thái. Cơng tác an tồn chống cháy nổ được kiểm tra an tồn. Tình trạng giao thơng
được kiểm tra, khơng xảy ra tình trạng xe cộ gây tắc nghẽn giao thông khu vực xung
quanh đền thờ.
Đây là lễ hội văn hóa truyền thơng của người dân của tỉnh Kiên Giang nói riêng
và của người dân của tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung. Lễ hội là dịp khơi lại
hệ thống đấu tranh bất khuất của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Du lịch văn
hóa hiện đang là hình thức du lịch thu hút được nhiều khách hàng trong và ngồi nước,
nhu cầu tìm hiểu về lịch sử, văn hóa dân tộc là nhu cầu ngày càng được chú trọng.
145 năm trôi qua kể từ ngày Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh,
trước đây là lễ giỗ nay đã trở thành một lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân Nam
Bộ.
Thời gian đã minh chứng, sự kiện này đã tự thân lan tỏa và có sức sống lâu bền trong
đời sống nhân dân đương đại. Vì vậy, để lưu giữ đồng thời phát huy di sản phi vật thể
quý giá, tỉnh Kiên Giang đã đi đúng hướng khi mạnh dạn xã hội hóa, đưa tài sản này
về với nơi đã bắt nguồn và sản sinh ra nó.

15


CHƯƠNG 3: LỄ HỘI ĐÌNH NGUYỄN TRUNG TRỰC TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG
3.1. Lễ hội đình Nguyễn Trung Trực trong đời sống tinh thần của người
dân
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt mang tính tập thể phản

ánh nhiều mặt của đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của cộng đồng. Lễ hội Nguyễn
Trung Trực là hoạt động tinh thần gắn kết mọi người đến với nhau để cùng chung một
niềm tin hướng về vị anh hùng dân tộc. Bản chất lễ hội nói lên việc ứng xử của con
người trong đời sống văn hóa cộng đồng. Q trình ứng xử của con người với thần linh
thể hiện ý thức về cội nguồn đó là phần lễ. Phần hội mọi người gặp gỡ, vui chơi với
nhau tạo thành nét văn hóa đặc sản.
Các hoạt động trong lễ hội không những tái hiện cuộc sống mà nó góp phần giữ
gìn và bảo tồn nền văn hóa dân tộc, được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Hình thức
và nội dung của lễ hội phản ánh đầy đủ và sinh động đời sống vật chất và tinh thần xã
hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đồng thời qua quá trình hình thành và tồn tại, lễ
hội đã có tác động mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu sắc tới tồn thể cộng đồng dân cư
Kiên Giang nói chung và thành phố Rạch Giá nói riêng.
3.1.1. Giá trị tâm linh
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu đời sống
tâm linh. Đó là đời sống con người hướng về cái cao cả thiêng liêng chân – thiện –mỹ
cái mà con người luôn ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tơn giáo tín
ngưỡng.
Mọi người đến tham gia lễ hội Nguyễn Trung Trực đều mang trong mình một
tâm linh hướng về cõi siêu nhiên. Bởi vị anh hùng đã xả thân vì tổ quốc “sống khơn,
thác linh”. Họ gạt những bộn bề trong cuộc sống thường ngày, những lo toan, bon che,
tính tốn. Họ đến với lễ hội với tâm thế của những người “phàm tục” mong muốn được
“ơn trên” ban phước, “chứng dám” cho tấm lòng thành. Là nơi để họ trút những suy tư,
cầu lấy may mắn cho gia đình, cho bản thân, đây là điều mà tiền bạc dù nhiêu đến bao
nhiêu cũng không bao giờ mua được. 3.1.2. Giá trị giáo dục truyền thống

16




×