Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn tiếng việt lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.23 KB, 13 trang )

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của
việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Công việc này đựơc bắt đầu bằng
cách luyện cho học sinh phát âm đúng các âm vị Tiếng Việt rồi tiến đến đọc
hiểu văn bản và thể hiện bằng bước cuối cùng là đọc diễn cảm văn bản.
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt
động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đựơc thể hiện trong
4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập
đọc là một phân mơn có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì nó
đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng
quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên này.
Đọc giúp học sinh chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp
và học tập, đây là một công cụ giúp học sinh học tốt các môn học. Việc dạy Tập
đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái
đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lơ gíc cũng như có hình ảnh về các
sự vật có xung quanh cuộc sống của chúng ta. Như vậy, dạy Tập đọc có một ý
nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn
mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy.
Trong các trường Tiểu học ở huyện nói chung và trường Tiên Sơn nói
riêng nhìn chung đều có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và chun mơn
nghiệp vụ vững vàng, bên cạnh đó là những giáo viên trẻ nhiệt tình ham học hỏi.
Học sinh phần lớn có tinh thần học tập, ham hiểu biết. Tuy vậy, năng lực học tập
và khả năng nhận thức của các em có khác nhau, khả năng đọc diễn cảm của các
em cũng khác nhau. Việc đọc diễn cảm của học sinh so với yêu cầu là chưa đáp
ứng được. Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc đúng, đọc to, rõ ràng mạch
lạc, số các em đọc diễn cảm chưa tốt, chưa đạt được yêu cầu đề ra
Làm thế nào để học sinh có khả năng đọc diễn cảm tốt trong giờ tập đọc
để từ đó phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, các em thấy được cái
hay cái đẹp của văn học, của cuộc sống xung quanh... Xuất phát từ những lý do
trên, tôi đã mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm góp
phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4”.


Mục đích khi thực hiện biện pháp để rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong phân
môn Tập đọc lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Tôi đã áp dụng biện pháp
tại lớp 4B - Trường Tiểu học Tiên Sơn. Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm
2022
Trong q trình nghiên cứu, tơi đã sử dụng các phương pháp phân tích và
tổng hợp lí thuyết, điều tra, so sánh, thực nghiệm giáo dục, nghiên cứu tài liệu
và sản phẩm hoạt động sư phạm.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP
ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN SƠN
1. Ưu điểm


2

- Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị thuận lợi cho việc
dạy và học. Ban giám hiệu nhà trường, tổ chun mơn 4+5 có năng lực, sẵn sàng
giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong công tác chuyên môn
- Trong giảng dạy phân môn Tập đọc, giáo viên xác định được yêu cầu
cần đạt khi dạy từng dạng bài, được trang bị về phương pháp giảng dạy bộ môn,
vận dụng những ưu điểm của phương pháp dạy học cũ với những mặt tích cực
của phương pháp dạy học mới để giảng dạy đạt hiệu quả.
- Trong giờ dạy tập đọc, phần tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm
giáo viên đều đã làm theo một quy trình như sau:
+Đưa đoạn văn (thơ)
+ Học sinh phát hiện cách đọc
+ Học sinh khác bổ sung
+ Giáo viên chia sẻ cách đọc đúng
+ Một học sinh đọc lại
+ Học sinh luyện đọc theo cặp

+ Thi đọc
+ Giáo viên cùng học sinh khác nhận xét đánh giá
- Bản thân là một giáo viên trẻ, có tinh thần học hỏi, khả năng tiếp cận
nhanh với những đổi mới trong phương pháp dạy học. Thường xuyên được tham
gia các buổi tập huấn về phương pháp dạy học, chương trình GDPT mới. Trong
khi dạy tôi đã chú trọng tới việc rèn đọc, khả năng cảm thụ các tác phẩm văn
học cho các em, chú ý đến khâu làm mẫu.
- Học sinh: Có ý thức tham gia tích cực trong học tập. u thích mơn học.
Ham đọc sách, truyện.
- Phụ huynh: Đa phần phụ huynh trẻ, quan tâm, thường xuyên trao đổi với
giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1. Giáo viên
- Giáo viên cũng đã quan tâm đến việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư
tưởng tình cảm nhưng chưa sâu sắc thường rất chung chung, gò ép theo một mô
tuýp nhất định. Việc khai thác các từ ngữ và các yêu tố nghệ thuật đặc sắc, việc
phân loại, chỉnh sửa bài đọc cho đối tượng học sinh (do trình độ đọc của các em
khơng đồng đều) cịn hạn chế.
- Ngun nhân dẫn đến từ nhiều phía, trong đó việc giáo viên chưa thực
sự chú trọng đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh, trong một tiết tập đọc, thời
gian dành cho luyện đọc vỡ, tìm hiểu nội dung văn bản thường quá nhiều, do
vậy sang phần đọc diễn cảm chỉ đọc lướt qua.
2.2. Học sinh
Kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh khơng đồng đều (Có học
sinh đọc hay, diễn cảm; có học sinh cịn đọc chưa đúng tốc độ). Thực tế nhiều
học sinh khơng có kĩ năng đọc diễn cảm nhưng cứ cố đọc nên xảy ra tình trạng
các em đọc nâng cao, hạ thấp hay nhấn giọng một cách tùy tiện


3


Phần lớn các em chưa có ý thức rèn đọc diễn cảm. Khả năng cảm thụ văn
thơ chưa được phát huy qua đó vốn từ ngữ, vốn hiểu biết của các em còn nhiều
hạn chế.
Số lượng học sinh chuẩn bị kĩ lưỡng cho một bài đọc không cao, nhiều em
chuẩn bị qua loa, sơ sài, chỉ đọc trước một đến hai lượt, có em cịn khơng đọc.
Ngay từ đầu năm học 2021 – 2022 khi nhận lớp 4B, học sinh của lớp tơi
chưa có kĩ năng đọc, đặc biệt là kĩ năng đọc hay, đọc diễn cảm. Tôi đã tiến hành
khảo sát kĩ năng đọc lưu loát, diễn cảm sau 3 tuần học đầu năm học ở bài đọc:
Cánh diều tuổi thơ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tơi hị hét nhau thả diều
thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại
nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,...
như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật khơng cịn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác
diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung
khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này,
tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ
đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha
thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang
theo nỗi khát khao của tôi.
Theo Tạ Duy Anh
Sau khi khảo sát tôi tổng hợp được kết quả như sau:
Tổng số
học sinh
37

Đọc diễn cảm


Đọc lưu loát,
chưa diễn cảm

Đọc chưa lưu loát

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

6

16,2

24

64,9

7

18,9

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, mặc dù là học sinh cuối cấp nhưng số

học sinh đạt yêu cầu ở mức độ đọc diễm cảm là q thấp.
- Tơi đã tìm hiểu và nhận thấy là do những nguyên nhân sau:
+ Một số học sinh chưa biết cách đọc với từng dạng bài. Chưa nắm vững
cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng xuống giọng
những từ cần thiết.
+ Phát âm theo phương ngữ lẫn lộn l/n; s/x, lỗi về dấu thanh.
+ Học sinh chưa hứng thú trong rèn đọc diễn cảm, đọc diễn cảm tuỳ ý.
Các em chưa thực sự chú ý nghe giảng nên chưa phát huy được khả năng đọc
của mình.
+ Một số học sinh chưa nắm được tầm quan trọng của việc đọc diễn cảm.


4

Chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Hình thành và rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh
- Đọc diễn cảm không phải là đọc thiếu tự nhiên, có tính chất “kịch” và
tuỳ theo ý thích chủ quan của người đọc mà nó được quy định bởi cảm xúc của
bài đọc, cho nên tác phẩm quy định ngữ điệu cho người đọc chứ không phải
người đọc tự đặt ra ngữ điệu. Vì vậy muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, diễn
cảm thì trước hết giáo viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh để
gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì giáo viên ln coi trọng
việc đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc, tự ý thức điều chỉnh
mình và có lịng ham muốn đọc hay.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm chủ tốc độ đọc: Vì tốc độ đọc ảnh hưởng
đến quá trình đọc diễn cảm, đặc biệt là chỗ có thay tốc độ đọc gây sự chú ý, có
gía trị biểu cảm tốt.
Ví dụ: Khi đọc bài: Tre Việt Nam ( Sgk-TV4- Trang 42)
Mai sau

Mai sau
Mai sau ...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Những câu này cần đọc chậm lại, nhịp giãn ra thì câu thơ có nhiều âm
lượng sẽ đọng lại trong lòng người đọc hơn là đọc với một tốc độ bình thường
như những câu khác.
- Rèn cho học sinh xác định ngữ điệu đọc: Học sinh phải xác định được
khi nào cần cao giọng, khi nào cần hạ giọng- vì mỗi văn bản có ngữ điệu riêng
dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra ngữ điệu đọc và tập thể hiện giọng đọc, từ đó
bước đầu ý thức về cách đọc nhằm diễn tả nội dung văn bản đọc một cách tốt
nhất.
Ví dụ: Khi đọc đoạn giữa bài “Tre Việt Nam” từ “Yêu nhiều nắng nỏ
trời xanh” cho đến “có gì lạ đâu” Tơi hướng dẫn học sinh nhấn giọng, ngắt nhịp
thơ theo cách ngân dài những từ ngữ khảng định hoặc mang rõ sắc thái cảm
xúc: khơng đứng khuất mình, vần ngun cái gốc, đâu chịu mọc cong, lạ
thường, có gì đâu.
- Rèn cho học sinh cách đọc có nhấn giọng hợp lí theo các cách khác
nhau. (Những từ nhấn giọng thường là những từ gợi tả gợi cảm, thể hiện nội
dung tác phẩm). Muốn vậy học sinh phải hiểu nội dung đoạn, tìm được các từ
cần nhấn giọng.
Ví dụ: Khi dạy bài: Truyện cổ nước mình (sgk- Trang 19). Tơi hướng dẫn
học sinh xác định giọng đọc và nhấn giọng thể hiện đúng nội dung khổ thơ.
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu / lại tuyệt vời sâu xa
Thương người / rồi mới thương ta
Yêu nhau / dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền / thì lại gặp hiền


5


Người ngay / thì được phật tiên độ trì.
- Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm, tơi cho học sinh thực hiện các bài
tập sau:
+ Tập lấy hơi và tập thở: Biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi
đọc.
+ Luyện đọc đúng.
+ Rèn tốc độ đọc, cường độ giọng đọc.
- Luyện đọc diễn cảm:
+ Đọc mẫu của cơ giáo hoặc của một học sinh có khả năng đọc tốt trong
lớp. Muốn thực hiện tốt bước này thì giọng đọc mẫu cần thể hiện chính xác, phù
hợp với nội dung bài đọc. Học sinh cần chia sẻ và đặt câu hỏi vì sao đọc như
thế? Chỗ nào trong cách đọc của cơ (bạn) làm mình thích? Hoặc học sinh sẽ thảo
luận trong nhóm để tìm ra cách đọc phù hợp với nội dung của bài, sau đó chia sẻ
trước lớp.
+ Chia sẻ cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao đọc như vậy.
+ Luyện đọc cá nhân nhiều để mỗi học sinh đều được thể hiện cảm xúc
khi đọc. Giáo viên không nên cứng nhắc quá trong việc chọn đoạn đọc diễn cảm
cho học sinh, nên cho học sinh chọn đoạn mà mình thích nhất để luyện đọc.
2. Biện pháp 2: Phân loại học sinh, rèn đọc theo nhóm trình độ
Qua thực tế giảng dạy và khảo sát chất lượng đọc của học sinh, tôi nhận
thấy rằng để đọc hay, diễn cảm trước tiên học sinh cần phải đọc đúng bài đọc.
Vì vậy tơi đã phân loại học sinh vào các nhóm phù hợp để rèn kĩ năng đọc cho
học sinh.
Nhóm 1. Học sinh đọc chưa lưu lốt.
Tơi hướng dẫn luyện đọc theo một số hình thức sau:
- Luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn, cả bài nhiều lần để
các em quen với mặt chữ.
- Từng học sinh đọc, nhóm đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- Hướng dẫn cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh

đọc đúng.
Tôi thường xuyên nhắc nhở, theo dõi để uốn nắn kịp thời khi các em đọc
chưa đạt yêu cầu. Nếu đọc sai sau khi các em đọc xong mới nhận xét và yêu cầu
đọc lại tiếng từ vừa đọc sai để khỏi làm gián đoạn mạch đọc của các em. Nếu 3
lần đều sai thì giáo viên đọc mẫu lại. Ngồi việc đọc đúng giáo tơi xây dựng
phong trào“Đơi bạn cùng tiến”. Mỗi em học sinh đọc chưa lưu lốt, ấp úng, tơi
sắp xếp một bạn đọc lưu lốt hơn ngồi bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ. Chủ động gọi
các em nhiều hơn trong phần rèn đọc đúng từ luyện đọc từ khó và câu dài.
Tơi xác định những lỗi phát âm của các em để sửa sai như:
- Ngọng chính âm HS gọng l/n: Đây là lỗi ngọng phương ngữ chủ yếu của
một số học sinh. Tôi nhắc nhở thường xuyên, yêu cầu học sinh đọc đi đọc lại các
tiếng còn đọc sai. Rèn cách phát âm l/n, rèn các tiếng, từ có âm l/n. Chẳng hạn,
khi đọc âm l, tr thì đầu lưỡi phải cong lên sát chân răng hàm trên, hơi phát ra
nhẹ hơn. Khi đọc âm n, ch thì đầu lưỡi phải thẳng ra, hơi phát ra tự nhiên. Luyện
nhiều lần như vậy, các em sẽ quen dần. Rèn bằng các câu có nhiều âm đầu là l/n


6

để học sinh luyện đọc thêm (trong giờ học ngoại khố): Con lươn nó lườn trong
lọ. Cái lọ lục bình nó lăn lơng lốc
- Sửa lỗi ngọng dấu thanh: thanh ngã – thành thanh sắc (ví dụ: tiếng đã
ngọng thành tiếng đá). Tôi nhắc nhở học sinh tách và phát âm thành các tiếng có
thanh nặng kết hợp với thanh sắc, luyện đọc nhanh, luyến âm để sửa lỗi.
Ví dụ: tiếng đã sẽ tách thành tiếng đạ + á. Học sinh luyện thanh dần sẽ
sửa được ngọng.
Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách đọc bài nhiều lần trước
khi đến lớp dưới sự kiểm tra của phụ huynh. Sau khi thấy con đọc lưu lốt thì
phụ huynh viết xác nhận của mình là: “Đã kiểm tra” (bằng bút chì vào cuối bài
tập đọc).

Nhóm 2. Học sinh đọc lưu lốt, chưa diễn cảm.
Với nhóm này, tơi u cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phương tiện
cho từng bài học cụ thể, học sinh phải thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài ở nhà
bằng cách tự ghi ký hiệu gạch chéo (/) những chỗ cần ngắt hơi, gạch chân khi
nhấn giọng, khi đọc một số câu văn hội thoại của các nhân vật trong một bài.
Trong khi dạy hướng dẫn các em tìm, ngắt nghỉ câu dài, câu thơ và nhấn giọng ở
những từ ngữ thể hiện rõ nội dung câu, đoạn, những từ gởi tả, gợi cảm,...
Yêu cầu đọc trước bài ở nhà 4 lần:
+ Lần 1: Đọc nắm bắt thể thức dấu câu.
+ Lần 2: Đọc chậm thể hiện nội dung bài.
+ Lần 3: Tiến hành đọc diễn cảm (Học sinh tự xác định cách đọc dựa vào kiến
thức vốn có của bản thân).
+ Lần 4: Tiếp tục luyện đọc diễn cảm (củng cố cho lần 3)
Xây dựng nhóm học tập, sao cho mỗi nhóm sẽ đảm bảo có ít nhất một bạn
có khả năng đọc diễn cảm, để giúp đỡ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm rèn đọc
diễn cảm. Có thể thi đọc cá nhân, thi đọc theo nhóm phân vai, thi đọc nối tiếp, ...
(Giáo viên cần linh hoạt, tổ chức phù hợp).
Ví dụ: Trong bài “Chú đất nung” (sgk- Trang 134), tôi hướng dẫn học
sinh đọc đúng những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà! (Lời ơng Hịn Rấm
giảng giải, chỉ bảo)
- Nung ấy ạ? ( Lời chú đất nung thể hiện sự ngạc nhiên)
Cứ như vậy, qua từng tiết dạy, ở tất cả các phân môn và môn học, giáo viên đều
chú ý sửa cho học sinh để học sinh tạo được thói quen khi đọc.
Nhóm 3. Học sinh đọc diễn cảm.
Việc đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng,
cường độ giọng,... để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm
trong bài tập đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối
với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện ở năng lực đọc, ở trình độ cao và chỉ thực
hiện được trên cơ sở đọc đúng, đọc lưu lốt.

Với nhóm này, các em đã đọc tốt nên thường xuyên gọi các em đọc mẫu,
giúp các em hứng thú học. Giao nhiệm vụ cho các em hỗ trợ, giúp đỡ các bạn


7

khác rèn đọc từ đó phát triển phẩm chất tự tin, năng lực cộng tác, hợp tác. Đưa
những yêu cầu cao hơn về đọc diễn cảm cho các em thử sức và rèn luyện.
Ví dụ:
+ Khi dạy bài “Đơi giày ba ta màu xanh” (Sgk- Trang 81), tôi yêu cầu
học sinh cho biết các đoạn cần đọc với giọng thế nào? (đoạn 1: đọc với giọng nhẹ
nhàng, hào hứng ; đoạn 2: đọc với giọng xúc động, thể hiện tình cảm yêu quý của
Lái khi được tặng giày
Đọc diễn cảm, nhấn giọng các từ thể hiện sự vui sướng của Lái: Hôm nhận
giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy , mắt hết nhìn đơi giày, lại nhìn xuống đơi
bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày
vào nhau, đeo vào cổ nhảy tưng tưng
3. Biện pháp 3: Rèn đọc diễn cảm theo từng thể loại bài Tập đọc
Bài tập đọc lớp 4 là tổng thể kiến thức về ngữ pháp, từ ngữ, nghệ thuật,
văn cảnh. Bởi vậy giáo viên phải nắm chắc phương pháp và hướng dẫn đọc diễn
cảm với cụ thể mỗi loại bài thích hợp như: thơ, văn xi, truyện,… Vì vậy, với
mỗi thể loại tơi có cách hướng dẫn khác nhau:
3.1. Văn xuôi
Tôi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với nội dung
bài, diễn biến tâm lí, tính cách nhân vật trong bài..., nhấn giọng ở những từ ngữ
gợi tả, gợi cảm. Khi các em đã biết tự xác định, phân biệt giọng đọc, học sinh sẽ
phải đọc rõ tiếng, liền mạch các từ phiên âm nước ngoài, cùng với các loại dấu
câu kèm theo.
Ví dụ: Bài Tập đọc “Nỗi dằn vặt của An – đrây- ca” (sgk- Trang 55). Khi
đọc đoạn 2, tôi gợi ý học sinh “Nỗi dằn vặt, ân hận của An-đrây-ca”. Chúng ta

nên đọc với giọng diễn cảm, trầm buồn và xúc động thể hiện nỗi dằn vặt
3.2. Thơ, ca dao, tục ngữ
Ngay từ bước chuẩn bị, Tôi hướng dẫn học sinh cần phải xác định rõ đó là
bài thơ ở thể thơ tự do hay thơ lục bát hoặc thơ 4 tiếng, thơ 5 tiếng; cùng với
diễn biến của nội dung, xác định phần trọng tâm khi đọc là phải căn cứ vào nhịp
thơ, các loại dấu câu, cách dùng từ, nhấn mạnh các tiếng gieo vần trong thơ,
ngắt nghỉ dứt khoát, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm thể hiện
nội dung qua thể hiện đọc diễn cảm bài thơ. Rèn cho học sinh thể hiện cảm xúc
sao cho phù hợp như:
Đối với thơ lục bát đọc với giọng nhẹ nhàng, uyển chuyển theo đúng nhịp,
thể thơ: Thơ lục bát chủ yếu ngắt theo nhịp chẵn: nhịp 2/4 (2/2/2, 4/2); nhịp 4/4
(2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2). Đôi khi chuyển sang nhịp thơ lẻ: nhịp 3/3, 1/5, 3/5…
Đối với thơ tự do đọc nhanh, vui tươi, rộn ràng…Trong thơ tự do, điểm ngắt,
điểm nghỉ hơi được phân bố linh hoạt, phóng khống khơng tn theo khn
khổ nào. Người phân tích nhịp điệu thơ phải dựa vào ý nghĩa ngôn từ để xác
định điểm ngừng, điểm ngắt mà ngắt nhịp cho đúng.
Ví dụ: Trong bài thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” (sgk- Trang 76)
Nếu chúng mình có phép lạ
Hố trái bom/ thành trái ngon
Trong ruột khơng còn thuốc nổ


8

Chỉ tồn kẹo với bi trịn
Tơi hướng dẫn các em cách ngắt nhịp và nhấn giọng tự nhiên thể hiện
được niềm mong ước khơng cịn chiến tranh. Qua đó, thấy được mong ước của
các em về cuộc sống hồ bình.
3.3. Truyện, kịch
Đối với những bài tập đọc là các câu chuyện kể, các vở kịch, tôi thường tổ

chức cho các em đọc phân vai. Trước khi cho học sinh đọc, cần hướng dẫn các
em xác định được bài đọc có mấy nhân vật? là những nhân vật nào? Giọng đọc
của từng nhân vật ra sao để làm nổi bật lên tính cách của nhân vật đó?
Ví dụ: Khi dạy bài “ Ở Vương quốc tương lai”(sgk- Trang 70), phân đoạn
trong khu vườn kì diệu có lời của Tin- tin, Mi- tin, em bé cầm nho, em bé cầm
táo, em bé có dưa… Giọng Tin- tin trầm trồ, thán phục, giọng các em bé tự tin
tự hào. Tôi đã yêu cầu học sinh tự xác định cho mình cách đọc: đọc trơi chảy
tồn bài, biết ngắt giọng đúng để phân biệt tên nhân vật và lời nhân vật, đọc
đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch. Từ đó
đọc diễn cảm tồn bài, phù hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống vở kịch.
3.4. Thư, bản tin, văn bản hành chính
Giáo viên cần hướng dẫn HS xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với
mục đích thơng báo (làm rõ những thơng tin cơ bản giúp người nghe tiếp nhận
được vấn đề quan trọng, nổi bật trong văn bản) Phải khắc phục cách đọc thiên về
hình thức hoặc diễn cảm “tùy tiện” của học sinh. Cần căn cứ vào nội dung
phong cách văn bản để dẫn dắt gợi mở học sinh tìm ra cách đọc, tập thể hiện
giọng đọc từ đó bước đầu ý thức được cách đọc để nhằm diễn tả nội dung một
cách tốt nhất.
VD: Khi dạy bài: Thư thăm bạn (TV4 -T1)
Hồng ơi!
Mình hiểu Hồng đau đớn/và thiệt thịi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi
mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/về tấm gương dũng cảm của ba/ xả
thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt
qua nỗi đau này. Bên cạnh Hồng cịn có má, có các cơ bác và có cả những người
bạn mới như mình.
Tơi u cầu học sinh thảo luận theo nhóm đơi tìm giọng đọc phù hợp,
nhấn giọng. Sau đó gọi 1học sinh đọc trước lớp- chia sẻ. Giáo viên nhận xét chốt
cách đọc diễn cảm học sinh thi đọc giữa các nhóm tổ tạo điều kiện cho các em
vận dụng vào Tập làm văn Viết thư tốt hơn.
4. Biện pháp 4: Tạo hứng thú học tập môn Tập đọc cho học sinh

thông qua trị chơi
Nắm được đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh lớp 4 tôi đã lồng
ghép các bài đọc thơng qua việc tổ chức các trị chơi học tâp để các em hứng
thú trong việc đọc diễn cảm, không coi đọc là nhiệm vụ nữa mà vẫn có học tập
có vui
Ví dụ 1: Trị chơi “Lời thách thức”:
Giáo viên hoặc một học sinh tổ chức cho học sinh lên bảng, thách đố các
bạn dưới lớp thi đọc cùng mình. Sau đó các bạn sẽ cùng thi đọc câu hoặc một


9

đoạn, cả lớp sẽ bình chọn người thắng cuộc. Tiếp đó người được thách thức lại
chuyển thành người thách thức các bạn dưới lớp.
Ví dụ 2: Trị chơi “Âm thanh sôi động”:
Giáo viên mở một bản nhạc sôi động. Phát cho bạn đầu tiên một thẻ màu,
sau đó các bạn chuyền tay nhau đến khi nào nhạc dừng, thẻ màu ở tay bạn nào
bạn đó sẽ đọc câu hoặc đoạn cơ u cầu thật diễn cảm. Cứ như vậy, trị chơi tiếp
tục.

Học sinh tham gia trị chơi “Âm thanh sơi động” vui vẻ, hào hứng
Qua 2 trò chơi, các em được làm chủ trị chơi tạo khơng khí giờ học sôi
động, rèn luyện tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, các em học sinh thích
thú, tích cực, chủ động, và hơn hết các em được rèn đọc chủ động.
5. Biện pháp 5: Tích hợp liên mơn để rèn luyện
Tơi thực hiện rèn đọc cho học sinh ở tất cả các mơn học như: Tốn; Khoa
học; Lịch sử và Địa lí, Đọc thư viện ... Khơng chỉ dạy kiến thức, khi cho học
sinh đọc hiểu văn bản, tôi chủ động sửa lỗi, rèn đọc diễn cảm cho các em.
Ví dụ: Khi dạy Lịch sử - Bài 2: “ Khởi nghĩa hai Bà Trưng”. Trước khi
cho học sinh nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa. Yêu cầu học sinh tường thuật lại

trận đánh. Qua ngữ điệu đọc, để các em hiểu rõ hơn tinh thần yêu nước của hai
Bà Trưng.
6. Biện pháp 6: Tuyên dương, khen thưởng
Trong các giờ tập đọc giáo viên tổ chức học sinh thi đua học tập theo
tuần, tháng. Cuối đợt thi đua giáo viên cùng học sinh tổ chức tuyên dương, khen
thưởng. Từng tuần, tháng tổ chức tuyên dương, những học sinh tiến bộ đặc biệt
sẽ có phần thưởng phù hợp: Viết thư khen ngợi, tặng những phần quà nhỏ. ... Từ


10

những bức thư, món quà đã tạo thêm động lực cho học sinh trong học tập và rèn
luyện.

Thư Khen
Giáo viên chủ nhiệm lớp 4B
Khen em: Nguyễn Bích Huệ
Đã đạt thành tích: Em đã rất nỗ
lực rèn đọc diễn cảm. Em đọc hay,
lôi cuốn.
Em hãy phát huy hơn nhé!

Học sinh nhận thư khen và quà

Thư khen gửi tặng học sinh

PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Trong năm học 2021 – 2022, bản thân tôi đã áp dụng các biện pháp trên
và học sinh có những tiến bộ rõ rệt, học sinh có ý thức cao trong học tập và rèn
luyện hiệu quả giờ dạy Tập đọc được nâng lên rõ rệt. Các em tự tin khi đọc bài,

số em đọc chưa đạt đã giảm đi, biết phân biệt thể nội dung bài hoặc đoạn văn mà
có giọng đọc phù hợp, linh hoạt. Trong bài có nhiều nhân vật, các em đã biết căn
cứ vào tính cách của từng nhân vật để chuyển giọng đọc phù hợp tính cách nhân
vật, diễn biến nội dung bài. Các em không chỉ tiến bộ ở phân mơn tập đọc mà
cịn phát triển cả về khả năng diễn đạt trong phân môn Kể chuyện, Tập làm văn
và phân biệt chính tả.
Kết quả khảo sát tại thời điểm cuối tháng 4/2022 qua bài kiểm tra đọc
môn Tiếng việt cuối HKII của lớp 4B được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
Tổng số

Thời

học

điểm

sinh

khảo sát

Đọc diễn cảm
Số
lượng

Đọc lưu loát,

Đọc chưa

chưa diễn cảm


lưu loát

%

Số lượng

%

Số lượng

%

37

20/9/2022

6

16,2

24

64,9

7

18,9

37


24/4/2022

15

40,5

20

54,1

2

5,4

Qua bảng thống kê kết quả khảo sát trên, tôi thấy tỉ lệ học sinh đọc chưa
lưu loát đã giảm 13,5%, đọc lưu loát chưa diễn cảm cũng giảm với tỉ lệ 10,8%
so với đầu năm. Tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm tăng lên 24,3%. Chất lượng học
sinh có nhiều tiến bộ đặc biệt mơn Tiếng việt có 21 học sinh hoàn thành tốt, 16
học sinh hoàn thành. Học sinh có thói quen đọc đúng, đọc lưu lốt, chủ động


11

đến thư viện tìm những cuốn cách để đọc. Các em có phương pháp tự học tập, tự
rèn luyện, từ đó giúp cho chất lượng giáo dục được nâng lên.
PHẦN D: CAM KẾT
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã
triển khai thực hiện và minh chứng về kết quả, sự tiến bộ của học sinh lớp là
hoàn toàn trung thực.
Tiên Sơn, ngày 25 tháng 9 năm 2022

GIÁO VIÊN
( kí ghi rõ họ tên)

Dương Thị Mỹ


12

PHẦN E. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chun mơn
……………………………………..……………………………………..……………………………………..……………………………..
……………………………………..……………………………………..……………………………………..……………………………..
……………………………………..……………………………………..……………………………………..……………………………..
……………………………………..……………………………………..……………………………………..……………………………..

TỔ/NHĨM TRƯỞNG CHUN MÔN
(ký và ghi rõ họ tên)

2. Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Hiệu trưởng
……………………………………..……………………………………..……………………………………..……………………………..
……………………………………..……………………………………..……………………………………..……………………………..
……………………………………..……………………………………..……………………………………..……………………………..
……………………………………..……………………………………..……………………………………..……………………………..

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký và đóng dấu)


13




×