Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

(Tiểu luận) chủ đề tìm hiểu về đặc điểm tâm lý và văn hóa giao tiếp củangười trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.55 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH & KHÁCH SẠN

BÁO CÁO BÀI TẬP NHĨM SỐ 1
MƠN HỌC: TÂM LÝ VÀ GIAO TIẾP TRONG
DU LỊCH

Chủ đề: Tìm hiểu về đặc điểm tâm lý và văn hóa giao tiếp của
người Trung Quốc
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Giảng viên hướng dẫn: Đào Minh Ngọc

n

Lớp: Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành 63B


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 3
STT

Họ và tên

Chức vụ
Trưởng nhóm

1

Phạm Thế Tài

2
3


4

Đặng Hồng Ngọc
Nguyễn Lê Khánh Linh
Bùi Hồng Ngọc

Thư kí
Thành viên
Thành viên

5
6
7
8
9

Vừ Y Mai
Hoàng Minh Anh
Nguyễn Thị Ngọc Minh
Đào Thị Hương Giang
Phạm Thị Minh Ánh

Thành viên
Thành viên
Thành viên

10
11

Nguyễn Tiến Phong

Nguyễn Thị Bích Diệp

12

Nguyễn Thị Hoan

Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

n


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG..........................................2
1.1. Sơ lược địa lý - lịch sử - văn hóa Trung Quốc.................................................2
1.1.1. Địa lý Trung Quốc.....................................................................................2
1.1.2. Lịch sử Trung Quốc...................................................................................3
1.1.3. Văn hóa Trung Quốc..................................................................................5
1.2. Tổng quan về thị trường khách Trung Quốc..................................................10
1.2.1. Số lượng...................................................................................................10
1.2.2. Đặc điểm của khách du lịch Trung Quốc ở Việt Nam..............................12
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC....15
2.1. Một số lý thuyết về tâm lý của khách du lịch................................................15
2.2. Sở thích tiêu dùng của người Trung Quốc....................................................15
2.2.1. Đối với vấn đề vận chuyển......................................................................15
2.2.2. Đối với các dịch vụ trong chuyến đi.......................................................16

2.3. Hành vi tiêu dùng của người Trung Quốc.....................................................18
PHẦN 3: VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA KHÁCH TRUNG QUỐC...................19
3.1. Các nghi thức cơ bản trong giao tiếp với người Trung Quốc........................20
3.1.1. Chào hỏi...................................................................................................20
3.1.2. Gặp gỡ, làm quen.....................................................................................20
3.1.3. Giao tiếp..................................................................................................20
3.2. Những điều nên tránh, nên làm khi giao tiếp với người Trung Quốc............23
3.2.1. Khi gặp gỡ, làm quen...............................................................................23
3.2.2. Giao tiếp bằng ánh mắt...........................................................................24

n

3.2.3. Mở đầu câu chuyện..................................................................................24
3.2.4. Trong khi ăn uống....................................................................................25
3.2.5. Không tip tiền...........................................................................................26
3.2.6. Thói quen của người Trung Quốc............................................................26
3.2.7. Tặng quà..................................................................................................27
3.2.8. Vấn đề “Phê bình”..................................................................................28


3.2.9. Về trang phục...........................................................................................28
3.2.10. Ở khách sạn...........................................................................................29
3.2.11. Đàm phán...............................................................................................29
LỜI KẾT THÚC.....................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................32

n


LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch được mệnh danh là “Ngành công nghiệp khơng khói” bởi lợi nhuận
mà ngành đem lại khơng kém cạnh các nền cơng nghiệp khác. Du lịch có đóng góp
đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội GDP của nhiều quốc gia trên thế giới. Nắm
bắt được xu hướng đó, Du lịch Việt Nam được Nhà nước xem là ngành kinh tế mũi
nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.
Khi chưa xảy ra đại dịch Covid, ngành Du lịch nước nhà đã ghi nhận nhiều kết quả
ấn tượng và đầy triển vọng.
Thị trường khách Trung Quốc là thị trường quan trọng hàng đầu của nhiều
điểm đến trong khu vực và thế giới. Do đó, năng lực cạnh tranh điểm đến để thu
hút thị trường khách này giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt, đặc biệt tại các khu
vực Châu Á và Đông Nam Á. Đối với Việt Nam, thị trường khách Trung Quốc luôn
chiếm tỉ lệ 28 - 30% trong tổng lượng khách quốc tế đến, nhiều năm liên tiếp dẫn
đầu về số lượng khách quốc tế đến. Chính vì thế, việc nắm bắt và am hiểu về nét
văn hóa giao tiếp và tâm lý con người Trung Hoa trở thành điều tất yếu với mỗi
người làm Du lịch. Đó cũng chính là chủ đề của bài tập nhóm mà nhóm em tìm
hiểu và trình bày sau đây.

n
1


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG
1.1. Sơ lược địa lý - lịch sử - văn hóa Trung Quốc
1.1.1. Địa lý Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có vùng lãnh thổ rộng với diện tích lên tới
9.571.300 km². Trung Quốc là quốc gia lớn thứ 4 thế giới về tổng diện tích
(sau Nga, Canada và Hoa Kỳ). Tổng diện tích Trung Quốc ước tính là
9.596.960 km², trong đó diện tích đất là 9.326.410 km² và nước là 270.550
km². Từ Bắc sang Nam có chiều dài là 4000 km, từ Tây sang Đơng là 5000
km, có đường biên giới với 14 quốc gia và lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga,

Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ,
Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam. Địa hình chung của Trung Quốc
cao và hiểm trở, 60% diện tích là núi cao trên 1000 m. Địa hình cao về phía
Tây và thấp dần về phía Đơng.

n

Hình 1.1: Trung Quốc trên bản đồ thế giới
(Nguồn: Pinterest)
Địa lý Trung Quốc kéo dài khoảng 5.026 km ngang qua theo khối lục địa
Đông Á giáp với biển Đơng Trung Hoa, vịnh Triều Tiên, Hồng Hải, và Biển
Đông, giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam trong một hình dạng thay đổi của các
đồng bằng rộng lớn, các sa mạc mênh mông và các dãy núi cao chót vót, bao
gồm các khu vực rộng lớn đất khơng thể ở được.
Nói về tự nhiên, Trung Quốc có hàng ngàn các con sơng lớn nhỏ, nhưng
có hai con sơng quan trọng nhất là sơng Hồng Hà và sơng Trường Giang (hay
sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây - đông và hàng năm
đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đơng Trung Quốc.

2


Docum
Discover more from:
Hướng Dẫn Du Lịch DLKS
Đại học Kinh tế Quốc dân
535 documents

Go to course


24

Premium BTNHÓM-5

VỢ NHẶT - KIM

VỢ CHỒNG A

THIẾT-KẾ-TOUR…

LÂN - Dàn bài…

PHỦ - TƠ HỒI

Hướng
Dẫn…

24

100% (6)

Hướng
Dẫn…

35

100% (4)

n
Hình 1.2: Sơng Trường Giang và sơng Hồng Hà

(Nguồn: Pinterest)
1.1.2. Lịch sử Trung Quốc
Triều đại đầu tiên tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực sơng
Hồng Hà, vào khoảng thế kỷ 18 đến thế kỷ 12 TCN. Nhà Thương bị nhà Chu
chiếm. Thế kỷ 12 đến thế kỷ 5 TCN, đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất
quyền cai quản các lãnh thổ nhỏ hơn cho các lãnh chúa; cuối cùng, vào thời
Xuân Thu, nhiều quốc gia độc lập đã trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi
nước Chu là trung tâm quyền lực trên danh nghĩa. Cuối cùng Tần Thủy Hồng đã
thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra
nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về thể chế chính trị, chữ viết và có một
ngơn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, triều đại
này không tồn tại lâu do nó q độc đốn và tàn bạo, đã tiến hành "đốt sách chôn
nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo nho giáo) nhằm
ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng nước, để giữ
độc quyền tư tưởng, và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lý. Sau khi nhà Tần
sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó
lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng Thiên tử
và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất
dưới thời nhà Tùy.

3

Hướng
Dẫn…

89% (9)

Premium
[123doc]
54


giang-ky
Hướng
Dẫn…


n

Hình 1.3: Chân dung Tần Thủy Hồng
(Nguồn: Pinterest)
Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đã đi vào thời hồng kim
của nó. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ 7 và 14, Trung Quốc là
một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn
chương, và nghệ thuật. Chính bởi điều đó mà người Mơng Cổ đã có ý chiếm
Nam Tống, đế chế văn minh nhất thế giới thời đó. Cuối cùng Hốt Tất Liệt kiến
lập triều Nguyên, tức Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt, một người cháu của Thiết
Mộc Chân, lên ngôi Đại Hãn, trở thành lãnh tụ tối cao của các bộ tộc Mơng Cổ
năm 1260. Ơng bắt đầu thời cai trị với một tham vọng và sự tự tin to lớn – năm
1264 ông dời thủ đô của Đế chế Mông Cổ đang mở rộng tới Đại đô (Bắc Kinh
hiện nay).
Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc
cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung
Hoa Dân Quốc (THDQ). Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn khơng thống nhất - thời
kỳ Qn phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội
chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc lập ra
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha, đã lần
lượt trao trả hai nhượng địa là Hồng Kông và Ma Cao ở bờ biển phía nam Trung
Quốc về cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào các năm 1997 và 1999.

4



1.1.3. Văn hóa Trung Quốc
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức
tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên
một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền
thống phong phú, đa dạng giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Văn hóa Trung
Quốc đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc, quốc gia lân cận như
Triều Tiên (bây giờ gồm Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc), Nhật Bản và Việt Nam
(bắt đầu từ thời kỳ Bắc thuộc và kéo dài cho đến nay).

Hình 1.4: Các dân tộc Trung Quốc
(Nguồn: Pinterest)
Trung Quốc có nhiều dân tộc nhưng đơng nhất là người Hoa - Hạ. Người
Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gốc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm
Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay (dân núi Hoa sơng Hạ). Trung Quốc
ngày nay có 56 dân tộc, và 5 dân tộc có dân số đơng nhất là Hán, Mãn, Mông,
Hồi, Tạng.
1.1.3.1. Chữ viết

n
5


Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên
mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt

văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất
Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khn hình vng được gọi là
chữ Tiểu triện.

Hình 1.5: Chữ viết Trung Quốc thời hiện đại
(Nguồn: Pinterest)
1.1.3.2. Văn học

n

Nói đến văn học Trung Quốc là nói đến sự đa dạng, phong phú trong thể
loại có thể kể đến các thể loại văn học nổi bật và để lại nhiều tác phẩm bất hủ
như:
+ Kinh Thi: là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời
Xuân - Thu, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lý. Kinh Thi gồm có 3 phần:
Phong, Nhã, Tụng.
+ Thơ Đường là thời kỳ đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng
ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
+ Tới thời Minh – Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm
tiêu biểu như: Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Thủy Hử (Thi Nại Am),
Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Nho Lâm Ngoại Sử (Ngơ Kính Tử), Hồng Lâu
Mộng (Tào Tuyết Cần),… Trong đó, Hồng Lâu Mộng được đánh giá là tiểu
thuyết có giá trị nhất.

6


Hình 1.6: Tác phẩm ‘’Tam Quốc Diễn Nghĩa’’ được chuyển thể thành phim
(Nguồn: Pinterest)

Hình 1.7: Tác phẩm “Tây Du Ký’’ được chuyển thể thành phim
(Nguồn: Pinterest)

n

7


1.1.3.3. Hội họa – kiến trúc – điêu khắc
Đối với hội họa – kiến trúc – điêu khắc, Trung Quốc có phân thành các
ngành riêng như: Ngọc điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng

như cặp tượng Tần ngẫu đời Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán (pho
tượng cao nhất thế giới), tượng Phật nghìn mắt nghìn tay. Và đặc biệt khơng thể
nào khơng kể đến các cơng trình nổi tiếng thế giới như: Vạn Lý Trường Thành
(dài 6700 km), Thành Tây An, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.
Hình 1.8: Di sản thế giới “Vạn Lý Trường Thành” (Nguồn: Pinterest)
Hình 1.9: Tử Cấm Thành - Cơng trình hồng gia nổi tiếng nhất Trung
Quốc
(Nguồn: Pinterest)

n


1.1.3.4. Trang phục
Các tầng lớp khác nhau trong xã hội vào những thời kỳ khác nhau theo
những xu hướng phục trang khác nhau, màu vàng thường được dành riêng cho
hoàng đế. Lịch sử phục trang Trung Quốc trải hàng trăm năm với những cải cách
đa dạng và đầy màu sắc nhất. Như ở thời nhà Tần, trang phục màu đen và các
màu sắc tối được cho là “cao cao tại thượng”. Trang phục nhà Đường – thời đại
thịnh vượng nhất phong kiến Trung Hoa, màu sắc tươi sáng vô cùng, màu chủ
đạo của vua và hoàng hậu đều là màu vàng kim. Trong triều đại nhà Thanh, triều
đại huy hoàng cuối cùng của Trung Quốc, đã xảy ra những thay đổi về trang
phục đột ngột và ấn tượng, quần áo của thời đại trước nhà Thanh được gọi là
Hán phục hoặc trang phục Trung Hoa truyền thống nhà Hán. Nhiều biểu tượng

như phượng hồng được sử dụng cho mục đích trang trí cũng như kinh tế.

Hình 1.10: Trang phục của Vua Càn Long, Hoàng đế thứ 6 triều đại nhà Thanh
(Nguồn: Pinterest)

n

1.1.3.5. Ẩm thực
Sự đa dạng áp đảo khổng lồ của ẩm thực Trung Quốc chủ yếu đến từ việc
các hoàng đế triều đại tổ chức những bữa tiệc với 100 món mỗi bữa ăn. Vơ số
các nhân viên nhà bếp hoàng gia và phi tần cùng tham gia vào q trình chuẩn bị
thức ăn. Theo thời gian, nhiều món ăn trở thành một phần văn hóa hàng ngày của
người dân. Một số các nhà hàng cao cấp nhất có những công thức nấu ăn gần với
thời kỳ triều đại các vua chúa gồm nhà hàng Phịng Sơn ở Cơng viên Bắc Hải tại
Bắc Kinh và Pavilion Oriole. Có thể cho rằng, tất cả các chi nhánh Hồng Kông
9


dù theo phong cách ẩm thực hoặc thậm chí là phong cách Mỹ thì theo một cách
nào đó vẫn có nguồn gốc từ văn hóa các triều đại Trung Hoa.

Hình 1.11: Nền ẩm thực đa dạng của Trung Quốc
(Nguồn: Pinterest)
1.2. Tổng quan về thị trường khách Trung Quốc
1.2.1. Số lượng

n

Nếu như vào thập niên 90, lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài
chỉ vào khoảng trên dưới 10 triệu lượt, đến năm 2005 đã đạt 31,03 triệu lượt. Từ

năm 2009, Trung Quốc luôn là một trong bốn thị trường gửi khách lớn nhất thế
giới chỉ sau Đức, Mỹ, Anh. Thị trường khách Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng
liên tục trong nhiều năm qua. Năm 2010, lượng khách Trung Quốc đi du lịch
nước ngoài đạt 57,39 triệu lượt (bao gồm Hồng Kông và Macao) chiếm khoảng
6% tổng lượng khách quốc tế toàn cầu, năm 2011 đạt 64,27 triệu lượt tăng gấp
đôi so với năm 2005 (31,03 triệu lượt), năm 2012 ước đạt 77 triệu lượt (bao gồm
điểm đến là đặc khu hành chính của Trung Quốc là Hồng Kơng và Macao). Theo
nghiên cứu của UNWTO, hiện Trung Quốc có khoảng 200 đến 250 triệu người
có khả năng tài chính để đi du lịch nước ngoài. Năm 2016, theo báo cáo của Tổ
chức Du lịch Thế giới (UNWTO), đã có trên 122 triệu lượt khách Trung Quốc đi
du lịch nước ngoài, tăng 4% so với 2015. Năm 2017, Trung Quốc ghi nhận hơn
130 triệu lượt khách Trung quốc đi du lịch nước ngoài. Năm điểm đến hàng đầu
của khách du lịch Trung Quốc năm 2017 là: Thái Lan (9,5 triệu lượt), Nhật Bản
(7,4 triệu), Hàn Quốc (4,17 triệu), Việt Nam (4 triệu), Indonesia (2,06 triệu). Và
đến năm 2018, lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã đạt mốc 150
triệu lượt khách, tăng trưởng bình quân 16%/năm. Năm 2019, lượt khách Trung
Quốc ra nước ngoài đã đạt 166 triệu lượt.
Đối với Việt Nam, thị trường khách Trung Quốc luôn là thị trường du lịch
quan trọng của Việt Nam, chiếm tỉ lệ 28-30% trong tổng lượng khách quốc tế
10


đến. Giai đoạn 2015 - 2019, khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng 3,3 lần, tăng
bình quân 34,4% mỗi năm. Năm 2016, Việt Nam đón 2,7 triệu lượt khách Trung
Quốc (tăng 51,68% so với năm 2015). Năm 2017, Việt Nam đón hơn 4 triệu lượt
khách Trung Quốc trong tổng số gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 48,6% so
với năm 2016. Năm 2018, khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt gần 5 triệu lượt,
tăng 23,9% so với năm 2017. Các địa điểm đón khách Trung Quốc chủ yếu là
Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh…Tại
Khánh Hịa, lượng khách Trung Quốc chiếm tới 60% tổng lượng khách quốc tế

đến, trong khi đó con số này lần lượt là 30% và 20% tại Đà Nẵng và Quảng
Ninh. Năm 2019 lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam là 5,8 triệu lượt khách,
tăng chậm bởi kinh tế Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác
có chính sách nới lỏng đối với lượng khách Trung Quốc nên lượng khách có xu
hướng chuyển hướng đến các điểm gần. Đặc biệt cuối năm 2019 đến các năm trở
lại đây do tình hình dịch COVID-19 bùng phát, lượng khách Trung Quốc vào
Việt Nam giảm mạnh: năm 2020 chỉ còn 0,96 triệu lượt khách. Và từ năm 2021
đến thời điểm hiện tại, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đã bắt đầu tăng
trở lại sau thời gian dịch kéo dài.

n

Biểu đồ 1.1: Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam theo năm, 2015-2019
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
1.2.2. Đặc điểm của khách du lịch Trung Quốc ở Việt Nam
Mục đích chuyến đi của khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đa phần
là với mục đích thăm quan, nghỉ phép nghỉ dưỡng, tiếp theo là mục đích mua


sắm. Bên cạnh đó, do quan hệ kinh tế của Trung Quốc - Việt Nam tăng lên không
ngừng, tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam chiếm tỷ lệ tương đối cao với
rất nhiều dự án vừa và nhỏ liên quan đến nhiều lĩnh vực nên tỷ lệ khách Trung
Quốc sang Việt Nam du lịch kết hợp thực hiện hoạt động thương mại, tìm kiếm
cơ hội làm ăn kinh doanh và tham dự hội nghị hội thảo tăng lên. Mục đích
chuyến đi cịn thường liên quan đến loại hình du lịch MICE, khảo sát điều tra thị
trường, tìm hiểu đối tác... kết hợp với hoạt động nghỉ ngơi giải trí, dịch vụ cho
khách thường tương đối cao, thậm chí rất cao. Đối tượng khách này có xu hướng
ngày càng tăng lên do mối quan hệ đối tác giữa Trung Quốc trong lĩnh vực kinh
tế với các quốc gia lãnh thổ ngày càng tăng lên. Họ đi du lịch cũng với mục đích

thăm viếng.
Hình 1.12: Hình ảnh của du khách Trung Quốc đến Việt Nam
(Nguồn: Pinterest)
Về thời điểm du lịch: khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam tương đối
đồng đều trong cả năm, nhưng thường đông nhất vào cuối năm. Các thời điểm
khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đông nhất là vào các ngày lễ, tết âm
lịch, ngày quốc tế lao động, ngày quốc khánh Trung Quốc (01/10) và tết dương
lịch trùng với các thời điểm là tuần lễ vàng khách du lịch Trung Quốc được nghỉ
để đi du lịch nước ngồi.
Về giới tính và độ tuổi: Theo thống kê của UNWTO năm 2018, ở Trung
Quốc nữ giới đi du lịch nước ngoài nhiều hơn nam giới lần lượt là 53% và 47%.
Tuy nhiên con số này chênh lệch không quá lớn. Về độ tuổi, cũng theo thống kê
của UNWTO năm 2018, độ tuổi của khách Trung Quốc từ 15 đến 34 tuổi chiếm
ưu thế với 55%, những người từ 35 đến 40 tuổi chiếm 33%, những người cao
tuổi (trên 60 tuổi) và trẻ em (dưới 15 tuổi) lần lượt chiếm 6% và 5,6%. Như vậy
chúng ta có thể thấy khách Trung Quốc đi du lịch các nước (trong đó có Việt
Nam) đa phần là những người trẻ tuổi và trung niên và nữ giới chiếm tỷ trọng
lớn hơn.

n
Hình 1.12: Tỉ lệ khách Trung Quốc đi du lịch nước ngồi theo giới tính
năm 2018 (đơn vị:%)

12


(Nguồn: UNWTO)

n


Biểu đồ 1.2: Du khách Trung Quốc tới nước ngoài theo độ tuổi năm 2018
(đơn vị: %)
(Nguồn: UNWTO)
Về nghề nghiệp: trong số những khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam,
tỷ lệ khách là nhân viên các công ty, quản lý nhà máy, cán bộ nhà nước thương
nhân, sinh viên là cao hơn cả. Khách du lịch là nhân viên công ty, người nghỉ
hưu, người nội trợ chiếm thị phần nhỏ hơn. Số khách du lịch là nông dân chiếm
tỷ lệ nhỏ nhất.
Về hình thức tổ chức đi du lịch: Thị trường đi du lịch nước ngoài của
khách Trung Quốc cũng chứng kiến sự thay đổi đáng kể khi lượng khách du lịch
tự sắp xếp lịch trình ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê về khách Trung Quốc
đi du lịch nước ngồi năm 2018, có tới một nửa khách du lịch tự sắp xếp, phần
còn lại đi theo tour có sẵn. Nhóm khách du lịch tự sắp xếp thường ưu tiên các
điểm đến có chính sách thị thực đơn giản. Bên cạnh đó, gia đình có trẻ em và
người cao tuổi là những đối tượng có xu hướng chọn tour có sẵn.
Về thời gian lưu trú: Theo điều tra của Trung tâm thông tin du lịch năm
2005, ngày lưu trú trung bình của khách Trung Quốc tại Việt Nam là 4,5 ngày.
Tuy nhiên, ngày lưu trú trung bình của khách Trung Quốc tại Việt Nam có sự
chênh lệch khác nhau giữa khách đi bằng đường bộ, đường không và đường
biển.
Về khả năng chi tiêu: Liên tục trong nhiều năm, Trung Quốc giữ vị trí số 1
thế giới về tổng mức chi tiêu cho đi du lịch nước ngoài. Theo nghiên cứu của Tổ
chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Trung tâm nghiên cứu kinh tế du lịch toàn
cầu (GTERC), năm 2018, chi tiêu của khách Trung Quốc đi nước ngoài đạt 277
tỷ USD (tăng 5,2% so với năm 2017), chiếm hơn 50% tổng chi tiêu cho du lịch
quốc tế của khu vực châu Á, chiếm 20% tổng chi tiêu cho du lịch quốc tế của thế


giới. Đáng lưu ý, khách du lịch Trung Quốc có mức chi tiêu bình quân chuyến đi
cao, đạt 1.850 USD/chuyến đi. Với mức chi tiêu này, Trung Quốc nằm trong top

đầu các nước thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, sau Australia (3.370
USD/ chuyến) và Singapore (2.440 USD).
Biểu đồ 1.3: Chi tiêu cho đi du lịch nước ngoài của khách Trung Quốc
trong giai đoạn 2014 - 2018
Nguồn: Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc (CNTA)
Tuy nhiên với mức chi tiêu cho du lịch tại Việt Nam, mặc dù chiếm tỷ lệ
cao trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, nhưng khách Trung Quốc là
đối tượng khách có khả năng chi tiêu thấp so với khách quốc tế khác tại Việt
Nam. Mức chi tiêu của khách Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay cũng còn thấp.
Theo điều tra năm 2017 (chưa có thống kê mới hơn) của Tổng cục Du lịch,
khách Trung Quốc chi tiêu trung bình khoảng 897,4 USD/chuyến đi Việt Nam,
trong đó khoảng 32% chi cho lưu trú (chưa bằng 50% so với chi tiêu bình quân
trên 1 chuyến đi của người Trung Quốc năm 2019) dù mỗi năm đều có xu hướng
tăng lên.
Về đặc điểm khách chia theo phương tiện vận chuyển: Trước đây, số
khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam bằng đường không thường ít, chủ yếu là
khách thương mại. Đại đa số khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam bằng
đường bộ. Đây là một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của thị trường khách
du lịch Trung Quốc. Họ đến Việt Nam chủ yếu thơng qua các cửa khẩu ở phía
Bắc như Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn. Hiện nay, lượng khách Trung Quốc đến
Việt Nam đã có sự thay đổi trong đó lượng đến bằng đường hàng khơng tăng
đáng kể. Năm 2010 có 469.661 khách đi bằng đường khơng trên tổng số 905.360
khách Trung Quốc đến Việt Nam (chiếm 52%). Năm 2011, có khoảng 966.748
khách Trung Quốc đi bằng đường khơng trên tổng số 1.416.804 khách Trung
Quốc đến Việt Nam (chiếm 68%). Lượng khách Trung Quốc đi bằng đường bộ
chiếm khoảng 30% tổng lượng khách đến Việt Nam, khách Trung Quốc đi bằng
đường biển chiếm tỷ lệ không đáng kể khoảng trên dưới 20.000 lượt khách/năm.
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC

n


2.1. Một số lý thuyết về tâm lý của khách du lịch
Khái niệm tâm lý của khách du lịch: là một bộ phận của tâm lý học, chuyên
nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của khách du lịch như sở thích, hành vi tiêu dùng,
…Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến tâm lý của khách cũng như
nghiên cứu và vận dụng các thành tựu của khoa học tâm lý trong phục vụ khách du
lịch.
Khách du lịch là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch. Để kinh doanh
du lịch đạt kết quả tốt cần phải nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cũng như hành
14


vi của khách, điều này chỉ có thể thực hiện được thơng qua những thành tựu của
tâm lý học nói chung và tâm lý học xã hội, tâm lý du lịch nói riêng. Thơng qua việc
nghiên cứu nhận biết nhu cầu, sở thích, tâm trạng, thái độ, động cơ... của các nhóm
khách du lịch, của từng cá nhân cụ thể để định hướng điều khiển và điều chỉnh quá
trình phục vụ khách du lịch.
Nghiên cứu tâm lý khách du lịch cũng là cơ sở để ngành du lịch xây dựng
chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách quảng cáo, marketing và chính
sách nơi khai thác du lịch. Từ đó cũng điều chỉnh được các mối quan hệ trong du
lịch, mang lại sự hài hòa và hợp lý nhất cho q trình kinh doanh du lịch.
2.2. Sở thích tiêu dùng của người Trung Quốc
Sở thích là khả năng lựa chọn phổ biến của con người, trước một đối tượng
nào đó trong lĩnh vực của cuộc sống mà đối tượng đó có sức lơi cuốn sự tập trung
chú ý, điều khiển sự suy nghĩ và thúc đẩy con người hành động.
2.2.1. Đối với vấn đề vận chuyển
Đa phần khách du lịch Trung Hoa ra nước ngồi lựa chọn nơi đến có khoảng
cách gần và đi du lịch ngắn ngày vì GDP/người thấp khoảng 800 USD. Người
Trung Hoa thích đi bằng tàu hỏa trên khoảng cách dài từ 200km trở lên, chỉ khi đi
cự ly ngắn họ mới đi ô tô. Khách du lịch Trung Quốc đi tour bằng ô tô thường dùng

điều hồ kể cả những nơi có khơng khí trong lành, mát mẻ.

n
Hình 2.1. Hình ảnh đồn tàu hỏa
(Nguồn: Pinterest)

15


2.2.2. Đối với các dịch vụ trong chuyến đi
Về lưu trú: Thường sử dụng khách sạn hạng 2 đến 3 sao có thang máy, giá từ
khoảng 25 - 35 USD, có trải thảm đỏ vì như vậy họ cảm thấy sạch sẽ và sang trọng
hơn, ngủ giường rộng, màn tròn. Do du khách Trung Hoa quen sử dụng nước ấm,
thường thích uống trà nên mỗi phịng ngủ cần được trang bị sẵn ấm đun nước.
Người Trung Hoa còn sinh hoạt nói năng ồn ào, xơ bồ, thích tụ tập và chuyện trị
nên cần sắp xếp minibar và ln được bổ sung đồ uống, đồ ăn vặt đầy đủ. Ngoài ra,
người Trung Quốc đa số hút thuốc lá nhiều vì vậy trong phòng cũng nên trang bị
bật lửa, diêm. Và đặc điểm của người Trung Quốc là họ hay mang theo nhiều tiền
mặt trong người nên khách sạn nên trang bị kết sắt cho phịng ngủ để họ có thể bảo
quản.
Về vấn đề ăn uống: Thường ăn cháo hoặc canh trước khi ăn món chính - đây
là món khơng thể thiếu được của người Trung Quốc, họ thường dùng nhiều ớt, tỏi,
khơng dùng nước mắm mà dùng xì dầu, thích ăn các món nóng, đặc biệt là ăn các
món này trên bàn ăn tròn, gia vị để riêng từng bát cho từng người và còn kiêng cầm
đũa tay trái. Trong bữa ăn chính tối thiểu phải có bốn món canh, thịt, cá rau xanh
lên thực đơn trước hàng tuần bảo đảm hàm lượng calo và thay đổi món ăn từng
bữa. Trong bữa ăn sáng thì thường ăn cháo, bánh mỳ, bánh sợi, thích uống trà
nhưng khơng pha vào ấm mà pha thẳng vào cốc có nắp đẩy và uống ln. Người
Thượng Hải, Bắc Kinh, Hồng Kông thường dùng cà phê. Thường thì người Trung
Quốc khơng có thói quen ăn tráng miệng nhưng họ rất thích ăn hoa quả vùng nhiệt

đới như: chuối, xồi, chơm chơm, thanh long, vú sữa...
Người Trung Quốc thường mang theo bình trà trong chuyến đi. Đối với dân
tộc Hồi không uống rượu khi tiếp khách mà họ dùng các loại nước uống có ga,
nước cam, nước quýt. Người Trung Quốc đặc biệt rất ít uống chè, khơng uống cà
phê. Chỉ có người Thượng Hải Bắc Kinh, Hồng Kơng thường dùng cà phê.

n

Vui chơi giải trí: Khách du lịch Trung Quốc thích chơi bài cờ tướng, hay đi
dạo quanh nơi ở, thích dịch vụ Massage, cắt tóc thư giãn, khách Phúc Kiến (Phúc
Kiến là quê hương của nhiều Hoa kiều hải ngoại, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Hậu
duệ của những người di cư từ Phúc Kiến chiếm đa số trong cộng đồng người Hán
tại Đài Loan và Singapore) nhất thiết phải có điểm đến là sịng bạc Đồ Sơn ưa màu
đỏ, màu vàng. Người Trung Quốc thích màu đỏ và màu vàng vì màu đỏ mang lại sự
may mắn, thể hiện sự vui sướng, nồng nhiệt, sức mạnh, danh vọng… Màu vàng thể
hiện quyền uy, giàu sang, phú quý.

16


Hình 2.2. Hình ảnh sịng bạc Đồ Sơn màu đỏ vàng
(Nguồn: Pinterest)
Họ rất tinh tế trong việc thưởng thức cái đẹp, họ rất có khiếu thẩm mỹ - trang
trí nội thất rất thích lịe loẹt, màu đỏ ở nơi cơng sở hay nơi chật hẹp. Không những
thế, người Trung Quốc cịn thích mơi trường tương đồng về văn hóa tại Việt Nam
đặc biệt là một số phong tục tập quán, những ngày lễ tết, người Việt Nam thân thiện
và hiếu khách, hiểu phong tục tập quán và lịch sử của Trung Quốc. Đặc biệt là khi
có lỗi họ thường lấy tay vả vào má mình, tơn trọng lễ nghi trong giao tiếp, tính
phường hội cao, thích khơng khí vui tươi, chan hịa…


n

Đối với vấn đề mua sắm: thích mua các mặt hàng lưu niệm làm bằng vỏ hến,
bằng mây tre, xương, gỗ, bạc, thuốc lá, dép nhựa trắng, hoa quả nhiệt đới và phụ nữ
thì thích mua nón, áo dài bằng lụa tơ tằm. Người Trung Quốc rất thích các đồ thủ
công mỹ nghệ, đồ gốm sứ truyền thống của làng nghề Việt Nam, thương hiệu rượu
truyền thống nên họ thường mua nhiều. Họ rất tiết kiệm trong chi tiêu nên cũng
thường mặc cả để mua được hàng rẻ.
2.3. Hành vi tiêu dùng của người Trung Quốc
Về định nghĩa hành vi tiêu dùng: được định nghĩa như hành động mà
người tiêu dùng biểu hiện trong việc tìm kiếm, mua, dùng, đánh giá và tùy nghi
sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn các nhu cầu.
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng tức là nghiên cứu người ta có quyết định
17


như thế nào về việc tiêu dùng nguồn tài lực sẵn có (tiền, thời gian, những cái đạt
được của họ trong lĩnh vực tiêu dùng).
Khách du lịch Trung Quốc thích đi du ngoạn, thăm thú những nơi có
phong cảnh đẹp, địa danh nổi tiếng gắn với những sự kiện lịch sử, danh nhân thế
giới. Họ thích thắng cảnh thiên nhiên, bãi biển đẹp như Vịnh Hạ Long, Nha
Trang, Trà Cổ, Thiên Cầm, Hà Tiên, Phan Thiết...
Du khách Trung Quốc thường rất thích đi du lịch theo đồn, theo chương
trình đã được thiết kế cho khách vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng… Hình thức tổ
chức theo đồn này vẫn đang khá phổ biến. Nó đảm bảo được sự ổn định về giá
cả (thường là giá trọn gói) nên dễ dàng cho khách du lịch lựa chọn. Đối với
khách lẻ, họ đi du lịch một mình, tự do hoặc đi với vài người; họ sẽ tự đặt phòng
khách sạn, lựa chọn điểm đến theo ý mình. Ngồi ra, cịn có nhóm người Trung
Quốc đi du lịch cơng vụ nhóm, khách này thường có hình thức đi du lịch tương
đối đặc biệt vì thường đi với số lượng đông và chi tiêu rất cao.

Thói quen tiêu dùng, so với một số thị trường khách du lịch tại một số
nước trong khu vực, mức chi tiêu trung bình của người Trung Quốc theo tour
thường thấp nhất nhưng đông về số lượng. Các tour du lịch trọn gói có giá cả
cạnh tranh nhưng được lợi nhiều về dịch vụ (như thăm quan được nhiều điểm
đến trong một hành trình) thường được lựa chọn. Lựa chọn của khách Trung
Quốc, đặc biệt là khách đi theo đoàn đối với các dịch vụ du lịch thường ở mức
trung bình từ đạt chuẩn trở lên như khách sạn thường từ 2 - 3 sao với các dịch vụ
tối thiểu.
Tuy vậy nhưng khách du lịch Trung Quốc lại thường có khuynh hướng chi
tiêu ngoài tour nhiều, bởi:
+ Hầu hết các khách du lịch Trung Quốc khi đi ra nước ngoài đều là lần
đầu tiên hoặc sẽ rất lâu mới có thể được đi du lịch nước ngoài (đối với những du
khách đến từ các vùng biên giới và nằm sâu trong đất liền). Vậy nên họ sẵn sàng
chi trả rất nhiều tiền trong chuyến đi của họ, chi trả cho những trải nghiệm mới
khi đi đến Việt Nam.

n

+ Do Trung Quốc duy trì được tỷ giá của đồng nhân dân tệ có giá trị so với
đồng USD nên việc chi tiêu ở nước ngồi thường có lợi hơn cho khách Trung
Quốc.
+ Khách du lịch Trung Quốc đi du lịch thường với mục đích thực hiện các
cơng vụ liên quan đến các cơ quan Nhà nước của điểm đến, kết hợp với thăm
viếng điểm đến nên chi phí cho chuyến đi thường là Nhà nước hoặc công ty chi
trả. Vậy nên đối tượng này thường có khả năng chi trả cao, đặc biệt là có thể chi
thêm bằng tiền riêng của mỗi người trong chuyến đi.
18


Cũng trong năm 2015, chi tiêu trung bình ngồi tour của khách du lịch

Trung Quốc đối với khách đi theo tour là 41,28 USD/ngày/khách, chỉ bằng 35%
mức chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, 50%
là chi cho mua sắm hàng hóa, 10,2% chi cho hoạt động vui chơi giải trí (nguồn
Tổng cục Du lịch).

PHẦN 3: VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA KHÁCH TRUNG QUỐC
Văn hố giao tiếp là một phần khơng thể thiếu trong cuộc sống vì nó chính là
những mắt xích gắn kết các mối quan hệ giữa con người với nhau; là tổ hợp của các
thành tố như: cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ và cách ứng xử. Văn hóa giao tiếp
xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống như: nơi làm việc, nơi công
cộng, gia đình. Phong cách sống của mỗi người sẽ khác nhau và điều đó phụ thuộc
vào văn hố ứng xử của chính cá thể đó, giao tiếp là một nghệ thuật. Trong thời đại
của thế giới phẳng ngày nay, khi khoảng cách về địa lý đã không thể ngăn nổi con
người xích lại gần nhau hơn thì giao tiếp là một cầu nối rất quan trọng để các quốc
gia và các nền văn hoá hội nhập.
Trung Quốc là một đất nước với những nét đặc trưng văn hóa phong tục độc
đáo, nhưng khá khắt khe trong giao tiếp, và cần tuân thủ các điều luật ngầm. Do đó,
khi giao tiếp với một người Trung Quốc, ta phải chú ý đến nhiều khía cạnh khác
nhau.
3.1. Các nghi thức cơ bản trong giao tiếp với người Trung Quốc
3.1.1. Chào hỏi

n
19


Hình 3.1. Ảnh minh họa
(Nguồn: Pinterest)
Người Trung Quốc thích giao tiếp, gặp gỡ. Khi gặp nhau, người Trung Quốc
thường khom mình hoặc cúi đầu để chào hỏi hoặc bắt tay nhau.

Khác với người phương Tây, người phương Đơng nói chung và người Trung
Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Trong khi chào hỏi không nên
bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao
nhất trước chứ khơng chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì
khơng bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất khơng lịch sự, tốt
nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.
3.1.2. Gặp gỡ, làm quen
Người Trung Quốc coi trọng chức vị và bằng cấp. Khi giới thiệu với ai đó
cần giới thiệu cả chức vụ và bằng cấp, nếu khơng sẽ là một thiếu sót của bạn.
Thông thường trên danh thiếp của người Trung Quốc đều ghi rõ cả chức vụ và bằng
cấp bằng hai thứ tiếng: tiếng Trung và tiếng Anh.
3.1.3. Giao tiếp
3.1.3.1. Cách xưng hơ, nói chuyện
Trong giao tiếp, người Trung Quốc thường gọi nhau bằng họ kèm theo chức
vụ (đây là điểm khác so với người Việt) ví dụ như đội trưởng Hà, chủ tịch Cố…
Trong giao tiếp - đàm phán, người Trung Quốc xem tuổi tác và địa vị xã hội
là yếu tố quyết định phong cách ngôn ngữ, cách xưng hô mà họ chọn. Nó được thể
hiện thơng qua cách xưng hô và gọi nhau trong giao tiếp. Trong hầu hết trường hợp
thì “tiểu” có nghĩa là “nhỏ” được dùng gắn với tên của những người trẻ tuổi cịn
“lão” có nghĩa là “già” được đặt trước họ của những người đứng tuổi hay người già
để thể hiện sự kính trọng sự từng trải và tuổi tác của họ. Những “tiết đầu danh” này
chỉ dùng cho những người mà chúng ta quen biết.

n

Trong lối chào hỏi trang trọng thì họ của người đó được đặt lên trước từ “tiên
sinh” có nghĩa là “ông” hay “ngài”. Với những người tuổi tác gần nhau và có mối
quan hệ thân thiết có thể dùng tên để xưng hô. Thầy, cô giáo thường được xưng hô
là “lão sư” đặt sau tên họ để thể hiện sự kính trọng với nghề giáo. Khi đi trên
đường phố người Trung Quốc chào hỏi người lạ bằng “đồng chí” khi hỏi đường hay

mua bán thứ gì đó.
Khi tiếp xúc với người Trung Quốc, việc đề cập đến những vấn đề riêng tư
như vợ chồng, con cái, nghề nghiệp, quê quán, thu nhập… được xem là sự quan
tâm đến đối phương chứ khơng phải là tị mị, tọc mạch.

20


Người Trung Quốc thường nói một cách hàm ý và đầy ẩn ý trong giao tiếp.
Người Trung Quốc khơng thích nói “khơng” một cách thẳng thừng. Chẳng hạn như
họ sẽ nói “Thật là bất tiện” thay vì “khơng thoải mái”. Người Trung Quốc khơng
bao giờ nói khơng với bất kì lời đề nghị nào hay lộ vẻ không đồng ý ra ngồi mặt.
Họ ln che giấu tình cảm của mình, thường là bằng một nụ cười mỉm hay cười to.
Nếu có ai đó đáp lại một lời đề nghị bằng cách nói “để sau” rồi sau đó qn mất thì
điều đó thường có nghĩa là họ khơng thể đáp ứng lời đề nghị đó được.
3.1.3.2. Hành động
Trong giao tiếp, người Trung Quốc không quen động chạm thân thể như ôm
hôn, khốc tay, cầm tay… Người Trung Quốc cũng khơng quen với việc biểu lộ
tình cảm ngồi đường hay nơi cơng cộng. Tuy nhiên ngày nay việc này cũng ngày
càng phổ biến trong tầng lớp trẻ tuổi.
3.1.3.3. Thái độ, phong cách sống
Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn trong giao tiếp. Họ sẽ không
bao giờ đợi bạn nếu bạn khơng đến đúng giờ.
Với Người Trung Quốc, chữ “tín” đáng giá ngàn vàng. “Có chữ “tín” khơng
cần vốn người ta vẫn có thể giao hàng cho anh bán”.
Người Trung Quốc coi trọng giá trị xã hội (Cộng đồng, nhóm bạn bè, những
cộng sự thân cận...), người có nhiều mối quan hệ thân quen sẽ là người chiến thắng.
Quan hệ tốt cũng dựa trên sự “có đi có lại”. Ơn huệ luôn được ghi nhớ, báo đáp,
nhưng không phải ngay lập tức.
Thái độ cư xử: Người Trung Quốc có câu: “Nếu khơng biết cười thì đừng mở

tiệm” và “sự ngọt ngào, thân thiện sẽ tạo ra tiền”... Nếu sự tôn trọng và trách nhiệm
kết dính mối quan hệ theo tơn tin trật tự, thì tình bạn sẽ giữ được mối quan hệ lâu
dài.
Tư duy tổng hợp: do có tư duy tổng thể (hình thành từ bé chủ yếu qua việc
ghi nhớ chữ tượng hình), họ có xu hướng bàn tất cả các vấn đề cùng lúc theo một
trình tự có vẻ lộn xộn, khơng có thứ gì được thỏa thuận cho tới khi mọi thứ đã thoả
thuận xong.

n

3.1.3.4. Đàm phán, kinh doanh

21


×