Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193 KB, 23 trang )

1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được một bài thuyết trình hoàn chỉnh các thành viên trong
nhóm chúng em đã nỗ lực hết mình tìm tòi nghiên cứu tiếp cận vấn đề nhằm
phân tích làm sáng tỏ rõ ràng các nội dung của đề tài. Trong quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu và làm bài hoàn thành như ngày hôm này nhóm đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của gia đình, quý thầy cô và các bạn. Vì vậy, đầu tiên chúng em
xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình của các thành viên nhóm đã không
ngừng tạo điều kiện, động viên chúng em trong quá trình học tập. Tiếp theo
chúng em xin chân thành cám ơn ban giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp TP
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng em có thể học tập, nghiên cứu và rèn
luyện bản thân dưới một mái trường lớn hàng đầu cả nước . Đặc biệt chúng em
xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Bình đã tận tình dạy bảo, hướng
dẩn để chúng em có thể nhanh chóng hoàn thành khóa luận của mình một cách
đúng thời gian và đạt yêu cầu của một bài tiểu luận hoàn chỉnh. Và cuối cùng
chúng em xin cảm ơn các bạn bè trong cũng như ngoài lớp đã đóng góp ý kiến
và giúp đỡ nhóm hoàn thành bài tiểu luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song với
2
kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian hạn hẹp nên bài tiểu luận của chúng em
không thể tránh khỏi những sai sót. Vì thế qua đây nhóm cũng mong rằng thầy
cô và bạn bè sẽ tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để lần sau nhóm có thể hoàn
thành tốt hơn.
Chúng em cũng xin chúc các thầy cô thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong
cuộc sống và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đẩy mạnh phát
triển kinh tế là một trong những mục tiêu hàng đầu của đát nước ta. Qua hơn 20
năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế đất nước ta đã gặt hái được nhiều


thành công đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những thành công,
từng bước khẳng định mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc
tế. Mặc dù vậy hàng năm vẫn có hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào
tình trạng khủng hoảng, phá sản hoặc biến mất khỏi thị trường. Và một trong
những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó chính là thiếu tư duy về
chiến lược kinh doanh phù hợp cho loại hình doanh nghiệp này. Bắt đầu là việc
thiếu khả năng hoạch định một chiến lược kinh doanh phù hợp làm cho việc tìm
kiếm khách hàng cũng như tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này cũng chưa được nâng cao. Nhận
thấy rằng việc hoach định chiến lược kinh doanh đóng một vai trò to lớn trong
3
việc quyêt định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Chính vì vậy
trong phạm vi của một bài tiểu luận nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “
Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ
Ở Việt Nam”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Mục Đích:
Với nhiệm vụ của một sinh viên đang tham gia học tập bộ môn Quản Trị
Học Của Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Trường Đại Học Công Nghiệp Tp. Hồ
Chí Minh, nhóm chúng em đặt ra mục đích đầu tiên đó là hoàn thành tốt khóa
luận của môn học theo yêu cầu của giảng viên thầy Nguyễn Văn Bình cũng như
yêu cầu của trường đặt ra. Ngoài ra các thành viên nhóm cũng quan tâm và đặt
ra một số mục đích không kém phần quan trọng như trang bị cho bản thân một
số kiến thức liên quan tới hoạt động hoạch định chiến lược nhằm phục vụ cho sự
nghiệp và cuộc sống hiện nay cũng như cho sau này. Bên cạnh đó khóa luận
cũng muốn thông qua việc phân tích vai trò của việc hoạch định chiến lược
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam từ đó cho mọi người thấy
được sự cần thiết và cách thức áp dụng tư duy chiến lược trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Mục tiêu nghiên cứu:

Trong phạm vi của một khóa luận nghiên cứu về đề tài “ Hoạch Định Chiến
Lược Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ Ở Việt Nam”. Trước khi
bắt tay vào cộng việc nghiên cứu làm rõ đề tài khóa luận đã đặt ra các mục tiêu
cần hoàn thành trong bài như sau:
− Thứ nhất: khóa luận phải nêu lên được các khái niệm cơ bản liên quan
đến hoạch định kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
− Thứ hai: khóa luận phải nêu lên và làm rõ các cơ sở lý thuyết về hoạch
định chiến lược kinh doanh.
4
− Thứ ba: Từ các cơ sở lý thuyết khóa luận chuyển sang phân tích đánh giá
thực trạng hoạch định của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
− Thứ tư: từ việc phân tích đánh giá thực trạng của việc hoạch định chiến
lược khóa luận sẻ đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển công tác hoạch
định chiến lược kinh doanh.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài là một vấn đề thực tế của xã hội vì vậy khóa luận sẽ được thực
hiện với các phương pháp nghiên cứu mang tính khoa học gắn liền với thực tiển
xã hội. Vì vậy khóa luận sẽ sữ dụng một số phương pháp như phương pháp duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác–Lenin bên cạnh đó khóa luận sữ dụng thêm
một số biện pháp như so sánh, suy luận logic, phân tích… Từ những biện pháp
này khóa luận sễ đi làm rõ đề tài từ đó sẽ đưa ra các nhận định khách quan của
minh để tóm lược vấn đề cho mọi ngươi có thể hiểu rõ hơn về nội dung đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luận môn học, khóa luận chỉ đi nghiên
cứu, phân tích dựa trên cơ sỡ lý thuyết và dựa trên thực trạng chung của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ta.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP:

1. Khái niệm về chiến lược:
Có nhiều định nghĩa về chiến lược, sự khác nhau giữa các định nghĩa là do
quan điểm của mỗi tác giả. Năm 1962 Chandler một trong những nhà khởi
xướng và phất triển lý thuyết về quản trị chiến lược đã định nghĩa: chiến lược là
sự xác định các mục tiêu và mục đích dài hạn của doanh nghiệp và sự chấp
5
nhận chuỗi các hành động cũng như phân bố nguồn lực cần thiết để thực hiện
các mục tiêu nà
[1]
.
Năm 1980, Quinn đã định nghĩa: chiến lược là mô thức hay kế hoạch thích
hợp các mục tiêu cơ bản, các chính sách và các chuỗi hành động của tổ chức vào
một tổng thể cố kết chặt chẽ
[2]
.
Gần đây, Johnson và Schole định nghĩa: Chiến lược là định hướng hay kế
hoạch và phạm vi của một tổ chức trong dài hạn, nhằm đạt được lợi thế cho tổ
chức thông qua cấu hình các nguồn lực của nó trong bối cảnh môi trường thay
đổi, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thoả mãn kỳ vọng của các bên hữu
quan
[3]
.
Các định nghĩa trên phân thành nhiều ý nếu muốn tìm một định nghĩa chính
xác về chiến lược sẽ phức tạp. Vì vậy, phải có định nghĩa đa diện để giúp hiểu rõ
hơn về chiến lược. Mintzberg tóm lược định nghĩa đa diện với 5 chữ P
[4]
.
− Kế hoạch (Plan ): Một chuỗi các hành động có ý thức.
− Khuôn mẫu (Pattern ): Sự kiên địnhvề hành vi theo thời gian, dự định hay
không dự định.

− Bố trí (Position ): Sự phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó.
− Triển vọng (Perspective ): Một cách thâm căn cố đế để nhận thức thế giới.
− Thủ đoạn (Ploy ): Một cách cụ thể để vượt lên trên đối thủ.
2. Phân loại chiến lược:
Khía cạnh khác của chiến lược là còn tuỳ theo cấp, về bản chất, chiến lược
tuỳ thuộc vào quan điểm. Tối thiểu có ba cấp chiến lược: Chiến lược công ty,
chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược chức năng.
− Chiến lược cấp công ty: bàn đến mục đích chung và phạm vi tổ chức.
− Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: chủ yếu quan tâm đến các cách thức
cạnh tranh trong môi trường cụ thể
6
− Chiến lược chức năng: chuyển dịch chiến lược công ty và chiến lược cấp
đơn vị kinh doanh tới các bộ phận của tổ chức trên quan phương diện
nguồn lực, các quá trình, con người và kỹ năng của họ.
3. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp:
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải hướng vào một mục tiêu xác định.
Mục tiêu đó sẽ là động lực chính thúc đẩy doanh nghiệp nỗ lực hành động để đạt
được nó. Thường thì các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có
những mục tiêu giống nhau là xâm nhập thị trường, tăng lợi nhuận, mở rộng thị
phần. Nếu như cấc mục tiêu này xác định không rõ ràng thì chẳng khác nào
doanh nghiệp đang bước trên một cây cầu bấp bênh có nguy cơ đổ bất cứ lúc nào
trước những biến động của thị trường. Do vậy, yếu tố cần thiết nhất khi tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có mục tiêu rõ ràng. Nhưng trên thực tế để
xác định được mục tiêu thì cần phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu, phân
tích các yếu tố thị trường, nhu cầu thị trường, môi trường kinh doanh, công nghệ
để hình thành nên mục tiêu. Đông thời phải có các căn cứ về nguồn lực là cơ sở
xây dựng mục tiêu. Để làm được điều này nhất thiết phải có chiến lược kinh
doanh. Như vậy chiến lược kinh doanh có vai trò thứ nhất là xác lập có căn cứ,
có cơ sở những mục tiêu cho Doanh nghiệp

Vai trò thứ hai của chiến lược kinh doanh lầ cách thức phối hợp mọi nguồn
lực tập trung vào giải quyết một mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Tại sao chiến
lược kinh doanh làm được điều đó? Trước hết ta phải xem xét cơ cấu tổ chức của
một doanh nghiệp. Về cơ cấu doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chức năng
khác nhau như phòng tổ chức, phòng hành chính, phòng tài vụ, phòng kế hoạch,
phòng makerting. Mỗi phòng ban này sẽ đảm trách từng nhiệm vụ cụ thể mà
chức năng của nó quy định. Do sự phân chia theo chức năng như vậy nên các bộ
phận này hoạt động hoàn toàn độc lập và chịu sự quản lý của cấp cao hơn là ban
giám đốc. Nếu chỉ hoạt động thông thường một cách riêng lẻ thì hiệu quả hoạt
động đem lại cho doanh nghiệp là không đáng kể vì các nguồn lực của bộ phận
này là giới hạn. Vậy yêu cầu đặt ra là phải có một cách thức nào đó cho phép
7
liên kết, phối hợp các nguồn lực riêng biệt này thành một nguồn lực tổng thể
phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đó chính là chiến lược kinh
doanh. Như vậy chiến lược kinh doanh sẽ khai thác được những ưu thế cạnh
tranh từ sự phối hợp giữa các nguồn lực này.
Vai trò thứ ba của chiến lược kinh doanh là đề ra được cách thức hành động
hướng mục tiêu sát thực tế hơn, hiệu quả hơn. Bởi lẽ mọi quyết định và hành
động đều dựa trên sự phân tích đánh giá thực trạng điểm mạnh, điểm yếu của
doanh nghiệp cũng như thời cơ và đe doạ của môi trường kinh doanh. Tất cả đều
được phản ánh chính xác trong chiến lược kinh doanh. Do vậy, mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh sẽ gắn chặt với thực trạng của doanh nghiệp. Các nhà quản
trị biết được sẽ khai thác những ưu thế cạnh tranh nào, tận dụng những thời cơ
nào. Một kết quả tất yếu là hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ rất
cao.
4. Nội dung của chiến lược kinh doanh:
Chiến lược kinh doanh không chỉ là những mục tiêu mà còn gồm chương
trình hành động hướng mục tiêu. Tất cả được thể hiện trong mỗi chiến lược
doanh nghiệp lựa chọn.
Về mục tiêu của chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị kinh của doanh

nghiệp sẽ xác định đâu là mục tiêu quan trọng nhất, chủ yếu nhất mà doanh
nghiệp muốn đạt được. Có điều doanh nghiệp cần phải giải quyết được những
mục tiêu nhỏ khác để có cơ sở thực hiện mục tiêu chính. Mỗi mục tiêu nhỏ có
những nhiệm vụ riêng cần được phân chia thực hiện theo chức năng của từng bộ
phận doanh nghiệp. Mối liên kết chặt chẽ giữa các mục tiêu nhỏ và mục tiêu lớn
là căn cứ đảm bảo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là có tính khả thi.
Về chương trình hành động là cách thức triển khai thực hiện mục tiêu đặt ra.
Những cơ sở để xây dựng chương trình dựa trên các nguồn lực này để giải quyết
từng nhiệm vụ được chi tiết rõ trong từng mục tiêu con. Tuy nhiên chương trình
phải có sự sắp xếp thứ tự hợp lý không gây xáo trộn khi triển khai.
8
II. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ:
1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Hiện nay ở nước ta hệ thống các doanh nghiệp nhỏ phát triển rất mạnh mẽ số
lượng doanh nghiệp tăng nhanh. Và có nhiều quan niệm khác nhau về các xác
định giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên đa số các định nghĩa đều dựa
trên số nhân công lao động thường xuyên để phân biệt giữa doanh nghiệp vừa
và nhỏ, ngoài ra còn sủ dụng một số chỉ tiêu như quy mô vốn, quy mô doanh
thu… Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Pháp hay Nhật Bản
thì họ cho rằng những doanh nghiệp cố số lao động từ 500 trở xuống thì được
coi là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó các doanh nghiệp có số nhân
công dưới 200 là các doanh nghiệp nhỏ. Đồi với Việt Nam là một nước có nền
kinh tế đang phát triển thì doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tại Nghị định
91/2001/CP-NĐ của thủ tướng chính phủ ban hành năm 2001 thì “những doanh
nghiệp có số lao động nhỏ hơn 300 và có số vốn pháp định nhỏ hơn 10 tỷ đồng
được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó không phân biệt doanh nghiệp
nhỏ và vừa.”
[5]


Cách định nghĩa này cũng chỉ mong tính chất tương đối, bởi một doanh
nghiệp có thật sự nhỏ khi có số lao động nhỏ hơn 500 hay không thì còn tuỳ
thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Do vậy, chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp nhỏ là
một doanh nghiệp hoạt động độc lập trong một lĩnh vực kinh doanh nhưng
không thống trị trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
2. Khái niệm về hoạch định chiến lược kinh doanh:
Mặc dù đối với nhiều người từ “chiến lược kinh doanh” nghe rất quen thuộc
nhưng thực sự chưa hẳn họ đã hiểu được như thế nào là hoạch định chiến lược
kinh doanh. Để giúp chúng ta có thể hiểu rõ khái niệm chiến lược kinh doanh
các nhà quản trị đã đưa ra một số khái niệm nhằm cho chung ta hiểu rõ hơn về
khái niệm này. Đầu tiên các nhà quản trị đưa ra khái niệm “Hoạch định là một
quá trình liên quan đến sự tư duy và ý chí của con người, bắt đầu bằng việc xác
9
định mục tiêu và đinh rõ chiến lược, chính sách, thủ tục và các kế hoạch chi tiết
để đạt mục tiêu. Hoạch định định rõ các giai đoạn phải trải qua để thực hiện mục
tiêu, nố cho phép hình thành và thực hiện các quyết định”
[6]
Các nhà quản trị
cũng đưa ra khái niệm “Chiến lược kinh doanh là phương hướng và quy mô của
một tổ chức trong dài hạn, chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua
việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng
nhu cầu thị trường và kì vọng của các nhà góp vốn…”.
[5]
Nói cách khác, chiến
lược là:
− Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn ( phương hướng)
− Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những lại hoạt động
nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó ( thị trường, quy mô).?
− Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh
tranh trên những thị trường đó (lợi thế)?

− Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng
lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các
nguồn lực)?
− Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp (môi trường)?
− Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và
ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)?
3. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp:
Để có một chiến lược kinh doanh hoàn hảo, mang tính chiến lược lâu dài và
hiểu quả kinh doanh cao ngoài những bí quyết hay kinh nghiệm của bản thân
thì các nhà quản trị đều phải tuân thủ tiến trình xây dựng chiến lược kinh doanh
do các nhà khoa học xây dựng sau một quá trình nghiên cứu nhằm giúp cho các
nhà quản trị dể dàng xây dựng chiến lược hơn. Tiến trình này gồm có 8 bước
gọi là Tiến trình hoạch định chiến lược”:
− Bước 1: Nhận thức một số cơ hội kinh doanh trên thị trường.
10
Nhà quản trị tiến hành nghiên cứu thi trường, bao gồm nghiên cứu các
vấn đề như: sản phẩm, cạnh tranh, nhu cầu của khách hàng.
− Bước 2: Thiết lập các mục tiêu.
Thiết lập hệ thống mục tiêu cho doanh nghiệp như mục tiêu thâm nhập
thị trường, mục tiêu phân phối sản phẩm, mục tiêu giới thiệu sản
phẩm…Ngoài ra, còn phải xác định mục tiêu cho từng bộ phận năng,
cho từng đơn vị cơ sở cũng như cho từng chương trình hành động. Khi
thiết lập hệ thống mục tiêu phải lưu ý đến một số điểm như thời gian
triển khai, thời gian hoàn thành, nhân lực tham gia, khu vực hay địa
điểm để triển khai…
− Bước 3: Phát triển các tiền đề để hoạch định.
Các vấn đề của một số cơ hội kinh doanh đã được phát hiện và nghiên
cứu được nhà quản trị đưa ra làm cơ sở để hoạch định, xây dựng các
phương án.

− Bước 4: Xác định các phương án.
Phân tích các phương án đã được xây dựng ở bước 3 nhằm tìm ra các ưu
khuyết điểm của từng phương án.
− Bước 5: So sánh và đánh giá các phương án.
So sánh và đánh giá các phương án trên cơ sở so sánh các ưu khuyết
điểm của từng phương án đồng thời xác định khả năng, nguồn lực hiện
tại của doanh nghiệp.
− Bước 6: Lựa chọn phương án.
Xác định phương án tối ưu trên cơ sở so sánh và đánh giá ở bước 5.
Chọn chương trình hành động mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ phải theo
đuổi.
− Bước 7: Hoạch định các kế hoạch phụ trợ.
11
Xây dựng các kế hoạch phụ trợ như kế hoạch cung ứng vật tư, máy móc,
thiết bị, kế hoạch đào tạo, huấn luyện, kế hoạch phát triển sản phẩm…
nhằm giúp cho việc triển khai chiến lược sau này đạt được hiệu quả.
− Bước 8: Lượng hoá bằng cách hoạch định ngân quỹ.
Xây dựng ngân sách cho các chương trình hành động, các kế hoạch.
Ngân sách này bao gồm phần dự toán các chi phí như sau: chi phí thuê
mướn lao động, chi phí mua sắm vật tư, chi phí trang thiết bị, nhà
xưởng, văn phòng, chi phí bán hàng, các chi phí tác nghiệp khác.Khi
hoạch định một chiến lược, các nhà quản trị phải trực tiếp thể hiện một
số công việc như: dự đoán, xây dựng các phương án, lựa chọn phương
án và ra quyết định.
TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
BƯỚC 1 BƯỚC 2 BƯỚC 3
BƯỚC 6 BƯỚC 5 BƯỚC 4
Phát triển các tiền đề
để hoạch định:
Các kế hoạc được triển

khai, thực hiện như thế
nào? Ở môi trường
nào?
Thiết lập các mục tiêu:
− Mục tiêu cho đơn vị
cơ sở, bộ phận.
− Khi nào thực hiện.
Nhận thức cơ hội trên
cơ sở khảo sát thị trường
− Sự cạnh tranh.
− Nhu cầu khách
hàng.
− Năng lực của ta.
Lựa chọn các phương
án.
Chọn chương trình
hành động mục tiêu
mà doanh nghiệp sẽ
phải theo đuổi.
Xác định các phương
án.
Nghiên cứu nhược
điểm các phương án để
chọn một số phương án
có triển vọng.
So sánh và đánh giá
các phương án.
Chọn phương ná tối ưu
phù hợp với mục tiêu,
khả năng của DN trên

cơ sở phân tích.
12
BƯỚC 7 BƯỚC 8 BƯỚC 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thay đổi chiến lược kinh doanh:
Chiến lược xuất phát từ việc kết hợp 3 yếu tố:
 Thời cơ do hoàn cảnh khách quan tạo ra hoặc những biến đổi do tự bản
thân doanh nghiệp tạo ra.
 Thế mạnh và những mặt hạn chế của tổ chức doanh nghiệp.
 Hệ thống giá trị và ước vọng của giới lãnh đạo doanh nghiệp.
Vì vậy, sự thay đổi chiến lược kinh doanh là do một số nguyên nhân sau:
− Sự thay đổi cấp quản trị hay chủ sở hữu.
− Sự thay đổi các yếu tố kinh doanh ở tầm vi mô.Đây là nguyên nhân chủ
yếu tác động một cách sâu sắc và trực tiếp nhất.
− Sự thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô.
− Do kết quả hoạt động kinh doanh của chu kì trước.
CÁC TÁC NHÂN GÂY NÊN SỰ THAY ĐỔI CỦA MỘT CHIẾN LƯỢC
Thực hiện chiến lược.
Hoạch định các kế
hoạch phụ trợ:
− Cung ứng vật tư,
máy móc, thiết bị.
− Đào tạo, huấn luyện.
− Phát triển sản phẩm.
− Các kế hoạch khác.
Lượng hoá bằng
hoạch định ngân quỹ:
− Chi phí lao động .
− Chi phí vật tư.
− Chi phí trang thiết
bị.

− Chi phí tác nghiệp.
− Các chi phí khác.
Sự thay đổi cấp quản trị
hay chủ sở hữu
Hoạch định chiến
lược
Thay đổi chiến
lược phù hợp
Thay đổi của môi
trường vĩ mô
13
5. Phân biệt hoạch định chiến lược với xây dựng kế hoạch:
Có nhiều định nghĩa nói lên sự khác biệt này. Ở đây, chúng ta có thể chọn
định nghĩa của Steiner để phân biệt:
“ Việc hoạch định là một tiến trình bắt đầu bằng việc trình bày mục tiêu và
định rõ chiến lược, chính sách và các kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu; nó
cho phép hình thành và thực hiện các quyết định; nó cocnf bao gồm một chu kì
mới đề ra mục tiêu và xác định chiến lược, chu kì này tiến hành theo thành quả
đạt được”.
Kế hoạch là sự cam kết chính thức để tiến hành một số hoạt động mang tính
cách chuyên biệt, cụ thể, nhằm đạt được một số mục tiêu trước mắt. Trong kế
hoạch cũng bao hàm một số quyết định và những quyết định này đều có liên
quan đến nội dung và mục tiêu của kế hoạch. Kế hoạch mang tính liên tục, nó có
thể là mục tiêu ban đầu hay là mục tiêu trung gian hoặc là mục tiêu cuối cùng
trong quá trình thực hiện chiến lược.
Hoạch định tác
nghiệp
TỔNG KẾT –
Kết quả
Thay đổi của môi

trường vi mô – Hiệu
quả
Các kế hoạch
phụ trợ
Thực hiện chiến
lược
14
Chương III: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
VIỆT NAM:
Là một nước đang phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp và có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu hút vốn, làm cho nền kinh tế năng
động hiệu quả lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Theo thống kê
mới nhất của tổng cục thống kê “Cả nước hiện có trên 500.000 doanh nghiệp
vừa và nhỏ, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp trên cả nước. Với số vốn
đăng ký lên gần 2.313.857 tỉ đồng tương đương với gần 121 tỉ USD. Theo thống
kê cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp tới hơn 40% GDP cả
nước”
[6]
. Không chỉ vậy các doanh nghiệp này còn đóng góp đáng kể vào sự
phát triển kinh tế của đất nước mà còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi
năm, trong đó chủ yếu giải quyết số lao động chưa qua đào tạo góp phần xóa đói
giảm nghèo tăng cường an ninh xã hội …
Tính chung , hiện nay “Các doanh nghiệp sử dụng trên 50% lao động xã
hội”
[5]
. Song các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang gặp nhiều khó khăn như:

do hạn chế là số vốn ít, hầu hết là huy động vốn tự có doanh nghiệp, rất ít doanh
nghiệp huy động được nguồn vốn bên ngoài. Vốn ít nên điều kiện tiếp cận thị
trường hạn chế. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận khoa học,
công nghệ nước ngoài, khả năng quản lý, nhận biết về kinh doanh, văn hóa kinh
doanh, trình độ xúc tiến và quảng bá thương mại cũng rất hạn chế, ảnh hưởng
đến năng suất, hiệu quả hoạt động.năng lực quản lý kinh doanh kém, vốn đầu tư
hạn chế, công nghệ lạc hậu, bị động trong quan hệ thị trường
Do đó, Đảng và Nhà nước cũng như toàn xã hội đang quan tâm đến những
hoạt động hỗ trợ phát triển, đặc biệt là đang tạo ra khung khổ pháp lý, đổi mới
hệ thống chính sách, xây dựng cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hỗ trợ
cộng đồng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù vậy, hiện nay các
15
doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ở trong môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, làm
hạn chế sự phát triển, đặc biệt là các chính sách cho những doanh nghiệp này
còn thiếu và chưa đồng bộ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
II. THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
Như chúng ta đã biết công việc hoạch định chiến lược kinh doanh đã được
các nhà quản trị nghiên cứu và đưa ra từ rất lâu rên thế giới. Nhưng để công việc
này thực sự được áp dụng rộng rải vào các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì phải tính từ sau cuộc đại khủng hoảng giữa thập
niên 80, vào năm 1986, đây là một mốc lịch sử đầy ý nghĩa đối với kinh tế Việt
Nam ta. Nó đánh dấu sự chuyển mình của đất nước ta, từ một đất nước theo cơ
chế tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sự thay đổi cơ chế này đã tác
động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vốn
đã quen với cách làm việc dựa trên những chỉ tiêu sản xuất được đề ra. Vì vậy nó
giống như một sự thay đổi khắc nghiệt của thị trường đối với các doanh nghiệp
nước ta lúc bấy giờ.
Sau khi thay đổi cơ chế kinh tế thì việc một loạt doanh nghiệp đã không

thích ứng kịp thời, không chịu chuyển mình theo cơ chế thị trường dẩn đến làm
ăn thua lổ và phá sản là không tránh khỏi. Như vậy nền “kinh tế thị trường chính
là sự chọn lọc tự nhiên”
[7]
. Những doanh nghiệp thích ứng được với những biến
động đó của thị trường thì sẽ tồn tại và phát triển. Qua đây ta thấy rằng doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải dựa trên nhu cầu của thị trường. Trong
lúc thị trường luôn biến động, do đó các doanh nghiệp cần phải có một công cụ
để ứng phó với những biến động này. Hơn nữa sự biến động của thị trường thì
không được cảnh báo trước vì vậy công cụ này phải dự đoán được những thay
đổi của thị trường theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực trong một thời gian
nhất định.
16
Công cụ này đó chính là chiến lược kinh doanh, đây chính là một công cụ
hữu hiệu cung cấp cho nhà quản trị những thông tin tổng hợp về môi trường kinh
doanh cũng như nội lực của doanh nghiệp. Đây là căn cứ để cho các nhà quản trị
tìm ra cơ hội để phát triển bên cạnh đó thì cũng để phát hiện ra các mối đe dọa
đối với doanh nghiệp nhằm tránh thiệt hại và có biện pháp khắc phục cho
doanh nghiệp mình. Qua sự kiện lịch sử này các doanh nghiệp đã bắt đầu với
công việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình nhằm đứng vững và phát
triển mạnh mẽ hơn trên thị trường. Và cũng chính sau mốc thời gian nay công
việc hoạch định chiến lược kinh doanh đã được phổ biến hơn trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Tuy công việc hoạch định chiến lược kinh doanh đã được các doanh nghiệp
quan tâm và áp dụng nhưng nó chưa thực sự được các nhà doanh nghiệp quan
tâm đặc biệt như vai trò của nó. Trong thời kỳ sau khi hoạch định thực sự được
nhân rộng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các nhà doanh nghiệp lại
không đánh giá cao công việc này họ chỉ xem công việc hoạch định chiến lược
kinh doanh như một việc làm thêm để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp
mình. Họ chỉ áp dụng những lý thuyết của hoạch định chiến lược kinh doanh để

xác định một số vấn đề trong tương lai của doanh nghiệp như mục tiêu và
phương hướng của họ trong tương lai. Trong khi một số doanh nghiệp lớn trong
nước lại rất quan tâm về công việc hoạch định chiến lược, thậm chí họ còn thành
lập một bộ phận hoạch định chiến lược riêng chuyên thu thập thông tin, phân
tích, đánh giá thị trường từ đó vạch ra các chiến lược kinh doanh cho công ty
trong một thời gian ngắn cũng như trong một thời kỳ dài như Tập đoàn viễn
thông VNPT hay Tập đoàn viễn thông Viettell. Với việc làm này của các doanh
nghiệp lớn họ càng phát triển mạnh mẽ hơn, và dần chiếm lĩnh lấy thị trường
trong nước thậm chí còn phát triển ra cả nước ngoài. Như vậy các doanh nghiệp
vừa và nhỏ chưa thực sự quan tâm và hiểu rõ vai trò của của hoạch định chiến
lược kinh doanh từ đó các chủ doanh nghiệp không dành sự quan tâm nhiều cho
vấn đề này.
17
Sau này với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của
người tiêu dùng tăng nhiều ngành nghề mới như chế biến thủy sản, khai thác
khoáng sản, thủ công mỹ nghệ, sẩn xuất đồ dân dụng …vì vậy các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tăng nhanh chóng, đặt ra nhiều vấn đề thử thách cho các doanh
nghiệp, tính cạnh tranh ngày giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng cao.
Để đối mặt với các thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chọn
những hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mình. Để cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác trên thị trường yêu cầu bức thiết của thị trường buộc các doanh
nghiệp phải dành sự quan tâm nhiều hơn nữa trong việc nghiên cứu và đánh giá
thị trường. Vì vậy công việc hoạnh định đã được dành sự quan tâm đúng mực
của nó, hầu hết các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công
việc hoạch định chiến lược vì vậy nhiều công ty đã bắt đầu tuyển dụng những
nhân viên cố khản năng phân tích đánh giá thị trường tốt để giúp công ty đưa ra
các chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp
còn có một bộ phận chuyên về công việc nghiên cứu phân tích thị trường để đưa
ra chiến lược phát triển riêng cho doanh nghiệp mình.
Hiện nay với số doanh nghiệp vừa và nhỏ lên tới 500.000 doanh nghiệp, các

doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư nhiều vào nền kinh tế nước ta một cách
khá mạnh mẽ, đặc biệt chúng ta vừa tham gia làm thành viên của WTO là một
tổ chức kinh tế lớn nhất của thế giới từ đó tạo điều kiện cho hàng hóa dể dàng
lưu thông và đem tới nhiều cơ hội hơn cho thị trường kinh tế Việt Nam ta. Các
doanh nghiệp bắt đầu xây dựng những chiến lược để phát triển ra thị trường
quốc tế. Nhưng bên cạnh sự thuận lợi đó cũng có những thách thức lớn đặt ra
cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hàng
hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam với số lượng lớn và chất lượng sản phẩm có
thể tốt hơn hàng hóa Việt Nam sản xuất từ đó làm cho giá cả hạng hóa giảm
mạnh nhu cầu tiêu dùng của người dân chuyển sang hàng ngoại nhập vì vậy nếu
các doanh nghiệp không có các kế hoạnh nhằm giảm giá thành sản phẩm và
nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh với hạng ngoại nhập cũng
như các mặt hàng nội địa thì doanh nghiệp sẽ kinh doanh thua lỗ dẩn đến phá
18
sản. Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam phải phát triển hơn nữa trong quá trình
hoạch định chiến lược cho riêng mình.
Nhìn chung chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện
này đang nhằm vào thị trường nội địa là chủ yếu, và chủ yếu tập trung vào các
ngành sẩn xuất đồ dân dụng và thủ công mỹ nghệ. Vì vậy cần có những biện
pháp nhằm phát triển một các toàn diện cho các doanh nghiệp này.
III. NGUYÊN NHÂN DẨN ĐẾN THỰC TRẠNG TRÊN.
1. Nguyên nhân tích cực:
Để có được thế và lực như hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt
Nam chúng ta không thể phủ nhận sự nổ lực cố gắng của các doanh nghiệp này
trong công cuộc “Hoạch định chiến lược kinh doanh” của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ hiện này. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẩn đến sự phát triển của công
tác hoạch định chiến lược kimh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của nhà nước, chính phủ đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ củng hết sức quan trọng. Từ khi dân tộc được giải phóng tới nay
Đảng và nhà nước ta luôn hết mực giử vững hòa bình ổn định đất nước, đưa ra

các chính sách phù hợp để cho các doanh nghiệp có các doanh nghiệp nước ta
mạnh dạn xây dựng đề ra các chiến lược kinh doanh nhằm thức đẩy sự phát triển
của nền kinh tế nước nhà.
Yếu tố con người cũng quyết định tới sự phát triển của công tác hoạch định
chiến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Với sự phát triển của Giáo
dục đã đào tạo cho đất nước nhiều nhà Quản trị tài ba, từ đó giúp cho công tác
hoạch định kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
2. Nguyên nhân tiêu cực:
Là một doanh nhân ai cũng muốn doanh nghiệp của mình phát triển ngày
càng lớn mạnh nhưng không phải ai cũng biết cách làm điều này. Vì vậy, một
trong những nguyên nhân làm cho thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt
Nam không hiểu rõ tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh
19
để rồi vận dụng nó để phát triển doanh nghiệp là do người đứng đầu doanh
nghiệp đó chưa đủ tài và chưa có tầm nhìn xa để xác định chiến lược cho doanh
nghiệp. Vì vậy những người này luôn chèo lái doanh nghiệp của mình trong mù
mịt không có định hướng trong tương lai.
Nhiều nhà doanh nghiệp lại cho rằng họ không có thời gian để làm việc này
vì họ phải làm nhiều công việc trước mắt của công ty. Vì vậy họ suốt đời phải
giải quyết các công việc mà không chịu bỏ thời gian để hoạch định cho công
việc tương lai của doanh nghiệp để có thể chủ động kiểm soát công việc trong
tương lai để có thể làm chủ thời gian cho mình thay vì cứ chạy theo công việc.
Những chiến lược của các doanh nghiệp vừa và nhổ ở Việt Nam chịu tác
động và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các chính sách, chủ trương của Đảng, nhà
nước thậm chí còn chịu sự chi phối của các doanh nghiệp lớn. Vì vậy các doanh
nghiệp luôn ngần ngại khi đưa ra và phát triển các chiến lược kinh doanh. Điều
này cũng chính là cơ hội cũng như thách thức với các doanh nghiệp vùa và nhỏ.
IV. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM

Như chúng ta đã biết trong cơ cấu các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ
rất lớn với hơn 98% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam vì vậy các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước, nên hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh
tế. Vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp này là cần thiết. Nhằm thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ nhà nước ta đã có một số chính sách thuận lợi cho các
doanh nghiêp tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển.
Để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Đại hội Đảng lần thứ VII đã
chỉ ra rằng nước ta cần phải "xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập với các
nước trong khu vực và trên thế giới, khuyến khích xuất khẩu và đồng thời thay
thế hàng hoá nhập khẩu bằng các sản phẩm hữu hiệu sản xuất trong nước”. Để
20
giảm bớt thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ
khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, “Tháng 2/2007, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính
và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên Bộ số 02/2007 hướng dẫn cơ chế phối
hợp trong thực hiện các thủ tục đăng ký hoạt động, đăng ký thuế và khắc dấu
cho các doanh nghiệp”
[5]
. Hiểu rõ những khó khăn cũng như thách thức đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP
về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, khối doanh nghiệp này
được sự hỗ trợ từ tài chính, thông tin, đào tạo nhân lực đến chính sách hỗ trợ để
sử dụng khoa học công nghệ
Sau đó, tháng 5-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 22/NQ-CP triển
khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Những hỗ trợ này đã tạo động lực
mới cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó các doanh
nghiệp này có điều kiện đưa ra các chiến lược phát triển cho doanh nghiệp mình.
Ngoài những biện pháp và hỗ trợ của chính phủ nhằm giúp cho các doanh
nghiệp phát triển các chiến lược thì qua nghiên cứu khóa luận cũng xin đưa ra

một số biện pháp cũng một số như kiến nghị nhằm phát triển công việc hoạch
định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
− Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người chủ doanh nghiệp thường là người
điều hành trực tiếp, do đó thời gian của họ chủ yếu được giành cho việc
giải quyết những vấn đề tác nghiệp hàng ngày nhưng không nên vì vậy
mà bỏ qua công việc hoạch định chiến lược lâu dài.
− Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thì chính phủ và nhà nước ta
nên có các biện pháp để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục pháp lý
nhất là các thủ tục để xuất nhập khẩu để cho các doanh nghiệp có nhiều
cơ hội hơn trong việc phát triển chiến lược ra thị trường quốc tế của
doanh nghiệp.
− Các doanh nghiệp nên xây dựng các chiến lược lâu dài cho mình, và để có
một chiến lược kinh doanh tốt, đúng đắn các doanh nghiệp cần phải tuân
thủ các quá trình hoạch định mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra.
21
− Thị trường quốc tế là một thị trường lớn đối với các doanh nghiệp Viêt
Nam với nhiều hứa hẹn và tiềm năng đây cũng chính là một cơ hội cũng
như một thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ta,
nhưng bên cạnh đó thì thị trường trong nước cũng không kém phần hấp
dẩn bởi đây là thị trường lâu năm của các doanh nghiệp nước ta, thị
trường trong nước luôn là nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp. Vì
vậy các doanh nghiệp phải có các chiến lược nhằm tận dụng nguồn lực
của nền kinh tế trong nước nhằm phát triển ra thị trường quốc tế, đưa
doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua quá trình thực hiện đề tài nhóm chúng em thấy rằng đề tài
“Hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam” là khá rộng. nhưng với phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận thì
chúng em đã cố gắng làm rõ các nội dung và mục tiêu đưa ra. Qua đây, bài luận
đã nêu lên được các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạch định chiến lược kinh

doanh như khái niệm “Hoạch định”, “Chiến lược kinh doanh” và đưa ra các
khái niệm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để làm tiền đề cho bài luận đi phân tích
đánh giá thực tiển thì bài luận đã đưa ra được các cơ sở lý thuyết về công việc
hoạch định chiến lược kinh doanh như quy trình hoạch định chiến lược kinh
doanh cho doanh nghiệp và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc thay đổi chiến
lược kinh doanh.
Qua việc làm rõ các cơ sở lý thuyết ta thấy các vấn đề về hoạch định chiến
lược kinh doanh đã được các nhà nghiên cứu đưa ra một các đầy đủ và khá hoàn
thiện chính vì vậy đây chính là cơ sở cho chúng em phát triển bài luận của mình.
Bên cạnh đó các cơ sở này cũng giúp cho các nhà quản trị áp dụng vào công việc
hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như các lĩnh vực liên quan. Từ các sơ sở
lý thuyết này đã giúp cho nhóm có một cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng
22
hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
ta, tuy khóa luận chưa làm rõ được một cách cụ thể các thực trạng của công việc
hoạch định chiến lược hiện nay, nhưng cũng phần nào đó đã khái quát được
những thực trạng nỗi bật của công việc này. Và cuối cùng khóa luận hoàn thành
mục tiêu đề ra với việc chi ra các nguyên nhân dẩn đến thực trạng trên từ đó đưa
ra các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện việc hoạch định chiến lược kinh
doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
− [1]

Chandler, A (1962 ), Strategy and Structure: Chapters in the History of
the American Enterprise, Cambridge, Massachusettes, MIT Press.
− [2] Quinn, J.B (1980). Strategy for Change: Logical incrementalism,
Homewood Illinois, Irwin.
− [3] Johnson , G, Scholes, K(1999), Exploring Corporation Strategy, 5
th

Ed,
Prentice Hall Europe.
− [4] Mintzberg, H.(1987), The Strategy Concept: 1 Five P’s for Strategy,
California Management Review 30(1) June pp. 11-24.
− [5] Tạp chí doanh nghiệp việt nam.
− [6] www.tailieu.vn
− [7] www.doanhnghiep.com.vn
− Nguyễn Ngọc Hiến (2003 ), Quản trị kinh doanh – NXB Lao động.
− Pham Lan Anh (2000 ), Quản trị chiến lược – NXB Khoa học Kỹ thuật.
− Giáo trình Quản trị học trường ĐH Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

×